Giới thiệu doanh nghiệp
Định hướng phát triển
1 Các mục tiêu chủ yếu của công ty:
Trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam về chất lượng, dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xi măng và vật liệu xây dựng Phát triển bền vững và sản xuất kinh doanh
- Sứ mệnh Đối với khách hàng: VICEM Bút Sơn không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng các sản phẩm với chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, Đối với cổ đông: VICEM Bút Sơn xây dựng phát triển doanh nghiệp bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông Đối với người lao động: VICEM Bút Sơn xây dựng môi trường làm việc thân thiện, năng động, sáng tạo, khuyến khích sự đổi mới, chấp nhận thử thách, nâng cao đời sống và thu nhập cho người lao động Đối với cộng đồng: VICEM Bút Sơn đề cao trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ và phát triển cộng đồng. Đối với nhà nước: VICEM Bút Sơn điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
- Phát triển thương hiệu VICEM Bút Sơn gắn với đặc tính sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, màu sắc đặc trưng và dịch vụ khách hàng tốt nhất.
- Xây dựng năng lực marketing và phân phối đạt thông lệ tốt nhất trong ngành.
- Thực hiện “Tuyên bố Hà Nội” giữa Tổng công ty Xi măng Việt Nam và FLSmidth nghiên cứu, phát kiến, phát minh công nghệ sản xuất xi măng thế hệ mới, đó là công nghệ không phát thải – tuần hoàn tự nhiên với các mục tiêu, sứ mệnh trọng yếu hướng tới không phát thải các khí thải có ảnh hưởng đến môi trường và luân chuyển, tuần hoàn khí theo quy luật của tự nhiên, quy luật của môi trường sống Cùng đó, giảm tối đa việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất clinker và xi măng như đá vôi, đất sét, silic, quặng sắ và thay thế bằng các nguyện liệu lấy từ các chất thải của các ngành kinh tế khác, cùng các chất thải trong hoạt động hằng ngày của xã hội như rác thải, bùn thải, tro xi, phế thải vật liệu xây dựng, tất cả tro thải sau quá trình đốt, các chất thải khác có các vật chất tương tự.
- Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại (trên nền tảng hệ thống quy trình hoạt động được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế).
- Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng và năng suất lao động cao, đặc biệt là đội ngũ quản trị, chuyên gia kĩ thuật,
3 Các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng):
- Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với hệ thống xử lý rác thải, xử lý khói bụi và các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên,
- Xây dựng các nền tảng giá trị mới trong lĩnh vực sản xuất xi măng: Phát triển nguồn nhân lực con người, xây dựng văn hóa Công ty, các tiêu chuẩn chất lượng và chỉ tiêu hiệu quả sản xuất Sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý, kết hợp với bảo vệ môi trường, xây dựng nhà máy xi măng xanh – sạch – đẹp.
- Chuẩn bị công tác triển khai lắp đặt thiết bị tận dụng nhiệt khí thải của lò nung để phát diejnd nhằm mục tiêu tự túc một phần nhu cầu điện cho sản xuất.
4 Các rủi ro và quản trị rủi ro:
- Rủi ro về lãi suất: Lãi suất là một chỉ tiêu tài chính quan trọng mà Công ty luôn phải theo dõi và cập nhật hàng ngày để đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý Khi lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Để quản trị rủi ro về lãi suất, hạn chế tối đa các tác động của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn tăng cường mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, thanh khoản đúng hạn để đảm bảo duy trì hạn mức dư nợ trong điều kiện tài chính hiện nay Đồng thời thường xuyên cập nhật và phân tích dòng tiền để tối đa hóa nguồn tài chính, giảm chi phí lãi vay xuống mức thấp nhất.
- Rủi ro về cung – cầu thị trường xi măng: Do tình trạng cung nhiều hơn cầu nên cạnh tranh về xi măng rất khốc liệt Để quản trị rủi ro về tiêu thụ sản phẩm, Công ty tiếp tục củng cố, phát triển và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, thiết lập vững chắc hệ thống nhà phân phối (đặc biệt là tại các địa bàn thị trường cốt lõi) đồng hành, gắn bó chặt chẽ lâu dài với công ty, đồng thời khảo sát đánh giá lại các thị trường xi măngVICEM Bút Sơn đang tiêu thụ: Mức độ hài lòng của khách hàng, những tiềm ẩn từ phía xi măng đối thủ… từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.
- Rủi ro khác: Hoạt động của Công ty CP Xi măng VICEM Bút Sơn chịu ảnh hưởng của các rủi ro khác như thiên tai, dịch bệnh, giá nguyên vật liệu đầu vào (than, điện,thạch cao)… Đây là những rủi ro bất khả khảng và khó dự đoán nếu xảy ra ảnh hưởng chung đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phân tích về Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn năm 2020 – 2021
Phân tích khái quát quy mô tài chính của doanh nghiệp
Bảng phân tích quy mô tài chính của doanh nghiệp
Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch
Tuyệt đối Tỷ lệ (%) LCT 3.000.681.017.862 3.077.694.565.667 (77.013.547.805) -2,50% EBIT 121.183.997.713 91.523.531.037 29.660.466.676 32,41% LNST 50.015.598.079 17.270.117.575 32.745.480.504 189,61%
Lưu chuyển tiền từ HĐKD 278.536.505.472 206.218.525.430
Lưu chuyển tiền từ HĐĐT (39.138.253.014) (126.640.228.503)
Lưu chuyển tiền từ HĐTC (236.441.743.797) (210.304.112.255)
Doanh nghiệp có quy mô lớn với tổng tài sản lên tới hơn 3 nghìn tỷ đồng Tuy nhiên, quy mô bị thu hẹp trong năm 2021, cùng với sự thu hẹp của NPT và sự tăng nhẹ của VCSH.
Tài sản: Tài sản của công ty cuối năm 2020 là 3.261.997.109.695 đồng, cuối năm
2021 là 3.057.818.160.915 đồng, giảm 204.178.948.780 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,26% Quy mô vốn của công ty là lớn (Tổng TS của công ty trong năm 2020 và 2021 đều lớn hơn 100 tỷ), cho thấy năng lực hoạt động của công ty tốt, có lợi thế hoạt động trong quy mô và có khả năng cạnh tranh trong ngành Sự thu hẹp về TS của DN giai đoạn cuối năm 2021 có thể do ảnh hưởng của Covid 19, dẫn đến sự ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng, giải ngân đầu tư công bị chậm trễ,
Vốn chủ sở hữu: VCSH của công ty năm cuối 2020 là 1.397.110.959.770 đồng, sang cuối năm 2021 có xu hướng tăng lên là 1.438.280.624.103 đồng; tăng 2,95% tương ứng với 41.169.664.333 đồng Chỉ tiêu VCSH tăng do lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng, cho thấy trong năm 2021 công ty có tình hình hoạt động kinh doanh tốt.
