Trước khi đi vào vấn đề chính thì bà con cần phải biết là không chỉ cây sầu riêng mà hầu hết các loại cây trồng khi đang ra hoa hoặc trái non mà nhú đọt thì hầu hết là rụng và khó đậu tr
Trang 1HOA VÀ ĐỌT NON SẦU RIÊNG!!!
Thời gian này nhiều vườn khu vực Daknong, Daklak và Miền Đông sầu riêng đang ra hoa
rộ và bắt đầu xả nhụy đậu trái Vấn đề đâu đầu nhất của bà con là khi sầu đang ra xổ nhụy
mà lại ra đọt non là cho rụng hết hoa và trái non Vậy chúng ta xủ lý như thế nào? Sau đây tôi sẽ trình bày cho bà con biện pháp xử lý cho trường hợp này mà không ảnh hưởng cũng như không mất sức cây Tùy vào trường hợp cụ thể trong vườn mà bà con có thể gia giảm lượng phân cho phù hợp nhé
Trước khi đi vào vấn đề chính thì bà con cần phải biết là không chỉ cây sầu riêng mà hầu hết các loại cây trồng khi đang ra hoa hoặc trái non mà nhú đọt thì hầu hết là rụng và khó đậu trái đó là do sinh lý của cây trồng, hoa trái là sinh đẻ, đọt non là sinh tồn Nguyên lý sinh tồn sẽ quan trọng hơn là sinh đẻ :) năm nay không đẻ được thì năm sau (cái này tôi giải thích theo kiểu nôm na cho bà con dễ hiểu) Do đó khi đọt non nhú ra thì cây luôn ưu tiên để nuôi bộ lá trước, dinh dưỡng dồn vào bộ lá thì hoa nhận ít hơn nó sẽ rụng bớt hoặc hết là điều tất nhiên Nếu 1 vườn cây bà con chăm sóc đầu tư bài bản, cây sung tốt thì có nhú đọt non cũng sẽ không rụng hoa hay trái non là bao nhiêu
CÓ 2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐỌT SẦU GIAI ĐOẠN RA HOA
1: phương pháp cổ điển mà đặc biệt là bà con miền Tây hay áp dụng từ xưa là ém đọt
trong giai đoạn ra hoa Cách này bà con thường dùng paclo, các thuốc cháy đọt hoặc dùng hỗn hợp MKP + MX 3 để ép đọt từ khi cây ra hoa cho đến trái hơn 1kg (thời gian
ém đọt tầm 3-4 tháng tùy thuộc vào thời tiết) Cách làm này đảm bảo ít rủi ro nhất cho cây nhưng nó chỉ phù hợp ở miền Tây khí hậu ôn hòa quanh năm và chế độ tưới nước chủ động, số lượng cây ít tuy nhiên do xử lý paclo nhiều nên cây cho năng suất và tuổi thọ không ổn định bằng các vùng khác (trừ 1 số vườn đầu tư bài bản, siêng bón phân hữu cơ)
Trang 2PHÂN TÍCH CÁC CHẤT CHẶN ĐỌT SẦU RIÊNG
Các bạn thân mến, như đã hứa hôm trước nên tôi sẽ viết 1 bài phân tích về các hóa chất
để xử lý ức chế đọt non sầu riêng nhằm hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giúp cây sẽ rụng ít trái hơn Trước khi đi vào phân tích thì tôi cũng muốn nói luôn là không có loại thuốc nào thần tiên, siêu phàm để chống rụng trái non cho cây ăn trái bởi vì nó đã là sinh
lý, không bao giờ thay đổi Nói riêng như cây sầu riêng các bạn đang trồng thì lúc xả nhụy đậu trái nó sẽ rụng 1 đợt, lúc bằng trứng gà trứng vịt (3-4 tuần sau đậu) sẽ rụng 1 đợt nhiều nữa và giai đoạn rụng cuối tầm 40-45 ngày (giai đoạn này thường không rụng nhiều nếu chúng ta kiểm soát đọt non tốt) Bản thân tôi là người đi tư vấn khá nhiều vườn của các vùng miền nên biết được tương đối nhiều, có bao nhiêu kiến thức tôi săn sàng chia sẻ không giấu bà con làm gì Tuy nhiên trong thực tế thì kiến thức của mỗi người đều có hạn nên những phân tích của tôi nếu có gì sai hoặc thiếu sót mong mọi người đóng góp ý kiến để thành viên trong hội có được nhiều kiến thức hay mà áp dụng Đặc biệt trong này tôi có phân tích các sản phẩm của các công ty (tôi sẽ giấu tên công ty),
do tôi không trực tiếp làm những sản phẩm đó nên ko hiểu hết được các phụ gia bên trong, tôi chỉ đọc thông số chính để phân tích
Do đó nếu có các anh kỹ thuật của công ty đó trong hội này thì có thể bổ sung thêm vào sản phẩm của mình Trước hết tôi sẽ phân tích thực trạng trồng: cái này cũng chỉ tính tương đối
Chúng ta có thể chia làm 3 vùng:
Miền Tây khí hậu ôn hòa, bà con thường xử lý nghịch để né các vùng trồng nhiều ở miền Đông, Tây nguyên
Miền đông: Tây Ninh, Đồng nai, Bình dương, Bình phước, thường ra sớm hơn
Cao nguyên: Lâm đồng, Daknong, Daklak, Gia lai, Kontum, và 1 phần Khánh hòa Thêm
1 ít Bình định, Quảng ngãi, Quảng nam Khi chúng ta có 3 vùng trồng rồi nhưng vấn đề
Trang 3ám ảnh nhất đối với cây sầu riêng là ra đọt non khi cây đang mang trái Nhiều vườn không biết xử lý là sẽ rụng sẽ trái, đặc biệt là khu vực Miền đông, Cao nguyên
Xử lý đọt non sầu riêng có 2 trường phái: dùng hóa chất ức chế và dùng dinh dưỡng ức chế Mỗi cách có 1 thế mạnh riêng nhưng tôi thì thiên về việc dùng dunh dưỡng sẽ ít tổn hại cây hơn
Về hóa chất: Chất đầu tiên là Paclobutrazol: đây là chất ức chế sinh trưởng phổ biến nhất
để xử lý ra hoa nghịch mùa nên bà con Miền Tây sử dụng là nhiều nhất, cơ chế của nó là làm khô hạn nhân tạo rễ cây không hút nước hút phân từ dưới gốc lên nên người dân chỉ phun phân bón lá là có thể phân hóa mầm hoa tốt, cách này chỉ phù hợp với miền tây vì khí hậu ôn hòa, nước nôi đầy đủ, lượng hữu cơ từ phù sa bồi đắp tự nhiên khá nhiều nên sau khi nó thể hiện tác dụng thì nước và phù sa đã giải bớt độc tố của nó Tuy nhiên là bà con miền tây nếu nhìn nhận kỹ thì sẽ thấy mấy năm gần đây tù khi đê bao ngăn lũ thì cây lại bệnh tật, mau già cỗi hơn là vậy Từ đó người ta áp dụng qua việc chặn đọt và chỉnh trái cũng rất hiệu quả Tuy nhiên như tôi nói thì cách này chỉ nên áp dụng miền tây, còn miền đông, cao nguyên chúng ta chỉ làm sớm vụ hoặc thuận vụ thì không nên làm vì rất
dễ tổn thương cây Do lượng nước tưới không đủ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cây sr mới được chăm sóc đúng mức vài năm gần đây mà thôi Mà điển hình nhiều vườn ở daklak đã bị chết, hư cây do paclo khá nhiều Điều này có thể các anh em ở daklak xác nhận kiểm chứng
