1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên khoa quản lý kinh doanh trường đại học công nghiệp hà nội

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Mạng Xã Hội Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Khoa Quản Lý Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Tác giả Mai Thu Huyền, Dương Thị Hồng Khánh, Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Thị Thu Lan
Người hướng dẫn Trần Thị Hoa
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Doanh
Thể loại Bài Thực Hành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,71 MB

Cấu trúc

  • 1. Đối tượng nghiên cứu (7)
  • 2. Khung lý thuyết (8)
    • 2.1 Các nhân tố (8)
    • 2.2 Các khái niệm (8)
  • 3. Mô hình nghiên cứu (9)
  • 4. Giả thuyết nghiên cứu (9)
  • 5. Số liệu và thu thập số liệu (9)
    • 5.1 Nguồn dữ liệu (9)
    • 5.2 Thang đo (9)
    • 5.3 Thiết kế mẫu (10)
  • 1. Hạn chế (22)
  • 2. Hướng nghiên cứu (22)
  • 1. Kết luận (22)
  • 2. Kiến nghị (24)

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “ Ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Quản lý kinh doanh trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội” nhóm thực hiện đ

Khung lý thuyết

Các nhân tố

- Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc): kết quả học tập của sinh viên

- Nhân tố tác động (biến độc lập):

+ Thời gian sử dụng MXH

+ Mục đích sử dụng MXH

+ Phương tiện truy cập MXH

+ Đối tượng kết nối khi sử dụng MXH

Các khái niệm

- Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (Nguyễn Đức Chinh, 2004)

Kết quả học tập là mức độ thành tích đã đạt được của sinh viên thông qua điểm tích lũy (Nguyễn Thị Thu An et al.,2016)

Mục đích sử dụng MXH

- Theo từ điển Tiếng Việt, mục đích là “Cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được” Mục đích sử dụng MXH là hướng tới giải quyết một vấn đề thông qua việc sử dụng các trang MXH (Feng Wang et al., 2011)

Nghiên cứu của Feng Wang đã xác định “mục đích sử dụng MXH” có tác động nhất định đến kết quả học tập của người sử dụng

 Thời gian sử dụng MXH

Thời gian được đo lường thông qua số lần chuyển động lặp lại của các vật thể Những chuyển động này thường được gắn với một mốc thời gian cụ thể liên quan đến một sự kiện nào đó.

Theo Bùi Thu Hoài (2014) thời gian sử dụng mạng xã hội được hiểu là số giờ sử dụng mạng xã hội trong ngày Thời gian sử dụng mạng xã hội của mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chi phối như: không gian, thời gian, thời điểm, điều kiện kinh tế, tính chất công việc, mục đich lên mạng…

 Đối tượng kết nối khi sử dụng MXH

- Theo Bùi Thu Hoài (2014) Đối tượng mà các bạn trẻ hiện nay có thể kết nối, nói chuyện, tạo mối quan hệ khi sử dụng mạng xã hội rất đa dạng Trong mạng lưới mạng xã hội, họ không chỉ có các mối quan hệ gia đình, bạn bè, người quen mà còn rất nhiều cácmối quan hệ khác với những người đồng nghiệp, đồng sở thích, đồng mối quan tâm, đồng sự thông cảm, đồng sự chia sẻ về bất cứ một vấn đề gì đó trong cuộc sống và xã hội

 Phương tiện truy cập MXH

- Theo Bùi Thu Hoài (2014) hiện nay, giới trẻ có đa dạng các phương tiện để truy cập mạng xã hội (máy tính gia đình, máy tính cá nhân, máy tính chung ở cơ quan, ở trường học, tiệm Internet, điện thoại…) Khiến cho họ hoàn toàn có thể chủ động

MXH Đối tượng kết nối khi sử dụng MXH

Mục đích sử dụng mạng xã hội

Thời gian sử dụng mạng xã hội trong việc truy cập mạng xã hội và địa điểm khi sử dụng mạng xã hội của họ cũng rất linh hoạt, họ có thể sử dụng mạng xã hội ở bất cứ đâu mà không cần phải lệ thuộc vào những địa điểm cố định.

Giả thuyết nghiên cứu

H1: Thời gian sử dụng mạng xã hội càng nhiều có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh trường ĐH CNHN

H2: Mục đích sử dụng MXH có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh trường ĐH CNHN

H3: Đối tượng kết nối khi sử dụng MXH có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh trường ĐH CNHN

H4: Phương tiện truy cập MXH có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh trường ĐH CNHN.

