1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm trình bày các hiện tượng tâm lý trong hoạt động truyền thông lấy ví dụ minh họa (dư luận, tâm trạng, ảnh hưởng xã hội)

26 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG II HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : Ths Kiều Thị Yến Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 7 Lớp : QH2022.TH2 Hà Nội, 2024 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7 STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Nguyễn Vân Hà 22090039 2 Nguyễn Thị Thanh Nga 22980109 3 Lê Phương Anh 22090007 4 Nguyễn Văn Khánh 22090073 5 Đặng Hoàng Minh 22090103 6 Hà Thị Tuyết Nhung 22090119 7 Trần Thị Thu Huyền 22090067 MỤC LỤC Câu 1: Trình bày các hiện tượng tâm lý trong hoạt động truyền thông Lấy ví dụ minh họa (Dư luận, tâm trạng, ảnh hưởng xã hội) 4 1.1 Dư luận xã hội 4 1.2 Tâm trạng xã hội 5 1.3 Ảnh hưởng xã hội 6 Câu 2: Cơ chế tác động tâm lý là gì? Nêu các cơ chế tác động tâm lý trong hoạt động truyền thông (Ám thị, thôi miên, bắt chước, lây lan, thuyết phục, định khuôn) Lấy ví dụ minh họa 7 2.1 Cơ chế tác động tâm lý là gì ? 7 2.2 Các cơ chế tác động tâm lý học trong hoạt động truyền thông 8 2.2.1 Ám thị 8 2.2.2 Thôi miên 9 2.2.3 Bắt chước 10 2.2.4 Lây lan 12 2.2.5 Thuyết phục 13 2.2.6 Định khuôn 14 Câu 3: Trình bày các quy luật tâm lý trong hoạt động truyền thông (3 quy luật) Lấy ví dụ từng quy luật 15 3.1 Quy luật biến đổi đồng hoá và tương phản của ý thức 15 3.1.1 Nội dung quy luật 15 3.1.2 Ứng dụng của quy luật trong hoạt động thực tiễn 16 3.2 Quy luật loại bỏ tâm thế 16 3.2.1 Nội dung quy luật 16 3.2.2 Vận dụng quy luật trong hoạt động thực tiễn 17 3.3 Quy luật điều tiết 18 3.3.1 Nội dung quy luật 18 3.3.2 Vận dụng quy luật trong hoạt động thực tiễn 18 Câu 4: Phân tích các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động truyền thông (chú ý, tri giác, trí nhớ, tư duy, liên hệ ngược) Lấy ví dụ từng yếu tố 19 4.1 Sự chú ý 19 4.2 Quá trình tri giác 21 4.3 Trạng thái xúc cảm 21 4.4 Quá trình trí nhớ 22 4.5 Tư duy 24 4.6 Liên hệ ngược 25 3 BÀI LÀM Câu 1: Trình bày các hiện tượng tâm lý trong hoạt động truyền thông Lấy ví dụ minh họa (Dư luận, tâm trạng, ảnh hưởng xã hội) 1.1 Dư luận xã hội Dư luận xã hội là biểu hiện của lý trí nhưng quá trình hình thành nên dư luận xã hội bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cảm xúc Đây là công cụ, phương tiện để nhận biết, lý giải và dự báo về sự vật, hiện tượng trong môi trường sống luôn biến đổi của con người Từ góc độ tâm lý học, dư luận xã hội là đối tượng giải tỏa tâm trạng bức xúc, căng thẳng hoặc chán chường, stress nhằm tạo ra sự yên tâm, đồng thuận và niềm tin xã hội Từ góc độ xã hội học, dư luận xã hội là hiện tượng xã hội đặc biệt phản ánh các luồng ý kiến, các tâm trạng và các kiểu hành vi của các nhóm xã hội với những mối quan tâm khác nhau Ví dụ, vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang của Nguyễn Văn A đã làm xôn xao dư luận với mức phạt về 3 tội danh: cướp tài sản, làm 3 người tử vong, chiếm đoạt tài sản nhưng chỉ bị phạt 18 năm tù do bị cáo chưa đến tuổi thành niên Sau khi phiên tòa kết thúc, nhiều ý kiến cho rằng bản kết án này chưa thỏa đáng bởi hành vi của Nguyễn Văn A là một tội ác man rợ, phải trả giá bằng mức án cao nhất là tử hình Những ý kiến đó được coi là một dư luận xã hội Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội Nhưng tin đồn khác với dư luận xã hội ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó Mà tin đồn “chỉ là tin tức về sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác” 4 Tiêu chí Dư luận xã hội Tin đồn Nguồn Được xuất phát từ những sự kiện có Là những tin tức về một hiện