=> Tổng tài sản của công ty giảm 6,26% tuy nhiên VCSH tăng 2,95%, NPT giảm cho thấy cho thấy chính sách huy động vốn của Công ty có sự thay đổi: tăng cường từ VCSH, giảm NPT NPT ngắn hạn và dài hạn của công ty giảm trong năm 2021, đòn bẩy tài chính của công ty có xu hướng giảm DN tăng khả năng tự chủ, giảm rủi ro tài chính cho DN
Tổng luân chuyển thuần: Năm 2021, tổng lưu chuyển thuần của công ty là
3.000.681.017.862 đồng, năm 2020, tổng lưu chuyển thuần của công ty là
3.077.694.565.667 đồng Năm 2021 so với năm 2020 giảm 77.013.547.805 đồng, tỷ lệ giảm 2,5% cho thấy KQHĐSXKD của doanh nghiệp có sự giảm sút Nguyên nhân
1 phần có thể do tác động cung - cầu trên thị trường Năm 2021 là một năm khó khăn dưới tác động của Covid-19, nhu cầu về xây dựng giảm, dẫn đến doanh thu giảm
LNTT và lãi vay: Năm 2020 và năm 2021 đều dương cho thấy DN đã
HĐSXKD hiệu quả Năm 2021 so với năm 2020 tăng 29.660.466.676 đồng, tỷ lệ tăng là 32,41% Đồng thời, LNST năm 2021 so với năm 2020 cũng tăng, cụ thể tăng 32.745.480.504 đồng, tỷ lệ tăng lớn là 189,61 % Chứng tỏ DN hoạt động ngày càng tốt và hiệu quả trong quản trị chi phí ngày một gia tăng, xuất phát từ chính sách huy động vốn của DN giảm NPT, và chính sách hỗ trợ của nhà nước trong thời kỳ dịch bệnh như là giảm lãi suất,
LNST: Năm 2021 có xu hướng tăng so với năm 2020, cụ thể là từ 17.270.117.575 đồng lên 50.015.598.079 đồng, chênh lệch 32.745.480.504 đồng tương ứng với 189,61%
Lưu chuyển tiền thuần: Năm 2021 so với năm 2020 tăng 133.682.323.989 đồng, cho thấy khả năng cân đối dòng tiền của DN tăng Do vậy, DN đã có những chính sách hợp lý để duy trì cân đối dòng tiền, không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và khả năng tạo tiền vượt quá mức nhu cầu chi trả bằng tiền của DN Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tư tăng DN thu hẹp về mặt quy mô nên việc chi cho TS không nhiều
Ta thấy trong năm 2021, luân chuyển thuần trong doanh nghiệp tuy giảm do doanh thu từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài có xu hướng giảm, tuy nhiên EBIT, LNST của doanh nghiệp vẫn tăng do DN đã kiểm soát tốt chi phí trong năm 2021, đặc biệt là chi phí tài chính, bởi DN trong năm 2021 đã giảm vốn vay, tăng khả năng tự tài trợ của DN.
Về cơ bản, quy mô của doanh nghiệp là rất lớn, tuy có sự giảm nhẹ trong năm 2021 là do DN giảm tỷ trọng vốn vay để cân đối lại nguồn vốn của DN, tăng khả năng tự tài trợ Tuy nhiên, DN cũng cần cân nhắc về chi phí sử dụng vốn ghi giảm tỷ lệ vốn vay và khả năng đầu tư của DN trong tương lai
Mặc dù gặp những ảnh hưởng xung quanh nhưng DN đã chủ động có những chính sách, ổn định tổ chức để có thể ổn định khi thị trường quay lại sau dịch Covid-19.
Phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản
Bảng phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT Cuối năm Đầu năm
Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
Hệ số tự tài trợ (Ht) Lần 0,47036 0,42830 0,042 9,82%
Vốn chủ sở hữu VNĐ 1.438.280.642.103 1.397.110.959.770 41.169.664.333 2,95%
Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx)
Nguồn vốn dài hạn VNĐ 1.461.974.543.432 1.425.437.976.06
Tài sản dài hạn VNĐ 2.481.534.365.839 2.673.981.777.63
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2020
Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
Tổng luân chuyển thuần (LCT) VNĐ 3.000.681.017.862 3.077.694.565.66
Nhìn chung, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là chưa được ổn định, đặc biệt là ở hệ số tài trợ thường xuyên, điều này cho thấy chính sách tài trợ của DN đang chứa nhiều rủi ro, mạo hiểm Dựa vào bảng phân tích trên, ta thấy Hệ số tự tài trợ và Hệ số tài trợ thường xuyên tăng, Hệ số chi phí giảm Như vậy cấu trúc tài chính của Doanh nghiệp có sự thay đổi rõ rệt Để có những đánh giá nhận xét cụ thể, chúng ta nghiên cứu từng hệ số:
Hệ số tự tài trợ:
Tại thời điểm cuối năm, hệ số tự tài trợ là 0,47036 lần, phản ánh trong một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải huy động 0,47036 đồng từ vốn chủ sở hữu
Tại thời điểm đầu năm, hệ số tự tài trợ là 0,42830 lần, phản ánh trong một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải huy động 0,42830 đồng từ vốn chủ sở hữu.
Tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, hệ số tự tài trợ luôn nhỏ hơn 0,5 cho thấy nguồn vốn nội sinh nhỏ hơn nguồn vốn ngoại sinh, doanh nghiệp có mức độ tự chủ thấp, vốn chủ sở hữu chưa đủ tài trợ cho một nửa tài sản hiện có Hơn một nửa tài sản được hình thành bằng nợ phải trả, doanh nghiệp sẽ phải huy động vốn từ nguồn bên ngoài, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
Tại thời điểm cuối năm so với đầu năm, hệ số tự tài trợ tăng 0,042 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,82%, điều này cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp được cải thiện Hệ số tự tài trợ tăng do tổng tài sản giảm trong khi vốn chủ sở hữu tăng lên Tỷ lệ tổng tài sản giảm là 6,25% trong khi tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu là 2,95%
Hệ số tài trợ thường xuyên:
Tại thời điểm cuối năm, hệ số tài trợ thường xuyên là 0,5891 lần, phản ánh 1 đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp phải huy động 0,5891 đồng từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Tại thời điểm đầu năm, hệ số tài trợ thường xuyên là 0,5331 lần, phản ánh 1 đồng tài sản dài hạn của doanh nghiệp phải huy động 0,5331 đồng từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Tại thời cuối kỳ và đầu kỳ, Hệ số tài trợ thường xuyên luôn nhỏ hơn 1, có nghĩa là nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn Như vậy,doanh nghiệp sẽ phải cần huy động thêm cả một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn Do đó, chính sách tài trợ của doanh nghiệp không đảm bảo được sự an toàn, ổn định.
Tại thời điểm cuối năm so với đầu năm, hệ số tài trợ thường xuyên tăng 0.056 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 10.52% , điều này phản ánh chính sách tài trợ của doanh nghiệp đang có chuyển biến tốt, tăng mức độ an toàn Nguyên nhân là do nguồn vốn dài hạn tăng trong khi đó tài sản dài hạn lại giảm 7.2% nên hệ số tài trợ thường xuyên tăng lên
Tại năm 2021, Hệ số chi phí là 0,9833 lần phản ánh để tạo ra một đồng luân chuyển thuần trong doanh nghiệp thì cần bỏ ra 0,9833 đồng chi phí.
Tại năm 2020, Hệ số chi phí là 0,9944 lần, phản ánh để tạo ra một đồng luân chuyển thuần trong doanh nghiệp thì cần bỏ ra 0,9944 đồng chi phí.
Tại năm 2021 và 2020, Hệ số chi phí đều nhỏ hơn 1, tức là tổng chi phí nhỏ hơn luân chuyển thuần, cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có lãi và việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp đã có hiệu quả Tuy nhiên, mức hiệu quả vẫn còn đang quá thấp vì Hệ số chi phí gần như là bằng 1.
