1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong môn toán 6 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cũng chính nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, em đã hoàn thiện báo cáo chuyên môn với đề tài: “Ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong môn Toán 6 nhằm phát triển năng lực tự

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau khoảng thời gian Thực tập Sư phạm 3, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô và nhà trường Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô của trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Sư phạm đã tạo cơ hội và khiến cho khoảng thời gian thực tập sư phạm của em trở thành một trải nghiệm học tập và phát triển đầy ý nghĩa

Đầu tiên và quan trọng nhất, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô trong khoa và đặc biệt là cô Nguyễn Thị Xiêm – giảng viên dẫn đoàn, người đã dành thời gian, kiến thức của mình để hướng dẫn và hỗ trợ cho em trong khoảng thời gian thực tập Cũng chính nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo,

em đã hoàn thiện báo cáo chuyên môn với đề tài: “Ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong môn Toán 6 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh”

Trong quá trình thực tập, em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô ban giám hiệu Trường THCS Thành Công cùng cô Nguyễn Thu Huyền chủ nhiệm lớp 6A6 và đồng thời là giáo viên hướng dẫn chuyên môn Toán đã tạo cơ hội cho em được học tập, vận dụng những kiến thức đã học và xây dựng kinh nghiệm thực tiễn Sau thời gian thực tập này, em đã có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức quý báu và trưởng thành nhiều hơn Những kiến thức mà em được học hỏi sẽ là hành trang ban đầu cho quá trình làm việc của em sau này Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên bài báo cáo khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Giáo sinh

Đặng Phương Trang

Trang 2

1 Nội dung và những kết quả nghiên cứu của đề tài: 10

1.1 Quá trình hình thành 10

1.2 Nội dung giải pháp 11

1.3 Hiệu quả giải pháp 27

2 Đánh giá kết quả thu được 29

2.1 Tính mới, tính sáng tạo 29

2.2 Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp 30

IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ LUẬN 31

Trang 3

TÓM TẮT BÁO CÁO CHUYÊN MÔN

Cuộc các mạng khoa học kỹ thuật c a thủ ế giới hiện nay đã làm cho lượng thông tin khoa h c nói chung và toán họ ọc nói riêng tăng như vũ bão Làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn vốn ti m tàng trong giáo dề ục: khối lượng kiến thức tăng “siêu tốc” với quỹ thời gian h c tọ ập ở nhà trường có hạn; giáo dục cần cập nhật ngay được với những kiến thức hiện tại, nhưng để đưa kiến thức đó vào chương trình học tập cần ph i cả ố một thời gian khá lớn Một giải pháp quan trọng đó là đổi m i mô hình d y hớ ạ ọc S phát ựtriển m nh mạ ẽ CNTT & TT đã tác động tr c ti p t i giáo dự ế ớ ục Trong đó, E - learning là mức độ cao nhất của việc ứng d ng CNTT & TT trong dụ ạy - h c Tuy ọnhiên, có thể thấy r ng, E - ằ learning vẫn không th thay th vai trò chể ế ủ đạo c a các ủhình th c d y h c trên l p, máy tính vứ ạ ọ ớ ẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được ph n ấtrắng, bảng đen cũng như hoạt động nhóm, ảnh hưởng nhóm trên l p ở ớ Vì v y,ậ mô

hình l p hớọc đảo ngược ra đời là m t s thay th phù hộựếợp ớ ựv i s phát triển

theo các PPDH mới hiện nay

Với lớp học đảo ngược, HS sẽ là trung tâm, HS xem trước bài giảng, tự chủ động khám phá kiến thức ở nhà và đến lớp để trao đổi, thảo luận với GV, bạn bè để hiểu vấn đề một cách sâu, rộng hơn Trong mô hình lớp học đảo ngược, HS sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe GV giảng dạy trên lớp) Từ đó sẽ giúp các em phát triển nhiều năng lực sáng tạo, tư duy, giải quyết vấn đề, và quan trọng nhất là năng lực tự học cho bản thân mình