gốc thật và có mức độ chính xác nhiều hơn tượng hay sự kiện có thể có so với tin đồn thật hoặc không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ cá nhân này sang cá nhân khác Cơ chế Được hình thành thông qua quá trình Có thể bị nhào nặn, bóp méo hình giao tiếp, tranh luận, trao đổi giữa các bởi khuynh hướng cá nhân của thành cá nhân trong cộng đồng Quan điểm người truyền tin Nó thường cá nhân là một ý kiến nhỏ trong ý kiến mang đậm sắc màu chủ quan chung của đối tượng truyền tin Hình Lan truyền theo nhiều hình thức khác Theo con đường không chính thức lan nhau như: chữ viết, lời nói, bí mật, thức, ngầm ẩn, bí mật truyền công khai, chính thức và không chính thức Bảng 1.1 Phân biệt dư luận xã hội và tin đồn 1.2 Tâm trạng xã hội Tâm trạng xã hội hình thành một cách tự phát và tồn tại có tính chất thời điểm do tác động của các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài xã hội Tâm trạng xã hội gồm có ám thị và dư luận xã hội Ám thị là sự tác động có chủ định của người ám thị tới người bị ám thị làm cho họ tiếp nhận thông tin một cách không phê phán, chấp hành tuyệt đối những yêu cầu được mã hóa qua thông tin đó Còn dư luận xã hội lành mạnh sẽ tạo nên tâm trạng tích cực, không lành mạnh sẽ tạo nên tâm trạng tiêu cực Tâm trạng tích cực của xã hội sẽ tạo ra sự lan toả trong các thông điệp của hoạt động truyền thông Tâm trạng xã hội cũng có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động truyền thông như kìm hãm sự phát triển, thông điệp khó được tiếp nhận, công chúng hiểu sai thông điệp,… 5 Ví dụ, Ninh Anh Bùi và Nguyễn Tùng Dương (Chú Ninh - Anh m) là 2 tiktoker có tầm ảnh hưởng tới giới trẻ khá nhiều trong những ngày gần đây Cặp đôi nổi lên và được rất nhiều người ngưỡng mộ nhờ câu chuyện tình 10 năm vô cùng dễ thương và thú vị của mình Nhờ câu chuyện này mà cộng đồng mạng được xem những khoảnh khắc dễ thương hay suy nghĩ tích cực hơn về tình yêu đồng giới trong xã hội ngày nay 1.3 Ảnh hưởng xã hội Đây là cách mà cá nhân thay đổi hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của môi trường xã hội Nó có nhiều hình thức và có thể được nhìn thấy trong sự phù hợp, xã hội hoá, áp lực từ bạn bè Ảnh hưởng xã hội đề cập đến các cá nhân thay đổi hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của môi trường xã hội Nó gồm ba loại: tuân thủ, nhận dạng, nội tâm hóa (theo nhà tâm lý học của Harvard: Herbert Kelman) Tuân thủ là khi mọi người tỏ ra đồng ý với người khác nhưng thực sự giữ kín ý kiến bất đồng của họ, thường do mệnh lệnh của người Nhận dạng là khi mọi người bị ảnh hưởng bởi một người khác được yêu thích và tôn trọng, chẳng hạn như một người nổi tiếng Yếu tố ảnh hưởng thường bao gồm lứa tuổi, cá nhân, nhóm, giới tính, thời gian Nội tâm hoá là khi con người chấp nhận một niềm tin hoặc hành vi và đồng ý trên tất cả các mặt công khai và riêng tư Loại này thường liên quan đến hệ quyền lực không cân bằng, bản chất là đáp lại quyền lực Ví dụ, bộ phim “Đào, Phở và Piano” cũng được đông đảo người trẻ biết đến thông qua nền tảng TikTok “Đào, Phở và Piano” như một hiện tượng chưa từng có tại Việt Nam khi đây là một bộ phim chiến tranh Việt Nam mà nhà nước đặt hàng sản xuất và chỉ được chiếu tại rạp chiếu phim Quốc Gia tại Hà Nội và không được chiếu tại tất cả các cụm rạp trên toàn quốc giống như những bộ phim khác Nhưng nhờ vào một video của một tiktoker review phim trên nền tảng Tiktok mà bộ phim lúc đầu không được ai biết đến đã gây tiếng vang lớn và được đông đảo người trẻ cũng như mọi người dân ở mọi lứa tuổi mau chóng ra rạp để được thưởng thức bộ phim này Lượng người dân đi xem đông đến nỗi rạp chiếu phim Quốc Gia cháy vé và họ đã yêu cầu mong muốn phim được mở tại các cụm rạp khác và có nhiều khung giờ hơn để được thưởng thức Có thể thấy chỉ thông qua một video review phim cũng đã nói lên sự phổ biến và 6 lan truyền nhanh chóng của mạng xã hội này Nhờ vào tính ảnh hưởng của nó mà ngày càng nhiều người dùng lan truyền được những thông tin hữu ích, tích cực Câu 2: Cơ chế tác động tâm lý là gì? Nêu các cơ chế tác động tâm lý trong hoạt động truyền thông (Ám thị, thôi miên, bắt chước, lây lan, thuyết phục, định khuôn) Lấy ví dụ minh họa 2.1 Cơ chế tác động tâm lý là gì ? Tác động tâm lý là tác động giữa con người với con người, tác động được thực hiện trong quá trình giao tiếp Thông qua đó, con người điều chỉnh thái độ và hành vi của người khác tùy theo mục đích cụ thể của mình Tác động tâm lý là một quá trình với những hành động cụ thể có mục đích trên phương diện tâm lý thông qua các phương pháp, phương tiện khác nhau Đó là sự tác động với mục đích can thiệp vào đời sống tâm lý của con người: làm thay đổi, hình thành hay xóa đi những đặc điểm tâm lý nào đó ở người bị tác động Nói cách khác, đó là sự tác động làm xuất hiện biểu hiện hay hạn chế, chuyển đổi những yếu tố tâm lý nhất định ở con người Cơ chế tác động tâm lý là quá trình hoặc phương pháp sử dụng các yếu tố tâm lý để ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người hoặc một nhóm người Nó thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như tâm lý học, quảng cáo, marketing, quan hệ công chúng và nhiều lĩnh vực khác Cơ chế tác động tâm lý dựa trên nhận thức và các quá trình tâm lý bên trong mỗi cá nhân như: Cơ chế tác động thông qua cảm xúc: Sử dụng các yếu tố tạo cảm xúc như niềm vui, sợ hãi, lo lắng, lòng tin, sự kích thích hoặc sự quan tâm để tác động đến tâm trạng và hành vi của người khác Cơ chế tác động thông qua logic và lý thuyết: Sử dụng lập luận, bằng chứng và lý thuyết để thuyết phục người khác về một quan điểm cụ thể hoặc thay đổi suy nghĩ của họ 7 Cơ chế tác động thông qua quan hệ xã hội: Sử dụng quan hệ xã hội, nhóm người, vai trò xã hội và sự ảnh hưởng của những người khác để tác động đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người Cơ chế tác động thông qua tiềm thức: Sử dụng các yếu tố tiềm thức như tình thân, ký ức tiềm thức, ước mơ, hoài nghi hoặc sự tự hào để tác động đến suy nghĩ và hành vi của người khác một cách không rõ ràng 2.2 Các cơ chế tác động tâm lý học trong hoạt động truyền thông 2.2.1 Ám thị Cơ chế tác động tâm lý ám thị trong hoạt động truyền thông là một phương pháp sử dụng các yếu tố tâm lý để tạo ra sự ảnh hưởng và thay đổi ý kiến của công chúng một cách tiêu cực, thường nhằm mục đích phân biệt, phê phán hoặc gây rối Một số cơ chế tác động tâm lý ám thị thường được sử dụng trong hoạt động truyền thông: Cơ chế tác động thông qua cảm xúc: Sử dụng các yếu tố tạo cảm xúc như niềm vui, sợ hãi, lo lắng, lòng tin, sự kích thích hoặc sự quan tâm để tác động đến tâm trạng và hành vi của người khác Cơ chế tác động thông qua logic và lý thuyết: Sử dụng lập luận, bằng chứng và lý thuyết để thuyết phục người khác về một quan điểm cụ thể hoặc thay đổi suy nghĩ của họ Cơ chế tác động thông qua quan hệ xã hội: Sử dụng quan hệ xã hội, nhóm người, vai trò xã hội và sự ảnh hưởng của những người khác để tác động đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người Cơ chế tác động thông qua tiềm thức: Sử dụng các yếu tố tiềm thức như tình thân, ký ức tiềm thức, ước mơ, hoài nghi hoặc sự tự hào để tác động đến suy nghĩ và hành vi của người khác một cách không rõ ràng 8 Ví dụ: Vào năm 1922, Đại tuớng George Squier sáng chế ra Muzak, nhạc được truyền từ đĩa than đến nơi làm việc thông qua dây điện Muzak được viết chương trình rất cẩn thận, và được chứng minh rằng nó có tác dụng thúc đẩy khả năng làm việc, luợng hàng bán ra cao, và ngăn ngừa trộm cắp Hơn hai mươi năm về trước, nhiều cửa hàng văn phòng ở Mỹ và Canada đã lắp đặt một thứ gọi là “hộp đen nhỏ”, đó là âm nhạc pha lẫn một số thông điệp chống trộm Những thông điệp “Tôi là người trung thực, tôi sẽ không trộm cắp” được lặp lại 9000 lần trong 1 giờ với âm lượng khó có thể nghe ra đã giúp cho tỷ lệ trộm cắp ở một cửa hàng giảm đến 37% trong vòng 9 tháng thử nghiệm 2.2.2 Thôi miên Cơ chế tác động tâm lý thôi miên trong truyền thông là việc sử dụng các yếu tố tâm lý để tạo ra sự mê hoặc và kiểm soát tâm trạng, ý thức hoặc hành vi của khách hàng để thúc đẩy họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ Một số cơ chế tác động tâm lý thôi miên trong truyền thông marketing bao gồm: Kỹ thuật tạo sự khan hiếm: Sử dụng thông điệp về sự khan hiếm, ví dụ như "giới hạn thời gian" hoặc "sản phẩm có số lượng giới hạn" để tạo cảm giác khẩn cấp và áp lực mua hàng nhanh chóng Điều này có thể thôi miên khách hàng và thúc đẩy họ mua sản phẩm để không bỏ lỡ cơ hội Hiển thị sự thành công và xã hội: Sử dụng hình ảnh hoặc câu chuyện về thành công, giàu có, hoặc sự thừa nhận xã hội để tạo ra sự thèm muốn và sự tò mò trong khách hàng Việc thấy người khác thành công hoặc có một lối sống đáng mơ ước có thể thôi miên khách hàng và thúc đẩy họ mua sản phẩm để đạt được cảm giác tương tự Sử dụng kỹ thuật tạo sự tương phản: So sánh giữa trạng thái hiện tại và trạng thái tương lai lý tưởng sau khi mua sản phẩm Sự tương phản này thôi miên khách hàng và thúc đẩy họ mua sản phẩm để đạt được lợi ích và sự thay đổi mà sản phẩm hứa hẹn Kỹ thuật tạo nhu cầu và nỗi lo: Sử dụng thông điệp về nhu cầu không thể thiếu hoặc nỗi lo tiềm tàng để thôi miên khách hàng Việc tạo ra sự nhận thức về nhu cầu hoặc nỗi lo có thể thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ để giải quyết vấn 9 đề hoặc đạt được an tâm.nhận thức về nhu cầu hoặc nỗi lo có thể thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ để giải quyết vấn đề hoặc đạt được an tâm Ví dụ : Dollar Shave Club – “giúp bạn cạo râu với vài đô la một tháng” Trong bối cảnh thị trường các sản phẩm cạo râu bị độc chiếm bởi Gillette, khách hàng chỉ có thể chọn một trong hai đó là bỏ một số tiền lớn để sở hữu cây dao cạo chất lượng cao và phải thay lưỡi cạo đắt tiền liên tục; hoặc là sử dụng những sản phẩm giá rẻ và chúng khiến da mặt bạn đau đớn, chảy máu mỗi lần cạo râu Dollar Shave Clun xây dựng chiến lược bán hàng thú vị Nhận thấy được vấn đề đó nên Dollar Shave Club đã xây dựng một chiến lược bán hàng cực kỳ thú vị Từ một video độc thoại có lượt xem lớn tới các dịch vụ đi kèm với nội dung hấp dẫn, hài hước, Dollar Shave Club đã thay đổi vấn đề đó bằng những chiếc máy cạo râu cực kỳ chất lượng đến mang tới tận nhà của khách hàng chỉ với giá vài đô la Xem chi tiết tại https://www.youtube.com/watch?v=ZUG9qYTJMsI 2.2.3 Bắt chước Cơ chế tác động tâm lý bắt chước trong truyền thông là việc sử dụng nguyên tắc và cơ chế tâm lý mà con người tự nhiên có xu hướng bắt chước và mô phỏng hành vi của người khác Một số cơ chế tác động tâm lý bắt chước trong truyền thông như sau: 10 Coca - Cola và Pepsico luôn có những chiến lược bắt chước sản phẩm với đa phần các dòng sản phẩm nước uống Mỗi khi hãng này ra mắt một loại thức uống hương vị mới, chẳng bao lâu hãng còn lại cũng cho ra mắt sản phẩm có hương vị tương tự Tuy nhiên trong khi Coca-cola luôn nhấn mạnh đến thức uống thì Pepsi lại chọn cách nhấn mạnh đến người dùng thức uống 2.2.4 Lây lan Lây lan tâm lý là một hiện tượng rất phổ biến trong đời sống xã hội Theo nhà tâm lý học Xô Viết Anđrâyeva G.M “Lây lan tâm lý là sự tiêm nhiễm không có ý th́ưc những trạng thái tâm lý xác định của cá nhân” Lây lan tâm lý thường gắn liền với một cảm xúc cụ thể mà không nhận thức thông tin một cách có ý thức trong trạng thái con người tiếp nhận thông tin một cách vô thức và như bị tiêm nhiễm Nhà tâm lý học Pháp Lebon G thì cho rằng lây lan tâm lý cũng là một dạng ảnh hưởng xã hội, vai trò của các tác nhân lây truyền tâm lý ở đây rất quan trọng Theo ông, lây lan tâm lý cũng là hiện tượng thôi miên và các cơ chế tác động tâm lý ở đây được giải thích như sau: Trong đám đông tất cả các xúc cảm, hành vi đều lây lan, khi bị lây lan thì cá nhân thường phục tùng lợi ích của nhóm Trong truyền thông người ta đã sử dụng lây lan tâm lý để tác động đến người nhận thông tin qua các hoạt động công chúng Ví dụ: Thử thách xô nước đá (Ice Bucket Challenge 2014) “Ice Bucket Challenge” 2014 là chiến dịch hết sức nhân văn và có tác động tích cực thực sự đến một bộ phận cộng đồng trong xã hội – ALS Ice Bucket Challenge Đây là một chiến dịch online được khởi xướng vào năm 2014 nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh Amyotrophic Lateral Sclerosis (ALS) – Hội chứng teo cơ xương cứng một bên và gây quỹ ủng hộ những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này Để thực hiện thử thách người chơi chỉ cần đổ một chậu/xô nước đá lên đầu họ và thách thức ít nhất 3 người cùng tham gia Chiến dịch đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội với hashtag #IceBucketChallenge Kết quả ấn tượng mà chiến dịch đã thu được là 115 triệu đô chỉ trong vòng 8 tuần đầu phát động Tổng số người tham gia thử thách ước tính lên tới 17 triệu người trên toàn thế giới Rất nhiều người nổi tiếng cũng thực hiện Ice Bucket Challenge như tỷ phú Bill Gates, cựu tổng thống Mỹ George W 12 Bush, Donald Trump, diễn viên Tom Cruise, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, ca sĩ Rihanna, Tim Cook, siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo,… Chiến dịch tạo được làn sóng lan truyền mạnh mẽ qua các kênh khác nhau, thu hút sự chú ý bởi cộng đồng thông qua tiếng nói của nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trong xã hội, kết hợp với cách thức thực hiện vô cùng đơn giản, mọi người có thể dễ dàng tham gia Trên tất cả, động cơ đằng sau thử thách vô cùng ý nghĩa 2.2.5 Thuyết phục Thuyết phục là hình th́ưc tác động có mục đích, có chương trình, có kế hoạch tới người nhận tin nhằm hình thành, thay đổi quan điểm, thái độ đối với nội dung thông điệp trình bày theo hướng mong đợi Thuyết phục khác các cơ chế tác động khác đó là tác động đến người nghe trong trạng thái tiếp thu thông tin một cách có ý thức Trong truyền thông muốn tạo ra được thông điệp có tính thuyết phục mạnh thì cần đảm bảo ba yếu tố sau:  Mỗi thông điệp đưa ra cần thỏa mãn được nhu cầu cụ thể đối với người nghe, thông điệp không chỉ nói tới vấn đề cụ thể mà còn cách thức vấn đề đặt ra  Thông điệp đưa ra phải độc đáo, nổi bật mà đối thủ cạnh tranh không có được (tính độc đáo của sản phẩm truyền đạt)  Thông điệp cần được trình bày một cách mạnh mẽ, thuyết phục nhằm lôi cuốn chú ý, lĩnh hội của người nhận tin đối với quan điểm truyền đạt Ví dụ: Chiến dịch “ Thanh xuân là đây” của dầu gội Nguyên Xuân Với chiến dịch “Thanh xuân là đây”, Nguyên Xuân thấy rằng người con gái Huế từ xưa tới nay luôn mang đậm cốt cách cung đình, nét đẹp thanh lịch gắn với tà áo dài tím, chiếc nón bài thơ, đôi mắt trầm buồn mơ mộng và mái tóc thề nữ tính Mái tóc của người phụ nữ Huế cũng ít nhiều đổi thay để phù hợp với nhịp sống hiện đại, thế nhưng vẻ đẹp tự nhiên của mái tóc vẫn luôn được họ yêu thích và trân trọng 13 Hoa Hậu Thế Giới Việt Nam (Miss World 