TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ ------ BÁO CÁO TỔNG KẾT GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI TRONG E – LOGISTICS: NGHIÊN CỨU CÁC RÀO CẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP GIAO HÀNG CHẶNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
- -
BÁO CÁO TỔNG KẾT GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI TRONG E – LOGISTICS: NGHIÊN CỨU CÁC RÀO CẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP GIAO HÀNG CHẶNG
CUỐI ĐẾN TỦ KHOÁ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hà – K56LQ1
Nguyễn Minh Hiếu – K56LQ1 Hoàng Mai Phương – K56LQ1 Nguyễn Địch Phú – K56LQ1
Lê Trần Thuỳ Linh – K57LQ3
Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Phương Thảo
HÀ NỘI, 2/2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả xin cam đoan rằng bài nghiên cứu khoa học “Giao hàng chặng cuối trong e - logistics: Nghiên cứu các rào cản của phương pháp giao hàng chặng cuối đến tủ khoá thông minh tại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của chính nhóm
tác giả cùng với sự hướng dẫn của ThS Vũ Phương Thảo Mọi tài liệu và tri thức trong bài nghiên cứu này đều được thu thập và sử dụng một khách quan, trung thực
Hà Nội, tháng 2 năm 2024
Nhóm tác giả Đặng Thị Hà Nguyễn Minh Hiếu Hoàng Mai Phương Nguyễn Địch Phú
Lê Trần Thuỳ Linh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “Giao hàng chặng cuối trong e - logistics: Nghiên cứu các rào cản của phương pháp giao hàng chặng cuối đến tủ khoá thông minh tại Việt Nam” nhóm tác giả đã nhận được sự hỗ trợ, giúp
đỡ, lời động viên của thầy cô và các bạn học Bài nghiên cứu được hoàn thành dựa trên
sự tham khảo các trang báo đài, sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan cùng với sự khảo sát thực tế trên đối tượng của bài nghiên cứu Nhóm tác giả cũng lựa chọn có chọn lọc các loại thông tin cũng như tài liệu để đảm bảo những lí luận và phân tích dựa trên cái xác thực và đã được chứng minh
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Vũ Phương Thảo – người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương Mại, Ban chủ nhiệm và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu Nhóm nghiên cứu cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị, các bạn học, người thân đã quan tâm và thực hiện phỏng vấn – một trong những yếu tố quan trọng để hoàn thành nghiên cứu
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thành bản kế hoạch chúng
em đã cố gắng rất nhiều, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót và có khả năng còn sai lầm Chúng em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, các cán bộ quản lý, những người quan tâm đến đề tài và bạn bè thông cảm
và tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn
Một lần nữa nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 2 năm 2024
Nhóm tác giả
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC……… iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH VẼ vi
MỞ ĐẦU………… 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Kết cấu bài nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỤNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý thuyết 4
1.1.1 Khái quát về giao hàng chặng cuối trong e – logistics 4
1.1.2 Phương pháp giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh 6
1.2 Tổng quan bối cảnh của giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh trong e – logistics………… 11
1.2.1 Tình hình giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh trong e - logistics trên thế giới 11
1.2.2 Tình hình giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh trong e - logistics tại Việt Nam 15
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 18
1.3.1 Nghiên cứu trong nước 18
1.3.2 Nghiên cứu nước ngoài 20
1.4 Các mô hình lý thuyết 23
1.4.1 Mô hình Kano của Maria Cie ́sla 23
1.4.2 Nghiên cứu của Trần Thị Hương và Bùi Ngọc Thiết 23
Trang 51.4.3 Nghiên cứu của Justyna Lemke và cộng sự 24
1.5 Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất 25
1.5.1 Giả thuyết nghiên cứu 25
1.5.2 Mô hình nghiên cứu 27
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 29
2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp 29
2.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp 29
2.2 Quy trình thực hiện phỏng vấn 30
2.2.1 Xác định địa điểm và thời gian phỏng vấn 30
2.2.2 Xây dựng mối quan hệ và xác định vai trò của người nghiên cứu 31
2.2.3 Tiếp cận và giao tiếp với người được phỏng vấn 31
2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 32
Kết luận chương 2 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Mô tả mẫu 33
3.2 Thực trạng các rào cản đến quyết định dử dụng phương pháp giao hàng đến tủ khoá thông minh 34
3.2.1 Chi phí 34
3.2.2 Kỹ thuật 36
3.2.3 Kích thước 37
3.2.4 Địa điểm đặt tủ khoá thông minh 38
Kết luận chương 3 41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
4.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 42
4.2 Hạn chế của đề tài 43
4.3 Hướng phát triển và nghiên cứu tiếp theo tiêp theo 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC: BẢNG PHỎNG VẤN NGƯỜI TIÊU DÙNG 47
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
B2C Business-to-Consumer Doanh nghiệp đến Người tiêu dùng
E - logistics Electronic Logistics Logistics điện tử
LMD Last Mile Delivery Giao hàng chặng cuối
E-fulfillment Ecommerce Fulfillment Hậu cần thương mại điện tử
QR Code Quick response code Mã phản hồi nhanh
USD United States Dollar Đô la Mỹ
IMDA Infocomm Media Development
Authority
Cơ quan Phát triển Truyền thông và Tin tức
OTP One-Time Password Mật khẩu một lần
ASEAN Association of Southeast Asian
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Satisfaction Index Chỉ số Hài lòng Khách hàng Hoa Kỳ
CDP Consumer Data Platform Nền tảng Dữ liệu Khách hàng
S.P.L Service Provider List Danh sách Nhà cung cấp dịch vụ MIP Mobile Internet Platform Nền tảng Internet Di động
GRASS Global Research and
Assessment of Social Systems
Nghiên cứu và Đánh giá Toàn cầu về
Hệ thống Xã hội
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng mô tả các rủi ro 27 Bảng 3.1 Thông tin đối tượng phỏng vấn 33 Bảng 3.2 Các rào cản 34
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Quy trình giao hàng chặng cuối trong e-logistics 5 Hình 1.2 Quy trình giao hàng chặng cuối khi áp dụng phương pháp giao hàng đến tủ khóa thông minh 7 Hình 1.3 Quy trình nhận hàng chặng cuối khi áp dụng phương pháp giao hàng đến tủ khóa thông minh 8 Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 27 Hình 2.1 : Tiến trình phỏng vấn và xử lý thông tin 30
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử B2C dẫn đến tầm quan trọng của việc giao hàng chặng cuối trong khu vực thành phố ngày càng tăng Giao hàng chặng cuối trong e - logistics là một trong những chìa khóa thành công cho thương mại điện tử Tuy nhiên, chi phí giao hàng chặng cuối chiếm 53% tổng chi phí thương mại điện tử và 39% người tiêu dùng sẽ sẵn sàng thay đổi nhà cung cấp nếu họ không nhận được dịch vụ giao hàng tận nơi tốt nhất Một phần do đặc thù chung của thương mại điện tử, chức năng giao hàng trong thương mại điện tử trên thị trường B2C dựa trên việc giao hàng tận nhà Phần khác thì do ảnh hưởng đến nhu cầu giao hàng ngày càng tăng, do đó có thể tác động đến vấn đề giao thông và tắc nghẽn cũng như môi trường thành phố, điều quan trọng là phải tìm kiếm các biện pháp thay thế để giúp giảm tác động tiêu cực này
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì cũng có ngày càng nhiều hơn sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật và internet, do đó vấn đề đổi mới phương pháp giao hàng chặng cuối trong e - logistics đang là vấn đề cần được chú trọng bậc nhất Hiện tại cũng có ngày càng nhiều các phương pháp giao hàng chặng cuối khác nhau như giao hàng tận nơi (có/không có người nhận), giao đến điểm chỉ định (giao đến cửa hàng/giao đến điểm lấy hàng) Mỗi phương thức giao hàng này đều tồn tại những ưu, nhược điểm riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng khác nhau Trong
đó, việc giao hàng chặng cuối đến tủ để đồ là một giải pháp thay thế bền vững cho việc giao hàng tận nhà trong hệ thống giao hàng chặng cuối
Hiểu được điều này, nhóm tác giả chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Giao hàng chặng cuối trong e - logistics: Nghiên cứu các rào cản của phương pháp giao hàng chặng cuối đến tủ khoa thông minh tại Việt Nam.” Qua đề tài này, nhóm
chúng em sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng/tác động đến phương pháp giao hàng chặng cuối đến tử để đồ trong e - logistics tại Việt Nam, để từ đó chỉ ra được các rào cản của phương pháp giao hàng đến tử để đồ Thông qua bài nghiên cứu, nhóm chúng
em hi vọng sẽ giúp người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp đang có ý tưởng áp dụng hình thức giao hàng này có thể thấy được các vấn đề còn tồn đọng để có thể đưa
ra các quyết định hợp lý
Trang 92 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các yếu tố tác động của phương pháp giao hàng chặng cuối đến
tủ khóa thông minh
Làm rõ những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng phương pháp giao hàng chặng cuối tới tủ khóa thông minh
Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu để tìm ra những rủi ro có nhiều nguy
cơ nhất khi thực hiện giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh
Rút ra kết luận và đề nghị giải pháp cho giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh
3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình giao hàng chặng cuối?
Quá trình giao hàng chặng cuối sẽ thường gặp phải những rủi ro gì?
Hiện nay, quá trình giao hàng chặng cuối được triển khai như thế nào?
Có giải pháp gì để giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao hàng chặng cuối?
4 Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu hướng đến phân tích các khía cạnh của giao hàng chặng cuối trong e
- logistics với tư cách là các bên liên quan đến quá trình giao hàng chặng cuối và hệ thống e - logistics tại Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu là các rào cản của phương pháp giao hàng chặng cuối đến
tủ để đồ tại Việt Nam, bao gồm:
Trang 105 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài này sẽ nghiên cứu về các rào cản của phương pháp
giao hàng chặng cuối đến tủ để đồ trong lĩnh vực e - logistics tại Việt Nam
Để đánh giá và phân tích các rào cản này, đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn và thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá các rào cản trong phạm vi:
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh của Việt Nam, đặc biệt
Hà Nội
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ tháng 11/2023 đến tháng
1/2024
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc với các đối tượng người tiêu dùng sử dụng phương pháp giao hàng đến tủ khoá thông minh
7 Kết cấu bài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu, trình
bày về các lý thuyết nền để xây dựng câu hỏi phỏng vấn, làm căn cứ xác định các rào cản của phương pháp giao hàng chặng cuối đến tử để đồ tại Việt Nam
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu, trình bày quy trình nghiên cứu, cũng
như phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, từ đó hình hành các bước để thực hiện nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu, trình bày về đặc điểm của những đối tượng đã
điều tra và đồng thời phân tích kết quả nghiên cứu định tính
Chương 4: Kết luận và kiến nghị, từ những kết luận rút ra từ kết quả nghiên
cứu, đưa ra kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỤNG MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái quát về giao hàng chặng cuối trong e – logistics
a Khái niệm và quy trình giao hàng chặng cuối trong e – logistics
Giao hàng chặng cuối (Last Mile Delivery - LMD) là giai đoạn cuối cùng vận
chuyển đơn hàng trong giao dịch B2C giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng Quá trình này bắt đầu từ điểm thâm nhập đơn hàng (ví dụ: trung tâm thực hiện đơn hàng) đến điểm mà khách hàng lựa chọn (ví dụ: nhà riêng, điểm lấy hàng) để nhận hàng Giao hàng chặng cuối là mắc xích quan trọng đảm bảo hoạt động cung ứng diễn
ra trơn tru Thúc đẩy hoạt động bán lẻ và sàn thương mại điện tử Đương nhiên, tối ưu hóa với tuyến đường ngắn nhất, chi phí thấp nhất chính là mục tiêu hàng đầu của Doanh nghiệp
Đặc điểm của giao hàng chặng cuối:
Bước cuối cùng của e-fulfillment Giao hàng chặng cuối là bước cuối cùng
trong quá trình e-fulfillment, nơi hàng hóa được chuyển từ nhà kho đến tay khách hàng Đây thường là bước đắt nhất, chậm nhất và kém hiệu quả nhất trong chuỗi cung ứng
Chi phí cao Chi phí cho giao hàng chặng cuối thường cao do chi phí nhà kho,
chi phí vận chuyển địa phương lớn và các đơn hàng giao nhỏ và phân tán
Khách hàng đòi hỏi giao hàng nhanh Khách hàng thường đòi hỏi giao hàng
nhanh nhất có thể để đáp ứng nhu cầu sử dụng của họ, điều này đặt ra thách thức cho doanh nghiệp về việc cải tiến hiệu quả và tăng năng suất giao hàng chặng cuối
Hạ tầng logistics và vận tải địa phương và thành phố thường thiếu thốn Hạ
tầng logistics và vận tải địa phương và thành phố thường thiếu thốn, địa chỉ khách hàng khó tìm, dễ nhầm lẫn, và số lượng các điểm giao hàng nhiều
Phương tiện vận tải lạc hậu Phương tiện vận tải thường lạc hậu và cải tiến
hiệu quả và tăng năng suất giao hàng chặng cuối rất khó khăn
Vấn đề từ phía khách hàng Có thể gặp phải các vấn đề như khách hàng cung
cấp địa chỉ không chính xác, địa điểm nhận hàng quá xa hoặc khó tìm, khách hàng không nhận được hàng, hủy đơn hàng, trả lại hàng,…
Trang 12Quy trình giao hàng chặng cuối trong e-logistics thường bao gồm các bước sau:
Hình 1.1 Quy trình giao hàng chặng cuối trong e-logistics
(Nguồn: Slide bài giảng môn Logistics trong TMĐT - Đại học Thương mại)
Bước 1: Nhận đơn hàng: Doanh nghiệp nhận đơn hàng từ khách hàng thông
qua nền tảng thương mại điện tử Đơn hàng này bao gồm thông tin về sản phẩm cần giao và địa chỉ giao hàng của khách hàng
Bước 2: Xử lý đơn hàng: Đơn hàng được xử lý tại trung tâm thực hiện đơn
hàng, bao gồm việc lựa chọn sản phẩm, đóng gói và chuẩn bị cho việc vận chuyển Sản phẩm sau đó được gắn mã để theo dõi trong quá trình vận chuyển
Bước 3: Vận chuyển đến điểm thâm nhập: Đơn hàng sau đó được vận chuyển
từ trung tâm thực hiện đơn hàng đến điểm thâm nhập, thường là một trung tâm phân phối hoặc kho hàng gần với địa điểm giao hàng Điểm thâm nhập này phục vụ như một trạm trung chuyển, nơi đơn hàng được sắp xếp và phân loại để giao đến các địa điểm cuối cùng
Bước 4: Vận chuyển đến điểm giao hàng: Từ điểm thâm nhập, đơn hàng được
vận chuyển đến điểm mà khách hàng đã chọn Điểm này có thể là nhà riêng của khách hàng (trong trường hợp giao hàng tận nhà), một điểm nhận hàng (trong trường hợp khách hàng tự đến lấy hàng), hoặc một tủ khóa thông minh (trong trường hợp sử dụng
tủ khóa thông minh)
Bước 5: Nhận hàng: Khách hàng nhận hàng tại điểm giao hàng đã chọn
Trong trường hợp sử dụng tủ khóa thông minh, khách hàng sẽ nhận được mã mở khóa thông qua email hoặc tin nhắn điện thoại, và có thể sử dụng mã này để mở ngăn tủ và lấy hàng của mình
b Các phương pháp giao hàng chặng cuối
Giao hàng tận nơi Là hình thức giao hàng phổ biến nhất, trong đó nhân viên
giao hàng sẽ trực tiếp đến địa chỉ của người nhận để giao hàng Hình thức này mang
Nhận
đơn hàng
Xử lý đơn hàng
Vận chuyển đến điểm thâm nhập
Vận chuyển đến điểm giao hàng
Nhận hàng
