1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng hòn gai cục hải quan tỉnh quảng ninh

73 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

iv Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KIỂM TRA HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG HÒN GAI - CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH.... Cơ sở pháp lý trong thực

Trang 1

CHUYÊN NGÀNH : HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Vũ Duy Nguyên

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

CHUYÊN NGÀNH : HẢI QUAN VÀ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Vũ Duy Nguyên

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Thân Lê Quỳnh Trang

Trang 4

1.1 Lý luận về hàng xăng dầu nhập khẩu 5

1.1.1 Khái niệm hàng xăng dầu nhập khẩu 5

1.1.2 Sự cần thiết nhập khẩu xăng dầu 9

1.1.3 Phân loại hàng xăng dầu nhập khẩu 9

1.2 Lý luận về kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu của cơ quan hải quan 10

1.2.1 Khái niệm kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu 10

1.2.2 Vai trò của kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu 12

1.2.3 Nguyên tắc của kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu 13

1.2.4 Nội dung của kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu 13

1.2.5 Yêu cầu đối với kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu 26

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu 27

1.3.1 Yếu tố khách quan 27

1.3.2 Yếu tố chủ quan 28

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KIỂM TRA HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG

HÒN GAI - CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH 30

2.1 Tổng quan tình hình phát triển của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai 30 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức 33

2.1.3 Nguồn nhân lực 37

2.2 Cơ sở pháp lý trong thực hiện kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 37

2.3 Thực trạng công tác kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 39

2.3.1 Tình hình thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan đối với xăng dầu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 39

2.3.2 Kết quả thực hiện kiểm tra hải quan đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 47

2.4 Đánh giá thực trạng thực hiện kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 51

Trang 6

3.1 Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai- Cục

Hải quan tỉnh Quảng Ninh 60

3.1.1 Phương hướng 60

3.1.2 Mục tiêu 61

3.2 Giải pháp tăng cường kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 63

3.2.1 Hoàn thiện quy trình kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 63

3.2.2 Tăng cường cơ sở hạ tầng, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra hải quan đối với xăng dầu nhập khẩu 66

3.2.3 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 67

3.2.4 Phối hợp các phòng tham mưu thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và với cơ quan liên quan 68

3.2.5 Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 69

3.2.6 Tham mưu sửa đổi chính sách về thuế khâu nhập khẩu 70

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 80

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC : Cán bộ công chức CNTT : Công nghệ thông tin Đ/c : Đồng chí

HĐLĐ : Hợp đồng lao động HQCK : Hải quan cửa khẩu KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan NSNN : Ngân sách nhà nước SXXK : Sản xuất xuất khẩu TNTX : Tạm nhập tái xuất TTHC : Thủ tục hành chính XNK : Xuất nhập khẩu

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Mặt hàng xăng dầu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 47 Bảng 2.2 Phân luồng tờ khai mặt hàng xăng dầu Phân luồng tờ khai mặt hàng xăng dầu 48 Bảng 2.3 Số lượng tờ khai nhập khẩu, kim ngạch, số thuế nộp NSNN từ xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 48

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai 33 Hình 2.2 Cơ cấu thu theo mặt hàng 51

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Trải qua 75 năm trưởng thành và phát triển, Hải quan Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư và phát triển kinh tế đất nước, góp phần tích cực vào việc cải cách và hiện đại hóa hoạt động hải quan Hơn 2/3 thế kỷ đã trôi qua, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Hải quan Việt Nam đã nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó Dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ngành Hải quan cũng luôn khẳng định mình là lực lượng gác cửa nền kinh tế đất nước

Đặc biệt giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đã và đang đổi mới, cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng một Chính phủ điện tử, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế thì ngành Hải quan được Đảng và Nhà nước tập trung chỉ đạo toàn diện công cuộc cải cách hiện đại hoá ngành Hải quan Đây là một vinh dự lớn nhưng cũng đầy thách thức của ngành Hải quan Trong suốt 75 năm qua, hoạt động của Hải quan Việt Nam luôn gắn liền với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế của đất nước Những thay đổi trong quản lý kinh tế đối ngoại theo tinh thần đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của đất nước ta trong thời gian qua đã đặt ra nhiệm vụ cho Hải quan Việt Nam phải phát triển, tự đổi mới mình để đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới Trong đó, đòi hỏi các quy định về hải quan phải được công khai, minh bạch, đơn giản, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế

Trong những năm vừa qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính được giao, trong đó có kết quả thu nộp NSNN từ hàng hóa XNK, số thu từ mặt hàng xăng dầu nhập khẩu được đánh giá là chiếm tỷ trọng lớn trong tống số thu của Chi cục Góp phần

