1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu xu thế học trực tuyến e learning trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại việt nam

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu xu thế học trực tuyến (E-learning) trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam
Tác giả Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Thu Trang, Vy Thị Hướng, Nguyễn Khánh Tùng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nam
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Với sự pháttriển mạnh mẽ của mạng Internet và các công nghệ kết nối và hiển thị, học tập trực tuyếnngày càng dé dàng và mở ra cơ hội mới cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường đạ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕

BÁO CÁO TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Mã môn: BM6046

Đề tài: Nghiên cứu xu thế học trực tuyến (E-learning ) trong bối cảnh

chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam.

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan tiểu luận là công trình nghiên cứu của nhóm Đề tài nghiên cứu làtrung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những kết quả số liệu, thôngtin phục vụ cho quá trình xử lý và hoàn thành bài nghiên cứu đều được thu thập từ các nguồnkhác nhau, trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và Nhà trường nếu như

có bất cứ vấn đề gì xảy ra

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo viên hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Hồng Nhung – giảng viên bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học lớp2021DHKETO04, khoa Kế toán – Kiểm toán Trong suốt quá trình học tập, cô đã rất tâmhuyết dạy và hướng dẫn cho chúng em nhiều điều bổ ích trong môn học và kĩ năng làm mộtbài nghiên cứu để chúng em có đủ kiến thức thực hiện bài nghiên cứu này

Tuy nhiên vì kiến thức của nhóm vẫn còn hạn chế và sự tìm hiểu chưa được sâu sắcnên không tránh khỏi những thiếu sót Mong cô sẽ châm chước và sẽ cho chúng em những lờigóp ý để bài nghiên cứu của nhóm em được hoàn thiện hơn Một lần nữa, nhóm em xin gửilời cảm ơn sâu sắc đến cô và chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sựnghiệp

Hà Nam, tháng 5, năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 3

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Đối tượng nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Câu hỏi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Mô hình nghiên cứu đề xuất 6

8 Đóng góp mới cho đề tài 8

9 Bố cục báo cáo nghiên cứu 8

Chương I: Tổng quan nghiên cứu 9

1.1 Tổng quan tài liệu 9

1.2 Khoảng trống nghiên cứu 9

1.3 Điểm mới nghiên cứu 10

Chương 2: Cơ sỏ lý thuyết, thực tiễn về xu thế học trực tuyến tại Việt Nam 10

2.1 Tổng quan về học trực tuyến (E-learning ) 10

2.1.1 Khái niệm 10

2.1.2 Hình thức 10

2.1.3 Vai trò 12

2.2 Tổng quan về chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam 13

Chương 3: Xu thế học trực tuyến (E-learning ) 14

3.1 Thực trạng học trực tuyến (E-learning ) tại Việt nam hiện nay 15

3.2 Phân tích so sánh giữa hình thức học tập truyền thống (học trực tiếp) và hình thức học tập mới ( học trực tuyến) 15

3.3 Khó khăn và thách thức 17

3.4 Kết luận 19

Chương 4: Đề xuất giải pháp 20

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHỤ LỤC 24

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ và nghĩa của từ

1 E-Learning Electronic Learning – Học trực tuyến

2 LMS Learning Management System – Hệ thống quản lý học

tập trực tuyến

3 IoT Internet of Things – Internet kết nối vạn vật

1 Bảng 1: Thống kê phản hồi của sinh viên tham gia khảo sát

4 Bảng 2: Yêu cầu và thách thức của chuyển đổi số 14

5 Hình 3: Cảm nhận của sinh viên về hình thức học 16

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Học tập trực tuyến là xu thế học tập ngày càng phổ biến trong thời đại 4.0 Với sự pháttriển mạnh mẽ của mạng Internet và các công nghệ kết nối và hiển thị, học tập trực tuyếnngày càng dé dàng và mở ra cơ hội mới cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường đại học.Trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới những năm gần đây2019- 2022, lợi ích của mô hình học tập này đã thể hiện ngày càng rõ nét khi giúp các trườngđại học tiếp tục duy trì hoạt động đào tạo và kết nối hàng triệu lớp học cho sinh viên và giảngviên trên toàn quốc Học tập trực tuyến giúp môi trường học tập không bị giới hạn về thờigian và không gian, đồng thời tối ưu chi phí đào tạo và xã hội

Việc chuyển đổi, ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động đào tạo đã không còn là vấn đềmới Sự phát triển và ứng dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại vào việc đào tạo giảng dạy

đã và đang giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập trực tuyến Theo Connolly vàStansfield ( 2006 ) ứng dụng công nghệ trong đào tào tạo đã trải qua ba giai đoạn chính Giaiđoạn đầu tiên là từ 1994 đến 1999: được đánh dấu bằng việc sử dụng thụ động công nghệInternet, các tài liệu giấy truyền thống được chuyển sang định dạng trực tuyến Giai đoạn thứhai là từ 2000 đến 2003: được đánh dấu bằng sự phát triển công nghệ truyền thông băng tầngcao, gia tăng hiệu quả và hiệu suất kết nối, truyền tải thông tin, phương tiện truyền phát đadạng thiết bị, tài nguyên số ngày càng phát triển Môi trường học tập ảo được hình thành với

sự kết hợp giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến Giai đoạn thứ ba: hiện đang diễn ra,được đánh dấu bằng sự kết hợp của mạng xã hội, kết nối diện rộng, mô phỏng trực tuyến, họctập trên thiết bị di động (mobile learning ) Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm dánhgiá vai trò của công nghệ trong học tập trực tuyến, Rosenberg (2000 ) và O’Leary (2005 )khẳng định học tập trực tuyến dựa trên nền tảng sử dụng các công nghệ Internet để cung cấpmột loạt các giải pháp giúp nâng cao kiến thức và hiệu suất đào tạo

Tại Việt Nam, đào tạo trực tuyến đã hình thành và phát triển từ những năm cuối của thậpniên 2009 với sự ra đời của các chương trình đào tạo từ xa trực tuyến cấp bằng của một sốtrường đại học Trong năm năm trở lại đây, ngày càng có them nhiều trường đại học triển khaicác chương trình đào tạo trựcc tuyến hoàn toàn cấp bằng cử nhân hình thức đào tạo từ xa vàcác đơn vị giáo dục cung cấp các khóa học trực tuyến ngắn hạn Trước khi đại dịch Covid -19diễn ra, hầu hết các trường đại học chỉ áp dụng phương thức đào tạo này như một phần bổ trợcho các lớp học chính quy Ở hệ đào tạo chính quy, đa phần các trường đại học áp dụng đàotạo trực tuyến ở các cấp độ cơ bản như sử dụng hệ thống quản lý học tập LMS bổ trợ cho quátrình học tập trên lớp thông qua các hoạt động: đăng tải slides bài giảng, tài liệu học tập trước

và sau khi lên lớp, làm một số bài tập tích lũy điểm quá trình… Một số ít trường đại học được

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai thí điểm mô hình đào tạo kết hợp (blendedlearning ) với tỉ lệ không quá 30 tổng khối lượng học tập của toàn bộ chương trình đào tạo.Thực tế triển khai cho thấy các sinh viên tham gia học các chương trình đào tạo từ xa trựctuyến hoàn toàn bắt buộc phải cam kết về khả năng sử dụng công nghệ thông tin, đảm bảo đápứng yêu cầu về ký thuật như thiết bị học tập và kết nối Internet Một số trường học xây dựng

và bắt buộc sinh viên tham gia khóa học Kỹ năng học tập trực tuyến trước khi bắt đầu vào các

Trang 6

môn học khác Sinh viên theo học các chương trình này được chuẩn bị khá kỹ càng về các kỹnăng cần thiết để có thể theo học trực tuyến trong một thời gian dài Trong khi đó, sinh viênđại học chính quy của các trường mặc dù có thể đã được làm quen và học tập một phần trên

hệ thống quản lý học tập LMS nhưng vẫn chỉ là các hoạt động đơn giản chưa có ảnh hưởnglớn đến kết quả học tập Khi các trường buộc phải triển khai giảng dạy và học trực tuyến hoàntoàn để ứng phó với bệnh Covid -19, nhiều sinh viên vẫn gặp không ít khó khăn trong quátrình thích nghi và tiếp nhận sự thay đổi đột ngột Sự chuyển biến quá nhanh này có thể dẫnđến những cảm nhận khác nhau của sinh viên trong quá trình theo học Tuy nhiên, từ nhữngtác động do đại dịch Covid-19 mang tới, học trực tuyến từ thực tại thích nghi đã dần trở thành

xu thế tất yếu Ngay cả khi hoạt động dạy học trực tiếp trở lại, thì học trực tuyến cũng sẽ trởthành một phần trong việc dạy và học Trước những vấn đề dó, đặt ra cho sinh viên và các cơ

sở giáo dục đại học cần có sự thích ứng, những chính sách và hướng đi phù hợp để khắc phụccác khó khan, nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến

Vì vậy, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu về xu thế học trực tuyến trong bối cảnhchuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam Từ đó đưa ra kết luận, hướng giải phápliên quan đến các khía cạnh trong việc cải thiện chất lượng học trực tuyến để dạy học trựctuyến sẽ trở thành xu thế tất yếu trong chương trình đào tạo bậc đại học tại Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra thực trạng việc học trực tuyến trong giáo dục đại học tạiViệt Nam hiện nay Bên cạnh đó, tìm hiểu, đánh giá, phân tích những thuận lợi và thách thứccủa việc học trự tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục Từ vấn đề đó đề xuất các giảipháp, kiến nghị những phương án thích hợp nhằm giải quyết cho vấn đề đưa việc dạy và họctrực tuyến trở thành xu hướng tất yếu trong chương trình đào tạo bậc đại học tại Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu và phân tích việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay tại Việt Nam

- Tìm hiểu thực trạng việc áp dụng học trực tuyến trong giảng dạy

- Xác định, phân tích những khó khăn thách thức của học trực tuyến trong chương trình đào tạo

đại học

- Đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho việc học trực tuyến trở thành xu thế tất yếu.

3 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên đào tạo chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học trên Việt Nam

Trang 7

- Thực trạng học trực tuyến trong chương trình đào tạo của các trường đại học tại Việt Nam

hiện nay như thế nào?

- Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc học trực tuyến trên những phương diện nào?

- Giải pháp tạm thời và lâu dài cho việc học trực tuyến trở thành xu thế tất yếu là gì?

- Sinh viên và các cơ sở giáo dục đại học cần làm gì để quen dần với hình thức học mới đó?

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu từ nhiều trang uy tín

như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục và Thời đại… cùng các trang báo và tạp chí giáo dục,luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thông tin và dữ liệu về việc học trực tuyến được lấy

từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành chắt lọc thông tin và xử lý đánh giá quy mô, bản chất, sựkhác nhau của đối tượng nghiên cứu theo không gian và thời gian

- Thang đo 5 cấp độ Likert ( với 1: Hoàn toàn không đồng ý và 5: Hoàn toàn đồng ý ) được sử

dụng trong phần hai của bảng hỏi Sinh viên nhận bảng hỏi qua email cá nhân Số lượng emailgửi đi là 315; email phản hồi và bảng hỏi hợp lệ là 125 ( chiếm tỷ lệ 40%) Tỷ lệ tham giaphản hồi của sinh viên phân biệt giữa các khu vực trên cả nước được thể hiện trong Bảng 1

Bảng 1.

Thống kê phản hồi của sinh viên tham gia khảo sát thuộc các khu vực trên cả nước

Khu vực Số lượng sinh viên tham

Cuối cùng là câu hỏi mở để thu thập những phản hồi của người học về những khó khăn

và kiến nghị cải thiện chất lượng trong quá trình học tập trực tuyến tại trường đại học Dữ liệu

từ các câu hỏi mở sau khi tổng hợp sẽ được phân loại thành 4 nhóm: Nhóm 1 ( Những nhậnxét/ góp ý chung chung, bình thường hoặc không có ý kiến); Nhóm 2 ( Những nhận xét khôngnêu rõ khó khăn hoặc mong muốn bỏ dạy trực tuyến hoặc thay đổi phương pháp dạy hiện tại);Nhóm 3 ( Những nhận xét nêu rõ khó khan mà người học gặp phải, kèm theo góp ý cải thiện);Nhóm 4 (Những nhận xét tích cực về hình thức học trực tuyến) Việc phân loại theo nhóm căncứu theo nội dung phản hồi sẽ giúp xác định những nhóm nhận định phổ biến của người học

về học trực tuyến Trên cơ sở đó, ta có thể phân tích những khó khăn và thách thức chính màsinh viên và nhà trường cần cải thiện để đưa học trực tuyến trở thành xu thế tất yếu trong giáodục dại học

7 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào tình hình thực tế về hình thức giảng dạy trực tuyến và thực trạng chuyển đổi số giáodục tại Việt Nam, bài nghiên cứu áp dụng mô hình đề xuất của Zhu và cộng sự (2016) vào tìmhiểu mối tương quan giữa ba thành phần trong quản trị giáo dục trực tuyến gồm môi trườnghọc tập trực tuyến, chương trình dạy học trực tuyến và người học trực tuyến Mô hình nghiêncứu đề xuất như sau:

Trang 8

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Chuyển đổi số giáo dục đại học: CĐS là sự thay đổi về cách thức hoạt động của một tổ chức

nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng cách khai thác uwusng dụng công nghệ và

dữ liệu Đối với giáo dục đại học, mục tiêu này chính là nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng coa chất lượng đào tạo, phục vụ cho sự phát triển của đất nước Về bản chất, CĐS khôngthay đổi giá trị cốt lõi hay mô hình của một tổ chức giáo dục đại học mà là sự chuyển đổi hoạtđộng cốt lõi thông qua công nghệ và nền tảng số, đồng thời nắm bắt các cơ hội mà chúng mang lại Nói cách khác, CĐS trong giáo dục là sự giao thoa giữa công gnheej và chiến lược đào tạo

Môi trường học tập trực tuyến: Môi trường học tập trực tuyến khác với môi trường học tập

truyền thống do tính linh hoạt và rộng khắp, cụ thể người học có thể tiếp cận nguồn tài nguyên, học liệu tại bất kỳ thời gian, địa điểm nào Môi trường học tập trực tuyến cung cấp công cụ giúp người học xác định nội dung, địa điểm và thời gian phù hợp nhất cho việc học Như vậy, môi trường học tập theo phương thức hiện đại hiệu quả và dễ tương tác hơn

Phương pháp giảng dạy trực tuyến: Một điểm đặc biệt trong các chương trình học tập trực

tuyến là các phương pháp sư phạm thông thường sẽ không được áp dụng như chương trình học truyền thống Cùng với sự hợp nhất của Internet kết nối vạn vật trong lĩnh vực giáo dục,

Mô hình học tập

trực tuyến Phương pháp giảng dạy trực tuyến tuyến ( sinh viên) Người học trực

Chuyển đổi số giáo dục đại học

Chất lượng, hiệu quả học tập

Xu thế học trực tuyếnQuản lý giáo dục trực tuyến

Trang 9

các phương pháp giảng dạy luôn được cải thiện và giúp người học thu được nhiều kiến thức hiệu quả, bổ ích hơn Theo nghiên cứu của Chatti và cộng sự (2010), phương pháp giảng dạy nên được ứng dụng trong các môi trường học tập hiện đại đó là cung cấp quyền chủ động cho người học, khi đó người học sẽ tự kiểm soát và tự tiếp nhận những kiến thức mà họ thật sự hứng thú.

Người học trực tuyến: Người học là người dùng cuối trong hệ thống này Người học trong

môi trường này thường “thông minh”, “hiện đại” vì họ đang chọn một phương pháp học tập khác biệt hoàn toàn so với các chương trình truyền thống Trong môi trường học tập trực tuyến, người học sẽ tương tác với hệ thống bằng việc sử dụng các thiết bị thông minh có khả năng kết nối và phản hồi giữa các đối tượng trong quy trình hoạt động

Chất lượng, hiệu quả học tập: Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các trường

đại học, và việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào Hiệu quả học tập là hiệu quả của giáo dục, nó được xem xét, đánh giá ở những cấp độ khác nhau: cá nhân người học, một nhà trường và toàn ngành giáo dục

Xu thế học trực tuyến: Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số xu hướng chuyển sang hình

thức E-Learning ở các trường đại học lớn trên thế giới cũng như hiệu quả mà hình thức học

này có thể mang lại

8 Đóng góp mới cho đề tài

Dựa trên tổng quan tài liệu nghiên cứu

9 Bố cục báo cáo nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận, thực tiễn về xu thế học trực tuyến tại Việt Nam

Chương 3: Xu thế học trực tuyến (E-learning )