Trang 13lại sự tiện lợi và thoải mái cho người nhận, nhưng cũng đòi hỏi chi phí cao hơn Có hai trường hợp xảy ra khi giao hàng tận nơi:
Có người nhận Nhân viên giao hàng sẽ giao hàng trực tiếp cho người nhận tại nhà, nơi làm việc hoặc phương tiện mà họ đã chỉ định Đây là hình thức phổ biến nhất
và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các nền tảng thương mại điện tử
Không có người nhận Trong trường hợp này, người giao hàng có thể được cấp phép để vào nhà và để hàng, hoặc họ có thể để hàng trong hộp nhận hàng hoặc hộp giao hàng cơ động (nếu có)
Giao hàng đến điểm chỉ định Là hình thức giao hàng trong đó nhân viên giao
hàng sẽ giao hàng đến một địa điểm do người nhận chỉ định Hình thức này tiết kiệm chi phí hơn giao hàng tận nơi, nhưng lại mang lại sự bất tiện cho người nhận
Giao đến cửa hàng Khách hàng sẽ đến nhận hàng tại cửa hàng sở hữu hoặc cửa hàng đối tác Khách hàng có thể tự lấy hàng và lựa chọn các cửa hàng tiện lợi gần nơi họ sinh sống hoặc làm việc
Giao đến điểm lấy hàng Khách hàng có thể đến nhận hàng tại các điểm lấy hàng như cửa hàng tiện lợi, bưu cục, trạm xăng Đây là hình thức giúp khách hàng có thể lựa chọn thời gian và địa điểm nhận hàng linh hoạt hơn
1.1.2 Phương pháp giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh
a Định nghĩa và mô tả quy trình giao hàng
Sự bùng nổ của số lượng người mua hàng trên các trang thương mại điện tử đã kéo theo sự gia tăng đáng kể mức độ giao nhận hàng hoá đặc biệt là ở các thành phố lớn trải dài khắp đất nước hình chữ S Kết quả là khiến các nhà quản lý của trang thương mại điện tử phải thường xuyên đối mặt với một số rủi ro ở khâu giao hàng chặng cuối
Tủ khóa thông minh (Smart Locker hay có thể gọi là Parcel locker hoặc Intelligent locker) sẽ là một giải pháp thay thế bền vững trong quá trình giao hàng chặng cuối của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam trong một tương lai gần
Tủ khóa thông minh, còn được gọi là tủ khóa tự động, tủ khóa bưu kiện, hộp thông minh, hộp giao hàng và hộp tiếp nhận (dùng chung), đã được coi là sẽ là một giải pháp thay thế bền vững trong quá trình giao hàng chặng cuối của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam trong một tương lai gần, nhằm giải quyết những thách thức trên Tủ khóa thông minh có thể được định nghĩa là một hộp tự động, không có nhân
Trang 14viên, được cố định vào bức tường bên ngoài nhà khách hàng ở một nơi an toàn (ví dụ: tầng trệt của các tòa nhà, khu chung cư, nơi làm việc, bãi đỗ xe, nhà ga), có thể được truy cập bởi chìa khóa hoặc mã điện tử; người tiêu dùng cuối cùng có thể được thông báo về việc giao hàng qua điện thoại di động hoặc email (Lemke và cộng sự, 2016; Okholm và cộng sự, 2013) Tủ khóa thông minh chủ yếu được sử dụng để đựng bưu kiện nhưng nó có thể chứa thực phẩm có thiết bị kiểm soát nhiệt độ Theo Zenezini và cộng sự (2018) và Van Duin và cộng sự (2020), giải pháp “tủ bưu kiện” giúp định tuyến phương tiện tốt hơn, giảm chi phí giao hàng cho các nhà khai thác dịch vụ hậu cần và giảm áp lực của tài xế khi nhầm địa chỉ và sai địa chỉ
Quy trình giao/nhận hàng chặng cuối khi áp dụng phương pháp giao hàng đến tủ khóa thông minh:
Quy trình giao hàng
Hình 1.2 Quy trình giao hàng chặng cuối khi áp dụng phương pháp giao hàng
đến tủ khóa thông minh (Nguồn: Slide bài giảng môn Logistics trong TMĐT - Đại học Thương mại)
Bước 1: Khách hàng đặt hàng Đơn hàng được khách hàng đặt thông qua website
thương mại điện tử hoặc website nhà cung cấp Khách hàng sẽ nhận được thông tin về đơn hàng của mình bao gồm mã đơn hàng, thời gian giao hàng ước tính, địa điểm giao hàng khi đặt hàng thành công
Bước 2: Shipper chuẩn bị hàng Shipper sẽ chuẩn bị hàng hóa theo đơn đặt hàng
của khách hàng Người gửi hàng sẽ đóng gói các mặt hàng và đính kèm mã vận đơn khi sản phẩm đã sẵn sàng
Bước 3: Thao tác trên smart locker (tủ khóa thông minh) để gửi hàng Để gửi đồ,
Shipper sẽ đến smart locker để gửi hàng Tủ khóa thông minh là thiết bị lưu trữ hàng hóa thông minh có các tính năng sau:
Nhận dạng mã vận đơn
Mở khóa ngăn chứa hàng
Gửi thông báo cho khách hàng
Khách hàng
đặt hàng chuẩn bị hàng Shipper Thao tác trên Smart locker
Gửi thông báo cho khách hàng
Trang 15Shipper sẽ quét mã vận đơn trên smart locker để mở khóa ngăn chứa hàng Sau
đó, shipper sẽ đặt hàng hóa vào ngăn chứa hàng và đóng cửa lại
Bước 4: Gửi thông báo cho khách hàng Sau khi hàng hóa đã được đặt trong tủ
khóa thông minh, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo cho khách hàng Thông báo này
có thể thông báo về việc gửi hàng thành công, cung cấp mã số hoặc mã QR để khách hàng có thể mở tủ và lấy hàng
Quy trình nhận hàng
Hình 1.3 Quy trình nhận hàng chặng cuối khi áp dụng phương pháp giao hàng
đến tủ khóa thông minh (Nguồn: Slide bài giảng môn Logistics trong TMĐT - Đại học Thương mại)
Bước 1: Khách hàng chờ nhận hàng Khách hàng đã đặt hàng và nhận được
thông tin về đơn hàng, bao gồm mã đơn hàng, thời gian giao hàng dự kiến, địa điểm giao hàng, Khách hàng cần chờ đến thời gian giao hàng dự kiến để nhận hàng
Bước 2: Nhận thông báo hàng đã được giao đến tủ Sau khi shipper gửi hàng,
smart locker sẽ gửi thông báo cho khách hàng qua ứng dụng di động hoặc email Thông báo sẽ bao gồm mã đơn hàng, địa điểm đặt hàng, thời gian lấy hàng,
Bước 3: Thao tác trên smart locker để nhận hàng Khách hàng đến smart locker
và quét mã vận đơn trên ứng dụng di động Smart locker sẽ mở khóa ngăn chứa hàng tương ứng với mã vận đơn Khách hàng mở cửa ngăn chứa hàng và lấy hàng ra
Bước 4: Hoàn tất nhận hàng Sau khi đã lấy hàng từ tủ, quá trình nhận hàng
được coi là hoàn tất Khách hàng có thể kiểm tra hàng hóa để đảm bảo tính đầy đủ và chất lượng
Khách hàng
chờ nhận hàng
Nhận thông báo hàng đã được giao đến tủ
Thao tác trên Smart locker
để nhận hàng
Hoàn tất nhận hàng
Trang 16b Ưu điểm và thuận lợi của phương pháp giao hàng đến tủ khóa thông minh
Ƣu điểm
Tăng trải nghiệm khách hàng: Khách hàng có thể nhận hàng bất cứ lúc nào họ muốn, không cần phải chờ đợi nhân viên giao hàng Tự động hóa và sẵn sàng 24/7, thời gian giao hàng linh hoạt, tăng sự thuận tiện và linh hoạt cho khách hàng
Giảm áp lực cho các nhà khai thác logistics về khoảng cách của quá trình vận chuyển, thời gian giao hàng không thành công và mùa cao điểm
Giảm chi phí vận chuyển và nâng cao lợi thế cạnh tranh
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty logistics, phân bổ tỷ lệ lấp đầy phương tiện vận chuyển đồng đều
Tạo điều kiện phát triển bền vững bằng cách giảm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ùn tắc giao thông và tiết kiệm năng lượng Việc sử dụng tủ khóa thông minh giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 so với phương thức giao hàng truyền thống
Thách thức
Yêu cầu thanh toán không cần giám sát, trong khi thanh toán trực tuyến hiện là phương thức thanh toán ngày càng phổ biến nhất tại Việt Nam
Chi phí lắp đặt và vận hành cao (thị trường có chi phí lao động thấp) Việc đầu
tư vào hệ thống tủ khóa thông minh cần một khoản chi phí ban đầu khá cao
Vấn đề về bảo trì và bảo dưỡng: Hệ thống tủ khóa thông minh cần được bảo trì
và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả
Năng lực theo dõi đơn hàng Người bán cần có khả năng theo dõi và quản lý đơn
hàng từ khi đặt hàng đến khi giao hàng thành công Điều này đòi hỏi một hệ thống quản lý đơn hàng hiệu quả để đảm bảo việc giao hàng chính xác và kịp thời
Trang 17Độ tin cậy Người bán cần thiết lập phương thức giao hàng đáng tin cậy đến tủ
khóa thông minh Điều này bao gồm việc đảm bảo gửi đúng hàng hóa đến tủ và tuân thủ thời gian giao hàng
Thời gian giao hàng Người bán cần xác định và tuân thủ thời gian giao hàng cho
khách hàng Thời gian giao hàng cần linh hoạt và phù hợp với lịch trình của khách hàng
Khả năng phục hồi Trong trường hợp khách hàng không nhận được hàng hoặc
xảy ra sự cố, người bán cần lấy được hàng từ tủ khóa thông minh và xử lý những trường hợp đó một cách hiệu quả
Yếu tố khách hàng
Sẵn có thời gian Khách hàng cần có thời gian rảnh để đến tủ khóa thông minh và
nhận hàng Điều này đòi hỏi khách hàng phải có lịch trình linh hoạt và sẵn sàng thay đổi để phù hợp với việc lấy hàng
Yêu cầu thuận tiện Khách hàng muốn có phương thức giao hàng thuận tiện và
linh hoạt Tủ đựng đồ thông minh cần được đặt ở vị trí dễ dàng tiếp cận và có thể mở cửa, lấy hàng một cách dễ dàng
Quy mô và tần suất của nhu cầu Yêu cầu về quy mô và tần suất nhu cầu của
khách hàng cũng có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng phương thức giao hàng cho tủ khóa thông minh Nếu có số lượng lớn khách hàng và nhu cầu giao hàng thường xuyên, phương pháp này có thể trở nên hữu ích và hiệu quả
Mật độ khách hàng Mật độ khách hàng ở một khu vực cụ thể có thể ảnh hưởng
đến việc triển khai tủ khóa thông minh Nếu mật độ khách hàng cao, việc đặt nhiều tủ khóa thông minh ở nhiều vị trí khác nhau có thể trở nên cần thiết
Yếu tố hàng hóa
Sự đa dạng và sẵn có Phương pháp phân phối tủ khóa thông minh có thể hữu ích
cho các mặt hàng đa dạng và sẵn có Điều này giúp khách hàng có thể lựa chọn và nhận hàng theo đúng nhu cầu của mình
Lợi nhuận Lợi nhuận từ việc bán hàng cũng là một yếu tố quan trọng Người bán
cần xem xét lợi nhuận từ việc triển khai giao tủ khóa thông minh và đảm bảo rằng nó
có thể mang lại lợi ích kinh tế
Độ tươi mới của hàng hóa Đối với những mặt hàng có yêu cầu về độ tươi ngon
như thực phẩm tươi sống, việc áp dụng giao hàng vào tủ khóa thông minh có thể yêu
Trang 18cầu các biện pháp đảm bảo hàng hóa luôn tươi ngon và an toàn trong thời gian dài quá trình giao hàng
1.2 Tổng quan bối cảnh của giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh trong e - logistics
1.2.1 Tình hình giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh trong e - logistics trên thế giới
Trong thập kỷ vừa qua, ngành thương mại điện tử đã cách mạng hóa cách mọi người mua sắm và đã chuyển đổi mô hình kinh doanh „Doanh nghiệp với Khách hàng‟ (B2C) đi đáng kể, làm tăng nhu cầu giao hàng tận nhà Điều này xảy ra bởi những bước tiến mạnh mẽ của cuộc mạng công nghiệp 4.0 và sự phủ sóng rộng lớn của internet, góp phần biến ngành thương mại điện tử trở thành một phần trọng yếu trong nền kinh tế toàn cầu
Trong tình hình thế giới hiện nay, các cuộc đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ khắp toàn cầu để phục vụ cho bước tiến kinh tế, công nghệ hóa mạnh mẽ của nhân loại Việc này tạo ra những thành phố lớn tại nhiều quốc gia khác nhau khiến việc giao hàng dặm cuối cùng trở thành một vấn đề thực sự cần quan tâm đối với quá trình quy hoạch đô thị và quản lý chi phí vận hành của các nhà quản lý chuỗi cung ứng Chính điều này biến Smart Locker trở thành một chìa khóa để khai mở trọn vẹn tiềm năng của thương mại điện tử
Là một hệ thống tủ tích hợp với hệ thống mạng internet, các Smart Locker là một giải pháp để cắt giảm chi phí vận chuyển dặm cuối trong nội thành của các khu đô thị lớn Vì chi phí vận chuyển dặm cuối chiếm hơn 70% chi phí trong ngành thương mại điện tử, nên việc tìm ra một giải pháp thuận lợi như Smart Locker giúp doanh nghiệp giảm đáng kể các chi phí và gia tăng lợi nhuận
Tại Châu Âu, tình hình sử dụng tủ khóa thông minh đang có xu hướng tăng
trưởng mạnh mẽ Theo một báo cáo của Statista, thị trường tủ khóa thông minh ở châu
Âu dự kiến sẽ đạt giá trị 2,4 tỷ USD vào năm 2026, tăng từ 1,2 tỷ USD vào năm 2021
Có một số nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng này, bao gồm: Sự phát triển của công nghệ và nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng cao Các lợi ích
mà tủ khóa thông minh mang lại, chẳng hạn như tính tiện lợi, an toàn và bảo mật Sự ủng hộ của các chính phủ và các tổ chức
Trang 19Tại các quốc gia Châu Âu, tủ khóa thông minh được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: Khách sạn, khu nghỉ dưỡng: Tủ khóa thông minh được sử dụng để lưu trữ hành lý của khách hàng Gym, phòng tập thể thao: Tủ khóa thông minh được sử dụng để lưu trữ đồ đạc của người tập Trung tâm thương mại, siêu thị:
