Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH huyện Đầm Hà.Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụngưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.Hoạt độ
Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà (NHCSXH huyện Đầm Hà) tỉnh Quảng Ninh là một trong 13 phòng giao dịch của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh, được thành lập theo Quyết định số 558/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 05 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo Kế thừa những thành quả đạt được từ chi nhánh NHNg (1996-2002), qua
20 năm phát triển NHCSXH huyện Đầm Hà đã ổn định tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Xoá đói giảm nghèo (XĐGN), tạo việc làm và góp phần trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH huyện Đầm Hà
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Ngân hàng CSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
Ngân hàng CSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của nhà nước nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống,vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu- nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ- văn minh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy, hành chính của NHCSXH huyện Đầm Hà
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHCSXH huyện Đầm Hà được thể hiện qua sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ KẾ HOẠCH – NGHIỆP VỤ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý NHCSXH huyện Đầm Hà
( Nguồn: NHCSXH huyện Đầm Hà)
* Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận như sau:
Giám đốc thực hiện công việc chỉ đạo chung hoạt động của đơn vị, trực tiếp tham mưu cho đồng chí trưởng Ban đại diện NHCSXH huyện theo các chỉ thị của Đảng, Nhà nước cũng như theo sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp tỉnh Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của đơn vị và chịu mọi trách nhiệm cũng như các quyết định của mình với cấp trên và luật pháp của Nhà nước.
Phó giám đốc là người tham mưu cho giám đốc, trực tiếp điều hành hoạt động của các Tổ kế hoạch nghiệp vụ trong đơn vị dưới sự chỉ đạo và giám sát của Giám đốc.
- Tổ Kế toán - Ngân quỹ
Thực hiện tham mưu cho ban giám đốc về việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị hàng năm, các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thu chi tài chính của đơn vị toàn bộ nghiệp vụ liên quan đến công tác kế toán, kiểm tra, kiểm soát và công tác kho quỹ cũng như việc lưu trữ hồ sơ tài sản đảm bảo, giấy tờ có giá,
- Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ:
Thực hiện nghiệp vụ cho vay các chương trình tín dụng và theo dõi quản lý chất lượng tín dụng của đơn vị, ngoài ra thực hiện tham mưu cho ban giám đốc về việc xây dựng cũng như thực hiện kế hoạch tín dụng hàng năm Thực hiện các báo tín dụng và các công việc đột xuất khác khi được ban giám đốc giao.
- Các điểm giao dịch: Được mở tại các xã, Thị trấn vào một ngày cố định hàng tháng để thực hiện việc truyền tải các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước tới người dân và trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động Error! Bookmark not defined 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NHCSXH HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
1.4.1 cơ sở vật chất: Được sự quan tâm của cấp trên, năm 2019 Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà được đầu tư xây dựng mới Trụ sở làm việc rộng rãi, khang trang, an toàn, đảm bảo đủ điều kiện cho CBNV làm việc, tạo niềm tin với khách hàng đến giao dịch; Trang thiết bị, phương tiện làm việc hàng năm được mua sắm bổ sung nên đến nay cơ bản Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà đã được cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc như ô tô, máy phát điện, máy in, máy vi tính phục vụ công tác chuyển tiền, giao dịch lưu động Những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc trên đã góp phần nâng cao năng suất lao động, cán bộ yên tâm công tác, gắn bó, tâm huyết, trách nhiệm với công việc và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, đánh dấu một bước quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo
1.4.2 Mạng lưới hoạt động: Để triển khai thực hiện hiệu quả phương thức cho vay ủy thác, NHCSXH huyện Đầm Hà thành lập 9 Điểm giao dịch tại 9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Các Điểm giao dịch đều được bố trí trong khuôn viên UBND các xã, thị trấn, thực hiện giao dịch vào ngày, giờ cố định hàng tháng (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật) Tại đây, các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi và danh sách khách hàng đang vay vốn cũng như các thông tin về điều kiện, quy trình, thủ tục vay vốn của từng chương trình cho vay của NHCSXH đều được niêm yết công khai tại Bảng thông tin tín dụng chính sách, khách hàng giao dịch trực tiếp với NHCSXH để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ dưới sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền cấp xã.
Có thể nói, mô hình Điểm giao dịch xã chính là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, là một đặc thù riêng có của NHCSXH, đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực trong hoạt động của NHCSXH Mô hình này vừa tạo thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng tiếp cận dịch vụ, thông tin về tín dụng chính sách xã hội, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại, vừa đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách xã hội dân chủ, công khai với cách thức “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, góp phần hạn chế nguy cơ dẫn đến thất thoát, xâm tiêu, tham ô chiếm dụng vốn, tạo được lòng tin của nhân dân với các chính sách của Đảng, Nhà nước và đối với hoạt động của NHCSXH. Đến 31/12/2022, toàn địa bàn huyện có 109 Tổ TK&VV đang hoạt động hiệu quả tại 70 thôn, bản, khu dân cư, trực thuộc quản lý của 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với tổng số 4.000 thành viên, bình quân mỗi Tổ có 36 thành viên Trong
20 năm qua, Tổ TK&VV đã phát huy vai trò quan trọng trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội, là cầu nối giữa Ngân hàng với người vay vốn, góp phần chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công khai, dân chủ, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội.
2 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH.
Khái quát về quy mô hoạt động của NHCSXH huyện Đầm Hà
NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: cho vay, huy động vốn, dịch vụ thanh toán ngân quỹ và nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.
2.1.1 Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng CSXH được nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác;
Ngân hàng CSXH được vay vốn của Ngân hàng nhà nước: NHCSXH thực hiện vay từ NHNN trên cơ sở kế hoạch nguồn vốn hàng năm của NHCSXH đã được Bộ Tài chính thông qua
Tiếp nhận tiền gửi 2% của các Tổ chức Tín dụng Nhà nước: Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31/12 năm trước Việc thay đổi tỷ lệ số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng chính phủ quyết định
Vay các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính trong nước: Để đảm bảo nguồn vốn hoạt động, NHCSXH có thể vay các tổ chức tài chính, tín dụng khác trong nước Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn này phải dựa trên kế hoạch huy động vốn của NHCSXH đã được Bộ Tài chính phê duyệt đầu năm.
Vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài: Ngoài việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính trong nước, các NHCSXH còn có thể huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài Tuy nhiên, khi huy động nguồn vốn này, có những khoản vay mà NHCSXH phải được Chính phủ đứng ra bảo lãnh.
2.1.2 Hoạt động cấp tín dụng Đối tượng được vay vốn của các NHCSXH là người nghèo, các đối tượng chính sách
Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay các chương trình tín dụng như: chương trình Hộ nghèo, Hộ cận nghèo, Hộ mới thoát nghèo, Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Nhà ở xã hội…
2.1.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán ngân quỹ
Ngân hàng CSXH phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc. Ngân hàng CSXH được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác
Ngân hàng CSXH mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Cung ứng các phương tiện thanh toán; Cung ứng các dịch vụ thanh toán gồm: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, uỷ nhiệm chi Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận. Ngân hàng CSXH được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.
Ngân hàng CSXH được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.
2.1.4 Hoạt động nhận vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Ngân hàng CSXH nhận vốn uỷ thác của cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phiChính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
Kết quả hoạt động của đơn vị
2.2.1 Hoạt động huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng
Tiêu chí Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Nguồn vốn cân đối từ Trung ương 116.361 134.876 145.139
2 Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất 33.228 32.068 35.416
Trong đó: Tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV 9.331 10.037 11.495
3 Nguồn ngân sách tỉnh ủy thác 8.028 12.830 22.325
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn từ năm 2020 đến 2022
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2020 -2022 của NHCSXH huyện Đầm Hà)
Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện Đầm Hà cơ bản là nguồn vốn được cân đối từ trung ương, luôn chiếm trên 74% tổng nguồn Nguồn vốn huy động được Trung ương cấp bù lãi suất chiếm 21%,
Trong đó nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn là sản phẩm huy động vốn đặc thù của NHCSXH chiếm 2% - 10% tổng nguồn vốn Đây là nguồn tiết kiệm của khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách gửi và NHCSXH thông qua Tổ TK&VV Nguồn vốn huy động từ đối tượng này với các mức gửi tiền rất nhỏ từ vài chục nghìn đồng đến tối đa 2 triệu đồng/tháng theo quy ước chung của cả tổ Khác với NHTM ở cách thức huy động, tiền gửi của các tổ viên được gửi thông qua tổ trưởng tổ TK&VV, đồng thời với việc ủy nhiệm thu tiết kiệm đối với tổ trưởng tổ TK&VV thì NHCSXH chi trả cho tổ trưởng một khoản hoa hồng từ hoạt động này (hiện nay mức chi là 0,1%/tháng/ số dư bình quân tiền gửi của tổ viên trong tổ trong tháng).
* Kết quả huy động giai đoạn 2020-2022
Trước đây, nguồn vốn để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chủ yêu được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương hoặc từ Ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH để cho vay còn hạn chế, trong khi các đối tượng Hộ nghèo, Hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vốn lớn để đầu tư làm ăn, mở rộng sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo Để có nguồn vốn lớn như thế không chỉ dựa vào nguồn vốn từ Ngân sách mà phải huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư nhằm tạo thêm nguồn lực, bổ sung nguồn vốn cho vay Qua đó Ngân hàng vừa thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, còn người dân có vốn tích lũy cho mai sau. Để thúc đẩy chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV đạt kết quả cao, Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà đã tham mưu cho Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH ban hành văn bản đề nghị các tổ chức nhận ủy thác ở các địa phương nâng cao vai trò phối hợp, đẩy mạnh vận động huy động tiền gửi trong khu dân cư Bên cạnh đó trong các buổi giao dịch hàng tháng, cán bộ Ngân hàng không chỉ làm nhiệm vụ giải ngân, thu lãi và gốc theo định kỳ mà còn tích cực cùng với Hội đoàn thể nhận ủy thác, các tổ TK&VV trên địa bàn tăng cường tuyên truyền để hộ vay nắm bắt về ý nghĩa cũng như lợi ích của việc gửi tiết kiệm Nhờ đó, mục tiêu tăng trưởng huy động vốn hàng năm của Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà luôn được đảm bảo và duy trì ổn định Tổng nguồn vốn huy động Tiết kiệm trên địa bàn đến ngày 31/12/2022 đạt 57.741 triệu đồng. Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
- Tiết kiệm có kỳ hạn 22.456 20.474 22.528
- Tiết kiệm không kỳ hạn 1.441 1.557 1.393
2 Huy động qua tổ TK&VV 9.331 10.037 11.495
Bảng 2.2 Kết quả huy động giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2020 -2022 của NHCSXH huyện Đầm Hà)
Kết quả bảng 2.2 cho thấy, huy động vốn dân cư : Đây là đối tượng có nhiều tiềm năng nhất, cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn có quy mô lớn và tính ổn định cao Người dân có thu nhập nhưng lại không có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn muốn sinh lời, vì vậy họ đã đầu tư gián tiếp bằng cách gửi tiền vào ngân hàng Là hoạt động huy động vốn chủ yếu của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đầm Hà Để làm tốt công tác huy động vốn, trong các buổi giao dịch tại xã, cán bộ ngân hàng tuyên truyền đến người dân về nội dung, hình thức huy động…Qua đó, người dân hiểu khi gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng CSXH lãi suất tiền gửi tương đương các ngân hàng thương mại, đặc biệt người dân có thể thực hiện giao dịch tại xã và ngày giao dịch cố định của Ngân hàng Về cơ bản hàng năm kế hoạch tăng trưởng sẽ duy trì ở mức bằng số dư cuối kỳ (31/12) của năm trước đó Và tổng mức tăng trưởng sẽ được điều hòa trên cả ba chỉ tiêu huy động Tỷ lệ nguồn huy động dân cư trung bình sẽ chiếm từ 40 -60% trên tổng nguồn vốn huy động của đơn vị.
- Huy động qua tổ TK&VV :
NHCSXH Tỉnh Quảng Ninh giao kế hoạch huy động vốn cho NHCSXH huyện Đầm Hà
NHCSXH huyện Đầm Hà phân bổ kế hoạch huy động vốn cho từng bộ phận, điểm giao dịch
Các bộ phận, điểm giao dịch tiến hành huy động vốn theo kế hoạch
Thực hiện công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của người dân, Ngân hàng CSXH huyện đã tuyên truyền, phổ biến nội dung huy động tiết kiệm tại các buổi họp thôn Nhờ đó, hiện nay 100% người dân vay vốn trên địa bàn đều biết được và thực hiện gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV.
Việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV tuy chưa nhiều nhưng đã giúp Ngân hàng CSXH chủ động hơn về nguồn vốn để cho các chương trình tín dụng chính sách, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo, bảo dảm an sinh xã hội tại các địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu và thói quen tích lũy cho người dân nghèo, mang lại lợi ích kép ‘vừa ích nước, vừa lợi nhà’.
- Ủy thác địa phương : Nguồn vốn ủy thác địa phương tăng lên rõ rệt theo từng năm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ giữa các Hội đoàn thể nhận ủy thác đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Cụ thể năm 2020 số tiền Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà nhận ủy thác để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách là 8.028 triệu đồng đến năm
2022 số tiền nhận ủy thác đã tăng lên 22.325 triệu đồng Đây là một bước tiến rất lớn trong việc thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2018 cả Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách.
