Đối tượng và phạm vi nghiên cứuNội dung: Khảo sát tình hình học tập của sinh viên Đại học Thủy Lợi.Đối tượng khảo sát giới hạn: Sinh viên Đại học Thủy Lợi.1.2.4 Quy trình nghiên cứuCâu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BÁO CÁO KHẢO SÁT
“TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THỦY LỢI”
Môn học : Nhập môn phân
Giảng viên : Bùi Thị Thu Hòa
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
1: Đinh Thị Huế 2: Lê Thị Thu Hương 3: Trần Thị Thanh Hương
Trang 24: Nguyễn Viết Lâm
Hà Nội,2023
PHẦN 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội - nó quyết định tương lai
của mỗi người và của cả xã hội Giáo dục còn là tiền đề cho sự phát triển cũng như là
động lực, nền tảng cho phát triển kinh tế Trong khi đó hiện nay, kinh
tế Việt Nam đangtrong quá trình hội nhập, từng bước đi lên và chịu
sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt từ khắpnăm châu Tham gia hội nhập, Việt Nam vừa có nhiều cơ hội vừa phải chịu thách thứctrong nền kinh tế phát triển trên toàn thế giới Đây là cơ hội đưa nước ta tiếp cận với nền kinh tế hiện đại đang phát triển, tiếp cận với nền khoa học tri thức của nhân loại, ngày càng nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế Bên cạnh đó, không ít khó khăn buộc chúng ta phải đối mặt như nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu; đời sống của người dân nhiều khó khăn thiếu thốn; trình độ đào tạo nhân lực còn kém… Để khắc phục nhữngkhuyết điểm còn thiếu sót, Việt Nam cần có một đội ngũ những con người hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo Trong đó, tuổi trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước mà sinh viên là những con người được đào tạo, giảng dạy Tuy nhiên, không phải tấtcả sinh viên đều có được điều đó, vẫn còn những sinh viên chưa thực sự chủ động trong học tập, vẫn còn loay hoay trong việc xác định con đường đi cho mình, thành tích học tập vẫn đang ở mức trung bình, chưa thật sự cao Vì vậy, vấn đề đặt
ra là sinh viên cần làm gì để phát huy hết khả năng vốn có vào học tập? Và tình hình học tập của sinh viên có thực sự tốt hay không cũng như những yếu tố nào ảnh hưởng đến thành tích học tập đó Xuất phát từ lí do đó chúng tôi tiến hình nghiên cứu với đề tài: “Tình hình học tập của sinh viên đại học Thủy Lợi” để phần nào đó góp phần tìm hiểu những vấn đề trên
1.2 Mục đích
1.2.1 Mục tiêu chung
Khảo sát tình hình học tập của sinh viên Đại học Thủy Lợi , từ đó
Trang 3đưa ra một số giải pháp phù hợp.
Tìm hiểu tình hình học tập của sinh viên thông qua điểm trung bình học kỳ
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học của sinh viên Đại học Thủy Lợi
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát tình hình học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế thông qua bảng
câu hỏi
Phân tích tình hình học tập của sinh viên Trường Đại học Thủy Lợi dựa trên những
dữ liệu đã thu thập được
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên
1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Khảo sát tình hình học tập của sinh viên Đại học Thủy Lợi
Đối tượng khảo sát giới hạn: Sinh viên Đại học Thủy Lợi
1.2.4 Quy trình nghiên cứu
B1: Lựa chọn đề tài
B2i: Lập bảng câu hỏi và điều tra
Mô tả bảng hỏi:
Câu 1: Bạn có đam mê với ngành mình dã chọn không:
Câu 2: Động lưc học tập của bạn là gì
Câu 3: Bạn dành bao nhiêu thời gian trong 1 ngày
để học
Câu 4: Bạn gặp khó khăn nào trong học tập
Câu 5: Ngoài giờ học tập bạn thường làm gì
Câu 6: Điểm trung bình học tập gần nhất của bạn là bao nhiêu
Câu7: Điểm trung bình học tập liền kề trước kỳ gần nhất là bao nhiêu
B3: Mã hóa và nhập dữ liệu
B4: Phân tích kết quả bằng SPSS
B5: Kết luận
Trang 4PHẦN 2 NỘI DUNG
2.1 Kết quả phân tích
2.1.1 : Thống kê mô tả
- BIỂU ĐỒ TẦN SỐ THEO NGÀNH HỌC
Trang 5 Nhận xét: Số lượng sinh viên tham gia khảo sát đến từ khoa kinh tế và quản lý là nhiều nhất, ít nhất là số lượng sinh viên đến từ khoa Luật và lý luận chính trị và khoa công trình Sự khác biệt về số lượng giữa các khoa còn lại
là không nhiều
BIỂU ĐỒ TẦN SỐ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ ĐAM MÊ VỚI NGÀNH HỌC CỦA SINH VIÊN
Trang 6 Nhận xét: Mức độ chắc chắn bình thường với ngành học
có số lựa chọn cao nhất nhưng bên cạnh đó mức độ khá đam mê một phần cũng chiếm số lựa chọn lớn chênh lệch rất ít so với mức độ bình thường Và số sinh viên chọn mức độ rất đam mê với ngành và không đam mê với ngành thì như nhau
BIỂU ĐỒ TẦN SỐ THỂ HIỆN ĐỘNG LỰC HỌC CỦA SINH VIÊN
Trang 7 Nhận xét : Động lực học tập của sinh viên vì tương lai là chiếm nhiều nhất , các động lực còn lại chênh lệch không đáng kể
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỜI GIAN HỌC CỦA SINH VIÊN
Trang 8 Nhận xét: Qua số liệu khảo sát thì sinh viên dành 0-2 tiếng để học tập có
số chọn cao nhất, bên cạnh đó số sinh viên dành >4 tiếng để học lại chiếm tỉ lệ nhỏ nhất
Trang 9BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT THỂ HIỆN CÁC NGUỒI TÌM TÀI LIỆU CỦA SINH
VIÊN
Nhận xét: Nguồn tài liệu sinh viên tìm kiếm chiếm số lương cao nhất là
từ trên internet và thấp nhất là ở các nguồn khác Chủ yếu sinh viên tìm kiếm tài liệu trênmạng nhưng những nguồn khác vẫn có
Trang 10 Nhận xét : Khó khăn trong học tập của sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất là bài tập
kiến thức quá nhiều Và khó khăn về thiếu phương tiện học tập cũng chiếm số lượng lớn, chênh lệch không nhiều so với khó khăn về bài tập lượng kiến thức
BIỂU ĐỒ TẦN SỐ THỂ HIỆN MỰC ĐỘ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN
Trang 11BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
Nhận xét: Ngoài thời gian học sinh viên dành thời gian cho việc làm thêm chiếm số lựa chọn nhiều nhất Nhưng so với các hoạt động đi chơi và lướt mạng
xã hội thì chênh lệch không nhiều Và một số hoạt động khác tham gia clb, chơi thể thao có số lựa chọn thấp nhất
Trang 12Các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu mô tả khuynh hướng hội tụ
Statistics
Do tuoi DiemTB Moi DiemTB Cu
Mean 20,75 2,8641 2,7382 Median 21,00 2,9000 2,8000
Std Deviation 1,179 ,33540 ,34930 Variance 1,391 ,112 ,122 Skewness -,112 -,695 -,933 Std Error of Skewness ,319 ,319 ,319 Kurtosis -,851 ,051 ,820 Std Error of Kurtosis ,628 ,628 ,628
Percentiles
25 20,00 2,7000 2,6100
50 21,00 2,9000 2,8000
75 22,00 3,1425 2,9775
a Multiple modes exist The smallest value is shown
Trang 13Nhận xét
Độ tuổi trung bình của sinh viên Đại học Thủy Lợi là 20.75, độ tuổi chiếm nhiều nhất là 20 tuổi Trung bình của điểm trung bình học tập
kỳ gần nhất và liền trước kỳ gần nhất lần lượt là 2.8641 và 2.7382, mức điểm phổ biến nhất là 2.70 Điều này chứng tỏ, sinh viên Đại học Thủy Lợi rất quan tâm chú trọng vào việc học và cải thiện GPA
Độ tuổi
SKEW= -0.112→ Phân phối hơi lệch về phía trái
KURT= -0.851 → Phân phối ít dốc hơn phân phối chuẩn
Trang 15Độ tuổi sinh viên Đại Thủy Lợi có chênh lệch lớn và dữ liệu không đồng đều cao Điểm trung bình học tập của kỳ học gần nhất, điểm trung bình học tập kỳ liền trước, nhìn chung, vẫn có sự chênh lệch nhưng không nhiều, dữ liệu của điểm trung bình học tập kỳ học gần nhất có tính đồng đều cao hơn của kỳ liền trước
Điểm trung bình mới
-SKEW= -0.695 → Phân phối hơi lệch về phía trái
-KURT= 0.051 → Phân phối nhiều dốc hơn phân phối chuẩn
Điểm trung bình cũ
-SKEW= -0.933 → Phân phối hơi lệch về phía trái
-KURT= 0.820 → Phân phối nhiều dốc hơn phân phối chuẩn
2.2 Phân Tích Hồi Quy
Phân tích tác động của thời gian học tập đến điểm trung bình kỳ gần nhất củasinh viên đại học kinh tế Đà Nẵng
H0: Thời gian học không tác động đến điểm trung bình mới của sinh viên “R2 = 0”
H1: Thời gian học có tác động đến điểm trung bình mới của sinh viên
“R2 ≠ 0”
Trang 16Model
Sum of
Squares df Mean Square F Sig
1 Regression 4.012 4 1.003 27.599 000b
Residual 1.853 51 036
Total 5.865 55
a Dependent Variable: ĐTB mới
b Predictors: (Constant), ĐTB cũ, Động lực, Thời gian học , Đam mê
Bảng ANOVA có giá trị Sig = 0 < 0.05, nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0.Có nghĩa rằng với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận điểm trung bình mới của sinhviên bị tác động bởi thời gian học
Trang 17del R
R Squa re
Adjuste
d R Square
Std
Error of the Estimat
e Durbin-Watson
a Predictors: (Constant), ĐTB cũ, Động lực, Thời
gian học , Đam mê
b Dependent Variable: ĐTB mới
Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.659 cho thấy nhân tố thời gian học tác
động 66% đến sự biến thiên của biến điểm trung bình mới, còn lại 34% là do các
biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên
Bảng coefficients: Đánh giá hệ số hồi quy của mỗi biến độc lập có
ý nghĩa trongmô hình hay không dựa vào kiểm định t
H0: β1 = 0 Biến đam mê không tác động đến điểm trung bình mới của sinhviên
H1: β1 ≠ 0 Biến đam mê học tác động đến điểm trung bình mới của sinh viên
Model
Unstandardized Coefficients
Standar dized Coefficie nts
Collinearity Statistics
1 (Consta
1.21 7 Thời
gian học -.049 042 -.093 1.15
1.04 7 Động
a Dependent Variable: ĐTB mới
Sig = 0 < 0.05, nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0
Trang 18Có nghĩa rằng thời gian học có tác động đến điểm trung bình mới của sinh viên
Hệ số chặn β0= 1,208
Hệ số góc β1= 0,085 phản ánh bình quân khi thời gian học của sinh viên tăng 1 thì
điểm trung bình mới của sinh viên tăng 0.122 (điểm)
Hệ hình hồi quy mẫu (thực nghiệm) có dạng:
Y= 1.208 + 0,085X
PHẦN 3 KẾT LUẬN, NHẬN XÉT
3.1 Kết quả đạt được
Việc thực hiện đề tài cho ta biết về tình hình học tập của sinh viên Đại học Thủy Lợi Chỉ một phần nhỏ sinh viên không có đam mê với ngành học của
mình, động lực chủ yếu cho việc học tập là vì tương lai của bản thân, địa điểm học
tập phổ biến nhất là ở nhà với hơn 55.36%, thời gian học tập của sinh viên đại học Thủy Lợi là không đồng đều, nguồn tài liệu chủ yếu
là từ mạng Internet với gần 64.29% sinh viên sử dụng, khó khăn lớn nhất trong học tập là vì lượng kiến thức quá nhiều, chỉ 8.93% sinh viên không tổ chức học nhóm, hoạt động chính sau giờ học được sinh viên lựa chọn là đi làm thêm và mạng xã hội, phim và game, quan trọng là điểm trung bình của sinh viên trong hai kỳ học gần nhất lần lượt là 2.86 và 2.74
Ngoài những kết quả cơ bản trên, phần thực hành SPSS cũng giúp ước lượng tỉ lệ
sinh viên chắc đam mê với ngành học của mình, kiểm định sự bằng nhau của hai tổng
thể mẫu độc lập là thời gian học và khóa học, kiểm định sự bằng nhau của hai tổng
thể mẫu gặp là điểm trung bình học tập mới và cũ từ việc điều tra mẫu 56 sinh
viên từ các khóa và ngành học khác nhau
3.2 Ý nghĩa
Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn chung về tình hình học tập của sinh viên
Đại học Thủy Lợi thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, tính toán các khoảng ước lượng và kiểm định cũng như tìm ra mối liên hệ, tương quan giữa các biến Từ một mẫu điều tra gồm 56 sinh viên, ta có thể suy luận ra kết quả cho cả một tổng thể là toàn bộ sinh viên trường đại học Thủy Lợi
3.3 Hạn chế của đề tài
3.3.1 Thu thập dữ liệu
-Nghiên cứu có số lượng mẫu ít, phân bố không đồng đều dẫn đến kết quả đánh giá
Trang 19chưa có độ chính xác và tin cậy cao, chỉ mang tính tương đối
-Khảo sát trực tuyến có thể có tốc độ phản ứng cao hơn so với khảo sát truyền
thống, tuy nhiên không thể phủ nhận nhiều người bị sao nhãng với các vấn đề trên
internet dẫn đến việc đưa ra những câu trả lời thiếu nghiêm túc gây ảnh hưởng
không nhỏ đến dữ liệu và kết quả đánh giá
-Dữ liệu không đáng tin cậy có thể do người thực hiện khảo sát chưa được đào tạo
kỹ lưỡng để làm rõ và thăm dò sâu hơn trong chủ đề khảo sát
3.2 Xử lý số liệu
-Sai số trong điều tra thống kê trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thực
so với trị số cuộc điều tra thống kê thu được
Phân loại:
Sai số do ghi chép: phát sinh do xác định và ghi chép dữ liệu ban đầu không chính
xác
Nguyên nhân:
- Do không hiểu câu hỏi dẫn đến trả lời không chính xác
- Thiếu tính trung thực, cố tình cung cấp thông tin sai lệch
- Lỗi vô ý nhập sai dữ liệu, thông tin
- Do lỗi giải thích, phân tích sai dữ liệu
Sai số do tính đại diện: xảy ra trong các điều tra không toàn bộ, chỉ chọn một số
đơn vị để điều tra thực tế, không đủ đảm bảo đại diện cho toàn bộ tổng thể nên
phát sinh sai số
3.4 Hướng phát triển
Từ những dữ liệu nghiên cứu hiện có sẽ mở rộng nghiên cứu nhiều đối tượng khác
từ đó đưa ra được những kết luận chính xác và có tính dự báo đối với tình hình học tập
Trang 20của sinh viên Trường Đại học Thủy Lợi góp phần nâng cao sự hiểu biết về tầm quan
trọng cũng như hiệu quả học tập của sinh viên
Tiến hành kiểm
tra có hệ thống toàn
bộ cuộc khảo sát: Kiểm tra tính logic của tài