2022) Huỳnh Nguyễn Mai Phương và Hoa hậu Việt Nam năm 2010 Ngọc Hân tham gia sự kiện với một vai trò đặc biệt Do đó, chiến lược của Nguyên Xuân là lôi kéo sự tham gia của phụ nữ Huế bằng những hoạt động tập thể gắn liền với tà áo dài, cùng sự đồng hành của những hoa hậu, đại diện cho vẻ đẹp Chân – Thiện – Mỹ của người Việt để “Tôn vinh giá trị truyền thống, gắn kết các thế hệ”, lan tỏa các giá trị nhân văn cao đẹp trong cộng đồng 2.2.6 Định khuôn Là một trong các cơ chế tâm lý có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông Theo nhà tâm lý học người Mỹ Lipman U định khuôn là “Hình ảnh chủ quan thu gọn về đối tượng nào đó trong hiện thực khách quan và ảnh hưởng trực tiếp tới việc lĩnh hội và hiểu biết chúng tạo được không khí hoặc tình huống truyền thông phù hợp sẽ tạođược niềm tin ở người nghe” Khi truyền thông điệp cần chú ý tới tổ hợp các yếu tố trên, hạn chế mặt tác động không cần thiết có thể xảy ra Truyền thông điệp thành công cần chú ý vị thế, địa vị, uy tín của người truyền thông điệp, truyền thông điệp với mục đích gì và cho đối tượng là người như thế nào 14 Ví dụ: Tiếp nối tinh thần của chiến dịch “Real Beauty” được Unilever thực hiện từ năm 2004, video clip “Real beauty sketches” cũng hướng đến tôn vinh vẻ đẹp thực sự của người phụ nữ bằng việc mô tả một cuộc thử nghiệm Dove đã mời Gil Zamora, một nghệ sĩ vẽ phác họa chuyên nghiệp do FBI đào tạo, vẽ lại chân dung của một số người phụ nữ dựa theo chính lời miêu tả của họ Gil và những người phụ nữ này không hề nhìn thấy nhau mà anh chỉ vẽ bằng cách hỏi các câu hỏi về khuôn mặt, tóc, mắt, v.v… Sau đó, Gil tiến hành vẽ lại người phụ nữ ấy lần nữa, nhưng thông qua miêu tả của một người khác đã t̀ưng gặp mặt ngừơi phụ nữ ấy Hai bức phác họa sau đó sẽ được trưng bày cạnh nhau và đã cho thấy rõ rệt sự khác biệt Khi ngắm nhìn lại, hầu hết những người phụ nữ được vẽ đều công nhận rằng trong những bức họa do người khác miêu tả, họ trông xinh đẹp và vui vẻ hơn Đoạn video đã chỉ ra rằng toàn bộ phụ nữ xinh đẹp hơn là họ nghĩ, điều này đ́ung như thông điệp c̉ua Dove muốn g̉ưi gắm “You’re more beautiful than you think” Xem chi tiết: https://www.youtube.com/watch?v=XpaOjMXyJGk Câu 3: Trình bày các quy luật tâm lý trong hoạt động truyền thông (3 quy luật) Lấy ví dụ từng quy luật 3.1 Quy luật biến đổi đồng hoá và tương phản của ý thức 3.1.1 Nội dung quy luật Khi nguồn thông tin do chủ thể truyền thông đưa ra trùng hợp hoặc gần gũi với quan điểm của người nghe thì người nghe sẽ có nhận xét, đồng tình với quan điểm của chủ thể truyền thông Đó chính là sự đồng hóa quan điểm giữa người nói và người người nghe Bản chất của sự đồng hóa này là sự trùng hợp, sự gần gũi giữa quan điểm của chủ thể truyền thông và quan điểm của người nghe Khi nguồn thông tin đưa ra khác hẳn với quan điểm của người nghe thì người nghe càng đánh giá khác xa hơn nữa, họ sẽ không đồng tình, không chấp nhận quan điểm của chủ thể truyền thông Đây là sự tương phản ý thức, bản chất của nó là sự đối lập, sự khác biệt quan điểm của nhà truyền thông với quan điểm riêng của người nghe Quy luật này tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của chủ thể truyền thông Để đạt được mục đích chủ thể truyền thông thì cần có các biện pháp cụ thể 15 3.1.2 Ứng dụng của quy luật trong hoạt động thực tiễn Do sự đa dạng của người nghe (trình độ hiểu biết, lập trường ) nên cùng một tác động truyền thông sẽ thu được kết quả khác nhau Qua đó chúng ta thấy quan điểm truyền thông được biểu hiện một cách khách quan, nó có thể tồn tại dưới hình thức này hoặc hình thức khác, chúng có ý nghĩa khác nhau đối với từng loại người nghe Như vậy, chúng ta thấy có sự đồng hóa, tương phản của ý thức