Tủ khóa thông minh được sử dụng để lưu trữ đồ đạc của khách hàng trong khi mua sắm Văn phòng, tòa nhà: Tủ khóa thông minh được sử dụng để lưu trữ đồ đạc của nhân viên và khách hàng
Một số quốc gia châu Âu có thị trường tủ khóa thông minh phát triển mạnh mẽ, bao gồm:
Đức là quốc gia có thị trường tủ khóa thông minh lớn nhất châu Âu Theo một báo cáo của Statista, thị trường tủ khóa thông minh ở Đức dự kiến sẽ đạt giá trị 600 triệu USD vào năm 2026
Anh là quốc gia có thị trường tủ khóa thông minh phát triển thứ hai châu Âu Theo một báo cáo của Statista, thị trường tủ khóa thông minh ở Anh dự kiến sẽ đạt giá trị 400 triệu USD vào năm 2026
Pháp: Pháp là quốc gia có thị trường tủ khóa thông minh phát triển thứ ba châu
Âu Theo một báo cáo của Statista, thị trường tủ khóa thông minh ở Pháp dự kiến sẽ đạt giá trị 300 triệu USD vào năm 2026
Tại Singapore, ví dụ điểm hình là mạng lưới tủ khóa nhận và gửi hàng thông
minh được triển khai, sở hữu và điều hành bởi Pick Network, một công ty con trực thuộc Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (IMDA) Sáng kiến được đưa ra vào chính thức áp dụng rộng rãi trên toàn Singapore cuối tháng 4 năm 2021
Sau một năm vận hành, Pick Network ghi nhận chỉ có 13% tủ khóa được sử dụng trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2022 Số liệu được công ty này công bố vào ngày 26/7/2022 Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cho biết từ khi áp dụng, năng suất xử lý bưu kiện trung bình của họ tăng từ 3-19 lần Giám đốc điều hành Pick Network - New Soon Tee cho biết đội ngũ nhân sự hiện tập trung mở rộng mạng lưới các tủ khóa trong năm đầu tiên hoạt động Song song đó, họ cũng đang xem xét thúc đẩy hợp tác và truyền thông về lợi ích của dịch vụ này đến người dân trên toàn quốc Ngoài ra, ông New Soon Tee cũng tiết lộ công ty sẽ hướng đến phát triển, kêu gọi công chúng thay đổi hành vi Hiện có hơn 1.000 tủ khóa triển khai trên khắp Singapore, đặt chủ yếu tại các câu lạc bộ cộng đồng, khu dân cư và các nút giao thông
Trang 20công cộng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cao Tan Kiat How cho biết mạng lưới tủ khóa sẵn sàng phục vụ 80% cư dân Singapore, cho phép họ nhận hoặc lấy bưu kiện bất cứ lúc nào "Bằng cách tập hợp bưu kiện trong cùng khu vực, vận chuyển đến một điểm trả hàng duy nhất thay vì đến tận nơi và đặt trước cửa nhà người tiêu dùng, các tủ khóa của Pick có thể giúp giảm bớt áp lực về nhân sự và cắt giảm chi phí", ông nói thêm Mặt khác, các tài xế lái xe cá nhân cũng được hưởng lợi từ mạng lưới Vài người cho biết tủ khóa Pick cho phép họ hoạt động hiệu quả hơn bằng cách giảm thời gian chờ thang máy và liên hệ với khách hàng Hệ thống OTP (mật khẩu dùng một lần) cũng giúp tăng cường bảo mật cho người nhận Shipper cũng có thể dễ dàng tìm thấy các ngăn tủ có kích thước phù hợp với bưu kiện nhờ các thông tin được cung cấp sẵn Một trạm gửi và nhận hàng Pick Network thường có 40-50 tủ khóa với 6 kích cỡ, có thể đựng vừa hộp giày lẫn vali cỡ vừa 21 inch Trong ba năm tới, Pick dự định triển khai thêm 150 tủ khóa khác tại các khu dân cư mới và những điểm có tỷ lệ
sử dụng cao Công ty cũng dự định giới thiệu thêm về hình thức hoàn trả bưu kiện
Tại Trung Quốc hiện là nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế
giới Bên cạnh đó Trung Quốc cũng là một thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh nhất và hiện đang là quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới Trung quốc là nước nhập khẩu ròng các sản phẩm dịch vụ, là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế Năm 2022, thị trường thương mại điện tử ở Trung Quốc bùng nổ với doanh số thương mại điện tử đạt 15.5 ngàn tỷ nhân dân tệ Một số nền tảng thương mại điện tử vận hành chiếm 80% thị trường thương mại điện tử Trung Quốc là Taobao, Tmall, Pinduoduo, Xiaohongshu
và JD.com Sự phát triển Trung Quốc là nhờ sự phát triển của công nghệ, sự kết nối của thương hiệu và người tiêu dùng Chính nhờ sự bùng nổ và cạnh tranh của thương mại điện tử kéo theo sự phát triển không ngừng về vận tải, vận chuyển, logistics để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhanh chóng trong thương mại điện tử Trong lĩnh vực logistics của Trung Quốc thì Cainiao Network của Alibaba là cái tên nổi bật khi có những giải pháp riêng cho thị trường để tăng trải nghiệm cho khách hàng Các nhà kho thông minh của Cainiao Network có tới 700 robot vận hàng tự động
và con người không cần ra lệnh Ngoài ra, xe máy hiện đang là phương tiện giao hàng chặng cuối được ưa chuộng tại Trung Quốc do giá thành rẻ, dễ di chuyển tới các khu vực dân cư
Trang 21Lưu lượng hàng hóa và lượng hàng phải giao hàng ngày ở Trung Quốc là rất cao
vì thế để tăng năng suất của việc giao hàng thay vì phải giao nhiều lần thì các trạm nhận hàng hộ ở Trung Quốc đã được ra đời để khắc phục tình trạng này vào năm 2019 Hình thức nhận hàng tại tủ thông minh bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc từ tháng 11 năm 2019 có tên là Cainiao Yizhan, được phát triển bởi Alibaba - tập đoàn thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới Nhân viên giao hàng thay vì liên hệ với người nhận, mà
sẽ đưa thẳng những gói hàng đến các trạm nhận hàng hộ này, sau đó cập nhật thông tin đơn hàng qua ứng dụng điện tử Từ đó, người dùng sẽ theo dõi được đơn hàng của mình đã đến hay chưa, rồi tới trạm nhận hàng hộ, đọc mã số của đơn hàng và lấy hàng một cách nhanh chóng Đây là một bước tiến mạnh mẽ và nhanh chóng của Trung Quốc để ứng dụng các bưu cục công nghệ cao tại các khu vực chung cư, trường học,
khu dân cư Theo Exploringtianjin.com, tổng số bưu kiện được chuyển tới các Cainiao
Yizhan có thể vượt quá 20.000 đơn trong những dịp mua sắm cao điểm như Lễ Độc thân Ngoài ra, các trạm Cainiao Yizhan cung cấp dịch vụ tái chế những thùng, gói hay bọc hàng cũ, các bìa carton sẽ được đưa vào tái chế nhằm giảm thải ô nhiễm môi trường Cainiao gần đây đã thông báo họ sẽ bổ sung 30.000 trạm công cộng mới tại
100 thành phố ở Trung Quốc
Tại Mỹ cũng là một quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về thương mại điện tử
nhất là sau đại dịch Covid-19 Thương mại điện tử đã chiếm gần 1 nghìn tỷ USD trong doanh số bán lẻ hàng năm của Hoa Kì và 13% tổng ngành bán lẻ và dẫn đầu là công ty Amazon của Mỹ Bên cạnh Amazon thì cũng có nhiều nhà bán lẻ khác tham gia vào thị trường bán kẻ thương mại điện tử và cung cấp nhiều mặt hàng, nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng như Walmart, Newegg,
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử thì cũng có nhiều phương tiện giao hàng được áp dụng vào giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử để đáp ứng nhanh chóng được nhu cầu của khách hàng cũng như tiết kiệm được thời gian và chi phí Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2020 thì lượng phát thải từ giao thông giao hàng chặng cuối sẽ tăng 32% vào 2030 vì thế công ty giao hàng khổng lồ Amazon đã đồng sáng lập The Climate Pledge vào 2019 và công ty đã chi 972 triệu USD để đầu tư xe điện giao hàng Máy bay không người lái cũng là một phương pháp giao hàng tiện lợi khi giao hàng đến những địa điểm hiểm trở và khi khách hàng có nhu cầu nhận hàng nhanh chóng Theo McKinsey thì vào đầu năm 2022 đã có hơn
Trang 222000 chuyến giao hàng bằng máy bay không người lái thương mại mỗi ngày trên thế giới Tháng 7 năm 2021 thì xe tải điện giao hàng đã được Amazon bắt đầu đưa vào sử dụng lần đầu tiên với quy mô hơn 1000 chiếc xe Và dự kiến trong tương lai Rivian sẽ cung cấp tới 100.000 chiếc xe tải điện để phục vụ giao hàng hướng tới bảo vệ môi trường với thiết bị không phát thải của mình
Amazon Hub Locker - chuỗi tủ khóa thông minh có mặt tại các tòa chung cư, trạm tàu điện ngầm là một hệ thống tủ khóa lưu trữ an toàn được thiết kế để cung cấp một cách thức an toàn và thuận tiện cho cư dân trong các tòa nhà chung cư nhận gói hàng từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau chứ không chỉ từ việc giao hàng của Amazon Hệ thống này bao gồm hai loại tủ khóa chính: Tủ khóa Amazon Hub và Tủ khóa căn hộ Amazon Hub
1.2.2 Tình hình giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh trong e - logistics tại Việt Nam
Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế và thương mại điện tử nhanh chóng, trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đã tạo ra doanh thu đạt 13 tỉ USD năm 2021 và dự kiến tăng gấp 3 lần vào năm 2025 (theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2021 do Lazada Việt Nam công bố) Điều này không chỉ phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà mà còn cho thấy tiềm năng lớn của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế
và sự tăng trưởng bứt phá của thương mại điện tử đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ công thương, thị trường thương mại điện tử Việt Nam chiếm khoảng 5,5% tổng mức bán lẻ hàng tiêu dùng trên cả nước Hiện nay trên cả nước có hơn 70% người dân sử dụng internet, hơn 50% lượng người đã sử dụng ví điện tử và thanh toán mua hàng qua mạng
Dù đối mặt với những khó khăn do đại dịch, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh mẽ tạo ra nhu cầu lớn cho dịch vụ giao hàng chặng cuối trong e-logistics Việt Nam có khoảng 1.000 công ty e - logistics hoạt động hiện nay, trong đó có các công ty lớn như Lazada, Tiki, Shopee… Các công ty này đã xây
Trang 23dựng được uy tín và niềm tin của khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và chính sách giao hàng linh hoạt
Để đáp ứng với nhu cầu thị trường, mô hình giao hàng chặng cuối tại Việt Nam
có những đặc điểm riêng biệt so với các quốc gia khác Trong khi những quốc gia khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia, sử dụng phương tiện giao hàng chủ yếu là xe tải hoặc xe bán tải thì phương tiện vận chuyển chủ yếu trong giao hàng chặng cuối trong e-logistics tại Việt Nam là xe máy Phương pháp giao hàng chặng cuối đến tủ khóa thông minh, còn được gọi là Smart Lockers, là một trong các phương pháp giao hàng chặng cuối được phân loại tại Việt Nam đã và đang được nhiều đơn vị áp dụng
Một số đơn vị đã áp dụng hình thức này bao gồm Lazada Express Vietnam, VietnamPost, Ilogic,…
Lazada Express Vietnam
Lazada Express Vietnam đã bắt đầu sử dụng Smart Lockers từ tháng 2 năm 2020 Dịch vụ này đã mang lại nhiều lợi ích cho Lazada Express tại Việt Nam, bao gồm việc giảm thiểu thất bại trong việc giao hàng tại nhà và tái giao hàng, đồng thời tận dụng lợi thế của quy mô kinh tế bằng cách thu thập và giao hàng đến một địa điểm, từ đó giảm chi phí giao hàng cuối cùng Tuy nhiên, dịch vụ Smart Locker của Lazada Express tại Việt Nam đã gặp một số khó khăn Một trong những thách thức lớn nhất là số lượng tủ khóa có sẵn hạn chế Điều này đã làm giảm cơ hội cho khách hàng lựa chọn dịch vụ này do số lượng doanh nghiệp thương mại điện tử áp dụng nó cũng rất ít Ngoài ra, việc triển khai hệ thống Smart Locker tại Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức khác như áp lực về thời gian giao hàng, kỳ vọng về mức độ dịch vụ của khách hàng, chi phí vận chuyển và tác động môi trường Mặc dù vậy, việc sử dụng Smart Lockers
đã tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến mới và đơn giản cho khách hàng
VietNamPost
Nhằm giúp khách hàng chủ động thời gian nhận hàng và không còn lo ngại nguy
cơ lây nhiễm dịch COVID-19 qua tiếp xúc, Bưu điện Việt Nam đã đưa tủ phát hàng tự động vào vận hành thử nghiệm tại 40 điểm trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7/2021 Người dân có thể chủ động về mặt thời gian khi đến các tủ tự động để lấy hàng Thao tác nhận hàng đơn giản trên điện thoại thông minh kết hợp với màn hình cảm ứng tại tủ phát hàng tự động Chỉ sau vài phút, người dân đã có thể nhận chính xác hàng của mình