Trang 11

đưa Chi cục trở thành đơn vị tiêu biểu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 3 năm liên tục đứng trong nhóm dẫn đầu về chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp cơ sở CDCI; thu nộp NSNN đạt gần 45.000 tỷ đồng (tăng 166% so với chỉ tiêu kế hoạch được giao, chiếm tỷ trọng lên tới 75% tổng số thu của toàn cục) Có được kết quả đó là sự nỗ lực vượt bậc của tập thể CBCC Chi cục, với trình độ nghiệp vụ hải quan đồng đều, được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và sự chủ động hỗ trợ đồng hành tiếp xúc giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đã duy trì số lượng các doanh nghiệp truyền thống làm thủ tục XNK hàng hóa ổn định qua Chi cục và thu hút nhiều doanh nghiệp mới về làm thủ tục Công tác kiểm tra hải quan mặt hàng xăng dầu tại Chi cục đảm bảo đúng quy định của luật pháp và quy trình thủ tục hải quan đối với xăng dầu nhập khẩu; Cùng với đó Chi cục đã thực hiện tốt công tác cải cách hiện đại hóa trong thực thi nhiệm vụ tại các khâu nghiệp vụ, các bước thủ tục, trang thiết bị phục vụ kiểm tra giám sát hải quan, qua đó rút ngắn thời gian làm thủ tục và thông quan hàng hóa, đã tạo sự tin tưởng cho cộng đồng doanh nghiệp

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm mang tính chủ quan, vẫn còn một số hạn chếvề mặt khách quan như tác động ảnh hưởng của chính sách pháp luật, những bất hợp lý khi thực hiện quy trình thủ tục cũng như sự tuân thủ pháp luật của một số doanh nghiệp chưa cao dẫn đến còn có vi phạm phải xử lý…Chính vì vậy, việc kiểm tra hải quan đối với mặt hàng nhập khẩu kinh doanh một cách chặt chẽ đóng vai trò quan trọng, trở thành yếu tố cốt lõi của ngành hải quan nói chung, Chi cục HQCK cảng Hòn Gai nói riêng

Là một sinh viên đang thực tập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, em lựa chọn đề tài luận văn: “Kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu

Trang 12

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu đề tài:

- Đối tượng: Kiểm tra hải quan hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh

- Trình bày lý luận cơ bản về kiểm tra hải quan đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu

- Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu xăng dầu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai trong những năm vừa qua

- Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh

4 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội, khoa học kinh tế bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu thứ cấp Các tài liệu bao gồm các tài liệu thống kê và các báo cáo, nghị định- thông tư của cơ quan Hải Quan

5 Kết cấu luận văn:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu

nhập khẩu của cơ quan hải quan

Trang 13

Chương 2: Thực trạng thực hiện kiểm tra hải quan đối với xăng dầu

nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường kiểm tra hải quan đối

với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Trang 14

chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định chất lượng hàng hóa để thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thì tiến hành trưng cầu giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật Cơ quan hải quan căn cứ vào kết luận của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định để quyết định việc thông quan

Kiểm tra xuất xứ hàng hóa phải căn cứ vào thực tế hàng hóa và hồ sơ hải quan Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai trên C/O và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng cơ quan hải quan không có nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng hóa và việc khai đó vẫn phù hợp với hàng hóa thực tế nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ

Các trường hợp cần kiểm tra xuất xứ hàng hóa:

Hàng hóa nhập khẩu, nếu chủ hàng có yêu cầu được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định của pháp luật việt nam hoặc các Hiệp định, thỏa thuân quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước, nhóm nước, tổ chức kinh tế quốc tế;

Những loại hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật hoặc theo các điều ước quốc tế kí kết giữa Việt Nam với các nước, nhóm nước, tổ chức kinh tế quốc tế;

Hàng hóa thuộc diện chính phủ Việt Nam hoặc tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây nguy hiểm đến an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh môi trường;

Những loại hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc diện chính phủ Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ hoặc hạn chế số lượng

Trường hợp xuất xứ thực tế của hàng hóa nhập khẩu khác với xuất xứ khai báo của người khai hải quan, nhưng vẫn thuộc nước, vùng lãnh thổ thực

Trang 15

hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam thì cơ quan hải quan vẫn áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định, nhưng sẽ tùy tính chất, mức độ vi phạm để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật;

Trong trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận Việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa phải được hoàn thành trong vòng một trăm năm mươi ngày, kể từ ngày người khai hải quan nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được thông quan tho thủ tục hải quan thông thường;

Thời gian xem xét giải quyết các vướng mắc về xuất xứ hàng hóa, xem xết chấp nhận C/O không quá ba trăm sáu mươi lăm ngày kể từ ngày C/O được nộp cho cơ quan hải quan hoặc kể từ ngày cơ quan hải quan nghi ngờ có sự gian lận vi phạm về xuất xứ hàng hóa

Trường hợp người khai hải quan nộp C/O cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận C/O đó đối với phần hàng hóa thực nhập

+ Đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan [12] 1.2.4.3 Kiểm tra sau thông quan

- Khái niệm: KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan

- Đặc điểm:

+ KTSTQ là một nghiệp vụ quản lý hải quan có hệ thống do cơ quan Hải quan thực hiện, cụ thể là công chức Hải quan

Trang 16

+ KTSTQ là phương pháp kiểm tra ngược thời gian, diễn ra sau khi thông quan, tức là sau khi có quyết địnhhàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan hải quan

+ KTSTQ nhằm đánh giá độ chính xác và tính trung thực của việc khai hải quan thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan, sổ sách chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, hệ thống kinh doanh và dữ liệu thương mại của đơn vị được kiểm tra; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan

- Vai trò:

+ KTSTQ là một trong những biện pháp nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan, thực hiện chống gian lận thương mại có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thông quan nhanh, góp phần tích cực phát triển giao lưu thương mại quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp

+ KTSTQ còn là một trong những biện pháp góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả pháp luật hải quan và các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực XNK hàng hóa, đặc biệt nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp

+ Đảm bảo ngăn chặn tình trạng thất thu ngân sách, giảm chi phí quản lý về hải quan; giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hải quan + KTSTQ tác động tích cực trở lại với hệ thống quản lý của cơ quan hải quan thông qua việc nhận biết và xử lý rủi ro tiềm ẩn của hệ thống

+ Thông qua hoạt động KTSTQ có thể dẫn tới mở rộng phạm vi kiểm tra tiếp theo khi cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác, như kiểm tra chế độ giấy phép, về hạn ngạch, về xuất xứ hàng hóa, về chống bán phá giá,

+ KTSTQ là một công cụ hiệu quả đối với công tác kiểm tra, giám sát hải quan, bởi thông qua nghiệp vụ này cơ quan hải quan có được khá đầy đủ

Trang 17

thông tin về giao dịch có liên quan được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

+ KTSTQ cho phép cơ quan hải quan áp dụng đơn giản hóa các biện pháp giám sát, quản lý trên cơ sở hiện đại hóa hải quan nhưng vẫn đảm bảo chức năng quản lý nhà nước về hải quan [11]

- KTSTQ được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu

+ Kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro

+ Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan

- Nội dung:

Thứ nhất, kiểm tra hồ sơ hải quan

Thứ hai, kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ thanh toán quốc tế, chứng từ giám định (nếu có), chứng từ vận tải, bảo hiểm và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa đã được thông quan tại đơn vị

Thứ ba, kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu đã được thông quan nếu hàng hóa đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc cơ quan hải quan có căn cứ để chứng minh hàng hóa đó hiện đang được các tổ chức, cá nhân khác lưu trữ, quản lý Việc kiểm tra thực tế hàng hóa là cần thiết để cơ quan hải quan có căn cứ kết luận chính xác nội dung kiểm tra [12] 1.2.5 Yêu cầu đối với kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu

Đảm bảo yêu cầu:

- Hợp pháp: Mọi hoạt động của hải quan đều phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật đã

Trang 18

định; phát hiện kịp thời, chính xác và xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng xăng dầu nhập khẩu và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan, không gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu

- Hợp lệ: Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, hồ sơ hàng xăng dầu nhập khẩu - Hiệu quả: Là kết quả kiểm tra mang tính trình tự, kết quả của bước trước là tiền đề, là căn cứ là cơ sở để thực hiện bước tiếp theo Bước sau được thực hiện trên cơ sở của kết quả bước trước và là sự kế tiếp của bước trước Đồng thời bước sau phải kiểm tra lại kết quả của bước trước để hạn chế những sai sót trong dây chuyền làm thủ tục hải quan Thủ tục hải quan phải được thực hiện liên tục không được ngắt quãng để đảm bảo thông quan nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại

- Công bằng, bình đẳng trong quá trình kiểm tra hàng xăng dầu nhập khẩu đối với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt đối xử theo cảm tính, tạo sự cạnh tranh, lành mạnh giữa các doanh nghiệp

- Công khai, minh bạch: Để đảm bảo tính thống nhất của thủ tục hải quan, tất yếu thủ tục hải quan phải được công khai, minh bạch, bởi đây là thủ tục hành chính bắt buộc Yêu cầu này được thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và được đăng tải, tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; được niêm yết tại các địa điểm làm thủ tục hải quan

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu

1.3.1 Yếu tố khách quan

Kiểm tra hải quan chỉ thực hiện một cách có hiệu quả khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh từ Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản pháp luật có liên quan đến quy trình kiểm tra hải quan Theo đó, hệ thống pháp luật

Trang 19

phải bao quát đầy đủ các yếu tố: mục đích, yêu cầu của kiểm tra hải quan; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, quyền, trách nhiệm của cơ quan hải quan, của đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan và các cá nhân, tổ chức liên quan Nếu hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, thống nhất, minh bạch sẽ tạo điều kiện tốt cho cơ quan hải quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra hải quan, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu Hệ thống văn bản chặt chẽ, có tính nghiêm minh, gúp cơ quan hải quan có căn cứ kiểm tra và phát hiện ra các sai phạm

Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp cũng là yếu tố giúp Doanh nghiệp tuân thủ có cơ hội hợp tác với cơ quan hải quan, được hỗ trợ về thông tin, kiểm soát hệ thống nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế áp dụng đối với hàng hóa, phương tiện vận tải của doanh nghiệp.Đồng thời có chế độ quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp không tuân thủ, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm

Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới hiện đã sụt giảm nghiêm trọng Trong bối cảnh đó thì việc nhập khẩu xăng dầu của nước ta thời gian qua lại tăng, tạo thêm sức ép cho tiêu thụ xăng dầu trong nước, đẩy các nhà máy lọc dầu trong nước vào tình trạng khó khăn hơn khi đối mặt với khủng hoảng kép 1.3.2 Yếu tố chủ quan

Công chức hải quan là một bộ phận quan trọng trong nền hành chính của quốc gia, là nguồn nhân lực tiềm tàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm tra hải quan hàng nhập khẩu Nếu chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi sai phạm sẽ nâng cao hiệu quả kiểm tra hải quan Ngược lại, nếu chất lượng nguồn nhân lực thấp không đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ sẽ dẫn đến công việc bị tồn đọng, hiệu quả thấp, không đáp

Trang 20

ứng nhu cầu quản lý Có thể nói, kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu cũng như bất kì hoạt động nào khác, nhân tố con người luôn là yếu tố hàng đầu và then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đó

Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu Nếu thiết bị, máy móc hiện đại sẽ phát hiện nhanh các mã hàng không đúng hoặc hàng giả, hàng nhái

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng Nghiệp vụ trong cơ quan Hải quan sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng hàng hóa được thông quan

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, cơ quan liên quan sẽ kịp thờitháo gỡ các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK

Trang 21

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KIỂM TRA HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU

CẢNG HÒN GAI - CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH

2.1 Tổng quan tình hình phát triển của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi cục Hải Quan cửa khẩu cảng Hòn Gai được hình thành bởi hai Chi cục độc lập trước đây là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai và Chi cục Hải quan cảng Cái Lân

Xét về lịch sử hình thành của mỗi đơn vị trước khi hợp nhất, Chi cục Hải quan cửa Khẩu cảng Hòn Gai là đơn vị có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời của cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã thiết lập các đơn vị thuế quan và thuế gián thu tại khu vực Hòn Gai Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hải quan Hòn Gai là một đơn vị phụ thu trong bộ máy Sở thuế quan và thuế gián thu Toàn quốc Ngày 25/4/1954, sau khi giải phóng Khu mỏ, khu thuế quan tại Hòn Gai được tiếp quản trực thuộc khu Hồng Quảng Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày giải phóng khu Mỏ, Hải quan Hòn Gai đã nhiều lần sáp nhập rồi chia tách theo từng mốc, từng chặng đường của lịch sử Song, từ năm 1994, đơn vị được đổi tên thành Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai và chính thức mang tên gọi đó cho đến khi hợp nhất

Chi cục Hải quan cảng Cái Lân được thành lập ngày 26/4/2006 theo Quyết định số 1795/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển hệ thống cảng biển và

Trang 22

đầu tư xây dựng các cảng container cảng Cái Lân, hình thành nên khu bến Cái Lân là khu bến chính của cảng biển Quảng Ninh Chi cục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn cảng biển nước sâu mang nhiều lợi thế cạnh tranh trong khu vực, giải quyết thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa trên địa bàn, góp phần xây dựng và phát triển hoạt động tại cảng biển và dịch vụ cảng biển tỉnh Quảng Ninh

Trước khi hợp nhất, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai có 02 Đội công tác với 32 cán bộ công chức, người lao động; quản lý địa bàn gồm các bến cảng khách quốc tế, cảng chuyên dùng, cảng nổi thuộc địa giới hành chính của thành phố Hạ Long và một số khu vực, địa điểm nằm trong địa giới hành chính phía đông của thành phố Hạ Long tính từ cầu Bãi Cháy Mỗi năm, trung bình có khoảng hơn 2.000 tờ khai, kim ngạch XNK đạt trên 2,5 tỷ USD, số thu ngân sách trung bình từ 4.000- 5.000 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 50% số thu của toàn Cục Hải quan tỉnh Trong khi đó, Chi cục Hải quan cảng Cái Lân có 03 Đội công tác với biên chế 53 cán bộ công chức, người lao động; trung bình hàng năm có khoảng trên 28.000 tờ khai, kim ngạch XNK đạt gần 3 tỷ USD, số thu NSNN bình quân khoảng 2.000 tỷ đồng, chiếm 20% số thu trong toàn Cục

Trước xu thế hội nhập và phát triển, đòi hỏi tất yếu khách quan đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành Hải quan nói chung và Hải quan Quảng Ninh nói riêng trong việc xây dựng Hải quan thành "Lực lượng chuyên nghiệp, chuyên sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm chính và hiệu quả" trong một hệ thống tổ chức bộ máy thực sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18- NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 19- NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh Xuất phát từ yêu cầu đó, nhằm tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đặt ra sự cần thiết phải hợp nhất 2 Chi cục: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai và Chi cục Hải quan cảng Cái Lân thành một đơn vị với tên gọi gắn liền với lịch sử phát triển

Trang 23

của cảng biển Hòn Gai, đó là: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai Việc hợp nhất, tinh gọn bộ máy là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới, thống nhất với quá trình cải cách, phát triển, hiện đại hóa Hải quan theo hướng tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, giảm chi ngân sách, cải cách chính sách tiền lương theo các chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước và là tiền đề cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay và trong những giai đoạn phát triển tiếp theo Với mục đích và ý nghĩa đó, ngày 19/9/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 1867/QĐ- BTC về việc tổ chức lại các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, quyết định việc hợp nhất Chi cục Hải quan

cửa khẩu cảng Hòn Gai và Chi cục Hải quan cảng Cái Lân

Trên cơ sở đó, việc hợp nhất 2 Chi cục Hải quan thành 1 Chi cục Hải quan, mang tên “Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Hòn Gai” trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh được thu gọn, không làm tăng thêm đầu mối, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan, tiết kiệm biên chế, trụ sở, sơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện có của các đơn vị, cụ thể: Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Hòn Gai sau hợp nhất được tổ chức theo 4 Đội công tác gồm: Đội Tổng hợp, Đội Quản lý thuế, Đội Nghiệp vụ hải quan, Đội Giám sát và Kiểm soát Hải quan với tổng số 61 công chức, người lao động Đây cũng chính là mô hình áp dụng chung cho các Chi cục Hải quan cảng biển hiện nay Việc hợp nhất 2 Chi cục đã giảm đi được 1 đầu mối cấp Chi cục, 1 đầu mối cấp Đội công tác, tiết kiệm được 7 biên chế so với trước khi tiến hành hợp nhất

Về địa bàn hoạt động, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai sau hợp nhất thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn của 5 thành phố, huyện, thị trong bán kính 100 km (gồm: thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí, huyện Hoành Bồ, thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều); quản

Trang 24

lý 06 bến cảng loại I của cảng Quảng Ninh, gồm: Bến cảng tổng hợp, container Cái Lân, Bến cảng xăng dầu B12, Bến cảng nhà máy đóng tàu Hạ Long, Bến cảng khách Hòn Gai, Bến cảng chuyên dùng hàng rời của nhà máy xi măng Hạ Long, Bến cảng chuyên dùng hàng rời của nhà máy xi măng Thăng Long; Quản lý 4 Khu công nghiệp; Quản lý 4 Cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế, 2 Kho ngoại quan và 30 địa điểm kiểm tra tại chân công trình, cơ sở sản xuất với các loại hình quản lý hải quan đa dạng như: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Khu công nghiệp, Cửa hàng miễn thuế, Kho ngoại quan, Gia công SXXK, kinh doanh TNTX, quá cảnh Từ nay đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 còn có thêm các bến cảng như: Bến cảng xăng dầu Cái Lân, Khu bến Hưng Yên với bến cảng tổng hợp, hàng lỏng chuyên dụng và tiếp tục mở rộng địa bàn theo xu thế phát triển của tỉnh Quảng Ninh theo tinh thần Nghị quyết số 15- NQ/TU ngày 23/4/2019

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai Nguồn: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai trực thuộc cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh gồm các Đội như sau:

Chi cục trưởng

Phó Chi cục trưởng 1 Phó Chi cục trưởng 2 Phó Chi cục trưởng 3

Đội tổng hợp

Đội nghiệp vụ Hải quan

Đội quản lý thuế

Đội Giám sát và Kiểm soát Hải quan

Trang 25

2.1.2.1 Đội Tổng hợp

* Tham mưu giúp Lãnh đạo Chi cục:

- Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Đội trực thuộc Chi cục thực hiện quy chế làm việc, quy chế quản lý nội bộ, nội quy đơn vị, các chương trình, kế hoạch công tác của Chi cục

- Điều phối hoạt động giữa các Đội trực thuộc Chi cục - Tổ chức, thực hiện các mặt công tác thuộc các lĩnh vực: + Lĩnh vực văn phòng

+ Lĩnh vực tài vụ - quản trị + Lĩnh vực tổ chức cán bộ - thanh tra

+ Lĩnh vực công nghệ thông tin và thống kê nhà nước về hải quan - Đầu mối tổng hợp, báo cáo, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan nhiệm vụ của Chi cục và giải quyết vướng mắc của các tổ chức, cá nhân vượt thẩm quyền giải quyết của Chi cục theo quy định

* Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: - Công tác tổng hợp, báo cáo - Công tác văn thư, lưu trữ

- Công tác thông tin - liên lạc, báo chí, tuyên truyền

- Công tác cải cách hành chính, công nghệ thông tin và hiện đại hóa hải quan - Công tác phối kết hợp và hợp tác quốc tế

- Công tác quản trị, hậu cần, đảm bảo - Công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra nội bộ - Công tác quản lý nội bộ của Đội

Trang 26

2.1.2.2 Đội nghiệp vụ hải quan * Tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục:

- Tổ chức, thực hiện: thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc các loại hình; hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong địa bàn quản lý của Chi cục theo quy định của pháp luật

- Đầu mối triển khai: (1) Công tác quản lý rủi ro; (2) Công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (3) Công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người dân, doanh nghiệp

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các lực lượng chức năng khác trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến công tác quản lý rủi ro, sở hữu trí tuệ, thủ tục hải quan, nghiệp vụ kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định

* Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: - Công tác thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan - Công tác quản lý rủi ro

- Công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Công tác quản lý nội bộ của Đội

2.1.2.3 Đội Quản lý thuế

* Tham mưu giúp Lãnh đạo Chi cục:

Trang 27

- Tổ chức, thực hiện: công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc, sửa đổi, bổ sung quy định về công tác quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan

* Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ:

- Công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Công tác kiểm tra sau thông quan

- Công tác quản lý nội bộ của Đội 2.1.2.4 Đội giám sát và kiểm soát hải quan

* Tham mưu giúp Lãnh đạo Chi cục:

- Tổ chức, thực hiện: Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật; công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, các chất ma túy qua biên giới theo quy định của pháp luật trong địa bàn quản lý của Chi cục

- Đầu mối triển khai: (1) Công tác khởi tố, điều tra hình sự và giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự theo thẩm quyền của Chi cục; (2) Công tác xử lý vi phạm hành chính, tố tụng hành chính của Chi cục theo quy định của pháp luật; (3) Công tác giám sát trực tuyến, kiểm tra, kiểm soát nội bộ cấp Chi cục; (4) Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, các chất ma túy qua biên giới

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các lực lượng chức năng khác thực hiện công tác giám sát hải quan; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật

Trang 28

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc, xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến công tác giám sát hải quan, công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, các chất ma túy qua biên giới và công tác xử lý vi phạm

* Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: - Công tác giám sát hải quan

- Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả theo quy định

- Công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, các chất ma túy qua biên giới

- Công tác xử lý vi phạm - Công tác quản lý nội bộ của Đội 2.1.3 Nguồn nhân lực

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai có 61 CBCC và 12 HĐLĐ (Trình độ đại học, trên đại học 61/61 CBCC, hầu hết đều có chuyên môn nghiệp vụ hải quan; 10 HĐLĐ làm thuyền viên, lái xe, nhân viên tạp vụ là cử nhân; 2 HĐLĐ làm nhân viên bếp, bảo vệ trình độ 12/12) Phần lớn đội ngũ CBCC của Chi cục nằm trong độ tuổi 40- 45, đây là độ tuổi vàng của công chức, họ đã có những kinh nghiệm nhất định, đời sống gia đình ổn định nên có nhiều điều kiện cống hiến Các CBCC hầu hết được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ, tin học, cơ bản đáp ứngcác yêu cầu nhiệm vụ của Chi cục

2.2 Cơ sở pháp lý trong thực hiện kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với xăng dầu nhập khẩu dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

Trang 29

+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội + Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính Phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

+ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

+ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương

+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu

+ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

+ Thông tư số 69/2016/TT-BTC ngày 06/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và phân chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí

+ Thông tư số 106/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất, nhập xăng dầu, nguyên liệu để pha chế xăng dầu và hoạt động pha chế chuyển đổi chủng loại xăng dầu từ kho ngoại quan xăng dầu

+ Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 7 năm 2015 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trang 30

+ Quyết định số 1410/QĐ- TCHQ ngày 14 tháng 5 năm 2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan

+ Quy trình thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển tải, sang mạn (Ban hành kèm theo Quyết định số 3577/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

2.3 Thực trạng công tác kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

2.3.1 Tình hình thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan đối với xăng dầu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Hiện nay Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đang thực hiện theo Quy trình thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định số 3577/QĐ- TCHQ ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Tổng cục Hải quan

2.3.1.1 Kiểm tra trước thông quan

Mặc dù trong quy trình kiểm tra hải quan (theo quy trình 1966) có kiểm tra trước thông quan Tuy nhiên, mặt hàng xăng dầu có tính đặc thù thường là dạng lỏng, có khối lượng lớn và vận chuyển, lưu giữ có công cụ đặc thù nên Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai không thực hiện kiểm tra trước thông quan đối với mặt hàng xăng dầu

2.3.1.2 Kiểm tra trong thông quan a Kiểm tra hồ sơ hải quan:

Theo đó, việc tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số

Trang 31

1966/QĐ- TCHQ ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục Hải quan Cơ quan hải quan căn cứ kết quả phân luồng tờ khai để thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy trình kèm theo Quyết định số 3577/QĐ- TCHQ

(1) Đối với tờ khai luồng xanh, công chức chỉ kiểm tra sơ bộ hồ sơ do doanh nghiệp khai báo và truyền qua Hệ thống VNaccs và kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí trước khi thông quan hàng hóa

(2) Đối với tờ khai luồng vàng, công chức thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan theo Điều 8 Quy trình kèm theo Quyết định số 3577/QĐ- TCHQ Cụ thể là:

Kiểm tra chi tiết, toàn bộ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 7, Điều 12, Điều 18, Điều 27, Điều 31, Điều 37, Điều 41 Thông tư số 69/2016/TT- BTC; khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11 Thông tư số 106/2016/TT- BTC

Việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ- TCHQ, đặc biệt chú ý các nội dung dưới đây:

(a) Kiểm tra tiêu chí khai báo trên tờ khai hải quan (tên hàng hóa, số lượng, chủng loại; ký hiệu bồn/bể chỉ định nhập/xuất hàng hóa; ngày, giờ dự kiến bơm hàng hóa); thông tin hồ sơ phương tiện vận chuyển trên Hệ thống e- Manifest phù hợp với Kế hoạch nhập/xuất hàng hóa của doanh nghiệp

(b) Kiểm tra kho xăng dầu lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có văn bản xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại Nghị định số 68/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan

Trang 32

(c) Đối với xăng dầu tái xuất, chuyển tiêu thụ nội địa: Kiểm tra thời điểm mở tờ khai tái xuất, chuyển tiêu thụ nội địa; kiểm tra số lượng xăng dầu tái xuất, chuyển tiêu thụ nội địa phù hợp thời hạn lưu giữ, số lượng xăng dầu tạm nhập

Kiểm tra xuất xứ xăng dầu: Căn cứ vào hồ sơ hải quan và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc do doanh nghiệp nhập khẩu nộp cho cơ quan Hải quan

(3) Đối với tờ khai luồng đỏ, ngoài việc kiểm tra chi tiết hồ sơ như đối với tờ khai luồng vàng (nêu trên), công chức được phân công phải thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 9 Quy trình kèm theo Quyết định số 3577/QĐ- TCHQ

Những chứng từ cần kiểm tra: - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu - Hóa đơn thương mại

- Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương - Giấy đăng kí kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với xăng dầu - Hợp đồng mua hàng hóa nhập khẩu

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu - Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu - Bản hạn mức nhâp khẩu xăng dầu tối thiểu b Kiểm tra thực tế hàng hóa:

Cơ quan Hải quan kiểm tra thực trạng của hàng hóa xăng dầu nhập khẩu, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan nhằm đảm bảo tính chất, xuất xứ, điều kiện, số lượng và trị giá của hàng hóa phù hợp với

Trang 33

những chi tiết đã khai trong tờ khai hàng hóa Đây cũng là một khâu nghiệp vụ kiểm tra hải quan để biết mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan Tập trung kiểm tra các nội dung sau:

(3.1) Kiểm tra số lượng hàng hóa:

Công chức hải quan so sánh, đối chiếu số lượng theo kết quả giám định trước và sau khi bơm tại bồn/bể, phương tiện vận chuyển; thiết bị đo mức bồn/bể tự động; Bản khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu, Vận đơn để xác nhận số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển tiêu thụ nội địa

Trường hợp có sự chênh lệch về số lượng giữa các kết quả nêu trên thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 69/2016/TT- BTC

(3.2) Kiểm tra chất lượng hàng hóa:

Khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu, công chức hải quan ghi nhận trên Hệ thống việc doanh nghiệp nộp kết quả kiểm tra về chất lượng

Trường hợp kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu:

(a) Đối với lô hàng tái chế:

(a1) Trước khi thực hiện tái chế, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập kế hoạch tái chế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tái chế hàng hóa

(a2) Sau khi tái chế, nếu hàng hóa vẫn không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì toàn bộ hàng hóa (cả cũ và mới) buộc phải xuất khẩu, tái xuất theo quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này và xử lý theo quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Trang 34

(b) Đối với lô hàng phải xuất khẩu, tái xuất:

(b1) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm xuất khẩu, tái xuất toàn bộ số hàng hóa chứa trong bồn/bể

(b2) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc xuất khẩu, tái xuất lô hàng nêu trên

Đối với tờ khai luồng vàng và luồng đỏ, sau khi thực hiện xong các bước kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan cũng phải kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí của doanh nghiệp trước khi thông quan lô hàng xăng dầu theo quy định tại Điều 9 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ- TCHQ Đồng thời thực hiện quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ- TCHQ và cho phép doanh nghiệp thông quan, giải phóng hàng hóa, xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát hải quantheo quy định tại khoản 7, khoản 11 Điều 4 Thông tư số 69/2016/TT- BTC; khoản 31, khoản 32 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT- BTC của Bộ Tài chính.2.3.1.3.Kiểm tra sau thông quan

Các lô hàng xăng dầu nhập khẩu đều do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đứng tên trên tờ khai hải quan (công ty xăng dầu B12 chỉ là đơn vị thành viên, được ủy quyền làm thủ tục nhập khẩu) Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có địa chỉ tại Khâm Thiên - Hà Nội, thuộc phạm vi KTSTQ của Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục hải quan)hoặc Cục Hải quan thành phố Hà Nội Do vậy tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh không thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp

Quy trình KTSTQ: Căn cứ vào Quyết định số 1410/QĐ- TCHQ ngày 14 tháng 5 năm 2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan

1 Tại trụ sở cơ quan hải quan

Trang 35

Nhóm kiểm tra tại trụ sở Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra như sau:

a) Thời hạn kiểm tra tối đa là năm (05) ngày làm việc, theo quyết định kiểm tra

b) Trong quá trình kiểm tra nhóm kiểm tra làm việc với đại diện theo pháp luật hoặc đại diện được ủy quyền, (sau đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) của người khai hải quan về các nội dung kiểm tra, các dấu hiệu nghi vấn, yêu cầu người khai hải quan giải trình, làm rõ và cung cấp chứng từ, tài liệu chứng minh

Khi người khai hải quan có ý kiến giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra thì giải trình bằng văn bản, hồ sơ, tài liệu (được người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp ký, đóng dấu), kèm dữ liệu điện tử (nếu có) chứng minh nội dung giải trình

c) Ngay sau từng nội dung làm việc hoặc sau từng buổi làm việc hoặc sau khi kết thúc thời gian kiểm tra, nhóm kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan ký Biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ ghi nhận các nội dung đã kiểm tra, kèm hồ sơ, tài liệu giải trình của người khai hải quan cung cấp

Việc ghi biên bản có thể dưới hình thức hỏi đáp hoặc dưới hình thức ghi nhận kết quả trao đổi, giải trình của người khai hải quan về từng vấn đề hoặc hình thức khác nhưng phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác về nội dung, phạm vi kiểm tra làm căn cứ cho việc xử lý kết quả kiểm tra

2 Tại trụ sở người khai hải quan

Đoàn kiểm tra theo Quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan thực hiện kiểm tra như sau:

Trang 36

a) Thời hạn kiểm tra theo quyết định kiểm tra nhưng tối đa không quá mười (10) ngày làm việc

b) Việc kiểm tra, lập biên bản, ký biên bản, các hồ sơ tài liệu cần thiết người khai hải quan phải cung cấp, xuất trình được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra và chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn kiểm tra

b1) Biên bản kiểm tra (giữa thành viên/nhóm thành viên đoàn kiểm tra với đại diện người khai hải quan/đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan):

- Thành viên/nhóm thành viên được Trưởng đoàn giao phụ trách kiểm tra/thực hiện kiểm tra từng nhóm việc/nội dung lập các Biên bản kiểm tra (mẫu 08/2015-KTSTQ) ghi nhận nội dung kiểm tra, kết quả kiểm tra với những người đại diện người khai hải quan phân công làm việc/đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan (thành viên đoàn kiểm tra yêu cầu những người đã làm việc, giải trình, làm rõ nội dung, phạm vi kiểm tra, xuất trình, sao chụp, cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng từ liên quan kèm biên bản kiểm tra và ký Biên bản kiểm tra)

- Những người tham gia ký biên bản: Do Trưởng đoàn quyết định b2) Biên bản kiểm tra (giữa Trưởng đoàn kiểm tra/đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan):

- Kết thúc từng nội dung trong quá trình kiểm tra, trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra xem xét cùng đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan việc ký (người khai hải quan đóng dấu xác nhận) Biên bản kiểm tra ghi nhận nội dung công việc đã làm (theo từng ngày hoặc lũy kế từ nhiều ngày theo từng nội dung hoặc tổng thể kết quả kiểm tra), kết luận những nội dung đã kiểm tra xong, những yêu cầu, đề nghị của mỗi bên (nếu có)

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai  Nguồn: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng hòn gai cục hải quan tỉnh quảng ninh
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai Nguồn: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai (Trang 42)
Bảng 2.1: Mặt hàng xăng dầu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai -  Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh - kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng hòn gai cục hải quan tỉnh quảng ninh
Bảng 2.1 Mặt hàng xăng dầu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh (Trang 56)
Bảng 2.2: Phân luồng tờ khai mặt hàng xăng dầu - kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng hòn gai cục hải quan tỉnh quảng ninh
Bảng 2.2 Phân luồng tờ khai mặt hàng xăng dầu (Trang 57)
Hình 2.2: Cơ cấu thu theo mặt hàng - kiểm tra hải quan đối với hàng xăng dầu nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng hòn gai cục hải quan tỉnh quảng ninh
Hình 2.2 Cơ cấu thu theo mặt hàng (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w