1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Trình Của Đối Tượng Thanh Tra Trong Hoạt Động Thanh Tra Nhà Nước Theo Pháp Luật Việt Nam Từ Thực Tiễn Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Tạ Quang Duy
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Minh Đức
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính
Thể loại luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 846,69 KB

Nội dung

Giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng NamGiải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Trang 1

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TẠ QUANG DUY

GIẢI TRÌNH CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH TRA TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN

Trang 2

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Minh Đức

Phản biện 1: PGS.TS Đinh Ngọc Vượng

Phản biện 2: PGS.TS Đặng Minh Tuấn

Phản biện 3: GS.TS Thái Vĩnh Thắng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học

viện tại: Học viện khoa học xã hội

Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2023

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giải trình (GT) của đối tượng thanh tra (ĐTTT) trong hoạt động thanh tra nhà nước (TTNN) - bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là đòi hỏi đảm bảo tính công bằng trong hoạt động thanh tra và yêu cầu khách quan trong kết luận thanh tra Giả trình của ĐTTT trong hoạt động TTNN bao gồm nghĩa vụ GT và quyền

GT Nghĩa vụ GT là một đòi hỏi bắt buộc các ĐTTT phải cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung thanh tra nhằm đảm bảo chủ thể thanh tra tiếp cận đầy đủ các thông tin để thực hiện hoạt động công vụ của mình Quyền GT là khả năng của ĐTTT được cung cấp thông tin để biện minh, giải thích cho các hành vi, quyết định

và các nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo sự đầy đủ, đa diện của thông tin, từ đó đảm bảo sự khách quan của các kết luận thanh tra Quyền và nghĩa vụ

GT là hai mặt của một vấn đề GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN

Nếu như nghĩa vụ GT của ĐTTT được pháp luật quy định đầy đủ với các chế tài đi kèm để các ĐTTT phải tuân thủ, thì quyền GT của ĐTTT chỉ được quy định một cách chung chung và thiếu các chế tài đi kèm cho hành vi cản trở hoặc không tôn trọng quyền các ĐTTT được GT của các chủ thể thanh tra Chính sự ghi nhận này cùng với nhận thức của các bên và đặc điểm của hoạt động TTNN đã khiến cho trên thực tế thực hiện hoạt động TTNN, nghĩa vụ GT của ĐTTT được triển khai thống nhất, bắt buộc, song quyền GT của ĐTTT không được xem trọng và đôi khi còn bị xâm phạm Như trên đã trình bày, nghĩa vụ và quyền GT của ĐTTT là hai mặt của một vấn đề GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Hai mặt này phải đồng đều

để tạo ra được một GT trọn vẹn và từ đó đảm bảo được cho hoạt động thanh tra công bằng, kết luận thanh tra được khách quan Thiếu một trong hai, GT của ĐTTT không được nguyên nghĩa, hoạt động TTNN vì thế thiếu những điều kiện đảm bảo

Từ những hạn chế đó đã đặt ra một đòi hỏi cấp thiết về việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện GT, đặc biệt là quyền GT của ĐTTT trên thực

tế Muốn vậy, cần có những nghiên cứu khoa học nghiêm túc và chuyên sâu để phân tích, đánh giá vấn đề và đề xuất các quan điểm giải pháp giải quyết các vấn đề đặt

ra Việc nghiên cứu này cần xuất phát từ hoạt động nghiên cứu điểm tại một địa

Trang 4

phương nhất định để thấy rõ được những cái chung biểu hiện thông qua những cái riêng và thực nghiệm hoá sâu sắc những giả thuyết nghiên cứu đặt ra

Quảng Nam là tỉnh ven biển nằm ở cực bắc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Năm 2019, Quảng Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 19 về số dân, xếp thứ 17 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 17 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 27 về tốc độ tăng trưởng GRDP Với 1,495,812 người, GRDP đạt 91.677 tỉ Đồng (tương ứng với 3,9816 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 61,07 triệu đồng (tương ứng với 2.632 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,11%[100]

Trong giai đoạn 13 năm từ năm 2010 đến hết năm 2022, toàn ngành thanh tra của tỉnh Quảng Nam đã thực hiện 1.867 cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Trong đó có 1.508 cuộc thanh tra theo kế hoạch và có 359 cuộc thanh tra đột xuất Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra trong năm qua các năm đều đạt trên 100%[57-69]

Trong giai đoạn này có 825/1.867 cuộc thanh tra trong giai đoạn nghiên cứu vi phạm TNGT của ĐTTT Theo đó, có 124 cuộc đối lượng không cung cấp thông tin đầy đủ theo yêu cầu; có 44 cuộc ĐTTT tiêu hủy thông tin; có 335 cuộc ĐTTT cung cấp thông tin không chính xác và có 325 cuộc ĐTTT cung cấp thông tin không đúng thời hạn[57-69] và có 580 cuộc thanh tra chuyên ngành ĐTTT chủ động thực hiện quyền GT bên cạnh TNGT khi có yêu cầu từ chủ thể thanh tra Trong số đó, có 217/580 cuộc nội dung từ quyền GT của ĐTTT không được các chủ thể thanh tra ghi nhận; có 75/580 cuộc ĐTTT thực hiện quyền GT làm thay đổi dự thảo kết luận thanh tra và có 32/580 cuộc ĐTTT không đồng ý với kết luận thanh tra sau khi đã thực hiện quyền GT của mình liên quan đến nội dung thanh tra[57-69] Nhìn chung, GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cơ bản đã được triển khai và mang đến một số kết quả nhất định, góp phần giúp hoạt động thanh tra thực hiện đúng kế hoạch và hiệu quả Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hiện tượng ĐTTT không chấp hành yêu cầu GT từ chủ thể thanh tra hay chủ thể thanh tra không tiếp nhận, không ghi nhận quyền và các nội dung GT từ các ĐTTT Điều này đã gây ra những khó khăn, cản trở nhất định, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ĐTTT và ảnh hưởng đến công tác nghiệp vụ của đoàn thanh tra và hiệu quả hoạt động của

Trang 5

ngành thanh tra trên địa bàn Tỉnh Điều đó đã đặt ra điều kiện để tác giả lựa chọn tỉnh Quảng Nam làm địa bàn nghiên cứu phù hợp cho đề tài luận án

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, NCS lựa chọn đề tài: Giải trình của đối tượng trong hoạt động thanh tra nhà nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam làm luận án tiến sĩ Luật học tại Học viện Khoa

học xã hội

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận

và thực tiễn của đề tài, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm:

Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích và đánh giá tình hình nghiên cứu trong và

ngoài nước liên quan đến GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Từ đó, xác định các nội dung nghiên cứu chính của luận án

Thứ hai, xác lập và phân tích những vấn đề lý luận về GT của ĐTTT trong hoạt

động TTNN, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung điều chỉnh của pháp luật và các yếu tố ảnh hưởng đến GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN

Thứ ba, phân tích và đánh giá thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về GT

của ĐTTT trong hoạt động TTNN tại tỉnh Quảng Nam Qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong pháp luật và thực hiện pháp luật này

Thứ tư, xác lập các quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực

hiện pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN, đồng thời có những kiến nghị dành riêng cho tỉnh Quảng Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Cụ thể, luận án nghiên cứu GT của ĐTTT là tổ chức, cá nhân được thanh tra trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh

Trang 6

tra chuyên ngành Luận án không nghiên cứu vấn đề này trong hoạt động của thanh tra Công an, thanh tra Quốc phòng, thanh tra Cơ yếu và Thanh tra Nhân dân

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

a Phạm vi không gian

Luận án nghiên cứu GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN ở phạm vi toàn quốc, trong đó nguồn dữ liệu nghiên cứu thực tiễn được sử dụng theo không gian điểm là tỉnh Quảng Nam Hoạt động TTNN được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bao gồm cả hoạt động thanh tra của các cơ quan trung ương đối với chính quyền tỉnh Quảng Nam và hoạt động thanh tra trong nội bộ tỉnh Quảng Nam

b Phạm vi thời gian

Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án được thực hiện trong giai đoạn

2011 cho đến thời điểm hoàn thành luận án Mốc 2011 được sử dụng vì đây là khoảng thời gian Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luật của luận án là Triết học Mác – Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng; phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó, cơ sở phương pháp luật của luận án còn là tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và vai trò, đặc điểm

trong tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận án, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu ứng với hai nhóm vấn đề sau:

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh luật học; Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp lịch sử

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích và thống kê số liệu; Phương pháp quan sát khoa học

Trang 7

5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Luận án nghiên cứu thực tiễn quy định của pháp luật và thực hiện pháp luật về

GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Kết quả nghiên cứu của luận án đem đến một

số khía cạnh đóng góp mới về mặt khoa học như sau:

- Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận liên quan đến GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Trong đó, trọng tâm là những vấn đề lý luận liên quan đến quyền và nghĩa vụ GT của các tổ chức, cá nhân được thanh tra trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

- Luận án cung cấp bức tranh tổng quan về hoạt động thanh tra và thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại tỉnh Quảng Nam Qua đó, phân tích, đánh giá thực tiễn vấn đề này để rút

ra được các giá trị đạt được và hạn chế Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung

và làm phong phú hơn học liệu khoa học nghiên cứu về thực tiễn của vấn đề

- Luận án đề xuất các giải pháp tăng cường GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Kết quả nghiên cứu này đóng góp vào khoa học những gợi mở mang tính tham khảo để tiếp tục triển khai nghiên cứu vấn đề ở các cấp độ và địa bàn khác nhau Đồng thời cũng là những đóng góp làm đa dạng hóa các nghiên cứu giải pháp cho vấn đề này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án có ý nghĩa làm phong phú hoạt động và kết quả nghiên cứu các vấn đề

lý luận về GT của ĐTTT như: khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung điều chỉnh của pháp luật và các yếu tố tác động đến GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Những vấn đề lý luận này được làm rõ qua đó góp phần làm sáng tỏ một khía cạnh trong nghiên cứu lý luận các lĩnh vực khoa học pháp lý và hành chính Đặc biệt là trong nghiên cứu chuyên ngành thanh tra

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu thực tiễn và giải pháp được đề xuất trong luận án sẽ cung cấp những thống kê, phân tích và đánh giá thực tiễn ghi nhận của pháp luật và thực hiện pháp luật GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Bên cạnh đó, các giải pháp được đề xuất nếu được các nhà quản lý thực tiễn đồng thuận sẽ trở thành những

Trang 8

gợi ý tham khảo trong việc cải biến thực tiễn xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN

Những kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể trở thành tài liệu tham khảo trong đào tạo đại học và sau đại học các ngành Luật học, Quản lý công và Thanh tra

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu thành bởi bốn chương gắn liền với bốn nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, gồm:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2 Những vấn đề lý luận về giải trình của đối tượng trong hoạt động thanh tra nhà nước

Chương 3 Thực trạng giải trình của đối tượng trong hoạt động thanh tra nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Chương 4 Quan điểm và giải pháp tăng cường giải trình của đối tượng trong hoạt động thanh tra nhà nước

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Tình hình nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài luận án

1.1.2 Tình hình nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài luận án

1.1.3 Tình hình nghiên cứu các quan điểm, giải pháp liên quan đến đề tài

luận án

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Tình hình nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài luận án

2.1.2 Tình hình nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài luận án

2.2.3 Tình hình nghiên cứu các quan điểm, giải pháp liên quan đến đề tài

Trang 9

1.3.1.1 Những kết quả nghiên cứu đã được làm rõ, có sự thống nhất cao và

trở thành những giá trị nền tảng cho luận án

Thứ ba, phân loại GT cũng đã được nhiều nghiên cứu trình bày

Thứ tư, nội dung GT cũng đã được một số nghiên cứu đề cập chi tiết

b Nhóm những vấn đề thực tiễn

Thứ nhất, kinh nghiệm GT của các chủ thể đã được các nghiên cứu phản ánh

và phân tích chi tiết Kết quả nghiên cứu này cho thấy được hai vấn đề kinh nghiệm lớn gồm:

- Kinh nghiệm của các quy định pháp lý về GT

- Kinh nghiệm thực tiễn của việc triển khai GT trên thực tế

Thứ hai, quy trình thực hiện và các cấu thành của GT cũng đã được nhiều

nghiên cứu làm rõ

Thứ ba, kết quả thực hiện GT ở những tổ chức, lãnh thổ… khác nhau cũng đã

được phản ánh, phân tích và có kết luận

c Những vấn đề giải pháp, kiến nghị

Thứ nhất, dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng, các công trình đã đề xuất

nhiều quan điểm xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động GT gắn với đối tượng nghiên cứu