Mặt khác, hệ số chi phí năm 2021 so với năm 2020 đã giảm đi 0,011 lần tương ứng với mức giảm là 1,11% Nguyên nhân là do Tổng Cp giảm nhiều hơn so vs LCT, Đặc biệt là do CP tài chính giảm mạnh Điều này cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp đang được cải thiện hơn.
→ Kết luận: Qua phân tích trên, ta thấy cấu trúc tài chính của doanh nghiệp không có nhiều biến động lớn, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều sự mạo hiểm và rủi ro, khả năng tự chủ của doanh nghiệp vẫn còn ở mức khá thấp Đặc biệt là ở Hệ số tài trợ thường xuyên và Hệ số chi phí, Doanh nghiệp cần phải có những chính sách hiệu quả hơn để cải thiện 2 chỉ số này, cũng như để đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp Một số giải pháp như:
Xem xét lại chính sách huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán, giảm rủi ro tài chính
Rà soát lại chính sách huy động vốn, cơ cấu vốn hợp lý hơn đảm bảo gia tăng hiệu quả hoạt động tránh gây lãng phí vốn
Sử dụng chính sách tài trợ, huy động vốn hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tài chính, rủi ro thanh toán
Tăng cường công tác quản lý chi phí
Phân tích khả năng sinh lời
Bảng phân tích khả năng sinh lời của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch
Hệ số khả năng sinh lời ròng hoạt động (ROS)
Lợi nhuận sau thuế VNĐ 50.015.598.079 17.270.117.575 32.745.480.504 189,6077
Hệ số khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tổng tài sản bình quân
Hệ số khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh
Tổng tài sản bình quân
Hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau VNĐ 50.015.598.079 17.270.117.575 32.745.480.504 189,6077 thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Thu nhập một cổ phần thường
- Khái quát: Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy cả 5 chỉ tiêu ở năm 2021 và năm
2020 đều dương Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả Căn cứ vào kết quả so sánh năm 2021 và năm 2020, các chỉ tiêu sinh lời đều tăng cao cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp cải thiện Để đánh giá, nhận xét cụ thể ta nghiên cứu từng hệ số:
ROS (Hệ số khả năng sinh lời ròng hoạt động):
+ Hệ số ROS là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp, đánh giá xem một đồng doanh nghiệp thu vào sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tại năm 2021, hệ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,017 lần Điều này phản ánh cứ một đồng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,017 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tại năm 2020, hệ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,0056 lần Điều này phản ánh cứ một đồng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,0056 đồng lợi nhuận sau thuế.
=> Ta thấy, tại năm 2021 so với năm 2020, chỉ tiêu này tăng 0,0111 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 197,0406% đã cho thấy khả năng sinh lời trên 1 đồng doanh thu tăng lên. Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng lên là do tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn nhiều so với tổng luân chuyển thuần, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu này tại năm 2021 đã tăng 32.745.480.504 VNĐ so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ tăng là 189,6077% Đây là một sự gia tăng rất nhanh Nguyên nhân có thể là do: Tốc độ giảm của doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ giảm của chi phí Do đó làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng tương đối lớn, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh và dẫn đến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng rất lớn, làm cho lợi nhuận sau thuế TNDN tăng đáng kể Điều này cho thấy, doanh nghiệp có chính sách xử lý các loại chi phí tốt, đặc biệt là trong năm 2020 -
2021 vẫn còn đang chịu sự ảnh hưởng của dịch COVID-19.
* Tổng luân chuyển thuần (doanh thu thuần hoạt động kinh doanh + doanh thu tài chính + thu nhập khác)
Tại năm 2021, tổng luân chuyển thuần là 3.000.681.017.862 VNĐ còn tại năm 2020, tổng luân chuyển thuần là 3.077.694.565.667 VNĐ Điều này cho thấy so với năm
2020 thì chỉ tiêu này tại năm 2021 đã giảm 77.013.547.805 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,503% Đây là một sự giảm nhẹ Nguyên nhân có thể do sự thay đổi trong tỷ lệ doanh thu Trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm từ 2.396.227.325 đồng xuống còn 771.389.091 đồng thì thu nhập khác tăng gần gấp đôi từ 11.751.553.681 đồng lên 20.904.112.959 đồng Bên cạnh đó trong những năm vừa qua, cung của ngành xi măng luôn lớn hơn cầu nên đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, tình hình này cũng có thể doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến chính sách tiêu thụ sản phẩm.
BEP (Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh):
+ Tại năm 2020, hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh là 0,027 lần Điều này phản ánh bình quân cứ một đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 0.027 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
+ Tại năm 2021, hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh là 0,0384 lần Điều này phản ánh bình quân cứ một đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 0.0384 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
=> Ta thấy tại năm 2021 so với năm 2020, chỉ tiêu này tăng 0,0113 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 41,85% đã cho thấy khả năng sinh lời cơ bản của tài sản tăng lên Hệ số này dương cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng là do tỷ lệ tăng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng nhiều hơn so với tỷ lệ tăng của tăng của tổng tài sản bình quân, cụ thể như sau:
* Lợi nhuận trước lãi vay và thuế: (EBIT)
Tại năm 2021, Lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 121.183.997.731 VNĐ còn tại năm 2020, lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 91.523.531.037 VNĐ Điều này cho thấy so với năm 2020 thì chỉ tiêu này năm 2021 đã tăng 29.660.466.694 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,407% Lợi nhuận trước lãi vay và thuế bao gồm khoản lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay Nhìn vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 của công ty, chúng ta thấy rằng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính đều thấp hơn so với năm 2020, các khoản mục chi phí (như giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác) năm 2021 đều thấp hơn so với năm 2020.Thu nhập khác trong năm 2021 cũng tăng đáng kể so với năm 2020 Tuy nhiên,tốc độ giảm của doanh thu nhỏ hơn so với tốc độ giảm của chi phí Do đó làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng tương đối lớn, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh và dẫn đến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng rất lớn Chi phí lãi vay của năm 2021 có sự giảm nhẹ so với năm 2020 nhưng không đáng kể so với tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế Từ đó lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng có sự tăng lên Điều này cho thấy, doanh nghiệp có chính sách quản trị chi phí ngày càng có hiệu quả, đặc biệt là trong năm 2020 - 2021 vẫn còn đang chịu sự ảnh hưởng của dịch COVID-19.
* Tổng tài sản bình quân:
Tại năm 2021, tổng tài sản bình quân là 3.159.907.635.305 VNĐ còn tại năm 2020, tổng tài sản bình quân là 3.385.254.192.538 VNĐ Điều này cho thấy so với năm
2020 thì chỉ tiêu này năm 2021 đã giảm 225.346.557.233 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,6567% Đây là một sự giảm sút nhỏ Nguyên nhân có thể là do: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp năm 2021 đều giảm so với năm 2020 Sự thu hẹp về TS của DN giai đoạn cuối năm 2021 có thể do ảnh hưởng của Covid 19, dẫn đến sự ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng, giải ngân đầu tư công bị chậm trễ,
- Hệ số khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh hay hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (ROA):
Tại năm 2021, hệ số khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh là 0,0158 lần Điều này phản ánh cứ một đồng tài sản bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,0158 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tại năm 2020, hệ số khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh là 0,0051 lần Điều này phản ánh cứ một đồng tài sản bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,0051 đồng lợi nhuận sau thuế.
