TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI Khái niệm, lịch sử, đặc điểm, vai trò của các Ứng dụng lưu trữ trên các đám mây Cloud Storag
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - -
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
ĐỀ TÀI Khái niệm, lịch sử, đặc điểm, vai trò của các Ứng dụng lưu trữ trên các đám mây (Cloud Storage) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổ chức, doanh nghiệp Giới thiệu ứng dụng Google Drive trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp
Nhóm: 05 Lớp học phần: 231_ECIT0311_03 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hội
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
ST
Đánh giá điểm
1 21D100343 Nguyễn Thị Dung PowerPoint
2 21D100299 Nguyễn Thị Thùy
Dương
Thuyết trình + chương I (mục 1, mục 2)
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ
ĐẦU -NỘI
DUNG -I ỨNG DỤNG LƯU TRỮ ĐÁM MÂY (CLOUD STORAGE) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Khái niệm của lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
1.2 Lịch sử phát triển của lưu trữ đám mây
1.3 Đặc điểm của lưu trữ đám mây
1.4 Vai trò của lưu trữ đám mây trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp
1.5 Thách thức và triển vọng của lưu trữ đám mây
II GIỚI THIỆU GOOGLE DRIVE TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
2.1 Giới thiệu chung 10
2.2 Thành phần cấu thành hệ thống 13
2.3 Vai trò của ứng dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp 18
2.4 Đặc điểm của ứng dụng lưu trữ Google Drive: 20
2.5 Tình hình sử dụng ứng dụng của Google Drive ở Việt Nam và trên thế giới 21
2.6 Cơ hội và khó khăn khi triển khai tại Việt Nam 23
KẾT
LUẬN -TÀI LIỆU THAM
Trang 4KHẢO -LỜI MỞ ĐẦU
Lưu trữ đám mây là một trong những dịch vụ rất được nhiều người dùng ưa thíchhiện nay Với sự hiện diện của dịch vụ lưu trữ này người dùng sẽ không lo hết bộ nhớcũng như có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng Lưu trữ đám mây haycòn được gọi với một cái tên khác là Cloud Storage Đây là một dịch vụ lưu trữ dữ liệucho phép dùng có thể lưu trữ, quản lý, chia sẻ, sao lưu các dữ liệu một cách hiệu quả Dù
dữ liệu của bạn là hình ảnh, video hay tập tin đều có thể dễ dàng lưu trữ tại dịch vụ lưutrữ đám mây
Điện toán đám mây được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như web hosting,lập trình song song, dựng hình đồ hoạ, mô hình tài chính (IBM Clouds), các phương phápduyệt và tìm kiếm trên web (web spider), phân tích gen (Amazon Clouds),…
Lưu trữ đám mây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của điện toán đámmây Lưu trữ đám mây cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu của mình trên máy chủ đámmây, thay vì lưu trữ dữ liệu trên máy tính cá nhân hoặc máy chủ nội bộ
Trang 5NỘI DUNG
I ỨNG DỤNG LƯU TRỮ ĐÁM MÂY (CLOUD STORAGE) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Khái niệm của lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
1.1.1 Khái niệm
Lưu trữ đám mây hay Cloud storage là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành độnglưu giữ, sắp xếp, quản lý, chia sẻ, và sao lưu dữ liệu của cá thể sở hữu nó trên một hệthống lưu trữ bên ngoài ổ cứng được duy trì bởi các nhà cung cấp (hay bên thứ ba) Dịch
vụ này cho phép khách hàng hay người dùng có thể truy cập được tất cả các tệp tin của
họ từ xa tại bất kỳ vị trí địa lý nào
1.1.2 Các thành phần cơ bản
Một hệ thống lưu trữ đám mây bao gồm các thành phần cơ bản sau:
Máy chủ lưu trữ: Đây là các máy chủ vật lý được sử dụng để lưu trữ dữ liệucủa người dùng Máy chủ lưu trữ thường được đặt tại các trung tâm dữ liệu(data center) được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây
Hệ thống mạng: Hệ thống mạng được sử dụng để kết nối các máy chủ lưu trữvới nhau và với người dùng
