1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực hành bộ môn lý thuyết kiểm toán chủ đề nghiên cứu về doanh nghiệp thương mại sản xuất hm

37 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Về Doanh Nghiệp Thương Mại Sản Xuất H&M
Tác giả Nhóm Thực Hiện
Người hướng dẫn GVHD
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Lý Thuyết Kiểm Toán
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 184,35 KB

Cấu trúc

  • I, Ý 1: Xây dựng các thông tin về doanh nghiệp (6)
    • 1. Các thông tin chung về doanh nghiệp (6)
    • 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (6)
    • 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh (11)
    • 4. Những vấn đề chung về công tác kế toán trong doanh nghiệp (17)
    • 5. Nội quy, quy chế đơn vị (19)
    • 1. Trình bày và đánh giá đạo đức của quản lý (26)
    • 2. Trình bày và đánh giá về cơ cấu tổ chức (28)
    • 1. Xác định các rủi ro tiềm tàng (29)
    • 2. Rủi ro kiểm soát trong doanh nghiệp (31)

Nội dung

Ý 1: Xây dựng các thông tin về doanh nghiệp

Các thông tin chung về doanh nghiệp

- Ngành nghề: Bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển

- Trụ sở chính: Stockholm, Thụy Điển

- Khu vực hoạt động: Toàn cầu

- Sản phẩm: Quần áo, phụ kiện thời trang

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

a) Sơ đồ khối b) Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ từng bộ phận:

Phòng hành chính nhân sự

Phòng chủng loại sản phẩm

Phòng mua và cung ứng

Phòng marketingPhòng tài chính kế toán

 Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển tổ chức

 Quản trị tổ chức và thiết lập hệ thống quản trị

 Giám sát và điều khiển

 Quyền hạn: có thể quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày mà không cần thông qua HĐQT

 Nhiệm vụ: thiết lập chính sách cho công ty và giám sát các quản lý của công ty, đặt ra mục tiêu rộng lớn.

+ Phòng hành chính nhân sự:

 Chức năng: tham mưu và hỗ trợ cho Ban giám đốc toàn bộ các công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính

 Quản lý công tác nhân sự của doanh nghiệp

 Quản lý các công tác hành chính

 Quản lý hoạt động của nhân viên phòng hành chính nhân sự

 Quyền hạn: để có thể thay đổi phương pháp quản trị nhân sự sao cho phù hợp với xu hướng chung của các doanh nghiệp khác.

+ Phòng mua và cung ứng:

 Chức năng: Theo dõi, tổng hợp nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa, xử lý các giấy tờ và thủ tục kế toán

 Phân tích nhu cầu mua hàng và năng lực nhà cung cấp

 Quản lý và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp

 Phối hợp với bộ phận của nhà kho

 Kiểm tra mọi chất lượng nguồn vật tư

 Thành lập báo cáo doanh số bán hàng, ngân sách

 Chức năng xây dựng và phát triển nguồn khách hàng

 Chức năng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

 Nhiệm vụ trong hoạt động quan hệ khách hàng

 Nhiệm vụ của phòng kinh doanh về việc tư vấn tài chính và phát triển sản phẩm

 Đánh giá hiệu quả phòng kinh doanh

 Quyền hạn: tham mưu cho BGĐ các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm của công ty ra thị trường, tư vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng mối quan hệ với khách hàng

 Nghiên cứu và dự báo thị trường

 Triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới

 Phân khúc thị trường và địa vị thương hiệu

 Tham mưu cho BGĐ về chiến lược Marketing thương hiệu và sản phẩm

 Chức năng: nghiên cứu thị trường để biết điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức hoặc sản phẩm, dịch vụ so với mặt bằng chung, xác định những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh thị trường hiện tại

 Yêu cầu các bộ phận liên quan thực hiện đối với công việc được giao.

 Đề xuất các phương án, phương pháp cải tiến để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

+ Phòng tài chính kế toán:

 Quản lý các nghiệp vụ kế toán-tài chính

 Quản lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chính

 Tham gia cố vấn cho cấp quản lý, phòng tài chính kế toán

 Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ doanh nghiệp phát sinh trong kỳ

 Lập dự toán thu – chi hàng quí, hàng năm

 Đáp ứng các yêu cầu thanh tra, kiểm tra

 Làm việc dưới sự điều hành, giám sát của ban giám đốc

 Có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan chuyển đầy đủ kịp thời những báo cáo, số liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra của kế toán.

 Lên kế hoạch, phương án thiết kế sản phẩm

 Tham mưu, tư vấn cho ban giám đốc

 Tổ chức tiếp nhận và tư vấn cho ban lãnh đạo về các công tác thiết kế

 Lập kế hoạch về tiến độ thực hiện công việc được giao + Bộ phận kỹ thuật:

 Quản lý, điều hành và kiểm tra những việc liên quan đến kỹ thuật

 Quản lý việc sử dụng, sửa chữa, bảo trì, mua sắm bổ sung các trang thiết bị, máy móc

 Quản lý những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ

 Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy móc, thiết bị + Bộ phận mua hàng:

 Theo dõi, tổng hợp nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa

 Xử lý các giấy tờ và thủ tục kế toán liên quan đến việc mua hàng

 Phân tích nhu cầu mua hàng và năng lực nhà cung cấp

 Quản lý và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp

 Mua hàng và kiểm soát hàng tồn kho + Bộ phận đặt hàng:

 Triển khai bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu

 Quản trị hàng hóa: nhập xuất hàng hóa, điều phối hàng hóa

 Thực hiện ra chỉ tiêu doanh thu hằng tháng

 Theo dõi hàng hóa xuất nhập, điều phối hàng trong tuần, tháng

 Lập kế họach cho chương trình quảng cáo và khuyến mãi + Bộ phận cung ứng:

 Điều hành, quản lý nhân viên phòng Mua và Cung ứng, kho bãi

 Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ c) Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý:

+ Bộ phận marketing cùng mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty: công ty đạt được những chiến lược giá cả và mạng lưới phân phối hàng hóa Các bộ phận khác sẽ có kế hoạch triển khai hoạt động dựa trên các dự báo đã được đề ra đó. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty cứ tiếp nối và hỗ trợ song hành nhau.

+ Mối quan hệ giữa phòng hành chính nhân sự với các phòng ban khác trong công ty: Việc quản lý nguồn nhân lực có ảnh hưởng nhiều đến việc tạo nên văn hóa doanh nghiệp Quản trị nhân sự tốt sẽ góp phần thúc đẩy năng suất làm việc của người lao động.

+ Mối liên kết công việc của phòng tài chính kế toán: Nơi này quản lý các hoạt động liên quan đến dòng tiền thu và chi Những bộ phận khác muốn mua sắm nguyên vật liệu, chi trả lương, đều liên kết với tài chính kế toán Hơn hết, đây là quyết định tính khả thi, kết quả những chiến lược bộ phận khác đưa ra.

+ Các bộ phận và phòng ban khác: Tạo thành một mắt xích không thể thiếu để vận hành doanh nghiệp thành một thể thống nhất Doanh nghiệp có thể gộp các phòng ban hoặc cho người kiêm nhiệm, nhưng quy trình thực hiện, chức năng nhiệm vụ của nó thì không thay đổi.

Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Với tư cách là nhà bán lẻ thời trang đứng thứ 2 trên thế giới, H&M sở hữu một chuỗi cung ứng linh hoạt giúp nó đứng vững trên thị trường thời trang hiện nay.

“Thời trang nhanh” là một triết lý sản xuất và kinh doanh đang thống lĩnh thịtrường bán lẻ thời trang hiện tại Từng bị các hãng thời trang truyền thống gọi mỉa mai là

“thời trang giá rẻ”, ngày nay các hãng thời trang nhanh hàng đầu thế giới nhưZara và H&M đang bỏ xa các ông lớn như Gucci hay Prada cả về doanh thu và giá trị thương hiệu.

Góp phần không nhỏ trong thành công hiện tại của H&M là chuỗi cung ứng linhhoạt với khả năng liên tục “xâm chiếm” các thị trường tiềm năng, cộng với triết lýtối ưu hóa chi phí sản xuất, giảm thiểu thời gian giao hàng và số lượng tồn kho.

 H&M – không sở hữu bất kì nhà máy sản xuất nào.

 H&M thuê ngoài hơn 700 công ty tại 20 nước để duy trì hệ thống thu mua và sản xuất của mình H&M thu mua nguyên liệu từ hơn

750 nhà cung cấp khác nhau, với 60% năng lực sản xuất nằm ở Châu Á và phần còn lại ở Châu Âu.

 H&M sản xuất trước hơn 80% lượng hàng và chừa 20% năng suất nhà máy cònlại để phản ứng với nhu cầu và xu hướng của thị trường a) Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm kinh doanh

 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm

• Rập là khuôn mẫu của sản phẩm

• Thiết kế rập là một hoạt động nhằm tạo ra một bản vẽ kĩ thuật ứng dụng trong may mặc Từ chính bản vẽ đó thợ cắt và may các chi tiết thành một sản phẩm hoàn chỉnh

• Phương pháp rập: rập bằng tay và rập bằng máy

Bước 2: Trải vải, cắt tạo sản phẩm

• Là hoạt động biến nguyên liệu thô thành các tấm vải mảnh để chuẩn bị cho khâu may sản phẩm (trải và cắt các tấm vải lớn thành các tấm vải mảnh theo rập đã thiết kế).

• Khâu này cần đảm bảo đúng kỹ thuật của các bán thành phẩm gồm: thông số, kích cỡ, số lượng…

Bước 3: May thành sản phẩm hoàn thiện

Sau khi các bán thành phẩm được cắt rồi, tiếp theo sẽ đưa lên chuyền may để ráp các phần bán thành phẩm thành một sản phẩm hoàn thiện.

Vì có rất nhiều kiểu sản phẩm thời trang và chất liệu vải sử dụng nên sẽ có nhiều kiểu may đa dạng:

• May vắt sổ : Kiểu may giống như móc xích, giống với cách may thông thường mà chúng ta thường làm

• Đường may móc xích kép :Tương tự như ở trên, kiểu may này được hình thành do một mũi kim kết hợp 1 mũi móc tạo thành đường móc

Thiết kế rập trong may mặc

Trải vải và cắt tạo sản phẩm

May sản phẩm thành sản phẩm hoàn thiện

Kiểm tra chất lượng thành phẩm tổng thể Quản lý sản xuất may mặc xích bên dưới nguyên liệu Cứ tiếp tục các mũi may tiếp theo tạo thành đường may hoàn chỉnh

• Đường may móc xích đơn: Người thợ chỉ cần dùng mũi may 1 chỉ của kim để tạo ra đường vòng xích khóa chặt nhau phía bên dưới sản phẩm

Bước 4: Là ủi sản phẩm

Là một trong những khâu quan trọng phải có trong quy trình sản xuất hàng may mặc Công đoạn này có tác dụng giúp cho sản phẩm thêm đẹp mắt, đạt chất lượng và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Một số phương pháp ủi, ép :

• Ủi thiết kế: Tạo hình sản phẩm bằng cách kéo dãn, uốn, nén kép giúp tạo ra độ phồng tại những vị trí nhất định trên trang phục.

• Ủi phẳng: Loại bỏ những hình dạng không đúng trên bề mặt và giảm các nếp nhăn trở nên thẳng mịn.

• Ủi sau khi may xong

Bước 5: Kiểm tra chất lượng tổng thể

Đây là công đoạn cuối cùng để kiểm tra xem sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn để xuất ra thị trường hay giao đến tay khách hàng hay không.

• Kiểm tra cố định mọi chi tiết sản phẩm để xác định chất lượng

• Kiểm tra đột xuất trong từng khâu làm việc để tăng hiệu quả sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất

• Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các nguyên nhân sai để sửa chữa nhanh chóng.

Bước 6: Quản lý sản xuất may mặc

Quản lý sản xuất may mặc sẽ đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, số lượng cũng như tiến độ làm việc trong từng khâu Quy trình làm việc của một nhân viên quản lý sẽ diễn ra như sau:

• Tiếp nhận các đơn hàng từ bộ phận kinh doanh và bắt đầu lập trình trình sản xuất.

• Ước lượng về ngân sách và thời gian sản xuất Đảm bảo tình trạng hàng hóa diễn ra đúng theo như ước tính ban đầu.

• Lập báo cáo trong quá trình sản xuất.

• Phân công từng công việc cho các bộ phận sản xuất cấp dưới.

• Lên kế hoạch điều phối, chọn mua nguyên liệu, vật tư phù hợp.

• Kiểm định, khắc phục lỗi và đánh giá sản phẩm trước khi giao đến tay khách hàng b) Đặc điểm sản phẩm, công nghệ, hoạt động chủ yếu ở Việt Nam

 Đặc điểm của sản phẩm

H&M là một trong những thương hiệu thời trang bình dân nổi tiếng trên thế giới với những sản phẩm về may mặc và phụ kiện thời trang.

• Các sản phẩm rất phong phú đa dạng từ quấn áo nam, nữ, váy, túi sách, đến các phụ kiện thời trang.

• Các bộ sưu tập luôn cập nhật những trend hot nhất- đi đầu trong việc update xu hướng và trào lưu của các sản phẩm runway

• Các sản phẩm chú trọng về thiết kế, kiểu dáng và chất liệu

• Đặc biệt là các thiết kế luôn có tính ứng dụng cao, thời trang phù hợp với tất cả mọi người không phân biệt giới tính hay lứa tuổi

• Chất lượng sản phẩm đảm bảo có đường may chỉnh chu: các sản phẩm mùa hè của H&M như áo phông, quần shory hay váy đầm có chất liệu thoáng mát, thấm hút mù hôi tốt; còn các sản phẩm mùa đông thì dày dặn, có khả năng giữ ấm.

• Các sản phẩm có độ có giãn tốt, không bị mất form khi giặt Đây là điểm nổi bật của sản phẩm.

• Phong cách thời trang tại trẻ trung, phóng khoáng mà lại hiện đại và hợp thời

H&M là một trong những thương hiệu thời trang có độ phủ sóng cao trên mọi trung tâm mua sắm Thương hiệu thời trang này đã thoát khỏi sự khủng hoảng trong lối mòn trong sau năm nhờ lựa chọn vào đầu tư công nghệ H&M đã có những bước chuyển mình đúng đắn khi đầu tư cho công nghệ số và sử dụng nó làm lợi thế kinh doanh

• Trở lại năm 2018, H&M đã ra mắt nền tảng mua sắm trực tuyến và ứng dụng di động mới, cải tiến.

• Hm.com cung cấp nguồn cảm hứng và thông tin-trong khi đem lại cho khách hàng cơ hội để mua sắm các bộ sưu tập

• Trang web mới đã bao gồm các tính năng như thanh toán qua PayPal Quét và tìm, nhấp và thu thập, đánh giá sản phẩm của người mua hàng Trở lại cửa hàng miễn phí, trò chuyện trực tiếp; thư viện xã hội #HMxME cho cảm hứng phong cách và một công cụ tìm kiếm trực quan.

• H&M đã thành lập một sự hiện diện mạnh mẽ các phương tiện truyền thông xã hội không ngừng phát triển H&M là một trong những công ty thời trang hàng đầu trên Facebook, Twitter, Youtube và Google+

 Công nghệ váy số hóa

Những vấn đề chung về công tác kế toán trong doanh nghiệp

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty H&M là mô hình tập trung Phòng kế toán của công ty thực hiện công tác thống kê về số liệu tài chính trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp Phản ánh kịp thời, chính xác, trung thực, đầy đủ diễn biến hàng này về hoạt động sản xuât của công ty, báo cáo ban giám đốc theo các chỉ tiêu thống kê sản xuất. a) Sơ đồ bộ máy kế toán

Kế toán tiền và vật tư

Kế toán tiền lương Thủ quỹ

Kế toán tổng hợp b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

 Kế toán trưởng: Xây dựng tổ chức, quản lý tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra, giám sát thực hiện các công việc liên quan đến kế toán trong doanh nghiệp

 Kế toán tổng hợp: Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện của kế toán thành viên Tổng hợp số liệu báo cáo của những kế toán phần hành mục đích để ghi sổ sách, làm báo cáo tổng hợp cuối kỳ.

 Kế toán tiền và vật tư: Theo dõi kiểm soát các hoạt động tăng giảm tiền và kiểm soát tổng tiền tại quỹ tiền mặt và tiền ngân hàng lập báo cáo thu chi gửi giám đốc.

 Kế toán thuế: Thu thập các hóa đơn chứng từ đầu ra, đầu vào làm căn cứ kê khai thuế hàng tháng, quý quyết toán thuế cuối năm Báo cáo về thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tình hình sử dụng hóa đơn lập báo cáo cuối năm

 Kế toán tiền lương: Tính lương và trả lương theo quy định của công ty, dựa trên bảng chấm công, hợp đồng lao động

 Kế toán bán hàng: Lập hóa đơn bán hàng , theo dõi và tổng hợp số lượng hàng bán được để lập báo cáo về tình hình bán hàng , tình hình tăng giảm của hàng hóa theo yêu cầu của quản lý doanh nghiệp

 Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ phải thu của khách hàng, phải trả người cung cấp, đưa ra những kế hoạch thanh toán cho từng nhà cung cấp, thu hồi công nợ

 Thủ quỹ: Kiểm soát toàn bộ hoạt động thu chi phát sinh trong doanh nghiệp như kiểm tra phiếu thu, phiếu chi, ký xác nhận, giao các liên, tạm ứng, c) Các chính sách kế toán áp dụng

 Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC và thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 về việc hướng dẫn sửa đổi bổ sung kế toán doanh nghiệp.

 Về hình thức sổ áp dụng: Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ và có sử dụng phần mềm kế toán.

Nội quy, quy chế đơn vị

a) Nội quy và quy chế

 Tại H&M, chúng tôi tin rằng sự bền vững là một phần tất yếu trong sự thành công của một doanh nghiệp Do vậy, chúng tôi luôn luôn nỗ lực hoạt động với đạo đức kinh doanh, sự minh bạch, tính trách nhiệm và chúng tôi mong đợi các đối tác kinh doanh của mình sẽ làm như vậy H&M đại diện cho tất cả các công ty thành viên và thương hiệu trong tập đoàn H&M.

 Tuân thủ pháp luật là điểm khởi đầu cơ bản, nhưng mục tiêu của chúng tôi là cùng tiến xa hơn những quy phạm pháp luật để thúc đẩy các vấn đề sau đây;

 Yêu cầu và kỳ vọng của H&M đối với các vấn đề này được giải thích trong phần Quy chuẩn của Cam kết này Đối với mỗi vấn đề, có hai cấp độ hoạt động bền vững;

 Cách thức đánh giá hoạt động phát triển bền vững o Tin cậy lẫn nhau và đối thoại minh bạch là trọng tâm trong ý định của H&M tiếp tục phát triển. o Để xúc tiến việc đánh giá năng lực hoạt động và đối thoại một cách hiệu quả, H&M có quyền yêu cầu dữ liệu hoạt động bền vững từ đối tác kinh doanh và tiến hành các chuyến thăm không báo trước đến những cơ sở sản xuất hàng hoá hay dịch vụ cho H&M Đối tác kinh doanh cũng có thể được đánh giá bởi các bên giám định đại diện cho các tổ chức mà H&M là thành viên Do đó, các đối tác kinh doanh có nghĩa vụ thông báo cho H&M về nơi sản xuất và cung cấp dịch vụ cho H&M o Để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu cơ bản và xúc tiến việc liên tục cải tiến Việc này bao gồm các chính sách rõ ràng, cơ cấu tổ chức có phân định trách nhiệm giải trình, các thủ tục, cơ chế thông tin liên lạc và phản hồi để nhận diện, sửa đổi và cải thiện các tác động đối với xã hội, sức khỏe & an toàn và môi trường o Tính minh bạch cũng là điểm khởi đầu quan trọng để nhận biết và giải quyết các thách thức đối với phát triển bền vững toàn ngành và mang tính hệ thống H&M sẽ tiếp tục làm việc cùng các đối tác kinh doanh, ngành, các nhóm xã hội dân sự và các chính phủ để thúc đẩy hành động tập thể và những thay đổi mang tính hệ thống cần thiết nhằm nâng cao tính bền vững xã hội và môi trường H&M khuyến khích đối tác kinh doanh của mình làm điều tương tự.

 Môi trường làm việc lành mạnh

A,Sức khỏe và sự an toàn

 Cơ bản: An toàn lao động tại nơi làm việc, sức khỏe và an toàn của người lao động phải được ưu tiên hàng đầu tại mọi thời điểm và một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh phải được đảm bảo Ở mức tối thiểu, điều này có nghĩa;

 Tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành • Không có tòa nhà không an toàn.

 Không tiếp xúc với các máy móc, thiết bị và/ hoặc các chất nguy hiểm trong điều kiện không an toàn.

 An toàn cháy nổ phải được duy trì thông qua trang thiết bị và điều kiện thích hợp, đào tạo chữa cháy thường xuyên và diễn tập sơ tán và phòng ngừa nguy cơ cháy nổ

 được tiếp cận nguồn nước uống và khu vệ sinh sạch sẽ đảm bảo các điều kiện thông gió và nhiệt độ thích hợp.

 Chỗ ở/ Nhà ở, khi được cung cấp, phải tách biệt khỏi nơi làm việc và đáp ứng tất cả các yêu cầu cơ bản nói trên liên quan đến sức khỏe và an toàn.

 Phòng chống tai nạn và thương tích phát sinh từ, cùng với, hoặc xảy ra trong quá trình làm việc và người lao động được đào tạo về sức khỏe và an toàn thường xuyên và việc này phải được lưu hồ sơ

 Đáp ứng thỏa đáng nhu cầu của lao động nữ mang thai.

Tham vọng: Người sử dụng lao động thúc đẩy, và chủ động thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe và phúc lợi lâu bền cho người lao động dựa trên quan điểm và thực hành tốt về giới tính, đặc biệt đối với lao động nữ mang thai.

B,Phân biệt đối xử, sự đa dạng và bình đẳng

Cơ bản: Mọi người lao động luôn luôn được đối xử bằng sự tôn trọng phẩm giá. Không có phân biệt đối xử trong tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, đào tạo, thăng tiến, chấm dứt hoặc nghỉ hưu vì những lý do giới tính hoặc xu hướng giới tính, chủng tộc, màu da, tuổi,…

Tham vọng: Người sử dụng lao động tích cực thực hiện để tạo dựng sự đa dạng và một nơi làm việc tốt Tích cực tham gia cùng cộng đồng địa phương và/hoặc các tổ chức phi chính phủ để tìm cách tạo công ăn việc làm cho các cộng đồng thiểu số và/hoặc các nhóm yếu thế và chủ động gỡ bỏ các rào cản đối với họ.

C,Việc làm được công nhận

Cơ bản: Tất cả các công việc được thực hiện phải dựa trên mối quan hệ lao động được công nhận bởi pháp luật và thực tiễn quốc gia Mỗi người lao động sẽ được quyền ký hợp đồng bằng văn bản, bằng ngôn ngữ riêng của họ, quy định các điều kiện lao động

Tham vọng: Người sử dụng lao động có những bước xa hơn những yêu cầu của pháp luật để hạn chế việc sử dụng các hợp đồng lao động có thời hạn Tại những nước có hệ thống an sinh xã hội kém - người sử dụng lao động cung cấp bảo hiểm thay thế cho người lao động, bao gồm cả bảo hiểm y tế và hưu trí.

Cơ bản: Tiền lương và phúc lợi trả cho một tuần làm việc tiêu chuẩn, ở mức tối thiểu, phải tuân thủ quy định pháp luật hiện hành của nước sở tại Tất cả các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật hoặc nội dung đã nêu trong hợp đồng phải được chi trả Người lao động được hưởng chế độ nghỉ phép và được thanh toán đầy đủ cho tất cả chế độ nghỉ phép được hưởng lương theo quy định của pháp luật

Tham vọng: Người sử dụng lao động áp dụng một cơ cấu trả lương thưởng tương xứng với kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động Thực hiện đánh giá rộng rãi, thường xuyên các nhu cầu của người lao động để tìm hiểu các nhu cầu khác của họ.

Trình bày và đánh giá đạo đức của quản lý

 Trình bày đánh giá giá trị đạo đức của quản lý

Như chúng ta biết thì đạo đức của nhà quản lý – lãnh đạo là những điều được xây dựng dựa trên đặc điểm cá nhân nhà lãnh đạo và họ thường có khuynh hướng vị tha nên ảnh hưởng đến cả người có hành vi đạo đức và phi đạo đức(Brơn và cộng sự 2005) Do vậy, đạo đức của người đại diện Doanh nghiệp sẽ được xem là dấu hiệu đáng mừng vì chính họ sẽ truyền cảm hứng đến nhân viên, định hướng nhân viên thực hiện công việc một cách đúng đắn

 Các nhà quản lý có một nhiệm vụ (trong hầu hết các doanh nghiệp) là đạt được lợi nhuận Đồng thời, các tiêu chuẩn đạo đức hiện đại áp đặt nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và nâng cao giá trị lợi ích doanh nghiệp vì lợi ích của tất cả mọi người, kể cả công chúng.

 Trong lĩnh vực sản phẩm và sản xuất, các nhà quản lý cần có trách nhiệm đảm bảo rằng công chúng và nhân viên của họ được bảo vệ khỏi nguy hiểm Nỗ lực tăng lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí có thể dẫn đến các điều kiện làm việc nguy hiểm hoặc không đủ tiêu chuẩn an toàn trong sản phẩm

 Còn hành vi đạo đức của tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp là một mối quan tâm lớn cho quản lý Trong tổ chức, một cách tiếp cận trên tuân thủ nêu bật sự phù hợp với pháp luật Một cách tiếp cận dựa trên tính toàn vẹn cho thấy vấn đề phải giải quyết sẽ rộng hơn, kết hợp cả đạo đức trong các giá trị và văn hóa của tổ chức Các tổ chức đôi khi ban hành các quy tắc ứng xử cho nhân viên Nhiều nhân viên bị ràng buộc bởi các quy tắc ứng xử chuyên nghiệp, ngoài ra đạo đức trong các tổ chức liên quan đến trách nhiệm xã hội và thực tiễn kinh doanh

 Đánh giá giá trị đạo đức của nhà quản lý

Vai trò của môi trường trong việc xác định môi trường đạo đức của một tổ chức có thể được khám phá thêm bằng cách phản ánh ngắn gọn về vai trò của các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc thiết lập tiêu chuẩn đạo đức Một nền văn hóa một phần là tập hợp các biểu tượng và thái độ, thể hiện những sự thật nhất định về tổ chức Các nhà quản lý cũng là những nhà quản lý mang tính biểu tượng; chắc chắn họ quyết định những gì là ưu tiên, họ làm gương, dù muốn hay là không

 Các tổ chức dưới bất cứ hình thức nào cũng phải áp dụng các giá trị sẽ thúc đẩy tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, từ đó duy trì sự tự tin của các bên liên quan. Lãnh đạo cấp cao phải chứng thực các giá trị tổ chức thúc đẩy hành vi đạo đức.

 Sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức có thể hiểu là những phầm chất đạo đức tốt đẹp của người quản lý cũng như nhân viên trong công ty.

 Việc thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức bao gồm các nội dung như: Biện pháp của ban giám đốc để loại bỏ hoặc giảm thiểu các động cơ xúi giục nhân viên tham gia vào các hành động thiếu trung thực và bất hợp pháp hay phi đạo đức

 Hội đồng quản trị đã thể hiện sự độc lập với người quản lý một cách tốt nhất, có trách nhiệm đánh giá các kiểm soát và giám sát các hoạt động của đơn vị theo đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, pháp luật và quy định khác trong doanh nghiệp đó

 Các nhà lãnh đạo cũng như quản lý của doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, luôn có sự khách quan nhất, độc lập về hiệu quả hoạt động, về tính hiệu quả của công việc, giảm nhẹ được rủi ro xảy ra, phân chia nhiệm vụ công bằng đối với các nhân viên trong doanh nghiệp.

 Nhà quản lý ngăn chặn được các trường hợp không trung thực, vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp để tạo lên một môi trường kiểm soát nội bộ hiệu quả,một đội ngũ nhân viên chất lượng.

Trình bày và đánh giá về cơ cấu tổ chức

 Hội đồng quản trị và ban kiểm soát

Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, làm các nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, trong tổ chức thực hiện quyền sở hữu nhà nước, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty

- Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo công tác đánh giá quản lý và các báo cáo khác trước khi trình các cơ quan Nhà nước có liên quan.

- Có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc các đơn vị trực thuộc

 Cơ cấu tổ chức và phân chia trách nhiệm

Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng Ưu điểm của mô hình này là công tác quản lý được chuyên môn hóa cao: Mỗi bộ phận, mỗi phòng ban đảm nhiệm một phần công việc nhất định, vận dụng được khả năng, trình độ chuyên sâu của cán bộ quản lý, giảm được gánh nặng cho Tổng giám đốc Công ty có đội ngũ cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm, có những cán bộ đã trải qua thực tế nhiều lần, có tầm nhìn chiến lược, có đủ năng lực đảm nhận vị trí mà công ty giao phó

Thực tế cho thấy công ty có phân chia các chức năng riêng biệt và xác định vị trí then chốt của từng bộ phận, quyền hạn và trách nhiệm của các nhân viên và từng bộ phận trực thuộc Việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận được căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng bộ phận, mỗi nhân viên được giao nhiệm vụ dựa trên năng lực Tuy nhiên, vấn đề này chưa được cụ thể hóa bằng văn bản, điều này nguy hiểm cho kiểm soát nội bộ vì việc không rõ ràng dẫn đến đôi khi có những việc quan trọng có thể quyết định trong khả năng của mình nhưng lại không được quyết định hoặc khi có sự cố thì đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau

Trong công ty không có sự chồng chéo về chức năng và quyền hạn giữa các phòng ban, có sự qui định rõ ràng trong vấn đề báo cáo nội bộ giữa các phòng ban với cấp quản lý, cũng như giữa các phòng ban với nhau, như vậy sẽ giúp ích cho mối quan hệ hợp tác, phối hợp và chia sẻ thông tin lẫn nhau giữa những bộ phận khác nhau trong công ty và những nhân viên trong cùng một phòng ban Định kỳ 5 năm, các cấp quản lý xem lại cơ cấu tổ chức, nếu cần thiết sẽ thay đổi cho phù hợp với thực tế.

III, Ý 3: Xác định rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trong kinh doanh.

Xác định các rủi ro tiềm tàng

Rủi ro tiềm tàng đo lường các đánh giá của kiểm toán viên về khả năng có những sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hoặc gian lận trong một phận nào đó trước khi xem xét hiệu quả của kiểm soát nội bộ

 Rủi ro về giá: Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 trong thời gian dài tác động trực tiếp tới thị trường tiêu thụ làm ảnh hưởng lớn.

 Rủi ro về chất lượng-quản lý và phân phối: do giá thành rẻ và chất liệu nên qua vài lần giặt sản phẩm đã mất from và nhão cùng như không thể kiểm soát được quá trình vận chuyển, bảo quản cũng như chất lượng ở khâu cuối trước khi tới tay khách hàng do sự sơ xảy của các quản lý ở khu vực

 Rủi ro pháp lý: tranh chấp về quyền sở hữu thương hiệu và bản quyền ý tưởng sản phẩm.

 Rủi ro về sự thay đổi thị hiếu khách hàng

 Rủi ro về khách hàng tiềm năng và đặc biệt là người đại diện thương hiệu

 Rủi về thị trường: để khẳng định vị thế và tiến thân vững vàng vào khu vực Đông Nam Á đặc biệt là thị trường triệu dân- Trung Quốc mà công ty sẵn sàng bảo vệ đường lưỡi bò để nhận sự uỏng hộ của đất nước đông dân số này

 Tiền mặt( tk 111) còn nhiều gây rủi ro mất mát

 Nợ/vốn chủ sở hữu: nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng( gần bằng 1) cho thấy đang vay nhiều tổ chức hơn do mở rộng thị trường để phục vụ cho hoạt động của mình điều này làm cho công ty dễ gặp rủi ro và có thể tăng khoản nợ lên lớn hơn.

 Rủi ro nguồn lực: Bộ máy quản lý đơn giản nhưng phòng ban và điều hành nằm rộng khắp khu vực bắc và đông âu và gần đây là đông nam á dẫn tới hiệu quả hoặt động kém và thiếu liên kết

 Rủi ro về truyền thông dư luận

 Rủi ro về nhân sự( tay trong của đối thủ cạnh tranh)

 Rủi ro của chính sách của chính phủ

 Rủi ro đối thủ cạnh tranh: đối thủ mạnh của H&M là Zara và các thương hiệu khách dây sức ép tới phòng chiến lược

Rủi ro kiểm soát trong doanh nghiệp

Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.

 Rủi ro kiểm soát trong DN

- Công ty chưa chú ý đến vấn đề bất kiêm nhiệm, có những chức năng công ty không tách biệt nên có thể có gian lận xảy ra, ví dụ như thủ quỹ đảm nhiệm luôn việc lập phiếu thu, phiếu chi

- Định kỳ công ty không đánh giá lại hệ thống kiểm soát nội bộ để có thể có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết nhằm khắc phục những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn và duy trì sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ qua những thời kỳ khác nhau

- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm soát

+ Tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch

+ Khối lượng và cường độ của giao dịch (nhiều hay ít, mạnh hay yếu).

+ Số lượng và chất lượng của hệ thống nhân lực tham gia kiểm soát trong doanh nghiệp

+ Tính hiệu lực, hợp lí và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và trình tự kiểm soát trong doanh nghiệp.

+ Tính khoa học, thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ như: việc sắp xếp phân công đúng người đúng việc, bố trí sử dụng một cách tối ưu các phương tiện, thiết bị kết hợp với con người trong quá trình kiểm soát…

 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm soát thường không hoàn toàn được loại trừ do sự hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

Kiểm toán viên (KTV) có thể đánh giá rủi ro kiểm soát là cao đối với cơ sở dẫn liệu của BCTC trong trường hợp:

+ Hệ thống kế toán va hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ và không hiệu quả.

+ KTV không có được đầy đủ cơ sở để đánh giá sự thích hợp, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp.

Ngược lại, KTV có đầy đủ điều kiện và có kế hoạch để thử nghiệm về kiểm soát nhằm khẳng định việc đánh giá rủi ro kiểm soát của mình KTV có đầy đủ bằng chứng và cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là có hiệu lực, hiệu quả Tức là hệ thống này có khả năng ngăn ngừa, phát hiện và xử lí kịp thời các gian lận, sai sót trọng yếu trong doanh nghiệp.

Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.

Kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ cao đối với cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính trong trường hợp:

– Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ;

– Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả;

– Kiểm toán viên không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao đối với cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính trong trường hợp:

– Kiểm toán viên có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu; – Kiểm toán viên có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát.

IV, Ý 4: Đề xuất các hoạt động kiểm soát chủ yếu để giảm thiểu rủi ro Để giảm thiểu các rủi ro nêu trên, doanh nghiệp cần thường xuyên: xác định rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn Phân tích ảnh hưởng của chúng kể cả tần suất xuất hiện và xác định các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng, thông qua hệ thống kiếm soát nội bộ trong doanh nghiệp Để có thể xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, hướng đến quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, cần các đề xuất sau: Đề xuất 1: Công ty nên thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ không được là thành viên của phòng kế toán vì các biện pháp kiểm soát nội bộ cũng áp dụng cho cả phòng kế toán Cụ thể, kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán cũng như việc đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị; và xác định các rủi ro, các vấn đề và nguồn gốc của các yếu kém, xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị về những khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ một cách kịp thời để điều chỉnh đúng lúc.

- Về mặt chính sách: cần có sự quan tâm của những người ban hành chính sách. Cần có các quy định cụ thể về vấn đề xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu lực gắn liền với chức năng đánh giá và quản lý rủi ro Bên cạnh đó, cần có các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định trên Có như vậy các doanh nghiệp mới có một sự thống nhất trong việc xây dựng và vận hành hệ thống này.

- Về phía doanh nghiệp: vấn đề mấu chốt để giảm thiểu rủi ro chính là việc ý thức rủi ro và quản lý nó của người chủ doanh nghiệp Để thực hiện được điều này, những vấn đề sau cần được thực hiện:

Một là, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đưa vấn đề quản lý rủi ro là vấn đề ưu tiên hàng đầu khi xây dựng các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Hai là, luôn luôn tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi ra các quyết định.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có các chính sách về quản lý rủi ro cụ thể với từng hoạt động của doanh nghiệp và phải có người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc đánh giá và quản lý rủi ro. Đồng thời, cần tuân thủ nguyên tắc phân công phân nhiệm và thường xuyên có các hoạt động giám sát việc thực hiện các quy chế của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 16/04/2024, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w