1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu

108 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Xã Tại Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tác giả Võ Lệ Huyền
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Thủ
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2019
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 113,67 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài luận văn (10)
  • 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn (12)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (14)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (14)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (15)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 5.1. Phương pháp luận (15)
    • 5.2. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn (16)
    • 6.1. Ý nghĩa lý luận (16)
    • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn (16)
  • 7. Kết cấu của Luận văn (16)
  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ (17)
    • 1.1. Hội đồng nhân dân cấp xã (17)
      • 1.1.3. Cơ cấu của Hội đồng nhân dân cấp xã (18)
      • 1.1.4. Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã (19)
    • 1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã (21)
      • 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về giám sát (21)
      • 1.2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã (25)
      • 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã (32)
    • 1.3. Kinh nghiệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở một số địa phương khác (36)
  • Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (39)
    • 2.1. Tổng quan về huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (39)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (39)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (39)
      • 2.1.3. Đơn vị hành chính cấp xã (42)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (nhiệm kỳ 2016-2021) (43)
      • 2.2.1. Thực trạng về tổ chức của Hội đồng nhân dân (43)
      • 2.2.2. Thực trạng về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (43)
      • 2.2.3. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân (49)
    • 2.3. Đánh giá chung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (68)
      • 2.3.1. Những mặt mạnh (68)
      • 2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân (69)
    • 3.1. Yêu cầu kiện toàn bộ máy, hoàn thiện hoạt động giám sát của của Hội đồng nhân dân cấp xã (73)
      • 3.1.1. Yêu cầu về kiện toàn tổ chức bộ máy (73)
      • 3.1.2. Yêu cầu về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (74)
      • 3.1.3. Yêu cầu về hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 66 3.2. Các nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (75)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp về chủ thể giám sát (77)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức các hoạt động giám sát (80)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp về các điều kiện giám sát (90)
    • 3.3. Kiến nghị (92)
      • 3.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về giám sát của Hội đồng nhân dân (92)
      • 3.3.2. Đầu tư thực hiện đề án nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (93)
  • KẾT LUẬN..................................................................................................... 86 (95)

Nội dung

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn

Tổ chức và hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát của HĐND nói riêng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, là đề tài được thảo luận và trao đổi tại nhiều hội thảo, hội nghị Sau đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn.

1 Hà Ngọc Anh: “Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 1/2016 Tác giả đã phân tích thực trạng về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh và đề xuất điều chỉnh một số quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh.

2 Đào Cảnh: “Vun đắp niềm tin nơi cử tri”, báo Đại biểu Nhân dân, số 341,07/12/2018 Tác giả đề cập đến giám sát của HĐND tỉnh Quảng Ninh về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan hữu quan.

3 Hà Duy và Hảo Long: “Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp”, báo Nhân dân điện tử, đăng ngày 06/11/2018, đề cập đến vai trò của HĐND các cấp trong hoạt động giám sát nhằm góp phần thiết thực đưa Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đi vào cuộc sống.

4 Thái Minh: “Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương - gắn kết trách nhiệm”, báo Đại biểu Nhân dân, số 225, 13/8/2018 Tác giả đã đề cập đến trách nhiệm của HĐND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương thể hiện qua nghị quyết của HĐND.

5 Nguyễn Trường Nhật Phượng: “Giám sát việc ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp”, báo Đại biểu Nhân dân, số 220, 08/8/2018. Tác giả đã đề cập đến hoạt động giám sát của Thường trực HĐND và Ban của HĐND qua xem xét việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp.

6 Trịnh Đức Thảo (chủ biên): “Kỹ năng và nghiệp vụ hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân và thành viên Ủy ban nhân dân các cấp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 Tác giả và các nhà khoa học khác chủ yếu đi sâu phân tích nghiệp vụ hoạt động của đại biểu HĐND và thành viên của UBND các cấp, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND và thành viên của UBND các cấp.

7 Nguyễn Khắc Thắng: “Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân”, đăng trên Trang thông tin điện tử của Trường Chính trị Nghệ An. Tác giả đề cập đến thực trạng hoạt động giám sát của HĐND các cấp và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND.

8 Hoàng Văn Tú: “Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân”, trong Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016 Tác giả đã tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của HĐND.

9 Đỗ Thị Ngọc Phụng: “Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã, ở huyện

Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công,

10 Phạm Thị Thảo: “Giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh - qua thực tiễn ở tỉnh Hưng Yên”, Luận văn thạc sĩ Luật học, ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, 2015.

11 Lê Thị Bình Tuyết: “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ Luật học, ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, 2014.

12 Phí Văn Thuận: “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, 2017.

Có thể nhận thấy, các nghiên cứu trên đều xoay quanh các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp; đề cập được nhiều vấn đề mang tính lý luận về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của HĐND, trong đó có hoạt động giám sát của HĐND ở các cấp khác nhau Bên cạnh việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận, các tác giả đã phân tích, làm rõ nhiều vấn đề của thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND thông qua nắm bắt, nghiên cứu thực tế; tìm hiểu những vấn đề đặt ra về tổ chức và hoạt động của HĐND Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất được nhiều giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND, nhất là hoạt động giám sát của HĐND.

Các nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo thiết thực đối với Luận văn

“Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh BàRịa - Vũng Tàu”.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin (Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước, pháp luật, HĐND và hoạt động giám sát của HĐND các cấp.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài phối hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích tài liệu;

- Phương pháp thống kê - tổng hợp;

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin;

- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

Ý nghĩa lý luận

Trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và căn cứ pháp lý về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, đặc biệt là hoạt động giám sát của HĐND, trong đó có HĐND cấp xã, Luận văn có những đóng góp nhất định về mặt lý luận, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng của HĐND cấp xã.

Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyệnChâu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn có thể có những đóng góp vào thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND nói chung và của HĐND cấp xã nói riêng, trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng như các địa bàn khác trong phạm vi cả nước.

Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được trình bày thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Chương 2 Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chương 3 Các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

Hội đồng nhân dân cấp xã

1.1.1 Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp xã Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.” [25, tr.67] Với vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước gần dân nhất, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với nhân dân, nắm bắt tâm tư, tình hình đời sống của nhân dân ở xã, tính đại diện của HĐND cấp xã thể hiện rõ qua 02 chức năng cơ bản:

- HĐND xã thay mặt cho nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở xã Đó là những chủ trương, biện pháp để phát huy tiềm năng của xã, xây dựng xã ngày càng phát triển về kinh tế - xã hội, củng cố và giữ vững quốc phòng, an ninh, không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với huyện.

- HĐND xã thay mặt nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND xã; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở xã.

1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định HĐND cấp xã có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã.

- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp.

- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu theo quy định.

- Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND xã [29, tr.46].