=> Ta thấy, tại năm 2021 so với năm 2020, chỉ tiêu này tăng 0,0107 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 210,2609% đã cho thấy khả năng sinh lời ròng của tài sản tăng lên Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng lên là do tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của tổng tài sản bình quân, cụ thể như sau:
Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Bảng phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
4 ΔHSkd (Hđ) Lần = (Hđ 2021 – Hđ 2020 )*SVlđ 2020 = -0,0355
5 ΔHSkd (SVlđ) Lần = Hđ 2021 *(SVlđ 2021 – SVlđ 2020 ) = 0,0758
Tổng quát: Qua phân tích trên ta thấy, Hiệu suất sử dụng VKD của DN năm 2021 so với năm 2020 tăng 0,0403 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,43% Cụ thể, hiệu suất sử dụng VKD năm 2021 là
0,9495 lần, phản ánh bình quân sử dụng 1 đồng VKD tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra cho DN 0,9495 đồng LCT.
Hiệu suất sử dụng VKD năm 2020 là 0,9092 lần, phản ánh bình quân sử dụng 1 đồng VKD tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra cho DN 0,9092 đồng LCT Hiệu suất sử dụng VKD của doanhh nghiệp tăng phản ánh hiệu suất khai thác tổng TS của DN tăng lên, qua đó tác động tích cực làm tăng khả năng sinh lời. HSkd tăng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ):
Hệ số đầu tư ngắn hạn phản ánh cấu trúc về chính sách đầu tư của doanh nghiệp, trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đầu tư vào tài sản ngắn hạn là bao nhiêu Hđ năm
2021 là 0,1842, Hđ năm 2020 là 0,1917 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, năm 2021 so với năm 2020, Hđ giảm 0.0075 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,91% Hđ giảm làm cho HSkd giảm 0,0355 lần Hđ giảm là do vốn lưu động bình quân giảm 66.759trđ với tỷ lệ giảm là 10,29% và do vốn kinh doanh bình quân giảm 225.346 trđ với tỷ lệ giảm 6,66% Hđ thay đổi như vậy là do cơ cấu đầu tư của DN có xu hướng thay đổi tăng tỷ trọng vốn cố định và giảm tỷ trọng vốn lưu động Việc giảm vốn lưu động chủ yếu là do trong năm doanh nghiệp thu hồi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, tuy nhiên doanh nghiệp lại chủ động gia tăng dự trữ HTK Xét trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả NVL leo thang,với một DN sản xuất xi măng thì việc thực hiện chiến lược dự trữ hàng tồn kho là vô cùng hợp lý Như vậy có thể thấy đây là chính sách phù hợp, sự biến động trong năm 2021 là hợp lý Mặc dù vậy, doanh nghiệp cũng vẫn phải nắm bắt được những ảnh hưởng từ việc giảm đầu tư vào TSNH để từ đó có những chiến lược phù hợp cho sự đầu tư lâu dài của công ty.
Số vòng quay vốn lưu động (SVlđ):
Số vòng quay vốn lưu động năm 2021 là 5,1545 vòng, năm
2020 là 4,7429 vòng Năm 2021 so với năm 2020, Số vòng quay vốn lưu động đã tăng 0,4116 vòng, tương ứng với tỷ lệ tăng là8,68% Số vòng quay vốn lưu động tăng làm cho hiệu suất sử dụngVKD của DN tăng 0,0758 lần Tuy nhiên SVlđ tăng là do tài sản ngắn hạn bình quân giảm (giảm 66.759.877.489 tương ứng với 10,29%),nhưng tổng luân chuyển thuần chỉ giảm 2,5%.Trong đó, tổng luân chuyển thuần giảm do doanh thu thuần về bán hàng và đặc biệt là do sự giảm mạnh của doanh thu hoạt động tài chính Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh thì việc giảm DT của doanh nghiệp cũng là điều khó có thể tránh khỏi.
Kết luận: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng cho thấy mỗi đồng TS DN bỏ ra đầu tư đang mang lại hiệu quả tốt hơn, điều này tác động tích cực làm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp Trong thời gian tới, để tăng Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, DN có thể áp dụng các biện pháp như nắm bắt được các thời cơ đầu cơ tích trữ HTK để tránh giá cả leo thang, đầu tư đổi mới dây chuyền CN, đẩy mạnh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đổi mới các hình thức tiếp thị quảng cáo để thu hút được nhiều khách hàng hơn Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch Covid, DN càng cần phải thúc đẩy đưa ra những chiến lược, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, ra tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty
Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch Tỷ lệ a Luân chuyển thuần: LCT
- 77.013.547.805 -2,50% b Vốn lưu động bình quân: Slđ=
I Số vòng quay Vốn lưu động:
II Kỳ luân chuyển Vốn lưu động: Klđ= Sn/SVlđ 69,4821 75,9034 -6,0613 -7,99
Do Slđ ảnh hưởng đến SVlđ=
Do Slđ ảnh hưởng đến Klđ=
Do LCT ảnh hưởng đến SVlđ=
Do LCT ảnh hưởng đến Klđ=
∆Klđ =∆Klđ (Slđ)+∆Klđ (LCT) -6,061280002
IV VLĐ tiết kiệm (L.phí)= d1*(Klđ1 - Klđ0) -50.522,27
- Số vòng luân chuyển VLĐ của DN năm 2021 là 5.1545 vòng, tăng 0,4116 vòng với tốc độ tăng là 8,68% so với năm 2020.Chỉ tiêu này có nghĩa trong 2020, VLĐ của
DN quay được 4,74 vòng, mỗi vòng hết 75,9 ngày còn năm 2021 quay được 5,15 vòng, mỗi vòng hết 69,48 ngày Đồng thời, kỳ luân chuyển vốn lưu động đã giảm từ 75,9034 ngày xuống còn 69,4821 ngày Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2021 đã có sự cải thiện hơn so với năm 2020 Từ đó, đã giúp DN rút ngắn được chu kỳ vòng quay vốn lưu động, tiết kiệm được 50.522,27 triệu đồng Để có được đánh giá chính xác, ta cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu trên.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của DN trong năm 2021 có sự thay đổi như vậy là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: Số dư vốn lưu động bình quân và tổng luân chuyển thuần.
Nhân tố số dư vốn lưu động bình quân (Slđ) có tác động ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, số dư vốn lưu động bình quân đã giảm 66.706,5 triệu đồng (10,29%) đã làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng 0,5439 vòng, đồng thời làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 7,8090 ngày.
Số dư vốn lưu động bình quân có sự thay đổi như vậy là do chính sách đầu tư của
DN Cụ thể, trong năm 2021, DN đã giảm đầu tư trong ngắn hạn Do nhân tố này có tác động ngược chiều với số vòng quay vốn lưu động bên việc giảm đầu tư trong ngắn hạn sẽ giúp DN tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao nên việc giảm Slđ sẽ làm giảm khả năng thanh toán của DN Vì vậy, DN cần cân nhắc mức độ đầu tư phân bổ một cách hợp lý. Nhân tố tổng luân chuyển thuần (LCT) có tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tổng LCT của DN đã giảm 77.016 triệu đồng (2,5%) đã làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 0,1323 vòng, đồng thời đã làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 1,7477 ngày.
Tổng LCT của DN trong năm 2021 có sự thay đổi như vậy do trong kỳ, DN thực hiện chỉ thị giãn cách của Chính phủ Mặt khác, các hoạt động xây dựng bị tạm dừng triển khai do dịch bệnh Covid Điều này đã làm phần nào giảm doanh thu tiêu thụ của DN, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
=> Phù hợp với tình hình thị trường.
Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của DN trong năm 2021 đã được cải thiện tốt hơn so với năm 2020 Từ đó đã giúp DN tiết kiệm được 50.522,27 triệu đồng Tuy nhiên, trong kỳ, doanh thu của DN đã có sự suy giảm (2,5%) cho thấy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa đạt hiệu quả DN cần sớm đưa ra các giải pháp, kế hoạch cụ thể cho việc đầu tư và phân bổ vốn một cách hợp lý Đồng thời sớm có các chính sách bán hàng phù hợp, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm DN có thể tạo dựng các mối quan hệ với các chủ thầu, các công trình xây dựng lớn để tăng thêm cơ hội tiêu thụ sản phẩm Đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo, ưu đãi, tặng kèm khi mua sản phẩm với số lượng lớn, ưu đãi dành cho khách hàng, đối tác lâu năm.
Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty
Bảng phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 CL Tỷ lệ(%)
1 Số vòng quay hàng tồn kho (SVtk
4 -3,30% Trị giá hàng tồn kho bình quân (Stk)
2 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Ktk) 51,53 49,77 1,76 3,54% gv
3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
4.Giá trị HTK tiết kiệm
Năm 2020 công ty đã quay vòng toàn bộ hàng tồn kho được 7,23 vòng với kỳ luân chuyển 1 vòng quay hàng tồn kho là hết 49,77 ngày (khoảng 0,55 quý), so với năm
2021 số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,24 vòng, tỷ lệ giảm là 3,42% và số ngày quay vòng tăng lên 51,53 vòng, tỷ lệ tăng 3,54% đã làm lãng phí thêm
12.979.827.172,77 đồng Tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm là 1 xu hướng biến động không tốt đối với công ty, cho thấy trong năm, hàng tồn kho của công ty đang bị ứ đọng, thời gian quay vòng thu hồi vốn hàng tồn kho lâu hơn.
+Số dư hàng tồn kho (Stk):
Hàng tồn kho bình quân của công ty năm 2021 là 379.606.630.171,50 đồng so với năm trước tăng 476.800.549,50 đồng, tỷ lệ tăng là 0,13% Với giả định giá vốn hàng bán công ty vẫn giải phóng như năm 2020 là 2.742.610.190.960 đồng thì việc tăng số dư HTK đã làm cho số vòng quay HTK quay chậm hơn 0,01 vòng và kỳ luân chuyển HTK tăng 1,7 ngày
Như vậy, số dư HTK tăng lên đã làm cho tốc độ luân chuyển HTK giảm xuống thì đây là nhân tố tác động tiêu cực, góp phẩn làm giảm tốc độ luân chuyển toàn bộ hàng tồn kho trong kỳ, làm lãng phí thêm vốn.
Trong năm 2021, giá vốn hàng bán là 2.652.163.790.926 đồng, giảm 90.446.400.034 đồng so với năm 2020, tỷ lệ giảm là 3,3% Với giả định là Số dư hàng tồn kho được cố định ở mức năm 2021 thì biến động giảm giá vốn hàng bán trong kỳ đã tác động làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,24 vòng và kỳ luân chuyển HTK tăng lên 0,06 ngày Đây là nhân tố tác động tiêu cực tới tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Giá vốn hàng xuất bán giảm tức là việc giải phóng hàng tồn kho trong năm 2021 giảm xuống so với năm 2020 có thể do nguyên nhân khách quan đó là thị trường cung cầu trong năm 2021 bất lợi đối với doanh nghiệp, có thể do đại dịch Covid-19 các khách hàng họ không tiếp tục các đơn hàng như đã ký kết với doanh nghiệp hoặc có thể vì biến động của giá cả từ thị trường và từ những áp lực trong sản xuất về nguyên liệu, giá đầu vào… làm cho việc tiêu thụ bị ảnh hưởng đã làm cho hàng xuất bán bị giảm xuống và giá vốn hàng bán giảm Nguyên nhân chủ quan có thể do doanh nghiệp thu hẹp tín dụng thương mại nên hạn chế việc tiêu thụ được sản phẩm hoặc có thể do chính sách kìm hàng chờ thị trường giá có lợi hơn để giải phóng dẫn tới việc hàng tồn tăng giải phóng giảm
+ Doanh nghiệp cần tìm ra các biện pháp khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng từ phía khách quan môi trường gây ra cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp,cần có chiến lược quản trị hàng tồn kho hay chiến lược để đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho, giải phóng hàng tồn kho đối với các thành phẩm hàng hóa đã hoàn thành còn ứ đọng tại doanh nghiệp.
+Doanh nghiệp cần kiểm kê những loại hàng tồn kho ở cả 3 khâu, khắc phục và dự báo tình hình thị trường do ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan để có hoạt động quản trị hàng tồn kho cũng như thúc đẩy giải phóng hàng tồn kho thông qua chiến lược Marketing hợp lý, tránh bị ứ đọng hàng tồn kho không lưu thông được.
Sở dĩ tốc độ luân chuyển HTK trong kỳ giảm xuống là do trong kỳ số dư hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên 0,13% cùng với đó là giá vốn hàng bán sụt giảm 3,3% cho thấy trong năm 2021 doanh nghiệp có xu hướng tồn tăng và tiêu thụ giảm có thể do chủ yếu từ tác động của môi trường kinh doanh, do đại dịch và thiên tai và chính sách dự trữ của doanh nghiệp chờ thời cơ hoặc do chiến lược tăng tiêu thụ của doanh nghiệp chưa tốt dẫn tới tồn kho nhiều chưa giải phóng được tuy nhiên sự giảm này là khá hợp lý với tình hình trong năm.
Phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán
Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch
1.Số vòng quay các khoản phải thu (SVpt) = a/b
-2,7331 b Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
∆SVpt(Spt) (DTT0 / Spt1) - SVpt0 = 20,33790125
∆SVpt(DTT) SVpt1 - (DTT0 / Spt1) = -2,32730125
∆Kpt(Spt) (Spt1 / dt0) - Kpt0 = -1,3265406
∆Kpt(DTT) Kpt1 - (Spt1 / dt0) = 0,1188406
Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2021, các khoản phải thu của công ty quay được 82,8262 vòng; kỳ luân chuyển bình quân của các khoản phải thu là 4,3465 ngày Năm
2020, số vòng quay các khoản phải thu là 64,8156 vòng; kỳ luân chuyển bình quân của các khoản phải thu là 5,5542 ngày Như vậy, năm 2021 so với năm 2020, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu đã giảm Cụ thể, số vòng quay các khoản phải thu tăng 18,0106 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,7874% nhưng kỳ luân chuyển các khoản phải thu giảm 1,2077 ngày tương ứng với tỷ lệ giảm là 21,7439% Ngoài ra, nhìn vào dòng số tiền, ta thấy số tiền là -9.996.461.106 đồng, tức là DN đang tiết kiệm vốn trong thanh toán Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
+ Thứ nhất là các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tác động ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn thanh toán Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân năm 2021 so với năm 2020 giảm 11.288.842.093 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 23,8838% đã làm tăng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu Cụ thể, SVpt tăng 20,33790125 vòng, Kpt giảm 1,3265406 ngày Căn cứ vào số liệu chi tiết ta thấy, các khoản phải thu giảm chủ yếu là do trong khoảng từ năm 2020 đến 2021 tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid 19 nên
DN có thể đang sử dụng chính sách thắt chặt, rút ngắn thời gian, phạm vi, đối tượng khách hàng được mua chịu DN đang hạn chế những rủi ro trong khả năng thu hồi vốn, mất vốn và giảm thiểu chi phí thu hồi công nợ Tuy nhiên, tác động tiêu cực của vấn đề này là làm cho doanh thu giảm, tác động tiêu cực đến khả năng kinh doanh của DN Tuy vậy, nhưng trong thời kỳ khó khăn như năm 2020, 2021, đây được coi là chính sách tốt để DN bảo toàn được vốn của mình, ko bị khách hàng hay đối tác chiếm dụng, DN có thể dùng vốn này để tái đầu tư hoặc chi trả cho những chi phí bất ngờ phát sinh.
+ Thứ hai là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển vốn thanh toán Doanh thu thuần bán hàng và CCDC năm
2021 so với năm 2020 giảm 83.728.950.502 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 2.7331% đã làm tăng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu Cụ thể SVpt giảm 2,32730125 vòng, Kpt tăng 0,1188406 ngày Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của công ty, ta thấy trong những năm 2020 đến 2021 do tác động của Covid nên cung và cầu về xi măng trên thị trường bị ảnh hưởng gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm Kết hợp với khả năng DN áp dụng chính sách thắt chặt trong thanh toán với khách hàng để bảo toàn vốn cũng có thể là nguyên nhân khiến DTT giảm.
=> Qua những phân tích trên ta thấy, các khoản phải thu ngắn hạn bình quân giảm, đồng thời DTTBH và CCDC cũng giảm, nên đã làm giảm tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu Từ đó, DN tiết kiệm tiền trong thanh toán
Nhìn chung, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của DN có xu hướng giảm nhưng
DN đã có những chính sách trong việc quản trị nợ phải thu ngắn hạn khá tốt Ngoài ra, DN cần nghiên cứu thêm các biện pháp để tăng mức tiêu thụ sản phẩm từ đó tăng doanh thu, đồng thời thực hiện các chính sách quản trị chi phí một cách tối ưu để tăng thêm hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời cho DN.
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VỐN TRONG DOANH
Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (BEP)
Bảng phân tích khả năng sinh lời vốn kinh doanh (BEP)
2,LCT=DTTBH+DTHĐTC+TNK(trđ) 3.000.681 3.077.695 (77.014) -2,50%
3, Vốn lưu động bình quân(trđ)
4,Vốn kinh doanh bình quân: (trđ)
I, Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ)=Slđ/Skd 0,1842 0,1917 -0,0075 -3,89%
II, Số vòng quay vốn lưu động
IV, BEP=Hđ*SVlđ*H EBIT 0,0384 0,0270 0,0114 41,85%
Qua bảng phân tích trên ta thấy: Năm 2021 và năm 2020, khả năng sinh lời của vốn kinh doanh là 0,0384 và 0,0270 , đây là con số dương, tức là vốn kinh doanh của công ty sinh lời.Năm 2020, khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh là 0,0384 lần, nghĩa là bình quân mỗi đồng tham gia vào quá trình SXKD thu được 0,0384 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế Năm 2020, khả năng sinh lời kinh tế của VKD là 0,0270 lần nghĩa là bình quân mỗi đồng tham gia vào quá trình sxkd thu được 0,0270 đồng LNTLVVT.Năm 2021 so với năm 2020 , hệ số sinh lời kinh tế của VKD tăng 0,0114 lần , tỷ lệ tăng 41,85% Trong bảng phân tích trên ta sẽ phân tích nguyên nhân tăng của BEP trên các khía cạnh: Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân, số vòng quay VLĐ và hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế
- Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân (Hđ):
Có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời kinh tế của VKD
Năm 2021 hệ số đầu tư ngắn hạn là 0,1842 lần tương đương tài sản ngắn hạn chiếm 18,42% trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp So với năm 2020, Hđ đã có sự thay đổi, giảm đi 0.075 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,89% Hệ số đầu tư ngắn hạn giảm là do:
- Chính sách trong năm 2021 của công ty có sự thay đổi, vốn lưu động bình quân năm
2021 giảm 66.759 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng với 10,29%.
- Vốn kinh doanh bình quân của công ty giảm 225.346 triệu đồng tương ứng với mức giảm 6,66% Tỷ lệ giảm của TSNH giảm nhiều hơn so với tổng TS Điều này cũng cho thấy công ty đang có xu hướng thu hẹp quy mô, đặc biệt là thu hẹp về TSNH
=> Khi xem xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì Hđ giảm đã làm cho BEP giảm 0,0011 lần Đây là nhân tố tác động tiêu cực đến BEP.
Như vậy, chính sách đầu tư trên của công ty cho thấy sự kém hiệu quả hơn so với năm 2020, tuy nhiên năm 2021 cũng là 1 năm đầy khó khăn đối với các DN trên cả nền kinh tế nên việc việc sụt giảm này cũng không quá lo ngại Trong giai đoạn bình thường mới sắp tới, DN nên có những sự điều chỉnh mới phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả của DN.
Chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ):
Có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời kinh tế của VKD
Số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm 2021 có sự thay đổi so với năm 2020 (SVlđ năm 2021 là 5,1545 vòng; năm 2020 là 4,7429 vòng), tăng 0,4116 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,68%
=>Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì SVlđ tăng làm cho BEP tăng 0,0023 đồng Đây là nhân tố tác động tích cực đến hệ số khả năng sinh lời ròng tài sản Số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.Tuy nhiên SVlđ vẫn tăng do tài sản ngắn hạn bình quân giảm (giảm 66.759.877.489 tương ứng với 10,29%), giảm tỷ lệ lớn hơn so với tổng luân chuyển thuần chỉ giảm 2,5% nên việc tăng số vòng luân chuyển chưa thể đánh giá là tốt. Trong đó, tổng luân chuyển thuần giảm do doanh thu thuần về bán hàng và đặc biệt là do sự giảm mạnh của doanh thu hoạt động tài chính Năm 2021, thị trường Vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu.
Hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế:
Có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời kinh tế vkd
Cụ thể, năm 2021 so với năm 2020, Hebit tăng 0,0107 lần , tỷ lệ tăng là 25,81% đã làm cho khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh tăng 0,0101 lần Hệ số sinh lời hoạt động của EBIT tăng là do EBIT năm 2021 tăng 29.661 triệu đồng, tỷ lệ tăng 32,41%, trong khi LCT giảm 77.014 triệu đồng, tỷ lệ giảm 2,5% Hệ số này năm
2021 tăng lên so với 2020, cho thấy việc quản trị chi phí hoạt động đã có hiệu quả, điều này giúp giảm thiểu khó khăn khi huy động vốn
Như vậy, qua phân tích 3 nhân tố là hệ số đầu tư, số vòng quay vốn lưu động và hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế thì sở dĩ hệ số khả năng sinh lời kinh tế của VKD BEP của công ty tăng 0,0113 lần, do:
+ Sự sụt giảm của Hđ làm cho BEP sụt giảm 0,0011 lần
+ Sự tăng trưởng của SVlđ làm cho BEP tăng 0,0023 lần
+ Sự tăng trưởng của Hcp làm cho BEP tăng 0,0101 lần
Khả năng sinh lời kinh tế của VKD tăng là do công ty thay đổi chính sách huy động vốn, hiệu quả quản lý doanh nghiep tăng Doanh nghiep cũng cần xác định cơ cấu hợp lý, quản lý VLĐ và VCĐ để sử dụng có hiệu quả tối đa đồng thời có chiến lược kinh doanh hiệu quả để tăng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và tăng khả năng sinh lời kinh tế của tài sản.
Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch
Tỷ lệ (%) Lợi nhuận sau thuế (NP)
Vốn kinh doanh bình quân
Vốn lưu động bình quân
Tổng hợp 0,010727 Đánh giá khái quát:
Hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản năm 2021 là 0,0158 lần; năm 2020 là 0,0051 lần Năm 2021 so với năm 2010 thì hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản đã tăng lên 0,005 tương đương với tỷ lệ là 210.26% Điều này cho thấy trong năm 2021 bình quân mỗi đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu được 0,0158 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2020 thì 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì công ty chỉ thu được 0,0051 đồng lợi nhuận sau thuế cho thấy mức tăng trưởng vượt bậc của DN Trong bảng tính trên, ta sẽ phân tích đến nguyên nhân tăng của ROA trên các khía cạnh về hệ số đầu tư ngắn hạn, số vòng luân chuyển vốn lưu động và hệ số chi phí. Đánh giá chi tiết: Hệ số khả năng sinh lời ròng của công ty tăng là do ảnh hưởng của
3 nhân tố: hệ số đầu tư ngắn hạn, số vòng luân chuyển vốn lưu động và hệ số chi phí Đi sâu phân tích từng nhân tố ta thấy:
Chỉ tiêu hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ):
Năm 2021 hệ số đầu tư ngắn hạn là 0,1842 lần tương đương tài sản ngắn hạn chiếm 18,42% trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp So với năm 2020, Hđ đã có sự thay đổi, giảm đi 0.07 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,89% Hệ số đầu tư ngắn hạn giảm là do chính sách trong năm 2021 của công ty có sự thay đổi, vốn lưu động bình quân năm 2021 giảm 66.759.877.489 đồng so với năm 2021, tương ứng với 10,29% Bên cạnh đó, vốn kinh doanh bình quân của công ty giảm 225.346.557.233 đồng tương ứng với mức giảm 6,66% Tỷ lệ giảm của TSNH giảm nhiều hơn so với tổng TS Điều này cũng cho thấy công ty đang có xu hướng thu hẹp quy mô, đặc biệt là thu hẹp về TSNH Xem xét chi tiết bảng cân đối kế toán ta thấy được:
Giảm TSNH: Tiền và các khoản tương đương tiền giảm hơn so với năm 2020, các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm đáng kể Điều này có thể lý giải do năm 2021 là năm khó khăn với các doanh nghiệp do dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình tài chính DN
Tăng TSDH: Trong năm 2021, DN phải đối mặt với tình hình kinh doanh khó khăn do tác động của dịch bệnh, nên việc đầu tư mới về TSCĐ là rất ít, tỷ lệ khấu hao tăng nhanh hơn so với việc đầu tư mới
Khi xem xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì Hđ giảm đã làm cho ROA giảm 0,000198 lần Đây là nhân tố tác động tiêu cực đến ROA Như vậy, chính sách đầu tư trên của công ty cho thấy sự kém hiệu quả hơn so với năm 2020, tuy nhiên năm 2021 cũng là 1 năm đầy khó khăn đối với các DN trên cả nền kinh tế nên việc việc sụt giảm này cũng không quá lo ngại Trong giai đoạn bình thường mới sắp tới, DN nên có những sự điều chỉnh mới phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả của DN.
Chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ):
Do số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm 2021 có sự thay đổi so với năm
2020 (SVlđ năm 2021 là 5,154485 vòng; năm 2020 là 4,742872 vòng), tăng 0,412 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,68% Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì SVlđ giảm làm cho ROA giảm 0,0004255 đồng Đây là nhân tố tác động tích cực đến hệ số khả năng sinh lời ròng tài sản Số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Tuy nhiên SVlđ giảm là do tài sản ngắn hạn bình quân giảm (giảm 66.759.877.489 tương ứng với 10,29%), nhưng tổng luân chuyển thuần chỉ giảm 2,5% nên việc tăng số vòng luân chuyển chưa thể đánh giá là tốt.
Trong đó, tổng luân chuyển thuần giảm do doanh thu thuần về bán hàng và đặc biệt là do sự giảm mạnh của doanh thu hoạt động tài chính Năm 2021, thị trường Vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu
Chỉ tiêu hệ số chi phí (Hcp):
Hệ số chi phí năm 2021 là 0,983332 lần tức là trong tổng doanh thu và các khoản thu nhập của công ty thì chi phí chiếm 98,33% Do đó hệ số chi phí của công ty năm
2021 có sự thay đổi so với năm 2020 (năm 2020 là 0,994389 lần), giảm 0,011 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,11% Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số chi phí giảm đã làm cho ROA của công ty tăng 0,0104996 lần Đây là nhân tố tác động tích cực lớn nhất đến ROA.
Hệ số chi phí giảm là do tổng chi phí giảm 109.759.028.309 đồng tương ứng giảm 3.59%; tổng luân chuyển thuần giảm 77.013.547.805 đồng tương ứng giảm 2.5% nhưng tỷ lệ giảm của tổng chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm của tổng luân chuyển thuần Nhờ đó đã tác động làm cho hệ số khả năng sinh lời ròng tài sản tăng lên Vì vậy, trước tiên có thể xem đây là sự biến động hợp lý
Chi phí về GVHB, Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp đều giảm Trong đó, chi phí tài chính giảm do chính sách của DN đã giảm bớt các khoản nợ, cơ cấu lại nguồn vốn, bên cạnh đó việc giảm CPBH, CPQLDN giảm cũng cho thấy công tác quản lý CP của DN đang tốt lên Doanh nghiệp có xu hướng giảm nợ vay , vì thế giảm chi phí lãi vay
=> Hệ số chi phí có tác động lớn nhất trong việc tăng ROA trong năm 2021 Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng khả năng sinh lời của vốn kinh doanh trong
DN vẫn rất tích cực.
Như vậy, qua phân tích 3 nhân tố là hệ số đầu tư, số vòng quay vốn lưu động và hệ số chi phí thì sở dĩ hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản ROA của công ty tăng 0,010727 lần, do:
+ Sự sụt giảm của Hđ làm cho ROA sụt giảm 0,000198 lần
+ Sự tăng trưởng của SVlđ làm cho ROA tăng 0,0004255 lần
+ Sự tăng trưởng của Hcp làm cho ROA tăng 0,0104996
Nguyên nhân là do: trong năm 2021, công ty đã thay đổi chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư giảm tỷ trọng đầu tư vào TSNH nhiều hơn so với TSDH Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng có thành tích nhất định là tăng hệ số khả năng sinh lời hoạt động, tăng LNs, hoàn thành các chỉ tiêu chính đặt ra
Giải pháp: trong kỳ kinh doanh tới, để đẩy nhanh khả năng sinh lời ròng của tài sản, công ty cần phải:
+ Có chính sách đầu tư và tài trợ hợp lý hơn, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của tổng công ty
+ Tiếp tục sử dụng hợp lý, hiệu quả các khoản chi phí.
+ Đầu tư mới TS cho DN.