Chương 4: Đề xuát giải pháp

Trang 10

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

1.1 Tổng quan tài liệu trong nước

Học trực tuyến đã trở thành một mô hình học tập phổ biến tại hầu khắp các nước trên thếgiới trong đó có Việt Nam Đây là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và nhiều côngtrình, bái báo khoa học được khai thác Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu về xu thế học trựctuyến như sau:

Bài nghiên cứu “ Nghiên cứu về xu thế Internet kết nối vạn vật (IoT) và ứng dụng trongquản lý giáo dục trực tuyến tại Việt Nam” của nhóm tác giả ThS Đinh Phương Hoa và ThS.Hoàng Đàm Lương Thúy đã nghiên cứu về việc ứng dụng của IoT trong việc quản lý hệ thốngdạy học trực tuyến tại Việt Nam Đề tài nghiên cứu cho thấy, ứng dụng IoT trong bối cảnhhiện tại ở Việt Nam vẫn là một bài toán khó đối với các nhà quản lý do những nguyên nhânnhư trình độ kỹ thuật công nghệ còn yếu, cơ sở vật chất về công nghệ còn hạn chế và nguồn

vố đầu tư cho công nghệ chưa cao Từ những khó khan hạn chế được đưa ra, nhóm nghiêncứu đã đề xuất những khuyến nghị về vấn đề sử dụng IoT trong quy trình quả lý giáo dục trựctuyến

Bài nghiên cứu “ Động lực và tiềm năng đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam trongthời đại 4.0” của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng và Ngô Thanh Hà đã nghiên cứu những độnglực và thách thức đối với các bên liên quan; cũng như tiềm năng và thực trạng đào tạo trựctuyến đại học tại Việt Nam hiện nay

1.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài

Bài nghiên cứu “ Building online learning communities: Effective strategies for thevirtual classroom” của tác giả Rena M Palloff và Keith Pratt khám phá sâu hơn sự phát triểncủa môi trường lớp học ảo nhằm thúc đẩy ý thức cộng đồng và trao quyền cho sinh viên phụtrách việc học của họ để đạt được kết quả học tập thành công Bên cạnh đó các tác giả cũngđưa ra các chiến lược đã được chứng minh đế xử lý các thách thức bao gồm: Thu hút học sinhtham gia vào việc hình thành cộng đồng học trực tuyến; thiết lập cảm giác hiện diện trựctuyến; tối đa hóa sự tham gia, phát triển các khóa học hiệu quả bao gồm sự hợp tác và phảnánh; đánh giá kết quả học tập của sinh viên Được viết cho giảng viên trong bất kỳ môi trườngđào tạo từ xa nào, bài nghiên cứu này dựa trên các tác giả có nhiều năm làm việc trong lĩnhvực phát triển giảng viên cho việc giảng dạy trực tuyến cũng như kinh nghiệm cá nhân sâurộng của họ với tư cách là giảng viên về đào tạo từ xa trực tuyến Rena M Palloff và KeithPratt chia sẻ những hiểu biết sâu sắc được thiết kế để hướng dẫn người đọc các bước thiết kế

và cung cấp khóa học trực tuyến

Nghiên cứu của nhóm tác giả Aasha Vanve, Rohini Gaikwad và Kimaya Shelar “ A newtrend E-Learning in education system” cho thấy những lợi ích ưu việt của hình thức học trựctuyến bên cạnh đó là những thách thức đối với sinh viên khi phải làm quen với hình thức họcnày Bài nghiên cứu cũng cho thấy E-learning ngày càng phát triển trong lĩnh vực đào tạo vàgiáo dục; ngày càng ngày có nhiều các công ty sử dụng E-learning đào tạo nhân viên cũngnhư các trường đại học cung cấp giáo dục Từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài cũng đã đưa ranhững con đường nghiên cứu tương lai, những quan điểm mới của các nhà nghiên cứu về sựphát triển của hình thức học trực tuyến trong tương lai

1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Trang 11

Từ tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng đề tài nghiên cứu

về xu thế học trực tuyến thu hút rất nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu Tuy nhiên,một phần vì dề tài này vẫn còn nhiều sự mới mẻ, các “ngõ ngách” của vấn đề vẫn chưa đượckhai thác hết Cụ thể là tìm hiểu, đánh giá, phân tích chính xác thực trạng áp dụng học trựctuyến trong chương trình đào tạo của các trường đại học; xu hướng chuyển đổi số giáo dục đạihọc trên toàn cầu

1.4 Điểm mới nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Xu thế học trực tuyến trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục đại họctại Việt Nam” chính là đề tài lấp đầy lỗ hỏng nghiên cứu hiện có Thông qua sự tìm hiểu vàđánh giá, phân tích cụ thể trong bài nghiên cứu, ta sẽ có cái nhìn khách quan về học trực tuyếnđang trở thành xu thế của giáo dục đại học hiện nay; đánh giá những ưu và nhược điểm củahình thức học tập này là gì Từ cơ sở thực tiễn đó, kiến nghị và đề xuất những chính sách phùhợp, có những cải tiến một cách trực tiếp và hiệu quả nhất để tháo gỡ khó khăn cho sinh viên

và nhà trường thích ứng với hình thức dạy học mới của tương lai

Chương 2: Cơ sở lý luận, thực tiễn về xu thế học trực tuyến tại Việt Nam

2.1 Tổng quan về học trực tuyến (E-learning )

2.1.1 Khái niệm

Học trực tuyến (E-learning) là việc sử dụng các phương pháp học tập bằng các mô hìnhđiện tử và các ứng dụng công nghệ tiên tiến và thường liên quan đến việc sử dụng Internet(Charmonman và cộng sự, 2015) Rosenberg (2000) chia sẻ một định nghĩa tương tự đề cậpđến học tập điện tử là sử dụng các công nghệ Internet để cung cấp các giải pháp khác nhaucho người học Holmes và Gardner (2006) xác định học trực tuyến cung cấp cho chúng taquyền truy cập vào các tài nguyên thúc đẩy việc học ở mọi nơi và mọi lúc Định nghĩa về họctrực tuyến có thể khác nhau nhưng đều xoay quanh các vấn đề cơ bản là học tập, công nghệ vàkết nối Học trực tuyến làm cho quá trình học tập giữa sinh viên và giảng viên trở nên hiệuquả hơn Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Wortmann và Fluchter (2015), E-learning cũng làphương thức khiến cho việc học trở nên tương tác tốt hơn và do đó hiệu quả có thể thấy mộtcách rõ ràng Công tác quản lý E-learning cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn so với các phươngpháp quản lý giáo dục kiểu truyền thống (Koh và Kan, 2020) nhờ có sự hỗ trợ và giám sát từcác phần mềm và công cụ công nghệ trong giảng dạy cũng như việc cung cấp tài liệu cho sinhviên trở nên dễ dàng hơn

2.1.2 Hình thức

Học trực tuyến là hình thức học sử dụng thiết bị điện tử thông qua mạng internet kết nốivới trường học, trung tâm, cơ sở đào tạo có hệ thống lữu trữ sẵn các bài giảng điện tử Họcviên và giảng viên có thể trao đổi thông tin bài học, tương tác với nhau và học viên có thểnhận tài liệu hay các bài tập liên quan đến bài học từ giảng viên nhờ vào một số phần mềmcần thiết đi kèm Ngoài ra, giảng viên còn có thể truyền tải các hình ảnh minh hoạ và âmthanh, nội dung qua các băng thông rộng hoặc kết nối mạng LAN, WiMax, mạng Wifi,…

Trang 12

Học trực tuyến không đồng bộ

Học trực tuyến không đồng bộ cho phép tất cả người tham gia có thể học vào các thời điểmkhác nhau và theo tốc độ của từng cá nhân thông qua các bài giảng tích hợp đa phương tiện(video, âm thanh ) cùng với hệ thống hỗ trợ và đánh giá tự động Theo đó, người học khôngcần tương tác trực tiếp với nhà giáo dục Việc học trực tuyến không đồng bộ đòi hỏi học sinh

tự quản lý thời gian, tinh thần chủ động cao và có kỷ luật trong học tập

Các khóa học tại đây bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tối ưu hóa chươngtrình học theo mục tiêu cá nhân Học sinh còn có thể làm các

Học trực tuyến kết hợp

Người họcNgười học

Người học

Người học

Người quảntrị hệ thống

Công cụ xây dựng nội

dung học tập (Authoring

Tool)

Hệ thống quản lý học tậpLMS(Learning ManagementSystem)Người dạy

Ngày đăng: 17/05/2024, 19:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w