1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài văn hóa ẩm thực tỉnh bà rịa vũng tàu

41 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ẩm Thực Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Tác giả Triệu Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 13,52 MB

Nội dung

Ngọc Thêm đã từng nói: “Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn là văn hóa tậndụng môi trường tự nhiên của con người”.Khái niệm văn hóa ẩm thực là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ.Chúng ta

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ẨM THỰC

TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện: Triệu Thị Thanh Huyền

Mã sinh viên: A40676

Hà Nội, 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện: Triệu Thị Thanh Huyền

Mã sinh viên: A40676

Hà Nội, 2024

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương 1 Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực 2

1.1 Khái niệm về Văn hóa ẩm thực 2

1.1.1.Văn hóa 2

1.1.2 Ẩm thực 3

1.1.3.Văn hóa ẩm thực 3

1.2 Nhứng điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.4 1.2.1.Điều kiện tự nhiên 4

1.2.2.Điều kiện xã hội 5

1.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực 7

1.3.1.Tính cộng đồng 7

1.3.2.Tính hòa đồng 8

1.3.3.Tính tận dụng 8

1.3.4.Tính thích ứng 9

Chương 2 Thực trạng văn hóa ẩm thực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 10

2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 10

2.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 11

2.2.1.Điều kiện tự nhiên 11

2.2.2.Điều kiện xã hội 14

2.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực tỉnh 16

2.3.1 Hấp dẫn từ hương vị biển trong ẩm thực Bà Rịa - Vũng Tàu 16

2.3.2 Phong phú với các món ăn dân dã: Bản sắc quê hương trên bàn tiệc Vũng Tàu 17

Trang 4

2.3.3 Mang đậm dấu ấn văn hóa: Bản sắc độc đáo trong ẩm thực Bà Rịa

-Vũng Tàu 18

2.3.4 Thưởng thức ẩm thực Bà Rịa - Vũng Tàu trong không gian độc đáo 19 2.4 Một số món ăn đặc trưng của tỉnh 21

2.4.1.Lẩu cá đuối 21

2.4.2.Bánh khọt 21

2.4.3.Bánh xèo 21

2.4.4.Gỏi cá mai 21

2.4.5.Bánh hỏi lòng heo 22

2.4.6 Bánh canh ghẹ 22

2.4.7 Bún cá sứa 22

2.5.Nhận xét chung 23

2.5.1.Một số mặt tích cực 24

2.5.2.Một số bất cập và nguyên nhân 25

Chương 3 Đề xuất giải pháp nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 26

3.1.Tổ chức các sự kiện và hội chợ ẩm thực 26

3.2.Tăng cường quảng bá trên các kênh truyền thông 26

3.3.Phát triển du lịch ẩm thực 27

3.4.Xây dựng các trung tâm ẩm thực 28

Kết luận 30

Trang 5

MỞ ĐẦU

Với hơn 4.000 năm lịch sử văn hóa, ẩm thực Việt Nam không chỉ là mộtnghệ thuật nấu nướng mà còn là một phần không thể thiếu của đời sống và vănhóa dân tộc Từ mỗi món ăn đơn giản như phở, bánh mì, bún riêu cho đến nhữngmón ăn truyền thống phức tạp như bún bò Huế, cơm gà Hải Nam, mỗi món đềumang trong mình một câu chuyện về lịch sử, về văn hóa và về con người ViệtNam Trong hành trình khám phá văn hóa ẩm thực của Việt Nam, vùng ĐôngNam Bộ nổi bật không chỉ với cảnh đẹp tự nhiên mênh mông mà còn với hương

vị đặc trưng của những món ăn mang đậm bản sắc miền Nam Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách muốn tìmhiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam, bánh khọt là một biểu tượng không thểkhông nhắc đến Bánh khọt, với vẻ ngoài đẹp mắt và hương vị đặc trưng, là mộttrong những món ăn đặc sản được yêu thích tại vùng này Một khi bạn đặt chânđến Vũng Tàu, không khó để bắt gặp hình ảnh của những chiếc chảo bánh khọtnóng hổi, phồng lên từng lớp vỏ giòn và nhân thơm lừng mùi sữa dừa và tômtươi Hương vị đặc trưng của bánh khọt không chỉ là sự hòa quện tinh tế giữabột gạo, nước cốt dừa và tôm, mà còn là sự kết hợp hoàn hảo của các gia vị như

