1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi môn khoa học quản lý đề tài đặc điểm của quản lý tại tập đoàn công nghệ viễn thông quân đội viettel trong quá trình hội nhập quốc tế

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ...10CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TẠI TẬP ĐOÀNCÔNG NGHỆ - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TRONG THỜI KÌ HỘINHẬP QUỐC TẾ...122.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ

Trang 1

Họ và tên: Lê Thị GiangKhóa/lớp (tín chỉ): 58_32.1_LT1STT: 07

Ngày thi: 20/12/2021

Mã sinh viên: 2073401010228(Niên chế) : CQ58/32.01ID phòng thi: 581-058-0006Ca thi: 9h15

BÀI THI MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝHình thức thi: Tiểu luận

Thời gian thi: 3 ngày

ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ- VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬPQUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lời mở đầu 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp tiểu luận 2

5 Kết cấu tiểu luận 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ 3

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ 3

1.2.1 Một số khái niệm 3

1.2.2 Những phương diện cơ bản của quản lý 5

1.2.3.Vai trò của quản lý 7

1.2.4 Đặc điểm của quản lý 8

1.2 TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TẠI TẬP ĐOÀNCÔNG NGHỆ - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TRONG THỜI KÌ HỘINHẬP QUỐC TẾ 12

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ - VIỄN THÔNGQUÂN ĐỘI VIETTEL 12

2.1.1 Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Công nghệ- Viễn thông Quân đội Viettel 12

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức 15

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ - VIỄNTHÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 16

Trang 3

2.2.1 Đặc điểm của quản lý tại Tập đoàn 16

3.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁTTRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN 22

3.1.1 Bối cảnh quốc tế 22

3.1.2 Bối cảnh trong nước 23

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CỦA TẬPĐOÀN 24

KẾT LUẬN CHUNG 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lời mở đầu

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt củalực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộngtrên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vàtích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất Sự hợp nhất vềkinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trịcủa các nước nói riêng và của cả thế giới nói chung Đó là sự phát triển vượt bậccủa nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế cónhiều sự thay đổi Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU,AFTA, và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hóa đem lại.Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủđộng hội nhập quốc tế Để làm tốt điều ấy, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả lãnhđạo quản lý, nâng tầm vị thế và khả năng của doanh nghiệp trên thị trường Vàmột trong những giải pháp để đạt được mục tiêu trên là ở công tác quản lý củađội ngũ cán bộ quản lý, vạch ra con đường hợp lý và phân bố các nguồn lực mộtcách tối ưu để tận dụng được toàn bộ thế mạnh của doanh nghiệp, đưa doanhnghiệp ngày càng phát triển vững mạnh.

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, hầu hết tất cả các loại hình tổchức, doanh nghiệp đều sử dụng các kiến thức về khoa học quản lý để tiến hành,tổ chức thực hiện các mục tiêu trong quá trình hoạt động Khoa học quản lýđóng một vai trò quan trọng đối với một tổ chức, doanh nghiệp cũng như đối vớisự phát triển của nền kinh tế quốc dân, chính trị, văn hóa, xã hội sự thiếu quảnlý hoặc có nhưng phương pháp quản lý không phù hợp có thể dẫn đến doanhnghiệp bị đào thải khi mức độ cạnh tranh này càng gia tăng Thừa biết được cácvấn đề đó, các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đã và đang xây dựng rất tốtnăng lực quản lý để khẳng định vị trí, đồng thời từng bước nâng cao và đưa

Trang 5

thương hiệu của mình ra thị trường quốc tế Một trong số đó phải kể đến Tậpđoàn Công nghệ- Viễn thông Quân đội (Viettel) hiện đang giữ cho mình một chỗđứng nhất định trên thị trường cả trong nước và ngoài nước Điều đó thể hiệncách thức quản lý của Viettel đang thực hiện rất tốt và hiệu quả, đã và đang đápứng được nhu cầu của thị trường hiện nay Nhằm góp phàn hiểu ro tính khao học

cũng như nghệ thuật quản lý, em đa lựa chọn đề tài “ Đặc điểm của quản lý đốivới Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội (Viettel) trong quá trình hộinhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận đặc điểm của quản lý để đánh giá thựctrạng quản lý và đưa ra những giải pháp

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm của quản lý tại Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội Viettel.

-Phạm vi nghiên cứu: Trong Tập đoàn Công nghệ- Viễn thông Quân độiViettel từ năm 2018 đến nay.

4 Phương pháp tiểu luận

- Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp tổng hợp tài liệu5 Kết cấu tiểu luận

Bài tiểu luận được chia làm ba chương:Chương I: Cơ sở lý luận về đặc điểm của quản lý

Chương II: Thực trạng đặc điểm quản lý tại Tập đoàn Công nghệ- Viễnthông Quân đội Viettel trong thời kì hội nhập quốc tế.

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý của Tập đoànCông nghệ- Viễn thông Quân đội Viettel trong thời kì hội nhập quốc tế.

2

Trang 6

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ1.2.1 Một số khái niệm

Khái niệm về quản lý:

Do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế từnhững năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lýthuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau Có thể nêu ramột số cách tiếp cận sau:

Tiếp cận kiểu kinh nghiệm:

Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệmmà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể Những người theo cáchtiếp cận này cho rằng, thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặcnhữngsai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, người nghiêncứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trongtrường hợp tương tự.

Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân:

Trang 7

Cách tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân dựa trên ý tưởng cho rằngquản lý là làm cho công việc được hoàn thành thông qua con người và do đó,việc nghiên cứu nó nên tập trung vào các mối liên hệ giữa người với người.

Tiếp cận theo lý thuyết quyết định:

Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết định trong quản lý dựa trên quan điểmcho rằng, người quản lý là người đưa ra các quyết định, vì vậy cần phải tập trungvào việc ra quyết định Sau đó là việc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyếtđịnh của người quản lý.

Tiếp cận toán học:

Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem xét công việc quản lý trướchết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu và mô hình toán học Nhómnày cho rằng, nếu như việc quản lý như xây dựng tổ chức, lập kế hoạch hay raquyết định là một quá trình logic, thì nó có thể biểu thị được theo các ký hiệu vàcác mô hình toán học Vì vậy, việc ứng dụng toán học vào quản lý sẽ giúpngườiquản lý đưa ra được những quyết định tốt nhất.

Tiếp cận theo các vai trò quản lý:

Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là một cách tiếp cận mới đối với lýthuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả các nhà nghiên cứu lý luận và cácnhà thực hành Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm quan sát những cái mà thựctế các nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đi tới những kết luận xác địnhhoạt động ( hoặc vai trò ) quản lý là gì

Theo cách tiếp cận hệ thống

Mọi tổ chức cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đốitượng quản lý Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định(khách thể quản lý)

Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, cóhướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử

4

Trang 8

dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêuđặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Sơ đồ 1:Logic của khái niệm quản lý

Với khái niệm trên, quản lý phải bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ítnhất một đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý và cáckhách thể có quan hệ gián tiếp với chủ thể quản lý Tác động có thể chỉ là mộtlần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.

- Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động Vì thế, đòihỏi chủ thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả

- Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, hoặc một cơ quan quản lý cònđối Tượng quản lý có thể là con người (một hoặc nhiều người) giới vô sinh hoặcsinh vật.

- Khách thể là các yếu tố tạo nên môi trường của hệ thống.

1.2.2 Những phương diện cơ bản của quản lý

Quản lý tổ chức thường được xem xét trên hai phương diện cơ bản: tổchức - kỹ thuật và kinh tế - xã hội.

(1) Xét về mặt tổ chức- kỹ thuật của hoạt động quản lý:Chủ thể quản lý

Đối tượng quảnlý

Mục tiêu quản lý Khách thể quản lý

Trang 9

Quản lý chính là sự kết hợp được mọi nỗ lực chung của mọi người trongtổ chức và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của tổ chức để đạt tới mục tiêu chungcủa tổ chức và mục tiêu riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quảnhất Quản lý phải trả lời các câu hỏi: “Phải đạt mục tiêu nào ?” “Phải đạt mụctiêu như thế nào và bằng cách nào?”

Quản lý ra đời chính là để tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so vớiviệc làm của từng cá nhân riêng lẻ Nói một cách khác, thực chất của quản lý làquản lý con người trong tổ chức, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọitiềm năng và cơ hội của tổ chức Phương diện tổ chức - kỹ thuật của quản lý tổchức cho thấy có nhiều điểm tương đồng trong hoạt động quản lý ở mọi tổ chứcvà đối với mọi nhà quản lý Điều này giúp ta thấy quản lý là lĩnh vực hoạt độngmang tính khoa học cao và có thể học tập để trở thành nhà quản lý.

(2) Xét về mặt kinh tế - xã hội của quản lý:

Quản lý là các hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý vì mục tiêu, lợi íchcủa tổ chức, đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển lâu dài Mục tiêu của tổchức do chủ thể quản lý đề ra, họ là những thủ lĩnh của tổ chức và là người nắmgiữ quyền lực của tổ chức Nói một cách khác, bản chất của quản lý tuỳ thuộcvào ý tưởng, nhân cách, nghệ thuật của người thủ lĩnh tổ chức nhằm trả lời câuhỏi “ Đạt được mục tiêu, kết quả quản lý để làm gì ?” Điều đó phụ thuộc rất lớnvào chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Điểm khác biệt mang tính bảnchất giữa quản lý các tổ chức thuộc các chủ sở hữu khác nhau chính là ở chỗnày Phương diện kinh tế - xã hội thể hiện đặc trưng của quản lý trong từng tổchức Nó chứng tỏ quản lý vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù đòihỏi phải có những hình thức và biện pháp quản lý phù hợp với từng tổ chức.

1.2.3.Vai trò của quản lý

Quản lý chính là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của quốc gia vàcác tổ chức Vai trò của quản lý đối với các tổ chức thể hiện trên các mặt:

6

Trang 10

- Quản lý nhằm tạo sự thống nhất ý chí và hành động giữa các thành viêntrong tổ chức, thống nhất giữa người quản lý với người bị quản lý, giữa nhữngngười bị quản lý với nhau Chỉ có tạo ra sự thống nhất cao trong đa dạng thì tổchức mới hoạt động có hiệu quả.

- Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chungvà hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức đó vào việc thực hiện mụctiêu chung đó.

- Quản lý phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức (nhân sự, vật lực, tàichính, thông tin ) để đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao.

Mục đích của quản lý là đạt giá trị tăng cho tổ chức.

- Môi trường hoạt động của tổ chức luôn có sự biến đổi nhanh chóng.Những biến đổi nhanh chóng của môi trường thường tạo ra những cơ hội vànguy cơ bất ngờ Quản lý giúp tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắtvà tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các nguy cơtừ môi trường, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức

Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác về kinh tế và xã hội cũngđặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý ở Việt Nam như: sự pháttriển dân số và nguồn lao động cả về quy mô và cơ cấu; yêu cầu bảo vệ, nângcao chất lượng môi trường xã hội trong phát triển.

Như vậy, quản lý là một tất yếu khách quan của bất kỳ tổ chức nào, nóđóng những vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổchức Trong thời đại kinh tế-xã hội phát triển và hội nhập quốc tế ở Việt Namngày càng sâu rộng, đòi hỏi phải tăng cường phát huy vai trò của quản lý để phùhợp với yêu cầu của xã hội Trên đây là những cơ sở lý luận được vận dụng vàophân tích và nghiên cứu đề tài.

1.2.4 Đặc điểm của quản lý

- Quản lý là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể quản lý

Trang 11

Để có thể tiến hành có hiệu quả hoạt động quản lý, chủ thể quản lý (các tổchức và cá nhân làm nhiệm vụ quản lý) phải có quyền uy nhất định Quyền uycủa chủ thể quản lý bao gồm: Quyền uy về tổ chức hành chính; Quyền uy vềkinh tế; Quyền uy về trí tuệ; Quyền uy về đạo đức Một cơ quan quản lý mạnh,một nhà quản lý giỏi phải hội tụ đủ cả bốn yếu tố quyền uy nêu trên.

- Quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý

Các quyết định quản lý bao giờ cũng được xây dựng và ban hành bởinhững tập thể và các nhân những người quản lý cụ thể Trong khi đó, đối tượngquản lý (nền kinh tế, doanh nghiệp) tồn tại và vận động theo những quy luậtkhách quan, vì vậy, hiệu quả của các quyết định quản lý tùy thuộc vào năng lựcnhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào điều kiện kinh tế - xã hội cụthể của chủ thể quản lý Từ đây đặt ra yêu cầu phải lựa chọn những người có đủphẩm chất và năng lực tham gia quản lý ở tầm vĩ mô và tầm vi mô.

- Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều cómối liên hệ ngược

Quản lý được tiến hành nhờ có thông tin Thông tin chính là các tín hiệumới được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt độngquản lý Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng quản lý thì phải đưa racác thông tin, đó chính là thông tin điều khiển Đối tượng quản lý muốn địnhhướng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủthể cũng các đảm bảo vật chất khác để tính toán và tự điều khiển mình.

- Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề

+ Quản lý là một môn khoa học vì: Quản lý có đối tượng nghiên cứuriêng là các mối quan hệ.

+ Quản lý có phương pháp luận nghiên cứu riêng và chung, đó là quanđiểm triết học Mác – Lênin, quan điểm hệ thống và các phương pháp cụ thể:phân tích, toán kinh tế, xã hội học, Tính khoa học của quản lý thể hiện ở tưduy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn Gọi là

8

Trang 12

một khoa học còn là kết quả của hoạt động nhận thức đòi hỏi phải có một quátrình, phải tổng kết rút ra bài học và không ngừng hoàn thiện.

+ Khoa học quản lý là những lý luận quản lý đã đ ợc hệ thống hóa Vậnƣdụng các phương pháp đo lường, định lượng hiện đại, thành tựu cách mạng khoahọc công nghệ.

- Quản lý là một nghệ thuật

+ Hoạt động quản lý là một lĩnh vực thực hành, giống như mọi lĩnh vựcthực hành khác (dù là y học, soạn nhạc, kỹ thuật công trình, ) đều là nghệ thuật.+ Nghệ thuật quản lý các giải quyết công việc trong điều kiện thực tại củatình hướng mà lý luận quản lý và sách vở không chỉ ra hết được Nghệ thuậtquản lý bao gồm nghệ thuật sử dụng phương pháp, công cụ quản lý, nghệ thuậtdùng người, nghệ thuật giai tiếp ứng xử, nghệ thuật sử dụng các mưu kế, kinhnghiệm của người xưa,

+ Nghệ thuật do kinh nghiệm tích lũy đ ợc và do sự mẫn cảm, tài năngƣcủa từng nhà quản lý

+ Ngược lại nếu chỉ có nghệ thuật bằng kinh nghiệm và khả năng củamình mà thiếu căn cứ khoa học và cơ sở thông tin thì mặc dù trong một số tìnhhuống có thể giải quyết nhanh chóng công việc, nhưng về cơ bản và lâu dài kếtquả sẽ thiếu vững chắc.

- Quản lý là một nghề (nghề quản lý)

Đặc điểm này đòi hỏi các nhà quản lý phải có tri thức quản lý qua tự học,tự tích lũy và qua các quá trình được đào tạo ở các cấp độ khác nhau, hoặc ítnhất họ phải có các chuyên gia về quản lý làm trợ lý cho họ Đồng thời nhà quảnlý phải có niềm tin và lương tâm nghề nghiệp.

1.2 TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Hội nhập quốc tế là quá trình các nhà nước có đủ tư cách quốc gia, vùnglãnh thổ được quốc tế công nhận tiến hành các mối quan hệ với các quốc gia, tổ

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1:Logic của khái niệm quản lý - bài thi môn khoa học quản lý đề tài đặc điểm của quản lý tại tập đoàn công nghệ viễn thông quân đội viettel trong quá trình hội nhập quốc tế
Sơ đồ 1 Logic của khái niệm quản lý (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w