1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Truyện Ngụ Ngôn Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Sáng Tạo Cho Học Sinh Lớp 7
Tác giả Trần Thúy Nga
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Hạnh Phương, TS. Nguyễn Phương Mai
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn văn – tiếng Việt
Thể loại Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 103,84 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2======ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn văn – tiếng ViệtMã số: 8140111DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGỤ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

======

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn văn – tiếng Việt

Mã số: 8140111

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGỤ NGÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO

CHO HỌC SINH LỚP 7

HỌC VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THUÝ NGA

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

======

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt

Mã số: 8140111

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGỤ NGÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO

CHO HỌC SINH LỚP 7

HỌC VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THUÝ NGA

Người hướng dẫn khoa học 1: TS Trần Thị Hạnh Phương

Người hướng dẫn khoa học 2: TS Nguyễn Phương Mai

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỉ XXI và cuộc cách mạng 4.0 đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức với tất cả các nước trên thế giới Internet đã đến gần với những nơi xa xôi nhất và dường như những thông tin trên khắp toàn cầu sẽ được biết đến sau một kích chuột Song song với một thời đại số hóa mạnh mẽ, một thời đại kinh tế dựa vào tri thức thay vì lao động chân tay là sự đòi hỏi một thế

hệ mới năng động, sáng tạo, tự chủ Bối cảnh trong nước và thế giới đặt ra yêu cầu và thách thức về một nền giáo dục sáng tạo Giáo dục từ chỗ hướng nội dung, coi trọng tri thức chuyển sang tập trung hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực người học Trong các năng lực nhiều nước chú trọng phát triển cho HS có năng lực sáng tạo Vì năng lực sáng tạo là một trong những năng lực cần thiết cho công dân của thế kỉ XXI Sáng tạo giúp hướng tới con người độc lập, tự chủ, tích cực, làm chủ trước mọi tình huống và những đổi thay của cuộc sống đang ngày càng trở nên phức tạp Xác định được điều đó Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ cũng đã khẳng định: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển NLST đồng thời là hành lang pháp lí và cơ hội rộng mở cho sự phát triển năng lực sáng tạo trong nhà trường

Dạy học đọc hiểu văn bản là yêu cầu hết sức quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đã coi đọc hiểu văn bản là một năng lực cần thiết đối với học sinh sau khi kết thúc chương trình trung học cơ sơ Đọc hiểu được coi là một năng lực công cụ giúp mỗi người đi tiếp, học tiếp suốt đời “ Đọc hiểu không chỉ là một yêu cầu của suốt thờ kì tuổi thơ trong nhà trường phổ thông mà nó còn là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình huống

Trang 4

khác nhau, trong mối quan hệ với những xung quanh, cũng như trong cộng đồng” Vì thế đọc hiểu được coi là một trong những năng lực cốt lõi cần có của một công dân được giáo dục tốt

Hầu hết mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông các nước đều chú ý đến việc hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu Nói cách khác, mục tiêu dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường không thể không đặt ra vấn đề đọc hiểu và phương pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh với các mức độ và yêu cầu khác nhau Thực trạng dạy và học trong trường phổ thông đã và đang bộc lộ nhiều bất cập Chương trình, sách giáo khoa hướng nội dung, nặng kiến thức hàn lâm, coi trọng lí thuyết ít thực hành, vận dụng Trong những năm gần đây cách dạy học trong nhà trường dù đã có những đổi mới song HS cơ bản vẫn tiếp thu thụ động, một chiều Giáo dục chưa thực sự khai thác được sự tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Do vậy như đã nói để có những người học sáng tạo cần một nền giáo dục sáng tạo và một sự đổi mới đồng bộ tất cả các khâu của quá trình dạy học từ nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá đến hình thức tổ chức dạy học Cũng như nhiều môn học khác, dạy học đọc hiểu VBVH trong nhà trường cũng không nằm ngoài thực tế đó Dù đã cố gắng đổi mới phương pháp song GV cơ bản vẫn thuyết trình, truyền thụ một chiều Việc dạy đọc hiểu VBVH nặng về phân tích, bình giảng, hướng nội dung kiến thức đáp ứng thi cử thay vì tổ chức hoạt động nhằm phát triển năng lực người học Cách dạy này cũng có những ưu điểm nhất định song về cơ bản GV làm việc là chính, chưa khai thác được sự tích cực, sáng tạo của người học HS không có cơ hội được bộc lộ tiếng nói của

cá nhân, được đưa ra cách hiểu từ những trải nghiệm của chính các em

Để đáp ứng yêu cầu của xã hội về đổi mới giáo dục phổ thông, nhà nước

ta đã đặt ra vấn đề: Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giảng dạy sang phát triển năng lực Thay vì thầy giảng – trò ghi, thì hiện tại giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, rèn luyện khả năng tự học tự thu thập thông tin một cách có hệ thống, có tư

Trang 5

duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực cá nhân, năng lực cộng tác làm việc.

Đó chính là xu hướng tất yếu trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Vì vậy, việc dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường là rất cần thiết Đặc biệt là các văn bản truyện đóng vai trò trong việc hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh

Xong, việc dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn trong giờ đọc hiểu chưa thực sự khai thác hết tiềm năng và năng lực của học sinh Trong quá trình nghiên cứu tôi thấy rằng giờ học sẽ thành công hơn khi người giáo viên tổ chức nội dung bài học qua một hệ thống câu hỏi theo đặc trưng thể loại, phương pháp dạy học đổi mới điều đó sẽ giúp cho học sinh tích cực, chủ động trong bài học, phát triên tư duy khi tham gia nêu câu hỏi, thảo luận và trả lời được các câu hỏi của giáo viên

Xuất phát từ thực tế và những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 7 ” làm đề tài nghiên cứu cho mình.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Từ trước đến nay, câu hỏi trong dạy học luôn được xem là một trong những cách thức tích cực hóa vai trò của người học Đó là một trong những công

cụ quan trọng để hướng dẫn người học chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng Trong chương trình Ngữ văn sau năm 2015, chương trình được xây dựng

theo hướng tiếp cận năng lực, hệ thống câu hỏi trong giờ Đọc hiểu văn

bản không đơn giản chỉ là hướng dẫn học sinh thu nhận kiến thức về nội dung

của văn bản mà còn phải hướng đến việc hình thành và rèn luyện năng lực đọc hiểu cho người học

Các nhà nghiên cứu nhiều nước trên thế giới đã hệ thống nhiều mô hình dạy học đọc hiểu, xây dựng phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại Với

đề tài này, tôi tập trung khai thác việc dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 7

Trang 6

Trong phạm vi cho phép có thể đề cập đến một số nghiên cứu sau:

Năm 2010, Luận án Dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể trong nhà trường trung học phổ thông của Nguyễn Thanh Bình nhằm xác

lập được mô hình dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể qua việc vận dụng một số cách thức tổ chức phương pháp dạy học, giảng bình và xây dựng hệ thống câu hỏi một cách khoa học và có hệ thống Từ đó tìm hiểu, đào sâu rút ra kết quả thực nghiệm sư phạm

Năm 2015, Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận ở trường trung học phổ thông của Lưu Thị Trường Giang đã đưa ra kết quả thực nghiệm

đã khẳng định tính khả thi của giải pháp đã đề ra Thực hiện theo nguyên tắc, PPDH, BPDH và quy trình dạy học mới, học sinh đã trở thành những chủ thể của quá trình học tập Học sinh hiểu văn bản, có hứng thú với văn bản, được mở rộng hiểu biết, rèn luyện tư duy, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, bước đầu có phương pháp tự học, tự đọc văn bản nghị luận Học sinh trân trọng, yêu quý các tác giả; nhận ra ý nghĩa sâu sắc, sống mãi với thời gian của những văn bản nghị luận có tính kinh điển đó trong thời đại mới

Năm 2017, Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp

4, 5 theo quan điểm giao tiếp của Đàm Thi Hòa bàn về sự khác biệt giữa giao

tiếp sư phạm và Giao tiếp văn học từ đó khẳng định việc tổ chức cho học sinh tiếp nhận văn học (đọc hiểu) là tổ chức cho học sinh giao tiếp với nhà văn thông qua văn bản văn học là điều cần thiết Đó là cuộc giao tiếp HS với người phát ngôn trong văn bản, với nhân vật, tình tiết, nghệ thuật trong văn bản giúp học sinh phát triển năng lực của bản thân

Các mô hình dạy đọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Năm 2016 của Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu đã viết chương

trình Ngữ văn ở Việt Nam sau 2015 sẽ là chương trình theo định hướng phát triển năng, giới thiệu và phân tích một số mô hình dạy đọc theo định hướng phát triển năng lực đang được sử dụng ở các quốc gia phát triển Việc tìm hiểu các

mô hình này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dạy đọc theo định hướng phát triển

Trang 7

năng lực để từ đó có thề xây dựng những mô hình dạy đọc phù hợp với thực tế Việt Nam Một trong số mô hình đó là mô hình dạy dạy học đọc hiểu ba giai đoạn giúp học sinh phát triển về năng lực tự học

Những nghiên cứu về năng lực sáng tạo và dạy học phát triển năng lực

sáng tạo Ở nước ngoài, vấn đề phát triển năng lực người học, đặc biệt là năng

lực sáng tạo trong dạy học được đề cập trong chương trình của nhiều quốc gia

và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Những nghiên cứu về sáng tạo thực sự được hồi sinh và phát triển bắt đầu từ thế kỉ XX với sự thức tỉnh của nhà tâm lí học người Mỹ J.P.Guilford Trong công trình nghiên cứu của mình, Guilford đã đưa

ra mô hình phân định cấu tạo trí tuệ gồm 2 khối cơ bản: trí thông minh và sáng tạo Ông xem sáng tạo là một thuộc tính của tư duy, là một phẩm chất của quá trình tư duy và nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động sáng tạo, xem sáng tạo là chỉ báo quan trọng hơn là trí thông minh về năng khiếu, tiềm năng của một người

“Sáng tạo học” (Heuristics) được nhà toán học Pappos (Hi Lạp) đặt nền móng vào thế kỉ thứ III Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về sáng tạo theo các góc độ triết học, ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lí học, Mỗi góc độ nghiên cứu có thể hướng đến một khái niệm sáng tạo khác nhau Tuy nhiên, điểm chung là các nhà nghiên cứu đều nhắc đến sản phẩm sáng tạo, gồm tính mới, tính giá trị và là dấu hiệu để phân biệt Như vậy, sáng tạo chính là hoạt động của con người tạo ra cái mới (ý tưởng, giải pháp, quan niệm hay sản phẩm, )

Năm 2020, bài báo Nghiên cứu luận Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học thông qua tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm của Nguyễn Thị Thanh Nga (Viện khoa học

Giáo dục Việt Nam) nghiên cứu về năng lực sáng tạo ở các lĩnh vực khác nhau xuất hiện khá nhiều trong những năm gần đây Các tác giả đã cố gắng làm rõ và đưa ra những định nghĩa về năng lực sáng tạo Một số tác giả cùng cho rằng:

“Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những cái mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người”.Hay có tác giả đưa ra ý kiến: “Năng lực sáng tạo

Trang 8

được xem là khả năng của một người sản sinh các ý tưởng mới, nhìn nhận vấn

đề theo cách mới, phát hiện cái mới trong cấu trúc cũ của sự vật hiện tượng để tạo ra các sản phẩm mới Sản phẩm của sáng tạo là ý tưởng, vật dụng mới, cấu trúc mới”

Huỳnh Văn Sơn cho rằng “năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những cái

mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người” Như vậy, đặc trưng của năng lực sáng tạo là khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

Nguyễn Thị Hồng Gấm cho rằng: “năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân thể

hiện ở chỗ cá nhân đó có thể mang lại những giá trị mới, sản phẩm mới có ý nghĩa Người có năng lực sáng tạo phải có tư duy sáng tạo” Như vậy, năng lực sáng tạo biểu hiện rõ nét nhất ở khả năng tư duy sáng tạo, là đỉnh cao nhất của quá trình hoạt động trí tuệ của con người

Tác giả Hoàng Thị Thúy Hương cho rằng: “NLST là NL tìm thấy những

ý nghĩa mới, những mối quan hệ mới, những ý tưởng mới, là NL chứa đựng sự khám phá, sự phát minh, sự đổi mới độc đáo khi giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.”

Theo tác giả Phạm Thị Bích Đào: “NLST là khả năng thực hiện được

những điều sáng tạo, là quá trình hình thành những ý tưởng mới, tạo ra sản phẩm mới hoặc đưa ra những cách thức mới nhận xét sự vật NLST của mỗi cá nhân thể hiện ở chỗ cá nhân đó có thể mang lại những giá trị mới, những sản phẩm mới có ý nghĩa”

Một số luận án tiến sĩ trong những năm gần đây đã bắt đầu nghiên cứu về năng lực sáng tạo ở các môn học Các tác giả cũng đã nỗ lực đưa ra những định nghĩa của mình về năng lực sáng tạo Trong đó, có thể kể đến Hoàng Thị Thúy Hương (2015), Phạm Thị Bích Đào (2014), Đặng Thị Thu Huệ (2019)… Tuy cách diễn đạt có phần khác nhau nhưng các quan niệm trên đã có những điểm chung trong nỗ lực định nghĩa về năng lực sáng tạo với các từ chìa khóa như: khả năng làm ra cái mới; sự riêng biệt, độc đáo; tạo ra ý tưởng, giải pháp, hiệu quả, hữu ích… Trên cơ sở quan niệm về năng lực và những nghiên cứu về năng

Trang 9

lực sáng tạo, tôi cho rằng: Năng lực sáng tạo là thuộc tính của cá nhân, dựa trên

sự huy động kiến thức, kĩ năng và những yếu tố khác như hứng thú, niềm tin, ý chí để làm ra cái mới gồm ý tưởng mới, giải pháp mới, sản phẩm mới ở những mức độ khác nhau trong những tình huống học tập và cuộc sống theo một cách riêng biệt, mới mẻ và có hiệu quả

Bên cạnh đó, để áp dụng phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 7 là một đề tài mới Đề tài này hướng người dạy và người học theo đúng hướng Bởi truyện ngụ ngôn có những đặc trưng riêng khác với những thể loại khác và đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, tìm hiểu và đưa ra quan điểm cá nhân của mình

Tạp chí khoa học – Trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Thị Thu Trang cho rằng: “Truyện ngụ ngôn là thể loại văn

học dân gian hay, độc đáo, có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu Áp dụng phương pháp lịch sử cùng với các thao tác so sánh, phân tích, bài viết xác lập cái nhìn tổng quát về quá trình sưu tầm, biên soạn, khảo cứu truyện ngụ ngôn Việt Nam; nhấn mạnh đến những đóng góp, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục khai thác ở các công trình; thông qua đó, hiểu được bước phát triển trong việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu truyện ngụ ngôn Từ những cơ sở trên, bài viết góp phần khẳng định thành quả

mà folklore học Việt Nam đã đạt được và nêu những vấn đề cần tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu thể loại này ở Việt Nam.”

Trong tạp chí giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Thắng khảo sát về đặc trưng của truyện ngụ ngôn L.Tonxtoi cho rằng: “Truyện ngụ ngôn của L.

Tônxtôi mang cảm hứng đến người đọc ở nhiều độ tuổi khác nhau bởi cả hai cảm giác lạ lẫm và quen thuộc Đầu tiên, nó ngắn gọn, xúc tích: nội dung chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, đa chiều Điều này được sáng tác bởi cách sáng tạo ngụ ngôn độc đáo của nhà văn: làm mới kết cấu truyện bằng việc cắt bỏ phần nêu bài học triết lí Dĩ nhiên, tác phẩm cho trẻ của L Tônxtôi rất giàu giáo dục

tư tưởng nhân văn, cái mà có ý nghĩa to lớn cho trẻ từ phần lớn những tình

Trang 10

huống đơn giản nhất của những câu truyện cuộc sống thật Điều này đã tạo nên bậc thầy về mức độ trí tuệ của L Tôntôi mà ít ai sánh kịp.”

Từ những nghiên cứu trên, có thể khẳng định rằng việc dạy học đọc hiểu truyện ngụ ngôn là vấn đề không hề mới Nhưng để có một giáo trình đầy đủ nhất về quan niệm truyện ngụ ngôn, năng lực sáng tạo, hệ thống câu hỏi trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thì hiện nay vẫn chưa có Đây là một vấn đề hoàn toàn mới mà đề tài tôi quan tâm

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn này là tìm biện pháp tác động vào quá trình dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo hướng phát triển năng lực sáng tạo tạo ra hướng chủ động, tích cực cho học sinh khi học đọc hiểu văn bản truyện

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ lâu nay, vấn đề dạy học đọc hiểu văn bản truyện luôn được quan tâm Đặc biệt ở thời điểm hiện tại của đổi mới giáo dục thì dạy học đọc hiểu phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh trung học phổ thông đang được coi là vấn đề thời sự Nếu luận văn xây dựng phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn phù hợp với đặc trưng của truyện, với trình độ, khả năng của học sinh thì sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của giờ học văn bản truyện ngụ ngôn nói riêng và môn Ngữ văn nói chung

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Tổng hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở để rút ra những luận điểm quan trọng

về vấn đề này

- Xác định khái niệm đọc hiểu, dạy học đọc hiểu, năng lực sáng tạo, truyện ngụ ngôn…

Ngày đăng: 20/05/2024, 14:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w