-ớt, tỏi, và rau thơm tạo nên một hương vị độc đáo, khó quên Bánh khọt khôngchỉ là một món ăn ngon mà còn là một phần của văn hóa và truyền thống ẩmthực của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu Thông qua việc thưởng thức bánh khọt,

du khách không chỉ được trải nghiệm vị ngon đặc trưng mà còn hiểu sâu hơn vềcuộc sống, văn hóa và lòng hiếu khách của người dân miền Nam Việt Nam."

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC

1.1 Khái niệm về Văn hóa ẩm thực

1.1.1.Văn hóa

Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phongphú và phức tạp Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo củacon người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, lạicũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chứcvẫn ghi trong lý lịch công chức của mình

Khi nói về vấn đề văn hóa, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều quanđiểm khác nhau định nghĩa về văn hóa Nhưng tựu chung lại có thể cho rằng,văn hóa là tất cả những gì không phải là tự nhiên mà văn hóa là do con ngườisáng tạo ra, thông qua các hoạt động của chính mình

Theo quan niệm của UNESCO (Ủy ban giáo dục, khoa học và văn hóaLiên hợp quốc) có nêu: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần vàvật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhómngười trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tínngưỡng.”

Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa gồm hai mảng chính: Văn hóa vật chất (hayvăn hóa vật thể), và văn hóa tinh thần (hay văn hóa phi vật thể) Trong quá trìnhhoạt động sống, con người đã tạo nên nền văn hóa vật chất, thông qua quá trìnhtác động của họ trực tiếp vào tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần túy, như việccon người biết chế tạo công cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xâydựng nhà ở, cầu đường giao thông, đền đài, thành quách, đình chùa, miếu mạo…Còn nền văn hóa tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt độngsống như giao tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cáchứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội như: các triết lý (hay quan niệm) về vũtrụ, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạtđộng văn hóa khác vô cùng phong phú, sinh động

Trang 7

1.1.2 Ẩm thực

Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”, hay chính làmột hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệthuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa

cụ thể Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành Một món

ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thôngqua thương mại, buôn bán trao đổi Ăn và uống là nhu cầu chung của nhân loại,không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến…; nhưng mỗi cộng đồngdân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái, tín ngưỡng,truyền thống lịch sử… nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau, nhữngquan niệm về văn uống khác nhau… từ đó dần dần hình thành những tập quán,phong tục về ăn uống khác nhau

Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lúc đó, để giải quyết nhu cầu

ăn, con người hoàn toàn dựa vào những cái có sẵn trong thiên nhiên nhặt, hái,lượm được Đó là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống”.Tuy nhiên đó là bước đường tất yếu loài người phải trải qua để đi tới chỗ “ănngon hơn, hợp vệ sinh hơn, có văn hóa hơn” sau khi phát hiện ra lửa và duy trìđược lửa Từ đây, một tập quán ăn uống mới đã dần dần hình thành, có tác dụngrất to lớn đến đời sống của con người Cùng với sự gia tăng dân số, mở rộng khuvực cư trú và những tiến bộ trong hoạt động kinh tế, từ giai đoạn ăn sẵn, tướcđoạt của thiên nhiên tiến đến giai đoạn trồng trọt thuần dưỡng chăn nuôi, việc ănuống của con người đã chịu nhiều sự chi phối của hoàn cảnh môi trường sinhthái, phương thức kiếm sống

1.1.3.Văn hóa ẩm thực

Từ cách hiểu văn hóa và ẩm thực như trên, khi xem xét văn hóa ẩm thựcphải xem xét ở hai góc độ: Văn hóa vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hóatinh thần (là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến cácmón ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh… của các món ăn đó) Như TS Trần

Trang 8

Ngọc Thêm đã từng nói: “Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn là văn hóa tậndụng môi trường tự nhiên của con người”.

