1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tuân thủ quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng của bệnh viện nhi nam định năm 2023

50 35 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Tuân Thủ Quy Trình Chăm Sóc Kim Luồn Tĩnh Mạch Ngoại Vi Của Điều Dưỡng Tại Các Khoa Lâm Sàng Của Bệnh Viện Nhi Nam Định Năm 2023
Trường học Bệnh viện Nhi Nam Định
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 668,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (8)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (8)
      • 1.1.1. Khái quát về điều dưỡng và chăm sóc người bệnh (8)
      • 1.1.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc kim luồn TMNV (10)
      • 1.1.2 Cơ sở thực tiễn (15)
  • Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (19)
    • 2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định (19)
    • 2.2. Kết quả kháo sát kiến thức và thực hành quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2023 (19)
      • 2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (19)
      • 2.2.2. Kết quả nghiên cứu (22)
  • Chương 3: BÀN LUẬN (31)
    • 3.1 Thực trạng của vấn đề (31)
      • 3.1.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu (31)
      • 3.1.2 Thực trạng về công tác đào tạo, tập huấn, kiểm tra giám sát (31)
      • 3.1.3 Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại (32)
      • 3.1.4 Thực trạng tuân thủ quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng (33)
    • 3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành quy trình kỹ thuật chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2023 (35)
  • KẾT LUẬN (38)
    • 1. Kiến thức, thực hành về chăm sóc chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2023 (38)
    • 2. Không phát hiện các biến chứng khi đặt và chăm sóc kim luồn trong thời gian tiến hành nghiên cứu (38)
    • 3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành quy trình kỹ thuật chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Nhi Nam Định năm 202 ....................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)
    • 3. Bằng cấp chuyên môn của anh/chị? Trung cấp (0)
    • 4. Thâm niên công tác của anh/chị tại Bệnh viện Nhi Nam Định là bao nhiêu năm? .......năm 5. Anh/chị là điều dưỡng hợp đồng hay đãBiên chế (0)
    • 6. Trung bình anh/chị chăm sóc bao ………………………….... nhiêu người bệnh/1 ngày? 7. Trong quá trình chăm sóc người bệnhPhụ thuộc hoàn toàn (0)
    • 11. Có sự kiểm tra, giám sát công tác thực hiệnKhông (0)
    • 13. Đối tượng giám sát là: ĐDTK (0)
    • II. KIẾN THỨC VỀ QUY TRÌNH CHĂM SÓC KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI Câu hỏi Câu trả lời 14. Dấu hiệu không phải là tai biến khi đặtTụ máu (0)
      • 19. Lắp lại nút kim luồn ngay sau khiSai (0)
      • 20. Khi duy trì nhũ dịch Lipid, máu khôngSai (0)

Nội dung

Kiến thức, thực hành về chăm sóc chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điềudưỡng Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2023...332.. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành quy t

CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái quát về điều dưỡng và chăm sóc người bệnh

1.1.1.1 Điều dưỡng và nhiệm vụ chăm sóc người bệnh Điều dưỡng là một ngành riêng biệt, người ĐDV có nhiều vai trò khi họ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) Công việc của họ thường thực hiện một cách đồng bộ chứ không tách biệt Hội Điều dưỡng Mỹ, hội Điều dưỡng các nước: Singapore, Thái lan, Philipin đã nêu rõ vai trò chức năng của người ĐDV vừa là người chăm sóc, người truyền đạt thông tin, người giáo viên, người tư vấn và người biện hộ cho người bệnh [3].

Nguyên tắc thực hành điều dưỡng của Virgina Henderson liên quan tới các nhu cầu cơ bản của con người Học thuyết Henderson - chuyên gia điều dưỡng người Mỹ đã giúp chúng ta xác định nội dung về khung thực hành điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh (CSNB) nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ bao gồm 14 nội dung sau [3]. Đáp ứng nhu cầu về hô hấp và tim mạch, Đáp ứng nhu cầu về ăn uống,

Giúp đỡ người bệnh bài tiết,

Giúp đỡ người bệnh về thay đổi, duy trì tư thế, vận động và tập luyện, Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ,

Giúp người bệnh mặc và thay quần áo,

Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt,

Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày,

Giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện, Giúp người bệnh trong sự giao tiếp,

Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng,

Giúp người bệnh lao động, làm việc để tránh mặc cảm là người vô dụng, Giúp người bệnh trong những hoạt động vui chơi giải trí,

Giúp người bệnh có kiến thức về Y học.

Henderson cho rằng thiên chức nghề nghiệp của điều dưỡng là giúp người bệnh đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của họ Do bệnh tật mà một loạt các nhu cầu của người bệnh không được thỏa mãn, người điều dưỡng phải đón trước và đáp ứngcác nhu cầu đó của người bệnh, nghĩa là cần giúp đỡ, chăm sóc họ, cung cấp cácđiều kiện để người bệnh thỏa mãn nhu cầu của họ Nghiên cứu học thuyết của Henderson gợi ý cho người điều dưỡng khi tiếp cận với người bệnh cần phải đánhgiá và chẩn đoán những nhu cầu của họ trên cơ sở đó hỗ trợ họ đáp ứng những nhucầu cơ bản.