Số liệu và thu thập số liệu

Nguồn dữ liệu

- Loại dữ liệu: dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp thu thập dữ liệu: điều tra qua bảng hỏi

Thang đo

- Kết quả học tập: được đo bằng thang đo tỷ lệ

• Điểm trung bình chung tích lũy

- Thời gian sử dụng MXH: là số giờ sử dụng MXH của sinh viên được đo bằng thang đo định danh

• Số giờ trung bình sử dụng MXH trong ngày

• Thời gian truy cập MXH trong ngày

• MXH làm mất nhiều thời gian cho học tập

- Mục đích sử dụng MXH: được đo bằng thang đo định danh

• Mục đích khi sử dụng MXH của sinh viên

• Các trang MXH mà sinh viên thường xuyên sử dụng

• Bạn thường sử dụng MXH cho mục đích trao đổi, học tập

• Quyết định giữa việc sử dụng MXH với các hoạt động khác

- Đối tượng kết nối khi sử dụng MXH

• Đối tượng mà bạn thường xuyên kết nối khi sử dụng MXH

• Việc có thêm mối quan hệ thông qua MXH của sinh viên

• Mức độ quan trọng của các mối quan hệ thông qua MXH

• Số lượng bạn bè trên MXH

• Mức độ quan tâm đến phản hồi của bạn bè trên MXH

- Phương tiện sử dụng MXH

• Phương tiện truy cập MXH của sinh viên

Thiết kế mẫu

Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên phân tầng

Cỡ mẫu: 150 phát cho các sinh viên trong khoa QLKD

Nhóm phát 150 phiếu thu về được 111 phiếu và có 9 phiếu không hợp lệ Dưới đây là kết quả nhóm thu được và đánh giá:

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Theo kết quả khảo sát, có 102 sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook chiếm tỷ lệ 91,9%; có 37 sinh viên sử dụng mạng xã hội Google chiếm tỷ lệ 33,3%; 53 sinh viên sử dụng mạng xã hội Zalo chiếm 47,7%; 78 sinh viên sử dụng mạng xã hội Tiktok chiếm tỷ lệ 70,3%; có 2 sinh viên sử dụng mạng xã hội Insagram chiếm 1,8% và có 1 sinh viên sử dụng mạng xã hội Messenger chiếm tỷ lệ 0,9% Còn lại là các nền tảng khác

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Theo kết quả khảo sát, các bạn sinh viên chủ yếu sử dụng điện thoại di động để truy cập vào mạng xã hội chiếm tỷ lệ 94,6%; sinh viên sử dụng máy tính để truy cập mạng xã hội thì chiếm tỷ lệ 38,7% và còn lại là Tivi Điều đó cho thấy điện thoại di động là thiết bị phổ biến và thông dụng nhất để truy cập MXH

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên Việt Nam dành phần lớn thời gian sử dụng mạng xã hội mỗi ngày, với tỷ lệ: 1-3 giờ chiếm 27,9%, 3-5 giờ chiếm 30,6%, 5-8 giờ chiếm 27% và trên 8 giờ chiếm 9%.

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Khung giờ Tần suất Tỷ lệ (%)

Buổi tối (18h-22h) 74 66,7 Ban đêm (22h trở đi) 59 53,2

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Theo kết quả khảo sát, các bạn sinh viên đều có mục đích sử dụng MXH khác nhau: sinh viên sử dụng MXH cho mục đích giải trí chiếm tỷ lệ 73,9%, sử dụng cho mục đích học tập chiếm 15,3%; còn lại cho các mục đích khác như tương tác, chia sẻ nhưng chiếm phần ít hơn

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Với câu hỏi “Bạn có thường sử dụng MXH cho mục đích trao đổi học tập?” qua khảo sát có thể thấy 92,8% sinh viên thường sử dụng mạng xã hội cho mục đích học tập và số còn lại sinh viên không thường sử dụng hoặc cảm thấy bình thường khi dùng mạng xã hội cho mục đích học tập

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Với câu hỏi “ Trong trường hợp phải quyết định giữa việc sử dụng MXH với những công việc cần thiết khác thì bạn sẽ” theo kết quả khảo sát thu được sinh viên lựa chọn làm việc cần thiết thay vì sử dụng MXH chiếm tỷ lệ 82,9% và sinh viên lựa chọn bỏ qua việc cần thiết và sử dụng MXH chiếm 17,1%

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Theo khảo sát, có 1020sinh viên kết nối với bạn bè khi sử dụng mạng xã hội chiếm tỷ lệ 91,9%; 63 sinh viên kết nối với gia đình khi sử dụng mạng xã hội chiếm 56,8%; 44 sinh viên kết nối với người quen khi sử dụng mạng xã hội chiếm 39,6%; sinh viên kết nối với những đối tượng khác khi sử dụng mạng xã hội chiếm tỷ lệ 1.8%