Khái niệm văn hóa ẩm thực là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ.Chúng ta có thể hiểu văn hóa ẩm thực như sau: Văn hóa ẩm thực là những tậpquán và khẩu vị ăn uống của con người; những ứng xử của con người trong ănuống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến, bàybiện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong các món ăn; cách thứcthưởng thức món ăn…

Mỗi một cộng đồng cư dân khác nhau đều có cách ăn, cách uống và cácmón ăn uống khác nhau, nó phản ánh kinh tế, xã hội của tộc người đó

Nói như vậy thì từ xa xưa, người Việt Nam đã chú ý tới văn hóa ẩm thực

“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đâu chỉ là vật chất mà còn là ứng xử với giađình - xã hội Con người không chỉ biết “Ăn no mặc ấm” mà còn biết “Ăn ngonmặc đẹp”.Trong ba cái thú “Ăn - Chơi - Mặc” thì cái ăn được đặt lên hàng đầu

Ăn trở thành một nét văn hóa, và từ lâu người Việt Nam đã biết giữ gìn nhữngnét văn hóa ẩm thực của dân tộc mình

1.2 Nhứng điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

1.2.1.Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí, địa lý

Vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu của các món ăn:

- Ở vị trí tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện như: đường thuỷ,đường sông, đường bộ, đường không… khẩu vị ăn uống sẽ bị ảnh hưởng nhiềuhơn do nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến dồi dào, phong phú, các món ăn đadạng, khẩu vị mang sắc thái nhiều vùng khác nhau

- Đặc điểm địa lý cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng nguyên liệuchế biến và kết cấu bữa ăn:

Trang 9

Đất nước có những dòng sông dồi dào phù sa màu mỡ với nền văn minhlúa nước thì nền ẩm thực không thể vắng bóng những món ăn làm từ gạo haycác loại nông sản như ngô, khoai.

Đất nước có vùng biển thì đặc sản lại là các loại hải sản tươi ngon

Đất nước gập ghềnh đồi núi với khí hậu ôn hòa thì lại là địa điểm lýtưởng để chăn nuôi gia súc, trồng các loại rau xanh hay cây ăn quả

b, Khí hậu:

Khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn:

Vùng khí hậu có nhiệt độ càng thấp thì món ăn sẽ có chút cay the hoặcgia vị nêm nếm có tính nóng hơn vì như vậy sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn trongngày lạnh giá.Món ăn sử dụng càng nhiều thực phẩm động vật, giàu chất béo,phương pháp chế biến phổ biến là quay, nướng hầm, các món ăn đặc, nóng, ítnước và ăn nhiều bánh

Vùng khí hậu nóng thì món ăn thường được chế biến từ các nguyên liệu

có nguồn gốc từ thực vật vì kết hợp với rau xanh, trái cây giúp món ăn thêmthanh mát hơn Tỷ lệ thịt chất béo trong món ăn cũng ít hơn và phương pháp chếbiến phổ biến là xào, luộc, nhúng, trần, nấu Các món ăn thường nhiều nước, cómùi vị mạnh

1.2.2.Điều kiện xã hội

a, Lịch sử:

Lịch sử của mỗi quốc gia có gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chínhquốc gia đó Tình cảm và nguyện vọng của người làm ra nó được gửi vào mỗimón ăn Điều đó tạo nên giá trị và bản sắc riêng, đặc sắc, thuần túy và thấm đẫmtinh hoa của nền văn hóa mang đến cho mỗi đất nước Sự ảnh hưởng của lịch sửthể hiện qua một số điểm có tính quy luật sau:

Bề dày lịch sử của dân tộc càng lớn thì các món ăn càng mang tính cổtruyền, độc đáo truyền thống riêng đặc biệt của dân tộc

Trong lịch sử, dân tộc nào mạnh, hùng cường thì món ăn phong phú, chếbiến cầu kỳ pha chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao

Trang 10

Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử: Càng bảo thủ thì tập quán

và khẩu vị ăn uống càng ít bị lai tạp

b,Kinh tế:

Những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì các món ăn phong phú, đadạng, được chế biến và hoàn thiện cầu kỳ hơn, ngon hơn và có tính khoa họchơn Ngược lại những quốc gia hay vùng dân cư có nền kinh tế kém phát triểnthì các món ăn đa phần bị bó hẹp trong nguồn nguyên liệu tại chỗ nên khẩu vị ănuống của họ đơn giản, các món ăn ít phong phú và thể hiện đậm nét dân dã

Những người có thu nhập cao đòi hỏi món ăn ngon, đa dạng phong phú,phải được chế biến và phục vụ cầu kỳ, cẩn thận, đạt trình độ kỹ thuật và thẩm

mỹ cao, ngoài ra phải đạt các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và chế độ dinhdưỡng Đồng thời họ cũng là người luôn hiếu kỳ với những nền văn hoá ăn uốngmới

Những người có thu nhập thấp là những người coi ăn uống để cung cấpnăng lượng, các chất dinh dưỡng để sống, làm việc nên họ chỉ đòi hỏi ăn no, đủchất và trong trường hợp đặc biệt mới đòi hỏi ăn ngon và khẩu vị của họ bị bóhẹp mang tính bảo thủ

Những người hay đi du lịch: Bản chất của họ là những người ham tìmhiểu, ưa mạo hiểm Về cơ bản nhóm người này giống với nhóm người có thunhập cao, họ lại là những người rất cởi mở và rất thích thú đón nhận và thưởngthức những nền văn hoá ăn uống mới

Trang 11

Tôn giáo càng nghiêm ngặt thì ảnh hưởng càng nhiều và nếu tôn giáo đãlại dùng thức ăn làm vật thờ cúng thì trong ăn uống càng có nhiều điều cấm kị,

từ đã tạo ra tính đặc biệt riêng của tôn giáo và những tín đồ theo đạo đó

Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn và sâu sắc Đạo hồi

có khoảng 900 triệu tín đồ, trên thế giới có nhiều quốc gia coi đạo hồi là quốcđạo và họ hoàn toàn cấm dân chúng mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặcnhững thứ gây kích thích, gây nghiện khác

d, Văn hóa ẩm thực ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại lai:

Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nétchấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia Như đã nói, ẩm thực mỗi nước đều

có nét đặc trưng riêng và nhờ vậy mà thu hút sự quan tâm của mọi người trênthế giới Yếu tố ngoại lai có thể là: do những cuộc chiến tranh trong lịch sử, do

sự gần gũi về mặt địa lí cho phép người dân hai nước được thường xuyên gặp gỡ

và thẩm thấu những nét đặc trưng của nền ẩm thực nước đó Hay là trong nhiềunăm trở lại đây, thế giới mở cửa, việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nướctrở nên dễ dàng hơn Và đương nhiên, nền ẩm thực cũng có cơ hội vươn ra thếgiới Cũng chính vì điều này, ẩm thực nước nhà có dịp kế thừa tinh hoa ẩm thực

từ bên ngoài Có thể là cách chế biến, là gia vị mới, công thức mới Tiếp thu làtốt nhưng mỗi quốc gia vẫn giữ được bản sắc văn hóa ẩm thực riêng của mình

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Về địa lí, ViệtNam chia ra thành ba miền Bắc, Trung, Nam Các đặc điểm về khí hậu, địa hình,thổ nhưỡng, điều kiện kinh tế, xã hội đã tạo ra những đặc điểm riêng của cácmón ăn theo từng vùng - miền, nhưng điều này lại góp phần làm cho các món ănViệt Nam phong phú, đa dạng Các món ăn Việt Nam đặc trưng với sự trungdung trong cách phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo.Trong cách chế biến, các gia vị đặc trưng được sử dụng một cách tương sinh hàihòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối hợp”, cộng thêm

sự hài hòa về màu sắc và mùi vị từ khâu chọn thực phẩm, phối hợp nguyên liệu,gia vị cùng việc sử dụng các phương pháp chế biến để đem lại sức khỏe cho conngười