1.1.1.2 Khái niệm về CSNB trong bệnh viện

Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế đã ghi rõ: “CSNB trong bệnh việnbao gồm sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hôhấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ,nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh nguy cơ từ môi trường bệnh viện chongười bệnh”[3]

1.1.1.3 Nguyên tắc CSNB trong bệnh viện và nhiệm vụ thực hiện QTKT chăm sóc người bệnh của ĐDV

Nguyên tắc CSNB trong bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế được thể hiện trong thông tư 07/2011/TT-BYT, gồm ba nguyên tắc cơ bản sau [3].

- Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàndiện, liên tục, đảm bảo hài lòng, chất lượng và an toàn.

- Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt độngchăm sóc điều dưỡng, theo dõi do ĐDV, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.

-Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sựđánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.

Dựa vào những nguyên tắc đã quy định trên, các bệnh viện tiến hành lập kếhoạch, tổ chức công tác CSNB tại đơn vị mình Đồng thời làm căn cứ để tiến hànhxây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá công tác CSNB tại bệnh viện.

1.1.1.4 Nhiệm vụ thực hiện QTKT chăm sóc người bệnh của ĐDV

Thông tư 07/2011/TT-BYT đã nêu những nhiệm vụ thực hiện QTKT chămsóc người bệnh của ĐDV cụ thể như sau [3]:

- Bệnh viện có quy định, QTKT điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở cácquy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

-ĐDV, hộ sinh viên phải tuân thủ QTKT chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.

-ĐDV, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiệnvà báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị đến xử trí kịp thời.

1.1.2 Quy trình kỹ thuật chăm sóc kim luồn TMNV

1.1.2.1 Quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh

Quy trình là một vòng tròn khép kín, bao gồm nhiều bước phải trải qua nhằm đạt được mục tiêu đề ra[3].

QTKT chăm sóc người bệnh là một quy trình bao gồm nhiều bước mà người điều dưỡng phải trải qua gồm hàng loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được định trước để thực hiện một kỹ thuật CSNB mà mình mong muốn [3].

Theo WHO, TAT là một quy trình tiêm:

Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm,

Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm,

Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng.

Kim luồn tĩnh mạch ngày càng được sử dụng phổ biến trong lâm sàng bởi nhiều ưu điểm như:

+ Giảm đau đớn cho NB

+ Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm áp lực công việc cho người ĐD.

+ Những trường hợp tĩnh mạch của NB khó đặt kim, cần tiêm truyền tĩnh mạch kéo dài như trẻ nhỏ, người béo, NB nặng…thì việc sử dụng kim luồn tĩnh mạch là điều cần thiết.

Kim được làm bằng chất liệu ETFE (Ethylene Tetra Fluor Ethylene) -

Thành mỏng, cứng, độ đàn hồi tốt nên thâm nhập qua da dễ dàng

- Đầu kim (catheter) mềm nên khi NB cử động không gây tổn thương cho thành mạch.

- Chất liệu sinh học giúp lưu được catheter trong lòng mạch 72 giờ - Mũi kim: rất nhọn và sắc.

+ Với người bệnh: tạo cảm giác dễ chịu và ít đau.

+ Với người sử dụng: vết chích gọn gàng, không làm tổn thương lan rộng, hạn chế nhiễm khuẩn.

- Hình dáng kim thon và nhẵn làm giảm lực cản khi thâm nhập vào cơ thể người bệnh.

-Tiệt trùng bằng chùm điện tử có lợi ích: giảm bớt tác động không có lợi đến sản phẩm (do không dùng nhiệt), không có chất dư thừa (chí nhiệt tố) sau khi tiệt trùng, giảm ảnh hưởng môi trường do không dùng chất hoá học để tiệt khuẩn.

Phần đốc kim Phần thân kim

Phần nòng kim Đầu báo

 Lợi ích của kim luồn tĩnh mạch

- Đường truyền ổn định: truyền tĩnh mạch sử dụng kim luồn sẽ giúp đường truyền ổn định do kim được luồn sâu vào trong lòng mạch và kim lại mềm (độ đàn hồi tốt) nên tránh được va chạm với thành mạch mỗi khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc di chuyển.

- Tạo sự an toàn và thoải mái cho người bệnh trong thời gian truyền dịch, đặc biệt đối với những trường hợp cần phải truyền với thời gian kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày.

Kim luồn có nhiều loại được phân chia thành các cỡ từ 14 đến 24, việc phân chia này có ưu điểm:

-Dễ dàng cho việc quản lý

-Tiện lợi sử dụng: Cho phép nhanh chóng chọn được cỡ kim phù hợp để sử dụng dựa vào màu sắc của chúng trên thân kim: Màu vàng cỡ 24, màu xanh cỡ 22, màu hồng cỡ 20, màu xanh lá cây cỡ 18, màu xám cỡ 16, màu gạch cua cỡ 14. 14G (màu cam): trong cấp cứu chấn thương nặng.

16G (màu xám): trong chấn thương, phẫu thuật, cần truyền nhiều loại dịch truyền với lượng dịch lớn.

18G (màu xanh lá): trong truyền máu, cần truyền lượng dịch lớn.

20G (màu hồng): dùng nhiều mục đích như bơm thuốc, truyền dịch

22G (màu xanh dương): có thể dùng cho bệnh nhân hóa trị, vein nhỏ, người lớn tuổi hoặc trẻ em.

24G (màu vàng): dùng cho bệnh nhân vein nhỏ, mỏng, người lớn tuổi hoặc trẻ em.

- Phạm vi sử dụng rộng: có thể sử dụng được cho nhiều công việc khác nhau như: truyền dịch, chọc dò, chọc hút, lấy ven ở vị trí khó, chọc động mạch…

1.1.2.4 Quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi [4]

Bên cạnh quy trình đặt kim luồn TMNV luôn phải đảm bảo đúng kỹ thuật và an toàn cho người bệnh thì việc chăm sóc kim luồn lại vô cùng quan trọng Bởi sự chăm sóc không tốt kim luồn sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn gây ra các tai biến để lại hậu quả đáng tiếc

-Kiểm tra và theo dõi vị trí đặt kim luồn

-Thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm thuốc và truyền dịch qua kim luồn an toàn

-Phát hiện sớm và xử trí kịp thời các tai biến khi lưu kim luồn

Phương pháp a Đối tượng được chăm sóc: tất cả các bệnh nhi được đặt và lưu kim luồn b Chẩn đoán điều dưỡng

-Kiểm tra đảm bảo kim luồn được lưu vẫn đang hoạt động tốt.

-Kiểm tra phát hiện các biến chứng.

-Sử dụng kim luồn theo đúng các nguyên tắc kỹ thuật.

Tai biến và xử trí

-Tại vị trí băng dính: mẩn đỏ do dị ứng

-Dị ứng và kích ứng

+ Triệu chứng: mẩn đỏ tại chỗ, người bệnh bị đau khi tiêm, có thể tại nơi tiêm, da nhợt do co thắt mạch

+Xử trí: ngừng tiêm, truyền, báo bác sĩ và thực hiện y lệnh

+ Triệu chứng: phồng nơi truyền, da nơi truyền lạnh, khó chịu, cảm giác nóng rát và tức nghẹt, có đau nơi truyền

+ Xử trí: ngừng truyền, đắp gạc ấm hoặc lạnh tùy theo mức độ sưng to hay nhỏ, thay vị trí khác, co thắt tĩnh mạch

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Thông tin chung về Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định

Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định là bệnh viện hạng II, là cơ sở khám chữa bệnh thuộc tỉnh Nam Định với các chức năng nhiệm vụ theo quy định của Bộ Y tế là cấp cứu, khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế y tế Ngoài việc khám và chữa bệnh cho các trẻ em tỉnh Nam Định, còn khám và chữa bệnh cho các trẻ em khu vực các tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình Tổng số nhân lực gồm: 143 cán bộ trong đó có 70 điều dưỡng Năm 2023 bệnh viện hoạt động với qui mô 250 giường kế hoạch, 300 giường thực kê Mỗi năm trung bình điều trị nội trú khoảng 20.000 bệnh nhân Tuy lưu lượng bệnh nhân đông nhưngBan Giám đốc đã chỉ đạo các khoa phòng triển khai bố trí nhân lực hợp lý, áp dụng phần mềm Quản lý bệnh viện thông minh trong việc tổ chức khám chữa bệnh mang đến sự hài lòng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Kết quả kháo sát kiến thức và thực hành quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2023

2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng khảo sát : ĐDV trực tiếp chăm sóc người bệnh tại 03 khoa lâm sàng:

Cấp cứu – Sơ sinh; Hô hấp; Nội Tổng hợp.

- Điều dưỡng tại 03 khoa lâm sàng trong bệnh viện, trực tiếp chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi cho NB tại khoa.

-Điều dưỡng đã ký hợp đồng hoặc đã có biên chế với bệnh viện.

-Điều dưỡng tình nguyện tham gia nghiên cứu.

-ĐD không trực tiếp chăm sóc kim luồn cho người bệnh

-ĐD không có mặt trong thời gian NC.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian thu thập số liệu từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 15 tháng 9 năm 2023.

-Địa điểm: khoa Cấp cứu – Sơ sinh; khoa Hô hấp; khoa Nội Tổng hợp bệnh viện Nhi Nam Định.

Thiết kế nghiên cứu: Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Phương pháp chọn mẫu : chọn mẫu thuận tiện.

Cỡ mẫu : lấy tất cả đối tượng đủ tiêu chuẩn NC tham gia vào NC Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu thập được 45 đối tượng tham gia vào nghiên cứu. + Thu thập số liệu trên những điều dưỡng trực tiếp thực hiện QTCS kim luồn tĩnh mạch ngoại vi trên NB ở 03 khoa lâm sàng có kỹ thuật chăm sóc KLTM ngoại vi được tiến hành thường xuyên.

+ Quan sát ngẫu nhiên các thời điểm khi ĐDV thực hiện quy trình chăm sóc kim luồn cho NB.

Phương pháp thu thập số liệu

Bộ công cụ thu thập số liệu gồm 3 phần: Tham khảo bộ câu hỏi đề tài của Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự năm 2012 [20] nhóm nghiên cứu thiết kế bộ câu hỏi với các nội dung cụ thể như sau:

Phần A: Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu gồm 13 câu (Phụ lục 1)

- Phần hành chính gồm 5 câu: Tuổi, giới tính, bằng cấp chuyên môn, thâm niên công tác, hình thức hợp đồng lao động.

-Phần tổng quan đào tạo tập huấn về chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi gồm 8 câu: Tập huấn quy trình chăm sóc kim luồn, số lần tập huấn, hoạt động kiểm tra, giám sát

Phần B: Kiến thức về chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi gồm 10 câu: tai biến về chăm sóc kim luồn, vệ sinh kim luồn, kiểm tra sự lưu thông kim luồn, mỗi câu trả đúng sẽ nhận 1 điểm, câu trả lời sai nhận 0 điểm (Phụ lục 1)

Phần C: Sự tuân thủ quy trình chăm sóc kim luồn của đối tương nghiên cứu

- Sử dụng bảng kiểm quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi - Bệnh viện Bạch Mai ban hành năm 2015 quan sát để đánh giá thực hành quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và điền vào bảng kiểm đầy đủ các thông tin theo 5 bước (Phụ lục 3).

-Mỗi nội dung đều được đánh giá ở mức không thực hiện – thực hiện không đầy đủ - thực hiện đầy đủ.

-Những bước * bắt buộc phải thực hiện đầy đủ

Người thu thập số liệu sẽ đánh giá khách quan toàn bộ nội dung thực hành của điều dưỡng dựa vào bảng kiểm:

+ Thực hiện đầy đủ: thực hiện 100% nội dung các bước

+ Thực hiện không đầy đủ: thực hiện 50% nội dung các bước

+ Không thực hiện: Không thực hiện nội dung theo các bước Đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành Đánh giá xếp loại kiến thức

Căn cứ vào mức điểm xếp loại của Bộ Giáo dục đào tạo, nhóm nghiên cứu phân loại mức độ đạt được của kiến thức như sau:

+ ≤ 6 điểm: đạt mức trung bình và dưới trung bình

Nhóm nghiên cứu phân loại kiến thức của điều dưỡng đạt được như sau:

+ Đạt: khi điểm lý thuyết của điều dưỡng ≥7 điểm (70% tổng số điểm)

+Không đạt: Khi điểm lý thuyết của điều dưỡng 10 năm (44,4%), các ĐDV trong độ tuổi dưới 34 tuổi (53,3%).

Bảng 2.2: Thông tin về công tác đào tạo tập huấn

Công tác đào tạo tập huấn Giá trị n Tỷ lệ %

Có được tấp huấn Có 45 100 không? Không 0 0

Số lần tập huấn ≥ 3 lần 31 68,9

Hình thức tập huấn Tập huấn trực tiếp tại khoa 31 68,9

Tự cập nhật kiến thức 14 31,1

Nhận xét: 100% ĐD tham gia nghiên cứu đã được tập huấn về quy trình chăm sóc kim luồn Trong đó phần lớn ĐD được tập huấn ≥ 3 lần (68,9%) và bằng hình thức tập huấn trực tiếp tại khoa (68,9%).

2.2.2.2 Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

Bảng 2.3: Kiến thức về tai biến khi lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

Dấu hiệu không phải tai biến Tai biến khi đặt kim luồn cho người 41 91,2 4 8,8 kim luồn bệnh

Dấu hiệu viêm tĩnh mạch 37 82,3 8 17,7 xuất hiện trong giai đoạn nào

Nhận xét: Hầu hết ĐDV biết dấu hiệu hạ huyết áp không phải là tai biến khi đặt kim luồn (91,2%) và dấu hiệu viêm tĩnh mạch xuất hiện trong giai đoạn muộn(82,3%). Đúng Sai 95.6

Loại bơm nên dùng để kiểm tra sự lưu Dung dịch để kiểm tra sự lưu thông của Lượng dung dịch bơm để kiểm tra sự thông của kim luồn kim luồn lưu thông của kim luồn

Biểu đồ 2.1: Kiểm tra sự lưu thông của kim luồn

Nhận xét: Phần lớn ĐD biết loại bơm dùng để kiểm tra sự lưu thông của kim luồn (95.6%) Tuy nhiên vẫn còn 60,0% ĐD chưa biết loại dịch và 51,1% ĐD chưa biết lượng dịch để kiểm tra sự lưu thông của kim luồn.

Bảng 2.4: Kiến thức về chăm sóc kim luồn thường quy

1 Lắp lại kim luồn ngay sau khi bơm thuốc hoặc truyền dịch

2 Thay chạc ba khi duy trì nhũ dịch

3 Thời gian định kỳ thay kim luồn

4 Quan sát băng dính: ngày đặt kim, tình trạng hiện tại của kim

5 Sát khuẩn mặt ngoài kim luồn

43 95,6 2 4,4Nhận xét: Có 80% điều dưỡng trả lời sai về việc thay chạc ba khi duy trì nhũ dịch Lpid và máu; 13,3% điều dưỡng trả lời sai về các hoạt động cần thực hiện trước khi đóng nắp kim luồn; 13,3% điều dưỡng trả lời sai về thời gian định kỳ thay kim.

