1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực hành sinh lý da và giác quan giải phẫu mắt

42 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực hành sinh lý da và giác quan giải phẫu mắt
Tác giả Nguyễn Phạm Gia Hy, Nguyễn Tuyết Nhi, Nguyễn Ngọc Gia Bảo, Lê Mỹ Tiên, Quách Vũ Thành Tín, Nguyễn Khắc Chiêu, Ngô Thị Kim Hường, Phạm Bảo Huy, Bùi Quốc Anh, Phan Thị Trúc Anh, Trần Anh Thư, Nguyễn Hoài Phong
Chuyên ngành Sinh Lý Học
Thể loại Báo cáo thực hành
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 72,02 MB

Nội dung

Bờ ngoài biên hay bờ thể mi margo ciliaris liên tục với thể mi và giác mạc bởidây chằng lược c Lớp trong hay lớp võng mạc ở trong cùng của nhãn cầu.. Các môi trường trong suốt của nhãn c

Trang 1

BÁO CÁO THỰC HÀNH SINH LÝ DA VÀ GIÁC QUAN

Lớp 21DYK2D - Nhóm 8 - Tổ 2

3 Nguyễn Ngọc Gia Bảo 2100008319 Nội dung phương pháp xác định mù

màu

màu

màu

Mục lục

Giải phẫu mắt

Sinh lý mắt

Cơ chế nhận cảm ánh sáng

Cơ chế nhận cảm màu sắc

Một số bệnh lý thường gặp

Cơ chế sinh lý bệnh mù màu

Phương pháp xác định mù màu

Tài liệu tham khảo

Trang 2

Giải phẫu mắt

I.ĐẠI CƯƠNG:

Cơ quan thị giác gồm có mắt và các cơ quan mắt phụ Mắt gồm có Nhãn cầu và thầnkinh thị giác Nhãn cầu nằm trong một hốc xương gọi là ổ mắt Cơ quan mắt phụ gồm cócác cơ nhãn cầu, mạc ổ mắt, lông mày mi mắt, kết mạc và bộ lệ

II Ổ MẮT:

Là hai hốc xương chứa nhãn cầu, cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và bộ lệ Mỗi ổ mắt làmột hình tháp bốn mặt, đỉnh nằm phía sau, nền phía trước

1.CÁC THÀNH

- Thành trên: tạo bởi mảnh ổ mắt xương trán và cánh nhỏ xương bướm

- Thành ngoài: tạo bởi xương gò má, cánh lớn xương bướm và xương trán

- Thành dưới: tạo bởi xương hàm trên, xương gò má và xương khẩu cái

- Thành trong: là thành mỏng nhất, tạo bởi mảnh ổ mắt của xương sàng, xương lệ,xương trán và phẩn nhỏ xương bướm

2 NỀN Ổ MẮT

Là đường vào ổ mắt gồm hình vuông bốn góc tròn mà các bờ có thể sờ trên người:

bờ trên, dưới, trong, ngoài được tạo bởi xương trán, xương gò má, xương hàm trên

3 ĐỈNH Ổ MẮT: Có khe ổ mắt trên và lỗ thần kinh thị giác

III NHÃN CẦU:

1.Nhãn cầu được cấu tạo bởi ba lớp: Lớp xơ, lớp mạch và lớp trong

Trang 3

a) Lớp xơ: lớp bảo vệ nhãn cầu và chia làm hai phần: phần trước nhỏ giác mạc và phầnsau là củng mạc

+Giác mạc: Nằm phía trước nhãn cầu chiếm 1/6 khối cầu, nơi tiếp giáp giữacủng mạc và giác mạc là rãnh củng mạc, phần giác mạc ở đây gọi là bờ giác mạc Trongrãnh có xoang tĩnh mạch củng mạc

+Củng mạc: Gồm 5/6 phía sau nhãn cầu, còn gọi là tròng mắt Phần trước có kếtmạc che phủ Phía sau liên tục với bao ngoài thần kinh thị giác

b) Lớp mạch: Từ sau ra trước bao gồm ba phần: màng mạch, thể mi, mống mắt

+ Màng mạch: Là một màng mỏng ở sau 2/3 nhãn cầu, nằm giữa củng mạc và lớptrong của mắt, chức năng chính của màng là dinh dưỡng đồng thời có màu đen vì có hắc

tố làm thành phòng tối cho nhãn cầu

+ Thể mi: Là một vòng dẹt Nếu cắt đứng dọc qua nhãn cầu thể mi có hình tamgiác, được coi là phần dày lên của màng mạch, nối liền màng mạch với mống mắt, gồm

có cơ thể mi và mỏm mi có tác dụng điều tiết cho thể thấu kính

+ Mống mắt: Mống mắt (hay lồng đen) là một lớp sắc tố hình vành khăn nằm theomặt phẳng trán phía trước thể thấu kính Vì vậy, mống mắt hợp với giác mạc một góc gọi

là góc mống mắt - giác mạc (angulus iridocornealis) Bờ trung tâm gọi là bờ con ngươi(margo pupillaris) giới hạn một lỗ tròn to hoặc nhỏ còn gọi là con ngươi hay đồng tử(pupilla) Bờ ngoài biên hay bờ thể mi (margo ciliaris) liên tục với thể mi và giác mạc bởidây chằng lược

c) Lớp trong hay lớp võng mạc ở trong cùng của nhãn cầu Võng mạc chia làm ba vùng

2 Các môi trường trong suốt của nhãn cầu:

a) Thủy tinh thể: là một, khối trong suốt như lòng trắng trứng, chứa đầy ở 4/5 sau nhãncầu và dính với miệng thắt võng mạc Có cấu tạo giống như thủy dịch và chứa thêm

Trang 4

nhiều sợi keo va mucopolysaccarid.

b) Thấu kính (lens) là một đĩa hình thấu kính hai mặt lồi, hơi vàng, trong suốt nằm giữamống mắt và thể thủy tinh Có hai mặt: mặt sau (facies posterior lentis) và mặt trước

c) Thủy dịch: Thủy dịch được chứa trong tiền phòng (camera anterior bulbi) và hậuphòng nhãn cầu (camera posterior bulbi) Thành phần thủy dịch giống như huyết tươngnhưng không có protein Thủy dịch được tiết ra từ mỏm mi vao hậu phòng, vào góc mốngmắt giác mạc vào xoang tĩnh mạch củng mạc

3 CÁC CƠ QUAN MẮT PHỤ (organa oculi accessoria).

Gồm có mạc ổ mạc, các cơ nhãn cầu, lông mày, mi mắt, kết mạc và bộ lệ

a MẠC Ổ MẮT (fasciae orbitales) là những mô xơ nâng đỡ và che chở các thành phần

trong ổ mắt, gồm có 4 phần: mạc ổ mắt, Vách ổ mắt, bao nhãn cầu, mạc cơ

b Cơ nhãn cầu:

Các cơ thẳng: thẳng trên, thẳng dưới, thẳng trong, thẳng ngoài

Các cơ chéo: Chéo trên, chéo dưới

Cơ năng mi trên: tác dụng nâng mi trên không tham gia vận động nhãn cầu

Tác dụng của các cơ:

Cơ thẳng trên: giúp nhãn cầu di chuyển lên trên

Cơ thẳng dưới: giúp nhãn cầu di chuyển xuống dưới

Cơ thẳng trong: giúp nhãn cầu di chuyển vào trong

Cơ thẳng ngoài: giúp nhãn cầu di chuyển ra ngoài

Trang 5

Cơ chéo trên: giúp nhãn cầu di chuyển lên trên và ra ngoài

Cơ chéo dưới: giúp nhãn cầu di chuyển xuống dưới và vào trong

- Tia sáng khi đi vào mắt sẽ bị khúc xạ tại 4 bề mặt tiếp giáp

- Không khí và mặt trước giác mạc

- Mặt sau giác mạc và thủy dịch

- Thủy dịch và mặt trước thủy tinh thể

- Mặt sau thủy tinh thể và dịch kính

- Khúc xạ ánh sáng mắt tiếp nhận phụ thuộc vào:

Trang 6

- Đặc tính của tia sáng khi tiếp xúc với thấu kính

- Phân kỳ (< 6 mét so với thấu kính)

- Song song (> 6 mét so với thấu kính

- Đặc tính thấu kính

- Hội tụ => Tia sáng tụ thành tiêu điểm

- Phân kỳ => Phân tán tia sáng

b Cơ chế điều tiết

- Sự điều tiết là khả năng tăng độ khúc xạ của mắt nhờ cơ thể mi co lạigiúp các tia sáng hội tụ trên võng mạc

Khả năng điều tiết của cơ thể mi kém đi => Lão thị (bắt đầu ~ 40

-45 tuổi)

c Sự thay đổi của đường kính đồng tử

- Đường kính đồng tử có thể thay đổi từ 1,5 - 8 mm

Trang 7

- Trong tối: đồng tử giãn | Trong sáng: đồng tử co

- Đồng tử co lại cho phép chiều sâu hội tụ tốt hơn trong khi đồng tửgiãn ra thì khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt hơn

Trang 8

- Khả năng nhận thức khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 đối tượng trongkhông gian => Cho phép phân biệt 2 điểm riêng rẽ của một vật haythấy được một lỗ hổng nhỏ nhất trong ảnh liền

- Thị lực cao nhất nằm ở lõm trung tâm của điểm vàng

1 Rhodopsin bị thoái hóa bởi năng lượng ánh sáng

- Rhodopsin là sự kết hợp của protein scotopsin và sắc tố retinal (11-cis retinal) Khinăng lượng ánh sáng bị hấp thụ bởi rhodopsin, retinal -> all trans và các thànhphần scotopsin và retinal bắt đầu tách nhau ra Các phản ứng xảy ra nhanh, từretinal -> lumirhodopsin -> metarhodopsin I -> metarhodopsin II -> scotopsin, all -retinal bị tách ra

- Trong quá trình trên, metarhodopsin II là chất gây ra những thay đổi điện họctrong màng tế bào gậy -> dẫn truyền xung động qua võng mạc

2 Rhodopsin được tái lập

Có 2 con đường tái lập Rhodopsin

- All-trans retinal đổi thành 11 - cis kết hợp với scotopsin thành lập Rhodopsin

- All-trans retinal -> all-trans retinol (vit A) Retinol biến đổi thành 11-cis retinal ->11-cis retinal kết hợp với scotopsin thành lập Rhodopsin

Trang 9

Quá trình chuyển hóa này tương tự đối với tế bào nón, khác biệt với tế bào que làRhodopsin- nhận cảm ánh sáng buổi hoàng hôn, thì tế bào nón là iodopsin - nhậncảm ánh sáng ban ngày và ánh sáng màu

Trang 10

Sự thích nghi với sáng tối của võng mạc

- Độ nhạy cảm của tế bào que tỉ lệ thuận với nồng độ Rhodopsin

- Nếu ở trong môi trường sáng trong thời gian dài quan sắc tố trong tế bào que và tếbào nón giảm do các chất nhạy cảm với ánh sáng chuyển thành retinal, các opsin

và retinal chuyển thành vitamin A đó gọi là sự thích ứng sáng

- Ngược lại khi ở trong tối lâu, opsin và retinal biến đổi trở lại thành quan sắc tố,vitamin A được biến đổi thành retinal, cung cấp thêm quan sắc tố gọi là sự thíchứng tối

+ Tế bào nón diễn ra nhanh hơn gấp 4l nhưng ít sự nhảy cảm với ánh sánghơn trong tối

- Ngoài cơ chế thích nghi với sự thay đổi của chất nhạy cảm với ánh sáng còn cócác cơ chế khác như thay đổi kích thước đồng tử và sự thích nghi của các tế bàodẫn truyền võng mạc

- Vùng cảm thụ của tế bào hạch: tiếp nhận - phân tích ý nghĩa của các tínhiệu thị giác

- 2 loại vùng cảm thụ: on-center | off-center

Trang 11

- Phần lớn phát xung động trong tối

- Chiếu sáng trung tâm: On-center đáp ứng mạnh nhất

- Chiếu sáng ngoại vi sẽ ức chế sự phát xung

- Chiếu sáng trung tâm + ngoại vi = TB đáp ứng kém

- 2 loại TB chính: TB M (TB lớn) và TB P (TB nhỏ) thuộc thể gối ngoài

- Chức năng: Ghi nhận sự tương phản, đặc biệt ở vị trí bờ giới hạn của mộthình ảnh

Trang 12

- Mỗi thể gối ngoài nhận thông tin từ 2 mắt => 2 thông tin này được giữ tách biệt

- Thể gối ngoài có sáu lớp

- Lớp 2,3,5 nhận thông tin từ võng mạc thái dương

- Lớp 1,4,6 nhận thông tin từ võng mạc phía mũi đối bên

- Lớp 1,2 nhận thông tin từ các tế bào M, dẫn truyền nhanh, hình ảnhtrắng đen

- Lớp 3 -> 6 nhận thông tin từ các tế bào P, chi tiết và màu sắc củahình ảnh

- Nằm chủ yếu tại vùng trung tâm của thùy chẩm

- Chia thành 2 phần:

- Vỏ não thị giác sơ cấp

Trang 13

- Gồm 6 lớp:

- Lớp 4 chia làm các lớp phụ: A, B, Cα, Cβ

- Các vùng não thị giác thứ cấp

Trang 14

- Nằm phía bên, trước, trên, dưới so với vỏ não thị giác sơ cấp

- Phân tích chi tiết ý nghĩa hình ảnh

1 Tín hiệu thần kinh thị giác rời võng mạc qua dây thần kinh thị giác

Trang 15

2 Tại giao thoa thị giác, sợi thần kinh thị giác từ thị trường mũi bắt chéo sangbên đối diện + những sợi từ võng mạc thái dương đối diện tạo dải thị giác

3 Mỗi dải thị giác tạo synapses ở nhân gối bên sau đồi thị => Đi theo đường

đi của tia thị (bó gối cựa) đến vỏ não thị giác sơ cấp ở khe cựa của trungtâm thùy chẩm

- 2 con đường chủ yếu để phân tích thông tin thị giác

- Con đường vị trí nhanh và chuyển động

- Con đường màu sắc và chi tiết

Cơ chế nhận cảm màu sắc

- Tế bào nón là một loại tế bào cảm quang trong võng mạc, tập trung chủ yếu tạiđiểm vàng Chúng cho chúng ta tầm nhìn về màu sắc và nhìn rõ các chi tiết

- Ta thấy được màu sắc nhờ sự phối hợp theo tỉ lệ khác nhau của ba màu căn bản:

đỏ, xanh lá cây và xanh dương

- Tương ứng với ba màu này là ba loại tế bào nón: tế bào nón đỏ, tế bào nón xanh lácây và tế bào nón xanh dương

Khi ánh sáng phản chiếu vào 1 màu nào đó sẽ kích hoạt tế bào hình nón Các tếbào hình nón sau đó sẽ gửi tín hiệu dọc theo dây thần kinh thị giác đến vỏ não thịgiác của não Não xử lý số lượng tế bào hình nón được kích hoạt và cường độ tínhiệu của chúng Sau khi các xung thần kinh được xử lý, bạn sẽ thấy được màu

- Trong môi trường tối, ánh sáng sẽ chỉ kích thích tế bào que của mắt Khi đó, bạn

sẽ không nhìn thấy màu sắc mà chỉ nhìn thấy các sắc thái xám

- Ánh sáng đơn sắc được ba loại tế bào này hấp thu ở mức độ khác nhau sẽ cho ranhững màu sắc khác nhau

VD: Ánh sáng màu cam được hấp thu bởi tế bào nón đỏ 99%, bởi tế bào nón xanh

lá cây 42% và không bị hấp thu bởi tế bào nón xanh dương Ta được tỉ lệ kíchthích các tế bào nón khác nhau của ánh sáng màu cam là 99:42:0 Tương tự ta có

Trang 16

0:0:97 tương ứngvới màu xanh dương, 31:67:36 tương ứng với màu xanh lá cây.

- Khi cả ba loại tế bào nón đều bị kích thích như nhau sẽ có cảm giác ánh sáng trắng

Trang 17

Cận thị là một bệnh phổ biến hiện nay, nhất là ở các đối tượng học sinh bởi xét theo cácnguyên nhân gây bệnh chủ yếu thì học sinh là đối tượng hay mắc tật cận thị:

+ Tật cận thị có tới hơn 90% là do nguyên nhân sử dụng mắt không hợp lý như xem sách,xem tivi quá gần, thói quen nằm đọc sách, đọc sách, học bài ở nơi không đủ ánh sáng Tình trạng này lại diễn ra phổ biến ở học sinh, đặc biệt là trong thời buổi hiện nay, tốc độlàm việc học tập của mỗi người trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, sách báo)ngày càng nhiều Mặt khác, thời kỳ học sinh là giai đoạn mà nhãn cầu chưa phát dụcthành thục, nếu sử dụng mắt không hợp lý như trêi•, tất yếu sẽ dẫn đến cận thị Điều nàygiải thích tại sao ngày càng có nhiều học sinh phải đeo kính cận

+ Tật cận thị cũng có thể do nhân tố di truyền nhưng là không phổ biến Thống kê chothấy phần lớn trường hợp cận thị nặng đều có tính di truyền

+ Các nguyên nhân gián tiếp gây nên cận thị như: ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, đặcbiệt là thiếu vitamin A, thiếu nguyên tô" vi lượng

Trang 18

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, cận thị có thể được phân thành nhiều loại.

+ Theo mức độ cận thị, có 4 loại cận thị

• Cận thị nhẹ: Mức độ cận thị nhỏ hơn 3 đi ốp

• Cận thị vừa: Có mức độ cận thị từ -3.0 đến -6.0

• Cận thị nặng: Mức độ cận thị từ -6.0 ~ -12 diop

• Cận thị siêu nặng: Khi cận từ -12.0 điop trở lên

+ Theo tiến trình và biến hóa của bệnh lý, có

• Cận thị đơn thuần: Do hệ thống chiếu quang và võng mạc phối hợp nhìn không bìnhthường

• Cận thị bệnh lý: Là trường hợp mà sau 20 tuổi cận thị vẫn phát triển và nhãn cầu cóbiến đổi bệnh lý

- Các triệu chứng của cận thị:

Các triệu chứng của tật cận thị thường xuất hiện vào lúc tuổi dậy thì, nhưng bệnh cũng cóthể phát triển trước đó vài năm Tuy nhiên, khi đã có biểu hiện thì bệnh tại tiến triển rấtnhanh Dù sao, bệnh cũng thường ổn định vào tuổi trưởng thành, trừ các trường hợp cậnthị do bệnh lý:

Các biểu hiện rõ nét của tật cận thị là:

+ Không thể nhìn rõ được một vật ở tầm xa nhưng khả năng nhìn gần vẫn bình thường:Khi nhìn điểm ở xa chỉ thấy mờ mờ và để giảm tác động ảnh hưởng của vòng ánh sángnày, người cận thị trường nheo mắt để nhìn, vì làm như vậy có thể thu hẹp đồng tử đểtăng thị lực

+ Bệnh nhân luôn thấy mỏi mắt do phải nheo mắt, dẫn đến các cơ trong và ngoài mắt

Trang 19

2 Viễn thị

- Đại cương về tật viễn thị:

Tật viễn thị là một trong những rối loạn thị lực hay gặp sau cận thị, đặc biệt là ở ngườigià Như ta đã biết, phần giác mạc và thủy tinh thể có các hoạt động để hướng các tiasáng tạo nên hình ảnh ở tại võng mạc nằm phía sau mắt Tật viễn thị xảy ra do nhãn cầutương đối ngắn, và thủy tinh thể không đủ khả năng hướng tiêu điểm ánh sáng tại đúngvõng mạc mà hình ảnh lọt ra phía sau võng mạc làm mờ thị lực Tình trạng này thườngxấu hơn khi phải nhìn một vật ở gần

Trang 20

Viễn thị là chứng tật hay gặp ở người già Tuy nhiên, người trẻ tuổi cũng có thể mắc viễnthị ở họ, những người trẻ bị tật viễn thị thường nhìn vật ở xa rất rõ bởi vì thủy tinh thểcòn dẻo và dễ điều khiển, ở người già, năng lực điều chỉnh thủy tinh thể sẽ kém đi và thịlực chỉ nhìn được vật ở xa Tật viễn thị thường được gọi nôm na là tật nhìn xa chính vìtriệu chứng chủ yếu của nó là khả năng nhìn xa rất tốt còn nhìn gần lại khó Đó là cáctrường hợp bị viễn thị nói chung Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi, các triệu chứng biểuhiện của tật viễn thị hơi đặc biệt một chút.

+ Tật viễn thị nhẹ và vừa thường không bị ảnh hưởng ở những người trẻ bởi vì khả năngđiều khiển thủy tinh thể của họ còn rất linh hoạt

+ ở các trường hợp tật viễn thị nặng thì những dấu hiệu triệu chứng đầu tiên mới xuấthiện

+ Các triệu chứng có thể thấy từ nhỏ ở trẻ bị tật viễn thị là:

• Khó đọc chữ trong sách và chỉ thích xem truyện tranh

3 Lão thị

- Đại cương về lão thị:

Một người có thị lực bình thường sẽ có khả năng đọc được các chữ ở vị trí rất gần bởi vìthủy tinh thể có thể co giãn để thay đổi hình thể, trở nên dày hơn và cong hơn để điều

Trang 21

chỉnh cho vật ỏ gần vào đúng tiêu điểm Tuy nhiên, cùng với thời gian, thủy tinh thể dần

xơ cứng, mất đi tính đàn hồi, khả năng điều tiết kém đi, các tia sáng từ vật nhìn gần sẽkhông tập trung đúng vào võng mạc nữa, làm cho thị lực bị mờ Hiện tượng lão thị phátsinh khi ta được khoảng 40 tuổi, khi đó không chỉ đơn thuần dựa vào sự điều tiết của thủytinh thể là có thể nhìn rõ được những vật ở gần mà cần phải đeo một cặp kính lão để bổsung cho sức điều tiết đã suy giảm

Người bị tật viễn thị so với người bình thường thì sớm bị lão thị hơn Đó là vì sức điềutiết của mắt viễn thị vốn đã căng thẳng, nên sức điều tiết của nó tương đốỉ khó Mắt cậnthị ngược lại thì chậm lão thị hơn Ngoài ra, người suy do năng lực điều tiết của cơ migiảm thoái nên họ cũng sớm bị lão thị

Ngày đăng: 17/05/2024, 06:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh III. THỂ GỐI NGOÀI - báo cáo thực hành sinh lý da và giác quan giải phẫu mắt
nh ảnh III. THỂ GỐI NGOÀI (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w