Trang 5

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới đang bước vào thế kỷ của sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ Cả nhân loại đang tiến tới kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức nền kinh - tế có hàm lượng chất xám sẽ chiếm phần lớn sản phẩm Do đó, giáo dục phải luôn không ngừng cập nhật, đổi mới để có thể nâng cao dân trí, đồng thời đào tạo ra nguồn nhân lực có năng lực phù hợp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tri thức nói riêng và của toàn xã hội nói chung Theo yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục thì đổi mới nội dung, phương pháp, đánh giá là rất cần thiết Đặc biệt, quan trọng hơn là đổi mới về PPDH theo hướng dạy học phát triển năng lực nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có tư duy khoa học, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội Mục đích giáo dục tại các quốc gia hiện nay không chỉ thuần túy là truyền thụ kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy mà còn đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới và cách giải quyết vấn đề mới Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi năm 2009) nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”

Trong thời gian qua, đã có không ít các công trình nghiên cứu về PPDH mới có hiệu quả, theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học Một số phương pháp mới đã được áp dụng, tuy nhiên chất lượng dạy học trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục Xuất phát từ thực trạng dạy và học Toán là môn học có ứng dụng rất nhiều và có mặt trực tiếp trong các lĩnh vực của cuộc sống, có liên quan đến nhiều rất ngành nghề trong xã hội Đây là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các PPDH tích cực, phát triển năng lực cho người học Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết

Trang 6

môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM, ngòa ra môn toán còn là một trong những môn học cực kỳ quan trọng đối với các em HS trong các kỳ thi tốt nghiệp, Đại học Trong các tiết học GV thường chỉ áp dụng các phương pháp truyền thống như truyền đạt kiến thức còn HS thì thụ động tiếp thu kiến thức, học thuộc lý thuyết thuần túy từ đó, đôi khi tạo cảm giác nhàm chán Các PPDH tích cực chưa được áp dụng nhiều cũng một phần là do điều kiện cơ sở vật chất ở các trường phổ thông chưa được tốt, CNTT chưa được sử dụng nhiều trong các tiết dạy

Xuất phát từ đặc điểm trên, dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược “Flipped Classroom” là cần thiết cho sự thay đổi này Lớp học đảo ngược là một dạng lớp học mà ở đó người học tiếp thu nội dung bài học trực tuyến qua việc nghiên cứu các video, các bài giảng ở nhà, còn bài tập về nhà hay bài tập thực hành thì GV và HS sẽ cùng thảo luận, giải quyết ở trên lớp thay vì GV giảng bài trên lớp sau đó người học thực hành ở nhà Với mô hình này, sự tương tác giữa người dạy và người học được cá nhân hóa hơn, phát huy hết năng lực của người học Thay vì giảng bài như thường lệ, công việc chính của người dạy là hướng dẫn Với người học, thay vì tiếp thu thụ động thì sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học Nói một cách khái quát, mô hình này giúp người học phát huy và rèn luyện khả năng làm chủ quá trình học tập của chính bản thân, không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức Hiện nay, mô hình lớp học này đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được áp dụng nhiều ở cấp THCS Với những tất cả lý do trên,emchọn

nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong môn Toán lớp để 6

phát triển năng lực tự học cho học sinh”

2 Mục tiêu của đề tài

Nhằm thay đổi tư duy, phương pháp học của HS với việc học tập theo lối tư duy cũ “ đọc chép”, “ghi chép” và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì - -GV viết, trình bày trên bảng, chưa có thói quen chủ động thọc tập nghiên cứu Phát triển các năng lực của HS theo chương trình mới của bộ giáo dục

Trang 7

3 Phạm vi của đề tài

Được thực hiện từ tháng /2023 đến tháng 2 3/2023 tại trường THCS Thành Công, áp dụng lớp 6A6 (số lượng HS 48): GV tổ chức tiến trình DH sử dụng phương pháp mô hình đảo ngược

Trang 8

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lí luận

Với sự thay đổi, cải cách giáo dục mạnh mẽ trong những năm gần đây, thì việc áp dụng các PPDH mới nằm nâng cao chất lượng dạy và học và điều cần thiết trong các cấp học nói chung và cấp THPT nói riêng Trong đó mô hình lớp học đảo ngược là một mô hình giáo dục tiên tiến được ứng dụng dựa trên sự phát triển của công nghệ E-Learning và phương pháp đào tạo hiện đạ Các lớp học đảo ngược mô tả i một “sự đảo ngược của giáo dục truyền thống”, nơi HS được tiếp xúc với nguồn thông tin mới bên ngoài lớp học, thường là thông qua việc đọc hoặc xem bài giảng, xem video và sau đó thời gian học được sử dụng để làm các công việc lĩnh hội kiến thức mang tích thách thức thông qua các chiến lược như giải quyết vấn đề, thảo luận hoặc tranh luận

Sự khác nhau giữa lớp học đảo ngược với lớp học truyền thống ở cách tổ chức và quy trình thực hiện Nếu ở lớp học truyền thống, GV là trung tâm, HS đến lớp học bài mới dưới sự giảng dạy của GV và sau đó về nhà làm bài tập thì ở lớp học đảo ngược, HS sẽ là trung tâm, HS xem trước bài giảng, tự chủ động khám phá kiến thức ở nhà và đến lớp để trao đổi, thảo luận với GV, bạn bè để hiểu vấn đề một cách sâu, rộng hơn Trong mô hình lớp học đảo ngược, HS sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe GV giảng dạy trên lớp)

Trang 9

Theo chương trình phổ thông mới của bộ giáo dục, Toán là một trong những môn có thời lượng nhiều nhất, nội dung môn Toán thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát Do đó, để hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở trường phổ thông cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể, trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh luôn có cơ hội sử dụng các phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là máy tính điện tử và máy tính cầm tay hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề toán học Ngoài ra Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các PPDH tích cực trong đó có mô hình lớp học đảo ngược, để nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tự học cho người học

2 Cơ sở thực tiễn

Mô hình l p hớ ọc đảo ngược đã được áp d ng r ng rãi trên toàn th gi i và thành ụ ộ ế ớcông nhất ở M vỹ ới việc đã số các trường trung học và đại học sử d ng cho HS, SV ụMô hình l p hớ ọc đảo ngược đòi hỏi GV ph i thi t kả ế ế được các bài giảng điện t ử(E-learning) hoặc các tài li u s , video, tranh ệ ố ảnh, để ử g i cho các em HS nghiên cứu học tập, tìm hiểu tại nhà trước mỗi buổi học trên lớp Tuy nhiên, đối với một số GV thì vi c s d ng các công c ph n mệ ử ụ ụ ầ ềm để thiết k , lên k ch b n, quay video, ế ị ảcắt ghép ch nh sỉ ửa video,… là điều r t khó, c n ph i có thấ ầ ả ời gian để ọ h c t p và ậnghiên c u ứ Đố ới HS thay đổi v i mô hình h c t p sọ ậ ẽ làm các em lúc đầu c m thả ấy b ngỡ ỡ và khó khăn, thay vì vi c h c t p các ki n th c m i trên l p và luy n t p tệ ọ ậ ế ứ ớ ớ ệ ậ ại nhà, thì bây gi các em ph i chờ ả ủ động nghiên c u tìm hi u các bài h c tứ ể ọ ại nhà trước và sau đó lên lớp trao đổi các kiến thức để có thể nắm bắt kiến thức một cách triệt để, vì vậy GV phải là ngườ ịnh hướng, hưới đ ng dẫn các em h c và làm quen v i mô ọ ớhình m i này ớ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng của các lớp emgi ng dả ạy trong nhà trường, đề xu t các gi i pháp nh m nâng cao chấ ả ằ ất lượng giáo d c bụ ộ môn Toán cho học sinh để m i ngày hỗ ọc sinh càng yêu và vui hơn khi đến trường Từ đó, em lựa ch n nghiên cứu cọ ủa đề tài này là Ứng dụng mô hình lớp

Trang 10

III NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Nội dung và những kết quả nghiên cứu của đề tài : 1.1 Quá trình hình thành

Hiện nay, trường THCS Thành Công đã và đang dần đổi mới tư duy dạy học và phương pháp dạy học hay đổi dần cách dạy học theo lối thầy đọc, trò chép HS, t có cơ hội phát huy năng lực tự học, tự khám phá và nghiên cứu tuy nhiên vẫn còn, một số học sinh lười học, không hứng thú với môn học, thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ trong giờ học

Toán là một môn học cực kỳ quan trọng, nhằm giúp học sinh phát huy năng lực học tập tích cực môn học này là một việc làm hết sức cần thiết của mỗi giáo viên Để thực hiện tốt việc giúp học sinh phát huy năng lực tích cực trong học tập, em phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học Toán”; sách giáo khoa, sách giáo viên môn Toán

- GV thiết kế bài giảng, video, chia sẻ tài liệu ở nhà đưa lên mạng, gửi cho các em HS

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó có hướng điều chỉnh và bổ sung những thiếu sót kịp thời trong thiết bị số để giúp các em hoàn thiện hơn trong việc lĩnh hội kiến thức môn học

Theo lớp học truyền thống, mỗi bài học trên lớp đều có lượng thời gian nhất định HS chưa nắm vững sẽ không có thêm thời gian để kịp hiểu bài Nguyên tắc học nắm vững kiến thức loại bỏ cách tiếp cận trên, thay vào đó yêu cầu mỗi HS nắm vững bài học trước khi chuyển sang bài khác Do đó, Em nhận thấy việc thử nghiệm áp dụng mô hình lớp học đảo ngược là điều hết sức cần thiết thay vì các buổi học , trên lớp chỉ là đọc chép thì sẽ là những cuộc thảo luận sôi nổi, mà qua đó giúp học - HS dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng và hình thành cho HS các năng lực sáng tạo và điều đặc biệt hơn cả là thông qua việc tự tìm tòi vận dụng giải quyết một số vấn đề bài học sẽ giúp HS hứng thú hơn trong học tập

Trang 11

1.2 Nội dung giải pháp

Mô hình lớp học đảo ngược giúp người học có trách nhiệm hơn cho việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu kĩ hơn, sâu hơn nội dung cốt lõi một cách độc lập hoặc theo nhóm trước khi tiếp cận với bài học trên lớp Điều này cho phép tạo ra các cơ hội để người học có thể áp dụng các kiến thức và kỹ năng cho một loạt các hoạt động sử dụng tư duy bậc cao hơn Việc “đảo ngược” các hoạt động truyền thống cho phép hướng đến nhiều đối tượng trong cùng một thời điểm, mang tính hỗ trợ và thúc đẩy hơn là điều tiết quá trình dạy học (điều thường diễn ra trong dạy học truyền thống) Mô hình này làm tăng cơ hội khám phá, làm rõ các khái niệm mới trên cơ sở tổng hợp và phân tích dữ liệu, thông tin, hình thành và phát triển kĩ năng dựa trên việc ứng dụng kiến thức có thể tích lũy được trong các giờ học giáp mặt (face-to face) trên lớp,

Bên cạnh đó, mô hình còn cung cấp nội dung chương trình học tập một cách có định hướng, tối ưu hóa thời gian ở lớp GV xác định rõ nội dung và mục đích bài học cho HS, từ đó HS chủ động khám phá, trải nghiệm và lĩnh hội Từ đó làm tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS phù hợp với định hướng phát triển năng lực ở HS

1.2.1 Xây dựng quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học của HS

Khi thiết kế mô hình cần có các nội dung học tập phù hợp và đa dạng, nội dung các video bài giảng, các học liệu vừa sức để HS có thể nghiên cứu, tìm hiểu và học tập Sau quá trình nghiên cứu em rút ra được quy trình xây dựng mô hình lớp học đảo ngược như sau:

Trang 12

Bước 1: Xây dựng nhóm học tập

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, có rất nhiều các phần mềm kết nối trực tuyến mọi người với nhau như: facebook, messenger, zalo, viper, zoom Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn tạo một nhóm dành riêng cho chuyên đề học tập, GV và HS có thể nhắn tin trao đổi học tập, giao nhiệm vụ,

Ở đây em sử dụng phần mềm zalo để tạo nhóm và chia sẻ tài liệu học tập

Bước 2: Xây dựng các bài giảng, học liệu và chia sẻ tới HS

Đối với mô hình lớp học đảo ngược, các bài giảng điện tử và học liệu số là một trong những yếu tố quan trọng để các em HS có thể tự nghiên cứu các bài học tại nhà, do đó việc xây dựng các bài giảng và học liệu số, giáo viên phải biết lựa chọn các nội dung, kiến thức sao cho đúng chương trình của SGK và phải phù hợp với lứa tuổi sử dụng của HS

Hiện nay, với bài giảng Elearning các em HS sẽ có những trải nghiệm bằng ví dụ trực quan bằng các hình ảnh, âm thanh, thí nghiệm ảo và hơn hết các em HS , có thể tương tác trực tiếp để nắm bắt được những kiến thức mới dễ dàng, hiệu quả hơn, ngoài ra là những bài giảng đã được thiết kế dựa trên chương trình SGK nên hoàn toàn đảm bảo về nội dung kiến thức của bài học Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì ngoài bài giảng elarning trên hệ thống internet cũng có rất nhiều nguồn kiến thức khác các em đều có thể học tập và tìm hiểu.

Ví dụ một số hình nh v các ngu n ki n th c ảềồếứ

Nguồn Violet.com

Trang 13

Nguồn youtube.com

Tài liệu số tự thiết kế

Ngoài còn có rất nhiều nguồn khác Tuy nhiên, để đảm bảo kiến thức cho các , em sử dụng em đều có kiểm tra nội dung bài học của các nguồn, khi đã đảm bảo được các kiến thức em sẽ gửi vào nhóm zalo để các em tìm hiểu

Trang 14

Bước 3: Đưa ra nhiệm vụ và các câu hỏi để hướng dẫn HS tự nghiên cứu

Với việc thay đổi phương pháp học sẽ dẫn đến việc các em HS có thể mất phương hướng và chưa quen với cách học mới, do đó GV sẽ là người đặt ra lộ trình và hướng dẫn các em HS bằng cách giao các câu hỏi và đưa ra các nhiệm vụ để các em HS hoàn thành Ngoài ra GV hoàn toàn có thể đưa ra thời hạn nghiên cứu để kiểm soát quá trình tự học tại nhà của HS, giúp tránh sự xao nhãng vào các chương trình khác trên mạng Internet

Học sinh tự học ở nhà

Trang 15

Trước mỗi bài học trên lớp, em giao nhiệm vụ cho HS như: tìm hiểu các nội dung bài học và nghiên cứu các thí nghiệm, tìm hiểu các khái niệm và hoàn thành các câu hỏi trong bài tập Quiz của Quizzi Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ, các em sẽ phải tổng hợp lại toàn bộ kiến thức của mình học được ra giấy trong đó bao gồm các kiến thức đã tìm hiểu được và các câu hỏi dành cho những phần chưa hiểu để đến tiết học trên lớp các em có thể đặt vấn đề

Bước 4: Tổ chức hoạt động trên lớp

Đây sẽ là nơi để HS thảo luận sôi nổi về các vấn đề trong bài học sau khi đã tự nghiên cứu tìm hiểu tại nhà, GV sẽ tổng quan lại kiến thức trên lớp và giải đáp những thắc mắc chung của cả lớp Đặc biệt là trong thời gian 45 phút trên lớp, GV sẽ định hướng HS tiếp cận với những bậc nhận thức cao hơn thông qua xây dựng các dự án và các thí nghiệm thực tế

Trang 16

Ảnh hoạt động trên lớp

Chúng ta có thể khai thác những kiến thức của các em đã tự tìm hiểu ở nhà bằng các thông qua các trò chơi, các câu hỏi đó vui, từ đó tạo sự hứng thú trong bài học hơn, ngoài ra sẽ cũng sẽ có những phần hỗ giải đáp những khó khăn hay những phần kiến thức khó có thể thông qua những cuộc trao đổi, tranh luận giữa các nhóm trên lớp và cuối cùng giáo viên sẽ là người tổng kết và chốt lại kiến thức cho các em

Bước 5: Nhận xét và đánh giá mức độ học tập

Đây là bước cuối cùng, GV sẽ đánh giá kết quả học tập của bài học để phân loại các em học tốt hơn và học kém hơn, từ đó có những điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp hơn với các em HS ví dụ như: ghép cặp các HS hiểu bài tốt hơn với các HS kém hơn để các em có cơ hội trao đổi, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau,

Trang 17

1.2.2 Ví dụ tiết dạy minh họa

Tên bài dạy: BÀI 33: ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM TIA (Tiết 2)

Phương pháp và kỹ thuật dạy học:

- Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

- Kỹ thuật dạy học: vấn đáp, giảng giải, câu não, thảo luận nhóm

Phương tiện dạy học:

- Ở nhà : Sử dụng máy tính kết nối internet để tải bài giảng điện tử, học liệu số, video,

- Trên lớp: SGK, phấn, bảng, giáo án, máy tính, máy chiếu

- Vẽ được tia khi biết tia gốc và một điểm mà tia đi qua.

Các lý thuyết cần ghi nhớ trong bài:

- Tia: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là tia gốc O Điểm O là gốc của tia.

- Tia đối: Như hình vẽ trên, điểm O là gốc chung của Ox, Oy Hai tia ghép lại

thành 1 đường thẳng Khi đó, ta gọi là 2 tia đối nhau - Tia trùng nhau:

Cho tia Ax, lấy điểm M thuộc tia Ax và khác điểm A Tia Ax và tia AM là hai tia trùng nhau

Lưu ý: Khi đọc và viết tia, ta luôn đọc (viết) gốc của tia trước.

Trang 18

Bước 2 Các hoạt động ở nhà (GV gửi tài liệu và giao nhiệm vụ cho các em HS nghiên cứu bài học

* Về giáo viên:

- Giáo viên gửi các tài liệu liên quan đã được kiểm tra nội dung theo đúng kiến thức chương trình của “Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm Tia (Tiết 2)” vào trong

nhóm Zalo để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể:

Video bài giảng điện tử về “Điểm nằm giữa hai điểm Tia”

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=yawdyYf62IY

Tài liệu số về khái niệm và các bài tập luyện tập

Trang 19

Nguồn: GV tự thiết kế

- Sau khi gửi tài liệu GV giao các nhiệm vụ cho HS:

a Chia lớp thành các nhóm nhỏ để học tập b Tìm hiểu lý thuyết:

+ Tìm hiểu được định nghĩa về tia + Phân biệt được tia đối và tia trùng nhau c Làm các bài tập:

+ Hoàn thành hết các bài tập Quizizz trong phần tài liệu số mà GV đã gửi + Thực hành vẽ lại theo hướng dẫn vẽ hình ở từng phần

Trang 20

Bước 3 Các hoạt động trên lớp: 1 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ a) Mục tiêu:

- Nhắc lại nội dung kiến thức đã được học ở bài trước - Dẫn dắt kiến thức vào bài mới

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: : HS lắng nghe và tiếp thu được d) Tổ chức thực hiện:

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

Cho hai đường thẳng ab; xy và 4 điểm chưa được đặt tên

Hãy điền các chữ cái O; A; M; N vào đúng vị trí trong hình biết rằng:

(1) Điểm C không nằm trên đường th ng ẳnào

(2) Điểm M chỉ nằm trên 1 đường thẳng (3) O là giao điểm của 2 đường thẳng(4) Điểm N nằm cùng phía với O và M

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS làm bài trong thời gian 3 phút.

Trang 21

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV yêu cầu 2 HS lên làm bài- HS cả lớp theo dõi và chữa bài.- Gọi 3 HS mang vở lên chấm

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình dHình c - ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong môn toán 6 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
Hình d Hình c (Trang 41)
BẢNG ĐÁP ÁN - ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong môn toán 6 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
BẢNG ĐÁP ÁN (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w