Thứ hai, các nghiên cứu cũng đã đề xuất được rất nhiều bộ giải pháp khác nhau

để đảm bảo và nâng cao hiệu quả thực hiện GT trên thực tiễn

1.3.1.2 Những vấn đề nghiên cứu chưa được làm rõ, còn nhiều mâu thuẫn và những vấn đề chưa được đề cập

Trang 10

Thứ ba, GT vừa và “quyền” vừa là “nghĩa vụ” hầu như chưa được các nghiên

c Những vấn đề quan điểm và giải pháp

Thứ nhất, vấn đề giải pháp hoàn thiện pháp luật về TNGT đã được nhiều nghiên cứu

làm rõ, song hoàn thiện pháp luật về quyền GT thì chưa được nghiên cứu chính thức

Thứ hai, các giải pháp nâng cao hiệu quả TNGT của các chủ thể bị giám sát,

kiểm soát quyền lực đã được đề xuất và phân tích rất chi tiết

1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần được luận án giải quyết

a Về lý luận

Thứ nhất, xây dựng và phân tích cơ sở lý luận của GT theo hướng phân định

hai nội dung: quyền GT và nghĩa vụ GT Khái niệm GT phải thể hiện được bản chất

đó Đồng thời phân tích mối quan hệ của hai trục nội dung này

Thứ hai, phân tích mối quan hệ nhân quả của nghĩa vụ GT và của quyền GT mà

các ĐTTT nhận được hoặc gánh chịu trong hoạt động TTNN (TTNN)

Thứ ba, phân tích bản chất của hoạt động GT của các đối tượng trong hoạt động

thanh tra Việc phân tích bản chất này nhằm làm rõ những khác biệt của GT và TNGT

Thứ tư, xây dựng các nội dung điều chỉnh của pháp luật về GT với các cấu thành

như: chủ thể; nội dung; phương pháp và cơ chế thực hiện GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN

b Về thực tiễn

Thứ nhất, thống kê, phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật hiện

hành về GT của ĐTTT theo cả hướng là nghĩa vụ và quyền Từ đó có những kết luận

về thực trạng này một cách khách quan và đầy đủ

Thứ hai, phân tích thực trạng thực hiện GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN

từ các vụ việc điểm của tỉnh Quảng Nam Việc lựa chọn và phân tích các vụ việc

Trang 11

điểm sẽ giúp thể hiện rõ ràng nhất vai trò và mối quan hệ nhân quả giữa GT và những

hệ quả mà ĐTTT phải hoặc được nhận từ các kết luận thanh tra

Thứ ba, chỉ ra những nguyên nhân của các cản lực đối với cả thực hiện hoàn

thiện pháp luật lẫn thực tiễn thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN tại tỉnh Quảng Nam

c Về quan điểm, giải pháp

Thứ nhất, đề xuất các quan điểm để xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật và

nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN

Thứ hai, xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và đảm

bảo quyền GT được thực thi và nâng cao hiệu quả thực hiện nghĩa vụ GT của các ĐTTT

1.4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Từ những phân tích, đánh giá và xác định đối tượng nghiên cứu, NCS đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cho đề tài luận án như sau:

Câu hỏi thứ nhất: GT của ĐTTT là gì? Có đặc điểm và đóng vai trò như thế nào trong hoạt động TTNN?

Câu hỏi thứ hai: GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN có chủ thể là ai; GT những nội dung gì và thực hiện thông qua những phương thức nào?

Câu hỏi thứ ba: GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN của cả thanh tra hành chính

và thanh tra chuyên ngành hiện nay diễn ra như thế nào? Kết quả đạt được ra sao? Câu hỏi thứ tư: Làm thế nào để tăng cường GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN?