Chất thứ 2 là KClO3 đây là chất oxy hóa khử, nó cũng gần giống như paclo khi đưa
xuống gốc nó sẽ hút hết oxy chỉ còn cacbonic nên rễ cây bị ngộp tạo sốc để xử lý ra hoa, khi áp dụng chặn đọt thì nó sẽ làm già lá rất nhanh, nhưng tác hại của nó thì cũng khôn lường Cây sẽ bị ảnh hưởng sinh trưởng sau này, trong sản phẩm DH10 mà hiện nay khá nhiều bà con trên tây nguyên đang dùng theo kinh nghiệm của tôi thì người ta đang dùng hóa chất này trong sản phẩm
Chất thứ 3 là ethephon: đây là chất điều hoa theo hướng ức chế bằng phương pháp tạo
khí etylen nội sinh thúc đẩy quá trình sinh trưởng nhanh già, điển hình là HPC 97,
Trang 4MX-Ethephon Các này khi xử lý thì nó làm cho quá trình lão hóa đọt nhanh giúp hạn chế việc rụng trái nhưng gai nó sẽ vàng, khó làm xanh da sau này loại hóa chất này thích hợp nhất
là giúp trái chín nhanh và đều
Chất thứ 4 là thioure: chất này theo tôi được biết là anh Nguyễn Ngọc Trung trước đây
cũng có dùng cho việc xử lý ra hoa cho trang trại sầu riêng của mình Đây là chất đạm 3 giúp cây hấp thu cực kỳ nhanh, nó phá miên trạng để cây ra hoa nhanh Nhưng kềm theo
đó nồng độ không đúng thì nó sẽ rất dễ gây cháy mầm Khi đọt non xử lý chất này sẽ tương tự như vậy Cháy đọt non và rụng lá già trên sầu riêng thì chất này thuộc dạng manh nhất do cây rất mẫn cảm Trước đây công ty chúng tôi cũng sản xuất loại này nhưng rủi ro cao khi bà con nông dân dùng nên thôi không sản xuất nữa
Về dinh dưỡng:
Chất thứ 1 tôi muốn nói đến là KNO3 (Kali nitrat) đây có thể là chất dinh dưỡng
nhưng cũng có thể hiểu nó là hóa chất cơ bản Tôi thấy trên diễn đàn có nhiều người chỉ cách chặn đọt bằng loại này nhưng theo tôi thì KNO3 chặn đọt sẽ không hiệu quả Vì sao? Khi trái non rụng do đọt non nhú thì cái cần nhất là làm sao cho đọt già nhanh để lá không cạnh tranh dinh dưỡng với trái non Trong khi đó kno3 khi dưa vào thì gốc đạm nitrat sẽ bốc trước và nó vô tình nuôi lá non nhiều hơn nên trái non sẽ còn rụng ác hơn nữa Sau khi no3 được lá hấp thu xong thì mới tới gốc kali để già lá thì đôi khi trên cây không còn trái nào cả Do đó kno3 chỉ nên dùng khi chúng ta chủ dộng điều khiển đọt non từ sớm
Chất thứ 2 và phổ biến nhất là MKP (hóa chất cơ bản) đây là loại phân mà hiện nay
các vùng miền trồng sầu riêng đều sử dụng khi ức chế đọt Ưu điểm của nó là già nhanh
và khá an toàn (nếu đúng MKP chuẩn), khuyết điểm của nó là nếu lạm dụng quá mức thì
dễ bị cháy lá và gai vàng khó làm xanh Ngoài ra nó còn 1 khuyết điểm là nguồn cung cấp qua đa dạng, thượng vàng hạ cám nên chất lượng không thể kiểm soát nổi Do đó các công ty vô lương tâm nhập hàng đểu về bán thì bà con phun vào tiền mất tật lại mang Hiệu quả không có, tốn công tốn của vô ích
Trang 5Thứ 3 là các loại phân đa lượng phức hợp: các loại này thì hiện nay rất nhiều công ty
đang sản xuất, mỗi công ty đều có 1 công thức riêng (qua hình ảnh thì bà con sẽ biết là nó nhìu như thế nào) và tên của nó thì rất kêu, nào là vua nào là siêu vân vân và vân vân Có nhiều bà con khi liên hệ với tôi khen sản phẩm này rất tốt sản phẩm kia thì yếu Nhưng khi tôi hỏi lại có biết vì sao sản phẩm này tốt hay ko thì hầu như họ không có câu trả lời
Vì sao? Trên thực tế thì nhiều công ty pha thêm paclo làm phụ gia nhưng không có ghi trên nhãn mác để né tránh cơ quan chức năng, nên khi phun vào cây đang mang đọt thì nó sựng lại và thấy cây trái có vẻ an toàn và hiệu quả nhưng thực tế thì những vườn miền đông, cao nguyên sẽ chịu ảnh hưởng lâu dài vì hóa chất này Bà con xem lại nguyên nhân
ở bên mục hóa chất phần 1
Phân bón lá đa lượng phức hơp chứa vi lượng làm xanh như MX3 thì có nhược điểm là
nó không chặn đọt ngay lập tức, mà cơ chế nó là lân và kali giúp lá mau già, trái giảm rụng (giảm rụng chứ không phải là chống rụng) Chính vì vậy có nhiều bà con chưa hiểu thì đánh giá nó thấp Bù lại thì ưu điểm nó như thế nào? MX3 là sản phẩm lân, kali cao đồng thời chứa nguyên tố kẽm giúp xanh lá xanh cây, nên khi phun nó thì yên tâm không
bị cháy đọt, cơi đọt vẫn giữ thì sinh lý các cơi đọt sau sẽ ra yếu hơn trái sẽ không còn bị rụng nữa khi đi vào ổn định Mỗi công ty có 1 công nghệ sản xuất riêng để khi nhà vườn
sử dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất có thể, tuy nhiên không phải công ty nào cũng có thể ứng dụng việc kết hợp các yếu tố đa vi lượng cho hiệu quả cao nhất Do đó bà con khi dùng các yếu tố vi lượng dạng đơn với nồng độ cao mà thấy không hiệu quả là do vậy Trên đây là bài phân tích của tôi về các hóa chất tác động tới việc xử lý đọt sầu riêng Bà con các vùng miền tham khảo để có thể đưa ra cách làm hiệu quả nhất đối với vườn của mình Tất nhiên bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót, mong các cao nhân chỉ giáo bổ sung thêm
để cho người nông dân thêm được những kiến thức thực tế để làm vườn hiệu quả hơn Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì sầu riêng NÊN NUÔI CÂY HƠN NUÔI TRÁI Cây còn thì của còn, cây chết thì mất của, chúng ta nên thuận theo tự nhiên để điều tiết cho nó hợp lý hơn mà thôi thì cây sẽ bền Sinh lý cây cứ 1,5-3 tháng nó phải ra cơi đọt tùy mùa thì như vậy nó cứ phải ra, ép đọt, phá đọt quá nhiều tới khi chịu không nổi, tức
Trang 6nước vỡ bờ nó xì đọt ra cả trong các nách lá thì có thuốc tiên cũng không cứu được Về phương pháp chặn đọt thì bà con có thể xem lại trên bài đã ghim Chào thân ái và chúc bà con thành công!
2: phương pháp tiến bộ kích đọt ra cùng lúc với hoa, thực sự để giải thích cách xử lý thì
rất dài dòng mà khi tôi viết ở đây sợ bà con đọc nhiều quá rối nên tôi chỉ vắn tắt cách làm cho nhanh Khi cây bắt đầu nhú mắt cua thấy sáng rõ (tầm 1cm) thì bà con bón liền cho cây từ 0,5-1,5kg DAP tùy vào độ sung và tuổi của cây (cây yếu thì bón vừa phải, cây sung thì bón nhiều hơn 1 chút để kích nhú đọt) tưới nước liên tục (5-10 ngày, càng ngắn càng tốt) cho phân tan và cây hấp thu tốt hơn Trên lá bà con phân phân có đạm cao chẳng hạn như là MX1 (35-5-5+5MgO) để kích nhú đọt nhanh, vì sao tôi lại khuyến cáo dùng đạm cao lúc này thì xin thưa bà con là cây đã ra hoa hoàn chỉnh cũng rất cần đạm, lân chỉ cần vừa phải thôi
Nếu sau khi bón phân tưới nước 7-10 ngày cây bắt đầu le đọt là ok, còn không le đọt thì mình phải áp dụng lại phương pháp 1 Như vậy là thời gian ra hoa đã được 2-3 tuần, cây
sẽ còn 3-4 tuần để vừa nuôi hoa vừa dưỡng đọt Khi đọt non được 2-3 tuần là cặp lá chân
đã thành thục, lá non đã mở thì ta tiến hành bón 1 ít kali sunfat dưới gốc (0,4-0,8kg/ gốc tùy độ tuổi) làm già lá và trên cây thì sử dụng 2kg MKP + 800g MX 3(1-21-21+3Zn) / 1 phuy 220 lit phun 2 lần liên tục cách 5-7 ngày để cho bộ lá già nhanh và nó sẽ tạo 1 cơi đọt hoàn chỉnh Cố gắng điều hòa nước đừng cho cây khô quá hay ẩm quá Chúng ta có thể yên tâm trong mùa mưa sẽ ít nhú đọt hơn, mà cho dù có nhú đọt thì 2 tháng sau trái cũng đã lớn rồi nên sẽ không sợ rụng nhiều nữa Đây là cách tôi đang áp dụng đại trà và bền vững cho tất cả các vùng miền trồng sầu riêng Tất nhiên là còn nhiều phương pháp khác nữa nhưng tôi đúc kết phương pháp này là an toàn và hiệu quả nhất cho cây Cần chú ý là bà con nên chọn mua phân thuốc tại các cửa hàng lớn có uy tín trong vùng
để tránh hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến mùa vụ của mình
Trong quá trình chăm sóc hoa và lá non bà con cần chú ý theo dõi sâu bệnh hại để kết hợp phun luôn cho tiện công (chú ý nhất là rầy phấn trắng, nhện, bọ trĩ và bệnh thán thư)
Trang 7Gặp những vấn đề trở ngại bà con có thể liên hệ trực tiếp với tôi qua số đt
0976088456-0918763851 gặp KS.Chương hoặc inbox facebook Do tôi hay đi công tác vùng sâu nên nhiều khi bà con không liên lạc được thì cứ nhắn trên face, tôi sẽ trả lời ngay trong thời gian gần nhất
Chúc bà con thành công!
Trang 8PHÂN BÓN CHO SẦU RIÊNG
Chào bà con, chào các bạn Do nhu cầu dinh dưỡng của cây Sầu Riêng khác với những cây trồng phổ biến vùng miền đông và tây nguyên, nên những loại phân NPK chuyên dùng cho SR không bổ biến Để giúp bà con thuận tiện trong việc phối trộn phân đơn thành phân NPK phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của SR, tôi viết bài này gởi đến
bà con Chẳng phải chuyên gia gì cả, chỉ là lá chưa lành đùm lá rách thôi, có gì thiếu sót xin bà con bỏ qua
Phân đơn phổ thông thường có các loại sau:
SA Có chứa hàm lượng Nitrogen 21 % Nghĩa là trong 100 kg SA có chứa 21 kg Nitrogen tinh, số còn lại là chất mang
UREA có chứa 46 % Nitrogen Nghĩa là trong 100 kg Urea có chứa 46 kg Nitrogen tinh,
số còn lại là chất mang
Kali clorua (KCl) Có chứa 50 – 60% K2O Nghĩa là trong 100 kg Kali có chứa 50-60 kg Kali tinh, số còn lại là chất mang.Kali sunfat (K2SO4) Có chứa 45 – 50% K2O và 18%
S Nghĩa là trong 100 kg Kali có chứa 50 kg Kali tinh, số còn lại là chất mang
Super lân Có chứa 16 % lân P2O5 Nghĩa là trong 100 kg lân có chứa 16 kg lân tinh, số còn lại là chất mang
Phân hỗn hợp:
DAP có chứa 18% Nitrogen 46% P2O5 (là dạng lân kép đã loại bớt thạch cao) Nghĩa là trong 100 kg DAP có chứa 18 kg Nitrogen tinh, cộng với 46 kg lân tinh Số còn lại là chất mang NPK 16-16-8 Nghĩa là trong 100 kg NPK có chứa 16 kg Nitrogen, 16 kg lân(P2O5) và 8 kg Kali clorua Số còn lại là chất mang
Trang 9 Khi cần 100 kg NPK hàm lượng 15-15-15 bằng các loại phân đơn ta trộn như sau:
- 95 kg Super lân+ 72 kg SA+ 30 kg Kali sunfat Tổng số bằng 197kg nhưng dinh dưỡng chỉ bằng 100 kg NPK 15-15-15 Vì thế khi bón cần tăng trọng lượng gấp đôi so với NPK 15-15-15 trên thị trường Hoặc 95 kg super lân+ 32 kg UREA+ 30 kg Kali sunfat Tổng
số bằng 157 kg nhưng dinh dưỡng chỉ bằng 100 kg NPK 15-15-15 Vì thế khi bón thì tăng trọng lượng lên gấp rưỡi so với NPK 15-15-15 trên thị trường
Khi cần 100 kg NPK hàm lượng 15-15-17 bằng các loại phân đơn ta trộn như sau:
- 95 kg Super lân+ 72 kg SA+ 35 kg Kali sunfat Tổng số bằng 205 kg nhưng dinh dưỡng chỉ bằng 100 kg NPK 15-15-17 thôi, vì thế khi bón cần tăng trọng lượng gấp đôi so với NPK 15-15-17 trên thị trường Hoặc 95 kg super lân+ 32 kg UREA+ 35 kg Kali sunfat Tổng số bằng 162 kg nhưng dinh dưỡng chỉ bằng 100 kg NPK 15-15-17 Vì thế khi bón thì tăng trọng lượng lên gấp rưỡi so với NPK 15-15-15 trên thị trường
Khi cần 100 kg NPK hàm lượng 15-15-15 bằng DAP ta trộn như sau: -32 kg DAP + 20 kg UREA + 30 kg Kali Sunfat Tổng số bằng 82kg nhưng dinh dưỡng bằng 100 kg NPK 15-15-15, vì thế khi bón ta chỉ bón bằng 80% NPK 15-15-15 thôi -32 kg DAP + 47 kg SA + 30 kg Kali Sunfat Tổng bằng 109 kg nhưng dinh dưỡng bằng
100 kg NPK 15-15-15, vì thế khi bón thì nhỉnh hơn NPK 15-15-15 một tí thôi 10%
Khi cần 100 kg NPK hàm lượng 15-15-17 bằng DAP ta trộn như sau: -32 kg DAP + 20 kg UREA + 35 kg Kali Sunfat Tổng số bằng 87kg nhưng dinh dưỡng bằng 100 kg NPK 15-15-17, vì thế khi bón ta chỉ bón bằng 90% NPK 15-15-17 thôi -32 kg DAP + 47 kg SA + 35 kg Kali Sunfat Tổng bằng 114 kg nhưng dinh dưỡng bằng
100 kg NPK 15-15-15, vì thế khi bón thì nhỉnh hơn NPK 15-15-17 một tí thôi 10% Trên đây là bản tính , vì để làm tròn số cho nên thành phần NPK trong phân trộn có dao động một tí không đáng kể
Cây SR đặc biệt trong giai đoạn mang trái rất kị Clo có trong Kali clorua (kali đỏ), vì thế trong phân bón giai đoạn này buộc phải dùng Kali Sunfat (kali trắng)
Trang 10Bà con cần lưu ý nếu mua NPK 15-15-15 trên thị trường thì phải hỏi xem họ dùng Kali
gì, nếu bón nhầm sẽ bị sượng cả vườn, thì coi như đi tong một vụ nhé Còn một lưu ý nữa, khi trộn NPK bằng phân đơn thì phải trộn thật đều và trộn đến đâu dùng ngay đến đó, không nên để lâu
Công thức tính đơn giản thế này Bạn cần 15 % Nitrogen, trên nền phân SA có N21% Ta tính như sau: lấy số % mình cần dùng 15x100:21= 71 kg Cần 15 K trên nền phân Kali sunfat ta tính như sau: 15x100:47=31,9 kg
Trang 11CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỒNG SẦU RIÊNG
