ĐẶT VẤN ĐỀ Đặt và lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi KLTMNV là một kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong điều trị, chăm sóc người bệnh NB tại các bệnh viện BV hiện nay.. Để trả lời cho những
Tổng quan về kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
1.1.1 Giới thiệu về kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Kim luồn đặt trong lòng mạch là loại ống được làm bằng vật liệu tổng hợp, đưa vào trong lòng mạch nhằm chẩn đoán và điều trị người bệnh KLTMNV là dụng cụ y khoa có thiết kế chính bao gồm hệ thống van một chiều và van hai chiều, hệ thống ống dẫn trong đó ống nhựa bao bọc sát ống dẫn kim loại, khi đưa vào lòng tĩnh mạch sẽ loại bỏ ống dẫn kim loại và cố định ống nhựa Đầu KLTMNV mềm nên khi người bệnh cử động không gây tổn thương thành mạch KLTMNV thường được đặt trong tĩnh mạch ở cẳng tay và cánh tay, có chiều dài dưới 8cm [6]
1.1.2 Tĩnh mạch trị liệu bằng kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Tĩnh mạch trị liệu bằng KLTMNV là đưa thuốc vào cơ thể người bệnh bằng đường tiêm Tiêm tĩnh mạch thường được ưu tiên sử dụng với ưu điểm là tác dụng nhanh và giảm sự đau đớn cho người bệnh [35]
Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng KLTMNV là phương pháp tiêm, truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch Lợi ích của sử dụng KLTMNV là có thể luồn sâu và cố định chắc chắn vào trong lòng tĩnh mạch, đầu kim lại mềm nên tránh được sự va chạm với thành mạch khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc di chuyển, giãy giụa KLTMNV được sử dụng trong những trường hợp người bệnh có chỉ định cần phải tiêm, truyền nhiều lần trong ngày hoặc phải duy trì tiêm, truyền nhiều ngày Điều này tạo sự an toàn và thoải mái cho người bệnh trong thời gian sử dụng thuốc bằng đường tĩnh mạch Việc sử dụng KLTMNV giúp khắc phục được các nhược điểm của kim sắt (gây chệch ven, xuyên mạch, đau trong quá trình tiêm truyền,…) Hiện tại kỹ thuật đặt KLTMNV được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở điều trị, mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả cho cả người bệnh và điều dưỡng [15] Với KLTMNV được lưu trong một khoảng thời gian, người bệnh sẽ không phải chịu những lần lấy kim mới và người điều dưỡng sẽ rút ngắn được thời gian khi dùng thuốc cho người bệnh, cũng như giảm được các tai biến khi thực hiện kỹ thuật lấy kim mới, góp phần làm giảm áp lực công việc cho người điều dưỡng [16]
1.1.3 Đặc điểm cấu tạo và lợi ích của kim luồn
Kim luồn là một kim nhựa có nòng, được dùng để đặt vào tĩnh mạch ngoại vi [6]
+ Kim được làm bằng chất liệu ETFE (Ethylene Tetra Fluor Ethylene)
+ Thành mỏng, cứng, độ đàn hồi tốt nên thâm nhập qua da dễ dàng
+ Đầu kim mềm nên khi NB cử động không gây tổn thương cho thành mạch
+ Chất liệu sinh học giúp lưu được kim luồn trong lòng mạch 72 giờ
+ Mũi kim rất nhọn và sắc: Với NB tạo cảm giác dễ chịu và ít đau; với người sử dụng: mũi tiêm không làm tổn thương lan rộng, hạn chế nhiễm khuẩn
+ Hình dáng kim thon và nhẵn làm giảm lực cản khi thâm nhập vào cơ thể NB
+ Tiệt trùng bằng chùm điện tử có lợi ích: giảm bớt tác động không có lợi đến sản phẩm (do không dùng nhiệt), không có chất dư thừa (chí nhiệt tố) sau khi tiệt trùng, giảm ảnh hưởng môi trường do không dùng chất hóa học để tiệt trùng
Hình 1.1 Cấu tạo kim luồn [6]
- Lợi ích của kim luồn tĩnh mạch ngoại vi:
+ Đường truyền ổn định: truyền tĩnh mạch sử dụng kim luồn sẽ giúp đường truyền ổn định do kim được luồn sâu trong lòng mạch và thân kim mềm, vì vậy tránh được va chạm với thành mạch mỗi khi NB thay đổi tư thế hoặc di chuyển
+ Đặt kim luồn tĩnh mạch giúp tạo sự an toàn và thoải mái cho NB trong thời gian truyền dịch, đặc biệt với những trường hợp cần phải truyền với thời gian kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày
- Các loại kim luồn tĩnh mạch ngoại vi : kim luồn có nhiều loại được phân chia thành các cỡ từ 14 đến 24, việc phân chia này có ưu điểm:
+ Dễ dàng cho việc quản lý
+ Tiện lợi sử dụng: cho phép nhanh chóng chọn được cỡ kim phù hợp để sử dụng dựa vào màu sắc của chúng trên thân kim: màu vàng cỡ 24, màu xanh cỡ 22, màu hồng cỡ 20, màu xanh lá cây cỡ 18, màu xám cỡ 16, màu gạch cua cỡ 14 (quy định của hãng Bbraun)
+ Phạm vi sử dụng rộng: có thể sử dụng được cho nhiều công việc khác nhau như: truyền dịch, chọc dò, chọc hút, lấy ven ở vị trí khó, chọc động mạch…
+ Bảo quản dễ dàng: cùng một loại hộp có thể đựng được số lượng kim nhiều hơn
1.1.4 Chỉ định và chống chỉ định đặt KLTMNV
Các trường hợp người bệnh cần hồi sức cấp cứu: sốc, trụy mạch, suy hô hấp, hôn mê, ngừng tuần hoàn,…;
Tiêm, truyền thuốc qua đường tĩnh mạch truyền dịch liên tục;
Truyền máu và các chế phẩm của máu;
Trước khi làm thủ thuật, phẫu thuật, các thuốc cản quang,…;
Các trường hợp cần nuôi dưỡng tĩnh mạch ngắn ngày
Rối loạn đông máu (chống chỉ định tương đối);
Giãn tĩnh mạch ngoại biên;
1.2 Quy định về chăn sóc người bệnh (CSNB) trong bệnh viện
Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng
Thông tư 31/2021/TT-BYT của Bộ Y tế đã ghi rõ: “Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe [9]
Nguyên tắc CSNB trong bệnh viện và nhiệm vụ thực hiện QTKT chăm sóc người bệnh của ĐDV
- Việc nhận định lâm sàng, phân cấp chăm sóc và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh phải đúng chuyên môn, toàn diện, liên tục, an toàn, chất lượng, công bằng giữa các người bệnh và phù hợp với nhu cầu của mỗi người bệnh
- Việc thực hiện hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện phải bảo đảm có sự tham gia, phối hợp của các đơn vị và các chức danh chuyên môn khác trong bệnh viện [9]
Nhiệm vụ thực hiện QTKT chăm sóc người bệnh của ĐDV
Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật: thực hiện thuốc và các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ và trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng [9]
1.3 Đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Hiện nay kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở điều trị mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả cho cả người bệnh và người điều dưỡng
Lựa chọn vị trí đâm kim:
- Việc lựa chọn KLTMNV phải dựa trên mục đích và thời gian sử dụng, những biến chứng nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn (viêm mao mạch và rò rỉ dịch) và kinh nghiệm của từng cá nhân khi đặt KLTMNV [5]
Đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Hiện nay kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở điều trị mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả cho cả người bệnh và người điều dưỡng
Lựa chọn vị trí đâm kim:
- Việc lựa chọn KLTMNV phải dựa trên mục đích và thời gian sử dụng, những biến chứng nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn (viêm mao mạch và rò rỉ dịch) và kinh nghiệm của từng cá nhân khi đặt KLTMNV [5]
- Nên chọn lựa vị trí đâm kim thích hợp, tránh chọc nhiều lần, nhất là những người béo, người già, người đã điều trị nằm lâu, nhiều đợt truyền, NB sốc giảm thể tích