Quy trình huy động vốn của NHCSXH Đầm Hà được thực hiện theo trình tự như dưới đây:
- Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh căn cứ vào điều kiện thực tế của NHCSXH Đầm Hà, căn cứ vào nhu cầu vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách (kế hoạch tín dụng) hàng năm để giao chỉ tiêu huy động vốn cho ngân hàng vào đầu mỗi năm.
- Căn cứ vào kế hoạch huy động vốn do NHCSXH Quảng Ninh giao đầu năm, NHCSXH Đầm Hà căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để tiến hành phân bổ kế hoạch huy động vốn cho từng bộ phận, từng điểm giao dịch.
- Căn cứ vào kế hoạch huy động được phân bổ, các bộ phận, phòng giao dịch tiến hành huy động vốn theo đúng quy định của hệ thống NHCSXH Quy trình huy động vốn của NHCSXH Đầm Hà được thực hiện như sau:
Hình 2.1 Quy trình huy động vốn của NHCSXH Đầm Hà Đơn vị tính: Triệu đồng
I Nguồn vốn tự huy động 41.256 44.898 57.741 3.642 8,82 12.843 28,6
1 HĐ dân cư tại ĐP 23.897 22.031 23.921 -1.866 7,8 1.89 8,57
2 HĐ qua tổ TK&VV 9.331 10.037 11.495 0.706 7,56 1.458 14,5
II Cân đối từ tỉnh 116.361 134.876 145.139 18.515 15,91 10.263 7,6
III Nguồn vốn tự HĐ/tổng
Bảng 2.3: Tổng nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Đầm Hà giai đoạn
(Nguồn: NHCSXH huyện Đầm Hà)
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2020-2022 (%)
Tỷ lệ tăng trưởng NV Tỷ lệ tăng trưởng NV tự huy động
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Đầm Hà giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu NHSCXH huyện Đầm Hà) Quy mô nguồn vốn huy động của NHCSXH huyện Đầm Hà trong 3 năm từ năm 2020 - 2022, được thể hiện tại bảng số liệu cho thấy:
Tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Đầm Hà trong 3 năm 2020 - 2022 có xu hướng phát triển tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể: Tổng nguồn vốn thực hiện của ngân hàng năm 2020 là: 157.617 triệu đồng Năm 2021 tổng nguồn vốn đã tăng lên là: 179.774 triệu đồng, so với năm 2020 tăng 22.157 triệu đồng, tương ứng tăng 14,05% Đến năm 2022, tổng nguồn vốn thực hiện của NHCSXH huyện Đầm Hà tăng so với năm 2021 là: 23.106 triệu đồng, tương ứng tăng 12,85%.
Tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Đầm Hà tăng là do cả nguồn vốn cân đối từ tỉnh lẫn nguồn vốn tự huy động của ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước.Nguồn vốn tự huy động của NHCSXH huyện Đầm Hà tăng dần trong 3 năm phân tích: tăng từ 41.256 triệu đồng năm 2020 lên đến 57.741 triệu động năm 2022.Không chỉ quy mô tăng dần trong 3 năm mà cả tỷ trọng nguồn vốn tự huy động củaNHCSXH huyện Đầm Hà trên tổng nguồn vốn cũng có sự tăng trưởng rõ rệt và được thể hiện qua các biểu đồ sau:
% Nguồn vốn tự huy động/Tổng nguồn vốn
Biểu đồ 2.2: Biến động về tỷ trọng nguồn vốn tự huy động/Tổng nguồn vốn của
NHCSXH huyện Đầm Hà giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu NHSCXH huyện Đầm Hà) Biểu đồ đã cho ta thấy kết quả tăng trưởng của nguồn vốn tự huy động trên tổng nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Đầm Hà: Tỷ trọng của nguồn vốn tự huy động tăng mạnh (chiếm từ 26,17% năm 2018 lên đến 28,46% tổng nguồn vốn năm 2022) thể hiện rõ khả năng tự mở rô ¤ng quy mô vốn huy đô ¤ng của NHCSXH huyện Đầm Hà qua các năm tương đối ổn định, điều này phù hợp với thực tế mở rộng các hoạt động cho vay của ngân hàng Nguồn vốn tự huy động tăng trưởng ổn định đã góp phần tạo thế chủ động cho ngân hàng tự chủ về tài chính.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TẠI NHCSXH HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
Những tồn tại, khó khăn và thách thức
STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
1 CSXH Chính sách xã hội
2 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
3 TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
4 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
5 BĐD HĐQT Ban đại diện Hội đồng quản trị
6 SXKD Sản xuất kinh doanh
7 CBNV Cán bộ nhân viên
8 UBND Ủy ban nhân dân
Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới quý thầy cô trong khoa Quản lý kinh tế của trường Đại học Thương Mại đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, tôi xin chân trân trọng cám ơn sự hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu, thu thập bảng câu hỏi khảo sát của các cán bộ tại Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Sau cùng, tôi xin chân thành cám ơn tới gia đình và bạn bè đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, giúp cho tôi có thêm động lực để cố gắng hoàn thiện bài báo cáo một cách tốt nhất.
