1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực hành phát triển cộng đồng

62 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực hành phát triển cộng đồng: Phòng chống dịch sốt xuất huyết tại xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Tác giả Nhóm Sinh Viên Lớp CT17D
Người hướng dẫn Th. Trương Thị Ly, Ts. Trương Thị Tâm, Cán bộ tư pháp- Trần Thị Yến
Trường học Trường Đại Học Công Đoàn
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 5,6 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH (8)
    • 1. Khái quát về cơ sở thực hành (8)
    • 2. Đánh giá về cơ sở thực hành (17)
    • 3. Nguyên nhân (18)
  • PHẦN 2. THỰC HÀNH TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (19)
    • 1. Lựa chọn cộng đồng (19)
    • 2. Hội nhập cộng đồng (23)
      • 2.1. Gặp gỡ cán bộ xã Thọ Xuân – huyện Đan Phượng- thành phố Hà Nội (23)
      • 2.2. Gặp gỡ và làm quen với các hộ gia đình xã Thọ Xuân (23)
    • 3. Xây dựng, bồi dưỡng và tập huấn nhóm lãnh đạo nòng cốt (23)
    • 4. Tìm hiểu và phân tích cộng đồng (24)
    • 5. Lập kế hoạch hành động (32)
    • 6. Thực hiện kế hoạch hành động (34)
      • 6.1. Huy động nguồn lực......................................................................................29 Cùng với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ địa phương UBND xã Thọ Xuân, đã giúp nhóm có cơ hội triển khai hoạt động dọn dẹp, vệ sinh khu vực tập kết rác tại , cũng như được tạo cơ hội phát loa tuyên truyền để người dân dễ tiếp cận hơn. Nhóm đã phối hợp cùng cán bộ xã Thọ Xuân huy động người dân trong thôn, (34)
      • 6.2. Các hoạt động đã triển khai (34)
    • 7. Lượng giá các hoạt động (36)
    • 8. Liên kết các nhóm hành động/mở rộng các mối liên kết với các nhóm trong và ngoài cộng đồng (39)
      • 8.1. Luân chuyển lãnh đạo nhóm (39)
      • 8.2. Rút lui và chuyển giao (40)
  • PHẦN 3. NHẬT KÝ THỰC HÀNH (42)
  • PHẦN 4. PHỤ LỤC BÁO CÁO THỰC HÀNH PTCĐ (51)
    • 1. Mẫu kế hoạch thực tập (51)
    • 2. Mẫu kế hoạch giúp đỡ cộng đồng (54)
    • 3. Bài tự lượng giá thực tập của sinh viên (56)
    • 4. Nhận xét của cơ sở thực hành (57)
  • PHỤ LỤC (58)

Nội dung

Phát triển cộng đồng bền vữnglà sự phát triển nhằm thỏa mãn cho các nhu cầu hiện tại nhưng vẫn đảm bảo chosự phát triển của cộng đồng đó trong tương lai; đặc biệt là việc khai thác, sửdụ

ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH

Khái quát về cơ sở thực hành

a Vị trí địa lý Đan Phượng là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam.Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây, cách trung tâm thành phố khoảng 20km.

Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua Xưa kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa Chiều cao trung bình từ 6- 8m.

Trên địa bàn xã Thọ Xuân hiện nay có tuyến giao thông quan trong đó là đường tỉnh lộ 417 Bên cạnh đó, đường Bắc Hòa Bình, Thọ Xuân, Thống Nhất là những đường lớn tại xã Ngoài ra, từ trung tâm xã Thọ Xuân tới Quốc lộ 32 (đường đi qua 4 tỉnh và thành phố gồm Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu) cách khoảng 6 km; khu Công nghiệp thị trấn Phùng cách khoảng 6 km; tới bến xe Mỹ Đình khoảng 20 km; tới sân bay Nội Bài khoảng 37 km; và tới trung tâm thủ đô (hồ Hoàn Kiếm) cách khoảng 28 km (tương đương gần một tiếng di chuyển).Huyện Đan Phượng có Quốc lộ 32 chạy qua khoảng 4 Km, nếu đi từ phía Hà Nội lên Sơn Tây đến Km 16+500 là ngã Tư Trôi (thuộc huyệnHoài Đức) rẽ phải khoảng 300m là đến huyện Đan Phượng theo tỉnh lộ 422 So với các quận, huyện của thủ đô Hà Nội, Đan Phượng có ít đơn vị hành chính và diện tích tự nhiên thuộc loại nhỏ, nhưng xét về mảng văn hóa giáo dục lại rất phong phú Tất cả các trường Tiểu học trong huyện đã đạt chuẩn Quốc gia, có những xã đông dân cư khoảng 19.000 người như ở Tân Hội, 25.000 người như ởTân Lập, hơn 10.000 người như ở thị trấn Phùng, Hồng Hà, Phương Đình, )Thọ Xuân là một trong 16 xã và thị trấn của huyện Đan Phượng, TP HàNội Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 5,46 km², giáp với nhiều xã khác của huyện Đan Phượng và huyện Mê Linh Phía đông xã Thọ Xuân tiếp giáp xã vớiTrung Châu (huyện Đan Phượng) Phía tây tiếp giáp tiếp xã Thọ An (huyện ĐanPhượng) Phía nam tiếp giáp tiếp xã Phương Đình (huyện Đan Phượng).

Xã Thọ Xuân có 10 cụm dân cư, tổng diện tích 5.46 km², dân số năm là

11027 người, mật độ dân số đạt 1910 người/km² Trụ sở UBND xã Thọ Xuân đặt tại cụm dân cư số 6, cách đường TL 417 600m Trụ sở UB gần với Trạm y tế; Nghĩa trang liệt sĩ; Công an phường nằm trên cụm dân cư số 5

UBND xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội b Di tích lịch sử Đình Thọ Lão - di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đình Thọ Lão thuộc làng Thọ Lão, nay thuộc xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, là một ngôi đình cổ Đây là một ngôi đình khang trang bề thế Theo các bậc cao niên truyền lại, thì ngôi đình này nằm trên lưng con rùa theo thế Hoàng xà vọng thủy (Rắn vàng ngắm nước động) Đình bao gồm các hạng mục như Tả hữu mạc, Đại bái, hậu cung. Đình làng Thọ Lão được công nhận là di tích lịch sử Ngôi đình thực sự trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân xã Thọ Xuân và du khách thập phương Lễ hội đình được tổ chức với nhiều nghi thức, nghi lễ, giúp người dân hiểu biết được lịch sử, thêm yêu quê hương, đất nước, từ đó tích cực lao động sản xuất, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa. c Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội trên địa bàn phường

Hội đồng nhân dân Xã Thọ Xuân

Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân xã quyết định các biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội tại địa phương; quyết định các biện pháp phát triển hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế; quyết định các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo, quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật ở địa phương, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân xã trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính.