Trang 24Tuy nhiên, việc triển khai hình thức nhận hàng qua tủ phát hàng tự động cũng gặp phải một số khó khăn Để nhận hàng qua tủ phát hàng tự động, khách hàng phải liên hệ hotline, số điện thoại của bưu cục gửi hàng, fanpage chính thức của Bưu điện Việt Nam, tạo yêu cầu thay đồi địa chỉ trên app My Vietnam Post hoặc yêu cầu bưu tá phát tại điểm tủ mong muốn trong trường hợp phát sinh, không tiện nhận hàng Dù vậy, ViettelPost đã không ngừng cải tiến và nâng cấp ứng dụng của mình để nâng cao trải nghiệm khách hàng Họ đã cập nhật tính năng phân loại hàng hóa ngay tại thời điểm tạo đơn để đảm bảo quy trình vận chuyển và an toàn hàng hóa Họ cũng đã tích hợp Bản đồ số với địa chỉ chính xác, cập nhật liên tục theo thời gian thực Tính năng Định danh điện tử cũng đã được thêm vào để góp phần bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn cho các hoạt động thanh toán
Ilogic
Vào năm 2020, Ông James Dong – Tổng giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan cho biết: “Tại Lazada, chúng tôi luôn đặt sức khỏe và sự an toàn của các khách hàng, đối tác và nhân viên là ưu tiên hàng đầu Đặc biệt trong bối cảnh cách ly xã hội nhằm phòng tránh dịch Covid-19, Lazada sáng kiến và triển khai giải pháp giao hàng không tiếp xúc để chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng Cùng với nguồn hàng đa dạng và các hoạt động mua sắm kết hợp giải trí sôi động, chúng tôi hy vọng giải pháp giao hàng không tiếp xúc sẽ giúp mọi người có thể an tâm tuyệt đối khi mua sắm các sản phẩm thiết yếu trên Lazada ngay tại nhà mình” Bên cạnh đó, người mua hàng trên Lazada cũng có thể lựa chọn lấy sản phẩm tại hơn 300 điểm lấy hàng là các hệ thống cửa hàng tiện lợi, quầy thuốc… ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc trải nghiệm dịch vụ nhận hàng tự động qua tủ khóa thông minh iLogic SmartBox
Với hình thức này, khách hàng chỉ cần quét mã QR (được gửi tới địa chỉ email đã đăng ký), hoặc nhập mã OTP (được gửi tới số điện thoại đã đăng ký) để nhận hàng tự động Tính đến nay, 20 tủ khóa thông minh iLogic SmartBox được đưa vào hoạt động tại các trung tâm thương mại, khu chung cư và trường đại học ở Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh Hiện nay, mô hình Smart Locker đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới với đa dạng mục đích sử dụng như giao nhận hàng hóa, lưu trữ tư trang và quản lý tài sản Tại Việt Nam, phát triển mô hình vận hành cùng Smart Locker đang dần trở thành một xu hướng mới được nhiều tập đoàn lớn chú trọng đầu tư nhằm chiếm lĩnh
ưu thế cạnh tranh trên thị trường
Trang 251.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1 Nghiên cứu trong nước
1 Trần Thị Hương và Bùi Ngọc Thiết, 2020, Smart locker - giải pháp giao hàng cuối đô thị bền vững: lợi ích và thách thức khi triển khai tại Việt Nam, Đại học Bách Khoa, Hà Nội
Bài viết này sử dụng cả phương pháp nghiên cứu thứ cấp và thực nghiệm để hiểu
rõ hơn về ứng dụng tủ khóa thông minh tại các khu đô thị trên thế giới cũng như những lợi ích và thách thức khi áp dụng biện pháp này vào hệ thống giao hàng chặng cuối tại Việt Nam Phát hiện của đề tài cung cấp cái nhìn tổng quan về ứng dụng tủ khóa thông minh tại các thành phố ở Châu Âu, Mỹ, Úc, Đông Nam Á và Việt Nam Các cơ hội và lợi ích của tủ khóa thông minh từ góc độ của người tiêu dùng, nhà điều hành và cộng đồng đều được trình bày và thảo luận rõ ràng Đề tài cũng phân tích những thách thức chính (chẳng hạn như sở thích của người tiêu dùng, phương thức thanh toán, phí lắp đặt, luật pháp, kích thước bưu kiện và hàng hóa bị cấm) và đề xuất
đề xuất để vượt qua những thách thức này
2 Đinh Thu Phương, 2018, Giải pháp cho hoạt động giao hàng chặng cuối trong logistics, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối lần 1 năm
2018
Trong phạm vi bài viết cung cấp một số kiến thức nền tảng về giao hàng chặng cuối cũng như những xu hướng tác động đến hoạt động này trong tương lai Bài viết
này nhằm nỗ lực trả lời câu hỏi: Làm thế nào để cải thiện chất lượng dịch vụ của giao
hàng chặng cuối trong logistics? Để trả lời câu hỏi trên, cấu trúc của bài viết này sẽ
như sau: Đầu tiên là một số kiến thức nền tảng về giao hàng chặng cuối, trong đó bao gồm khái niệm, các phương thức giao hàng chặng cuối và các xu hướng của thế giới tác động đến giao hàng chặng cuối Tiếp theo, bài viết đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của giao hàng chặng cuối và những thách thức mà giao hàng chặng cuối phải đối mặt trước khi đề xuất giải pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ của giao hàng
chặng cuối Để kết thúc, tác giả nhấn mạnh lại những yêu cầu của khách hàng đối với
giao hàng chặng cuối nhằm lựa chọn giải pháp phù hợp với năng lực hiện có của
doanh nghiệp logistics
Trang 263 Hoàng Hương Giang, Bùi Việt Đức, Nguyễn Thị Vân Hà, 2020, Đánh giá dịch vụ giao hàng chặng cuối tại Việt Nam từ góc độ người sử dụng cuối cùng, Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 71, Số 06 (08/2020), 726-736
Qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, bài báo đã chỉ ra được đánh giá tổng quan
về hoạt động giao hàng chặng cuối tại Việt Nam dưới góc nhìn của khách hàng cuối cùng sử dụng dịch vụ Những kết quả từ nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố tác động quyết định của khách hàng, những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần cải thiện của giao hàng chặng cuối tại Việt Nam Nguyên nhân ưu tiên lựa chọn của khách hàng đưa ra bao gồm: Cung cấp gói giao hàng miễn phí hoặc có ưu đãi giao hàng xa; Tốc độ giao hàng rất nhanh; Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, nhân viên thân thiện; Tỷ lệ hàng hóa nguyên vẹn rất cao Từ đó, bài báo đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn tồn đọng và hướng đến môi trường giao dịch chặng cuối hoàn thiện hơn trong tương lai
4 Nguyễn Thảo Vy và cộng sự, 2021, Tình hình sử dụng dịch vụ giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử ngành thực phẩm và đồ uống trên địa bàn