PHẦN I: GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
Chào bà con, chào các bạn, Sầu Riêng đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian vừa qua Với mô hình xen canh Cà Phê & Sầu Riêng của gia đình thì bước đầu cho hiệu quả rất tốt Nhưng cũng xin nhắc trước SR là cây trồng cực kỳ khó tính, không kén đất nhưng rất kén người Ngoài yếu tố kỹ thuật thì người trồng cần phải siêng năng chịu khó, thường xuyên thăm vườn Như lời của một lão nông ở Xuân Bảo: Làm SR khó lắm, phải chăm như chăm con thơ, Canh từng cơi đọt, lo từng đợt sương muối Với kinh nghiệm ít ỏi, xin được chuyển đến bà con nhưng điều cơ bản, rồi trong quá trình chăm sóc bà con cần tự mày mò và đúc kết thêm kinh nghiệm cho mình
I) CHỌN GIỐNG:
Ở nước ta hiện nay có nhiều loại giống, mỗi giống có ưu khuyết điểm nhất định, nhưng nổi trội về chất lượng và kinh tế thì có 2 loại, Ri 6 và Mon Thoong hay còn gọi là giống Thái Lan Bà con Tây Nguyên có giống Do Na, nhưng thật ra nó cũng là giống Thái Lan như Mon Thoong thôi
Giống Ri6 có thời gian từ sổ nhụy cho đến thu hoạch trong khoảng 115-125 ngày Ưu điểm chín sớm nên giá bán tương đối cao, trái tròn đều dao động từ 2-3,5 kg Nhược điểm là hay bị nấm trái, tỉ lệ thu hồi cơm và chất lượng cơm không bằng giống Mõn Thoong, còn một nhược điểm lớn nữa là khi vô mưa đều thì Ri 6 dễ bị sượng Vì thế khi Mon Thoong có thu thì Ri6 rớt giá thảm hại Mon Thoong có thời gian từ sổ nhụy đến thu hoạch theo kinh nghiệm tại vườn nhà chậm hơn Ri 6 30 ngày, trái dao động từ 2,5- 4kg, tỉ
lệ thu hồi và chất lượng cơm cao hơn Ri6 Tùy vào độ cao vùng miền mà SR có quy trình
ra trái chính vụ sớm hay muộn Cụ thể Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ ra trái chính vụ cùng lúc Tây Nguyên ra trái muộn hơn từ 1-3 tháng
Trang 12Vì trễ 1-3 tháng nên SR Mon Thoong (dona) Tây Nguyên vô tình trở thành mùa nghịch nên năm nào cũng có giá cao hơn ĐNB & TNB khoảng 30-40% Riêng giống Ri6 trên Tây Nguyên thì kém vì nó thu trùng với Mon Thoong của ĐNB&TNB Tóm lại, theo kinh nghiệm của tôi Bà con TNB & ĐNB có thể chọn trồng 2 giống Mon Thoong và Ri6 Riêng bà con Tây Nguyên Chỉ nên trồng giống Mon Thoong (dona) thôi Ngày trước khi giống chưa thuần, và các loại giống có giá trị cao chưa nhiều nên bà con thường mua nhầm, hoặc các vườn ươm vì thiếu bo (mắt ghép) nên họ hay lấy đại Ngày nay giống đã đại trà vì thế bà con có thể iên tâm Tuy nhiên cũng nên chọn mua những điểm cố định đừng mua từ xe bán chạy rong, vì khi có chuyện không biết họ ở đâu mà bắt đền
Cây sầu riêng hiện nay có thể nói là 1 trong những cây trồng hot cho giá trị kinh tế cao Tuy nhiên do thời gian chăm sóc khá lâu mới cho ra thành quả (4-5 năm) do đó hôm nay tôi viết 1 bài về giống để mọi người có thể tham khảo mà từ đó đưa ra quyết định nên trồng giống gì Hiện nay thị trường có 2 loại giống chính được nhiều người ưa chuộng là
RI 6 và Moonthong (hay bà con còn gọi là sr Thái hoặc Sr Dona cũng chính là nó) Theo những thông tin tôi được biết (nguồn này từ những người gạo cội trong nghề chứ trên internet cũng sẽ không có nha)
Giống đầu tiên là RI6 hay còn gọi là 6 Ri bắt nguồn từ xã Bình Hòa Phước của
huyện Long Hồ-VL tên RI 6 là đặc điểm của giống Sr lại này với tên người chủ nhân của
nó, tuy nhiên nguồn gốc của nó cũng có nhiều vấn đề gây tranh cãi Vì giống cây này mà tình anh em của chú 6 Ri và 10 Tùng sứt mẻ nghiêm trọng Theo như chú 10 Tùng thì giống này do chú phát hiện và lai tạo nhưng chú 6 Ri lại là người đăng ký thương hiệu, sau này anh Trung con chú phát triển và bán giống này rất nhiều Đặc điểm chính của giống này là trái tròn, cơm vàng đậm và dẻo, mùi thơm nồng nhưng vỏ mỏng nên không bảo quản lâu được Do đó giống này chủ yếu được bán cho thị trường trong nước Hiện nay giống này được trồng chính ở miền Tây
Trang 13Giống thứ 2 là Moonthong (Thái hay Dona theo cách gọi của nông dân Tây nguyên):
giống sầu riêng thái này được du nhập về Việt theo đường không chính thống do đại tá quân đội Hai Tân nhập về từ đầu thập niên 90, khi tiếp xúc với chú 2 vào năm 2003 thì chú xác nhận là chú chở 2 xe tải cây giống bằng đường bộ về và trồng tại trang trại của chú ở Trừ Văn Thố- Bến Cát-BD (trang trại này đón tiếp rất nhiều VIP từ chủ tịch nước, thủ tướng, tổng bí thư của nhiều kỳ), từ giống Moon ở đây mà miền tây mới có và nhân
ra rộng rãi rồi mỗi nơi đặt 1 tên khác nhau nhưng hay gọi chung là sầu riêng Thái Sau đó anh Cường Donatechno nhập giống này về Long Khánh-ĐN và lấy tên Dona rồi phát triển các dự án trồng trọt tên Tây nguyên nên giờ cũng còn rất nhiều người dân nhầm lẫn
về giống Trong giai đoạn năm 2000 thì Dona triển khai không chỉ sr trên Tây nguyên mà còn cả Xoài thái, mít Tuy nhiên không hiểu do kỹ thuật như thế nào mà nhiều vườn theo quy trình của Dona thì lại bỏ hết bộ tán dưới rất phí Sau này tôi lên Tây nguyên phải chỉnh lại cho dân cái vụ tán cũng rất mệt mỏi Đặc điểm chính của giống này là da trái xanh, hơi dài, cơm dẻo ráo, vị thơm vừa, vỏ dày bảo quản lâu nên thích hợp xuất khẩu(hiện nay thị trường chính là Trung Quốc) cây được trồng nhiều tại Miền Đông, Tây Nguyên và cả miền Trung Đặc điểm của giống sr này là ở miền Tây hay Miền đông mà
nó thụ phấn với Chanee thì đúng 4 tháng sẽ thu hoạch, còn Tây nguyên thì 4,5-5 tháng mới được thu
Ngoài ra còn có nhiều giống sr nội cho chất lượng ngon như Sữa hạt lép cơm vàng 9 Hóa(đây là giống bom xịt nhất VN vì nó được chọn là giống quốc gia nhưng lại không thể phát triển rộng vì chín xong là nhão rất nhanh, hiện nay giống này chỉ còn Ba Đảo-BP
là phát triển được chứ những vườn nhỏ khác người ta chặt bỏ hết rồi, dân gọi nó là giống Chín Quá :) ) , sr Út Thủy (trồng miền Đông, Tây nguyên thì sượng cứng như đá), sầu riêng chuồng bò, hay là khổ qua xanh, khổ qua vàng
Với 3 cái gạch đầu dòng như vậy để cho các bạn hiểu thêm 1 tý về lịch sử SR VN Bây giờ tôi sẽ đề xuất về cơ cấu trồng Tây nguyên, miền Đông thì trồng chính Moonthong do đất rộng, cây thích hợp hơn so với RI6 và có khả năng xuất khẩu cao Miền Tây đất hẹp thì tập trung trồng giống RI6 để bán trong nước (theo cảm nhận cá nhân thì Ri6 người
Trang 14biết ăn sr sẽ thích hơn) Các giống khác thì tôi không bàn tới Thôi bài dài rồi để cuối tuần rảnh tôi sẽ viết thêm về việc xử lý ra hoa và giúp tăng đậu trái cho nhà vườn ở Miền Đông và Tây nguyên Chào thân ái và quyết thắng!!!
II) CÁCH TRỒNG:
Theo tài liệu thì cây SR có thể trồng từ quảng trị đổ vào, độ cao khoảng 1000m trở xuống, Sr có thể phát triển trên nhiều loại đất, nếu là đất có tầng nước chân cao thì bà con đắp mô xẻ rãnh Không nên trồng trên đất có tầng đá bàn dưới 3m Theo tài liệu thì SR được trồng với khoảng cách 8x12m Nhưng qua nhiều lần đi tham quan ở Xuân Bảo Long Khánh và Tiền Giang, tôi thấy những vườn mới họ trồng với khoảng cách khá dày, 6x6m Vì thế theo tôi Nếu bà con trồng độc canh SR thì nên trồng với khoảng cách 6 x 9m, nếu trồng xen canh với cà phê thì trồng 9 x 9m hoặc 9 x 12m Những khoảng cách mà tôi vừa nêu trên cũng tương ứng với khoảng cách bà con ta trồng
cà phê 3 x 3m SR là loại cây thân gỗ cao to nên thường bị gió quật đổ, ngày trước bà con thường đào hố thật to, thật sâu, rồi trồng rất sâu ý bà con làm thế để hạn chế đổ ngả Qua thời gian cho thấy, cây SR khi gặp gió mạnh chỉ gãy ngang thân chứ chưa bong gốc bao giờ, dù là trồng sâu hay cạn, mà cách trồng sâu còn là nguyên nhân khiến gốc bị nghẹt tỉ
lệ thối gốc cao hơn Lỗ bà con có thể đào 80x80x80 hoặc khoan tròn phi 80x80, phơi ải khoảng 20 ngày Phân chuồng ủ hoai 15 kg, lân Văn Điển 1 kg, Vifusuper 5g 100g Trộn đều các loại trên với đất canh sao đủ lấp đầy hố Sau đó lấp hố lại bằng mặt để đó 15 ngày tiến hành xuống giống Trước khi đặt bầu SR ta dùng cuốc đào 1 lỗ chính giữa lỗ
mà ta đã trộn phân lấp xuống, lỗ này chỉ vừa bằng bầu SR sâu khoảng 2/3 bầu, rồi nhẹ nhàng cắt bịch tránh để vỡ bầu rồi đặt xuống, tưới 1 lít thuốc đặc trị mối đã được pha tỉ lệ như trên bao bì vào bầu SR, quay mắt ghép về hướng tây bắc, lấp đất lại và vun đất chung quanh vô gốc SR sao cho cao hơn mặt bầu 5cm, như thế sẽ có phần gốc đắp mô như mu rùa dùng 1 thanh tre to bằng ngón tay cái dài 1m cắm xuống sát gốc SR, dùng dây nilong cột cố định gốc và phần đọt vài cọc tre đó Cọc tre này có tác dụng hạn chế gãy đổ đọt
Trang 15non SR và giúp đọt luôn lên thẳng cuối cùng dùng lưới che khoảng 30% ánh sáng cho
SR non trong vùng 6 tháng Sẽ kèm ảnh trong CM
III) CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
Phân chuồng bón đầu mùa mưa: Bón quanh tán lá Năm nhất 12 kg Năm hai 14 kg Năm
ba 17 kg Năm tư 20 kg.Bón chôn cạn ngoài tán lá Phân NPK 16 – 16 – 8 + TE: Bón quanh ngoài tán lá Năm nhất, 0,5 kg chia làm 5 lần bón Năm hai, 1kg chia làm 4 lần bón Năm ba, 1,5 kg chia làm 4 lần bón Năm tư, 2kg chia làm 4 lần bón Tưới nước: Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên 3 ngày 1 lần Nếu đất bằng thì không cần làm bồn, nếu đất dốc thì làm bồn, nhưng luôn để mô gốc cao hơn cạnh bồn Nên lắp đặt hệ thống tưới tự động, vì rất cần thiết cho giai đoạn làm bông và chăm sóc trái sau này
Tỉa cành tạo tán: Các cành cần tỉa bỏ Cành mọc đứng Cành bên trong tán Cành ốm
yếu Cành bị sâu bệnh Cành mọc quá gần mặt đất Cắt bỏ đọt yếu nếu cây lên 2 đọt Giữ lại các cành: Cành mọc ngang Cành khoẻ mạnh Cành ở độ cao hợp lý Nói chung công tác tỉa cành cần tiến hành sớm để khỏi lãng phí dinh dưỡng, cây có tán cân đối và khi cây lớn cành mang trái cách mặt đất thấp nhất 1m Khi cây lớn phải tỉa bỏ tất cả các cành bên trong tán, đảm bảo tán cây thông thoáng, sạch sâu bệnh Ngoài ra chúng ta còn
có thể tỉa ngắn lại cành bên ngoài tán cây giúp vườn thông thoáng và cây nhận nhiều ánh sáng giúp cây khoẻ mạnh, trái có chất lượng cao
Mỗi cơi đọt ( đọt non) thường bị rầy phấn trắng, rầy nâu, sâu ăn lá Các loại nấm Thán thư, Rhizoctonia solani tấn công Vì thế mỗi cơi đọt cần phun thuốc sâu cộng thuốc nấm 2-3 lần để phòng trừ Phần này sẽ được nói rõ trong phân chăm sóc SR kinh doanh
Trang 16PHẦN II CHĂM SÓC SẦU RIÊNG KINH DOANH.
Giai đoạn cây cho trái bón phân và chăm sóc như sau:
Lần 1: Ngay sau thu hoạch xong cần tỉa cành Tỉa cành ốm yếu sâu bệnh, tỉa bớt cành nội
thân ốm yếu phun Đồng Đỏ, Phun thuốc gốc đồng Norshield hoặc coc 85 để rửa vườn, loại bỏ bớt tàn dư nấm hại Phun ướt đều thân cành và tán lá Bón thêm 1-2 kg vôi để nâng độ pH của đất lên, giúp tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có ích, hạn chế sự phát triển của các VSV có hại Để cây sầu riêng mau lại sức sau một mùa nuôi dưỡng trái, chúng ta cần cung cấp và bổ sung lại cho đất những dưỡng chất đã được hấp thu, tiêu thụ hết Việc bón phân sẽ được chia làm 3 đợt bón tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây Lần bón thứ nhất, được xem là để giúp cây phục hồi và tạo cơi 1, liều lượng và loại phân bón cho mỗi cây sầu riêng bao gồm 20-40 kg phân bò hoai kết hợp với 5 gam nấm Tricoderma, hoặc 3-5 kg phân gà Dynamic, 5-10 kg phân hữu cơ vi sinh khác Về phân
vô cơ, nên áp dụng các công thức bón NPK (15.15.15) + Urê, tỉ lệ 3:1, liều lượng 2-4 kg/cây Ngoài ra cũng cần tưới các loại phân bón hữu cơ dạng nước, để bổ sung các nguyên tố trung và vi lượng, mỗi cây 0,1 lít hòa nước tưới Bón vào khoảng 10-15 ngày sau thu hoạch Mỗi lần ra đọt thì rầy phấn thường hay xuất hiện gây hại, do đó khi đọt vừa nhú dạng ngòi viết thì tiến hành phun thuốc sâu + thuốc nấm ngừa, kết hợp phun phân qua lá để thúc đọt mọc nhanh
Lần 2: Lần bón thứ hai tạo cơi 2: Khi cơi 1 già chuẩn bị ra cơi 2 thì tiến hành siết nước
từ 5-7 ngày, sau đó bón phân với hàm lượng lân cao nhằm giúp lá dày, cuốn ngắn, mập, hạn chế tối đa việc rụng lá sau này Có thể dùng NPK 15.15.15 + DAP với tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-3 kg/cây Song song với việc bón phân, cần tưới nước thật đầy đủ trong suốt quá trình sinh trưởng này nhằm giúp cho rễ và đọt phát triển tốt Mỗi lần ra đọt thì rầy phấn thường hay xuất hiện gây hại, do đó khi đọt vừa nhú dạng ngòi viết thì tiến hành phun thuốc sâu + thuốc nấm ngừa, kết hợp phun phân qua lá để thúc đọt mọc nhanh
Trang 17Lần 3 Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì bắt đầu bón phân đợt 3, sử dụng phân có hàm lượng lân
và kali cao nhằm giúp cây chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn DAP + sulphate kali tỉ lệ 1:1, liều lượng từ 2-4 kg/cây; hoặc 12.12.18.TE, liều lượng 2-4 kg/cây; kết hợp bón bổ sung 200g Zn + 100g Bo cho mỗi cây
KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA
Bón phân lần 3, bón ở gốc kết hợp MKP phun ướt toàn lá với liều lượng 100g/8 lít nhằm giúp lá mau thuần thục Lúc này thời tiết đã chuyển qua mùa khô, khi gặp khô hạn khoảng 20 ngày thì SR sẽ nhú mầm hoa Khi hoa có độ dài 2-3 cm thì bắt đầu tiến hành tưới theo Cũng cần lưu ý việc ra đọt của cây nhằm tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng trong giai đoạn nở hoa và nuôi trái Khống chế không cho ra đọt là đi ngược lại quy trình sinh trưởng của cây, do đó sẽ làm cây suy kiệt Như vậy, phải làm sao cho cây ra đọt cùng lúc với ra hoa, tốt nhất là khi hoa nở thì đọt đã già Muốn vậy, khi cung cấp nước cho cây, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng N cao như 30.10 10 Cơi đọt này cần được bảo vệ đặc biệt vì có vai trò nuôi dưỡng trái sau này.Kết hợp bón Urê + DAP để thúc ra đọt
80-Khi hoa có độ dài 3-4 cm thì bắt đầu tỉa bỏ tất cả các hoa ở đầu cành và sát gốc cành, chỉ chừa lại những chùm hoa ở giữa cành có khả năng mang trái Sau đó phun thuốc ngừa bệnh thán thư cho hoa Việc bón phân nuôi hoa cũng rất cần thiết nhằm giúp cho hoa khoẻ, đậu trái tốt, đồng thời hỗ trợ cho việc ra đọt tốt hơn Dùng phân NPK 15.15.15, liều dùng 1-2 kg/cây, chia 2 lần bón, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày Cũng cần phun phân qua lá 10.60.10 để giúp lá mau già, phun Bo nhằm tạo nhị đực tốt hơn, tăng cường thụ phấn và giúp đậu quả tốt Trong giai đoạn này cũng cần cung cấp nước đầy đủ
để hoa phát triển to, đều Thiếu nước thì hoa không tròn đầy, dễ rụng, giảm khả năng đậu trái Giai đoạn hoa nở thì giảm lượng nước và ngưng tưới nước khi hoa đang nở, sau đó tưới nhấp và tưới ổn định lại
Trang 18Xử lý đậu trái và chăm sóc nuôi dưỡng trái Khi trái to bằng trái trứng ngỗng, tiến hành tỉa trái Tỉa bỏ bớt trái méo mó, trái trong chùm trên 3 trái, làm sao để trái rải đều không dính vào nhau là tốt nhất
Quá trình sinh trưởng của quả có một khoảng thời gian quả lớn chậm hoặc ngừng lớn Sau giai đoạn đậu trái là giai đoạn trái hình thành và ổn định Đây là giai đoạn trái mới bắt đầu phân chia, hình thành hàng loạt tế bào mới, do đó trái lớn rất chậm Trong quá trình phân chia tế bào, trái cần rất nhiều năng lượng và các auxin, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng lân cao là rất cần thiết Có thể sử dụng phân NPK 20.30.20; 15.30.15
Kế thúc quá trình phân chia tế bào là đến giai đoạn trái lớn nhanh Do sự lớn lên của tế bào Ở giai đoạn này sẽ có hiện tượng rụng trái non, trái không đồng đều do dinh dưỡng không đầy đủ Do đó, rất cần cung cấp dinh dưỡng cân đối, sử dụng NPK 15.15.15
Sau gia đoạn tăng trưởng là đến giai đoạn trái ổn định và chín, trái gần như không còn lớn nữa Đây cũng là giai đoạn tích luỹ tinh bột và tạo chất lượng quả Do đó, việc cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng là rất quan trọng nhằm giúp cho bộ lá quang hợp tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng kali cao, bởi vì kali đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm tăng phẩm chất trái nhờ chuyển hoá tinh bột nhanh Có thể bón 12.12.18.TE
Lưu ý: Kali dùng trong giai đoạn mang trái bắt buộc phải dùng sulphate kali ( k2so4) Vào cuối giai đoạn này, nếu cây bị sốc nước, dư nước thì trái sẽ bị sượng Do đó, trước thu hoạch khoảng 15-20 ngày, cần giảm dần lượng nước
III, SÂU HẠI & BỆNH HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Hỏi: Tại sao trái SR rụng nhiều quá
Trả lời: Trái Sr rụng có nhiều nguyên nhân:
Trang 191) Rụng sinh lý Do khi làm bông trái đậu quá nhiều, sinh lý cây buộc phải cho rụng bớt
để giữ sức của cây
2) Sốc nước, khô hạn Nếu ta tưới đột ngột với lượng nước lớn, hay gặp cơn mưa trái mùa khiến cây đột ngột dự nước, hoặc tưới không đủ nước thì cũng sảy ra hiện tượng rụng trái non
3) Nếu trái chưa đủ 1,5 kg mà cây ra đọt non, thì cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi đọt mà quên nuôi trái nên trái sẽ bị rụng Thường SR bà con bị rụng nhiều là do nguyên nhân này, có khi rụng chẳng còn trái nào luôn
Khắc phục: nguyên nhân 1 và 2 bà con làm thep cách sau Tưới ổn định, không để quá thừa hoặc quá thiếu nước Nếu phát hiện thấy có trái rụng thì phun canxi-bo Nguyên nhân 3 Như tôi đã nói từ đầu, khi hoa nở thì buộc lá phải vừa già, nếu không trong thời gian nuôi trái cây sẽ đi đọt, mà đi đọt thì trái sẽ rụng khắc phục bằng cách khi thấy cây có dấu hiệu ra đọt, ta cần phun gấp MKP với hàm lượng 3 kg/ phi 200l Để kềm đọt lại, cần thiết có thể phun 2-3 lần cách nhau 10-15 ngày, chờ khi trái lớn hơn 1,5 kg cây có đi đọt thì trái sẽ không rụng nữa
1) Rầy phấn: Allocaridara malayensis
Đây là côn trùng gây hại rất quan trọng và phổ biến trên sầu riêng Ở giai đoạn ấu trùng
và trưởng thành, rầy gây hại bằng cách chích hút lá non và đọt non, làm cho lá không phát triển, bị biến dạng, cháy mép lá dần dần khô và rụng Đọt non có thể bị khô và chết, trơ cành mà có thể nhầm với triệu chứng do bệnh Vết chích do rầy gây ra có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại
Con trưởng thành dài khoảng 2,5-3,0 mm, cánh trong suốt, toàn thân màu vàng nhạt Trứng được đẻ thành từng đám trên lá non trong mô lá Khi mới đẻ trứng có màu vàng, dần chuyển sang màu nâu Ấu trùng bên ngoài phủ lớp sáp mỏng và các tua sáp kéo dài ở cuối thân Trưởng thành và ấu trùng tuổi lớn thường di chuyển nhanh khi thấy động Rầy phấn phát triển mạnh trong mùa khô Lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác
Trang 20Mật độ trong mùa mưa giảm nhanh, tuy nhiên sẽ tăng mật số nhanh khi mùa khô đến Cây bị hại nặng có lá thưa thớt, quăn queo, lá non rụng nhiều và khô ngọn Cây không phát triển được tán dẫn đến ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng, phẩm chất kém Rầy tiết nhiều chất mật được tạo điều kiện cho nấm bò hóng phát triển làm đen lá, trái
Phòng trừ: Ngoài tự nhiên có nhiều loài thiên địch của rầy phấn như nhện, bọ rùa
Coccinella, Chrysopa sp., và ong ký sinh, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thiên địch phát triển để khống chế rầy Tưới đủ nước và bón phân thích hợp cho cây khỏe mạnh Tăng cường bón phân hữu cơ Ở miền Đông Nam bộ nên duy trì một lớp cỏ giữ
ẩm trong mùa khô Phun nước mạnh trên tán lá để hạn chế sự hoạt động của rầy Phun thuốc khi thấy mật số rầy cao, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu kết hợp với thuốc nấm
để phòng trừ, thường mỗi cơi đọt nên phun 2 lần cách nhau 15 ngày
2) Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)
Gây hại khá phổ biến trên các vùng trồng sầu riêng ở nước ta Ngoài gây hại trên sầu riêng, còn gây hại trên một số cây khác như nhãn, ổi, mãng cầu, chôm chôm… nên việc phòng trừ khó khăn
Trứng được đẻ trên trái non, nở ra sâu non đục vỏ trái vào bên trong trái và tiếp tục đục cho đến thịt trái Hóa nhộng ngay trên đường đục hoặc chui ra bên ngoài trái nhả tơ kết kén hóa nhộng trên mặt vỏ trái giữa các gai trái Giai đoạn này kéo dài khoảng 7-8 ngày Trái mọc thành chùm thường bị gây hại ở phần tiếp giáp Trái non bị hại dễ bị biến dạng
và rụng sớm Vết đục còn tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập gây thối trái Do sâu có thể gây hại sớm nên phải bao trái sớm mới có hiệu quả Nhận diện sâu hại qua vết vết đục trên trái, quan sát phân sâu thải ra bên ngoài vết đục
Phòng trừ: Do sâu có nhiều ký chủ khác nhau mà thường được trồng cùng với nhau
trong một khu vực nên phải chú trọng phòng trừ cho các vườn xung quanh -Trong tự nhiên có các thiên địch của sâu đục trái cần được bảo vệ và phát huy như bọ xít
ăn mồi, nhện ăn thịt và kiến vàng….Tỉa trái để loại bỏ trái sâu và tiêu huỷ Tỉa trái còn giúp hạn chế các trái mọc thành chùm dễ bị sâu tấn công Phun trái định kỳ 15 ngày một
Trang 21lần, thuốc trừ sâu cộng với thuốc trừ nấm Luôn phiên thay đổi gốc thuốc trừ sâu cũng như thuốc nấm
3) Sâu đục thân
Sâu đục thân gây hại quanh năm, thường tấn công vào thân, ăn tiện vòng quanh vỏ cây, làm chết phần thân trên, tạo vết thương hở để nấm bệnh xâm nhập
Phòng trừ : Thường xuyên đi từng gốc để kiểm tra ( 15 ngày / lần ) Khi phát hiện thấy
sâu, dùng thuốc trừ sâu nguyên chất bơm vào lỗ sâu hại, hoặc dùng dao bén để moi bắt sâu ra ngoài ra khi phun thuốc sâu trên lá cũng lưu ý phun vào thân cây để diết bớt
ấu trùng
4) Sâu ăn bông
Bướm đẻ trứng trên chùm bông nở ra sâu non tấn công trên chùm bông Sâu non ăn phá các phần non của bông làm hư hại hay rụng sớm Do mật số sâu cao (mỗi bướm cái có thể đẻ từ 50-60 trứng) nên việc phá hại dễ gây thiệt hại đến năng suất mặc dù hoa rất nhiều Bướm có màu vành nhạt dài 28-32 mm, sâu non có nhiều lông (dạng sâu róm), hoạt động mạnh Ở Thái lan, sâu ăn bông được xếp là loại gây hại quan trọng
Phòng trừ: Theo dõi định kỳ 2-3 ngày/lần giai đoạn trổ hoa Phát hiện bướm, tìm diệt ổ
trứng và sâu non Khi sâu mới nở mẫn cảm cao với thuốc nên rất dễ phòng trừ Thường sâu gây hại trên diện rộng nên cần quan sát tất cả các chùm hoa trên các cây -Phát huy vai trò của kiến vàng ngăn chặn và hạn chế sâu Phun trái định kỳ 15 ngày một lần, thuốc trừ sâu cộng với thuốc trừ nấm Luôn phiên thay đổi gốc thuốc trừ sâu cũng như thuốc nấm
5) Rầy nhảy: Lawana conpersa
Thuộc loài gây hại ít quan trọng tuy nhiên rầy nhảy có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như sầu riêng, cam quýt, ca cao, trà, cà phê, cây rừng và cây kiểng … Rầy trưởng thành và ấu trùng đều gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, lá non, hoa làm cho cây chậm phát triển hoặc tạo điều kiện cho nấm bồ hóng gây hại
Trang 22Trưởng thành trông gần giống như bướm do khi đậu cánh rầy xếp dọc cơ thể như dạng mái nhà, trưởng thành có kích thước 14 mm toàn thân màu trắng, cánh màu trắng có nhiều chấm nâu đen Trứng được đẻ trên đọt non, lá non, trứng đẻ cắm sâu vào gân lá Ấu trùng được bao phủ 1 lớp như bông trắng
Phòng trừ: Trong tự nhiên có một số loài nấm có thể gây hại đối với rầy được ghi nhận ở
Malaysia là Metarhizium anisopliae var anisophiae đã làm giảm đáng kể mật số của rầy -Phun thuốc trừ các côn trùng chích hút cũng hạn chế được rầy nhảy
6) Rệp sáp (Pseudococcidae)
Rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng có nhiều loài, Planococcus sp thường thấy gây hại trên lá và Pseudococcus sp thường thấy hại trên trái Rệp sáp gây hại trên trái phổ biến hon trên cành lá Rệp bám trên bề mặt và chích hút chất dinh dưỡng làm cho bộ phận bị hại phát triển kém Gây hại nghiêm trọng làm cho trái dễ bị sượng Rệp sáp bài tiết chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển Trái có rệp sáp và bồ hóng đều không hấp dẫn, khó tiêu thụ và giá bán giảm Rệp sáp phát triển mạnh trong mùa khô Mùa khô cũng là mùa ra hoa kết trái sầu riêng nên trái dễ bị tấn công hơn
Phòng trừ: Bao trái là biện pháp giúp hạn chế một số dịch hại trong đó có rệp sáp
-Duy trì ẩm độ không quá thấp trong mùa khô bằng lớp phủ xanh trên mặt đất (cỏ phủ đất), bón nhiều phân hữu cơ, tủ đất bằng chất hữu cơ và tưới đủ nước cũng góp phần làm giảm rệp sáp trong mùa khô Tưới phun trên tán tạo ẩm cũng hạn chế được rệp sáp -Nhiều thiên địch có sẳn trong thiên nhiên có thể hạn chế rệp sáp như Bọ rùa và Ong ký sinh cần duy trì và phát huy vai trò của chúng Chỉ phun thuốc trong trường hợp cần thiết
Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng với thiên địch Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ Tỉa bỏ trái mọc từng chùm hoặc mọc gần nhau tạo chổ ẩn trú của rệp sáp
Trang 23Phòng trừ Duy trì ẩm độ không quá thấp trong mùa khô bằng lớp phủ xanh trên mặt đất
(cỏ phủ đất), bón nhiều phân hữu cơ và tủ đất bằng chất hữu cơ trong mùa khô, tưới đủ nước cho cây cũng là biện pháp giảm được rệp sáp trong mùa khô ở miền Đông Nam bộ -Dùng vòi nước mạnh tưới lên cây hoặc áp dụng kỹ thuật tưới phun trên tán trong mùa khô kết hợp tưới nước cũng giúp hạn chế dịch hại Chỉ phun thuốc trong trường hợp cần thiết Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng với thiên địch Tỉa bỏ những bộ phận bị hại nặng và tiêu huỷ Tỉa cành tạo tán thông thoáng hạn chế chổ trú ẩn của bọ trĩ
8) Nhện đỏ
Nhện đẻ từng trứng rải rác trên mặt lá, trứng nhện hình tròn màu đỏ Nhện đỏ phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng đỗ ẩm thấp, như mùa nắng năm 2015, khả năng sinh sản khá cao, vòng đời rất ngắn, gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá, tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái của cây
Phòng trị: Trong tự nhiên nhện hại bị nhiều loại thiên địch tấn công, như nhện nhỏ ăn
mồi… Cần tạo điều kiện cho thiên địch phát triển cũng hạn chế được tác hại của nhện Phun nước lên tán lá trong mùa nắng giúp rửa trôi bớt nhện và tạo độ ẩm cho thiên địch
Trang 24phát triển sẽ làm giảm mật độ nhện đỏ Khi mật độ nhện cao ta mới phải dùng đến hóa học Dùng thuốc có hoạt chất Abamectin, phun ướt đều tán mặt trên và mặt dưới lá 5 ngày sau phun nhắc lại, nếu nặng cứ 20 ngày phun nhắc lại, 2 lần cách nhau 5 ngày như trên, nhưng lần 2 thay thuốc bằng thuốc có hoạt chất khác
9) BỆNH THỐI VỎ CHẢY NHỰA (BỆNH PHYTOPHTHORA)
DO NẤM Phytophthora palmivora
Đây là bệnh quan trọng nhất trên cây sầu riêng không chỉ ở nước ta mà còn trên khắp vùng trồng sầu riêng trên thế giới Nấm Phytophthora palmivora ngoài tấn công trên vỏ thân gây triệu chứng thối vỏ chảy nhựa còn gây hại trên lá gây triệu chứng cháy lá, trên quả gây thối quả, trên rễ gây thối rễ, trên ngọn non gây hiện tượng chết ngọn Trong đó, triệu chứng thối vỏ chảy nhựa là quan trọng nhất Trên vỏ thân bệnh khó phát hiện sớm mãi đến khi thấy hiện tượng chảy nhựa (mủ) từ vết loét do nấm gây ra Nếu phát hiện sớm vết loét còn nhỏ, việc phòng trừ nhanh và hiệu quả Nếu phát hiện muộn, vết loét lan rộng, nhiều vết loét liên kết với nhau làm cho vỏ cây bị huỷ hoại việc phòng trừ sẽ tốn kém, vết bệnh lâu lành, cây suy yếu Nếu không phòng trừ, cây có thể chết khi nước và chất dinh dưỡng không được chuyển lên cây Trên thân cành, quan sát khi thân cây khô ráo, tìm các vết nứt hoặc chảy nhựa, dùng dao bén cạo bỏ phần mô mặt bị chết Khi thấy bên trong mạch dẫn hoá nâu, thâm đen và hư hại dần là triệu chứng đặc trưng của bệnh Trên lá, vết bệnh khởi đầu là những chấm đỏ màu nâu, sũng nước và lan rộng nhanh Vết bệnh sau cùng thường có dạng gần tròn màu nâu đen sũng nước với rìa màu vàng nhạt nhỏ Vết bệnh lan rộng nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ cuống lá, cành non làm phần phía trên héo nhanh, rũ và chết dần Trên trái vết bệnh đầu tiên là một đốm đen nhỏ sũng nước lan rộng nhanh Vết thối có thể lan sâu làm hỏng phần trong của trái Trên vết bệnh có thể thấy nấm tạo thành một lớp trên bề mặt màu trắng xám với rất nhiều bào tử sẳn sàng lây lan qua gió mưa Ngoài gây hại trên sầu riêng, nấm có nhiều ký chủ khác như cây cao su, mít… …
Trang 25Phòng trừ: Nguồn bệnh có thể có trong bầu đất và cây con Do đó phải sử dụng cây
giống sạch bệnh Cần chăm sóc cây tốt, khoẻ mạnh để tăng sức đề kháng cho cây như cung cấp nước phân bón hợp lý, phủ đất trong mùa khô …Trồng cây trên mô, líp để thoát nước thuận lợi Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải, tránh trồng xen quá dày Tỉa cành tạo tán để vườn cây thông thoáng Tỉa và tiêu huỷ các nguồn bệnh, ngăn ngừa lây lan Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ chăm sóc, thu hái, giày dép, phương tiện vận chuyển….Hạn chế gây thương tích cho cây khi chăm sóc, vận chuyển Phòng trừ các côn trùng gây vết thương cho cây Vết cắt cần quét thuốc trừ nấm Diệt mối và kiến làm tổ lên cây Bón nhiều phân hữu cơ ( 5-60 kg phân hữu cơ hoai/cây/năm) Nên sử dụng phân gà, phân rác vi sinh, phân bò được ủ hoai Vết bệnh còn nhỏ có thể cạo bỏ phần mô chết, bôi thuốc, Aliette 80 WP, Ridomil, Metalaxyl pha 10 % Phun tán cây , Aliette 80 WP, Ridomil, Metalaxyl…Theo hướng dẫn trên bao bì Dùng các chế phẩm sinh học là hướng đang được nghiên cứu áp dụng như bón phân hữu cơ bổ sung vi sinh vật có ích như nấm Trichoderma Tiêm cây với thuốc Phosphonate là một kỹ thuật mới được Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phát triển Phương pháp này có hiệu quả và giảm được chi phí khoảng 40% so với biện pháp phun thuốc
Biện pháp tiêm cây với Phosphonate Phosphonate là muối Potassium của acid
phosphorous được trung hòa đến pH 6.5-7.0 được sử dụng tiêm vào thân hoặc nhánh lớn Phosphonate thường được bán với các hiệu như Agri fos 400 với nồng độ hoạt chất là
400 g /L, được pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 trước khi tiêm Để tiêm, trên thân khoan một lỗ đường kính 5 mm, sâu 30-50 mm với một mũi khoan bén, lỗ khoan cao 50-
120 cm từ mặt đất Có thể sử dụng ống tiêm chuyên dụng hiệu ChemjetÒ 20mL Cần khoảng 2-6 lỗ khoan quanh thân cho mỗi cây Lỗ khoan nên dưới các nhánh lớn Hút đầy ống tiêm, kéo cần tiêm về phía sau và xoay nhẹ tay mãi đến khi nghe tiếng “click”, tay cần được khoá Vặn vòi ống tiêm vào lỗ khoan cho đến khi thật sát Phóng thích cần tiêm bằng cách xoay ngược lại trong khi vẫn cố định ống tiêm trong lỗ khoan, cần tiêm được phóng thích nhờ lò xo sẽ ép dung dịch thuốc qua lỗ khoan vào bên trong Nếu không mua được loại nói trên thì có thể mua ống tiêm bằng nhựa, rồi dung ruột xe máy cắt ra tạo lực