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Tỷ lệ % Rất thường xuyên 14,4 Thường xuyên 22,5

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Tỷ lệ % Rất quan trọng 9,9 Khá quan trọng 27

Quan trọng 36 Ít quan trọng 24,3 Không quan trọng 2,8

Qua bảng khảo sát, có thể thấy rằng mức độ quan trọng của mạng xã hội đối với sinh viên là đa dạng Tỷ lệ sinh viên cho rằng mạng xã hội rất quan trọng là 9,9%, khá quan trọng chiếm 27%, quan trọng nhất chiếm 36%, ít quan trọng chiếm 24,3% và không quan trọng chỉ chiếm 2,8% Điều này cho thấy mạng xã hội đóng vai trò đáng kể trong đời sống sinh viên.

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Tỷ lệ % Ít hơn 50 người 11,7

Qua khảo sát, sinh viên có số bạn bè trên MXH ít hơn 50 người chiếm tỷ lệ 11,7%; sinh viên có số bạn bè từ 50 đến 100 người chiếm tỷ lệ 18,9%; sinh viên có số bạn bè từ 100

15 đến 200 người chiếm tỷ lệ 18,9%; sinh viên có số bạn bè từ 200 đến 500 người chiếm tỷ lệ 22,5%; sinh viên có số bạn bè từ 500 đến 700 người chiếm tỷ lệ 6,4%; sinh viên có số bạn bè từ trên 700 người chiếm tỷ lệ 21,6%

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Qua khảo sát, nhóm đánh giá được tầm ảnh hưởng của MXH đối với học tập trong việc chiếm 41,4% tích luỹ thêm kiến thức, 31,5% là việc chiếm quá nhiều thời gian khiến việc học giảm sút, 26,1% là không ảnh hưởng, 1% là cảm thấy bình thường

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Qua khảo sát, sinh viên rất quan tâm đến phản hồi của bạn bè trên MXH chiếm tỷ lệ 18%; sinh viên khá quan tâm đến phản hồi của bạn bè trên MXH chiếm tỷ lệ 21,6%; sinh viên quan tâm đến phản hồi của bạn bè trên MXH chiếm tỷ lệ 41,4%; sinh viên ít quan tâm đến phản hồi của bạn bè trên MXH chiếm tỷ lệ 14,4%; không quan tâm đến phản hồi của bạn bè trên MXH chiếm tỷ lệ 4,6%

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Theo khảo sát cho thấy, MXH ảnh hưởng đến thời gian dành cho học tập của sinh viên đạt 60,4% là có ảnh hưởng và 38,7% là không Còn lại là cảm thấy bình thường

Nguồn: Số liệu khảo sát 2023

Theo kết quả khảo sát, sinh viên dự đoán kết quả học tập của bản thân sẽ tăng chiếm tỷ lệ 61,3%; sinh viên dự đoán kết quả học tập sẽ không dổi nếu giảm lượng thời gian sử dụng MXH chiếm 27,9% và sinh viên dự đoán kết quả học tập sẽ giảm nếu giảm lượng thời gian sử dụng MXH chiếm 10,8%

Nguồn: Số liệu khảo sát 2023

Theo khảo sát, sinh viên cảm thấy rất hài lòng chiếm 16,2%, sinh viên cảm thấy hài lòng chiếm 18,9%, sinh viên cảm thấy bình thường chiếm 50,5%, sinh viên cảm thấy không hài lòng chiếm 11,7% còn lại là rất không hài lòng

Nguồn:Số liệu khảo sát 2023

Hạn chế

- Qua nghiên cứu cho thấy đề tài mới chỉ xem xét một số yếu tố ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh trường ĐHCN Hà Nội nhưng còn những yếu tố khác tác động đến mà đề tài chưa khảo sát hết

- Phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, thiếu sự đa dạng

Trong nghiên cứu này, phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng số lượng nhỏ được sử dụng do quy mô mẫu 150 người tương đối ít so với tổng số sinh viên của khoa Quản lý kinh doanh.

Hướng nghiên cứu

- Cần khảo sát nhiều yếu tố hơn tác động đến kết quả học tập của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh trường ĐHCN Hà Nội, không chỉ có mạng xã hội mà còn rất nhiều những yếu tố khác nữa

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu hơn với nhiều cách thức nghiên cứu khác nhau

- Cỡ mẫu lấy rộng hơn khoảng 500 đến 1000 trong tổng thể lớn của toàn khoa Quản lý kinh doanh

VI KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Kiến nghị

Một số kiến nghị được đưa ra để phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực của việc sử dụng MXH Dù được tạo ra với mục đích kết nối và chia sẻ thông tin những hiện nay ta gần như có thể làm mọi thứ trên mạng xã hội, như việc buôn bán, thảo luận, quảng cáo, ngay cả việc tìm người như những người bị thất lạc cũng có thể được thực hiện thông qua MXH, thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng MXH hoàn toàn có thể hỗ trợ tốt cho hoạt động học tập, cũng như trợ giúp cho sinh viên trong việc đạt được kết quả học tập tốt nếu như ta có thể tìm ra các phương pháp và sử dụng MXH đúng cách Với tư cách là một người nghiên cứu cũng là một người học, nhóm chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị về việc sử dụng MXH cho nhà trường cũng như sinh viên khoa QLKD của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

- Nhà trường nên có một diễn đàn nơi mà các sinh viên khoa QLKD hay những giảng viên, chuyên gia có thể chia sẻ những kinh nghiệm về cách tận dụng MXH cho các mục đích đa dạng, hay những cách để sử dụng MXH hiệu quả hơn trong quỹ thời gian hằng ngày của các sinh viên

- Tạo ra một môn học hoặc một khóa đào tạo để hướng dẫn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của sinh viên về internet cũng như MXH để các sinh viên sau khi kết thúc khóa học hay môn học này có thể khai thác được nhiều tiềm năng của MXH hơn cho các hoạt động của sinh viên khoa QLKD mà trong đó có hoạt động học tập

- Lồng ghép các ứng dụng của MXH vào quá trình học tập của các môn học, ví dụ như sử dụng MXH như một công cụ dạy học bằng cách tạo ra các Groups hay các Pages của từng môn học và cho các sinh viên có thể đặt câu hỏi và thảo luận, các giáo viên có thể giao bài tập và giải đáp các thắc mắc của sinh viên nếu có để giúp sinh viên quen với việc sử dụng MXH cho việc học tập Hay là tận dụng việc livestream trên các MXH hiện nay để tạo ra các lớp học online, e-leanring, hay đưa các bài giảng của các môn học lên các MXH để các sinh viên nếu có thể thì có thể truy cập và học ở mọi nơi hoặc có thể không cần đến lớp để tham gia vào một số môn học cụ thể nữa

- Các sinh viên khoa QLKD cần xem xét lại nghiêm túc cách thức sử dụng mạng xã hội của bản thân để MXH có thể thực sự trở thành một công cụ có ích không chỉ với đời sống giải trí mà còn có thể ảnh hưởng tích đến việc học tập của họ

Để đảm bảo việc sử dụng mạng xã hội (MXH) không ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và các hoạt động hàng ngày của sinh viên, rất quan trọng trong việc thiết lập một lịch trình hợp lý Bằng cách lập một thời khóa biểu rõ ràng, sinh viên có thể phân bổ thời gian sử dụng MXH hợp lý, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động quan trọng khác.

- Để hạn chế những tác hại xấu của MXH với sinh viên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường cũng như chính bản thân các sinh viên để việc sử dụng MXH không phải là một việc gì đó đáng lên án như hiện nay và cũng là để mọi người có thể

Mạng xã hội (MXH) đem lại lợi ích tích cực cho sinh hoạt, công việc và học tập của nhiều người, bao gồm cả sinh viên Quản lý kinh doanh MXH thỏa mãn các nhu cầu của sinh viên, nhưng để sử dụng MXH hiệu quả cho học tập, sinh viên cần xác định mục đích và cách thức sử dụng Bằng cách phát huy lợi ích và hạn chế các khía cạnh của MXH, sinh viên có thể biến MXH thành công cụ hữu ích cho việc học của mình.

VII TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Heyam A Al-Tarawneh (2014), “The Influence of Social Networks on Students’ Performance”, Journal of Em erging Trends in Com puting and I nform ation Sciences, vol 5, no 3, pp 200-205 https://scholar.google.com/scholar?hl=vi&as_sdt=0%2C5&q=The+Influence+of+S ocial+Networks+on+Students%E2%80%99+Performance&btnG2 Bùi Thu Hoài (2014), “Tác động của Mạng xã hội đến giới trẻ”, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Utilizing social networking services (SNS) provides numerous benefits According to research by Collin, P., Rahilly, K., Richardson, I., and Third, A (2011), SNS can facilitate social connections, enhance well-being, and provide access to information and resources Users can connect with friends and family, regardless of geographical distance, fostering a sense of community and belonging SNS also offer opportunities for users to share experiences, seek support, and engage in social interactions that contribute to their overall well-being Furthermore, SNS serve as valuable platforms for accessing information, staying informed, and engaging in learning and professional development activities.

4 Feng Wang, Hongwei Du, Erika Camacho, Kuai Xu, Wonjun Lee, Yan Shi, Shan Shan (2011), “On positive influence dominating sets in social networks”, Theoretical

Computer Science, Volume 412, Issue 3, pp 265-269 https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0304397509007221

5 H.A.H Hettiarachchi (2014), “Impact of social networking on academic engagement and performance: a literature review”, The 1st Undergraduate Symposium on Contemporary Management and Theory USCMT – 2014, 216-222 https://scholar.google.com/scholar_lookup?title=Impact%20of%20social%20netwo rking%20on%20academic%20engagement%20and%20performance%3A%20a%2 0literature&publication_year 14&author=H.A.H.%20Hettiarachchi

6 Manjur Kolhar, Raisa Nazir Ahmed Kazi, Abdalla Alameen (2021), “Effect of social media use on learning, social interactions, and sleep duration among university students”, Saudi Journal of Biological Sciences, Volume 28, Issue 4, pp 2216-2222 https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1319562X21000103

7 Nguyễn Đức Chinh (2004), “Tài liệu giảng dạy Đo lường- Đánh giá kết quả học tập của học sinh”, khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội

8 Nguyễn Thái Bá (2019), “Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên

(Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)”, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học, trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

9 Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Thị Ngọc Thứ, Đinh Thị Kiều Oanh, Nguyễn Văn Thành (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên năm III trường Đại học Kỹ thuật – công nghệ Cần Thơ”, Tạp chí khoa học Trường Đại học

10 Phạm Bích Diệp, Vũ Minh Phượng, Nguyễn Đăng Chính, Nguyễn Thị Hồng Diễm, Kim Bảo Giang (2021),“Health Science Students’ Use of Social Media for

Educational Purposes: A Sample from a Medical University in Hanoi, Vietnam”,

Sage Journals, truy cập ngày 08 tháng 12 năm 2021 từ https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1177/11786329211013549

11 Trịnh Hòa Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng (2015), “Mạng xã hội trực tuyến của giới trẻ ở đô thị hiện nay”, Tạp chí xã hội học số 1 (129), tr52-59

Khảo sát về Ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên khoa QLKD trường ĐHCN HN

Chào các bạn, cảm ơn vì dành thời gian tham gia khảo sát cùng chúng tôi

Chúng tôi là nhóm sinh viên K17 khoa Quản lí kinh doanh, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học có tên là: "Ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên khoa QLKD trường ĐHCNHN" Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn trong việc cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài Vì vậy, sự đóng góp của các bạn là rất quan trọng và cần thiết để chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu một cách hiệu quả nhất

Chúng tôi cam đoan mọi thông thu thập từ biểu mẫu này chỉ phục vụ cho mục đích làm nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích nào khác ^_^

3.Bạn thường xuyên sử dụng trang mạng xã hội nào ?

4.Bạn thường sử dụng MXH bằng phương tiện gì ? Điện thoại di động

5.Trung bình một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để truy cập MXH ? dưới 1h từ 1h - 3h từ 3h -5h từ 5h -8h trên 8h

6.Bạn thường sử dụng MXH vào thời gian nào ?

7.Bạn thường sử dụng MXH cho việc gì ?

8.Bạn có thường sử dụng MXH cho mục đích trao đổi, học tập ?

9.Trong trường hợp phải quyết định giữa sử dụng MXH với làm những công việc cần thiết thì bạn sẽ ?

Lựa chọn làm việc khác

Bỏ qua và sử dụng MXH

10.Đối tượng mà bạn thường xuyên kết nối khi truy cập MXH ?

11.Việc có thêm các mối quan hệ thông qua sử dụng MXH của bạn ?

12 Mức độ quan trọng của các mối quan hệ thông qua MXH ? Rất quan trọng

Quan trọng Ít quan trọng

13.Số lượng bạn bè trên MXH của bạn ? ít hơn 50 người từ 50 - 100 từ 100 - 200 từ 200 - 500 từ 500 - 700 lớn hơn 700

14.Mạng xã hội ảnh hưởng đến học tập của bạn như thế nào ? Tích lũy thêm kiến thức

Chiếm quá nhiều thời gian khiến việc học giảm sút Không ảnh hưởng gì

15 Mức độ quan tâm đến phản hồi của bạn bè trên MXH ? Rất quan tâm

Quan tâm Ít quan tâm

Ngày đăng: 20/05/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w