Trang 12

1.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực

1.3.1.Tính cộng đồng

“Tính cộng đồng” hiểu theo nghĩa rộng thông thường tiếng Việt, đó là ýthức và tình cảm gắn bó người tộc Việt với nhau (tức là tính cộng đồng dân tộcViệt), là hệ thống tư tưởng yêu nước Theo nghĩa hẹp của bộ môn Nhân học vănhóa, tính cộng đồng chỉ sự gắn bó với từng nhóm trong cộng đồng dân tộc lớn…(gia đình, thân tộc, tôn giáo…), gần như tính tập thể Trong ẩm thực Việt Nam,tính cộng đồng thể hiện rất rõ thông qua việc bao giờ trong bữa cơm cũng có bátnước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy NgườiViệt Nam cùng múc một bát canh, cùng gắp món ăn từ đĩa, cùng chung một nồicơm Người Việt còn có lễ phép theo tinh thần tôn kính và nhường nhịn trongkhi ăn, được thể hiện qua câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” Tínhchất cộng đồng cũng thấy trong cách dùng bát, đũa, nồi và mâm ăn chung vì khi

đó, các thành viên của bữa ăn liên quan mật thiết với nhau, phụ thuộc chặt chẽvào nhau Trong lúc ăn uống, người Việt Nam rất thích chuyện trò Đây cũng làmột biểu hiện của tính cộng đồng Tính cộng đồng trong văn hóa ẩm thực ViệtNam khác hẳn phương Tây - nơi mọi người hoàn toàn độc lập với nhau, ai cósuất người ấy và tránh nói chuyện trong bữa ăn

1.3.2.Tính hòa đồng

Hòa đồng được hiểu đơn giản đó chính là sự cởi mở thân thiện đối vớimọi người xung quanh, không hề có sự phân biệt đẳng cấp tạo nên sự xa cáchlẫn nhau, tất cả mọi người đều bình đẳng và cùng nhau thực hiện những côngviệc vì mục tiêu chung đã được đề ra Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, tínhhòa đồng là một đặc trưng, một nét đẹp xứng đáng là một phần hồn cốt dân tộccần được lưu giữ và phát huy mãi mãi Sự hòa đồng ấy được thể hiện trongchính những món ăn hàng ngày của người Việt: Các món ăn có đầy đủ các vịchua, cay, đắng, bùi, mặn, ngọt… nhưng kết hợp tất cả lại tạo ra một vị đậm đà,hấp dẫn, khó quên Tính hòa đồng trong ẩm thực của người Việt được thể hiện

rõ nét qua việc người Việt dễ dàng tiếp thu, du nhập văn hóa ẩm thực của cácdân tộc khác như: Hàn, Nhật, Trung Hoa, các nước châu Âu… để có thêm

Trang 13

những món ăn mới, cách chế biến mới hoặc biến tấu thành những món ăn thuầnViệt Đây cũng là đặc trưng nổi bật của ẩm thực nước ta từ Bắc chí Nam.

1.3.3.Tính tận dụng

Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng môi trường tựnhiên Và trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, người Việt cũng sử dụng đếnhết mọi khả năng có được, không bỏ phí bất kì một thứ gì mà tự nhiên đã bancho Ví dụ như những thức ăn mà người ngoại quốc vứt bỏ như mề gà, chân gà,tim gan gà, lòng lợn, lòng chó đều được người Việt tận dụng rồi chế biếnthành những món ăn bất hủ Ðặc biệt xương được ta chế biến thành những bátcanh, nước lèo, hay đồ nhắm rất ngon ngọt Ðặc tính tận dụng này cũng thấy nơiviệc người Việt tận dụng mọi thức ăn, mọi loại rau cỏ mà Trời cho Rau muống(người Tàu gần đây mới ăn), rau dền, rau lang, mướp đắng, rau dại không cóloại gì mà người Việt bỏ qua Hay khi làm thịt một con heo, trừ lông và chất dơ,tất cả mọi bộ phận, cả máu (tiết) đều được tận dụng Nhờ vào tính chất linh động

mà họ có thể chế biến mọi thức, mọi loại hợp với khẩu vị, và tạo lên một món

ăn, món nhắm thuần túy Không chỉ có vậy, người Việt còn có thói quen ăn

“mùa nào thức nấy” Xứ nóng phù hợp cho việc phát triển mạnh các loài thựcvật và thủy sản; xứ lạnh thì phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi các loài độngvật với lượng mỡ cao Như vậy là tự thân thiên nhiên đã có sự cân bằng rồi Dovậy, ăn theo mùa chính là đã tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ conngười, là hòa mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con ngườivới môi trường Người xưa gọi ăn thức ăn đúng theo mùa là”thời trân” Ăn theomùa như vậy sẽ đảm bảo được sản vật luôn đúng thời điểm ngon nhất, nhiềunhất, rẻ nhất và tươi sống nhất

1.3.4.Tính thích ứng

Ngoài ra nguyên lý tận dụng, văn hóa ẩm thực của người Việt còn baogồm nguyên lý thích ứng, tức biến đổi trong nghệ thuật ăn uống Ăn theo mùacũng là một biểu hiện của tính thích ứng của người Việt do người Việt, tự bảntính, và do địa lý cũng như hoàn cảnh, để có thể sinh tồn, bắt buộc phải có ócthực dụng, và nhạy cảm thích ứng với hoàn cảnh Đây là một trong những những

Trang 14

đặc tính chung thường thấy nơi người Việt, đặc biệt người Kinh Đặc tính nàyđều phản ánh trong các món ăn, cách nấu nướng Việt Nguyên lý thích ứng biếnđộng có thể thấy trong bất cứ món ăn gọi là đặc sản của cả 3 miền Bắc TrungNam.

Trang 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH BÀ RỊA

- VŨNG TÀU

2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở phía Đông Nam của Việt Nam, được biếtđến với vẻ đẹp hoang sơ của biển cả và những bãi biển trải dài cát vàng Với vịtrí chiến lược ở giao điểm giữa các tuyến giao thông quan trọng, Bà Rịa - VũngTàu là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp tự nhiên và nềnvăn hóa đa dạng của Việt Nam

Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu còn nổi tiếng với các điểm du lịch nổi bậtnhư Vũng Tàu - thành phố biển sôi động với những tòa nhà cao tầng và các khuvui chơi giải trí, Hòn Bà - nơi linh thiêng với những lễ hội tôn giáo và cảnh quanthiên nhiên hùng vĩ, cũng như khu du lịch sinh thái Long Hải với bãi biển hoang

sơ và những ngôi làng truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ là điểm đến lý tưởng với vẻ đẹp tự nhiêncủa biển cả và những bãi biển trải dài, mà còn là thiên đường ẩm thực thu hút dukhách bằng những món ngon độc đáo và đậm chất địa phương

Nằm ở vùng ven biển phía Nam của Việt Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu đượcbiết đến với nhiều món hải sản tươi ngon hấp dẫn như tôm hùm, sò điệp, cua, và

cá mú Đặc sản hải sản này thường được chế biến theo nhiều cách khác nhaunhư hấp, nướng, chiên hoặc nướng mỡ hành, tạo nên hương vị độc đáo và hấpdẫn

Ngoài các món hải sản, Bà Rịa - Vũng Tàu còn nổi tiếng với nhiều món ăn đặcsản khác như bánh khọt, bánh canh ghẹ, bún cá, cơm tấm và các loại hủ tiếu.Các món ăn này thường được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon, kết hợp với gia

vị đậm đà và đặc trưng của vùng đất này, tạo nên hương vị đặc biệt không thểquên

Không chỉ là điểm đến du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là nơi để thưởng thức

và khám phá văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam, mang đến trải nghiệmđộc đáo cho du khách yêu thích ẩm thực

Trang 16

2.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

2.2.1.Điều kiện tự nhiên

a,Vị trí địa lí:

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vùng Đông Nam của Việt Nam, có vị tríchiến lược ở giao điểm giữa biển cả và đất liền Với bờ biển ven biển dài và cáccảng biển quan trọng như cảng Cái Mép - Thị Vải, Bà Rịa - Vũng Tàu là mộttrong những trung tâm lớn của ngành hàng hải và logistics của Việt Nam Điềunày tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu và xuất khẩu hải sản, đồng thờimang lại nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho ẩm thực địa phương

Vị trí ven biển của Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ảnh hưởng đến phong cách

ẩm thực của nơi đây Với nguồn nguyên liệu hải sản phong phú, các món ăn đặcsản như hải sản tươi sống, hấp, nướng, hay nấu chín trong nước dừa đều rất phổbiến Đặc sản như tôm hùm, sò điệp, cua, cá mú đều được chế biến theo nhiềucách khác nhau, tạo nên những hương vị đặc trưng và hấp dẫn

Ngoài ra, vị trí gần gũi với các vùng nông thôn và đồng bằng sông CửuLong cũng giúp Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn nguyên liệu nông sản phong phú.Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các món ăn sử dụng rau củ vàthực phẩm từ đất liền, đóng góp vào sự đa dạng và giàu chất dinh dưỡng của ẩmthực địa phương

Vị trí địa lý của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở giao điểm giữa biển cả và đấtliền không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành hàng hải và logistics

mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến ẩm thực địa phương Với nguồn nguyên liệu hảisản và nông sản phong phú, Bà Rịa - Vũng Tàu sản sinh ra những món ăn đặcsản độc đáo, đậm chất địa phương, thu hút du khách bằng những trải nghiệm ẩmthực độc đáo và tuyệt vời

b, Địa hình:

Trang 17

Bà Rịa - Vũng Tàu tự hào sở hữu địa hình phong phú, được ví như bứctranh thiên nhiên đa sắc màu, thu hút du khách bởi vẻ đẹp độc đáo và tiềm năngphát triển to lớn.

Bờ biển và cảng biển: Bà Rịa - Vũng Tàu có hàng dặm bờ biển dài và lànơi tập trung các cảng biển lớn như cảng Cái Mép - Thị Vải Điều này mang lạinguồn cung cấp hải sản tươi ngon và đa dạng, từ các loại cá, tôm, sò điệp đếncác loại ốc và mực Hải sản là thành phần chính trong ẩm thực của khu vực này,với các món hấp, nướng, chiên, hay nấu trong nước dừa

Đồng bằng và vùng nông thôn: Các khu vực đồng bằng và nông thôn của

Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp nguồn nguyên liệu nông sản phong phú, bao gồmrau, củ, quả và thực phẩm từ đất liền Điều này làm cho các món ăn sử dụng rau

củ, như các loại salad, canh, hay món xào trở nên phong phú và đa dạng

Núi và rừng: Các dãy núi và khu rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấpnguồn nguyên liệu phong phú cho các món ăn đặc sản và một số gia vị độc đáo

Ví dụ, các loại thảo mộc và lá như lá lúa mạch, lá chuối, hoặc các loại nấm rừngthường được sử dụng để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng cho các mónăn

Trang 18

Một số món ăn đặc trưng theo mùa: bún mắm nêm, lẩu măng, gỏi cámai,

Người dân thường sử dụng các loại rau củ quả theo mùa để chế biến món ăn,giúp thanh mát cơ thể và giải nhiệt

bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần tạo nênmột nền ẩm thực phong phú, đa dạng và mang đậm hương vị đặc trưng của từngmùa Ẩm thực địa phương là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóacủa người dân nơi đây và là điểm thu hút du khách đến với tỉnh

d,Thủy văn :

Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu hệ thống thủy văn phong phú, bao gồm sôngngòi, hồ nước, nước ngầm và biển, đóng vai trò quan trọng trong đời sống, sảnxuất và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi khá phát triển, với các con sông lớn nhưsông Dinh, sông Lòng Tàu, sông Cửa Lò, cung cấp nguồn nước ngọt cho sinhhoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.Các loại cá sông được sửdụng để chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng như lẩu cá, cá kho tộ, cánướng,

Nước ngầm: Nguồn nước ngầm phong phú, tập trung chủ yếu ở các khuvực ven biển và đồng bằng Được sử dụng để sản xuất nước mắm, một loại gia

vị đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam.Nước mắm được sử dụng để tẩm ướp thựcphẩm hoặc chấm trực tiếp, giúp món ăn có hương vị đậm đà và hấp dẫn

Nước biển: Biển Đông với bờ biển dài hơn 100km, cung cấp nguồn hảisản dồi dào và tạo điều kiện cho phát triển du lịch biển Cung cấp nguồn hải sản

Trang 19

dồi dào cho các món ăn như tôm, cua, ghẹ, mực, cá, Các món ăn chế biến từhải sản có hương vị tươi ngon, đặc trưng của vùng biển.

Tóm lại, thủy văn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đóng vai trò quan trọngtrong việc ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp hải sản và ẩmthực địa phương bằng cách cung cấp hoặc hạn chế nguồn nguyên liệu và điềukiện hoạt động

e, Sinh vật :

Bà Rịa - Vũng Tàu được thiên nhiên ưu ái ban tặng hệ sinh thái vô cùng

đa dạng và phong phú, tạo nên bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và đầysức sống

Hải sản: Biển cả xung quanh Bà Rịa - Vũng Tàu là môi trường sống củanhiều loại hải sản quan trọng như tôm, cá, sò điệp, cua, và ốc Sự phong phú và

đa dạng của các loại hải sản này tạo ra nguồn nguyên liệu đa dạng cho ẩm thựcđịa phương, từ các món chiên, nướng, hấp đến các món nấu chín trong nước dừahay nước lèo

Thực vật: Khu vực đồng bằng và núi rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu là nơisinh sống của nhiều loại cây trái và thực vật quan trọng như dừa, xoài, mãngcầu, chuối, rau cải, cần tây và nhiều loại rau xanh khác Những loại này khôngchỉ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ẩm thực địa phương mà còn tạo ra cácmón ăn đặc sản độc đáo và phong phú

Động vật: Một số loài động vật như bò sát, gia cầm và động vật có vúcũng đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực địa phương Thịt gia cầm, thịt bò,thịt heo và các loại động vật như ếch, rùa, và gà rừng thường được sử dụngtrong nhiều món ăn truyền thống và đặc sản của vùng này

Hệ sinh vật đa dạng của Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần tạo nên một nền

ẩm thực phong phú, đa dạng và mang đậm hương vị đặc trưng của từng vùngmiền Tuy nhiên, cần lưu ý bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái để gìn giữnguồn tài nguyên quý giá cho thế hệ mai sau Việc săn bắt và buôn bán động vậthoang dã là vi phạm pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái

Trang 20

Thay vào đó, chúng ta nên hướng đến việc thưởng thức các món ăn từ nguyênliệu an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và góp phần bảo vệ môi trường sống cho cácloài động vật hoang dã.

2.2.2.Điều kiện xã hội

a,Dân cư:

Theo số liệu thống kê năm 2022, dân số của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là1.189.313 người, trong đó: Thành thị: Chiếm 58,5% dân số, tập trung chủ yếu ởcác thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ Nông thôn: Chiếm 41,5%dân số, phân bố rải rác ở các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Long Đất, Đất Đỏ

và Côn Đảo.Mật độ dân số: 596 người/km², tương đối cao so với mức trung bìnhcủa cả nước.Dân tộc: Người Kinh chiếm đa số (khoảng 90%), còn lại là các dântộc thiểu số như Hoa, Khmer, Chứt,

Dân cư đa dạng về dân tộc và văn hóa mang lại sự đa dạng trong ẩm thực.Với sự giao thoa văn hóa, các loại ẩm thực truyền thống từ các dân tộc và vùngmiền khác nhau được giữ gìn và phát triển, từ đó tạo nên sự phong phú và đadạng trong thực đơn của Bà Rịa - Vũng Tàu

Sự phát triển của dân số và nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư ảnhhưởng đến việc phát triển và đa dạng hóa ẩm thực Những nhà hàng, quán ăn vàcửa hàng thực phẩm phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư,đồng thời tạo ra sự cạnh tranh và đổi mới trong các loại món ăn và phong cáchnấu nướng

Dân cư đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên bản sắc riêng cho ẩmthực Bà Rịa - Vũng Tàu Sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán, nghềnghiệp và giao thoa văn hóa đã góp phần hình thành nên một nền ẩm thực phongphú, độc đáo và hấp dẫn, thu hút du khách đến khám phá và thưởng thức

Ngày đăng: 16/05/2024, 12:47

w