Bảng 2.5: Mức độ kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc kim luồn

STT Phân loại kiến thức n % Mức độ n % kiến thức

1 TB và dưới TB (≤ 6 điểm) 7 13,3 Không đạt 7 15,6

Nhận xét: 84,4% điều dưỡng tham gia khảo sát có kiến thức đạt mức khá và giỏi, còn 15,6% điều dưỡng có kiến thức về chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi không đạt yêu cầu. Đạt Không đạt

Cấp cứu - Sơ sinh Hô hấp Nội tổng hợp

Biểu đồ 2.2: Mức độ kiến thức về chăm sóc kim luồn theo khoa

Nhận xét: Khoa Cấp cứu – Sơ sinh có tỷ lệ ĐD đạt kiến thức về chăm sócKLTMNV cao nhất (88,9%), khoa Nội tổng hợp có 31,1% điều dưỡng chưa đạt kiến thức về chăm sóc KLTMNV.

2.2.2.3 Kỹ năng thực hành của điều dưỡng về chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

Không đạt Đạt TH không đầy đủ TH đầy đủ

Công tác chuẩn bị NB

Thông báo, giải thích về kỹ thuật sắp tiến hành 24.4

75.6 Xem HSBA thực hiện 5 đúng 8.9

Xem HSBA thực hiện 5 Thông báo, giải thích về kỹ Công tác chuẩn bị NB đúng thuật sắp tiến hành

Biểu đồ 2.3: Thực hành của ĐDV về chuẩn bị người bệnh trong chăm sóc KLTMNV

-91,1% điều dưỡng thực hiện chưa đầy đủ nội dung xem HSBA, thực hiện 5 đúng xác định chính xác NB.

-75,6% điều dưỡng thông báo, giải thích đầy đủ về kỹ thuật chăm sóc kim luồn sắp tiến hành trên NB

-Công tác chuẩn bị người bệnh còn 18,8% điều dưỡng thực hiện chưa đạt yêu cầu.

Không đạt Đạt Không TH TH không đầy đủ TH đầy đủ

Chuẩn bị người điều dưỡng 7.3 77.8

Tác phong, trang phục Rửa tay thường quy Chuẩn bị người điều dưỡng

Biểu đồ 2.4: Thực hành chuẩn bị điều dưỡng trong chăm sóc KLTMNV

- Còn 13,3% điều dưỡng chưa thực hiện rửa tay thường quy trước khi thực hiện chuẩn bị dụng cụ và còn 8,9% điều dưỡng thực hiện không đầy đủ tác phong, trang phục

-77,8% điều dưỡng thực hiện chuẩn bị người điều dưỡng đạt yêu cầu.

Bảng 2.6: Thực hành chuẩn bị dụng cụ của ĐDV trong chăm sóc KLTMNV

Thực hiện đầy đủ Thực hiện không

STT Nội dung đầy đủ n % n

1 Trụ cắm kẹp Kose, kẹp Kose, khay quả đậu vô khuẩn, hộp đựng bông tẩm cồn 70 0 , bơm tiêm 5 38 84.4 7 15,6 ml, găng tay, dây nối (nếu cần), kim luồn (nếu cần), dung dịch

2 Băng dính, kéo, dung dịch sát 43 95,6 2 4,4 khuẩn tay nhanh.

3 Dụng cụ phân loại rác 45 100 0 0

BÀN LUẬN

Thực trạng của vấn đề

3.1.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 3 khoa lâm sàng của Bệnh viện Nhi Nam Định, những khoa này có lưu lượng bệnh nhân đông điều trị nội trú, chỉ định đặt và lưu KLTMNV thường xuyên được áp dụng Có tổng số 45 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu Đây là những điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh. Đối tượng nghiên cứu đa số là điều dưỡng là nữ (95,6%) cao hơn rất nhiều so với nam giới (4,4%) Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Kim Sơn (87,7%0

[13] và cao hơn nghiên cứu của Phạm Quang Hải (80%) [10] Điều này cũng phù hợp với tính chất nghề nghiệp của điều dưỡng cần sự khéo léo, tỉ mỉ, nhẹ nhàng và chịu khó trong chăm sóc người bệnh Đặc tính này phù hợp hơn ở nữ giới.

Tuổi đời của đối tượng nghiên cứu còn khá trẻ còn trẻ với đa số điều dưỡng ≤ 34 tuổi (53,3%) Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phạm Quang Hải có tuổi đời từ 20 tuổi đến 30 tuổi chiếm 50%[10] Bệnh viện Nhi Nam Định là bệnh viện mới thành lập hơn 10 năm nên tuổi đời của hầu hết nhân viên còn rất trẻ Đây là độ tuổi có sức khỏe, có khả năng nhanh nhạy tiếp thu học tập tốt các kiến thức và kỹ thuật mới, có tinh thần cầu tiến trong nghề nghiệp Đây cũng là điều kiện để bệnh viện phát huy và tập trung vào vấn đề chăm sóc người bệnh ngày càng đạt hiệu quả cao.

Trình độ chuyên môn của điều dưỡng tại bệnh viện chủ yếu là đại học và trên đại học (68,9%) Trong những năm gần đây, lãnh đạo Bệnh viện thực hiện chủ trương nâng cao trình độ cho đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên nên có rất nhiều điều dưỡng tại Bệnh viện được đi học Cao đẳng và Đại học bởi vậy tỷ lệ ĐD có trình độ đại học ngày một tăng cao và tiến tới không còn điều dưỡng có trình độ trung học.

3.1.2 Thực trạng về công tác đào tạo, tập huấn, kiểm tra giám sát

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy 100% điều dưỡng tham gia tập huấn, có sự đa dạng hóa các hình thức tập huấn nhưng chủ yếu vẫn là tập huấn trực tiếp tại khoa và vẫn còn 31,1% điều dưỡng tự cập nhật kiến thức Điều này phù hợp với thực tế trong những năm gần đây bệnh viện đang tập trung xây dựng các chương trình đào tạo tại chỗ với đội ngũ giảng viên là những cán bộ tại khoa, nội dung đào tạo theo hướng gắn liền với nhu cầu của cán bộ.

3.1.3 Thực trạng kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

Với 10 câu hỏi gồm toàn bộ các kiến thức lý thuyết liên quan tới chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi nhóm nghiên cứu phân ra thành 3 nhóm tập trung vào các kiến thức về: tai biến, kiểm tra sự lưu thông của kim và các hoạt động cần chăm sóc kim luồn đây là ba nhóm kiến thức cơ bản điều dưỡng cần nắm rõ và áp dụng Tuy nhiên khi được hỏi sâu về giai đoạn xuất hiện các tai biến thì có 82,3% điều dưỡng trả lời đúng tai biến viêm tĩnh mạch là tai biến muộn của quy trình đặt lưu và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi Vấn đề này chỉ ra rằng một bộ phận điều dưỡng chưa chủ động học tập, tìm hiểu các tài liệu; nội dung đào tạo tại các khoa đang thiên nhiều về đào tạo thực hành lâm sàng chưa cung cấp được nhiều kiến thức lý thuyết đây cũng là một thách thức với công tác đào tạo trong các cơ sở y tế.

Biểu đồ 2.1 là kiến thức về kiểm tra sự lưu thông của kim luồn nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu hết điều dưỡng lâm sàng lựa chọn loại bơm tối ưu để lấy dung dịch kiểm tra kim luồn là bơm 5ml (95,6%) tuy vậy còn 60% điều dưỡng chọn sai loại dung dịch để kiểm tra kim luồn (nước cất) và còn 51,1% điều dưỡng chưa biết chính xác lượng dịch để kiểm tra sự lưu thông của kim luồn Sở dĩ còn tỷ lệ sai này do trong giai đoạn bệnh viện thiếu vật tư y tế, thuốc một số điều dưỡng sử dụng nước cất để kiểm tra thông kim dẫn tới có kiến thức chưa đúng về loại dung dich được quy định để kiểm tra sự lưu thông kim luồn Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trần Minh Điền và Nguyễn Thị Thúy Nga [6] (56,8%) Chứng tỏ không chỉ tại bệnh viện mà các bệnh viện khác khi thực hành chăm sóc kim luồn điều dưỡng chưa có thói quen sử dụng nước muối sinh lý để kiểm tra sự lưu thông dẫn tới nội dung kiến thức này có tỷ lệ trả lời sai khá cao.

Có 80% điều dưỡng trả lời sai về kiến thức cần thay chạc ba khi duy trì nhũ dịch, Lipid và máu, điều này chứng tỏ điều dưỡng chưa quan tâm và nắm được nguy cơ tắc chạc ba, kim luồn khi sử dụng dung dịch cao phân tử và chế phẩm máu Thực tế tại Bệnh viện Nhi Nam Định chưa có thực hiện truyền nhũ dịch và Lipid cho người bệnh, việc thực hiện truyền máu cho người bệnh cũng chưa nhiều và chỉ thực hiện tại khoa

Cấp cứu vì vậy còn rất nhiều điều dưỡng chưa nắm được kiến thức về vấn đề này. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Minh Điền và Nguyễn Thị Thúy Nga (78,4%)[6].

Có 13,3% điều dưỡng trả lời sai về thời gian định kỳ thay kim luồn, đây là một kiến thức cơ bản liên quan trực tiếp tới nội dung cần nhận định khi chăm sóc kim luồn Thời gian lưu kim quá 72 giờ sẽ làm tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch dẫn tới mất an toàn tiêm truyền Trên thực tế việc đặt kim luồn trẻ em đôi khi rất khó khăn do kỹ thuật này gây đau đớn sợ hãi cho trẻ và gia đình đặc biệt trên những trẻ quá non, trẻ bụ bẫm, trẻ tiêm truyền nhiều Vì vậy điều dưỡng và gia đình thường có ý thức giữ kim luồn lâu hơn thời gian quy định.

Kết quả chung về kiến thức chăm sóc KLTMNV: 84,4% điều dưỡng tham gia khảo sát có kiến thức đạt mức khá và giỏi, còn 15,6% điều dưỡng có kiến thức về chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi không đạt yêu cầu Trong đó khoa Nội tổng hợp có tỷ lệ điều dưỡng không đạt chiếm cao nhất 31,1% Điều này có thể là do đặc thù mặt bệnh khoa Nội tổng hợp chủ yếu bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện, việc đặt KLTMNV chỉ thực hiện khi bệnh nhân có mất nước phải truyền dịch và việc lưu kim cũng không quá lâu nên kiến thức về chăm sóc kim luồn của điều dưỡng còn thấp hơn các khoa khác Mặt khác do lượng bệnh nhân quá tải trong khi sự thiếu thốn vật tư tiêu hao cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến kiến thức của các điều dưỡng về chăm sóc KLTMNV Kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Khải tại bệnh viện viện Phổi Trung ương kết quả chỉ có 31,7% điều dưỡng có kiến thức đúng về đặt và chăm sóc kim luồn [10].

3.1.4 Thực trạng tuân thủ quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Để thuận tiện cho việc đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhi và chăm sóc điều trị thì việc đặt kim luồn để giữ ven được chỉ định rất phổ biến tại bệnh viện Nhi Nam Định. Trong tổng số 45 lượt quan sát thực hiện quy trình chăm sóc kim luồn có 36 lượt ĐD thực hiện kỹ thuật chăm sóc kim luồn đạt chiếm 80% và còn 9 lượt quan sát ĐD thực hiện kỹ thuật chăm sóc kim luồn không đạt chiếm 20% Mặc dù vậy trong suốt quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu không phát hiện trường hợp nào có tai biến ảnh hưởng tới người bệnh.

Tỷ lệ điều dưỡng thực hành đúng quy trình chăm sóc kim luồn chưa cao có thể được giải thích là: Một phần do số lượng bệnh nhân quá tải mỗi điều dưỡng phải chăm sóc với số lượng bệnh nhân vượt quá quy định; Một phần do dụng cụ và vật tư tiêu hao phục vụ cho việc thực hiện quy trình chăm sóc kim luồn làm tăng hao phí khoa phòng như bơm tiêm 5ml, nước muối sinh lý… để tiến hành thực hiện bước kiểm tra kim luồn và bơm tráng kim; Mặt khác việc giám sát kiểm tra còn chưa chặt chẽ tại các khoa lâm sàng cũng như của phòng Điều dưỡng, nhưng lý do chính là ở ý thức tuân thủ của ĐD chưa cao.

Bước chuẩn bị dụng cụ tiến hành quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của ĐD có 15,6% thực hiện không đầy đủ trong đó chủ yếu chuẩn bị thiếu nước muối sinh lý 0,9% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Lan Anh có 43% điều dưỡng chuẩn bị dụng cụ không đầy đủ [1] Hầu hết các khoa ĐD không chuẩn bị nước muối sinh lý 0,9% nguyên nhân là do thiếu cung cấp từ khoa dược Trong hơn một năm gần đây do ảnh hưởng của việc đấu thầu vật tư trang thiết bị trong các cơ sở y tế, có rất nhiều danh mục thuốc vật tư không cung cấp đủ cho nhu cầu người bệnh, dẫn tới người bệnh phải tự mua từ bên ngoài Đây không chỉ là khó khăn riêng của bệnh viện mà còn là khó khăn chung của ngành y tế, mong các cấp lãnh đạo sớm tháo gỡ trong thời gian tới.

Bước chuẩn bị trước khi tiến hành chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi còn 11,1% ĐD không thực hiện và 40% thực hiện không đầy đủ việc gắp gạc phủ vùng đặt kim, gạc hoặc bông tẩm cồn 70 độ đặt vào khay quả đậu để sát khuẩn mặt ngoài nắp kim luồn, có khi điều dưỡng làm cho qua loa bước này Bước này tuy đơn giản nhưng là bước rất quan trọng trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh; Có 28,9% điều dưỡng không lấy đủ số lượng nước muối sinh lý, bơm tiêm và 6,7% không thực hiện bước này; Bước ĐD chuẩn bị bơm tiêm chứa dung dịch NaCl 0.9% hút nhẹ nhàng và kiểm tra xem máu có trào ngược vào không còn tới 20% ĐD không thực hiện Điều này rất nguy hại do không hiểu được mục đích và ý nghĩa của việc thực hiện bước này trong quy trình, vô hình dung sẽ khiến cho NB bị nguy cơ đẩy cục máu đông trong lòng kim hoặc đầu kim vào trong lòng mạch, thậm chí nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của NB do không kiểm soát được yếu tố nguy cơ cục máu đông di chuyển Đồng thời còn 22,2% ĐD không sử dụng bơm 5ml chứa dung dịchNatriclorid 0,9% bơm tráng kim sau khi tiêm thuốc qua kim luồn cho NB Kết quả này tương ứng với tỷ lệ ĐD thực hiện không đầy đủ bơm tiêm chứa dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để kiểm tra sự lưu thông kim luồn và bơm tráng kim luồn theo các bước của quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi Thao tác này đảm bảo đẩy hết thuốc vào trong lòng mạch người bệnh Trong một số trường hợp bệnh nhi tiêm hai hoặc nhiều loại thuốc và các thuốc này có tương kỵ với nhau thì việc tráng kim luồn có ý nghĩa rất quan trọng.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành quy trình kỹ thuật chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2023

3.2.1 Ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân

Quy trình đặt và chăm sóc kim luồn là quy trình được áp dụng rất phổ biến tại các khoa lâm sàng tại bệnh viện Nhi Nam Định.

100% ĐDV đã chuẩn bị dụng cụ phân loại rác, chuẩn bị bơm tiêm và kim lấy thuốc khi chăm sóc KLTMNV.

Hầu hết các ĐDV của bệnh viện có kiến thức đúng về việc quan sát băng dính, quan sát kim luồn và sát khuẩn mặt ngoài kim luồn khi thực hiện chăm sóc KLTMNV.

Hầu hết ĐDV của bệnh viện đã xem hồ sơ bệnh án, thực hiên 5 đúng và có tác phong lề lối làm việc tốt trước khi thực hiện chăm sóc kim luồn.

Bệnh viện đã ban hành cụ thể quy trình về đặt và chăm sóc kim luồn và triển khai quy trình này đến tận các khoa phòng.

Ban lãnh đạo đã rất quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ của bệnh viện, thường xuyên cử điều dưỡng đi học tập các lớp đào tạo dài và ngắn hạn tại Bệnh viện Nhi Trung ương để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đội ngũ điều dưỡng viên của khoa có trình độ tương đối cao, có tinh thần cầu tiến nên việc tiếp nhận và cập nhật các kiến thức và kỹ thuật mới tương đối dễ dàng.

Do quá tải về số lượng bệnh nhân và đội ngũ điều dưỡng còn mỏng nên công tác chăm sóc sức khỏe còn gặp nhiều khó khăn.

Việc thực hiện đặt và chăm sóc KLTMNV trên đối tượng là trẻ em gặp khó khăn hơn nhiều so với đối tượng khác do nhiều bệnh nhi không hợp tác trong khi kỹ thuật này cần sự tỉ mỉ khéo léo cao.

 Nguyên nhân của những tồn tại

Số lượng nhân viên y tế ngày càng thiếu, đặc biệt là điều dưỡng có kinh nghiệm, nhiều ĐDV phải làm thêm giờ với áp lực công việc rất lớn.

Bệnh viện thiếu trang thiết bị vật tư y tế đặc biệt các vật tư phục vụ cho công tác đặt và chăm sóc kim luồn trên người bệnh.

Các khoa chưa xây dựng kế hoạch và đánh giá thường xuyên việc tuân thủ quy trình chăm sóc KLTMNV của điều dưỡng

Công tác giám sát từ các phòng chức năng về việc thực hiện quy trình chăm sóc KLTMNV của ĐDV ở các khoa còn chưa được tăng cường.

Công tác tập huấn chưa được triển khai thường xuyên tại bệnh viện, tập huấn còn chưa đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau.

3.2.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đi buồng của điều dưỡng viên

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nâng kiến thức và tuân thủ quy trình chăm sóc KLTMNV của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Nam Định:

Ban lãnh đạo cần quan tâm đến công tác cung ứng vật tư tiêu hao đầy đủ cho Điều dưỡng khi thực hiện chăm sóc kim luồn.

Bệnh viện cần ban hành các quy định, hướng dẫn sử dụng, chăm sóc KLTMNV một cách tối ưu, phù hợp với bối cảnh và nguồn lực của bệnh viện.

Ban lãnh đạo bệnh viện xem xét tuyển dụng thêm ĐDV đặc biệt các ĐDV có trình độ và kinh nghiệm trong CSNB để giảm tải công việc cho NVYT tại bệnh viện.

Bệnh viện nên đưa hoạt động giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch vào tiêu chí thi đua khen thưởng của bệnh viện.

Phòng Điều dưỡng cần phối hợp tốt với ĐDT các khoa tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình đặt và chăm sóc KLTMNV.

Sự cần thiết xây dựng công tác tập huấn thường xuyên cho Điều dưỡng để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành quy trình đặt và chăm sóc KLTMNV.

Tăng cường các buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên.

Tăng cường tổ chức các cuộc thi cho điều dưỡng viên để nâng cao kiến thức và tay nghề cho các ĐDV.

Mời các chuyên gia ở trong và ngoài nước, ở các bệnh viện lớn: BV Nhi Trung Ương, BV Vinmex, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh,…, các nhà cung ứng về thiết bị y tế: Braun, đến tổ chức các hội thảo chuyên đề về đặt và chăm sóc KLTMNV để ĐDV nâng cao kiến thức và cập nhật các thông tin mới.

Các khoa cần xây dựng kế hoạch và đánh giá thường xuyên việc thực hiện quy trình chăm sóc KLTMNV của điều dưỡng.

Xác định kỹ thuật đặt và chăm sóc KLTMNV là kỹ thuật chủ đạo tại bệnh viện được áp dụng thường xuyên ở tất cả các khoa lâm sàng. Điều dưỡng viên cần tăng cường kiểm tra và theo dõi bệnh nhân có đặt KLTMNV, đồng thời cập nhật các quy trình mới để chăm sóc bệnh nhân tránh xảy ra các biến chứng, đặc biệt cần phải làm đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w