Kiến trúc lưu trữ: Kiến trúc lưu trữ xác định cách dữ liệu của người dùng đượclưu trữ trên các máy chủ lưu trữ Có nhiều loại kiến trúc lưu trữ khác nhau,chẳng hạn như lưu trữ đối tượng (object storage), lưu trữ tệp (file storage) vàlưu trữ khối dữ liệu (block storage)
API: API (Application Programming Interface) là một tập hợp các quy tắc vàgiao thức cho phép các ứng dụng giao tiếp với nhau API lưu trữ đám mâycung cấp cho các ứng dụng khả năng truy cập và quản lý dữ liệu lưu trữ trênđám mây
1.2 Lịch sử phát triển của lưu trữ đám mây
1.2.1 Lịch sử phát triển
Lưu trữ đám mây bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990, với sự ra đời của các dịch
vụ lưu trữ file trực tuyến như FTP và WebDAV Tuy nhiên, những dịch vụ này vẫn cònhạn chế về dung lượng và tính năng
Đến năm 2006, Amazon Web Services (AWS) ra mắt Amazon S3, một dịch vụ lưutrữ đối tượng (object storage) trên đám mây Amazon S3 là một thành công lớn, và đãthúc đẩy sự phát triển của lưu trữ đám mây
Trong những năm tiếp theo, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác cũng bắt đầucung cấp các dịch vụ lưu trữ đám mây, chẳng hạn như Google Drive, OneDrive,
Trang 6Dropbox, và iCloud Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ đã dẫn đến sự cải thiện
về dung lượng, tính năng và giá cả của các dịch vụ lưu trữ đám mây
1.2.2 Các công nghệ liên quan
Ngoài lưu trữ đám mây, còn có một số công nghệ liên quan, bao gồm:
Lưu trữ tệp đám mây: Là một loại lưu trữ đám mây tương tự như lưu trữ tệptruyền thống Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các tệp, mỗi tệp được đặt trongmột thư mục
Lưu trữ khối dữ liệu đám mây: Là loại lưu trữ đám mây cung cấp cho ngườidùng khả năng kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu của họ Dữ liệu được lưutrữ dưới dạng các khối, mỗi khối có kích thước cố định
Lưu trữ đối tượng đám mây: Là loại lưu trữ đám mây phổ biến nhất Dữ liệuđược lưu trữ dưới dạng các đối tượng, mỗi đối tượng được xác định bởi mộtkhóa duy nhất
Sao lưu đám mây: Là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu sao lưu trên đám mây Dịch
vụ này thường được sử dụng để bảo vệ dữ liệu khỏi các sự cố như mất dữ liệuhoặc hỏng hóc thiết bị
Đẩy dữ liệu đám mây: Là một quá trình tự động đồng bộ dữ liệu từ thiết bị cục
1.3 Đặc điểm của lưu trữ đám mây
Trước khi bàn về những đặc điểm của lưu trữ đám mây, ta sẽ cùng nói về nhữngtính năng mà lưu trữ đám mây cung cấp cho người sử dụng:
* Tính năng tự động sao lưu
Một trong những vấn đề lớn về dữ liệu mà lưu trữ đám mây giải quyết được là khảnăng sao lưu dữ liệu tự động Việc phải chuyển dữ liệu một cách thủ công từ hết ổ cứng
Trang 7của quá khứ Dữ liệu của người dùng sẽ luôn được đảm bảo với các bản copy luôn sẵnsàng trên các tài khoản online Và kể cả khi quá trình sao lưu có gặp gián đoạn do sậpnguồn hay nghẽn mạng thì nó vẫn sẽ được tiếp tục một cách tự động khi máy khởi độnglại hoặc đường mạng ổn định hơn
* Tính năng phục hồi dữ liệu
Chức năng này giải quyết được rất nhiều các rắc rối, phiền toái bởi nguy cơ mất đinhững dữ liệu quan trọng và không thể lấy lại được khi thiết bị bị lỗi, hỏng hay mất…Việc biết rằng dữ liệu của mình vẫn luôn ở đâu đó trong đám mây và ta có thể truy xuấtchúng bất cứ lúc nào chỉ cần có internet tạo ra sự linh hoạt, chủ động trong công việc chongười dùng
* Tính năng kiểm tra, thử nghiệm và triển khai phần mềm
Lưu trữ đám mây nhờ có các đặc điểm tiện ích vậy nên nó đã tạo ra nhiều môitrường độc lập với nhau nhưng vẫn đảm bảo sự tương đồng để thử nghiệm hay kiểm tracác phần mềm ứng dụng sẽ dễ dàng để quản lý hơn
* Tính năng chia sẻ và di chuyển dữ liệu lên đám mây