Phân tích khả năng sinh lời tài chính
Bảng phân tích khả năng sinh lời tài chính
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch
Tỷ lệ (%) Lợi nhuận sau thuế (NP)
Vốn chủ sở hữu bình quân 1.417.695.791.936,5 1.403.695.578.562,5 14.000.213.374 1.00%
Tài sản bình quân (Trđ)
Vốn lưu động bình quân
Tổng hợp 0.022976 Đánh giá khái quát:
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của năm 2021 tăng 186.75% so với năm 2020 Cụ thể năm 2020 là 0.0123 thì đến năm
2021 đã tăng lên tới 0.0353 Điều này cho thấy trong năm 2021, bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra được 0.0353 đồng lợi nhuận ròng( LNST) trong khi năm 2021 bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra được 0.0123 đồng lợi nhuận ròng( LNST) ,một sự tăng trưởng mạnh của doanh nghiệp Từ bảng trên, ta xác định được khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào 4 nhân tố: Hệ số tự tài trợ ( Ht), hệ số đầu tư ngắn hạn ( Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) và hệ số chi phí(Hcp) Đánh giá chi tiết:
Hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng là do ảnh hưởng của 4 nhân tố: Hệ số tự tài trợ ( Ht), hệ số đầu tư ngắn hạn ( Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) và hệ số chi phí(Hcp) Chỉ tiêu hệ số tự tài trợ (Ht):
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi hệ số tự tài trợ năm 2021 so với năm 2021 đã tăng lên 0.03 tương ứng với 8,2% đã làm cho ROE giảm 0,0009324 Vì đây là nhân tố tác động ngược chiều với ROE, ảnh hưởng tiêu cực tới ROE, làm cho hệ số này giảm đi Tuy nhiên trong cả hai năm 2021,2020 hệ số tự tài trợ của công ty đều khá thấp nên tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khá là cao Mặt khác cần xác định rõ sự tác động của đòn bẩy tài chính đến ROE để đánh giá xác đáng hơn từ đó có:
Chỉ tiêu hệ số đầu tư ngắn hạn:
Năm 2021 hệ số đầu tư ngắn hạn là 0,1842 lần tương đương tài sản ngắn hạn chiếm 18,42% trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp So với năm 2020, Hđ đã có sự thay đổi, giảm đi 0.07 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,89% Hệ số đầu tư ngắn hạn giảm là do chính sách trong năm 2021 của công ty có sự thay đổi, vốn lưu động bình quân năm 2021 giảm 66.759.877.489 đồng so với năm
2021, tương ứng với 10,29% Bên cạnh đó, Tài sản bình quân của công ty giảm 225.346.557.233 đồng tương ứng với mức giảm 6,66% Tỷ lệ giảm của TSNH giảm nhiều hơn so với tổng TS Điều này cũng cho thấy công ty đang có xu hướng thu hẹp quy mô, đặc biệt là thu hẹp về TSNH Xem xét chi tiết bảng cân đối kế toán ta thấy được:
Giảm TSNH: Tiền và các khoản tương đương tiền giảm hơn so với năm 2020, các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm đáng kể Điều này có thể lý giải do năm 2021 là năm khó khăn với các doanh nghiệp do dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình tài chính DN Tăng TSDH: Trong năm 2021, DN phải đối mặt với tình hình kinh doanh khó khăn do tác động của dịch bệnh, nên việc đầu tư mới về TSCĐ là rất ít, tỷ lệ khấu hao tăng nhanh hơn so với việc đầu tư mới
Khi xem xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì Hđ giảm đã làm cho ROE giảm 0,0004235 lần Đây là nhân tố tác động tiêu cực đến ROE Như vậy, chính sách đầu tư trên của công ty cho thấy sự kém hiệu quả hơn so với năm 2020, tuy nhiên năm 2021 cũng là
1 năm đầy khó khăn đối với các DN trên cả nền kinh tế nên việc việc sụt giảm này cũng không quá lo ngại Trong giai đoạn bình thường mới sắp tới, DN nên có những sự điều chỉnh mới phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả của DN.
Chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ):
Do số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm 2021 có sự thay đổi so với năm 2020 (SVlđ năm 2021 là 5,154 vòng; năm 2020 là 4,743 vòng), tăng 0,412 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,68% Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì SVlđ giảm làm cho ROE tăng 0,000948 đồng Đây là nhân tố tác động tích cực đến hệ số khả năng sinh lời ròng tài sản Số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Năm 2021, thị trường Vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu.Mặc dù thế, sự biến đổi này có thể thấy tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty đã tốt hơn
Chỉ tiêu hệ số chi phí (Hcp):
Hệ số chi phí năm 2021 là 0,9833 lần tức là trong tổng doanh thu và các khoản thu nhập của công ty thì chi phí chiếm 98,33% Do đó hệ số chi phí của công ty năm 2021 có sự thay đổi so với năm 2020 (năm 2020 là 0,9944 lần), giảm 0,011 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,11% Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số chi phí giảm đã làm cho ROE của công ty tăng 0.023403 lần
Hệ số chi phí giảm là do tổng chi phí giảm 109.759.028.309 đồng tương ứng giảm 3.59%; tổng luân chuyển thuần giảm
77.013.547.805 đồng tương ứng giảm 2.5% nhưng tỷ lệ giảm của tổng chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm của tổng luân chuyển thuần Nhờ đó đã tác động làm cho hệ số khả năng sinh lời ròng tài sản tăng lên Vì vậy, trước tiên có thể xem đây là sự biến động hợp lý
Chi phí về GVHB, Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp đều giảm Trong đó, chi phí tài chính giảm do chính sách của DN đã giảm bớt các khoản nợ, cơ cấu lại nguồn vốn, bên cạnh đó việc giảm CPBH, CPQLDN giảm cũng cho thấy công tác quản lý CP của DN đang tốt lên Tuy nhiên khi xem xét tác động vào tổng thể thì doanh nghiệp cần cải thiện hơn nữa tình hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
Như vậy, qua phân tích 3 nhân tố là hệ số đầu tư, số vòng quay vốn lưu động và hệ số chi phí thì sở dĩ hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản ROE của công ty tăng 0.022976 lần, do:
+ Sự sụt giảm của Ht làm cho ROE sụt giảm 0,0009324 lần
+ Sự sụt giảm của Hđ làm cho ROE tăng 0,0004235 lần
+ Sự tăng trưởng của SVlđ làm cho ROE tăng 0,000948 lần
+ Sự tăng trưởng của Hcp làm cho ROE tăng 0.023403 lần
Nguyên nhân là do: trong năm 2021, công ty đã thay đổi chính sách huy động vốn,tăng đầu tư vào tsnh, cụ thể là chủ động dự trữ hàng tồn kho, chính sách phù hợp khiến cho tình hình kinh doanh của công ty chuyển biến tốt Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng có thành tích nhất định là tăng hệ số khả năng sinh lời hoạt động, tăng LN sau thuế , hoàn thành các chỉ tiêu chính đặt ra
Giải pháp: trong kỳ kinh doanh tới, để đẩy nhanh khả năng sinh lời ròng của tài sản, công ty cần phải:
+ Xác định chính sách huy động vốn để tài trợ hợp lý,
+ Xác định chính sách đầu tư hợp lý: hệ số đầu tư ngắn hạn, hệ số đầu Tư dài hạn đảm bảo phù hợp với ngành công ty đang kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh
+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trên cơ sở phân bổ, quản trị từng loại vốn