- Nên sử dụng mạch máu ở chi trên Trong trường hợp phải đặt đường truyền ở chi dưới nên chuyển vị trí đặt từ chi dưới lên chi trên nếu có thể thay đổi [5]Thông thường sử dụng tĩnh mạch ở các vị trí: bàn tay, cẳng tay và cánh tay Hạn chế sử dụng những vị trí khác như mạch hiển (ở cổ chân), mạch bẹn (ở gần nếp bẹn), do điều kiện vệ sinh khó khăn, nguy cơ nhiễm trùng cao, khó lưu kim khi NB tâm thần hoặc những NB bị chấn thương vùng chi dưới, vỡ xương chậu, chấn thương bụng
- Không nên đâm kim vị trí gần nếp gấp, vị trí gần nơi có tổn thương da, viêm nhiễm, vị trí đang phù nề, vị trí bị liệt, hay phía trên đường đi phía về tim đang bị chấn thương nặng [38]
- Cần thăm khám hằng ngày bằng quan sát trực tiếp để phát hiện dấu hiệu sưng, nóng, đỏ của vị trí đặt KLTMNV khi sử dụng loại băng keo trong Không nên tháo bỏ bông gạc vô khuẩn che phủ vị trí đặt KLTMNV chỉ để xem nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn [5]
- Rút bỏ KLTMNV trong trường hợp có sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí đặt hoặc có những dấu hiệu NKH có liên quan đến đặt KLTMNV[5]
Hình 1.2 Hệ tĩnh mạch nông chi trên và chi dưới
Vệ sinh tay và kỹ thuật vô khuẩn:
- Phải rửa tay với xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn trước đụng chạm vào đường truyền
- Phải duy trì kỹ thuật vô khuẩn khi đặt và chăm sóc: đặt KLTMNV, thay ống thông, sửa chữa, bơm thuốc và thay gạc che phủ đường truyền
- Cần mang găng sạch khi đặt KLTMNV ngoại biên có nguy cơ phơi nhiễm với máu Không được đụng chạm vào vùng da đã sát khuẩn, thân kim, đốc kim, cửa bơm thuốc của hệ thống tiêm truyền
- Phải rửa tay sau khi tháo găng kết thúc quy trình đặt KLTMNV [6]
Chuẩn bị vùng đặt KLTMNV:
- Phải sát khuẩn da với dung dịch cồn 70% hoặc hỗn hợp cồn trong iod hoặc cồn chlorhexidine trước khi đặt đường truyền mạch máu ngoại biên
- Không nên sử dụng Chlorhexidine cho trẻ < 2 tháng tuổi
- Sau khi sát khuẩn cần phải để khô ít nhất 30 giây trước khi đặt KLTMNV [6]
Kỹ thuật đâm kim qua da:
- Điều dưỡng viên ở một vị trí thoải mái Đối với người da nhẽo, người già, suy kiệt, rối loạn về đông máu nên tránh chọc trực tiếp lên tĩnh mạch ngay mà nên chọc qua ít da sau đó chọc vào tĩnh mạch giúp cho quá trình lưu kim không bị dò dịch máu ra ngoài tránh chảy máu khi rút kim [22]
Hình 1.3 Kỹ thuật đâm kim qua da Động tác luồn kim:
- Chỉ cần chọc khoảng 2/3 chiều dài kim vào lòng mạch, khi có máu xuất hiện ở đầu báo
- Không cố gắng chọc toàn bộ chiều dài kim vào lòng mạch vì có thể tăng nguy cơ chọc ra ngoài thành mạch
- Tránh thao tác rút nòng sắt ra để kiểm tra xem máu có chảy ra không, rồi lại đưa nòng trở lại để chọc tiếp, động tác này rất nguy hại, có thể làm tổn thương đứt, gãy đoạn ống kim luồn, gây trôi vào trong vòng tuần hoàn [6]
Hình 1.4 Kỹ thuật luồn kim vào lòng mạch Thao tác rút nòng sắt: để tránh chảy máu, nên ước tính được vị trí đầu mũi kim đưa vào trong lòng tĩnh mạch đến đâu, dùng một ngón tay ấn vị trí đó, nếu không thấy chảy máu ở đầu báo thì từ từ rút nòng kim ra ngoài [22]
Hình 1.5 Kỹ thuật rút nòng sắt Thay gạc che phủ tại vị trí đặt KLTMNV
- Phải sử dụng gạc vô khuẩn (gạc dạng bán thấm, gạc trong suốt) để che phủ vị trí đặt KLTMNV, thay gạc che phủ nếu gạc bị ẩm ướt, không còn kín, nhìn thấy bẩn
- Không sử dụng kháng sinh dạng mỡ hoặc kem để bôi lên vị trí đặt KLTMNV
- Khi tắm không được để vị trí đặt thấm nước, phải che phủ vị trí đặt làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
- Cần thay gạc tại vị trí đặt mỗi 2 ngày với gạc thông thường và mỗi 7 ngày với gạc trong suốt vô trùng hoặc miếng tẩm Chlorhexidine khi lưu KLTMNV có độ dài trung bình, ở bệnh nhi phải thay ngay khi gạc che phủ bị tuột, thấm nhiều máu và không còn tác dụng che phủ vô trùng
- Đối với những vị trí như cấy ghép KLTMNV trung tâm hoặc KLTMNV tạo đường hầm, phải thay khi được 1 tuần hoặc khi vị trí bị hỏng
- Nên sử dụng miếng gạc có tẩm chlorhexidine cho những người lớn và bệnh nhi trên 2 tháng tuổi khi đặt KLTMNV trung tâm
- Phải giám sát tình trạng nhiễm khuẩn vị trí đặt khi thăm khám và thay gạc dựa trên những quy định và tình trạng lâm sàng cho phép của NB Nếu NB có dấu hiệu sưng, nóng ở vị trí đặt, sốt mà không tìm thấy nguyên nhân hoặc thấy những biểu hiện nghi ngờ nhiễm khuẩn tại nơi đặt hoặc có NKH, phải rút bỏ ngay đường truyền [5],[6]
Sử dụng kim luồn đưa vào mạch máu:
- Không cần thiết thay đổi đường truyền thường quy mỗi 72 giờ
- Không cần thiết thay đổi chỗ nối của hệ thống tiêm truyền mỗi 72 giờ hoặc phải theo khuyến cáo của nhà sản xuất cho mục đích giảm tần suất nhiễm khuẩn
- Cần phải bảo đảm rằng tất cả các thành phần của hệ thống có khả năng làm giảm tối thiểu việc hỏng hoặc vỡ của hệ thống
- Phải giới hạn tới mức thấp nhất nhiễm khuẩn cho hệ thống tiêm truyền bằng cách sát khuẩn cửa bơm thuốc (bằng chlorhexidine, povidone iodine, iodophor hoặc cồn 70 0 ) và giữ cho cửa đưa thuốc vào bằng thiết bị vô khuẩn
Một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về kiến thức, thực hành đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của Điều dưỡng
và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của Điều dưỡng
1.4.1 Nghiên cứu về kiến thức đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Trên thế giới, nhìn chung phần lớn các nghiên cứu đều cho kết quả với tỷ lệ NVYT có kiến thức về quy trình đặt KLTMNV tương đối cao, như nghiên cứu của Maria Rosaria Esposito và cộng sự (2011) về kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng nhiễm trùng đường huyết liên quan đến KLTMNV của ĐD khu vực miền nam nước Ý, có tới 70,7% đến 90,1% ĐD trả lời câu hỏi chính xác về việc rửa sạch dây nối, kim luồn bằng nước muối sau khi dùng thuốc hoặc chất lỏng, sử dụng gạc vô trùng hoặc gạc bán thấm trong suốt để che phủ ống thông, không sử dụng thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ trên chỗ chèn và thay thế kim luồn mỗi 72 giờ Chỉ 64,4% ĐD thừa nhận rằng việc sử dụng thường xuyên các giải pháp chống đông máu không ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết [43] Hay nghiên cứu của Cicolini và cộng sự (2014) đánh giá kiến thức của ĐD trong việc phòng chống nhiễm khuẩn liên quan đến các KLTMNV dựa trên bằng chứng được đăng tải trên Pubmed cho điểm số trung bình của các ĐD tham gia nghiên cứu là 6/10 Phần lớn các ĐD biết về việc có khuyến cáo nên thay thế KLTMNV TMNV thường xuyên (90%), để thực hiện một kỹ thuật vô trùng trong quá trình kết nối/ngắt kết nối dòng truyền (55,2%) và thay thế hệ thống truyền (dây nối và KLTMNV) trong vòng 24 giờ khi truyền nhũ tương, lipid (88,4%) [43] Tuy nhiên, chỉ có 52,6% điều dưỡng ủng hộ việc sử dụng kim thép, một thực hành có nguy cơ tiềm ẩn Điều này có thể là một yếu tố nguy cơ tiềm tàng cho sự an toàn của người bệnh Một nghiên cứu khác của Omorogbe và một số nhà nghiên cứu của Nigeria (2012) đánh giá về kiến thức và thực hành tiêm an toàn (TAT) đối với các ĐD trong khi làm nhiệm vụ trong bệnh viện tại thành phố Benin, lại cho kết quả thấp hơn với tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về TAT là 55,7%
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu làm về thực trạng hay kiến thức, thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thực hành đặt và chăm sóc KLTMNV của NVYT mà chủ yếu là những nghiên cứu về những vấn đề khi đặt KLTMNV, thực trạng viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu KLTMNV, biến chứng của đặt KLTMNV, Một số nghiên cứu về kiến thức đặt KLTMNV của NVYT được tìm thấy cho kết quả kiến thức về đặt và chăm sóc KLTMNV của NVYT là khác nhau ở các cơ sở y tế khác nhau Tỷ lệ kiến thức của NVYT tương đối tốt ở một số nội dung như: nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) về thực trạng tuân thủ quy trình và chăm sóc KLTMNV trên ĐD tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cho thấy có tới 74,3% ĐD có kiến thức đúng về vị trí không nên đặt kim luồn và dấu hiệu là tai biến khi đặt kim luồn cho NB, và 78,4% ĐD trả lời đúng câu hỏi về thời gian thay dây nối khi duy trì dịch lipid, nhũ tương Một số nghiên cứu khác về tiêm an toàn nói chung cũng cho kết quả đánh giá tương đối cao như nghiên cứu của Phan Văn Tường và cộng sự (2012) tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho tỷ lệ ĐD có kiến thức tiêm an toàn đạt là 82,6% hay nghiên cứu của Trần Thị Lý và cộng sự (2021) tại Bệnh viện Mắt Trung ương cho tỷ lệ NVYT có kiến thức về tiêm an toàn là 67,5%, nghiên cứu của Phạm Thị Luân và cộng sự (2019) tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư, Thái Bình cho tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về tiêm an toàn là 96%
Một số nội dung về kiến thức đặt và chăm sóc KLTMNV có kết quả thấp hơn mà nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã chỉ ra là: 14,9% ĐD trả lời đúng câu hỏi thời gian thay kim luồn thường xuyên và chỉ có 16,2% cho rằng nên lắp lại nút kim luồn luôn sau khi bơm thuốc hoặc dịch truyền, chưa được 1/4 số ĐD trả lời đúng về loại bơm tiêm dùng để kiểm tra lưu thông của kim luồn (22,3%) Có 1/3 số ĐD trả lời đúng về dấu hiệu co thắt tĩnh mạch là dấu hiệu tai biến sớm của quy trình chăm sóc kim luồn (31,8%) Có 62,8% ĐD trả lời đúng câu hỏi về lượng dịch bơm vào dây nối để kiểm tra lưu thông kim luồn và dung dịch dùng để kiểm tra lưu thông của kim luồn (56,8%) Chưa đến 50% ĐD trả lời đúng về câu hỏi số lần đặt kim luồn tối đa của một ĐD (49,3%), có thể sử dụng cồn iod hoặc Betadin 10% sát trùng vị trí tiêm, đợi khô sau đó đưa kim vào mạch máu (35,8%) và dung dịch Chlorhexidine 4% được khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ đẻ non dưới 28 tuần tuổi (39,9%) Còn lại hai câu hỏi về số lần sát trùng da ít nhất tại vị trí đặt kim luồn (68,9%) và vị trí đặt kim luồn không ưu tiên (64,9%) là có tỷ lệ trả lời đúng lớn hơn 50% Khi được hỏi về kiến thức, kỹ năng thực hành đặt KLTMNV tĩnh mạch ngoại biên, trong nghiên cứu của Trần Ngọc Thảo Vi và cộng sự (2019) tại Bệnh viện quận Bình Thạnh, tỷ lệ ĐD được hướng dẫn tại trường đào tạo là 62%, còn 38% chưa được hướng dẫn tại trường đào tạo; 96,5% ĐD được tập huấn kiến thức kỹ năng thực hành đặt KLTMNV trong lòng mạch tại bệnh viện
1.4.2 Nghiên cứu về thực hành đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy kết quả về sự tuân thủ quy trình thực hành của người ĐD trong tiêm an toàn nói chung, trong đó có thực hành đặt và chăm sóc KLTMNV Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ (2011), chỉ có 12,5% ĐD rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi tiêm; 3,7% ĐD sử dụng găng vô khuẩn trong khi tiêm và 60% ĐD tuân thủ chính xác quy trình trong khi tiêm [21] Một nghiên cứu khác của Omorogbe và cộng sự tại thành phố Benin của Nigeria (2012) cho thấy thực hành của ĐD trong tiêm an toàn đạt 48,4% “Tốt” và 47,5% “Xuất sắc” Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị cần có các buổi tổ chức hội thảo, tập huấn thường xuyên để nâng cao kiến thức và thực hành về TAT cho ĐD của thành phố này Còn tại Nepal, khi nhận thấy việc tuân thủ quy trình trong thực hành của ĐD rất quan trọng đã triển khai một giải pháp can thiệp tổng thể tới thực hành đặt và chăm sóc KLTMNV trong 2 năm bao gồm: tăng cường tuân thủ rửa tay với dung dịch sát khuẩn, chọn vị trí đặt ít nguy cơ, sát trùng da bằng Chlorhexidine 2% Sử dụng 5 phương tiện phòng hộ cá nhân vô khuẩn khi tiến hành đặt, và sử dụng gạc vô khuẩn che phủ, thời gian rút KLTMNV ngoại biên
72 giờ đã làm giảm trên 60% các trường hợp nhiễm khuẩn có liên quan đến việc đặt
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu có thể kể đến như: nghiên cứu của Trần Ngọc Thảo Vi và cộng sự (2019) đánh giá tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt KLTMNV tĩnh mạch ngoại biên trong phòng ngừa NKH của ĐD tại Bệnh viện quận Bình Thạnh cho kết quả khá cao với 98,3% ĐD thực hiện đúng quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt KLTMNV trong lòng mạch, tuy nhiên tỷ lệ vệ sinh tay theo quy định lại chỉ có 69,9% Nhưng nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) về thực trạng trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc KLTMNV của ĐD tại ba khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương cho kết quả chỉ có 13 phần trong quy trình được ĐD thực hiện đầy đủ ở tất cả 148 quan sát, gần 1/3 quan sát tháo nút đầu nối đảm bảo vô khuẩn (28,4%) trong khi gần một nửa quan sát là có chuẩn bị gạc vô khuẩn (42,6%) Chưa đến một nửa quan sát ĐD mặc trang phục không đúng quy định (46,6%) Tỷ lệ ĐD rửa tay hoặc sát khuẩn nhanh trước khi thực hiện y lệnh (90,5%) cao hơn sau khi thực hiện y lệnh phải rửa tay (65,5%) Hơn 80% các ĐD thực hiện bơm nước cất sau tiêm, truyền dịch (83,8%), kiểm tra sự lưu thông của kim luồn (88,5%), sát khuẩn và để khô đầu nút kim sau khi sát khuẩn (89,9%) [26] Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (2022) của tác giả Nguyễn Văn Minh cho tỷ lệ ĐD tuân thủ gói đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi của ĐD tương đối cao với 93,3%; tỉ lệ điều dưỡng tuân thủ gói chăm sóc đường truyền tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng là 90% Có thể thấy, Bệnh viện Vinmec là bệnh viện quốc tế nên kết quả nghiên cứu về thực hành của điều dưỡng tương đối cao cũng là điều dễ hiểu Còn kết quả nghiên cứu của Phan Văn Tường và cộng sự (2012) tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông lại cho kết quả thấp hơn rất nhiều với 22,2% tỷ lệ mũi tiêm được thực hành đúng Một nghiên cứu khác của Lê Thị Tuyết Anh (2021) tại Bệnh viện Đa khoa An Giang cho kết quả tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình đặt KLTMNV của ĐD là 54,0%, trong đó cao nhất là ĐD của Khoa Nội tổng hợp với 76% và thấp nhất là Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực chỉ đạt khoảng 42% Về chăm sóc KLTMNV, tỷ lệ tuân thủ đúng quy trình chăm sóc KLTMNV chung của ĐD đạt là 68,4%, cao nhất tại Khoa Nội tổng hợp với tỷ lệ là 79,6%, Khoa Cấp cứu 66,7% và Khoa Hồi sức tích cực chỉ đạt 58,0%
1.4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng
Một số yếu tố về đặc điểm cá nhân có liên quan đến kiến thức và thực hành về đặt và chăm sóc KLTMNV của ĐD được tìm thấy trong các nghiên cứu như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn và thâm niên công tác Nghiên cứu của Huỳnh Thị Mỹ Thanh (2014) tại Bệnh viện An Giang cho kết quả điểm trung bình thực hành tiêm cao nhất nhóm từ 26 – 35 tuổi (7,8 ±1,2) [29] Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hải (2019) tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Nhóm tuổi dưới 30 tuổi có tỷ lệ kiến thức đặt và chăm sóc KLTMNV chưa đạt cao gấp 1.9 lần so với nhóm trên 30 tuổi [13] Hay nghiên cứu của Quách Văn Phương (2015) về mũi tiêm an toàn tại Bệnh viện Đa khoa U Minh, Cà Mau cho thấy tỉ lệ mũi tiêm an toàn đạt tăng dần theo nhóm tuổi, lần lượt là 52,8% ở nhóm từ 30 tuổi trở xuống, 92,8% ở nhóm từ 31 – 40 tuổi và 100% ở nhóm từ 40 tuổi trở lên [23] Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Độ và cộng sự (2021) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa [10], nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng (năm 2012)[24] tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (2013) tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang [17] đều cho rằng tuổi là yếu tố có liên quan đến thực hành trong tiêm an toàn Một nghiên cứu khác của Phan Văn Tường và cộng sự (2012) tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho thấy các yếu tố liên quan đến thực hành TAT của ĐD là nhóm tuổi (OR=3,1; p0,05
Bảng 3.14 Liên quan giữa Khối công tác với kiến thức đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Chưa đạt kiến thức [N(%)] Đạt kiến thức [N(%)]
Số liệu bảng 3.14 cho thấy: Điều dưỡng công tác tại Khối Ngoại - Ung bướu có kiến thức đặt và chăm sóc KLTMNV chưa đạt cao gấp 4.12 lần so với điều dưỡng công tác tại Khối Nội – Hồi sức(OR= 4,12) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Một số yếu tố liên quan đến thực hành đặt KLTMNV
Bảng 3.15 Liên quan giữa giới tính, nhóm tuổi với thực hành đặt KLTMNV
Chưa đạt thực hành [N(%)] Đạt thực hành [N(%)]
Chưa đạt thực hành [N(%)] Đạt thực hành [N(%)]
Kết quả bảng 3.15 phân tích đơn biến mối liên quan giữa giới tính với thực hành đặt KLTMNV cho thấy điều dưỡng nữ có xu hướng thực hành chưa đạt cao hơn điều dưỡng nam 1,96 lần( OR= 1,96) Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa nhóm tuổi với thực hành đặt KLTMNV có sự khác biệt Nhóm điều dưỡng (31- 60) tuổi có xu hướng thực hành chưa đạt cao hơn nhóm điều dưỡng (20 – 30) tuổi 2,8 lần (OR = 2.8) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05
Bảng 3.16 Liên quan giữa thâm niên công tác với thực hành đặt KLTMNV
Chưa đạt thực hành [N(%)] Đạt thực hành [N(%)]
Thâm niên công tác tại bệnh viện
Số liệu bảng 3.16 phân tích đơn biến mối liên quan giữa thâm niên công tác của ĐD tham gia nghiên cứu với thực hành đặt KLTMNV cho thấy nhóm ĐD có thâm niên công tác trên 5 năm có xu hướng thực hành chưa đạt cao hơn nhóm ĐD có thâm niên công tác dưới 5 năm.(OR = 6,15 ) Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Bảng 3.17 Liên quan giữa Khối công tác với thực hành đặt KLTMNV
Chưa đạt thực hành [N(%)] Đạt thực hành [N(%)]
Khối Ngoại – Trung tâm Ung bướu
(0,4 - 2,06) (0,083) Khối Nội - Hồi sức cấp cứu
Số liệu bảng 3.17 phân tích đơn biến mối liên quan giữa thực hành giữa ĐD các khối công tác cho thấy không có sự khác biệt về thực hành của ĐD về đặt KLTMNV giữa các khối Ngoại - Trung tâm Ung bướu và khối Nội - Hồi sức cấp cứu với OR = 1,09 và p >0,05
Bảng 3.18 Liên quan giữa Kiến thức với thực hành đặt KLTMNV
Chưa đạt thực hành [N(%)] Đạt thực hành [N(%)]
Chưa đạt thực hành [N(%)] Đạt thực hành [N(%)]
Số liệu bảng 3.18 phân tích đơn biến mối liên quan giữa kiến thức và thực hành đặt và chăm sóc KLTMNV cho thấy có sự khác biệt Nhóm chưa đạt kiến thức có tỷ lệ chưa đạt thực hành cao hơn nhóm đạt kiến thức 1,82 lần (OR =1,82) Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Sau khi phân tích số liệu trên 150 ĐD tham gia nghiên cứu, nghiên cứu đã thu được một số kết quả về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, thực trạng kiến thức, thực hành về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trên người lớn của điều dưỡng cũng như đã tìm được một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh Bên cạnh đó, trên cơ sở tham khảo, tổng quan một số tài liệu, nghiên cứu tương đồng trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng đưa ra một số nội dung bàn luận chính về: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu, thực trạng kiến thức, thực hành về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trên người lớn của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng thuộc các khối Nội, Ngoại, Hồi sức cấp cứu và trung tâm Ung Bướu của bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh và một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh
4.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Bãi Cháy – bệnh viện hạng I tuyến tỉnh của tỉnh Quảng Ninh Chúng tôi chọn các khoa lâm sàng thuộc các khối: Nội, Ngoại, Trung tâm ung Bướu, Hồi sức tích cực và Chống độc - Cấp cứu lưu vì đây là những khoa đại diện cho các khối lâm sàng trong bệnh viện, có số NB đông Tại các khoa này, chỉ định đặt và lưu kim TMNV thường xuyên được áp dụng, số lượng NB đặt và lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi nhiều Có tổng số 150 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu, điều dưỡng các khoa đều thực hiện công tác chăm sóc trực tiếp người bệnh, tiếp xúc người bệnh và người nhà người bệnh
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, về phân bố giới tính, điều dưỡng viên chủ yếu là nữ giới (70,7%), cao hơn 2,4 lần so với nam giới (29,3%) Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Quang Hải (2019) [13] tại Bệnh viện Phổi Trung ương với tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 20% và 80%, nghiên cứu Nguyễn Văn Minh (2022) [20] tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 23,3% và 76,7%, nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn tại bệnh viên Nhi trung ương có tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 12,2% và 87,8%[43], nghiên cứu của Omorogbe (2012) [42] tại Nigeria và nghiên cứu của Cicolini (2014) [43] với tỷ lệ người tham gia nghiên cứu là nữ giới lần lượt là 95,1% và 70,1% Kết quả này cũng tương đồng với tính chất nghề nghiệp của người điều dưỡng, cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, chịu khó và nhẹ nhàng trong chăm sóc người bệnh và đặc tính này phù hợp với nữ giới Kết quả này phù hợp với tình trạng nghề nghiệp của nước ta hiện nay, Theo thống kê của trung tâm truyền thông - giáo dục sức khoẻ Trung Ương số lượng điều dưỡng nữ trên cả nước cao hơn hẳn số lượng điều dưỡng viên nam và chiếm tỷ lệ 86,8%
- Tuổi của đối tượng nghiên cứu:
Về phân bố tuổi của nhân lực điều dưỡng nghiên cứu của chúng tôi phát hiện nhân lực điều dưỡng tại Bệnh viện Bãi Cháy tương đối trẻ, chủ yếu tập trung khoảng 20 - 30 tuổi chiếm 54,7%; nhóm tuổi 31 - 40 tuổi chiếm 45,3 %; kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Omorogbe (2012) [42] tuổi trung bình 32 ± 8,9 năm [42]; nghiên cứu của Phạm Quang Hải (2019) [13] tại Bệnh viện Phổi Trung ương, khoảng 20 – 30 tuổi chiếm 50% [13]; nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn, nhóm tuổi ≤ 34 tuổi chiếm 92,6% [26]
Nhân lực điều dưỡng trẻ có ưu điểm là năng động, cập nhật và tiếp thu nhanh các kiến thức, kỹ thuật mới Tuy nhiên, nhân lực trẻ còn hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn và đặc biệt là kiến thức, kỹ năng về chuyên khoa sâu Vì vậy, cần phải rèn luyện thêm năng lực thực hành chuyên môn để có thể đáp ứng các nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của người bệnh Với ưu thế ĐD có độ tuổi trẻ, cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào đầy nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, năng động cao, tiếp thu nhanh các kiến thức mới và đảm bảo thời gian lâu dài công hiến cho Bệnh viện Đây cũng là ưu việt và thuận lợi giúp cho việc đảm bảo an toàn người bệnh cũng như nâng cao chất lượng bệnh viện ngày càng phát triển
- Bằng cấp chuyên môn: Ngày nay, điều dưỡng đã trở thành một ngành học, khoa học về chăm sóc, một nghề chuyên nghiệp, có hệ thống đào tạo đầy đủ và phát triển WHO đánh giá dịch vụ chăm sóc SK do Điều dưỡng viên – hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế Việc đào tạo ĐD ở bậc đại học và sau đại học đã tạo ra sự thay đổi, người Điều dưỡng trở thành cộng sự của thầy thuốc, một thành viên của nhóm chăm sóc Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn điều dưỡng có trình độ cao đẳng chiếm 90,7% và 6,7 % điều dưỡng có trình độ đại học, còn lại là trung cấp (2,6%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh (2022) tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng về bằng cấp chuyên môn, kết quả tỉ lệ đại học chiếm đa số với 85%, chỉ có 15% là cao đẳng, không có trình độ trung cấp [20] Điều này có thể lý giải do nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh (2022) được tiến hành tại Vinmec, là một bệnh viện quốc tế có chính sách tuyển dụng vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe với các tiêu chuẩn cao Tuy nhiên, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hải (2019) [13] tại Bệnh viện Phổi Trung ương với 55% ĐD có trình độ trung cấp, nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho tỷ lệ ĐDV trung cấp là 69,6% [26] Điều này có thể lý giải do nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành chuyên môn hơn và được tiến hành tại Bệnh viện Bãi Cháy - bệnh viện hạng I tuyến tỉnh, bệnh viện có chính sách tuyển dụng vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe với các tiêu chuẩn cao Đặc biệt thực hiện nội dung Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của liên bộ Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc quy định tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, trong đó quy định điều dưỡng hạng IV phải có trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên [8] Trong những năm vừa qua, bệnh viện đã lần lượt cử các điều dưỡng chưa đạt yêu cầu về chuyên môn đối với chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV đi đào tạo cao đẳng và đại học Hiện nay, khi tuyển dụng điều dưỡng mới, bệnh viện cũng ưu tiên tuyển dụng những điều dưỡng có trình độ từ cao đẳng trở lên Điều này phản ánh thực trạng Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hoàn thiện tuyển dụng ĐD có trình độ cao hơn, và cử ĐD học tập nâng cao trình độ chuyên môn góp phần đáp ứng với những yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của xã hội Ngoài ra, là bệnh viện Hạng I tuyến tỉnh, Bệnh viện cần có một nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo bài bản, có tay nghề cao Vì vậy mà Bệnh viện cần có chế độ ưu tiên và đãi ngộ tốt để thu hút với sinh viên của Trường đại học đến làm việc tại Bệnh viện, vừa đề giải quyết vấn đề đầu ra cho một lượng lớn sinh viên, Bệnh viện lại có thêm một lực lượng lao động chất lượng cao
Theo một khảo sát, tính đến năm 2020 Việt Nam cần khoảng 220.000 điều dưỡng viên và ngành Y tế nước ta đang phải đối mặt với 2 khó khăn chính, đó là: Tăng cường nhân lực điều dưỡng và nâng cao năng lực điều dưỡng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN Hiện nay, ở nhiều nước ASEAN cán bộ điều dưỡng đã đạt trình độ học vấn thấp nhất là hệ cao đẳng điều dưỡng, còn riêng Thái Lan hầu hết điều dưỡng đã đạt trình độ ĐH trở lên Trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong truyền thông giáo dục sức khoẻ Định hướng của nghề ĐD là chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho NB về thể chất và tinh thần ĐD phát triển thành một ngành đa khoa có nhiều chuyên khoa để đáp ứng sự phát triển của y học đòi hỏi tính chuyên khoa hóa ngày càng cao
- Thâm niên công tác: Trong nghiên cứu của chúng tôi, điều dưỡng có thời gian công tác dưới 5 năm và trên 5 năm chiếm tỷ lệ lần lượt là 48,7% và 51,3%, tương tự với kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hải (2019) tại Bệnh viện Phổi Trung ương với tỷ lệ điều dưỡng có thời gian công tác dưới 6 năm là 45% [13] Kết quả này cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Omorogbe và cộng sự (2012) [42] với 36,1% điều dưỡng có thâm niên công tác từ 1 – 5 năm [42] và thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) tại Bệnh viện Nhi Trung ương với 63,5% là điều dưỡng trẻ, ít kinh nghiệm [26] Kết quả này có thể được giải thích bởi trong những năm vừa qua, bệnh viện đã có sự phát triển đáng kể về quy mô khoa, phòng cũng như chuyên môn kỹ thuật, đòi hỏi sự phát triển tương ứng về nhân lực để đảm bảo công tác chuyên môn, đảm bảo cơ cấu nhân lực giữa các bộ phận và đặc biệt tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ theo quy định nên kết quả đưa ra như trên cũng là điều dễ hiểu Trong nghiên cứu của chúng tôi, điều dưỡng có thời gian công tác trên 5 năm chiếm tỷ lệ 51,3% thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh (2022) tỉ lệ ĐDV có thâm niên > 5 năm khá cao (88,4%) [20] Điều này có thể lý giải do nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh (2022) được tiến hành tại Vinmec, là một bệnh viện quốc tế có định hướng tuyển dụng nhân sự ưu tiên ĐDV có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm
4.2 Kiến thức về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng
- Kiến thức về đặt kim luồn là một trong những kiến thức quan trọng : Đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi khi người bệnh nằm điều trị trong bệnh viện, là một thao tác thường gặp trong chăm sóc, chẩn đoán, theo dõi và điều trị đặc biệt là tại khoa cấp cứu – hồi sức và phẫu thuật thuật giúp cho việc xử trí người bệnh khi có diễn biến bất thường được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện Tuy nhiên việc đặt KLTMNV cũng những tai biến sớm và tai biến muộn, trong số những tai biến muộn thì viêm tĩnh mạch ngoại vi là một biến chứng thường gặp khi đặt kim luồn, có thể gây tác hại cho bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị Do đó để giảm các tai biến, biến chứng đó cho người bệnh đòi hỏi điều dưỡng phải có kiến thức tốt về đặt và chăm sóc người bệnh đặt và lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức của ĐD khá tốt ở một số tiểu mục đánh giá có kết quả tương đối cao như: có tới 90% ĐD có kiến thức về thời điểm thay thế dây truyền truyền dịch nhũ tương lipid; 89,9% ĐD trả lời đúng thời điểm thay thế dây truyền máu và chế phẩm máu Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Cicolini và cộng sự (2014) [45] về đánh giá kiến thức của ĐD trong việc phòng chống nhiễm khuẩn liên quan đến các KLTMNV dựa trên bằng chứng được đăng tải trên Pubmed, có 88,4% người tham gia nghiên cứu cho rằng nên thay thế hệ thống truyền (dây nối và KLTMNV) trong vòng 24 giờ khi truyền nhũ tương, lipid và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) [26] về thực trạng tuân thủ quy trình và chăm sóc KLTMNV trên ĐD tại Bệnh viện Nhi Trung ương với tỷ lệ 78,4% ĐD trả lời đúng câu hỏi về thời gian thay dây nối khi duy trì dịch lipid, nhũ tương Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại chỉ ra kiến thức đúng của ĐD về thời gian tối thiểu cần theo dõi vị trí đặt KLTMNV để phát hiện biến chứng viêm tĩnh mạch, thể tích thông tráng đường truyền ngoại vi đạt và hoạt động để duy trì lưu thông của KLTMNV còn khá thấp, lần lượt là 17,3%; 28,7% và 46,7% ĐD có kiến thức thấp về những nội dung này có thể do đây là những kiến thức mà họ cho rằng không quan trọng dẫn đến chưa được quan tâm đúng mức và ít được để ý Tuy nhiên đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng trong thực hành liệu pháp truyền tĩnh mạch, nếu không có kiến thức đúng để thực hành đúng những nội dung này thì có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm mà không được phát hiện kịp thời Do đó, điều dưỡng cần có kiến thức đúng và thực hành đúng mới mang lại sự an toàn cho người bệnh
Thông tin về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Bãi Cháy – bệnh viện hạng I tuyến tỉnh của tỉnh Quảng Ninh Chúng tôi chọn các khoa lâm sàng thuộc các khối: Nội, Ngoại, Trung tâm ung Bướu, Hồi sức tích cực và Chống độc - Cấp cứu lưu vì đây là những khoa đại diện cho các khối lâm sàng trong bệnh viện, có số NB đông Tại các khoa này, chỉ định đặt và lưu kim TMNV thường xuyên được áp dụng, số lượng NB đặt và lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi nhiều Có tổng số 150 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu, điều dưỡng các khoa đều thực hiện công tác chăm sóc trực tiếp người bệnh, tiếp xúc người bệnh và người nhà người bệnh
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, về phân bố giới tính, điều dưỡng viên chủ yếu là nữ giới (70,7%), cao hơn 2,4 lần so với nam giới (29,3%) Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Quang Hải (2019) [13] tại Bệnh viện Phổi Trung ương với tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 20% và 80%, nghiên cứu Nguyễn Văn Minh (2022) [20] tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 23,3% và 76,7%, nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn tại bệnh viên Nhi trung ương có tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 12,2% và 87,8%[43], nghiên cứu của Omorogbe (2012) [42] tại Nigeria và nghiên cứu của Cicolini (2014) [43] với tỷ lệ người tham gia nghiên cứu là nữ giới lần lượt là 95,1% và 70,1% Kết quả này cũng tương đồng với tính chất nghề nghiệp của người điều dưỡng, cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, chịu khó và nhẹ nhàng trong chăm sóc người bệnh và đặc tính này phù hợp với nữ giới Kết quả này phù hợp với tình trạng nghề nghiệp của nước ta hiện nay, Theo thống kê của trung tâm truyền thông - giáo dục sức khoẻ Trung Ương số lượng điều dưỡng nữ trên cả nước cao hơn hẳn số lượng điều dưỡng viên nam và chiếm tỷ lệ 86,8%
- Tuổi của đối tượng nghiên cứu:
Về phân bố tuổi của nhân lực điều dưỡng nghiên cứu của chúng tôi phát hiện nhân lực điều dưỡng tại Bệnh viện Bãi Cháy tương đối trẻ, chủ yếu tập trung khoảng 20 - 30 tuổi chiếm 54,7%; nhóm tuổi 31 - 40 tuổi chiếm 45,3 %; kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Omorogbe (2012) [42] tuổi trung bình 32 ± 8,9 năm [42]; nghiên cứu của Phạm Quang Hải (2019) [13] tại Bệnh viện Phổi Trung ương, khoảng 20 – 30 tuổi chiếm 50% [13]; nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn, nhóm tuổi ≤ 34 tuổi chiếm 92,6% [26]
Nhân lực điều dưỡng trẻ có ưu điểm là năng động, cập nhật và tiếp thu nhanh các kiến thức, kỹ thuật mới Tuy nhiên, nhân lực trẻ còn hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn và đặc biệt là kiến thức, kỹ năng về chuyên khoa sâu Vì vậy, cần phải rèn luyện thêm năng lực thực hành chuyên môn để có thể đáp ứng các nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của người bệnh Với ưu thế ĐD có độ tuổi trẻ, cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào đầy nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, năng động cao, tiếp thu nhanh các kiến thức mới và đảm bảo thời gian lâu dài công hiến cho Bệnh viện Đây cũng là ưu việt và thuận lợi giúp cho việc đảm bảo an toàn người bệnh cũng như nâng cao chất lượng bệnh viện ngày càng phát triển
- Bằng cấp chuyên môn: Ngày nay, điều dưỡng đã trở thành một ngành học, khoa học về chăm sóc, một nghề chuyên nghiệp, có hệ thống đào tạo đầy đủ và phát triển WHO đánh giá dịch vụ chăm sóc SK do Điều dưỡng viên – hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế Việc đào tạo ĐD ở bậc đại học và sau đại học đã tạo ra sự thay đổi, người Điều dưỡng trở thành cộng sự của thầy thuốc, một thành viên của nhóm chăm sóc Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn điều dưỡng có trình độ cao đẳng chiếm 90,7% và 6,7 % điều dưỡng có trình độ đại học, còn lại là trung cấp (2,6%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh (2022) tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng về bằng cấp chuyên môn, kết quả tỉ lệ đại học chiếm đa số với 85%, chỉ có 15% là cao đẳng, không có trình độ trung cấp [20] Điều này có thể lý giải do nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh (2022) được tiến hành tại Vinmec, là một bệnh viện quốc tế có chính sách tuyển dụng vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe với các tiêu chuẩn cao Tuy nhiên, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hải (2019) [13] tại Bệnh viện Phổi Trung ương với 55% ĐD có trình độ trung cấp, nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho tỷ lệ ĐDV trung cấp là 69,6% [26] Điều này có thể lý giải do nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành chuyên môn hơn và được tiến hành tại Bệnh viện Bãi Cháy - bệnh viện hạng I tuyến tỉnh, bệnh viện có chính sách tuyển dụng vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe với các tiêu chuẩn cao Đặc biệt thực hiện nội dung Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của liên bộ Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc quy định tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, trong đó quy định điều dưỡng hạng IV phải có trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên [8] Trong những năm vừa qua, bệnh viện đã lần lượt cử các điều dưỡng chưa đạt yêu cầu về chuyên môn đối với chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV đi đào tạo cao đẳng và đại học Hiện nay, khi tuyển dụng điều dưỡng mới, bệnh viện cũng ưu tiên tuyển dụng những điều dưỡng có trình độ từ cao đẳng trở lên Điều này phản ánh thực trạng Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hoàn thiện tuyển dụng ĐD có trình độ cao hơn, và cử ĐD học tập nâng cao trình độ chuyên môn góp phần đáp ứng với những yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của xã hội Ngoài ra, là bệnh viện Hạng I tuyến tỉnh, Bệnh viện cần có một nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo bài bản, có tay nghề cao Vì vậy mà Bệnh viện cần có chế độ ưu tiên và đãi ngộ tốt để thu hút với sinh viên của Trường đại học đến làm việc tại Bệnh viện, vừa đề giải quyết vấn đề đầu ra cho một lượng lớn sinh viên, Bệnh viện lại có thêm một lực lượng lao động chất lượng cao
Theo một khảo sát, tính đến năm 2020 Việt Nam cần khoảng 220.000 điều dưỡng viên và ngành Y tế nước ta đang phải đối mặt với 2 khó khăn chính, đó là: Tăng cường nhân lực điều dưỡng và nâng cao năng lực điều dưỡng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN Hiện nay, ở nhiều nước ASEAN cán bộ điều dưỡng đã đạt trình độ học vấn thấp nhất là hệ cao đẳng điều dưỡng, còn riêng Thái Lan hầu hết điều dưỡng đã đạt trình độ ĐH trở lên Trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong truyền thông giáo dục sức khoẻ Định hướng của nghề ĐD là chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho NB về thể chất và tinh thần ĐD phát triển thành một ngành đa khoa có nhiều chuyên khoa để đáp ứng sự phát triển của y học đòi hỏi tính chuyên khoa hóa ngày càng cao
- Thâm niên công tác: Trong nghiên cứu của chúng tôi, điều dưỡng có thời gian công tác dưới 5 năm và trên 5 năm chiếm tỷ lệ lần lượt là 48,7% và 51,3%, tương tự với kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hải (2019) tại Bệnh viện Phổi Trung ương với tỷ lệ điều dưỡng có thời gian công tác dưới 6 năm là 45% [13] Kết quả này cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Omorogbe và cộng sự (2012) [42] với 36,1% điều dưỡng có thâm niên công tác từ 1 – 5 năm [42] và thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) tại Bệnh viện Nhi Trung ương với 63,5% là điều dưỡng trẻ, ít kinh nghiệm [26] Kết quả này có thể được giải thích bởi trong những năm vừa qua, bệnh viện đã có sự phát triển đáng kể về quy mô khoa, phòng cũng như chuyên môn kỹ thuật, đòi hỏi sự phát triển tương ứng về nhân lực để đảm bảo công tác chuyên môn, đảm bảo cơ cấu nhân lực giữa các bộ phận và đặc biệt tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ theo quy định nên kết quả đưa ra như trên cũng là điều dễ hiểu Trong nghiên cứu của chúng tôi, điều dưỡng có thời gian công tác trên 5 năm chiếm tỷ lệ 51,3% thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh (2022) tỉ lệ ĐDV có thâm niên > 5 năm khá cao (88,4%) [20] Điều này có thể lý giải do nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh (2022) được tiến hành tại Vinmec, là một bệnh viện quốc tế có định hướng tuyển dụng nhân sự ưu tiên ĐDV có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm
4.2 Kiến thức về đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng
- Kiến thức về đặt kim luồn là một trong những kiến thức quan trọng : Đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi khi người bệnh nằm điều trị trong bệnh viện, là một thao tác thường gặp trong chăm sóc, chẩn đoán, theo dõi và điều trị đặc biệt là tại khoa cấp cứu – hồi sức và phẫu thuật thuật giúp cho việc xử trí người bệnh khi có diễn biến bất thường được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện Tuy nhiên việc đặt KLTMNV cũng những tai biến sớm và tai biến muộn, trong số những tai biến muộn thì viêm tĩnh mạch ngoại vi là một biến chứng thường gặp khi đặt kim luồn, có thể gây tác hại cho bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị Do đó để giảm các tai biến, biến chứng đó cho người bệnh đòi hỏi điều dưỡng phải có kiến thức tốt về đặt và chăm sóc người bệnh đặt và lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức của ĐD khá tốt ở một số tiểu mục đánh giá có kết quả tương đối cao như: có tới 90% ĐD có kiến thức về thời điểm thay thế dây truyền truyền dịch nhũ tương lipid; 89,9% ĐD trả lời đúng thời điểm thay thế dây truyền máu và chế phẩm máu Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Cicolini và cộng sự (2014) [45] về đánh giá kiến thức của ĐD trong việc phòng chống nhiễm khuẩn liên quan đến các KLTMNV dựa trên bằng chứng được đăng tải trên Pubmed, có 88,4% người tham gia nghiên cứu cho rằng nên thay thế hệ thống truyền (dây nối và KLTMNV) trong vòng 24 giờ khi truyền nhũ tương, lipid và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) [26] về thực trạng tuân thủ quy trình và chăm sóc KLTMNV trên ĐD tại Bệnh viện Nhi Trung ương với tỷ lệ 78,4% ĐD trả lời đúng câu hỏi về thời gian thay dây nối khi duy trì dịch lipid, nhũ tương Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại chỉ ra kiến thức đúng của ĐD về thời gian tối thiểu cần theo dõi vị trí đặt KLTMNV để phát hiện biến chứng viêm tĩnh mạch, thể tích thông tráng đường truyền ngoại vi đạt và hoạt động để duy trì lưu thông của KLTMNV còn khá thấp, lần lượt là 17,3%; 28,7% và 46,7% ĐD có kiến thức thấp về những nội dung này có thể do đây là những kiến thức mà họ cho rằng không quan trọng dẫn đến chưa được quan tâm đúng mức và ít được để ý Tuy nhiên đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng trong thực hành liệu pháp truyền tĩnh mạch, nếu không có kiến thức đúng để thực hành đúng những nội dung này thì có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm mà không được phát hiện kịp thời Do đó, điều dưỡng cần có kiến thức đúng và thực hành đúng mới mang lại sự an toàn cho người bệnh
Vệ sinh tay (VST) là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện bởi đôi bàn tay là nơi làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn Vì vậy, việc rửa tay đúng trong môi trường bệnh viện sẽ làm hạn chế được nguồn lây nhiễm bệnh tật Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức về phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong đặt và chăm sóc KLTMNV ở ĐD còn chưa tốt ở một số nội dung như: tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về hàm lượng tối thiểu các chất phải có trong dung dịch sát khuẩn tay nhanh chiếm 50,0%; tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng về thời gian tối thiểu vệ sinh tay chỉ chiếm 23,3% Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Dương Duy Quang và cộng sự (2015) [25] trên 220 nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán, tỉnh Đồng Nai với tỷ lệ 71% NVYT trả lời đúng về thời gian vệ sinh tay Kết quả nghiên cứu này cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Đặng Thị Thuý và cộng sự (2018) [31] về kiến thức về vệ sinh tay thường quy của 285 NVYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, trong đó có 61,0% NVYT có kiến thức đúng về thời gian tối thiểu cho 1 lần vệ sinh tay thường quy Mục tiêu đạt mức tuân thủ vệ sinh tay theo khuyến nghị của Hiệp hội truyền dịch quốc tế (INS) là 55,3% Kết quả này có thể được lý giải là do điều dưỡng chưa thực sự quan tâm tới vệ sinh bàn tay trong chăm sóc và điều trị người bệnh nói chung và đặt KLTMNV nói riêng Bên cạnh đó công tác kiểm tra, giám sát còn chưa được chặt chẽ, liên tục Do đó, bệnh viện cần có những biện pháp để nâng cao kiến thức, thái độ cho ĐD về tầm quan trọng cũng như quy trình rửa tay đúng cách trong đặt và chăm sóc KLTMNV cũng như chăm sóc người bệnh
Viêm tĩnh mạch là một trong những biến chứng thường gặp khi đặt kim luồn, có thể gây tác hại cho bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [47] Kết quả nghiên cứu của Thái Đức Thuận Phong trên 174 bệnh nhân có đặt ống thông ghi nhận 14 trường hợp viêm tĩnh mạch tại chỗ (8% bệnh nhân; 2,8% số ống thông được đặt) Viêm tĩnh mạch do ống thông có liên quan ý nghĩa với suy tim và thuốc vận mạch [22] Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy phần lớn điều dưỡng có kiến thức tốt về tai biến liên quan tiêm, truyền tĩnh mạch với tỷ lệ hơn 80% ĐD trả lời đúng ở các tiểu mục đánh giá: Bước xử trí đúng ngay khi nghi ngờ có biến chứng thoát mạch (94,7%), Biến chứng tại chỗ thường gặp nhất khi đặt KLTMNV
(90,7%); Biến chứng viêm tĩnh mạch hóa học có thể liên quan (89,0%) Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) [26] về thực trạng tuân thủ quy trình và chăm sóc KLTMNV của ĐD tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ có 74,3% ĐD có kiến thức đúng về vị trí không nên đặt kim luồn và dấu hiệu tai biến khi đặt kim luồn cho người bệnh Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, ĐD có kiến thức chưa tốt ở một số nội dung như: Biến chứng viêm tĩnh mạch hóa học có thể liên quan (40,7%); Xác định đúng mức độ viêm tĩnh mạch khi tại tĩnh mạch đặt kim có cả ba dấu hiệu đau, tấy đỏ và sưng nề (40%); Xác định đúng mức độ viêm tĩnh mạch theo thang điểm VIP khi tại vị trí đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi có một trong hai dấu hiệu sau đau nhẹ, đỏ nhẹ (48%); Các biểu hiện của biến chứng thoát mạch mức độ 1 (49,3%) Điều này có thể lý giải là do điều dưỡng chưa có thói quen đánh giá viêm tĩnh mạch sau đặt KLTMNV theo thang điểm VIP, bên cạnh đó công tác đào tạo, cập nhật kiến thức về tĩnh mạch trị liệu, tiêm an toàn, kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức Do đó, bệnh viện nên có những buổi tập huấn nhắc lại cho NVYT những nội dung này để nâng cao kiến thức của NVYT về tai biến liên quan đến tiêm, truyền tĩnh mạch Đánh giá chung, kiến thức đúng của điều dưỡng về đặt và chăm sóc KLTMNV trong nghiên cứu của chúng tôi là 30% Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Phạm Quang Hải (2019) [13] tại Bệnh viện Phổi Trung ương và nghiên cứu của Omorogbe và cộng sự (2012) [42] với tỷ lệ ĐD đạt điểm kiến thức về đặt và chăm sóc KLTMNV lần lượt là là 31,7% và 31,1% Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn kết quả của một số nghiên cứu khác về kiến thức tiêm an toàn như: nghiên cứu của Trần Thị Lý và cộng sự (2021) [19] tại Bệnh viện Mắt Trung ương cho tỷ lệ NVYT có kiến thức về tiêm an toàn là 67,5%; nghiên cứu của Phạm Thị Luân và cộng sự (2019) [18] tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư, Thái Bình cho tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về tiêm an toàn là 96% Đặc biệt, kiến thức của ĐD về đặt và chăm sóc KLTMNV còn hạn chế ở một số nội dung: thời gian tối thiểu cần theo dõi vị trí đặt KLTMNV để phát hiện biến chứng viêm tĩnh mạch, thể tích thông tráng đường truyền ngoại vi, hoạt động để duy trì lưu thông của KLTMNV và nguyên tắc vệ sinh tay trong chăm sóc, điều trị NB Do đó, bệnh viện cần có giải pháp đào tạo phù hợp để khắc phục và nâng cao kiến thức cho ĐD Đồng thời cần phải tổ chức tập huấn thường xuyên và có đánh giá nghiêm túc để bảo đảm điều dưỡng có đủ kiến thức đạt chuẩn về đặt và chăm sóc KLTMNV
4.3 Thực trạng tuân thủ quy trình kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch của điều dưỡng Đường truyền tĩnh mạch ngoại vi sử dụng để cung cấp một phần hoặc tổng lượng dịch cho nhu cầu dinh dưỡng khi không thể cung cấp qua đường tiêu hóa như: Sử dụng truyền máu, tiêm thuốc kháng sinh, thuốc cấp cứu và một số thuốc khác, cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh Việc thực hiện quy trình đặt KLTMNV trên NB là thủ thuật cơ bản và thường quy của ĐD trong công tác chăm sóc và điều trị người bệnh tại bệnh viện Mặc dù được coi là thủ thuật đơn giản, nhưng là một thủ thuật xâm lấn và có khả năng cứu sống người bệnh cao, đồng thời cũngcó nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh như: viêm tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết Do đó đòi hỏi người thực hiện quy trình có kỹ năng tốt và ý thức tuân thủ cao để đảm bảo an toàn cho người bệnh
4.3.1 Thực hành đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi
Nội dung đánh giá thực hành của ĐD về đặt và chăm sóc KLTMNV trong nghiên cứu của chúng tôi gồm có 3 phần: thực hành chuẩn bị ĐD, NB thực hiện; thực hành kỹ thuật đặt kim luồn; thực hành thu dọn dụng cụ
Nghiên cứu thực hiện quan sát 150 ĐD thực hiện quy trình đặt KLTMNV
Về thực hành chuẩn bị ĐD, NB thực hiện, kết quả nghiên cứu cho thấy có 71,3% ĐD rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh Kết quả này cao hơn so với kết quả có 63,1% ĐD rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh trước khi thực hiện quy trình trong nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng [24] về đánh giá thực hiện TAT tại Bệnh viện Hà Đông năm 2012 và kết quả có 62,5% ĐD rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh trước khi thực hiện quy trình trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (2014) [26] về thực trạng tuân thủ quy trình và chăm sóc KLTMNV trên ĐD tại Bệnh viện Nhi Trung ương Kết quả này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Thảo Vi và cộng sự (2019) đánh giá tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt KLTMNV tĩnh mạch ngoại biên trong phòng ngừa NKH của ĐD tại Bệnh viện quận Bình Thạnh với tỷ lệ vệ sinh tay theo quy định chỉ chiếm 69,9%, tỷ lệ ĐD rửa tay hoặc sát khuẩn nhanh trước khi thực hiện y lệnh là 90,5% [34] Có sự khác biệt là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện quan sát khi điều dưỡng thực hiện thủ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch đòi hỏi sự tuân thủ kỹ thuật vô khuẩn nghiêm ngặt hơn nên người làm thủ thuật chú ý đến sự tuân thủ hơn so với những nghiên cứu khác về thực hiện tiêm an toàn nói chung
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và tuân thủ quy trình đặt KLTMNV
Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm ra mối liên quan giữa kiến thức đặt và chăm sóc KLTMNV với một số yếu tố như: giới tính, tuổi, thâm niên công tác Kết quả này khác với nghiên cứu của Omorogbe khi tìm ra mối liên quan giữa tuổi, giới tính và thâm niên công tác có mối liên quan đến kiến thức tiêm an toàn [42], nghiên cứu chỉ ra điều dưỡng trong độ tuổi từ mức 20-30 tuổi có kiến thức đạt hơn về với kiến thức đặt và chăm sóc KLTMNV vì bởi lẽ người trẻ tuổi thường có mức độ sẵn sàng tiếp nhận học hỏi và tiếp thu nhanh với các quy trình kỹ thuật mới, phức tạp Cùng với đó, nhóm ĐD trong độ tuổi này có sức khoẻ,
Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân với kiến thức đặt và chăm sóc KLTMNV Kết quả cho thấy nhóm điều dưỡng công tác tại
Khối Ngoại - Ung bướu có kiến thức đặt và chăm sóc KLTMNV chưa đạt cao hơn nhóm điều dưỡng công tác tại Khối Nội – Hồi sức với OR = 4,1, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p