Vấn đề mà tất cả người dùng và doanh nghiệp đều gặp phải là khối lượng lưu trữngày một lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp, khiến họ buộc phải tìm đến những giảipháp lưu trữ đảm bảo được tính ổn định, sẵn sàng cũng như chi phí hợp lý để sử dụng.Tuy nhiên, việc di chuyển một lượng dữ liệu quá lớn lên đám mây có thể khiến các nhàquản lý lo ngại về thời gian và tính bảo mật Điều này có thể được giải quyết với các dịch
vụ chuyển dữ liệu lên đám mây có băng thông cao, an toàn và bảo mật
Từ những phân tích các tính năng mà ứng dụng lưu trữ đám mây cung cấp chodoanh nghiệp và người sử dụng, ta có thể rút ra một số những kết luận về đặc điểm củaứng dụng điện toán đám mây như sau:
* Tính linh hoạt, tiện dụng
Việc sử dụng ứng dụng điện toán đám mây sẽ giúp cho người dùng rất linh hoạttrong việc xử lý công việc của mình Chúng ta có thể lưu trữ nhiều loại tệp tin khác nhau,bao gồm tài liệu văn bản, hình ảnh, video và âm thanh; có thể lưu trữ dữ liệu từ bất kỳnơi đâu chỉ cần có kết nối internet và đồng thời có thể truy cập bất kỳ lúc nào vào những
dữ liệu cần thiết Ứng dụng lưu trữ đám mây giúp ta quản lý dữ liệu một cách khoa họchơn các cách lưu trữ dữ liệu truyền thống khác, tạo được sự bao quát làm chủ nguồn dữliệu của ta, giúp tăng tính chủ động trong việc giải quyết công việc
* Lưu trữ không giới hạn
Ứng dụng lưu trữ đám mây cho phép người dùng lưu trữ tệp tin lớn mà không cầnphải lo lắng về không gian lưu trữ Trước nhu cầu gia tăng khối lượng dữ liệu thông tincần xử lý và lưu trữ hàng ngày thì đây chính là đặc điểm ưu thế của ứng dụng lưu trữ đámmây
Trang 8* Tính bảo mật
Ứng dụng lưu trữ đám mây cung cấp các tính năng bảo mật để bảo vệ tệp tin củangười dùng, bao gồm công nghệ mã hóa dữ liệu (Encryption) và xác thực hai yếu tố(Authentication) Điều này giúp cho các tập dữ liệu của người dùng có thể được đảm bảo
an toàn khỏi việc bị lộ hay bị đánh cắp dữ liệu bởi những kẻ xấu
* Tính tiện lợi
Ứng dụng lưu trữ đám mây cho phép người dùng truy cập vào tệp tin của họ mộtcách nhanh chóng và dễ dàng, mà không cần phải tải xuống hoặc cài đặt phần mềm.Đồng thời, giữa những người sử dụng có thể chia sẻ tập tin của mình với người khác mộtcách dễ dàng bằng cách chia sẻ liên kết hoặc cấp quyền truy cập Chính những điều đógiúp cho việc sử dụng lưu trữ đám mây rất tiện lợi cho người dùng
* Tiết kiệm chi phí
Trong khi tính khả năng mở rộng và hiệu năng cao là những ưu tiên hàng đầu trongcác dịch vụ lưu trữ đám mây cấp độ doanh nghiệp, thì nhu cầu ngân sách cũng phải đượctính đến Các nhà quản lý công nghệ thông tin phải có khả năng quản lý khối lượng dữliệu và các ứng dụng quan trọng đang ngày càng tăng thêm mà không vượt quá ngânsách Nền tảng các dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ giúp các nhà quản lý công nghệ thông tintiết kiệm đáng kể chi phí, chẳng hạn như việc triển khai một đám mây riêng sẽ làm giảm
cả chi phí mua sắm thiết bị và chi phí hoạt động, tiết kiệm nhiều hơn về mọi mặt so với
* Thứ nhất, độ khả mở linh hoạt
Trước nhu cầu gia tăng khối lượng dữ liệu thông tin cần xử lý, lưu trữ hàng ngày,các nhà quản lý công nghệ thông tin phải nâng cao năng lực quản lý và khai thác dữ liệu,đặc biệt là các dữ liệu phi cấu trúc như các tập tin đa phương tiện, các ứng dụng kinhdoanh và các trang web
Tuy nhiên, sử dụng phương thức lưu trữ truyền thống trong bối cảnh gia tăng dữliệu như vậy là một việc làm khó khăn Với mô hình truyền thống, khi đạt đến giới hạnlưu trữ, một hệ thống mới cần phải được thiết lập cùng với một hệ thống tệp tin mới đểquản lý
Trang 9Nhằm giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt này, các doanh nghiệp đang tận dụnglợi thế các hạ tầng lưu trữ mới có khả năng mở cao ngày nay giúp có thể nhanh chóngđiều chỉnh theo những thay đổi về nhu cầu lưu trữ