Trong quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, vai trò của Hội đồng nhân dân được tăng cường đổi mới nhằm đáp ứng điều kiện thực tiễn, thể hiện cụ thể trong các hoạt động sau:

– Giám sát hoạt động của cơ quan hành chính và những công việc do cấp trên thực hiện trên địa bàn, nhất là việc sử dụng đất đai, quỹ công, tài sản công, kể cả các quỹ do dân đóng góp; bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

– Các đại biểu Hội đồng nhân dân, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong các kỳ họp, còn được phân công tham gia các hoạt động thường xuyên, gắn bó với dân như tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, tổ hoà giải, các tổ chức tự quản khác của dân… Ủy ban nhân dân xã Thọ Xuân Ủy ban nhân dân phường là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, là cơ quan hành chính ở địa phương, có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước một cách toàn diện trên địa bàn phường, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

UBND xã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hàng năm tại địa phương mình; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh trật tự; thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo và bảo đảm thi hành pháp luật ở địa phương.

Vai trò của Uỷ ban nhân dân xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thể hiện trong các nội dung:

– Hướng dẫn việc thực hiện, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo quy định của cấp trên Tổ chức thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung.

– Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ công chức xã và thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn Tiếp tục đổi mới cải cách hành chính, giảm bớt phiền hà cho người dân, đẩy mạnh phân cấp và tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả.

Thời cơ và thách thức trên đặt ra vấn đề phải giải quyết đồng bộ có hiệu quả các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, củng cố phát triển hệ thống chính trị ở nông thôn tạo cơ sở để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Hội Phụ nữ xã Thọ Xuân

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã là tổ chức với mục đích hoạt động vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ Trong quá trình CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn, Ban chấp hành – Chi hội phụ nữ ở xã đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các tổ chức, địa phương thực hiện Luật bình đẳng giới, lồng ghép các yêu cầu bình đẳng giới trong mọi kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; tăng cường sự tham gia và hưởng lợi của phụ nữ trong quá trình bàn bạc, quyết định, thực hiện và giám sát các kế hoạch phát triển cộng đồng, địa phương.

Bên cạnh đó, vai trò của Ban chấp hành - Chi hội phụ nữ ở phường còn thể hiện trong việc vận động và phát huy các quan hệ truyền thống xây dựng cộng đồng nông thôn đoàn kết, gắn bó Tăng cường và phát huy các mối quan hệ, mối liên kết mang tính gia đình, dòng họ, làng xã vốn có truyền thống lâu đời. Hội Cựu chiến binh

Đánh giá về cơ sở thực hành

– Sự giới thiệu của nhà trường là điều kiện quan trọng giúp nhóm có cơ hội đến đơn vị thực tập Trong quá trình này có bất kỳ khó khăn nào thì nhóm có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô hướng dẫn Bên cạnh đó, là sự hướng dẫn của đơn vị thực tập giúp nhóm có cơ hội được tiếp xúc với các công việc có liên quan đến ngành Công tác xã hội.

– Qua đợt thực hành và làm bài báo cáo Công tác xã hội nhóm, các sinh viên có cơ hội thực hành những kiến thức và kỹ năng mà thầy, cô đã giảng dạy trên lớp Thời gian thực hành và làm bài báo cáo đã giúp nhóm hiểu được tầm quan trọng của việc nắm tốt lý thuyết sẽ giúp ích trong quá trình làm việc thực tế sau này Do đó, nhóm nhận thức được rằng mỗi cá nhân cần rèn luyện thêm lý thuyết, kiến thức trên lớp cũng như các kỹ năng quan trọng cần có như kỹ năng mềm để nhóm có thể thực hành tốt hơn trong những lần sau.

– UBND xã Thọ Xuân là môi trường có đầy đủ chuyên môn và các trang thiết bị phục vụ công việc tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu để làm báo cáo thực hành.

– Các cán bộ luôn quan tâm sát sao đến các đối tượng Các tổ chức có đóng góp, đặc biệt là hội phụ nữ phường Cán bộ phụ nữ tìm hiểu, chia sẻ và chú ý nhiều hơn với các trường hợp tương tự trên địa bàn xã.

– Người dân sống thân thiện, tình cảm, cởi mở, hòa đồng với mọi người xung quanh.

– Đoàn thanh niên trở thành nhóm nòng cốt trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

– Ngân quỹ của cơ sở còn ít và chưa được chủ động, nguồn nhân lực còn thiếu hụt về kinh nghiệm trong công tác quản lý địa phương, cơ sở hạ tầng còn thô sơ, cơ chế chính sách chưa đáp ứng được hết các đối tượng gặp khó khăn trong khu vực và chưa giải quyết triệt để những nhu cầu của nhân dân.

Nguyên nhân

Cán bộ, công chức: Công tác tuyên truyền, triển khai chưa đồng bộ, từ chính quyền đến ban quản lý bản và các hộ dân, người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Đến từ phía nhân dân: Ý thức của người dân chưa cao, chưa hiểu biết rõ ràng về nguy cơ, hiểm họa của dịch sốt xuất huyết và biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Dân cư đông, địa bàn sinh sống phân bố chưa đồng đều nên công tác tuyên truyền chưa triệt để

Cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân trong việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

THỰC HÀNH TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Lựa chọn cộng đồng

Thọ Xuân là 1 trong những trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của huyện, ở ngoại thành hà Nội Thọ Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Trong những năm qua cùng với những thành tựu to lớn về các mặt phát triển kinh triển kinh tế – xã hội, Thọ Xuân cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức Với Số ca mắc dịch sốt xuất huyết có chiều hướng ngày càng gia tăng,, xã Thọ Xuân đối mặt với dịch sốt xuát huyết lây lan mạnh ở cộng đồng Thêm vào người dân chưa hoàn toàn tuân thủ về nguyên tắc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hoặc chưa thật sự phân biệt được triệu chứng bệnh sốt xuất huyết với các bệnh khác cũng đã trở thành vấn đề ở nông thôn.

Thực trạng rác thải, ao tù, bụi rậm cao tại thôn Thống Nhất, xã Thọ Xuân

Thực trạng rác thải, ao tù, bụi rậm cao gây ổ muỗi, dịch SXH vẫn đang là vấn đề quan tâm của chính quyền địa phương, dù tổ dân phố, UBDN xã thường xuyên ra sức tuyên truyền, vận động người dân chú ý dọn rác thải, thường xuyên phát quang bụi rậm, cài màn đi ngủ… nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Nhiều người vẫn chưa nhận ra, không quan tâm đến tính nghiêm trọng của dịch từ đó gây khó khăn cho việc phòng tránh dịch SXH.

Rác thải đổ bừa bãi khiến các bờ ao, cống rãnh trở thành “bô rác” công cộng, bụi rậm cỏ mọc cao quá đầu người khiến muỗi làm tổ… từ đó dẫn đến tình trạng số lượng ruồi muỗi ngày càng gia tăng, dịch bệnh lan nhanh, sức khỏe người dân đi xuống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chấ lượng cuộc sống người dân Nguyên nhân được cho rằng do một vài bộ phận người dân có thói quen vứt rác xuống ao, cống cho “tiện”, muốn tích nước mưa vào bể chứa để ăn uống sinh hoạt, không hiểu được tính nghiêm trọng của hành động vô tình gây ra dẫn đến người dân bị muỗi đốt nhiễm SXH. Điển hình, thôn thống nhất là thôn có các hộ gia đình làm nông nhiều, vườn tược rộng rãi Mỗi ngày, các gia đình ăn uống sinh hoạt lại thải ra một lượng rác lớn ra môi trường Cùng đó, hệ thống cống rãnh còn nhiều hạn chế, ni lông và chất thải của các hộ vẫn còn bị vứt xuống mương nhiều Một số khu vực vệ sinh, hệ thống thoát nước kém, lực lượng chức năng cũng chỉ nỗ lực tuyên truyền,nhắc nhở người dân dọn rác, bắt bọ gậy chứ cũng chưa có kinh phí để cải tạo đồng bộ.

Hình ảnh rác thải ngập ngụa trong cống gây tắc nghẽn không thể thoát nước Khi tiến hành can thiệp với cộng đồng, nhóm sinh viên áp dụng một số lý thuyết và phương pháp trong CTXH để đánh giá, phân tích như sau:

Thuyết con người là trung tâm

Mục đích của thuyết này là NVXH khuyến khích cộng đồng tự hiện thực hóa những tiềm năng của chính mình Phát triển con người là mục tiêu (phát triển con người nhằm làm giàu cho cuộc sống con người), là phương tiện (NVXH cùng với nhóm nòng cốt nâng cao kỹ năng, kiến thức, năng xuất và tính sáng tạo thông qua quá trình xây dựng vốn con người khi can thiệp trong cộng đồng).

NVXH giúp người dân tháo bỏ rào cản trong môi trường xã hội, giúp người dân hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và thay đổi theo hướng tích cực để đạt được trạng thái ổn định Sau khi xác định được vấn đề của cộng đồng NVXH luôn khích lệ, động viên người dân để mọi người tự tin tham gia vào các hoạt động giải quyết vấn đề trong cộng đồng.

Thuyết về sự tham gia Để có thể đạt được mục tiêu cuối cùng là giúp đỡ cộng đồng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần thì trong quá trình can thiệp cần phải có sự tham gia, phối hợp của tất cả lực lượng xã hội, chính quyền địa phương Quan trọng sự tham gia của cộng đồng địa phương được xem là yếu tố then chốt để cộng đồng phát triển bền vững, khi người dân tham gia vào các hoạt động thì sẽ tăng thêm sức mạnh, tinh thần, sự gắn kết trong cộng đồng; bên cạnh đó cần có sự giúp đỡ của cán bộ, chính quyền, nhân viên xã hội, các tổ chức đoàn thể… Để đánh giá chính xác và hiệu quả vấn đề của cộng đồng, NVXH sử dụng các phương pháp trong CTXH để thu thập thông tin cơ bản áp dụng trong khi làm việc tại cộng đồng

Phương pháp vãng gia Đây là phương pháp đặc thù trong phát triển cộng đồng, khi sử dụng phương pháp này NVXH dựa trên hoạt động đến thăm trực tiếp nhà của người dân và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phỏng vấn, quan sát… để thu thập thông tin liên quan tới những vấn đề quan tâm Phương pháp này ngoài mục đích thu thập thông tin còn có thể gây dựng được mối quan hệ thân thiết với người dân Đây cũng là phương pháp hiệu quả vì tiếp cận người dân một cách thân thiện và giúp người dân thoải mái chia sẻ những thông tin.

NVXH đã vãng gia thăm 10 hộ gia đình ở địa bàn xã Thọ Xuân Trong những buổi này chủ yếu là nói về cuộc sống hàng ngày của người dân, công việc trong gia đình người dân Sau khi tạo bầu không khí thoải mái và nhận được sự tin tưởng từ người dân, NVXH tiếp tục với những câu hỏi liên quan đến vấn đề cần thu thập thông tin.

NVXH sử dụng phương pháp quan sát với người dân trong các buổi họp dân, quan sát các hoạt động thường ngày, những mối tương tác, mối quan hệ của người dân, ngoài ra NVXH còn quan sát những vấn đề đang diễn ra trong cộng đồng từ đó có thể thu thập thông tin và đánh giá vấn đề của cộng đồng một cách hiệu quả nhất.

Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin xã hội dựa trên sự phân tích nội dung những tài liệu đã sẵn có NVXH tham khảo và phân tích các tài liệu do KHV và chính quyền cung cấp, các văn bản quy định, báo cáo liên quan đến cộng đồng… từ đó NVXH sẽ thu thập được các thông tin liên quan đến vấn đề cộng đồng

Phương pháp tổ chức, thảo luận, họp dân Đây là phương pháp NVXH cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để tổ chức các cuộc họp dân với mục đích thu thập thông tin, đánh giá vấn đề, xác định những nhu cầu, khó khăn, nguồn lực để có những can thiệp hỗ trợ cộng đồng Thông qua 2 buổi họp dân, người dân bắt đầu nhìn nhận lại vấn đề của chính cộng đồng mình từ đó NVXH cùng với cộng đồng đã xác định được vấn đề cần can thiệp.

Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu và cùng người dân với chính quyền địa phương thảo luận, NVXH thấy rằng nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường cũng như việc phân loại rác thải chưa sâu sắc Bên cạnh đó, người dân vẫn chưa hiểu biết được ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch sốt xuất huyết đến sức khỏe của bản thân nói riêng và cộng đồng nói chung.

Hội nhập cộng đồng

Để có thể hội nhập cộng đồng, nhóm SV CTXH cần làm việc với chính quyền, ban lãnh đạo địa phương.

– Ngay khi vừa xuống xã Thọ Xuân nhóm SV CTXH trao đổi, làm việc cùng cô Trần Thị Yến (Kiểm Huấn Viên nơi thực hành – xã Thọ Xuân) cũng như nhận được sự giúp đỡ từ Ths Trương Thị Ly, Ts Trương Thị Tâm– giảng viên hướng dẫn nhóm.

– Sau phân chia công việc tại địa bàn xã Thọ Xuân, nhóm di chuyển vào gặp mặt ban lãnh đạo khu, để làm quen với ban lãnh đạo và gửi cho bác giấy giới thiệu nhà trường, kế hoạch làm việc nhóm trong suốt quá trình thực hành, bản cam kết thực hiện kế hoạch đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến công việc của cán bộ địa phương.

2.1 Gặp gỡ cán bộ xã Thọ Xuân – huyện Đan Phượng- thành phố Hà Nội

– Phó chủ tịch UBND xã Thọ Xuân: Lê Xuân Hưng

– Chủ tịch Hội Nông dân xã: Đào Quang Ánh

– Chủ tịch Hội Phụ nữ xã: Trần Thị Luân

– Bí thư Đoàn thanh niên: Lê Thị Nhung

– Kiểm huấn viên: Cán bộ Tư pháp – Trần Thị Yến

2.2 Gặp gỡ và làm quen với các hộ gia đình xã Thọ Xuân

Trong quá trình thực hành, nhóm đã có cơ hội gặp gỡ các hộ gia đình xãThọ Xuân và được bà con nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình hoạt động.

Xây dựng, bồi dưỡng và tập huấn nhóm lãnh đạo nòng cốt

NVXH xác định và liên kết với nhóm nòng cốt gồm có:

– Đại diện chính quyền và các đoàn thể: chú Đào Quang Ánh (Chủ tịch Hội nông dân xã).

– Lãnh đạo và cán bộ xã: chú Lê Xuân Hòa (Phó chủ tịch UBND xã Thọ Xuân) và chị Lê Thị Nhung (Bí thư Đoàn thanh niên).

– Đại diện người dân: chú Lê Văn tưởng (Tổ trưởng tổ dân phố).

Ban nòng cốt sẽ là những người nhiệt tình, tâm huyết với công việc Đặc biệt là người có tiếng nói trong dân, được mọi người ủng hộ.

Những nội dung cần bồi dưỡng:

– Xây dựng và quản lý chương trình phát triển cộng đồng

– Các kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc bảo vệ môi trường, phân loại rác thải đúng tiêu chuẩn có sự tham gia của người dân.

– Chương trình tuyên truyền, giáo dục cho người dân về bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.

Tìm hiểu và phân tích cộng đồng

- Dịch sốt xuyết huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra Bệnh lây lan do muỗi vằn có tên là Aedes aegypti (An-des- ê-gyp-ti) đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.

Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 – tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên muỗi vằn sinh sản rất nhiều Hai khoảng thời gian này cũng chính là thời điểm bùng phát mạnh mẽ dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc Còn ở miền Nam, bất kỳ thời gian nào cũng có thể xảy ra dịch sốt xuất huyết do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết: 1) Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn 2) Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối 3) Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà 4) Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, giếng nước, hốc cây, các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa, Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C

– Tình trạng dịch SXH tại thôn Thống Nhất xã Thọ Xuân:

Là khu vực ngoại ô, các hộ gia đình đa số là làm nông, buôn bán nhỏ lẻ;hầu như hộ gia đình nào cũng có vườn to, rộng bao quanh nhà, người dân vẫn đào ao thả cá thời gian sau hết mùa lại bỏ không lại bỏ không; người dân vẫn có thói quen hứng nước mưa vào chum, chậu… làm nước ăn uống sinh hoạt Từ đó vô hình chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi làm tổ, đẻ trứng tại vườn cây, ao tù, nước đọng Số rác thải tại các điểm tập kết rác một phần được thu gom, một phần không được xử lý lâu dần tích tụ ngày càng nhiều. Đang là thời điểm thuận lợi cho muỗi sinh sôi, người dân không chủ động dọn dẹp bụi rậm, ao tù thêm vào đó số rác không được xử lý tích tụ lại vứt ra ao hồ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh cũng như sức khỏe của các hộ dân xung quanh khu vực.

Theo thống kê thì dịch sốt SXH lại bùng lên vào tháng 9-11 kéo dài từ nhiều năm nay, các cơ quan chức năng cũng đã có những biện pháp tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nào để xử lý, ngăn chặn hoặc làm hạn chế mức độ lây lan của dịch SXH trong các năm.

Với thời tiết đang có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi, số ca mắc dịch sốt xuất huyết có chiều hướng ngày càng gia tăng Hiện nay ở Việt Nam bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, nhưng phát hiện sớm và đến sớm các cơ sở y tế để được chăm sóc y tế đúng cách có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 1%; đó thực sự là vấn đề xã hội mà người dân lo sợ, cần được chính quyền các cấp quan tâm giải quyết. Theo khảo sát tại các khu vực ngoại ô, nông thôn trên địa bàn cả nước cho thấy, nước máy sinh hoạt, hệ thống xử lý rác thải, những nơi chứa rác, thùng đựng rác công cộng, cống thoát nước nhìn chung đều có nhưng nhưng chưa phổ biến, người dân chưa có ý thức vứt rác, vẫn giữ nếp sống cũ không uống nước máy, không chịu dọn dẹp vườn tược.

Trong khi công phòng chống dịch SXH tại các hộ gia đình trên xã đã và đang được quan tâm thực hiện tương đối hiệu quả thì bên cạnh đó vẫn còn một số hộ gia đình vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, không dọn bọ gậy, bể chứa không đậ nắp do nhiều nguyên nhân như: ý thức của người dân còn hạn chế; thói quen dùng nước mưa sinh hoạt đã hình thành từ nhiều năm, nước máy chưa được phổ biến, người dân không thường xuyên dọn dẹp vườn tược; cống rãnh chưa được cải tạo nên hệ thống thoát nước chưa đảm bảo, nhất là vào mùa mưa;đội ngũ cán bộ quản lý thôn thiếu kiến thức, chưa được đào tạo nghiệp vụ nên công tác quản lý dịch còn hạn chế, …

Thôn Thống Nhất nằm trên địa bàn xã Thọ Xuân quản lý, đây là một trong các thôn trong cụm nằm trên địa bàn huyện Đan Phượng Với mật độ dân số tương đối và mức tiêu dùng của người dân ở mức ổn định đã đáp ứng nhu cầu sinh sống của hơn 1000 người dân sinh sống tại thôn và diện tích nhà ở, vườn xung quanh nhà của các hộ gia đình cũng khá lớn Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng dịch SXH tại khu vực thôn Thống Nhất với thực trạng xả rác bừa bãi, tràn lan không triệt để; bọ gậy tập trung nhiều ở các chụm vại không được dậy, các bao nilon vứt ngổn ngang dưới ao, diện tích vườn cây rộng cộng với không được cắt tỉa thường xuyên khiến nơi đây tập trung nhiều ổ muỗi, ruồi gián số lượng lớn.

Bên cạnh việc xả rác tự phát của các hộ, cán bộ thôn vẫn chưa có biện pháp khắc phục, xử lý tình trạng xả rác không đúng nơi quy định Hệ thống thoát nước, tiêu huỷ rác thải vẫn hoạt động lỏng lẻo, chưa có sự răn đe, giám sát từ cán bộ thôn.

Tình trạng dịch SXH tại thôn Thống nhất đã và đang trở thành mối lo về ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của cộng đồng Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh công tác quản lý của chính quyền địa phương và ngành chức năng, hộ gia đình trong thôn cũng cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường chung, không còn ổ muỗi Đặc biệt, người dân thôn cần trang bị đầy đủ màn khi đi ngủ, dụng cụ che chắn, đậy nắp chum vại nhằm đảm bảo muỗi không thể đẻ trứng, đốt con người với bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống dịch trên địa bàn cả huyện

Sơ đồ Venn về dịch SXH bùng phát tại xã Thọ Xuân, huyện Đan

Phượng, thành phố Hà Nội Phân tích sơ đồ ven:

Sơ đồ trên thể vai trò và mối quan hệ của các bên liên quan đối với dịch SXH bùng phát tại xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Vai trò của mỗi cơ quan, tổ chức được thể hiện bằng hình vẽ.

Hình vẽ to và gần biểu thị mối quan hệ tích cực, sát sao với vấn đề và ngược lại, hình vẽ xa và nhỏ thể hiện sự tương tác yếu, chưa rõ ràng hoặc chưa có sự tương tác Người dân địa phương và nhóm sinh viên CTXH – trường Đại học Công Đoàn là những nguồn lực chủ chốt để duy trì hoạt động phòng, tránh và đã có những hoạt động thiết thực.

Về phía Hội Nông dân, Hội Phụ nữ trong xã, các bên như Y tế, Giáo dục chưa thực sự có nhiều đóng góp, chưa huy động được nguồn lực tham gia vào việc bảo vệ môi trường.

Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội trên địa bàn phường

Hội đồng nhân dân xã Thọ Xuân

Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đồng thời là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương.

Hội đồng nhân dân xã quyết định các biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội tại địa phương; quyết định các biện pháp phát triển hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế; quyết định các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo, quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật ở địa phương, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân xã trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính.

Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vai trò của Hội đồng nhân dân được tăng cường đổi mới nhằm đáp ứng điều kiện thực tiễn, thể hiện cụ thể trong các hoạt động sau:

Lập kế hoạch hành động

STT Vấn đề Mục tiêu Hoạt động Nguồn lực tham gia

1 người dân trong xóm làng xả

Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân

- Tuyên truyền hiểm họa cúa dịch SXH và cách phòng tránh bệnh qua dọn rác

– Nhóm SV CTXH – Người dân – Đoàn

SV CTXH – Người dân – Đoàn

5 buổi rác thải tạo ổ muỗi trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường; thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh

Sốt xuất huyết người dân về lợi ích của việc vứt rác đúng nơi quy định và diệt muỗi, lăng quăng

- Tổ chức dọn rác, phát quang bụi rậm quanh làng

- Nhắc nhở về hành vi xả rác bừa bãi

Người dân còn thiếu kiến thức về bệnh sốt xuất huyết

Cung cấp kiến thức cho người dân, chủ động tham gia các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết tại gia đình, cộng đồng và nơi công cộng

- Phổ biến 1 số nguyên tắc cho người dân phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

- Giúp người dân hiểu và phân biệt rõ triệu chứng bệnh sốt xuất huyết với các bệnh khác, như sốt thông thường, sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết.

– Phát tờ rơi, phát loa tuyên truyền về cách phát hiện, phòng, tránh dịch sốt xuất huyết

– Nhóm SV CTXH – Tổ dân phố – Người dân – Đoàn Thanh niên

SV CTXH – Tổ dân phố – Người dân

3 Dịch bệnh có nguy cơ

Kiểm soát tốt nhất khả năng bùng

- Tuyên truyền bằng phát tờ rơi, loa phát thanh các biện pháp

– Nhóm SV CTXH – Tổ dân

SV CTXH– Tổ dân bùng phát phát dịch bệnh sốt xuất huyết trong khu xóm, đảm bảo môi trường sinh hoạt cho người dân phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tới người dân

- Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh khu vực người dân sinh sống

- Tiến hành phát quang bụi rậm, bắt lăng quăng tại ao, hồ nước đọng hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương phố – Người dân – Đoàn Thanh niên phố– Người dân

Thực hiện kế hoạch hành động

Dựa trên bản kế hoạch đã được xây dựng và được sự thông qua của cán bộ phường, nhóm sinh viên lựa chọn vấn đề can thiệp chính là phòng chống dịch sốt xuất huyết

Cùng với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ địa phương UBND xã Thọ Xuân, đã giúp nhóm có cơ hội triển khai hoạt động dọn dẹp, vệ sinh khu vực tập kết rác tại , cũng như được tạo cơ hội phát loa tuyên truyền để người dân dễ tiếp cận hơn Nhóm đã phối hợp cùng cán bộ xã Thọ Xuân huy động người dân trong thôn, đặc biệt là những người dân sống làm việc quanh khu vực và các thanh niên cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường để phòng chống sốt xuất huyết 6.2 Các hoạt động đã triển khai

STT Thời gian Hoạt động Người tham gia

Nhóm lên UBND Phường Đồng Tâm gặp gỡ cán bộ:

Phó Chủ tịch phường – cô Nguyễn Thị Ánh Hồng và kiểm huấn viên – cô Nguyễn Thanh Mai; đưa giấy giới thiệu và xin xác nhận của lãnh đạo phường

– Chủ Tịch Lê Xuân Khải và kiểm huấn viên Trần Thị Yến – Nhóm sinh viên CTXH

Nhóm đã đăng kí tạm trú, tạm vắng và đến thăm hỏi, gặp mặt và giao lưu từng hộ gia đình tại cộng đồng

– Nhóm sinh viên CTXH – Người dân xung quanh khu vực

Thu thập dc các thông tin chung về cộng đồng và tìm hiểu về vấn đề, nguyên nhân, tác động của dịch sốt xuất huyết

- Cô Yến phụ trách văn phòng

Nhóm đã đi khảo sát, tìm kiếm, thu thâp thông tin thông tin về dịch SXH quanh khu vực

Nhóm đã thành lập được nhóm nòng cốt và bắt đầu đi dọn dẹp các khu vực , phát quang bụi rậm đuổi muỗi.

Thăm hỏi gia đình có người bị SXH

– Nhóm sinh viên CTXH – Bác cụm trưởng -Người dân và thanh niên xung quanh khu vực

Nhờ sự hỗ trợ của UBND xã Thọ Xuân nhóm sinh viên đã

– Nhóm sinh viên CTXH– UBND xã Thọ Xuân Đến

06/12/2023 đã thuận lợi phát thanh tuyên truyền về việc phòng chống sốt xuất huyết

Hướng dẫn người dân về việt thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh Đi thăm các hộ dân xung quanh , kiểm tra tiến độ thực hiện của mọi người

– Nhóm sinh viên CTXH – Bác cụm trưởng -Người dân và thanh niên xung quanh khu vực

08/12/2023 Đi in tờ rơi và phân phát cho người dân xung quanh khu vực thôn Thống Nhất

Trở lại UBND xã Thọ Xuân để xin nhận xét và xác nhận thực hành của cơ sở Cảm ơn và chia tay cán bộ, kiểm huấn viên và cộng đồng dân cư đã phối hợp cùng trong đợt thực hành

– Nhóm sinh viên CTXH – Chủ tịch xã Lê Xuân Hưng và kiểm huấn viên Trần Thị Yến

Lượng giá các hoạt động

Hoạt động 1: Gặp mặt các hộ gia đình, phát thanh tuyên truyền về việc phòng chống sốt xuất huyết

– UBND xã Thọ Xuân và Đoàn thanh niên hưởng ứng phát thanh tuyên truyền về việc phòng chống sốt xuất huyết

– Nhóm thuận lợi lấy được những thông tin từ các hộ gia đình quanh khu vực đã có người bị sốt xuất huyết từ đó có thêm tư liệu để đưa ra các biện pháp phòng chống tốt nhất

– Người dân tại Thôn Thống Nhất nhận thức được dịch SXH lây lan tại cộng đồng mạnh như thế nào Từ đó, cộng đồng đều tích cực hưởng ứng, tham gia phòng chống dịch.

– Hoạt động tuyên truyền còn mang tính một chiều, chưa có sự tương tác, trao đổi nhiều giữa nhóm sinh viên và người dân trên địa bàn.

– Kinh phí còn hạn hẹp, chưa có nhiều thời gian để thiết kế băng rôn, khẩu hiệu về dịch SXH.

Hoạt động 2: Tiến hành cùng Đoàn thanh niên, người dân, tổ dân phố tổng vệ sinh, thu gom rác thải, diệt bọ gậy, vớt rác trôi nổi khu vực thôn Thống Nhất

– Được sự tham gia nhiệt tình của Đoàn thanh niên, người dân, tổ dân phố, nhóm sinh viên đã thực hiện chương trình tổng vệ sinh diệt muỗi khu vực thôn Thống Nhất

– Đây là hoạt động có ý nghĩa, thiết thực, góp phần nâng cao tinh thần xung kích, tình nguyện vai trò đi đầu của tuổi trẻ trong việc cùng cộng đồng tham gia phòng chống dịch bệnh Đồng thời góp phần giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

– Thời tiết mưa dày hạt khiến khu vực đường xá và phần đất hai bên đường bị lầy lội dẫn đến việc thực hiện chương trình vệ sinh trở nên khó khăn hơn. – Người dân vẫn chăn thả gia súc, gia cầm tự do hai bên lề đường đất, làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến việc đi lại.

Hoạt động 3: Hướng dẫn người dân về việt thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh , Đi thăm các hộ dân xung quanh , kiểm tra tiến độ thực hiện của mọi người.

- Người dân tham gia tích cực hưởng ứng vệ sinh môi trường, loại bỏ các dụng cụ hoặc các thiết bị chứa nước quanh khu vực sống, sinh hoạt hàng ngày

- Nhóm sinh viên cũng tham gia cùng người dân dọn rác tại các khu vực công cộng thu gom các vận dụng phế thải đọng nước , làm sạch các bụi cỏ rậm rạp

- Người dân nhiệt tình vui vẻ khi có nhóm sinh viên đến thăm hỏi, không có ác ý hay làm khó dễ với nhóm sinh viên

- 1 số hộ gia đình vẫn còn dùng xô chậu để hứng nước mưa nhằm phục vụ sinh hoạt trong gia đình, ý thức của người dân thiếu hợp tác thực hiện theo các khuyến cáo phòng chống dịch

- Không ít người xem việc phòng chống dịch là nhiệm vụ của trạm y tế xã làm việc với từng hộ gia đình nên họ ngại chủ động tham gia các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết

- Trong quá chình di chuyển khu vực đường xá lại gần trường học, học sinh đi lại rất đông vào những giờ cao điểm Nên nhóm sinh viên luôn phải để ý không rất dễ xảy ra tai nạn

Hoạt động 4: Phối hợp với tổ dân phố thôn thay phiên giám sát tình hình vứt, xả rác, dọn bọ gậy tại khu vực thôn Thống Nhất

Tham gia đóng góp ý kiến với tổ dân phố về việc truyền thông đến người dân hưởng ứng việc phát tờ rơi, phát loa tuyên truyền….đến người dân

– Tổ dân phố nhiệt tình phối hợp giám sát các ngày trong tuần.

– Tăng cường sự quản lý chặt chẽ hơn của tổ dân phố.

– Nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, giám sát.

– Khu vực thôn khá lớn nên tổ dân phố và nhóm sinh viên khó bao quát hết được tình hình thôn.

– Thời gian thực tập ngắn, kinh phí chưa đủ nên chưa thể thiết kế băng rôn,khẩu hiệu… tuyên truyền cho người dân về dịch SXH.

Liên kết các nhóm hành động/mở rộng các mối liên kết với các nhóm trong và ngoài cộng đồng

8.1 Luân chuyển lãnh đạo nhóm Để có sự thành công và lâu dài của dự án, sinh viên thực hiện phát triển cộng đồng cần phải chú ý đến việc liên kết các nhóm trong và ngoài cộng đồng. Đây là các hoạt động tạo nên sự lan tỏa đến người dân ở địa bàn xã Thọ Xuân. Đây là hoạt động tạo mạng lưới nhằm tăng thêm sức mạnh cho người dân và cộng đồng.

Ngoài hình thức liên kết hành động bên trong cộng đồng (liên kết với Đoàn Thanh niên, lãnh đạo xã, người dân sinh sống tại địa bàn xã Thọ Xuân,… Việc liên kết với các nhóm khác cùng lĩnh vực hoạt động ở ngoài cộng đồng là cần thiết vì ngoài việc giúp cho các nhóm có thêm cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau (tăng năng lực) các nhóm còn mở rộng sự hợp tác, hỗ trợ nhau, giúp cho hoạt động phát triển ngày càng rộng dần và tiến đến việc có thể có những thiết chế lớn hơn đáp ứng cho nhu cầu phát triển trên diện rộng.

Việc luân phiên lãnh đạo nhóm thống nhất theo các quy tắc sau: – Mỗi người phải hiểu vấn đề của địa phương một cách toàn diện Có thể thông qua các buổi giao ban, chia sẻ kinh nghiệm giúp mọi người hiểu nhau hơn.

– Tôn trọng văn hoá của địa phương.

– Cần tin tưởng rằng các nhóm biết quan tâm, giúp đỡ nhau làm tốt thường sẽ hoạt động hữu hiệu hơn những nhóm không quan tâm tới nhau.

– Mỗi người cần có ý thức đóng góp để giải quyết vấn đề Đặt quyền lợi cộng đồng trên hết.

– Khi làm việc trong tinh thần hợp tác nhóm, mỗi người cần nhận ra vấn đề của người khác, quan tâm đến quyền lợi của các bên để đóng góp nâng cao hiệu quả tối đa.

Từ sự luân chuyển thích hợp các vị trí lãnh đạo, các nhóm nòng cốt trong cộng đồng sự có sự liên kết hơn khi đã hiểu rõ về mục đích hoạt động của nhau, từ đó các nhóm nòng cốt sẽ dễ dàng hợp tác và phát triển một cộng đồng vững mạnh Và cuối cùng, để cải thiện tình hình ô nhiễm cho cộng đồng một cách hiệu quả nhất thì các lãnh đạo của các nhóm trong cộng đồng hợp tác với nhân viên CTXH và chính quyền địa phương để có thể đưa ra những kế hoạch thực hiện phù hợp nhất.

8.2 Rút lui và chuyển giao

NVXH vẫn tiếp tục giữ liên lạc với kiểm huấn viên và những cán bộ tại cộng đồng để trao đổi thực hiện các hoạt động cho đến khi tình trạng xả rác tự phát được xử lý, sau đó NVXH sẽ rút lui từ từ và bàn giao lại kết quả đã đạt được cho chính quyền địa phương

KẾT LUẬN CHUNG Cùng với sự phát triển chung, các vấn đề xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp Nhân viên công tác xã hội cần được đào tạo để có cái nhìn toàn diện về các vấn đề trong cuộc sống cũng như cần phải có những can thiệp, hỗ trợ chính xác mang lại hiệu quả nhất cho các đối tượng yếu thế trong xã hội Để đạt được mục tiêu như trên đòi hỏi công tác xã hội phải có tính chuyên nghiệp cao. Như vậy, thực hành công tác xã hội là một vấn đề quan trọng trong quá trình đào tạo công tác xã hội.

Qua quá trình thực hành Phát triển cộng đồng tại UBND xã Thọ Xuân– huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội, nhận được sự hướng dẫn của ban lãnh đạo và kiểm huấn viên, chúng em đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong giao tiếp, hiểu biết thêm về những khó khăn của cộng đồng cũng như những mong muốn, nguyện vọng của người dân…

Bản thân mỗi sinh viên học thêm được tính chủ động trong công việc, đặc biệt là được làm việc thực tế giúp chúng em tạo lập được các mối quan hệ với mọi người Những kinh nghiệm mà chúng em học được sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho tương lai khi sinh viên trở thành một nhân viên xã hội chuyên nghiệp.

Trong thời gian hai tuần thực hành cùng với những kiến thức tích lũy được, chúng em xin được kiến nghị một số giải pháp như sau:

– Nâng cao ý thức của người dân cũng như chất lượng đội ngũ tổ Dân Phố thông qua việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng.

– Tăng cường các biện pháp xử phạt các hành vi làm xả rác ra môi trường, không diệt bọ gậy khu vực nhà ở.

– Hoàn thiện chính sách có liên quan đến phòng, chống dịch SXH.

Chúng em hy vọng rằng những giải pháp đưa ra sẽ góp một phần nhỏ giúp địa phương cải thiện được tình trạng dịch SXH lây lan, xả thải rác bừa bãi ra môi trường khu vực thôn Thống Nhất hiện tại.

NHẬT KÝ THỰC HÀNH

Ngày 1: Gặp gỡ cán bộ và kiểm huấn viên

Thời gian: 27/11/2023 Địa điểm: Trụ sở UBND xã Thọ Xuân

14h ngày 27/11/2023 nhóm sinh viên CTXH di chuyển đến Trụ sở UBND xã Thọ Xuân nằm trên địa bàn cụm 6 – xã Thọ Xuân Ở đây, nhóm sinh viên được gặp gỡ cô Trần Thị Yến – kiểm huấn viên trực tiếp hướng dẫn và cung cấp thông tin Cô yến tiếp xúc, nói chuyện với nhóm sinh viên rất niềm nở, cô chủ động hỏi về mong muốn của các bạn về đợt thực tập lần này cũng như mục tiêu của nhóm đã đặt ra.

Sau khi giới thiệu sơ lược về bài thực tập môn Phát triển cộng đồng về thực trạng dịch SXH tại thôn Thống Nhất- xã Thọ Xuân, nhóm sinh viên được cô Yến hỗ trợ rất nhiều các tài liệu liên quan đến đề tài như: Các thông tin liên quan đến cơ cấu, tổ chức cán bộ của xã; Báo cáo về thực trạng dịch SXH diễn ra trong huyện Đan Phượng nói chung và xã Thọ Xuân nói riêng, đặc biệt là khu vực thôn Thống Nhất.

15h cùng ngày, cô Yến đưa nhóm sinh viên gặp Chủ tịch xã Lê Xuân Hưng Ở đây, nhóm sinh viên gửi bản kế hoạch thực hành và giấy giới thiệu xin được xác nhận của lãnh đạo xã để tiến hành các hoạt động đã đề ra đúng theo kế hoạch Cô Yến trực tiếp gọi điện cho cán bộ địa chính để hướng dẫn, cung cấp số liệu thông tin liên quan đến khu vực chợ, thuận tiện cho buổi khảo sát cộng đồng vào hôm sau.

Ngày 2: Khảo sát cộng đồng

Thời gian: 27/11/2023đến 29/11/2023 Địa điểm: thôn Thống Nhất, xã Thọ Xuân Được sự cho phép của lãnh đạo, nhóm sinh viên cùng bác Tưởng- cụm trưởng đã đến thôn Thống Nhẩ và được tổ dân phố nhiệt tình chỉ đường tới các khực ao hồ, cống rãnh có nhiều rác, bọ gậy, muỗi làm tổ Rác thải đổ bừa bãi khiến các bờ ao, cống rãnh trở thành “bô rác” công cộng, bụi rậm cỏ mọc cao quá đầu người khiến muỗi làm tổ… từ đó dẫn đến tình trạng số lượng ruồi muỗi ngày càng gia tăng, dịch bệnh lan nhanh, sức khỏe người dân đi xuống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chấ lượng cuộc sống người dân Nguyên nhân được cho rằng do một vài bộ phận người dân có thói quen vứt rác xuống ao, cống cho

“tiện”, muốn tích nước mưa vào bể chứa để ăn uống sinh hoạt, không hiểu được tính nghiêm trọng của hành động vô tình gây ra dẫn đến người dân bị muỗi đốt nhiễm SXH. Điển hình, thôn thống nhất là thôn có các hộ gia đình làm nông nhiều, vườn tược rộng rãi Mỗi ngày, các gia đình ăn uống sinh hoạt lại thải ra một lượng rác lớn ra môi trường Cùng đó, hệ thống cống rãnh còn nhiều hạn chế, ni lông và chất thải của các hộ vẫn còn bị vứt xuống mương nhiều Một số khu vực vệ sinh, hệ thống thoát nước kém, lực lượng chức năng cũng chỉ nỗ lực tuyên truyền, nhắc nhở người dân dọn rác, bắt bọ gậy chứ cũng chưa có kinh phí để cải tạo đồng bộ.

Qua tìm hiểu thì được biết do nhiều nguyên nhân như: một vài bộ phận người dân có thói quen vứt rác xuống ao, cống cho “tiện”, muốn tích nước mưa vào bể chứa để ăn uống sinh hoạt, không hiểu được tính nghiêm trọng của hành động vô tình gây ra dẫn đến người dân bị muỗi đốt nhiễm SXH; ý thức của người dân còn hạn chế; cống, mương chưa được nâng cấp, cải tạo nên hệ thống thoát nước chưa đảm bảo, nhất là vào mùa mưa; đội ngũ cán bộ thôn thiếu kiến thức, chưa được đào tạo nghiệp vụ nên công tác quản lý thôn còn hạn chế,… Nhóm sinh viên chọn mốc thời gian sáng, trưa và chiều tối để quan sát số lượng rác thải xả ra từ đó rút ra so sánh giữa các buổi Qua ba ngày khảo sát cho thấy lượng rác thải buổi sáng nhiều hơn so với các buổi trưa và chiều tối, tình trạng rác thải chủ yếu là nilon khó phân hủy, lông gà vịt được bọc trong túi đen, vỏ hoa quả vứt rải rác Trên trục đường chính của thôn còn nhiều rác thải rải rác, có xe rác đến thu gom nhưng chưa triệt để Người dân dùng nước mưa làm nước sinh hoạt từ lâu nên cũng không muốn thay dổi.

Do các hộ gia đình trong thôn phải buôn bán, đi làm trong các buổi nhóm khảo sát nên việc tập hợp số đông để tuyên truyền về dịch SXH gặp nhiều khó khăn Từ tình hình trên, nhóm sinh viên đã họp và đưa ra kế hoạch truyền thông mang tính chất lâu dài, đó là tuyên truyền về ô nhiễm môi trường, dịch SXH,thực trạng và đưa ra giải pháp khắc phục với Đoàn viên thanh niên trong xã.Đoàn thanh niên gồm những người trẻ, có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong công việc cộng đồng, quan trọng hơn hết, Đoàn thanh niên phường có thể duy trì hoạt động thu dọn rác, tuyên truyền người dân dọn gậy, phát động dọn dẹp vườn tược thường xuyên, kể cả khi nhóm sinh viên không còn hoạt động tại địa phương.

Ngày 3: thu thập thông tin ,tìm hiểu vấn đề , nguyên nhân , nguồn lực của cộng đồng

• Địa điểm: thôn Thống Nhất- xã Thọ Xuân

9h ngày 29 tháng 11 , được sự trợ giúp của UBND xã Thọ Xuân , nhóm em đã thu thập được những thông tin về nơi bọn em tới Dân cư ở đây tập trung thưa thớt chủ yếu là người già và trẻ nhỏ , học sinh

10h30 ,ở đây tập trung nhiều bụi chuối thu hút ruồi muỗi tập trung , các rãnh mương cầu cống nhiều rác thải ra bừa bãi dẫn tới ruồi muỗi là nguyên nhân dẫn tới dịch SXH

14h, sau khi thu thập được thông tin nhóm em bắt đầu đi tìm nguồn lực Ở đây tập trung nhiều người già ,trẻ nhỏ và học sinh nên có thể thuận lợi tùm được nguồn lực để trợ giúp Rào cản ở đây vì là người từ nơi khác tới nên người dân ở đây vẫn có sự dè chừng , chưa tin tưởng , nên phải cần thời gian tiếp xúc tìm hiểu

Ngày 4: gặp mặt các hộ gia đình trong thôn; phát loa tuyên truyền về tình trạng dịch SXH và cách phòng,chống

Thời gian: Từ 27/11/2023 đến 29/11/2023 Địa điểm: thôn Thống Nhất- xã Thọ Xuân

Nhóm sinh viên tập trung đi gặp gỡ thăm hỏi các hộ gia đình trong thôn bao gồm cả hộ có thành viên bị SXH để tuyên truyền, nâng cao ý thức về phòng dịch và thấy được hậu quả của việc xả rác bừa bãi, không đậy nắp chụm vại… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân Bạn Hồng Thanh là nhóm trưởng đã trực tiếp tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về phòng tránh dịch và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong trước tình hình căng thẳng của dịch diễn ra tại thôn Thống Nhất.

Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó,tình trạng nóng lên của toàn cầu nảy sinh các biến chủng virut gây bệnh mới,dịch SXH lại có những diễn biến phức tạp.

Chợ Đồng Tâm là chợ đầu mối lớn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, chợ hoạt động 24/24 giờ, với khối lượng hàng hóa từ nhiều nơi đổ về đã tạo ra áp lực lớn về công tác bảo đảm vệ sinh môi trường Khu vực bán thực phẩm tươi sống luôn trong tình trạng ẩm ướt Mùi hôi tanh nồng nặc bốc lên từ quầy bán cá, gia cầm khiến cho không khí ngột ngạt Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng là muốn mua những loại gia cầm, hải sản đã được làm sạch nên hầu hết chủ hàng đều làm sạch ngay tại điểm bán

Qua tìm hiểu biết được nguyên nhân do hệ thống cống, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, lại không được thường xuyên sửa chữa, nâng cấp, nên hiện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng Nhiều gia đình vẫn còn tâm lý chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh SXH Các thói quen sinh hoạt, như: Sử dụng lu, kiê ™u chứa nước mưa nhưng không đâ ™y kín, tồn đọng các vâ ™t phế thải chứa nước quanh nhà đã trở thành nơi cho muỗi đẻ trứng Mùa mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi, lăng quăng phát triển, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch SXH nếu người dân không chủ động dọn sạch các vật dụng đọng nước, đậy kín lu chứa nước, vệ sinh môi trường thường xuyên Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục, ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của Do đó, phòng chống dịch SXH nên bắt đầu bằng việc tuyên truyền để nâng cao ý thức tự giác của nhân dân là một vấn đề cốt lõi. Đa số mọi người nghĩ rằng, những vũng nước, bãi rác như vậy không đáng là bao, muỗi không thể làm tổ, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, dọn dẹp đã có đội lao công dọn dẹp hay suy nghỉ một cách thiển cận rằng muỗi sẽ không đốt mình, dùng bình xịt côn trùng là được Cách suy nghĩ như vậy thật đáng chê trách Một nguyên nhân nữa là do thói quen tích nước trong chum vại không đậy nắp đã có từ lâu, khó sửa đổi của các hộ gia đình Mặc dù, địa phương đã tuyên truyền, vận động, hợp đồng với người lao động thu gom rác, phát quang bụi rậm… vào những buổi sáng hay có những buổi lao động công ích, từ các ban, ngành, đoàn thể của địa phương nhưng vẫn không thể nào ngăn cho dịch không bùng phát Đây chỉ là những ví dụ điển hình, bề nổi đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân, trên thực tế có những hoạt động của chúng ta vì nhiều lý do vô tình hay cố ý cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường.

Dịch SXH là một trong những vấn đề cần được đưa ra giải quyết hiện nay.

Vì vậy mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác và vệ sinh toàn bộ nơi ở, khu vực sinh hoạt Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định… Ngoài sự vào cuô ™c quyết liê ™t của các ban, ngành, địa phương, rất cần ý thức của mỗi gia đình trong viê ™c loại trừ các ổ sinh sản của muỗi, áp dụng các biê ™n pháp phòng, chống muỗi đốt và đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu của bệnh SXH để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Ngày 5: thành lập nhóm nòng cốt

Thời gian : 1/12/ 2023 Địa điểm : thôn Thống Nhất

Ngày đăng: 15/05/2024, 18:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức - báo cáo thực hành phát triển cộng đồng
Sơ đồ t ổ chức (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w