TP Hà Nội, Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nghiên cứu này nhằm phân tích và đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử ngành thực phẩm và đồ uống trên địa bàn TP Hà Nội thông qua khảo sát 435 người tiêu dùng Kết quả nghiên cứu cho thấy,
có đến 87% số người được khảo sát đã từng sử dụng loại hình dịch vụ này, trong đó phần lớn nằm trong độ tuổi từ 18 đến 35 Áp dụng thang đo của mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL (Parasuraman và cộng sự, 1988) và mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng Mỹ - ACSI (Fornell, 1996), sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua khảo sát và phỏng vấn sâu Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Cảm nhận của khách hàng cũng được thể hiện thông qua 6 nhóm nhân tố, bao gồm: Sự hữu hình; Sự tin tưởng; Sự Phản hồi; Sự đảm bảo; Sự đồng cảm và Giá trị cảm nhận
5 Nhóm sinh viên K59 Kinh tế đối ngoại - Viện Kinh tế và kinh doanh quốc
tế - Trường Đại học Ngoại thương, 2023, Nghiên cứu tổng quan về điểm lấy hàng trong giao hàng chặng cuối, FTU Working Paper Series, Vol 1 No.4 (06/2023)
Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng quan lý thuyết dựa trên các lý thuyết hành vi một cách hệ thống từ các tài nghiên cứu trước, bài viết nhằm xác định
Trang 27những hướng nghiên cứu chính về PUP, từ đó nhận định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng PUP của khách hàng, và đưa ra một số gợi ý cho việc thiết lập dịch
vụ PUP tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiện nay đã có nhiều nghiên cứu phục
vụ mục đích tối ưu hóa việc sử dụng điểm lấy hàng, tập trung vào hai khía cạnh chính
là khía cạnh vận hành và khía cạnh hành vi sử dụng của khách hàng Mục đích chính của bài viết là tìm hiểu các luồng quan điểm hiện nay của các học giả trên thế giới về điểm lấy hàng, các điểm này được triển khai như nào trên thế giới và các nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng về điểm lấy hàng này Kết quả thu được của bài viết là sự tổng hợp, tóm tắt, phân tích chuyên sâu về các tài liệu nghiên cứu trên thế giới về PUP, cũng như CDP (Collection and Delivery point) và Smart lockers
6 Đặng Thanh Tuấn, Trần Thị Trúc Nhi, Lê Tấn Tài; 2023; Giải pháp cho hoạt động giao hàng chặng cuối, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Phát triển dịch vụ Logistics: Cơ hội và thách thức
Phương pháp chính của bài báo là thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp thiết
kế trải nghiệm người dùng nhằm làm rõ được hai vấn đề trên Kết quả nghiên cứu mà bài báo mang lại đó là cung cấp hai sản phẩm nhằm giải quyết được vấn đề nêu trên Hai sản phẩm đó bao gồm: thiết bị lưu trữ hàng hóa thông minh và ứng dụng S.P.L Chính điều này sẽ mở ra tương lai cho giao hàng chặng cuối trong việc giao-nhận, hoàn trả hàng Hướng nghiên cứu trong tương lai mà bài báo mong muốn hướng đến
đó là mở rộng thêm quy mô tại một số trường đại học khác ngoài Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Bên cạnh đó, tính toán, đo lường được hiệu suất lượng hàng hóa được nhập vào nhằm nâng cao tỷ lệ thành công trong lần đầu tiên Cuối cùng, cải tiến, nâng cấp thiết bị lưu trữ hàng hóa thông minh (Smart Parcel Locker) và ứng dụng hỗ trợ thiết bị
1.3.2 Nghiên cứu nước ngoài
1 Stanisław Iwan, Kinga Kijewska, Justyna Lemke; 2016; Usability of the Parcel Lockers from the Customer Perspective – The Research in Polish Cities; 2nd International Conference "Green Cities - Green Logistics for Greener Cities", 2-3 March 2016, Szczecin, Poland
Bài viết này tập trung vào việc đánh giá Khả năng sử dụng của Tủ đựng bưu kiện
từ góc độ khách hàng dựa trên ví dụ về hệ thống công ty InPost Ngoài ra, bài viết còn nếu ra các hiệu quả của tủ khóa bưu kiện – trường hợp của Szczecin, theo kết quả
Trang 28phân tích được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Khoa Robot và Cơ điện tử tại Đại học Khoa học và Công nghệ AGH ở Krakow (Ba Lan) vào tháng 10 năm 2013 Lý do của việc sử dụng tủ đựng bưu kiện là giá vận chuyển, tính sẵn có và tính bản địa hóa của chúng - những kỳ vọng quan trọng nhất của người sử dụng tủ khóa bưu kiện liên quan đến việc bản địa hóa bao gồm: vị trí gần nhà, trên đường đi làm và tình trạng sẵn
có của chỗ đậu xe
2 Guodong Lyu, Chung Piaw Teo; 2021; Last Mile Innovation: The Case of the Locker Alliance Network
Bài viết thảo luận về những thách thức vận hành liên quan đến vấn đề lắp đặt tủ khóa công cộng trong thành phố, sau sáng kiến quốc gia thông minh mới ở Singapore Bài viết đã sử dụng phân tích dữ liệu để giải quyết câu hỏi: Khả năng khách hàng sẽ chọn nhận bưu kiện từ tủ khóa, giao hàng tại nhà hoặc văn phòng là gì, dựa trên khoảng cách đi bộ (đến tủ khóa) và nhiều tính năng khác? Không biết lộ trình di chuyển của khách hàng, làm cách nào để thiết kế mạng lưới “Liên minh tủ khóa” để đảm bảo các tủ khóa sẽ được sử dụng tốt? Ngoài ra, bài viết sử dụng một bộ dữ liệu sử dụng tủ khóa từ một công ty chuyển phát nhanh thương mại để hiệu chỉnh mô hình lựa chọn tủ khóa nhằm xác định tác động của khoảng cách đi bộ đến ý định lấy tủ khóa
3 Louis Faugere, Benoit Montreuil; 2016; Hyperconnected City Logistics: Smart Lockers Terminals & Last Mile Delivery Networks, 3rd International Physical Internet Conference June 29 - July 1, 2016, Atlanta, GA USA
Bài báo đề cập đến các mô hình và khả năng kinh doanh khác nhau hiện đang hoạt động trên thị trường Chúng tôi nhấn mạnh các xu hướng và các lựa chọn liên quan đến việc thiết kế và vận hành mạng Smart Lockers Terminal Với mục đích của bài viết này, chúng tôi đã nghiên cứu 12 công ty có liên quan trên toàn thế giới (InPost, Deutsche Post DHL, Norway Post - Bring, ) thông quan các phương pháp để rút ra phân tích của mình: 1 Thu thập dữ liệu dựa trên báo chí trực tuyến và các trang web và thông cáo báo chí của công ty; 2 Xác định mẫu mô hình kinh doanh dựa trên
sự hiểu biết về dữ liệu được thu thập và những điểm tương đồng giữa các công ty; 3
So sánh với tài liệu về Internet vật lý để đánh giá các giải pháp; 4 Trình bày mô hình kinh doanh và mạng lưới