Tính linh hoạt được thể hiện ở việc lưu trữ đám mây cung cấp cho các nhân viên vàđối tác của tổ chức một nền tảng để lưu trữ, quản lý, chia sẻ thông tin và tài liệu Các ứngdụng lưu trữ đám mây cho phép các nhân viên truy cập vào tài liệu ở bất kì nơi đâu và bất
kì thiết bị nào có kết nối internet, giúp tăng tính liền mạch, nhanh chóng và hiệu suấtcông việc
* Thứ hai, nâng cao bảo mật, khôi phục thiệt hại
Như đã trình bày ở những phần phân tích trên, lưu trữ đám mây sẽ giúp đỡ chongười sử dụng nó tạo ra các bản sao và lưu trữ những bản sao ấy; đồng thời có nhữngcông nghệ như encryption ahy authentication sẽ giúp bảo mật thông tin, dữ liệu của người
sử dụng Và cũng chính những điều đó sẽ làm giảm các mối nguy như việc mất dữ liệu,
bị đánh cắp hay phá hủy dữ liệu của doanh nghiệp được giải quyết, từ nó giúp hoạt độngsản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp ổn định hơn
* Thứ ba, tiết kiệm chi phí
Vấn đề chi phí luôn là bài toán hóc búa của bất cứ doanh nghiệp nào Vậy nên, lưutrữ đám mây sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi rất lớn cho các phầncứng, ổ cứng hay phí bảo trì, nâng cấp tốn kém Từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp cóthể sử dụng những khoản chi dư thừa ấy để đầu tư vào các hoạt động khác của quá trìnhsản xuất, kinh doanh
1.5 Thách thức và triển vọng của lưu trữ đám mây
1.5.1 Những thách thức của việc sử dụng lưu trữ đám mây
* Hiệu suất
Với việc lưu trữ dữ liệu lớn trên đám mây, hiệu suất truy cập dữ liệu là một vấn đềquan trọng Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phải đảm bảo rằng khách hàng có thểtruy cập dữ liệu của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả
* Kỹ năng và nguồn nhân lực quản lý dữ liệu
Để vận hành một hệ thống lưu trữ đám mây của doanh nghiệp có tính ổn định, hiệuquả tối ưu, các tổ chức, doanh nghiệp cần có những nhân sự có kỹ năng chuyên môn phùhợp Điều này đồng nghĩa với việc phải thường xuyên đào tạo và nâng cao kỹ năng chocác cán bộ quản lý và nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp
* Vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin
Thông tin, dữ liệu cũng giống như “mạch máu” của một doanh nghiệp, việc ta cóthể dễ dàng tải và lưu trữ rất nhiều thông tin, dữ liệu ở trên một ứng dụng lưu trữ đámmây vừa thể hiện lợi thế về tính linh hoạt, tiện lợi và tiết kiệm chi phí của lưu trữ đámmây nhưng đồng thời điểm mạnh này cũng đặt ra những rủi ro lớn liên quan đến an ninh
Trang 10thông tin Ngày nay, vấn đề an ninh mạng đang diễn ra vô cùng gay gắt khi có sự xuấthiện của rất nhiều những “hacker” có kĩ thuật tinh vi cho nên dù lưu trữ đám mây cũng đãcung cấp các công nghệ bảo mật nhưng nếu không có sự chăm sóc kỹ lưỡng và đúng quytrình, những thông tin quan trọng của doanh nghiệp cũng có thể rất dễ dàng bị kẻ gian tấncông gây ra những thiệt hại tổn thất với doanh nghiệp
1.5.2 Những triển vọng của lưu trữ đám mây
Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển hàng giờ của cácdoanh nghiệp, quốc gia cùng với khổi lượng dữ liệu đang ngày càng “phình to”, thì nhucầu về việc lưu trữ dữ liệu hiệu quả- an toàn và tiết kiệm là rất lớn Trong tương lai, lưutrữ đám mây chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển và cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng của các doanh nghiệp và cá nhân Các công nghệ mới như AI, blockchain và IoT sẽ
có thể được tích hợp vào lưu trữ đám mây để cải thiện hiệu suất và bảo mật Ngoài ra, lưutrữ đám mây cũng sẽ trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế số và sẽ được sửdụng rộng rãi trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và sản xuất
II GIỚI THIỆU GOOGLE DRIVE TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Google Drive là gì?
Google Drive là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa đám mây của Google Người dùng
có thể lưu trữ, chỉnh sửa và tùy chỉnh các loại dữ liệu, tập tin của mình trên này để tiếtkiệm dung lượng cho ổ cứng thiết bị, đồng thời có thể truy cập để sử dụng ở bất kỳ nơinào miễn là bạn có kết nối Internet
Google Drive cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ file được lưu trữ tới ngườikhác, chỉ cần thiết lập quyền chỉ xem hay cho phép chỉnh sửa nội dung file Drive còn
hỗ trợ tải dữ liệu với cách làm rất đơn giản giúp việc tải file từ Google drive xuống trởnên nhanh chóng hơn
Google Drive được sử dụng với ba mục đích cơ bản dưới đây:
Lưu trữ tài liệu trực tuyến
Chỉnh sửa, tùy chỉnh tài liệu
Cho phép truy cập sử dụng tài liệu trên mọi thiết bị
Nó được thiết kế để người dùng "Sống, làm việc và giải trí trên mây" "Lưu trữ mọithứ, chia sẻ bất cứ điều gì" là câu slogan của Google dành cho đứa con cưng GoogleDrive
Trang 112.1.2 Dung lượng
Mức dung lượng lưu trữ miễn phí của riêng từng dịch vụ Gmail, Google Drive
và Google+ Photos sẽ được gom về một mối thống nhất, ở mức 15GB Không còntách rời dung lượng lưu trữ cho các dịch vụ của Google, tối ưu dung lượng lưu trữ chomỗi dịch vụ
Theo Google, việc này giúp người dùng không phải lo lắng về mức lưu trữ dữliệu của từng dịch vụ Google, và đã lưu trữ chúng ở đâu Việc chèn tập tin văn bảnhay ảnh từ Drive vào Gmail, hay chia sẻ ảnh từ Drive lên mạng xã hội Google+ sẽ dễdàng và thuận tiện hơn
Mặc định với mỗi tài khoản Gmail, bạn được miễn phí 15GB dung lượng trênGoogle Drive Tuy nhiên nếu bạn muốn có nhiều dung lượng hơn bạn cần phải trả phícho Google, trong trường hợp này bạn cần nâng cấp Google Drive
G Suite Basic: $4.2/tài khoản/tháng với 30GB dung lượng lưu trữ
G Suite Business: $10.2/tài khoản/tháng và không giới hạn dung lượng (nếumua từ 5 tài khoản)
G Suite Enterprise: $25/tài khoản/tháng và không giới hạn dung lượng (nếumua từ 5 tài khoản)
Google Drive cho phép bạn lưu trữ đa dạng các định dạng file dữ liệu như video, tàiliệu, nhạc, hình ảnh với dung lượng cụ thể như sau:
Google Drive: Giới hạn tải lên tập tin có kích thước 5TB (1TB = 1024GB)
Google Docs: Giới hạn tải lên 50 MB và 1.024.000 kí tự
Google Sheets: Giới hạn tải lên 2.000.000 cells (tính toán quá phức tạp cũngkhông thể lưu thành công)
Google Slides: Giới hạn tải lên tập tin lớn hơn 100 MB
Google Drawing: Không giới hạn
Theo Google, “Nếu bạn không hoạt động trong 2 năm (24 tháng) trong Gmail,Drive hoặc Photos, chúng tôi có thể xóa nội dung trong (các) sản phẩm mà bạn không
Trang 12hoạt động Nếu bạn vượt quá giới hạn bộ nhớ của mình trong 2 năm, chúng tôi có thể xóanội dung của bạn trên Gmail, Drive và Photos”
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Google Drive được ra mắt ngày 24 tháng 4 năm 2012
Tính đến tháng 9 năm 2015, Google Drive có hơn một triệu người dùng phải trả phí.Tính đến tháng 3 năm 2017, Google Drive có 800 triệu người dùng đang hoạt động
và Tính đến tháng 5 năm 2017, có hơn hai nghìn tỷ tệp được lưu trữ trên dịch vụ.2.1.4 Google Drive hoạt động như thế nào?
Để bắt đầu sử dụng Google Drive, người dùng phải tạo và đăng nhập vào tài khoảnGoogle “My Drive” sẽ tự động xuất hiện, người dùng có thể chứa được tập tin và thưmục đã được tải lên hoặc được đồng bộ hóa, cũng như Google Sheets, Slides vàDocuments Sau đó, người sử dụng có thể upload file từ máy tính hoặc tạo các tập tintrong Google Drive
Ngoài ra, người dùng có thể tải về ứng dụng Google Drive trên một hoặc nhiều thiết
bị Một thư mục Google Drive sẽ xuất hiện cùng với các thư mục khác trong hệ thống tậptin của từng thiết bị Các tập tin mà người dùng thêm vào một thư mục sẽ có sẵn thôngqua ứng dụng web Google Drive hoặc thư mục Google Drive ứng mỗi thiết bị
Khi người dùng tạo ra một tập tin hoặc thư mục, người đó sẽ trở thành chủ nhân củatệp theo mặc định Sau đó, chủ sở hữu có thể kiểm soát mức độ của sự xuất hiện của tậptin hay thư mục đó (công khai hay riêng tư khi được chia sẻ với các tài khoản Googlekhác) và chuyển quyền sở hữu cho người dùng khác khi sử dụng địa chỉ Gmail Các chủ
sở hữu cũng có thể điều chỉnh quyền truy cập cho cả thư mục và các tập tin, sử dụng cáccấp độ truy cập như “có thể chỉnh sửa”, “có thể bình luận” và “có thể xem”
Khi 2 người trở lên cùng tùy chỉnh trên cùng một nội dung thuộc công cụ GoogleDrive, nó còn cho phép người dùng khôi phục, sao lưu tự động của nội dung, hoặc có thểtruy xuất nắm rõ xem ai đã thực hiện thay đổi nội dung trước đó
Để mở tài liệu trên Google Drive một cách nhanh chóng khi không có internet thìngười dùng có thể cài đặt và sử dụng đến công cụ Google Drive File Stream Công cụnày cho phép bạn nhanh chóng mở tất cả các file đang được lưu trữ trên Google Drive từmáy tính Hoặc Truy cập tệp ngoại tuyến Google Drive Để bật chế độ ngoại tuyến, hãyđiều hướng đến Drive và nhấp vào biểu tượng bánh răng ở góc trên cùng bên phải củamàn hình Khi ở trong cài đặt, bạn sẽ có thể bật tính năng ngoại tuyến bằng cách chọnhộp bên cạnh “Ngoại tuyến”
Trang 132.2 Thành phần cấu thành hệ thống
2.2.1 Những ứng dụng con thuộc Google Drive
Chi tiết cách tạo người dùng có thể tham khảo hướng dẫn sau:
Chọn biểu tượng dấu + (mới) trên màn hình > Chọn loại tập tin, tài liệu muốn tạo
Trang 14Tất cả các tệp vừa tạo sẽ tự động sao lưu lên tài khoản Google Drive, nên bạnkhông cần phải lưu hoặc lo lắng quên lưu trước khi tắt trình duyệt, ứng dụng GoogleDrive.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo thêm nhiều tập tin nâng cao khác bằng cách chọn vàoỨng dụng khác > Kết nối ứng dụng khác