Người viết xin gửi lời cám ơn tới các thầy, cô giảng viên trường Đại học Thương Mại đã cung cấp kiến thức chuy ên môn, trực tiếp hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành báo cáo thực tập này.
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẾ
1 Giới thiệu chung về Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà
2 Thực trạng hoạt động tại Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà
3 Đánh giá chung về hoạt động tại Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà
4 Đăng ký đề tài của Đề án tốt nghiệp.
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà (NHCSXH huyện Đầm Hà) tỉnh Quảng Ninh là một trong 13 phòng giao dịch của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh, được thành lập theo Quyết định số 558/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 05 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo Kế thừa những thành quả đạt được từ chi nhánh NHNg (1996-2002), qua
20 năm phát triển NHCSXH huyện Đầm Hà đã ổn định tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Xoá đói giảm nghèo (XĐGN), tạo việc làm và góp phần trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHCSXH huyện Đầm Hà.
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Ngân hàng CSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
Ngân hàng CSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của nhà nước nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu- nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ- văn minh.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy, hành chính của NHCSXH huyện Đầm Hà.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHCSXH huyện Đầm Hà được thể hiện qua sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ KẾ HOẠCH – NGHIỆP VỤ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý NHCSXH huyện Đầm Hà
( Nguồn: NHCSXH huyện Đầm Hà)
* Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận như sau:
Giám đốc thực hiện công việc chỉ đạo chung hoạt động của đơn vị, trực tiếp tham mưu cho đồng chí trưởng Ban đại diện NHCSXH huyện theo các chỉ thị của Đảng, Nhà nước cũng như theo sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp tỉnh Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của đơn vị và chịu mọi trách nhiệm cũng như các quyết định của mình với cấp trên và luật pháp của Nhà nước.
Phó giám đốc là người tham mưu cho giám đốc, trực tiếp điều hành hoạt động của các Tổ kế hoạch nghiệp vụ trong đơn vị dưới sự chỉ đạo và giám sát của Giám đốc.
- Tổ Kế toán - Ngân quỹ
Thực hiện tham mưu cho ban giám đốc về việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị hàng năm, các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thu chi tài chính của đơn vị toàn bộ nghiệp vụ liên quan đến công tác kế toán, kiểm tra, kiểm soát và công tác kho quỹ cũng như việc lưu trữ hồ sơ tài sản đảm bảo, giấy tờ có giá,
- Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ:
Thực hiện nghiệp vụ cho vay các chương trình tín dụng và theo dõi quản lý chất lượng tín dụng của đơn vị, ngoài ra thực hiện tham mưu cho ban giám đốc về việc xây dựng cũng như thực hiện kế hoạch tín dụng hàng năm Thực hiện các báo tín dụng và các công việc đột xuất khác khi được ban giám đốc giao.
- Các điểm giao dịch: Được mở tại các xã, Thị trấn vào một ngày cố định hàng tháng để thực hiện việc truyền tải các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước tới người dân và trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng.
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động.
1.4.1 cơ sở vật chất: Được sự quan tâm của cấp trên, năm 2019 Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà được đầu tư xây dựng mới Trụ sở làm việc rộng rãi, khang trang, an toàn, đảm bảo đủ điều kiện cho CBNV làm việc, tạo niềm tin với khách hàng đến giao dịch; Trang thiết bị, phương tiện làm việc hàng năm được mua sắm bổ sung nên đến nay cơ bản Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà đã được cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc như ô tô, máy phát điện, máy in, máy vi tính phục vụ công tác chuyển tiền, giao dịch lưu động Những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc trên đã góp phần nâng cao năng suất lao động, cán bộ yên tâm công tác, gắn bó, tâm huyết, trách nhiệm với công việc và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, đánh dấu một bước quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo