MỤC LỤC
Khác với NHTM ở cách thức huy động, tiền gửi của các tổ viên được gửi thông qua tổ trưởng tổ TK&VV, đồng thời với việc ủy nhiệm thu tiết kiệm đối với tổ trưởng tổ TK&VV thì NHCSXH chi trả cho tổ trưởng một khoản hoa hồng từ hoạt động này (hiện nay mức chi là 0,1%/tháng/ số dư bình quân tiền gửi của tổ viên trong tổ trong tháng). Trước đây, nguồn vốn để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chủ yêu được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương hoặc từ Ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH để cho vay còn hạn chế, trong khi các đối tượng Hộ nghèo, Hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vốn lớn để đầu tư làm ăn, mở rộng sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó trong các buổi giao dịch hàng tháng, cán bộ Ngân hàng không chỉ làm nhiệm vụ giải ngân, thu lãi và gốc theo định kỳ mà còn tích cực cùng với Hội đoàn thể nhận ủy thác, các tổ TK&VV trên địa bàn tăng cường tuyên truyền để hộ vay nắm bắt về ý nghĩa cũng như lợi ích của việc gửi tiết kiệm.
Để làm tốt công tác huy động vốn, trong các buổi giao dịch tại xã, cán bộ ngân hàng tuyên truyền đến người dân về nội dung, hình thức huy động…Qua đó, người dân hiểu khi gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng CSXH lãi suất tiền gửi tương đương các ngân hàng thương mại, đặc biệt người dân có thể thực hiện giao dịch tại xã và ngày giao dịch cố định của Ngân hàng. Việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV tuy chưa nhiều nhưng đã giúp Ngân hàng CSXH chủ động hơn về nguồn vốn để cho các chương trình tín dụng chính sách, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo, bảo dảm an sinh xã hội tại các địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu và thói quen tích lũy cho người dân nghèo, mang lại lợi ích kép ‘vừa ích nước, vừa lợi nhà’. (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu NHSCXH huyện Đầm Hà) Biểu đồ đã cho ta thấy kết quả tăng trưởng của nguồn vốn tự huy động trên tổng nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Đầm Hà: Tỷ trọng của nguồn vốn tự huy động tăng mạnh (chiếm từ 26,17% năm 2018 lên đến 28,46% tổng nguồn vốn năm 2022) thể hiện rừ khả năng tự mở rụ Ông quy mụ vốn huy đụ Ông của NHCSXH huyện Đầm Hà qua các năm tương đối ổn định, điều này phù hợp với thực tế mở rộng các hoạt động cho vay của ngân hàng.
Việc ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội được NHCSXH huyện thực hiện trên cơ sở Văn bản liên tịch được ký kết với tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, Hợp đồng ủy thác ký với tổ chức chính trị - xã hội cấp xã và Hợp đồng ủy nhiệm ký với Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Có thể nói, phương thức cho vay này đã thể hiện tính ưu việt riêng có của NHCSXH, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị các cấp để chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ, của tỉnh và của huyện đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ biết sử dụng vốn vay, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, hoạt động cho vay của NHCSXH thực hiện ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức Chính trị - xã hội (Hội phụ nữ, Hội cựu chiến. binh, Hội nông dân và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) với 06 công đoạn được thực hiện bao gồm: (1) Tuyên truyền chủ trương chính sách của Chính phủ, (2) Chỉ đạo hướng dẫn thành lập và quản lý tổ TK&VV, (3) Phối hợp với tổ giám sát món vay đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, (4) Đôn đốc Ban quản lý tổ thực hiện đầy đủ hợp đồng ủy thác đã ký, (5) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của tổ, phối hợp chính quyền địa phương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro (nếu có), có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ chây ỳ, (6) Tham gia giao ban, sơ kết định kỳ.
Ngân hàng đã phối kết hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt quy trình tín dụng, cũng như thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát hộ vay dụng vốn, thông báo nợ đến hạn trước 3 tháng để hộ vay biết chuẩn bị nguồn tiền trả nợ, đồng thời đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn vì vậy nợ quá hạn thường không phát sinh.
Với cơ chế tín dụng như hiện nay, Ngân hàng CSXH đã thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động tín dụng đối với người nghèo, hộ nghèo thông qua việc bình xét các đối tượng được vay vốn của các tổ chức cộng đồng xã hội, mở rộng tính công khai dân chủ và tính nhân dân sâu sắc. Hoạt động tín dụng hộ nghèo đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động, phát huy tiềm lực, đất đai ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán lúa non, bán và cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. NHCSXH huyện Đầm Hà cũng đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, UBND huyện đã quan tâm bố trí bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
- Thứ ba: NHCSXH huyện Đầm Hà thường xuyờn theo dừi sự biến động của lói suất thị trường, từ đó đề ra chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt nhằm thu hút khách hàng từ đó góp phần tăng nguồn vốn huy động, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng và thực hiện hỗ trợ khách hàng ở mức tối đa trong các dịch vụ khác. Theo kết quả điều tra ý kiến khách hàng của NHCSXH huyện Đầm Hà năm 2022, có tới 80% khách hàng được hỏi cho biết thủ tục huy động vốn của NHCSXH huyện Đầm Hà dễ thực hiện, nhanh gọn, số tiền huy động không lớn, lại được chia thành nhiều đợt nên rất thuận tiện cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng là người nghèo. Những năm qua, cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương và địa phương, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đầm Hà đã đẩy mạnh chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm trong nhân, tạo nguồn vốn vay tại chỗ tiếp sức cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện có nhiều cơ hội được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.
Việc một bộ phận lớn hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh, đã và đang thức dậy một thị trường sản xuất hàng hoá, tiêu thụ rộng lớn, góp phần tích cực, hiệu quả vào thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mặc dù đã hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình, tuy vậy trong thời gian tới tiếp tục đặt ra yêu cầu đối với NHCSXH trong huy động vốn dân cư để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, của người nghèo, nhất là khi NHCSXH thực hiện thêm các nhiệm vụ cho vay mua nhà ở xã hội, tiếp tục phát triển tín dụng học sinh, sinh viên và các chương trình tín dụng ưu đãi khác. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khi làm việc với NHCSXH Việt Nam vào tháng 1 năm 2017 đã giao nhiệm vụ cho NHCSXH: “NHCSXH không thể chỉ dựa vào nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước hay tỉ lệ 2% số dư tiền gửi của các ngân hàng thương mại mà phải tìm ra cách thức huy động vốn từ thị trường”.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tác giả đã lựa chọn đề tài: "Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn tốt nghiệp của mình với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc tăng nguồn vốn tín dụng tại đơn vị.