1.1.3 Cơ cấu của Hội đồng nhân dân cấp xã

Cơ cấu của HĐND cấp xã bao gồm các đại biểu HĐND xã, Thường trực HĐND xã và các Ban của HĐND xã.

- Các đại biểu HĐND xã: Đại biểu HĐND xã do cử tri ở xã bầu ra Đại biểuHĐND xã là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong xã, có mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND xã, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Đại biểu HĐND xã có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của nhà nước, nghị quyết của HĐND xã, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

- Thường trực HĐND xã: Thường trực HĐND xã là cơ quan thường trực của HĐND ở xã Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch HĐND, 01 Phó Chủ tịch HĐND. Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách Thành viên của Thường trực HĐND xã không thể đồng thời là thành viên của UBND xã.

- Ban của HĐND xã: HĐND cấp xã thành lập 02 ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội Ban của HĐND cấp xã gồm có Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban và các Ủy viên Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND xã do HĐND xã quyết định Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm.

1.1.4 Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã

Cũng như HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã có nhiệm kỳ

05 năm, hoạt động của HĐND cấp xã thông qua kỳ họp HĐND xã, hoạt động của Thường trực HĐND xã, hoạt động của Ban của HĐND xã và hoạt động của các đại biểu HĐND xã.

- Hoạt động tại kỳ họp của HĐND xã: Kỳ họp của HĐND xã ở mỗi khóa bao gồm kỳ họp thứ nhất, kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường.

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND do Chủ tịch HĐND xã khóa trước triệu tập và Chủ tọa cho đến khi HĐND xã bầu được Chủ tịch HĐND xã khóa mới.

Kỳ họp thứ nhất bầu ra Chủ tịch HĐND xã trong số các đại biểu HĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp; bầu ra Phó Chủ tịch HĐND xã trong số các đại biểuHĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND xã; bầu ra Trưởng ban, PhóTrưởng ban của HĐND xã trong số đại biểu HĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND xã; bầu ra Chủ tịch UBND xã trong số các đại biểu HĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND xã; bầu ra Phó Chủ tịch và các Ủy viên khác của UBND xã theo sự giới thiệu của Chủ tịch UBND xã, trong đó, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên khác của UBND xã không nhất thiết là đại biểu HĐND xã; bầu ra thư ký kỳ họp của mỗi khóa HĐND xã theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thường lệ của HĐND xã được tổ chức họp ít nhất mỗi năm 02 kỳ.

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về giám sát

1.2.1.1 Khái niệm chung về giám sát

Có nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau về giám sát.

- Theo Từ điển Tiếng Việt, giám sát là “theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ” [37, tr.728];

- Theo Từ điển Bách khoa Luật, giám sát là “sự theo dõi, xem xét, làm đúng hoặc sai những điều đã quy định” [36, tr.305];

- Theo Võ Khánh Vinh, giám sát là “việc theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không” [39, tr.389];

- Theo Đặng Đình Tân, “giám sát mang tính quyền lực nhà nước, là sự theo dõi, quan sát hoạt động của một chủ thể quyền lực mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để bắt buộc và hướng hoạt động của các tổ chức quyền lực chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, đúng quy chế nhằm giới hạn quyền lực, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ nghiêm minh” [30, tr.14].

Từ những quan điểm trên, có thể nhận thấy mỗi quan điểm có cách diễn đạt và biểu đạt ý nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung đều coi giám sát là hoạt động theo dõi và kiểm tra việc thực hiện của một đối tượng nhất định đối với một quy định nhất định.

Theo đó, hoạt động giám sát bao gồm 2 hoạt động là theo dõi và kiểm tra.

- Theo dõi là hình thức của kiểm soát, giám sát, là quá trình quan sát thường xuyên, liên tục nhằm xem xét diễn biến của các hoạt động để biết rõ hoặc có sự ứng phó, xử lý kịp thời.

- Kiểm tra là chức năng của quản lý, là quyền của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, được thực hiện đối với các đối tượng kiểm tra và nội dung kiểm tra trong phạm vi thẩm quyền Kiểm tra là hoạt động xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét của chủ thể kiểm tra đối với đối tượng kiểm tra và áp dụng những biện pháp tác động phù hợp nhằm đạt được mục đích đã định.

Hoạt động giám sát không thể thiếu sự theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện.

Từ những phân tích trên, có thể nói: Giám sát là việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện đúng hoặc chưa đúng những điều đã được quy định về một việc làm cụ thể, đối với một đối tượng nhất định, để từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việc làm sai, nhằm đạt được mục đích đã đề ra, bảo đảm cho các quy định được thực hiện đúng và đầy đủ.

1.2.1.2 Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân

Theo khoản 1, Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” [28, tr.7].

Khoản 6 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Giám sát của HĐND bao gồm giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND” [28, tr.7].

Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật, giám sát của HĐND là việc HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại HĐND, đại biểu HĐND theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

1.2.1.3 Các thành tố của giám sát

- Chủ thể giám sát: Giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định, có nghĩa là hoạt động giám sát phải trả lời được câu hỏi: Ai giám sát? Tức là người hoặc tổ chức nào có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra và nhận định về một việc làm nào đấy là đúng hay sai với những điều đã quy định.

- Đối tượng giám sát: Giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, có nghĩa là hoạt động giám sát phải trả lời được câu hỏi: Giám sát ai và giám sát cái gì? Điều này giúp chúng ta phân biệt rõ giám sát với kiểm tra Bởi đối với kiểm tra thì chủ thể hoạt động kiểm tra và đối tượng chịu sự kiểm tra có thể đồng nhất với nhau Điều này xảy ra trong trường hợp chủ thể tự kiểm tra hoạt động của chính mình, tức là chủ thể tự xem xét, đánh giá thực tế công việc mình đang làm ở mức độ nào, tốt hay xấu để kịp thời uốn nắn, sửa chữa Nhưng trong hoạt động giám sát thì không có tình trạng chủ thể tự theo dõi, xem xét hoạt động của chính mình mà bao giờ cũng phải thông qua hoạt động của một chủ thể khác.

- Mục đích của giám sát: Giám sát là hoạt động luôn có tính mục đích Có nghĩa là hoạt động giám sát phải trả lời được câu hỏi: Giám sát để làm gì? Mục đích mà hoạt động giám sát hướng tới là nhằm có được những nhận định chính xác của chủ thể có quyền thực hiện hoạt động giám sát đối với hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát, từ đó có những biện pháp xử lý đối với những việc làm sai trái nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Nội dung giám sát: Nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, nó là mặt bên trong của sự vật, được hình thức chứa đựng Vậy, nội dung của giám sát là những yếu tố bên trong của hình thức giám sát, đó chính là hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá của chủ thể giám sát đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Hình thức giám sát: Để thực hiện chức năng giám sát của mình, các chủ thể giám sát thực hiện nhiều hoạt động khác nhau và được thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định Như vậy, hình thức giám sát là sự biểu hiện ra bên ngoài các hoạt động của chủ thể giám sát trong việc thực hiện chức năng giám sát theo thẩm quyền đã được quy định Hay nói cách khác, hình thức giám sát là cách thức mà chủ thể giám sát áp dụng để thực hiện hoạt động giám sát các đối tượng theo quy định của pháp luật.

- Kết quả giám sát: Giám sát là hoạt động luôn mang tính quyền lực chính trị và luôn mang lại kết quả có tính pháp lý thông qua hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

Kết quả pháp lý của hoạt động giám sát là chủ thể hoạt động giám sát có thể xử lý những việc làm chưa đúng (không tuân theo hoặc thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật) của đối tượng giám sát theo thẩm quyền được pháp luật quy định hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý Kết quả của hoạt động giám sát là nhằm đảm bảo tính tối thượng của pháp luật và sự nghiêm minh của pháp chế trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.

1.2.2 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

1.2.2.1 Chủ thể giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Kinh nghiệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở một số địa phương khác

1.3.1 Kinh nghiệm tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu, nhận thấy Hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện

Củ Chi trong những năm qua đã có những khởi sắc, như việc tổ chức giám sát chuyên đề được thực hiện trên nhiều lĩnh vực; nội dung giám sát có chọn lọc, tập trung vào những vấn đề mà đông đảo cử tri ở địa phương quan tâm; hoạt động giám sát của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND ngày càng đi vào thực chất.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, hoạt động giám sát củaHĐND cấp xã tại huyện Củ Chi cũng còn một số mặt hạn chế, như tỷ lệ đại biểu tham gia chất vấn tại kỳ họp còn thấp, vẫn có tình trạng đại biểu sợ va chạm; giữaHĐND và UBND xã chưa xây dựng được quy chế phối hợp; một số cuộc giám sát còn mang tính hình thức, năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình trong quá trình giám sát còn hạn chế; một số đại biểu tham gia hoạt động chưa được thường xuyên Những hạn chế nêu trên được xác định do các nguyên nhân chủ yếu sau: nhận thức về trách nhiệm giám sát của một số đại biểu HĐND chưa cao; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa có biện pháp chế tài đầy đủ nên chủ thể giám sát ít có căn cứ pháp lý để xử lý các đối tượng giám sát không nghiêm chỉnh thực hiện các kiến nghị sau giám sát; việc tổ chức hoạt động giám sát của HĐND ở các xã là không thống nhất, mỗi nơi xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát một kiểu.

Từ nguyên nhân của những hạn chế, các giải pháp được đưa ra nhằm cải thiện hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh là: Thường trực HĐND và UBND cần xây dựng quy chế về mối quan hệ làm việc cụ thể; tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND cấp xã đối với Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban của Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội; tăng số lượng đại biểu HĐND cấp xã đảm bảo hợp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND các xã, thị trấn; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa HĐND với UBND và MTTQ ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

1.3.2 Kinh nghiệm tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Qua nghiên cứu, nhận thấy hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong thời gian qua đạt được những kết quả, như hình thức chất vấn và xem xét báo cáo tại kỳ họp được chú trọng và hiệu quả hơn; hoạt động giám sát của Thường trực HĐND và Ban của HĐND ngày càng thực chất hơn; nội dung các cuộc giám sát chuyên đề được chọn lọc, tập trung vào những vấn đề lớn mà cử tri quan tâm.

Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, như số đại biểu đăng ký tham gia thảo luận tại kỳ họp chưa nhiều, chất lượng ý kiến chưa cao; việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã mới chỉ dừng lại ở việc khi phát hiện thì mới đề nghị sửa đổi, bãi bỏ mà chưa tổ chức thành hình thức giám sát chuyên đề; việc tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề còn mang tính hình thức,chưa đi sâu vào những vấn đề bức xúc của cử tri Những hạn chế nêu trên do các nguyên nhân sau: đại biểu HĐND còn hạn chế năng lực, vẫn còn nhiều đại biểu là cán bộ chuyên môn của UBND đã ảnh hưởng đến việc chất vấn và trả lời chất vấn;nội dung giám sát còn dàn trải; công tác đôn đốc các đơn vị sau giám sát chưa thường xuyên; mức phụ cấp cho đại biểu HĐND còn thấp.

Các giải pháp được đưa ra nhằm cải thiện hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là: Đổi mới phương pháp và cách thức giám sát của HĐND xã; nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND; tăng cường trách nhiệm của chính quyền huyện Hoài Đức đối với HĐND cấp xã.

1.3.3 Kinh nghiệm rút ra từ các địa phương

Theo quy định của pháp luật, nhìn chung hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ở các huyện trong cả nước là tương đối giống nhau về chủ thể giám sát, đối tượng giám sát, nội dung giám sát và hình thức giám sát Tuy nhiên, do đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ở từng địa phương cũng có phần khác nhau về cách thức tổ chức hoạt động giám sát, các điều kiện phục vụ cho hoạt động giám sát, chất lượng đại biểu HĐND cũng như hiệu quả của hoạt động giám sát Qua các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động giám sát của HĐND cấp xã của huyện Củ Chi, thành phố

Hồ Chí Minh và huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, có một số giải pháp tương đối phù hợp có thể tham khảo, nhưng có những giải pháp không phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của các xã, thị trấn của huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

HĐND với vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên Theo đó, chức năng giám sát chính là cơ sở đảm bảo cho HĐND thực hiện quyền quyết định mà nhân dân đã giao phó. Để đảm bảo yêu cầu nghiên cứu đề tài cả về lý luận và thực tiễn, ở Chương

1, Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan, đó là những vấn đề về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng của HĐND cấp xã theo luật định Đó chính là cơ sở lý luận đểLuận văn tiếp tục làm rõ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ở chương tiếp theo.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Tổng quan về huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt động từ tháng 8 năm 1994 theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP, ngày 02 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ Châu Đức là một huyện nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc, phía Tây giáp thị xã Phú Mỹ, phía Nam giáp huyện Đất Đỏ, phía Bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 42.456,61 ha, bằng 21,34% diện tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Dân số của huyện hiện nay là 162.781 người, mật độ dân số là 351 người/km 2 , lao động trong độ tuổi là 101.791 người.

Huyện Châu Đức mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Về dân tộc, trên địa bàn huyện có 9.456 người đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại 16 xã, thị trấn, chiếm tỷ lệ 5,79% dân số toàn huyện; về tôn giáo, có 87.365 người theo các tôn giáo khác nhau (gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Tin Lành, Bửu Sơn Kỳ Hương) chiếm 53,67% dân số.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm về phát triển kinh tế

Toàn huyện có một dạng địa hình đồi lượn sóng có độ cao từ 20-150m, hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng, đen trên nền đất bazan (chiếm tỷ lệ 85,8% tổng diện tích đất), thuộc loại đất rất tốt, có độ phì cao, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái Huyện Châu Đức được bao bọc bởi hai con sông lớn là Sông Xoài và Sông Ray, cùng với hệ thống suối, rạch nhỏ và hồ chứa thủy lợi phục vụ đắc lực cho việc tưới tiêu.

Châu Đức có tuyến giao thông huyết mạch quan trọng đi qua là quốc lộ 56 và tuyến đường Hòa Bình - Mỹ Xuân nối dài đến quốc lộ 51, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương để phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, xây dựng, văn hóa, đặc biệt là phát triển nông nghiệp hàng hóa. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như với sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân toàn huyện, đến nay kinh tế Châu Đức tiếp tục tăng trưởng, hầu hết các chỉ tiêu, kế hoạch được thực nhiện tốt, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội được tăng cường Tại Đại hội Đảng bộ huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định cơ cấu kinh tế của huyện là: Nông nghiệp; thương mại, dịch vụ; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Trong đó, nông nghiệp chiếm tỷ lệ 54,5%; thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ 25%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 20,5%.

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng gắn với nhu cầu thị trường Các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả, góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản và hạ giá thành sản xuất cho nông dân Thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu chính của huyện, giá trị sản xuất hàng năm khoảng 400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 34,4% tổng số toàn tỉnh Thương mại, dịch vụ đã tăng lên 6.400 cơ sở, doanh nghiệp với tổng số lao động tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh khoảng 9.900 lao động Các ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu là xây dựng, thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải, bán buôn, bán lẻ, v.v…; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào khai thác, đặc biệt đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất sợi tại cụm công nghiệp Ngãi Giao, đang triển khai xây dựng hạ tầng khu Công nghiệp - Đô thị Châu Đức với quy mô diện tích khoảng2,200ha, cụm công nghiệp Đá Bạc với quy mô diện tích khoảng 75ha Thu nhập bình quân đầu người (năm 2018) ước đạt 34.453.000 đồng/người/năm.

2.1.2.2 Về văn hóa - xã hội

Với đặc điểm dân cư của huyện Châu Đức đa số là người ở các tỉnh khác đến lập nghiệp, sinh sống, vì vậy đời sống của người dân mang bản sắc văn hóa đa vùng miền Đặc biệt trên địa bàn huyện có đông người Hoa (tập trung ở các xã Xà Bang, Kim Long) và người dân tộc ChơRo (tập trung ở các xã Bàu Chinh, Đá Bạc, Sơn Bình) sinh sống đã làm phong phú thêm nét văn hóa Mặc dù, cộng đồng dân cư gồm nhiều vùng, miền khác nhau nhưng người dân nơi đây có tinh thần đoàn kết rất cao, tích cực tham gia các phong trào và các cuộc vận động của địa phương.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các chỉ tiêu kế hoạch về văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện hầu hết đều đạt và vượt.

Cơ sở vật chất ngành giáo dục và đào tạo được đầu tư đáp ứng nhu cầu dạy và học, hiện nay tất cả các xã, thị trấn cơ bản có đủ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học, trong đó trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 60% Hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện tuyến tỉnh (bệnh viện tâm thần tỉnh), 02 phòng khám đa khoa tư nhân, Trung tâm y tế huyện và 16 Trạm y tế ở 16 xã, thị trấn Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa là 96%; tỷ lệ thôn, ấp, khu phố được công nhận danh hiệu văn hóa đạt 92% Các thiết chế văn hóa được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Là huyện nông nghiệp đang trên đà phát triển và đang ở trong thế thuận lợi cùng cả nước bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, trong khi đó, huyệnChâu Đức với tiềm năng chưa được khai thác hết, cùng với sự hình thành của các khu công nghiệp sẽ là địa bàn thu hút nhiều dự án đầu tư, đây cũng là điều kiện nhằm phần nào giải quyết việc làm cho lao động nông thôn lúc nông nhàn Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường đang được triển khai thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất, mở rộng ngành nghề.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, huyện cũng đối mặt với không ít khó khăn như: tình hình dịch bệnh trên các loại cây trồng vật nuôi đang diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản trong những năm gần đây không ổn định; với đặc điểm là địa bàn giáp ranh với nhiều huyện bạn, cao su được trồng với diện tích rộng ở các xã Bình Ba, Quảng Thành, Cù Bị, Xà Bang, tuyến quốc lộ 56 lại đi qua nhiều xã trên địa bàn huyện, đây là điều kiện để các loại tội phạm và tệ nạn xã hội dễ dàng xâm nhập hoạt động; tình hình ô nhiễm môi trường; công tác quản lý đất đai, đền bù, giải tỏa chưa thỏa đáng gây nhiều bức xúc trong nhân dân Đây cũng chính là những vấn đề mà cử tri trong toàn huyện quan tâm nhất.

Thông qua việc phân tích kỹ điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Châu Đức để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã ở đây, đặc biệt là hoạt động giám sát Từ đó để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò của HĐND trong hoạt động giám sát các vấn đề ở địa phương.

2.1.3 Đơn vị hành chính cấp xã

Huyện Châu Đức có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với tổng số 113 thôn, ấp, khu phố Xã Loại I, gồm: Thị trấn Ngãi Giao và các xã Cù Bị, Xà Bang, Kim Long, Quảng Thành, Láng Lớn, Suối Nghệ, Nghĩa Thành, Xuân Sơn, Sơn Bình, trong đó, xã Kim Long đã được công nhận là đô thị loại V vào năm

2017 theo quyết định số 975/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; xã Loại II gồm: Bàu Chinh, Bình Giã, Bình Trung, Bình Ba, Đá Bạc, Suối Rao Thị trấn Ngãi Giao là đơn vị hành chính có số dân đông nhất huyện (16.522 người), đây cũng là trung tâm chính trị - hành chính của huyện; xã Suối Rao là đơn vị hành chính có số dân ít nhất (4.126 người).

Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (nhiệm kỳ 2016-2021)

2.2.1 Thực trạng về tổ chức của Hội đồng nhân dân

HĐND xã nhiệm kỳ 2016-2021 được cử tri của 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện bầu ra 426 đại biểu Trong đó, xã có số đại biểu ít nhất là 24 đại biểu; xã có số đại biểu nhiều nhất là 29 đại biểu Tổng số đại biểu tái cử nhiệm kỳ 2016-2021 là 188 đại biểu.

Ngoài những xã đảm bảo số lượng đại biểu HĐND được bầu tương ứng với số dân ở địa phương theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, vẫn có một số xã bầu không đủ số lượng đại biểu HĐND so với tổng số dân Ví dụ, xã Suối Nghệ có 12.536 dân nhưng chỉ có

25 đại biểu; xã Đá Bạc có 8.210 dân nhưng chỉ có 25 đại biểu; thậm chí như xã Sơn Bình có 9.435 dân nhưng chỉ có 24 đại biểu, mặc dù cơ cấu khi ứng cử vẫn đủ số lượng Điều này cho thấy, một số ứng cử viên được lựa chọn ra ứng cử nhưng không đủ tín nhiệm đối với cử tri địa phương.

Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã Chủ tịch HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm (có 15 xã Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND, 01 xã Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND); Phó Chủ tịch HĐND xã hoạt động chuyên trách.

HĐND ở mỗi xã thành lập 02 Ban, gồm Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - xã hội Mỗi Ban có 05 thành viên, gồm 01 Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban và 03 ủy viên, tất cả đều hoạt động kiêm nhiệm.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐND và Ban của HĐND xã đảm bảo theo luật định.

2.2.2 Thực trạng về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

2.2.2.1 Thực trạng cơ cấu về giới, thành phần, độ tuổi, ngành nghề, trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân

Bảng 2.1: Cơ cấu về giới của đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 tại huyện Châu Đức Đơn vị tính: Đại biểu

STT Đơn vị Tổng số Đại biểu nữ Tỷ lệ % Đại biểu

(Nguồn: Thường trực HĐND 16 xã, thị trấn của huyện Châu Đức)Nhìn vào Bảng cơ cấu về giới (Bảng 2.1) có thể thấy, tỷ lệ nữ đại biểuHĐND xã tương đối thấp, chỉ đạt 28,63% Tuy một số xã cơ cấu tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND rất cao (như Kim Long 44,82%; Nghĩa Thành và Xuân Sơn có cùng tỷ lệ 40,74%), nhưng số xã có tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND từ 30% trở lên chỉ có 06 xã, còn lại là dưới 30%, thậm chí có xã tỷ lệ nữ đại biểu HĐND chỉ đạt 16%.

Như vậy, so với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%” mà Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” là chưa đạt yêu cầu.

Bảng 2.2: Cơ cấu thành phần đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ

2016-2021 ở huyện Châu Đức Đơn vị tính: Đại biểu

Thành Đại diện Đại diện Ngành Đơn vị Doanh Người phần Tôn giáo Dân tộc Giáo dục kinh tế nghiệp ngoài Đảng

(Nguồn: Thường trực HĐND 16 xã, thị trấn của huyện Châu Đức)

Nhìn vào Bảng cơ cấu thành phần đại biểu HĐND xã (Bảng 2.2), dễ dàng nhận thấy đại biểu đại diện cho các thành phần tôn giáo, dân tộc, giáo dục là không đồng đều và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số đại biểu HĐND xã; đối với ngành giáo dục, hầu như xã nào cũng có các trường học đóng trên địa bàn nhưng chỉ có 06 đại biểu HĐND ở 06 xã; có 02/03 xã có đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn cơ cấu đại biểu; riêng đại biểu ngoài đảng chiếm tỷ lệ tương đối đạt (23,23%) và được cơ cấu khá đồng đều ở các đơn vị.

Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 tại huyện Châu Đức Đơn vị tính: Đại biểu Độ tuổi Dưới 35 Từ35- Từ50-60 Trên 60

(Nguồn: Thường trực HĐND 16 xã, thị trấn của huyện Châu Đức)

Nhìn vào Bảng cơ cấu độ tuổi đại biểu HĐND xã (Bảng 2.3), có thể thấy số lượng đại biểu là người trẻ tuổi còn ít, chỉ chiếm 15,25% Có những xã độ tuổi trung bình của đại biểu khá cao (ví dụ, ở thị trấn Ngãi Giao, đại biểu dưới 35 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 20,68% nhưng độ tuổi từ 50 trở lên chiếm tỷ lệ đến 51,72%).

Bảng 2.4: Cơ cấu ngành nghề của đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ

2016-2021 tại huyện Châu Đức Đơn vị tính: Đại biểu

Ngành Cán bộ, công chức ở xã Viên Nông Công Kinh nghề Đảng Chính Mặt Đoàn chức dân nhân doanh quyền trận thể

(Nguồn: Thường trực HĐND 16 xã, thị trấn của huyện Châu Đức) Ở Bảng cơ cấu ngành nghề của đại biểu HĐND xã (Bảng 2.4), có thể thấy đại biểu được cơ cấu khá đầy đủ ở các ngành nghề, từ công nhân, nông dân (chủ yếu là cán bộ thôn, ấp, khu phố) đến các tầng lớp trí thức, kể cả kinh doanh Trong số đại biểu là viên chức, có cả ngành giáo dục và ngành y tế; trong số đại biểu làm kinh doanh, có cả doanh nhân và tiểu thương.

Có thể nói rằng, tỷ lệ cơ cấu giữa đại biểu là cán bộ, công chức ở xã

(66,43%) và đại biểu là cán bộ thôn, ấp, khu phố (29,57%) là chưa hợp lý, hay nói cách khác, số lượng đại biểu là người dân ít hơn nhiều so với số lượng đại biểu là cán bộ chuyên trách ở xã, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến tính đại diện cho nhân dân của đại biểu Ngoài ra, đại biểu là viên chức và đại biểu là công nhân tỷ lệ còn thấp so với số lượng viên chức và công nhân trên địa bàn các xã, thị trấn.

Bảng 2.5: Trình độ của đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 tại huyện Châu Đức Đơn vị tính: Đại biểu

Trình Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Trình độ độ lý luận chính trị

PTTH THCS Tiểu Đại Cao Trung Cao Trung Sơ học học đẳng cấp cấp cấp cấp

(Nguồn: Thường trực HĐND 16 xã, thị trấn của huyện Châu Đức)

Nhìn vào Bảng phân tích trình độ của đại biểu HĐND xã (Bảng 2.5), chúng ta có thể thấy chất lượng đại biểu chưa cao, chưa đảm bảo tiêu chuẩn cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị Số đại biểu chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao: 35,68% (152 người); có nhiều đại biểu trình độ học vấn chỉ ở bậc trung học cơ sở, thậm chí có cả bậc tiểu học Về trình độ lý luận chính trị, đại biểu có trình độ cao cấp chỉ chiếm tỷ lệ 2,34%.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, những đại biểu có trình độ thấp thường rơi vào đại biểu lớn tuổi, đa số họ là người có uy tín ở địa phương, nhiều đại biểu là bí thư chi bộ, trưởng thôn, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình và có trách nhiệm nên phần nào đáp ứng được yêu cầu hoạt động của đại biểu cũng như nguyện vọng của cử tri.

2.2.2.2 Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Sau khi có kết quả bầu cử đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2016-2021, 100% đại biểu HĐND xã trên địa bàn huyện Châu Đức đã được tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho đại biểu HĐND xã Theo đó, các đại biểu đã được trang bị các kiến thức, kỹ năng như: Lý luận chung về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam; Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã; Kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND xã Riêng đối với Thường trực HĐND xã và Trưởng ban, Phó ban của các Ban của HĐND xã đã được tham dự thêm lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của HĐND do HĐND tỉnh tổ chức, như: kỹ năng thẩm tra báo cáo, kỹ năng xây dựng và ban hành nghị quyết, kỹ năng giám sát và quy trình tổ chức kỳ họp HĐND Điều này thể hiện sự quan tâm của HĐND tỉnh trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã thông qua việc trang bị các kiến thức, kỹ năng cho đại biểu.

Đánh giá chung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế hoạt động của HĐND cấp xã tại huyện Châu Đức nhiệm kỳ 2016-2021, cho thấy, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hoạt động giám sát của HĐND xã đã có nhiều nỗ lực đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, chất lượng giám sát ngày càng được chú trọng, thể hiện ở các mặt sau:

- Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã đã triển khai, thực hiện tốt các nội dung, chương trình giám sát theo Nghị quyết HĐND xã đề ra Ngoài ra, còn phối hợp với Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện giám sát những vấn đề phát sinh tại địa phương.

- Đa số các xã, thị trấn đều xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND, UBND và Ban Thường trực UBMTTQ xã, trong đó có quy định phối hợp giám sát hoạt động của các đại biểu HĐND và phối hợp giám sát hoạt động của các cơ quan, các tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Vì vậy mà thành phần tham gia đoàn giám sát được mở rộng đến các ngành chuyên môn, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

- Qua giám sát, HĐND xã đã kịp thời phát hiện những vần đề cần giải quyết, những khó khăn, vướng mắt trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND Sau mỗi đợt giám sát, Thường trực HĐND xã và Ban của HĐND xã đều có báo cáo kết quả và thông báo kết luận, đưa ra những kiến nghị, đề xuất chuyển đến các cơ quan có liên quan xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

- Hoạt động giám sát của HĐND xã đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc ở địa phương; công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được tăng cường; thông qua hoạt động giám sát đã góp phần tích cực trong việc phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương; mối quan hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri được cải thiện, niềm tin của cử tri đối với Đảng, chính quyền được nâng lên.

2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của HĐND xã nhìn chung vẫn còn hình thức, hiệu lực giám sát còn nhiều hạn chế, vai trò giám sát của từng đại biểu HĐND không rõ ràng, kém hiệu quả, biểu hiện ở các mặt sau:

- Mặc dù Thường trực HĐND xã, các Ban của HĐND xã đã triển khai, thực hiện các nội dung, chương trình giám sát theo Nghị quyết HĐND xã đề ra, nhưng một số nội dung giám sát chưa đảm bảo hoàn thành theo dự kiến chương trình và kế hoạch giám sát Việc lấy ý kiến về nội dung giám sát chưa thực hiện đầy đủ, chưa đảm bảo quy trình.

- Quá trình giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND và ban của HĐND xã chưa đánh giá được toàn diện, chưa phản ảnh đầy đủ và đúng thực trạng nội dung giám sát; nội dung giám sát một số cuộc có khi còn quá vĩ mô, chưa sát với tình hình thực tế, tính thời sự chưa cao; việc tổ chức kiểm tra sau các đợt giám sát chưa được thường xuyên nên chất lượng và hiệu quả các cuộc giám sát chưa cao.

- Việc tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị của cử tri của HĐND xã thông qua Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị ở xã vẫn còn hạn chế, chủ yếu là tiếp nhận thông qua các buổi tiếp xúc cử tri của các tổ đại biểu HĐND.

- Vai trò của đại biểu HĐND xã nhìn chung vẫn còn khá mờ nhạt Rất ít đại biểu chủ động gặp gỡ, tiếp xúc với Nhân dân thường xuyên để tìm hiểu về đời sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, đa số chỉ gặp gỡ thông qua các buổi tiếp xúc cử tri do Ban Công tác Mặt trận tổ chức (thường thì một năm hai lần vào thời điểm trước khi chuẩn bị kỳ họp thường lệ của HĐND xã), trong khi đó, tỷ lệ người dân tham gia các buổi tiếp xúc cử tri lại không cao, chủ yếu là các ban ngành ở thôn, ấp, khu phố và tổ trưởng dân cư.

- Việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết các kiến nghị, đề xuất sau giám sát có quan tâm nhưng chưa được thường xuyên, dẫn đến một số kiến nghị qua kết quả giám sát chưa được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm túc hoặc bị lãng quên.

Những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

- Về nguyên nhân khách quan, có 03 nguyên nhân chủ yếu sau:

1 Nói đến nhân sự, đại biểu HĐND xã làm việc chuyên trách quá ít (chỉ có một chức danh Phó Chủ tịch HĐND xã là hoạt động chuyên trách) nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND, nội dung giám sát ở một số lĩnh vực chưa được đại biểu đầu tư nhiều về thời gian để nghiên cứu kỹ Ngoài ra, một số xã chỉ có một công chức Văn phòng - Thống kê kiêm cả công việc của HĐND, thậm chí có xã còn kiêm thêm chức danh cán bộ văn phòng Đảng ủy nên không thể thực hiện tốt tất cả các công việc, nhất là việc tham mưu xây dựng các văn bản của HĐND.

2 Cơ sở vật chất (máy photo, máy vi tính, thiết bị điện tử kết nối internet), tài liệu, thông tin, v.v… chưa thực sự đảm bảo để HĐND và đại biểu HĐND thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa.

3 Về xem xét việc giải quyết kiến nghị của cử tri và kiến nghị sau giám sát đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, như điện, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi, v.v cần phải tổ chức phối hợp thực hiện các bước khảo sát, lập hồ sơ và phải đợi cấp trên xét duyệt, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo phân kỳ đầu tư nên việc giải quyết các vấn đề này thường mất khá nhiều thời gian, vì vậy chưa đáp ứng kịp thời nguyện vọng của Nhân dân.

- Về nguyên nhân chủ quan, có 04 nguyên nhân chủ yếu sau:

1 Nhiều đại biểu HĐND còn hạn chế về trình độ, năng lực, chưa hiểu rõ luật; một số đại biểu còn có suy nghĩ rằng, hoạt động đại biểu chỉ là một công việc làm thêm, mọi việc đã có cơ quan Thường trực, cho nên họ chưa tâm huyết với

Yêu cầu kiện toàn bộ máy, hoàn thiện hoạt động giám sát của của Hội đồng nhân dân cấp xã

3.1.1 Yêu cầu về kiện toàn tổ chức bộ máy

HĐND với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện hai chức năng chính là giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng trên địa bàn, đòi hỏi tổ chức bộ máy phải ổn định, phải thể hiện được tính đại diện, tính quyền lực trong hoạt động Đặc biệt, HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước gần dân nhất, hàng ngày tiếp xúc với đời sống người dân, trực tiếp nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, lại càng phải chú trọng về kiện toàn tổ chức bộ máy.

Theo quy định thì ở cấp xã, Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND xã, tuy nhiên, thực tế ở một số xã trên địa bàn huyện Châu Đức, khi Bí thư Đảng ủy không trúng cử đại biểu HĐND thì Phó Bí thư Đảng ủy được cơ cấu kiêm nhiệm Chủ tịch HĐND xã Trong trường hợp này, Thường trực HĐND xã khá lúng túng trong tổ chức hoạt động, kéo theo HĐND xã phần nào thiếu “uy lực” trong quá trình thực hiện chức năng giám sát và chức năng quyết định Giả thiết, nếu cơ cấu Chủ tịch HĐND xã kiêm nhiệm Phó Bí thư Đảng ủy, sẽ tăng tính chuyên sâu hơn về tổ chức và hoạt động của HĐND. Để nâng cao chất lượng hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng của HĐND xã, yêu cầu về kiện toàn tổ chức bộ máy đặt ra trước hết là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ cấu tổ chức để HĐND đảm bảo được thực quyền và “vị thế” là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; chú trọng việc thay đổi, bổ sung cơ cấu đại biểu theo hướng, giảm đại biểu kiêm nhiệm, tăng đại biểu chuyên trách; tăng đại biểu trong khối cơ quan Đảng và đoàn thể quần chúng.

Một yêu cầu nữa, đó là cấp ủy Đảng cần làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách của HĐND xã; giới thiệu bổ nhiệm, luân chuẩn cán bộ là đại biểu HĐND; bố trí cấp ủy đối với các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã; đồng thời, tùy vào tình hình thực tế để xem xét, bố trí cấp ủy đối với chức danh Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của HĐND xã.

Ngoài ra, yêu cầu về kiện toàn tổ chức bộ máy cũng cần phải chú trọng từ khâu hiệp thương, giới thiệu người ra ứng cử làm đại biểu, không nên nặng về cơ cấu mà nên coi trọng phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, tâm huyết với hoạt động của HĐND, có khả năng đại diện cho cộng đồng dân cư và có năng lực tham vấn, quyết định.

3.1.2 Yêu cầu về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu HĐND là những người do dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương trong việc thực hiện quyền lực được nhân dân giao phó Chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND quyết định chất lượng hoạt động của HĐND.

Vì vậy, yêu cầu về chất lượng đại biểu HĐND là yêu cầu tối quan trọng. Đó là, đổi mới cơ chế chọn đại biểu HĐND nhằm lựa chọn được những đại biểu có năng lực, phẩm chất, có tâm huyết và ý chí tham gia hoạt động của HĐND. Trong thực tế, việc chú ý đảm bảo có cơ cấu đại biểu là cần thiết, nhưng mặt khác, yêu cầu hiện nay là phải coi trọng chất lượng đại biểu HĐND HĐND là cơ quan có vai trò quyết định những vấn đề trọng yếu ở địa phương, vì vậy, việc lựa chọn đại biểu ở đây là chọn ra những người ưu tú nhất, tận tâm nhất, có khả năng nhất, vì dân nhất trong nhân dân để gánh vác việc của dân Đại biểu HĐND là sự tập trung trí tuệ của địa phương, quyết định những vấn đề “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” ở địa phương Trong quá trình hoạt động, HĐND mạnh dạn, kịp thời bãi nhiệm những đại biểu suy thoái phẩm chất, không còn xứng đáng, thậm chí đối với cả những đại biểu yếu kém về năng lực, trình độ, hoạt động không có hiệu quả, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HĐND. Đảm bảo đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu không chuyên trách có kế thừa, tăng cường tỷ lệ đại biểu nữ, đại biểu trẻ, đại biểu có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.

Mỗi đại biểu HĐND phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, từng bước nâng cao trình độ, nhận thức, am hiểu chế độ, chính sách của Đảng và nhà nước, nắm vững tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương và nghị quyết của HĐND.

3.1.3 Yêu cầu về hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ và chăm lo đến tổ chức, bộ máy, định hướng nội dung hoạt động, bố trí đúng cán bộ cho HĐND thì nơi đó hoạt động của HĐND có hiệu quả, thực hiện tốt vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương Do đó, đòi hỏi cấp ủy ở cơ sở cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND, phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của HĐND; tạo điều kiện và môi trường cho HĐND phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động; tập trung quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để đại biểu HĐND phát huy năng lực, thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu dân cử Giáo dục những đảng viên làm nhiệm vụ đại biểu phải gương mẫu, tiên phong, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tại địa phương, hiện nay các cấp ủy đang thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 22/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Kế hoạch số 138- KH/HU, ngày 20/4/2018 của Huyện ủy Châu Đức “Về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021”.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND, trong đó quy định rõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn của đại biểu HĐND, đảm bảo cho họ có “đủ quyền”, “thực quyền” và hoạt động có hiệu quả Những nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và đại biểu HĐND được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thể hiện tương đối rõ hơn so với Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 Tuy vậy, trên thực tế, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND còn tiếp tục đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật của nhiều cơ quan, tổ chức khác, như trong hoạt động giám sát Bởi vì điều này có ý nghĩa thiết thực đảm bảo cho những nghị quyết của HĐND mang tính hiện thực, đảm bảo pháp chế Thực tế cũng cho thấy rằng, những đại biểu khi giám sát có nêu các yêu cầu, kiến nghị, đề nghị, song nhiều yêu cầu, kiến nghị đó chỉ nhận được sự trả lời chung chung mà không có sự cụ thể hóa, cá nhân hoá trách nhiệm của người sẽ giải quyết, thời hạn giải quyết xong là bao lâu và nếu không giải quyết thì chịu trách nhiệm như thế nào…

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quyết định, hoạt động giám sát của HĐND, xứng tầm là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, để HĐND thực sự đại diện cho nhân dân, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Tăng cường phối hợp và hỗ trợ trong hoạt động giữa đại biểu HĐND với các cơ quan của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội để thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch đã được xác định Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, bởi vì HĐND, đại biểu HĐND là do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân, nhưng những cơ quan, tổ chức này cũng đại diện cho những nhóm dân cư nhất định (đoàn viên, hội viên) và có những ý kiến, vai trò riêng trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Tiếp tục có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đại biểu HĐND về năng lực, về kinh nghiệm, về những kiến thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động của đại biểu Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng, bởi vì thực tế cho thấy,mặc dù hiện nay tỷ lệ đại biểu HĐND là cán bộ, công chức làm trong cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể khá cao, chiếm gần hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu HĐND, đa số họ đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng hiểu biết chung, khả năng thực hiện các nội dung giám sát và khả năng nghiên cứu, đề xuất… từng bước được nâng lên Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, phát triển và hội nhập, thực tiễn công tác phục vụ cho hoạt động của HĐND và hoạt động của các đại biểu HĐND còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém Một số đại biểu HĐND chưa nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng, vị trí, vai trò của HĐND, dễ băn khoăn, dao động trước những khó khăn, nhiều đại biểu HĐND còn thiếu kiến thức khoa học pháp lý, chính trị, hành chính, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học để phục vụ cho hoạt động đại biểu Điều đó đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa đến việc quản lý, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và năng lực cho đại biểu HĐND Có như vậy, năng lực hoạt động của đại biểu mới được nâng lên, mới có thể thay mặt nhân dân quyết định những vấn để quan trọng ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương trong việc thực hiện quyền lực được nhân dân giao phó. Đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND (phòng làm việc, trang thiết bị, kinh phí hoạt động…) Quan tâm nghiên cứu chế độ phụ cấp phù hợp để khuyến khích đại biểu và tăng cường trách nhiệm của đại biểu, có chế độ khen thưởng thỏa đáng khi họ có thành tích hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ người đại biểu Trong những điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động của đại biểu HĐND, vấn đề quan trọng nhất là những điều kiện về phụ cấp gắn liền với quyền hạn, trách nhiệm của đại biểu.

3.2 Các nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

3.2.1 Nhóm giải pháp về chủ thể giám sát

3.2.1.1 Nâng cao nhận thức và xác định thái độ đúng đắn của các chủ thể về giám sát của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Đây được xem là giải pháp quan trọng nhất, bởi hơn ai hết, chính chủ thể giám sát phải có tầm nhận thức và thái độ đúng đắn về vị trí, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của mình thì hoạt động giám sát của HĐND mới thực sự có hiệu quả.Phải nhận thức được rằng, thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêm túc, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát, các chủ thể giám sát phải xác định thái độ đúng đắn và thể hiện trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc Đó là:

- Phải đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND liên quan đến nội dung giám sát; kịp thời nắm bắt thông tin thông qua các văn bản quản lý, điều hành của UBND, các cuộc họp, các báo cáo, phản ánh của đại biểu HĐND, của dư luận, đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề được phản ánh phương tiện thông tin đại chúng mà Thường trực HĐND, các Ban của HĐND chắt lọc, ấn định phương pháp và nội dung giám sát cụ thể.

Kiến nghị

3.3.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật về giám sát của Hội đồng nhân dân

Thứ nhất, cần quy định cụ thể hơn nữa về việc tổ chức chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND; đồng thời bổ sung quy định về trách nhiệm của người được chất vấn trong việc báo cáo với HĐND về việc thực hiện những vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước.

Thứ hai, cần bổ sung một số quy định nhằm làm rõ hơn nữa trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát Đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải thực hiện đầy đủ kế hoạch, nội dung, yêu cầu giám sát của chủ thể giám sát; báo cáo trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu giám sát; giải quyết kiến nghị của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếp trình bày những vấn đề mà chủ thể giám sát nêu ra, trường hợp uỷ quyền cho người khác trình bày thì phải được cơ quan đó đồng ý; nếu có hành vi cản trở thì các chủ thể giám sát có quyền yêu cầu cơ quan cấp trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, chủ thể giám sát có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, cần tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND cấp xã, cụ thể là hai Ban của HĐND xã, Trưởng Ban có thể kiêm nhiệm nhưng PhóTrưởng Ban phải là đại biểu chuyên trách, như vậy thì đại biểu mới chuyên tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ và hoạt động của Ban, đặc biệt là hoạt động giám sát.

Thứ tư, quy định cụ thể hơn về bộ máy giúp việc của HĐND xã, trong đó, cần có chuyên viên giúp việc riêng cho HĐND xã Bởi vì hiện nay, một số xã chỉ có một công chức Văn phòng - Thống kê kiêm cả công việc của HĐND, thậm chí có xã còn kiêm thêm chức danh cán bộ văn phòng Đảng ủy nên không thể thực hiện tốt tất cả các công việc, nhất là việc tham mưu xây dựng các văn bản của HĐND.

3.3.2 Đầu tư thực hiện đề án nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của HĐND trong giai đoạn mới, trong đó HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương sát dân nhất, hàng ngày có thể tiếp xúc, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện tốt chức năng giám sát của HĐND cấp xã là một trong những yếu tố quan trọng, bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêm túc tại địa phương Việc xây dựng dự án nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cần thiết, nhằm kế thừa và phát huy có hiệu quả những kinh nghiệm và thành tựu đã đạt được của các khóa HĐND cấp xã trước đây; đồng thời, từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, Ban của HĐND, các đại biểu HĐND xã, góp phần phát huy ngày càng tốt hơn quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Với mục đích, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã, hướng đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ở Chương 3, luận văn đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương cũng như tình hình nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay Trong đó, luận văn đã đề xuất các yêu cầu về kiện toàn tổ chức bộ máy, yêu cầu về chất lượng đại biểu HĐND, yêu cầu về chất lượng hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng của của

HĐND xã; đề xuất các nhóm giải pháp về chủ thể giám sát, nhóm giải pháp về tổ chức các hoạt động giám sát và nhóm giải pháp về các điều kiện giám sát.

Hy vọng rằng, đây là những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nói chung và hoạt động giám sát nói riêng của HĐND cấp xã tại huyệnChâu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng như vận dụng ở các địa bàn khác trong phạm vi cả nước.

Ngày đăng: 01/12/2023, 06:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ cấu về giới của đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 - (Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu
Bảng 2.1 Cơ cấu về giới của đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 (Trang 44)
Bảng 2.5: Trình độ của đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 - (Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu
Bảng 2.5 Trình độ của đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 (Trang 47)
Bảng 2.7: Thống kê tình hình trả lời chất vấn của các cơ quan hữu quan tại kỳ họp - (Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu
Bảng 2.7 Thống kê tình hình trả lời chất vấn của các cơ quan hữu quan tại kỳ họp (Trang 53)
Bảng 2.8: Thống kê số lượng người được lấy phiếu tín nhiệm - (Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu
Bảng 2.8 Thống kê số lượng người được lấy phiếu tín nhiệm (Trang 54)
Bảng 2.9: Thống kê tình hình giám sát chuyên đề của Thường trực - (Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu
Bảng 2.9 Thống kê tình hình giám sát chuyên đề của Thường trực (Trang 57)
Bảng 2.11: Mức độ đánh giá của cử tri khi được các cơ quan giải quyết kiến nghị - (Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu
Bảng 2.11 Mức độ đánh giá của cử tri khi được các cơ quan giải quyết kiến nghị (Trang 61)
Bảng 2.13: Đánh giá vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND xã - (Luận văn thạc sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu
Bảng 2.13 Đánh giá vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND xã (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w