trong truyền thông Ví dụ: “Share a Coke” của Coca Cola Biến đổi đồng hoá: Chiến dịch "Share a Coke" tập trung vào mục tiêu chung của việc tạo ra sự liên kết cá nhân giữa người tiêu dùng và thương hiệu Bằng cách cá nhân hóa sản phẩm thông qua việc in tên riêng lên lon và chai, Coca-Cola tạo ra một trải nghiệm độc đáo và cá nhân hóa, thúc đẩy sự kết nối tinh tế giữa sản phẩm và người tiêu dùng Tương phản của ý thức: Mặc dù chiến dịch làm nổi bật quy luật biến đổi đồng hoá, nhưng cũng có yếu tố tương phản khi khuyến khích việc giữ gìn bản sắc cá nhân Thay vì áp đặt một hình ảnh chung, "Share a Coke" tạo cơ hội cho người tiêu dùng tự do biểu đạt bản thân thông qua việc chọn tên riêng hoặc từ mô tả mà họ muốn chia sẻ 3.2 Quy luật loại bỏ tâm thế 3.2.1 Nội dung quy luật Khi quan điểm của người nghe khác với quan điểm của nhà truyền thông, người nghe sẽ không chấp nhận, có sự đánh giá tương phản Tuy nhiên, sự đánh giá tương phản chỉ xuất hiện khi người nghe không có sự hỗ trợ của yếu tố bên ngoài và bên trong Sau đó nếu nhà truyền thông tiếp tục truyền thông quan điểm đó cho người nghe thì người nghe dễ xích lại gần quan điểm truyền thông Người nghe có khuynh hướng thoát khỏi sự kích động bằng cách loại bỏ tâm thế cũ, xích lại gần quan điểm truyền thông Khi người nghe đánh giá tương phản với quan điểm truyền thông, nếu người nghe được sự hỗ trợ xã hội thì lúc đó tâm thế của họ sẽ biến đổi theo chiều hướng là đối 16 nghịch với quan điểm truyền thông Như vậy là hình thành thái độ thù địch, đối nghịch với quan điểm truyền thông Sự đánh giá tương phản về quan điểm truyền thông của người nghe còn do sự tác động chính nhân cách của người truyền thông Người truyền thông làm cho người nghe không có thiện cảm với họ, đánh giá xấu về nhân cách của người truyền thông vì thế người nghe hoàn toàn loại bỏ quan điểm mà nhà truyền thông đưa ra 3.2.2 Vận dụng quy luật trong hoạt động thực tiễn Trong quá trình thực hiện hoạt động truyền thông, chủ thể truyền thông phải quan tâm đặc biệt đến công chúng, đến tâm lý của họ trên cơ sở đó mà thuyết phục họ để rút ngắn khoảng cách giữa nhà truyền thông và đối tượng truyền thông Chủ thể truyền thông không ngừng hoàn thiện nhân cách của mình để tạo ra được sự tin tưởng, yêu quý từ phía người nghe, làm cho người nghe tiếp nhận quan điểm truyền thông một cách dễ dàng Ví dụ: Trong chiến dịch "Share a Coke," Coca-Cola in tên cá nhân và từ ngữ như “friend” “family” và “soulmate” lên bao bì thay vì nhãn thông thường, tạo cảm giác cá nhân hóa Điều này khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ Coca-Cola với bạn bè và người thân, tạo ra một cảm giác gắn kết và chia sẻ niềm vui Chiến dịch Share a Coke – chiến dịch để đời của Coca – Cola 17 3.3 Quy luật điều tiết 3.3.1 Nội dung quy luật Trong trường hợp quan điểm truyền thông phù hợp với tâm thế có sẵn của đối tượng có thể có hai loại đánh giá đồng hóa như sau : Đồng hóa tâm thế tương đối: Đồng hóa tâm thế tương đối diễn ra khi đối tượng cảm thấy quan điểm truyền thông gần gũi hoặc có nhiều quan điểm chung với quan điểm của mình, mặc dù họ vẫn nhận được sự khác biệt giữa quan điểm của mình với quan điểm truyền thông Kết quả của sự đồng hóa là sự thay đổi tâm thế của đối tượng theo quan điểm truyền thông Trong tâm lý học gọi hiện tượng trên là sự điều tiết tâm thế Bên cạnh hiện tượng trên còn có sự đồng hóa ảo ảnh liên quan chặt chẽ đến các trạng thái tâm lý cảm xúc hoặc tình huống đặc biệt nào đó trong truyền thông Đồng hóa tâm thế tuyệt đối: Hiện tượng này diễn ra khi đối tượng chấp nhận quan điểm truyền thông tới ḿưc không nhận thấy sự khác biệt giữa quan điểm của mình với quan điểm truyền thông dù là khác biệt nhỏ nhất Trong tình huống này, tâm thế có sẵn của đối tượng là không thay đổi Nhờ nắm vững nội dung cơ bản của truyền thông, đối tượng có thể khái quát các quan điểm, phân biệt những khía cạnh quan trọng, cơ bản Do vậy, ở các tình huống tương tự thì đối tượng dễ dàng bỏ qua những khác biệt không đáng kể để chấp nhận quan điểm truyền thông Hiện tượng trên tạo cho đối tượng dễ dàng thích nghi hơn với môi trường 3.3.2 Vận dụng quy luật trong hoạt động thực tiễn Trong hoạt động truyền thông phải định hình, củng cố tâm thế có sẵn bằng cách thỏa mãn nhu cầu thông tin thường xuyên của đối tượng Chủ thể truyền thông cần có mối quan hệ thường xuyên và đưa ra những nội dung truyền thông phù hợp với nhu cầu và mong muốn của đối tượng Ví dụ: “Share a Coke” của Coca Cola 18 Đồng hóa tâm thế tương đối: Trong chiến dịch "Share a Coke," Coca-Cola tạo ra một không gian tương tác nơi mọi người có thể chia sẻ trải nghiệm của họ thông qua việc chia sẻ hình ảnh hoặc câu chuyện về việc tìm và chia sẻ Coca-Cola có chứa tên của họ trên mạng xã hội Qua việc này, người tiêu dùng trở thành một phần của cộng đồng trực tuyến chung, chia sẻ niềm vui và trải nghiệm tích cực liên quan đến thương hiệu Điều này tạo ra một cảm giác đồng thuận và kết nối giữa những người tiêu dùng, tạo ra sự đồng hóa tâm thế tương đối trong cộng đồng trực tuyến xung quanh thương hiệu Coca-Cola Đồng hóa tâm thế tuyệt đối: Thông qua những quảng cáo với những hình ảnh về niềm vui, hạnh phúc và sự kết nối, Coca-Cola có thể tạo ra một hình ảnh tuyệt đối về thương hiệu như một biểu tượng của niềm vui và sự hòa nhập xã hội Các yếu tố như màu đỏ, hình dạng của lon Coca-Cola và âm nhạc trong quảng cáo có thể được sử dụng để tạo ra một hình ảnh thương hiệu đồng đều và đồng nhất trên toàn cầu, đồng thời đưa ra một đặc điểm chung về niềm vui và sự kết nối mà mọi người trên thế giới nhận biết Câu 4: Phân tích các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động truyền thông (chú ý, tri giác, trí nhớ, tư duy, liên hệ ngược) Lấy ví dụ từng yếu tố 4.1 Sự chú ý Trong môi trường xung quanh luôn có vô vàn sự vật tác động vào ta, sự quan tâm của chúng ta khá đa dạng, có thể biến đổi theo thời gian và không gian Vì vậy, ý thức của con người phải biết lựa chọn, biết tập trung vào đối tượng hay thuộc tính nào đó của sự vật để tiến hành hoạt động đó, ta gọi hiện tượng đó là chú ý Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh, tâm lý cần thiết cho hoạt động để tiến hành có hiệu quả Có ba loại chú ý, gồm: Chú ý có chủ định: Là loại chú ý có mục đích tự giác, tiêu hao nhiều năng lượng, đòi hỏi có sự nỗ lực ý chí cũng như có biện pháp để hướng vào đối tượng 19 Chú ý không chủ định: Là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nỗ lực của bản thân, không sử dụng một biện pháp hay thủ thuật nào mà vẫn chú ý được vào đối tượng Chú ý không có chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra Chú ý sau khi có chủ định: Là loại chú ý vốn là chú ý có chủ định, nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí, lôi cuốn con người vào nội dung và phương thức hoạt động tới mức hứng thú, đem lại hiệu quả cao của chú ý Ví dụ: Chiến dịch của Honda – Đi về nhà đãn tận dụng tâm lý chú ý của công chúng khi làn sóng nhạc Rap nổi lên sau chương trình Rap Việt Ngay từ khi ra mắt, “Đi về nhà” đã thu hút được sự quan tâm của khán giả Việt, với gần 18 triệu lượt view chỉ trong 4 ngày sau khi ra mắt, đạt vị trí thứ hai Top Trending YouTube Bên cạnh đó, lời bài hát độc đáo cũng được cộng đồng mạng sử dụng như một câu hot trending và chia sẻ nhiều trên các kênh social media Chiến dịch truyền thông Honda 20

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w