1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực hành học phần tài nguyên cây thuốc chủ đề 4 tìm hiểu về các cây thuốc sử dụng tại tỉnh thanh hóa

50 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Các Cây Thuốc Sử Dụng Tại Tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Cao Thị Quý, Lụ Đức Tài, Vũ Phương Thanh, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trần Phương Thảo, Lũ Duy Thịnh, Nguyễn Thị Thường, Hoàng Thị Trang, Nguyễn Thị Trang, Đào Thựy Trang
Người hướng dẫn TS. Hoàng Lờ Sơn
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Dược Liệu Và Dược Cổ Truyền
Thể loại báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

Báo cáo thực hành học phần tài nguyên cây thuốc chủ đề 4 tìm hiểu về các cây thuốc sử dụng tại tỉnh thanh hóa Báo cáo thực hành học phần tài nguyên cây thuốc chủ đề 4 tìm hiểu về các cây thuốc sử dụng tại tỉnh thanh hóa

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC KHOA DƯỢC BÁO CÁO THỰC HÀNH HỌC PHẦN: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Chủ đề 4: Tìm hiểu về các cây thuốc sử dụng tại tỉnh Thanh Hóa Bộ môn : Dược liệu và dược cổ truyền Giảng viên hướng dẫn : TS Hoàng Lê Sơn Lớp : Dược 21 B+ C Thực hiện : Tổ 2, nhóm TH1BC Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2024 THÀNH VIÊN NHÓM Tên thành viên Mã sinh viên Nhiệm vụ Cao Thị Quý 21100272 Lô Đức Tài Tìm hiểu về cây Ba kích, Diệp hạ 21100275 châu đắng, Đinh lăng Vũ Phương Thanh 21100278 Nguyễn Thị Thanh Tìm hiểu về cây Củ mài, Hòe, Hương nhu trắng Thảo Trần Phương Thảo Làm slide Lò Duy Thịnh 21100281 Làm slide Nguyễn Thị Thường 21100284 Tìm hiểu về cây Địa liền tím, Gừng Hoàng Thị Trang 21100287 gió, rau Dớn 21100290 Nguyễn Thị Trang 21100293 Tìm hiểu về cây Ích mẫu, Nghệ 21100296 vàng, Quế Đào Thùy Trang 21100292 Giới thiệu địa phương và nét văn hóa Tìm hiểu về cây Sả, Đu đủ rừng Tìm hiểu về cây Náng, Hy thiêm, Cơm lênh Tìm hiểu về cây Lông cu li, Đùm đũm, Sổ bà Bàn luận Tìm hiểu về cây Cà gai leo, ngải cứu, đơn châu chấu Tổng hợp, hoàn thiện tiểu luận MỤC LỤC MỤC LỤC 3 I GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG VÀ NÉT VĂN HÓA TỈNH CAO BẰNG 5 1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 5 2 Dân số 6 3 Văn hóa 6 4 Tài nguyên cây thuốc 6 II CÁC CÂY THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG CỦA CÁC DÂN TỘC 7 1 Aralia Solanum procumbens Lour (Cây Cà gai leo) 7 2 Artemisia vulgaris L (Cây ngải cứu) 9 3 Aralia armata Seem (Cây Đơn Châu Chấu) 11 4 Trevesia palmata (Roxb ex Lindl.) Vis (Cây Đu đủ rừng) 13 5 Cymbopogon nardus Rendl (Cây Sả) 14 6 Morinda officinalis How (Cây Ba kích) 15 7 Phyllanthus niruri L (Cây Diệp hạ châu đắng) 17 8 Polyscias fruticosa L (Cây Đinh lăng) 18 9 Aralia armata Seem (Cây Củ mài) 20 10 Sophora japonica L (Cây Hòe) 22 11 Ocimum gratissimum L (Cây Hương nhu trắng) 24 12 Leonurus japonicus (Cây Ích mẫu) 26 13 Curcuma zanthorrhiza Roxb (Cây Nghệ rễ vàng) 28 14 Cinnamomum cassia (L.) J Presl (Cây Quế) 30 15 Aralia armata Seem (Cây Náng hoa trắng) 32 16 Siegesbeckia orientalis L (Cây Hy thiêm) 33 17 Pothos repens (Lour.) Druce (Cơm lênh) 34 18 Cibotium barometz (L.) J Sm (Cây Lông cu li) 36 19 Rubus alceaefolius Poir (Cây Đùm đũm) 38 20 Dillenia indica L (Cây Sổ bà) 40 21 Kaempferia galanga L (Cây Địa liền tím) 42 3 22 Zingiber zerumbet (Cây Gừng gió) 43 23 Diplazium esculentum (Retz.) Sw (Cây Rau dớn) 44 III BÀN LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 4 I GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG VÀ NÉT VĂN HÓA TỈNH CAO BẰNG Việt Nam là một quốc gia đa dạng dân tộc, có nền y học cổ truyền lâu đời Trải qua hàng nghìn năm, tri thức sử dụng cây thuốc nước ta vô cùng phong phú với nhiều vị thuốc, bài thuốc hay được áp dụng để chữa bệnh Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều loại thuốc hiện đại mới đã ra đời và được sử dụng rộng rãi Tuy nhiên, nguồn tài nguyên cây thuốc vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh Mỗi vùng, khu vực ở nước ta đều có những cây thuốc, cách sử dụng cây thuốc khác nhau phù hợp với điều kiện địa lý, văn hóa của từng vùng miền, dân tộc Trong số đó, Thanh Hóa là một tỉnh có nhiều thế mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng và phát triển cây dược liệu 1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Tỉnh Thanh Hóa nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam, phía đông giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với đường biên giới dài 213,6km; phía Đông là là Vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102km Với vị trí địa lý thuận lợi, Thanh Hóa sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, giao thương với các tỉnh khác , thông thương với nước CHDCND Lào, liên thông với nhiều nước trong khối ASEAN thông qua cửa khẩu quốc tế Na Mèo Diện tích tự nhiên tỉnh Thanh Hóa là 11111,4 km2, chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du và miền núi Đại hình tỉnh nghiêng từ tây bắc xuống đông nam Đồi núi chiếm ¾ diện tích cả tỉnh, tạo niềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, việc trồng và phát triển các cây dược liệu Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt Mùa nóng bắt đầu từ cuối xuân đến giữa thu, trong khoảng thời gian này, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều gây ra lụt lội và 5 hạn hán Những ngày có gió Lào, nhiệt độ được đẩy cao tới 39-40oC Mùa lạnh bắt đầu từ giữa thu đến cuối mùa xuân năm sau, mùa này thường hay xuất hiện gió màu đông bắc, mưa ít, đầu màu thường hanh khô Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5-6oC 2 Dân số Thanh Hóa có dân số đứng thứ 3 cả nước với 3,7 triệu dân, là nơi sinh sống của 28 dân tộc anh em nhưng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông và Khơ Mú Dân tộc Mường có 364.622 người, Dân tộc Thái có 223.165 người, Dân tộc Mông có 14.917 người, Dân tộc Thổ có 11.530 người, dân tộc Dao có 6.215 người, dân tộc Khơ Mú có 978 người và còn lại 21 dân tộc thiểu số khác có 4493 người 3 Văn hóa Với 6 dân tộc thiểu số, Thanh Hóa có những nét truyền thống mang đậm riêng dấu ấn của mỗi dân tộc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của quê hương Thanh Hóa Những lễ hội trong sắc xuân mang đậm dấu ấn của từng dân tộc với các hình thức diễn xướng, các làn điệu dân ca, dân vũ, Ngoài các nghi lễ, các trò chơi dân gian vào mỗi dịp lễ hội trong những ngày đầu xuân còn có nhiều tiết mục giao lưu văn hóa, thưởng thức món đặc sản trong vùng đã tạo nên mối quan hệ khăng khít, đoàn kết giữa các dân tộc Thông qua phát triển du lịch và duy trì những nét đẹp văn hóa, các giá trị truyền thống sẽ được bảo tồn và được khai thác bền vững 4 Tài nguyên cây thuốc Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay tỉnh Thanh Hóa có khoảng 5000 ha với gần 1000 loài cây dược liệu Trong đó có khoảng 20 loài dược liệu quý chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi như: ba kích, đinh lăng, củ mài, hòe, hương nhu, quế, sa nhân, huyền sâm, xuyên tâm liên, Với kinh nghiệm sử dụng cây dược liệu làm thuốc của người dân nơi đây đã tạo ra nguồn tri thức sử dụng cây thuốc phong phú, có những đặc điểm riêng khác so với các đồng bào dân tộc khu vực khác 6 II CÁC CÂY THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG CỦA CÁC DÂN TỘC 1 Aralia Solanum procumbens Lour (Cây Cà gai leo) 1.1 Tổng quát Tên thường gọi: Cà gai leo, Chẽ nam (Tày), Cà gai dây, Cà quýnh, Cà quạnh, Brong goon (Bana), Gai cườm Tên khoa học: Solanum procumbens Lour Họ: Solanaceae (Cà) 1.2 Phân bố Thế giới: Ở một vài nước nhiệt đới châu Á khác như Campuchia, Thái Lan, đảo Hải Nam – Trung Quốc Tại Việt Nam: - Chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du, không thấy ở miền núi - Vùng phân bố tương đối phong phú ở Việt Nam bao gồm: + Các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận + Các tỉnh ven biển miền trung, từ Thanh Hóa trở vào có thể khai thác mỗi năm vài chục tấn nguyên liệu để làm thuốc Hình ảnh Phân bố của cây Cà gai leo trên Thế Giới (Theo https://www.gbif.org/ - CSTT đa dạng sinh học toàn cầu) 7 1.3 Bộ phận sử dụng Bộ phận thường được sử dụng để chữa bệnh nhất là rễ (thích gia căn), dây (thích gia đằng) Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô để sắc uống hoặc cũng có thể dùng khi tươi 1.4 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa phương Người dân tộc Dao sử dụng cây cà gai leo cùng một số vị thuốc thảo như an xoa, thông đất, mía giò, xương khỉ, đan vàng, cây mặt quỷ, sắc nước uống để chữa bệnh về gan 1.5 Kinh nghiệm sử dụng theo dân gian1 Chữa viêm gan B, xơ gan, giải độc gan: Dùng rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc với lít nước uống trong ngày Chữa rắn cắn: rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với khoảng 200 ml nước đun sôi để nguội, chắt nước cho người bị nạn uống Chữa tê thấp, phong thấp Chữa ho, ho gà: Rễ cà gai leo, lá chanh Sắc uống làm 2 lần trong ngày Chữa sưng mộng răng: Hạt cà gai leo tán nhỏ, cho vào nồi đồng với một ít sáp ong, đốt lá lấy khói xông vào chân răng (Bách gia trân tàng) Trị cảm cúm, dị ứng, hen suyễn, đau nhức xương khớp: rễ hoặc thân lá cà gai leo dưới dạng thuốc sắc, uống trong ngày 1.6 Công dụng và liều dùng2 1 Tra cứu Dược Liệu Việt Nam, https://tracuuduoclieu.vn/ 2 Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học 8 Rễ cà gai leo được nhân dân dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, sâu răng, chảy máu chân răng Có nơi nhân dân coi như có tác dụng chữa say rượu Người ta cho rằng trong khi uống rượu thỉnh thoảng sát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say rượu Nếu bị say uống nước sắc của rễ Ngoài ra còn dùng chữa bệnh lậu Mỗi ngày uống từ 16-20g rễ khô dưới dạng sắc Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai rễ nuốt nước, bã đắp lên vết bị rắn cắn 2 Artemisia vulgaris L (Cây ngải cứu) 2.1 Tổng quát Tên tiếng Việt: Ngải cứu, Cây thuốc cứu, Ngải diệp, Quả sú (Hmông ), Nhả ngải (Tày), Ngỏi (Dao) Tên khoa học: Artemisia vulgaris L Họ: Asteraceae (Cúc) 2.2 Phân bố Thế giới: mọc ở nhiều nước khác ở châu Á, cả châu Âu Tại Việt Nam: mọc hoang ở nhiều nơi Một số gia đình trồng ngải cứu có tính chất quy mô nhỏ quanh nhà, chưa thấy trồng quy mô lớn 9 Hình ảnh Phân bố của cây Ngải cứu trên Thế Giới (Theo https://www.gbif.org/ - CSTT đa dạng sinh học toàn cầu) 2.3 Bộ phận sử dụng Lá có lẫn ít cành non 2.4 Kinh nghiệm sử dụng của nhóm dân tộc địa phương Theo kinh nghiệm lâu đời của người Sán Dìu dùng châm cứu bằng ngải cứu để tiêu âm tà, thông khí huyết Người Kinh: Dùng nước ngải cứu tươi để trị ho, đau đầu, cảm cúm 2.5 Kinh nghiệm sử dụng theo dân gian Chườm lá ngải cứu sao nóng giảm đau nhức: + Cho lá ngải cứu vào chảo sao nóng cùng với một ít muối hạt, đỗ hỗn hợp ra khăn mỏng và sử dụng để đắp lên lưng + Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức và người bệnh có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn Uống hỗn hợp ngải cứu và mật ong chữa bệnh Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu: giúp thư giãn thần kinh, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể, từ đó giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn 2.6 Công dụng và liều dùng Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam Ngải cứu được dùng làm thuốc điều kinh: Một tuần lễ trước dự kỳ có kinh, uống mỗi ngày từ 6 đến 12g (tối đa 20g), sắc với nước hay hãm với nước sôi như hãm chè, chia làm 3 lần uống trong ngày Có thể uống dưới dạng thuốc bột (5- 10g) hay dưới dạng thuốc cao đặc 1-4g Nếu có thai, thuốc không gây sẩy thai vì không có tác dụng kích thích đối với tử cung có thai Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét Đơn thuốc có ngải cứu: Thuốc chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: Hàng tháng đến ngày bắt đầu hành kinh và cả những ngày đang có kinh, uống 10

Ngày đăng: 22/03/2024, 12:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN