1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tốt nghiệp đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập tại tỉnh phú thọ wb8

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Nhanh Tiến Độ Giải Ngân Trong Dự Án Sửa Chữa Và Nâng Cao An Toàn Đập Tại Tỉnh Phú Thọ (WB8)
Tác giả Phạm Hoàng Nam
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Hà
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính Quốc tế
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Việt Trì
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 5,25 MB

Nội dung

Để phát triển nền kinh tế trongthời gian tới thì trước hết chúng ta cần phải: xây dựng cơ sở hạ tầng vữngmạnh, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu, phát triển khoa họccông n

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

“ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN TRONG DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP TẠI TỈNH PHÚ THỌ (WB8)

Sinh viên thực tập Phạm Hoàng Nam

Giảng viên hướng dẫn TS Lê Thanh Hà

Đơn vị thực tập Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Phú ThọThời gian thực tập 17/12/2018 – 25/05/2019

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN ODA

Trang 2

1.1 Khái quát về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

1.1.1 Khái niệm về hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA):

- Theo cách hiểu chung nhất, ODA (tên gọi viết tắt của Official DevelopmentAssistance) là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi( cho vay dài hạn với lãi suất thấp của Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liênhợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF,ADB, WB ) dành cho các nước nhận viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãisuất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD nếu ODA là khoản vay ưuđãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên) Về thực chất, ODA là sự chuyểngiao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là mộtnguồn lực từ bên ngoài

- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ Việt Nam chỉ rõ:

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữaNhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tàitrợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức song phương và các tổ chức liên quốc giahoặc Chính phủ

1.1.1.1 Đặc điểm của ODA.

• Tính ưu đãi

ODA là nguồn vốn vay ưu đãi, không phải là vốn vay mang tính thương mại, nêntrong tổng số vốn vay bao giờ cũng có hai phần Một phần là cho không, chiếm ítnhất 25% khoản vay,còn lại là phần ưu đãi cho vay với lãi suất thấp hoặc không cólãi suất Ví dụ như lãi suất ODA của Nhật Bản thường dao dộng từ 0,75-2,3%/năm,mức lãi suất của WB là 0%/năm nhưng phải trả phí dịch vụ là0,75%/năm, lãi suất của ADB thường từ 1-1,5%/năm.Vốn ODA có thời gian vaydài hạn (25-40 năm) kèm theo thời gian ân hạn dài (8-10 năm)

Trang 3

• Vốn ODA có tính ràng buộc

Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể làràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị Thôngthường, các ràng buộc kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấpthiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ Nguồn vốnODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước việntrợ Viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tai song song Thứ nhất, nó thúcđẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển: thông quaviệc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển, từ đó có thể mở mang thị trường tiêuthụ sản phẩm và thị trường đầu tư Mục tiêu thứ hai, thông qua viện trợ, các nướcviện trợ tăng cường vị thế chính trị của mình: xác định vị thế và ảnh hưởng chínhtrị của mình tại các nước tiếp nhận ODA Viện trợ của các nước phát triển khôngchỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập

và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ Những nước cấptài trợ đòi hỏi nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp vơílợi ích của bên tài trợ Khi nhận viện trợ các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡngnhững điều kiện của các nhà tài trợ không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất nhữngquyền lợi lâu dài Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnhthổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng

có lợi

- ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ

Vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp vào sản xuất, nhất là cho xuất khẩutrong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ Mặt khác, do tính chất ưuđãi khi tiếp nhận vốn nên ban đầu gánh nặng nợ nần chưa xuất hiện, nếu không sửdụng hiệu quả ODA sẽ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau thời gianlại lâm vào tình trạng nợ nần do không có khả năng trả nợ Khi trả nợ thì ngườiphải trả lại là thế hệ sau, vì vậy nó kìm hãm khả năng phát triển lâu dài của nguồn

Trang 4

vốn trong nước Do đó, khi hoạch định chính sách sử dụng ODA cần phải phối hợpvới các loại nguồn vốn để tăng cường kinh tế và khả năng xuất khẩu.

• ODA là nguồn vốn không ổn định

Các nhà tài trợ chính ODA là các nước thuộc nhóm OECD, đây là nhóm nước pháttriển nhất thế giới như các tổ chức phi chính phủ như UNDP, WB, ADB, IMF, vàcác tổ chức khác cũng do nhóm các nước này chi phối, đóng góp và có ảnh hưởnglớn Những năm gần đây, do khủng hoảng kinh tế cũng như các nước OECD đangphải đấu tranh để kiểm soát thâm hụt ngân sách và kiềm chế gia tăng của chi tiêucủa Chính phủ nên khối lượng ODA có giảm sút Mặc dầu viện trợ cho nước ngoàichiếm một phần rất nhỏ của ngân sách nhưng nó cũng nằm trong nội dung đầu tiêncần phải cắt giảm

1.1.1.2 Vai trò của ODA.

Đối với nước ta, dù đã có nhiều đổi mới sau nhiều năm mở của hội nhập nhưngnếu so sánh các chỉ số phát triển như GDP, GNP, IQ, việc làm , thu nhập vv thì chúng ta còn quá thấp kém so với thế giới Để phát triển nền kinh tế trongthời gian tới thì trước hết chúng ta cần phải: xây dựng cơ sở hạ tầng vữngmạnh, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu, phát triển khoa họccông nghệ để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước phát triển, hướng tới xuấtkhẩu, tạo ra một cơ chế quản lý chặt chẽ, hợp lý đồng thời phát huy tinh thầnquần chúng trong Nhân dân

Vai trò của nguồn vốn ODA được thể hiện như sau:

Đối với các nước tiếp nhận:

- Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếuvốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ choquá trình phát triển kinh tế - xã hội ODA mang lại nguồn lực cho đất nước

- Thứ nữa, theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triểnnhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự

Trang 5

tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tựduy trì và phát triển.

- Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc

tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA

- ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ cóthể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn củacác tổ chức tài chính quốc tế mang lại

- ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móngcho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp

cơ sở hạ tầng về kinh tế

- ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương vàvùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cảithiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường Đồngthời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầngnông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo

- ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nângcao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanhnghiệp

- Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máymóc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từcác nước phát triển Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ cóthêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được

sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này

Ngoài ra, ODA có các vai trò khác như:

+ Nhằm giải quyết những vẫn đề khó khăn trước mắt mang tính cấp bách.+ Góp phần đổi mới đất nước, thực hiện các chính sách , chiến lược pháttriển kính tế

Trang 6

+ Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở

hạ tầng vv

+ Vai trò hợp tác và phát triển với bạn bè Quốc tế

+ Dựa vào nguồn vốn ODA để thực hiện những chương trình, các chínhsách, kế hoạch quan trọng của nhà nước

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển SXKD

+ Thông qua vai trò của các đối tượng, chủ thể tác động để làm rõ vai tròcủa nguồn vốn ODA

+ Góp phần quan trọng để điều tiết, làm cân bằng nền kinh tế, cân bằng cáncân thanh toán, quản lý Đất nước

Nguồn vốn ODA thực sự quan trọng khi đất nước ta đang trong thời kỳ đổimới, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa Nhưng không phải lúc nàochúng ta cũng có thể phát huy tối đa vai trò của nó đối với nền kinh tế , bởitrong quá trình thực hiện các chương trình, các Dự án ODA, hiệu quả thựchiện còn chịu sự tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác

1.1.2 Phân loại ODA.

Tuỳ theo phương thức phân loại mà ODA được xem có mấy loại:

1.1.2.1 Phân theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại.

- Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhậnkhông phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sựthoả thuận trước giữa các bên

Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng: Hỗ trợ kỹ thuật

và viện trợ nhân đạo bằng hiện vật

- Viện trợ có hoàn lại: nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳtheo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả

nợ thích hợp

Những điều kiện ưu đãi thường là:

Trang 7

+ Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).

+ Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)

+ Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)

- ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA khônghoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợptác kinh tế và phát triển

1.1.2.2 Phân loại theo nguồn cung cấp

ODA có hai loại:

- ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kiathông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ

- ODA đa phương: là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB1 )hay tổ chức khu vực (ADB, EU, ) hoặc của một Chính phủ của một nước dànhcho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổchức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF(quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc) có thể không

Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu: Ngân hàng thế giới (WB); Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF); Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)

1.1.2.3 Phân loại theo mục tiêu sử dụng.

ODA có 4 loại:

- Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách củaChính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá)

- Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc

- Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ

kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào

Trang 8

- Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA Điều kiện được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA".

1.1.3 Một số hình thức chủ yếu của ODA ở Việt Nam

- Hỗ trợ theo dự án

Hình thức này khá phổ biến ở Việt Nam thời gian qua Hỗ trợ theo dự án thường được thực hiện bằng nguồn vốn vay ưu đãi và hỗn hợp Các dự án thường phải đápứng được một số yêu cầu từ phía các nhà tài trợ Hình thức này thường phổ biến ở lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, năng lượng; cơ

sở hạ tầng xã hội và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Khối lượng ODA dành cho hỗtrợ dự án là rất lớn, chiếm phần lớn lượng vốn mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam kể từ năm 1993 đến nay Đây là hình thức rất quan trọng bởi vì nó góp phần tạo đựng cơ sở vật chất thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển

- Hỗ trợ cán cân thanh toán

Chi ngân sách của nước ta thời gian qua thường lớn hơn thu hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm Bội chi ngân sách cũng là tình trạng chung của các nước đang phát

Trang 9

triển Các nhà tài trợ đã sử dụng hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán như một công

cụ để giữ vững sự ổn định của thị trường tài chính quốc tế và giúp đỡ một phần chính phủ các nước đang phát triển giảm nhẹ gánh nặng bội chi ngân sách Hình thức này chưa phát triển ở Việt Nam và chủ yếu được thực hiện bằng các khoản vay ưu đãi nhỏ

- Hỗ trợ kỹ thuật

Đây là một hình thức ODA quan trọng, đặc biệt là đối với những nước có trình độ

kỹ thuật lạc hậu như Việt Nam Hình thức này được thực hiện dưới dạng các chương trình hợp tác kỹ thuật như: chương trình cử chuyên gia, chương trình đào tạo cán bộ kỹ thuật, chương trình cung cấp trang thiết bị Thời gian qua, các chương trình này đã đóng góp một phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ ở Việt Nam

1.2 Một số vấn đề về giải ngân ODA

1.2.1 Khái niệm về giải ngân ODA

- Giải ngân ODA là hoạt động phối hợp giữa Nhà tài trợ và bên tiếp nhận ODA

để (thực hiện quá trình đưa vốn vào) sử dụng/chi tiêu vốn cho chương trình, dự ánđầu tư theo những điều kiện đã được hai bên kí kết Giải ngân đối với bên tiếp nhận ODA là quá trình rút vốn và sử dụng vốn/ tiêu vốn từ Nhà tài trợ Do đó khái niệm giải ngân ODA đề cập ở đây không chỉ đơn thuần nội dung tài chính là thủ tục giải ngân hay điều kiện giải ngân mà nó bao gồm tất cả những nội dung liên quan đến quá trình giải ngân đó là nội dung quản lý, kỹ thuật, đầu tư và tài chính của dự án Trong quá trình giải ngân, bên vay chịu trách nhiệm cung cấp cho ngânghàng địa chỉ của tất cả các đơn vị dự án sẽ nhận bản sao thư giải ngân Bên vay

Trang 10

cũng chịu trách nhiệm tạo điều kiện cho tất cả các cán bộ chịu trách nhiệm giải

ngân có được các chỉ dẫn cần thiết

1.2.2 Căn cứ tính toán tỉ lệ giải ngân ODA

- T l gi i ngânỷ ệ ả : Là t l sốố vốốn, sốố tiềền đã chi tiều, thanh toán m t cách h pỷ ệ ộ ợpháp so v i kềố ho ch phân b nguốền vốốn, nguốền tiềền đó đớ ạ ổ ượ c phề duy t trongệ

m t đ n v th i gian T l gi i ngân thộ ơ ị ờ ỷ ệ ả ườ ng đượ c tính theo Quý, Năm

- Nh v y, t l gi i ngân vốốn ODA đư ậ ỷ ệ ả ược xác đ nh là t sốố gi a sốố vốốn đã th cị ỷ ữ ự

T l lũy kềố gi i ngân th c tềố t đâều năm so v i kềố ho ch gi i ngân năm:ỷ ệ ả ự ừ ớ ạ ả

đ c tính băềng t l % sốố vốốn ODA th c tềố gi i ngân lũy kềố t đâều nămượ ỷ ệ ự ả ừ

t i th i đi m báo cáo so v i kềố ho ch gi i ngân năm.ớ ờ ể ớ ạ ả

1.2.3 Thủ tục giải ngân ODA

1.2.3.1 Về phía Việt Nam

Trang 11

- Theo quy định hiện hành tại Thông tư 111/2016/TT-BTC thì trình tự và thủ tụcrút vốn đối với các khoản ODA, vay ưu đãi theo phương thức tài trợ dự án quyđịnh như sau:

+ Sau khi nhà tài trợ thông báo các điều kiện tiên quyết để rút vốn theo quy địnhtại các điều ước quốc tế, thỏa thuận về ODA, vốn vay ưu đãi đã hoàn thành, chủ dự

án hoặc ban quản lý dự án lập bộ hồ sơ đề nghị rút vốn gửi Bộ Tài chính

+ Bộ hồ sơ đề nghị rút vốn được lập theo mẫu của nhà tài trợ và theo từng phươngthức rút vốn

+ Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ bộ hồ sơ rút vốn hợp pháp, hợp lệ,

Bộ Tài chính ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ

+ Trong trường hợp nhà tài trợ yêu cầu các tài liệu bổ sung, hoặc chỉ chấp thuậnmột phần đơn rút vốn, Bộ Tài chính hoặc nhà tài trợ thông báo cho chủ dự án đểphối hợp xử lý kịp thời các yêu cầu hợp lý của nhà tài trợ

1.2.3.2 Về phía nhà tài trợ World Bank

1.2.3.2.1 Các phương thức giải ngân của World Bank

- Ngân hàng Thế giới quy định cách thức tổ chức giải ngân cho mỗi hoạt động (dựán) trên cơ sở tham vấn với bên vay và trên cơ sở xem xét, ngoài các yếu tố khác,kết quả đánh giá về tổ chức quản lý tài chính và đấu thầu của bên vay, kế hoạchđấu thầu và nhu cầu luồng tiền mặt của dự án, cũng như kinh nghiệm giải ngân củaNgân hàng với bên vay Ngân hàng giải ngân vốn vay từ Tài khoản vay được thiếtlập riêng cho từng khoản vay trực tiếp, đến bên vay hoặc đến bên thứ ba theo yêucầu của bên vay Để thực hiện, Ngân hàng sẽ xác định sử dụng một trong cácphương pháp giải ngân quy định dưới đây:

Trang 12

Hoàn trả: Ngân hàng có thể hoàn trả lại cho bên vay những chi phí hợp lệđược tài trợ từ vốn vay theo Hiệp định vay (gọi tắt là “các chi phí hợp lệ”)trong trường hợp bên vay đã dùng nguồn của mình để thanh toán trướcnhững chi phí đó.

Tạm ứng: Ngân hàng có thể tạm ứng tiền vay vào một tài khoản chuyêndùng của bên vay để tài trợ cho các chi phí hợp lệ khi chi phí phát sinh; vớithủ tục này, các hồ sơ, chứng từ sẽ được cung cấp sau

Thanh toán trực tiếp: Nếu có yêu cầu của bên vay, Ngân hàng có thể trựctiếp thanh toán các chi phí hợp lệ cho một bên thứ ba (ví dụ như nhà cungcấp, nhà thầu, tư vấn)

Cam kết đặc biệt: Ngân hàng có thể trả cho bên thứ ba các khoản thanh toáncho những chi phí hợp lệ theo các cam kết đặc biệt được lập thành văn bảntrên cơ sở yêu cầu của bên vay và theo các điều khoản, điều kiện mà Ngânhàng và bên vay đã thống nhất

1.2.3.2.2 Một số yêu cầu trong quá trình giải ngân

- Khoản vay phải được Ngân hàng tuyên bố có hiệu lực sau khi đã thực hiện đúngmọi điều kiện đã được quy định trong hiệp định vay và các điều kiện chung, Ngânhàng phải nhận được văn bản ủy quyền ký các đơn xin rút vốn, phải thực hiện đầy

đủ các điều kiện giải ngân (nếu có) liên quan đến hạng mục giải ngân cụ thể Đốivới tất cả các lần rút vốn, Ngân hàng phải nhận được Đơn xin rút vốn theo mẫuđược chấp nhận xác nhận việc thực hiện đúng các thủ tục mua sắm, và có cácchứng từ xác minh được chấp nhận

- Trong thời gian xử lý đơn rút vốn, trong nội bộ Ngân hàng, Vụ vốn vay chịu tráchnhiệm xem xét đơn rút vốn, duyệt các khoản thanh toán, và kế toán cả các khoảngiải ngân và các khoản trả nợ Đơn xin rút vốn đảm bảo các yêu cầu như đơn xinrút vốn đã được cán bộ ủy quyền ký, các khoản chi tiêu là hợp lệ và có đầy đủ các

Trang 13

chứng từ, vốn chưa giải ngân còn đủ trong khoản vay và hạng mục liên quan Thờigian xử lý từ khi nhận đơn cho đến khi thanh toán mất khoảng hai tuần, nếu đơnxin rút vốn không được lập đúng và đủ thì thời gian xử lý sẽ lâu hơn, nếu có nhữngvấn đề phát sinh nghiêm trọng thì đơn xin rút vốn có thể được trả lại hoặc tổng sốtiền thanh toán bị giảm mức trang trải cho các khoản hợp lệ, hoặc bên vay khôngtuân thủ các điều kiện quy định trong hiệp định vay vốn thì Ngân hàng có thể đìnhchỉ giải ngân.

- Về chính sách thuế, Ngân hàng không tài trợ cho thuế nhập khẩu và các loại thuếkhác do nước hội viên vay vốn đánh thuế Chính sách này được áp dụng bằng cáchlựa chọn các khoản mục được tài trợ và định phần trăm giải ngân hợp lện sao chotổng mức tài trợ của Ngân hàng loại trừ các khoản thuế

- Về cước vận chuyển, cước phí trả bằng ngoại tệ cho hàng hóa nhập khẩu đượcphép tài trợ khi hàng hóa được vận chuyển bằng tàu của các nước hội viên, Ngânhàng cũng tài trợ cho cước phí hàng hóa được mua tại một nước hội viên và đượcvận chuyển bằng tàu được một hãng ở một nước hội viên thuê bất kể quyền sở hữuhay nơi đăng ký của tàu chừng nào cước phí được trả cho hãng đó

- Bảo hiểm do bên vay đóng chứ không phải Ngân hàng Phí bảo hiểm trả bằngngoại tệ sẽ được Ngân hàng tài trợ, việc tự Bảo hiểm và phí Bảo hiểm bằng tiềntrong nước không được tài trợ trừ khi được quy định định rõ trong hiệp định vay

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giải ngân ODA

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

Để triển khai thực hiện dự án theo cơ chế quản lý ODA đòi hỏi phải có sự đồng bộtrong tất cả các khâu của qui trình, trong đó vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư làhết sức quan trọng từ khâu vận động ODA đến việc xét duyệt dự án, phân bổ vốn,đấu thầu và xét duyệt nhà thầu, những khâu này là cơ sở để bắt đầu thực thi dự án

Trang 14

Tuy nhiên trong thực tế việc qui định trách nhiệm của từng Bộ, ngành, chủ dự ántrong từng khâu chưa được rõ ràng, chặt chẽ dẫn đến sự chồng chéo chức năng.Đồng thời, từng Bộ, ngành chưa thấy được và cũng chưa làm hết được trách nhiệmcủa mình nên việc thực hiện dự án bị ách tắc ở nhiều khâu Bên cạnh đó còn một

số các nhân tố chính tác động đến qua trình giải ngân ODA là:

- Việc thẩm định, phê duyệt dự án còn bị kéo dài: Nhiều hiệp định đã ký nhưng mới

chỉ có tên dự án mà chưa hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi, chưa hoàn thànhthủ tục để phê duyệt dự án đầu tư

- Quá trình lập, duyệt dự án không kịp thời: Thường mất từ 1 đến 3 năm, có dự ánsau khi ký hiệp định lại thay đổi qui trình công nghệ, hay thay đổi mục tiêu dự

án Có một số dự án trong quá trình lập nghiên cứu khả thi thấy rằng không hiệuquả lại chuyển sang dự án khác Một số dự án do thời gian chuẩn bị khá lâu nênđến khi thẩm định phê duyệt thì nhiều hạng mục trong dự án đã lạc hậu so với tìnhhình mới

- Quá trình đấu thầu mua sắm kéo dài: Nhìn chung việc đấu thầu mua sắm và xâylắp thường bị kéo dài do Việt Nam mới bắt đầu làm quen với các nguyên tắc vàđiều kiện đấu thầu theo thông lệ quốc tế, hoặc giá cả cao do buộc phải mua sắmthiết bị từ nước tài trợ nên chủ dự án không chấp nhận Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộchủ quản và các chủ dự án phải kéo dài thời gian đàm phán, thẩm định, ký hợpđồng, trong một số trường hợp phải chuyển sang các dự án khác Quan hệ giữa cácnhà thầu chính và thầu phụ chưa rõ ràng

- Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng: Chính sách và công tác đền bù giảiphóng mặt bằng đối với các công trình giao thông (Đặc biệt là các dự án sử dụngvốn vay của WB, ADB) khác với chính sách của Việt Nam nên quá trình thươnglượng, điều chỉnh chính sách để đi đến thống nhất kéo dài hơn một năm Có những

Trang 15

dự án đã thống nhất về chính sách nhưng việc triển khai đền bù của các chủ dự ántiến hành chậm Giải phóng mặt bằng thường gắn với các chính sách xã hội như táiđịnh cư, việc làm hoặc đền bù Hơn nữa, vấn đề năng lực, trình độ của cán bộ quản

lý thực hiện công tác này và vấn đề thông tin cũng gây tác động không nhỏ Nhiềubất cập trong quá trình thực hiện không được thông tin đầy đủ và xử lý kịp thời dẫnđến làm chậm tiến độ triển khai dự án (chậm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu)

- Vốn đối ứng: Vốn đối ứng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số vốn đầu tư cho dự án

nhưng lại ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án Từ trước đến nay, việc kế hoạchhoá vốn đối ứng chưa làm tốt (kể cả vốn cấp phát và vốn tín dụng) Do khâu lập dựtoán của chủ dự án chưa phản ánh đủ hoặc không kịp thời hạn đưa vào kế hoạchngân sách năm nên việc bố trí vốn đối ứng thuộc ngân sách của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư ngay từ đầu năm chưa đủ, việc điều chỉnh vốn đối ứng có khó khăn gây bịđộng cho ngân sách Nhà nước Đối với dự án thuộc diện vay lại của ngân sách Nhànước, chủ dự án không chủ động thu xếp nguồn vốn đối ứng

- Năng lực của các ban quản lý dự án: Nhìn chung các ban quản lý dự án còn hàn

chế về năng lực, trình độ ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm quản lý, khả năng phântích, đàm phán hợp đồng cho nên quá trình xét thầu, ký kết các hợp đồng mua sắm,xây lắp kéo dài Có dự án chấp nhận thanh toán cho nhà thầu ngoài phạm vi hợpđồng ký (như dự án cải tạo lưới điện vay vốn WB) nên Bộ Tài chính (Tổng cụcĐầu tư Phát triển) không thể duyệt hồ sơ cho thanh toán

- Chính sách thuế: Việc áp dụng thuế đối với các dự án ODA lâu nay chưa được

nhất quán và phải xử lý từng trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản trình Thủtướng Chính phủ ban hành về qui định chính sách thuế đối với các dự án vốn ODAnhằm khắc phục tình trạng này

Trang 16

-Thủ tục giải ngân cho các dự án: Trước năm 1995 do mới tiếp cận công tác quản

lý ODA với các thủ tục phức tạp của các nhà tài trợ, thủ tục đầu tư trong nước vàtrình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý còn hạn chế nên khâu xét duyệt hồ sơ đểrút vốn và luân chuyển chứng từ có chậm Đến nay Bộ Tài chính đã ban hành quychế, theo đó thời gian xác nhận hồ sơ hợp lệ và làm thủ tục rút vốn tối đa chỉ 5ngày Tuy nhiên, tiến độ rút vốn phần lớn phụ thuộc vào tiến độ thực hiện các dự

án và tập hợp đầy đủ hồ sơ rút vốn hợp lệ của các chủ dự án phải phù hợp với thoảthuận cam kết được các nhà tài trợ quốc tế chấp nhận (thường nhà thầu lập hồ sơthanh toán gửi cho tư vấn, sau 20 đến 26 ngày tư vấn mới xác nhận gửi cho chủđầu tư, chủ đầu tư xem xét và duyệt hồ sơ khoảng 10 ngày, có trường hợp hàngtháng, sau đó bộ chứng từ mới được chuyển đến Bộ Tài chính để làm thủ tục rútvốn đối với phía nước ngoài)

- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây chậm trễ cho việc triển khai thựchiện dự án từ đó dẫn đến chậm giải ngân như thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩuthiết bị, thủ tục hải quan, xin cấp đất xây dựng văn phòng

1.2.4.2 Nguyên nhân khách quan

- Quy định về điều kiện tài trợ của các nhà tài trợ rất đa dạng, có khi phức tạp Quytrình thực hiện của các nước, các tổ chức tài trợ quốc tế và quy trình của Việt Nam

có những điểm chưa phù hợp lẫn nhau Có các khoản vay ràng buộc về phươngthức mua sắm, đấu thầu, chọn tư vấn Có nhiều dự án thực hiện trên địa bàn trảirộng (các dự án dân số, y tế, giáo dục, cấp nước, giao thông nông thôn thường trảidài trên phạm vi từ 6 đến 18 tỉnh) Một số nhà tài trợ chậm trả lời những vấn đềphát sinh hoặc thay đổi đột ngột chính sách tài trợ Ngoài ra, gần đây còn cónguyên nhân do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực đãlàm cho một số dự án gặp khó khăn do thiếu vốn và do việc ký vay bằng tiền tệnhưng hợp đồng mua sắm hoặc xây dựng căn cứ theo giá tính bằng USD , quy ra

Trang 17

bản tệ theo giá cố định Khi đồng bản tệ bị mất giá, nhà thầu bị lỗ vốn không thểthực hiện dự án theo cam kết.

1.3 Sự cần thiết phải giữ đúng tiến độ giải ngân cam kết tại các dự án ODA

Thứ nhất, giải ngân chậm sẽ làm giảm thành tố hỗ trợ trong từng khoản vay

ODA Bởi lẽ, nếu một khoản vay bị giải ngân chậm đồng nghĩa với việc thời gianvay và thời gian ân hạn sẽ bị rút ngắn, từ đó làm giảm thành tố hỗ trợ của dự án.Điều này cũng sẽ làm thay đổi kế hoạch trả nợ và có thể gây khó khăn cho việc trả

nợ của nước tiếp nhận vốn ODA

Thứ hai, giải ngân chậm sẽ làm mất cơ hội sử dụng phần vốn ưu đãi còn lại của

dự án Điều này xảy ra nếu trong thời gian giải ngân toàn bộ vốn cho một dự án,chủ dự án không giải ngân hết nguồn vốn đã kí kết thì bên cho vay có quyền khóa

sổ khoản vay và chuyển phần vốn còn lại sang năm sau cho các chương trình, dự

án khác Như vậy, dự án sẽ bị thiếu hụt một phần vồn và phải tìm phương phápkhác để bù đắp như vốn đối ứng từ Nhà nước hay thậm chí phải vay thương mại đểhoàn thành dự án, từ đó gây nên những tốn thất không nhỏ về mặt tài chính Mặtkhác, không phải lúc nào cũng dễ dàng có được khoản vốn để bù đắp thiếu hụt, nênnếu tình trạng thiếu vốn diễn ra sẽ làm cho dự án chậm tiến độ hay thậm chí phảingừng thi công gây hậu quả xấu về mặt xã hội

Thứ ba, giải ngân chậm làm tăng các chi phí liên quan đến dự án Một điều dễ

nhận thấy là một dự án giải ngân chậm sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí liên quanđến dự án như: chi phí quản lý, lương, thiết bị, các chi phí liên quan đến đấu thầucác hạng mục công trình của dự án, chi phí cho dịch vụ chuyên gia, tư vấn… cũngđội lên cao hơn Điều này sẽ làm cho tổng phí đầu tư cho dự án tăng lên đáng kể sovới dự tính ban đầu gây khó khăn cho công tác bù đắp vốn

Trang 18

Thứ tư, giải ngân chậm làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ Giải ngân chậm

phản ánh sự yếu kém trong quá trình huy động và sử dụng vốn ODA tại quốc giatiếp nhận vốn Điều này sẽ làm mất lòng tin của các nhà tài trợ gây nên hậu quảxấu là nhà tài trợ có thể đánh giá nguồn vốn hiện tại không được sử dụng đúng camkết, từ đó sẽ cam kết thấp hơn cho những kỳ tiếp theo Mặt khác, xét trên tổng thể,nếu công tác giải ngân của một quốc gia yếu kém thì sẽ khó khăn trong việc thuhút vốn ODA từ các nhà tài trợ gây nên tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển Nguồn vốn ODA là một nguồn lực rất quan trọng, nhất là trong lĩnh vực nôngnghiệp, phát triển nông thôn Xét về bản chất, vốn ODA chính là nguồn ngân sáchnhà nước, cần phải quản lý, sử dụng một cách chặt chẽ, hiệu quả ODA đã tham giavào hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ODA đang và sẽ tiếp tục đóng vai tròquan trọng đối với quá trình phát triển của Việt Nam

Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệtcủa nguồn vốn ODA đối với tiến trình phát triển nền kinh tế- xã hội của đất nướcnên đã tăng cường khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này Tuynhiên, việc giải ngân chậm đang là một tồn tại rất lớn cần sớm được khắc phục Cótăng được tỷ lệ giải ngân, thì việc thu hút nguồn vốn ODA mới thực sự có tácdụng Đẩy nhanh tiến độ giải ngân mới làm cho đồng vốn ODA thực sự đi vàocuộc sống góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Trang 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA TẠI DỰ ÁN “SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP TẠI TỈNH PHÚ THỌ (WB8)”

2.1 Giới thiệu về Dự án Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập (WB8)

2.1.1 Giới thiệu chung về Dự án Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập (WB8) 2.1.1.1 Thông tin chung về dự án

- Tên dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)

Trang 20

- Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB).

- Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ dự án: Ban Quản lý trung ương các dự án Thủy lợi (CPO) thuộc Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức tư vấn lập dự án: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

2.1.1.2 Mục tiêu của dự án

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập được Bộ Nông nghiệp và PTNT chủtrương vay vốn Ngân hàng Thế giới đầu tư tại 31 tỉnh thuộc khu vực miền Bắc,miền Trung và Tây Nguyên với mục tiêu tổng thể nhằm: Hỗ trợ thực hiện chươngtrình Bảo đảm an toàn các hồ chứa nước của Chính phủ thông qua sửa chữa, nângcao an toàn các đập và hồ chứa trước tiên, tăng cường quản lý, vận hành an toànđập ở cấp Quốc gia và cấp hệ thống nhằm bảo vệ dân c và cơ sở hạ tầng, kinh tếƣ

- xã hội vùng hạ du Mục tiêu cụ thể:

- Cải thiện an toàn đập và các công năng thiết kế của đập thông qua sửa chữa,nâng cấp, trang bị các thiết bị quan trắc, lập kế hoạch vận hành và bảo trì;

- Tăng cường thể chế ở cấp Quốc gia và hệ thống về quản lý an toàn đập thôngqua hoàn thiện khung thể chế về an toàn đập bao gồm cả việc xây dựng và quản lý

cơ sở dữ liệu, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn, tăng cường năng lực

và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan;

- Nâng cao năng lực quản lý lũ ở cấp lưu vực và cơ chế phối hợp vận hành hồchứa thông qua cải thiện năng lực dự báo, xây dựng kế hoạch quản lý lũ lụt tổnghợp và đào tạo tăng cường năng lực quản lý

2.1.1.3 Nguồn vốn thực hiện

Trang 21

Tổng vốn đầu tư 443 triệu USD, tương đương 9.967 tỷ đồng (Chín nghìn, chín:

trăm sáu mươi bảy tỷ đồng), tỷ giá áp dụng 1 USD = 22.500 đồng

Trong đó:

- Vốn vay WB: 415 triệu USD (93,7%)

- Vốn đối ứng: 28 triệu USD (6,3%)

2.1.1.4 Các hợp phần của dự án và nội dung thực hiện

Trang bị công cụ hỗ trợ cho các đơn vị quản lý

Cải thiện thể chế chính sách an toàn đập

Hỗ trợ ký thuật và kiểm tra, giám sát an toàn đập

Ứng dụng khoa học công nghệ và thực hiện đánh giá

Trang 22

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và là một trongnhững quốc gia dễ tổn thương nhất bởi thiên tai do vị trí địa lý, điều kiện địa hình,khí hậu, cơ cấu kinh tế và phân bố dân cư Với 14 lưu vực sông lớn phân bố trên cảnước, Việt Nam có nguồn tài nguyên nước phong phú, tổng lượng dòng chảy trêntoàn lãnh thổ ước tính 850 tỷ m3 Hơn 62 tỷ m3 nước được trữ lại trong khoảng7,000 hồ chứa để điều tiết, cấp nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.Cần khẳng định rằng, hồ chứa nước đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạtđộng sản xuất và phát triển kinh tế của Việt Nam Nó được xây dựng như là mộtcông trình phục vụ đa mục tiêu như cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinhhoạt, phát điện và các ngành kinh tế khác, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái,điều tiết lũ để giảm nhẹ thiên tai.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, Việt Nam có khoảng 1.150 hồ chứa thủy lợi

có đập bị hư hỏng, xuống cấp, tập trung ở các vùng phía Bắc, miền Trung và TâyNguyên Đây là những khu vực tập trung sự đói nghèo và bị ảnh hưởng nặng nềbởi thiên tai, có 16/31 tỉnh tham gia dự án có huyện nghèo cần được hỗ trợ từChương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số30a/2008/NQ-CP của Chính phủ Phần lớn các huyện này thuộc khu vực miền núi

và biên giới Tỷ lệ hộ nghèo ở đây cao gấp 3,5 lần mức bình quân của cả nước.90% dân số các huyện nghèo là người các dân tộc thiểu số với thu nhập bình quânđầu người khoảng 2,5 triệu đồng/năm, thu nhập có được chủ yếu là nhờ sản xuấtnông nghiệp Với mức thu ngân sách bình quân hàng năm là 3 tỷ đồng, chínhquyền các huyện không đủ nguồn lực tài chính để xóa đói, giảm nghèo cho ngườidân Công tác đảm bảo an toàn hồ chứa đ ợc các địa phương đặt lên hàng đầu,ƣtrong các Quy hoạch phát triển kinh tế cũng như quy hoạch ngành thủy lợi, thủyđiện của các địa phương đều dành sự quan tâm cho việc xây dựng và đảm bảo antoàn các hồ chứa nước trên địa bàn

Trang 23

Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất với cácban quản lý ODA và Ngân hàng thế giới (WB) xây dựng dự án Sửa chữa và Nângcao an toàn đập Việc đầu tư dự án sẽ tạo ra những lợi ích cộng hưởng, góp phầntích cực vào phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo ở các khu vực miềnBắc, miền Trung và Tây Nguyên.

2.1.2 Mô tả dự án tại tỉnh Phú Thọ

2.1.2.1 Thông tin chung của dự án

- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ

- Ban quản lý dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư XDCT Nông nghiệp và PTNTtỉnh Phú Thọ

- Tổng vốn đầu tư được duyệt: 216,83 tỷ đồng tương đương 9,64 triệu USD (với

Tiểu dự án 2 (13 công trình hồ đập còn lại, có danh sách kèm theo)

2.1.2.2 Tóm tắt nội dung của dự án

2.1.2.2.1 Địa điểm thực hiện dự án

- Trên địa bàn 7 huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Thanh Ba, Yên Lập,

Hạ Hòa, Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ

2.1.2.2.2 Tổng kinh phí thực hiện dự án

- Kinh phí thực hiện dự án tại tỉnh Phú Thọ được phân bổ tại quyết định4638/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Trang 24

phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập”

do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ là 216,83 tỷ đồng tương đương 9,64 triệu USD(với tỷ giá áp dụng 1USD=22.500 VNĐ), trong đó phần vốn WB là 9,13 triệu USD

và phần vốn đối ứng là 0,51 triệu USD

- Tỷ lệ vay lại 15% theo thông báo của Bộ Tài chính tại văn bản số QLN ngày 21/12/2015

Do trong thời gian từ khi đề xuất tới nay, trong danh sách 13 hồ chứa tiềm năng có

03 hồ do bị mất an toàn trong mùa mưa bão nên đã được sửa chữa bằng nguồn vốnkhác (hồ Đồng Phai, Trằm Cọ, Đồng Mầu), 02 hồ không đáp ứng được tiêu chí dự

án đề ra (hồ Gò Cao, Thà Hùa có dung tích nhỏ hơn 200.000m3) Sau khi khảo sátchi tiết và đánh giá hiện trạng, đề nghị bổ sung 05 hồ mới hiện bị xuống cấp khôngđảm bảo an toàn, cần được đầu tư ngay gồm: Hồ Cây Quýt huyện Hạ Hòa; hồ Sụ,

hồ Dộc Hẹp huyện Thanh Thủy; hồ Dộc Gạo huyện Cẩm Khê, hồ Vĩnh Lại huyệnĐoan Hùng

- Ngày 01/9/2016 Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản số 7401/BNN-TCTLthống nhất danh mục các hồ chứa thuộc tiểu dự án tỉnh Phú Thọ theo như đề xuấtcủa UBND tỉnh Phú Thọ tại Văn bản số 3074/UBND-KTTH

Trang 25

- Tổng hợp danh mục các hồ chứa (14 hồ chứa) đã được thống nhất như sau

(bao gồm cả 01 hồ chứa thuộc tiểu dự án năm đầu)

Hma

x (m) L (m)

1 Ban 1,68 11,0 348,5 xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê

2 Đát Dội 0,44 12,0 156,0 xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê

3 Dộc Gạo 1,35 6,9 300,0 xã Điêu Lương, huyện Cẩm Khê

4 Đá Đen 0,29 6,5 160,0 xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng

5 Nhà Giặc 0,81 10,2 122,0 xã Vân Du, huyện Đoan Hùng

6 Núi Đẫu 0,21 11 88,0 xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng

7 Vĩnh Lại 0,20 4,2 100,0 xã Hùng Quan, huyện Đoan Hùng

8 Đầm Gai 1,49 4,4 400,0 xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn

9 Trầm Sắt 0,89 5,8 450,0 xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba

10 Ba Gạc 0,54 12,3 80,0 xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba

11 Vỡ 0,22 6,2 108,0 xã Lương Sơn, huyện Yên Lập

12 Cây Quýt 0,20 3,4 197,2 xã Hậu Bổng, huyện Hạ Hòa

13 Dộc Hẹp 0,21 6,8 40,0 xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy

14 Sụ 0,61 6,5 94,0 xã Tân Phương, huyện Thanh

Thủy

2.2 Thực trạng giải ngân vốn ODA tại dự án Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Kế hoạch phân bổ vốn ODA của dự án

2.2.1.1 Tổng mức đầu tư các tiểu dự án

Trên cơ sở kinh phí đã được phân bổ và danh mục các hồ chứa, dự kiến tổng mức đầu tư các tiểu dự án như sau:

Trang 26

216.830,0 0

8

9.636.88 9

2.2.1.2 Cơ cấu tổng mức đầu tư các tiểu dự án

2.2.1.2.1 Cơ cấu tổng mức đầu tư TDA giai đoạn 1: Cải tạo nâng cấp hồ Ban xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w