1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả đánh giá tình hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài, tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu cho đề tài luận án như sau:

GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN là một nội dung cấu thành quan trọng của hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành GT của ĐTTT bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoặc tổ chức được thanh tra

Chủ thể GT bao gồm chủ thể thực hiện GT và chủ thể có quyền yêu cầu, tiếp nhận GT Chủ thể thực hiện GT là cá nhân hoặc tổ chức được thanh tra Có sự khác nhau cơ bản giữa chủ thể GT trong hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra

Trang 12

chuyên ngành Sự khác biệt này chủ yếu đến từ tính chất của hai chủ thể này Trong khi chủ thể của thanh tra hành chính là các cá nhân, tổ chức nhà nước thì thanh tra chuyên ngành bao gồm cả cá nhân, tổ chức tư nhân

Nội dung GT của ĐTTT trong hoạt động thanh tra nhà nước chủ yếu xoay quanh các thông tin liên quan đến nội dung thanh tra – là các quyết định và hành vi được thanh tra Các nội dung này được xác định trong từng cuộc thanh tra cụ thể

Thủ tục GT được pháp luật quy định với các trình tự và hồ sơ đầy đủ nhằm làm

cơ sở cho các chủ thể thực hiện yêu cầu, tiếp nhận và thực hiện hoạt động GT

Hệ quả của GT trong hoạt động TTNN là những tác động của kết quả GT đến kết luận TTNN Hệ quả này bao gồm cả hệ quả tích cực và hệ quả tiêu cực cho ĐTTT Hoặc hệ quả không xuất hiện do nội dung mà ĐTTT GT không có giá trị đối với cuộc thanh tra

Phương thức GT của ĐTTT có thể được thực hiện thông qua văn bản, GT miệng hoặc GT thông qua bên thứ ba – chủ yếu có thể thông qua truyền thông hoặc các chủ thể không phải là ĐTTT nhưng có liên quan đến nội dung TTNN

GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Tuy nhiên, nếu như nghĩa vụ GT của ĐTTT được pháp luật ghi nhận một cách đầy đủ nhằm đảm bảo tối ưu cho hoạt động thu thập thông tin của chủ thể TTNN, thì quyền GT lại không được pháp luật quy định chi tiết và thiếu các chế tài

để thực hiện Điều này cùng với nhận thức về GT chưa đầy đủ hoặc tâm lý che dấu nội dung GT của ĐTTT; tính chất mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng TTNN là bất bình đẳng đã khiến cho hoạt động GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN chưa đạt được hiệu quả cao ĐTTT có xu hướng phớt lờ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ GT nhằm gây cản trở cho hoạt động TTNN; trong khi đó,

Để tăng cường được GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN, cần thiết phải có

sự hoàn thiện pháp luật theo hướng quy định rõ quyền và nghĩa vụ GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN Đồng thời cần phải nâng cao nhận thức và kỹ năng yêu cầu, tiếp nhận và thực hiện GT của cả ĐTTT và chủ thể TTNN

Trang 13

Kết luận Chương 1

Thông qua kết quả nghiên cứu của Chương 1 có thể thấy, nghiên cứu về GT của ĐTTT trong hoạt động TTNN ở cả phạm vi trong và ngoài nước đều được nhiều công trình với đa dạng quy mô và góc độ tiếp cận thực hiện Những khía cạnh về vấn

đề này như lý luận, thực tiễn và giải pháp cũng đã được đề cập, làm rõ ở những mức

độ khác nhau Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tiếp cận GT dưới góc độ

“TNGT” – là nghĩa vụ GT, thay vì cả phương diện quyền GT Bên cạnh đó, hoạt động GT ở phạm vi của ĐTTT trong hoạt động TTNN cũng chưa được các nghiên cứu tập trung làm rõ

Do đó, dưới góc độ tiếp cận của luận án, vẫn còn rất nhiều khoảng trống nghiên cứu cần được kế thừa, phát triển và phát hiện mới Những vấn đề đó gồm: vấn đề GT

cả ở phương diện quyền và nghĩa vụ; vấn đề pháp luật và thực hiện pháp luật về GT của một phạm vi cụ thể là ĐTTT trong hoạt động TTNN và nghiên cứu điển hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI TRÌNH CỦA ĐỐI TƯỢNG THANH

TRA TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC

2.1 Khái niệm và đặc điểm giải trình của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra nhà nước

2.1.1 Khái niệm giải trình của đối tượng thanh trong hoạt động thanh tra nhà nước

a Khái niệm TTNN

TTNN là một dạng hoạt động, là chức năng của quản lý Nhà nước, được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyển, nhân danh quyền lực Nhà nước nhằm tác động đến đối tượng quan lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện

cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích pháp của cơ quan, tổ chức và công dân

b Khái niệm ĐTTT

Ngày đăng: 08/02/2024, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w