1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

49 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Kinh Tế Phát Triển - Đo Lường Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 782,71 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (2)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (2)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (4)
    • 1.3 Ý nghĩa nghiên cứu (4)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (5)
    • 1.5 Giới hạn nghiên cứu (5)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 (6)
    • 2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu (6)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (17)
      • 2.2.1 Cách thức thu thập dữ liệu (17)
      • 2.2.2 Cách thức đo lường (18)
      • 2.2.3 Phương pháp phân tích (19)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (21)
    • 3.1 Mô tả đối tượng khảo sát (21)
    • 3.2 Thực trạng kết quả học tập và tiêu chí đăng ký môn học (23)
    • 3.3 Yếu tố liên quan đến bản thân (25)
    • 3.4 chương trình đào tạo môn học (28)
    • 3.5 Vai trò của giảng viên đối với kết quả học tập của sinh viên (30)
    • 3.6 Ảnh hưởng của cố vấn học tập đối với kết quả học tập của sinh viên (32)
    • 3.7 Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính (33)
    • 3.8 Khó khăn đối với kết quả học tập (35)
    • 3.9 Thảo luận nghiên cứu (36)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (39)
    • 4.1 Kết luận (39)
    • 4.2 Khuyến nghị (40)
      • 4.2.1 Đối với sinh viên (40)
      • 4.2.2 Đối với nhà trường (41)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (42)
  • PHỤ LỤC (45)

Nội dung

Đất nước ta đang triển khai quá trình phổ cập kiến thức đến toàn dân hướng đến một xã hội, một đất nước có nền dân trí giàu mạnh. Để làm được việc đó tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều phải được phân phối với mức độ công bằng về trường học, cơ sở vật chất, trình độ người dạy. Đại học Thủ Dầu Một là một ngôi trường có danh tiếng tại Bình Dương – một tỉnh có nền kinh tế phát triển vượt bậc so với cả nước. Đại học Thủ Dầu Một được thừa hưởng mạnh mẽ về danh tiếng của Bình Dương đối với cả nước, do đó sẽ thu hút được nhiều sinh viên tham gia vào quá trình đào tạo của trường. Sinh viên sẽ là thế hệ tiếp theo kế thừa những tinh hoa, khuôn khổ của thế hệ trước và đồng thời họ sẽ là những kẻ sẽ phá vỡ những nguyên tắc lệch lạc của thế hệ trước và tìm ra những hướng phát triển mới phù hợp với xu thế của thời đại, nhưng làm được điều đó họ cần phải được đào tạo với chuyên môn cao và chất lượng. Điều đó bắt buộc trường phải cố gắng nâng cao quá trình giáo dục nhằm mang đến những nguồn nhân lực chất lượng có trình độ cao phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của Bình Dương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Kết quả học tập là một tiêu chuẩn nhằm đánh giá được những quá trình tích luỹ, tiếp thu và tư duy của sinh viên, bên cạnh đó chất lượng đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của sinh viên thông qua chương trình, kiến thức đào tạo, các giảng viên chất lượng đồng thời các yếu tố đến từ bản thân sinh viên như sự tự giác ý thức học tập cũng ảnh hưởng mạnh mẽ không kém. Từ những nguyện vọng trên chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “ Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một”

GIỚI THIỆU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại 4.0 – thời đại của sự bão hoà toàn diện về mặt kinh tế và phát triển, các nước phát triển đã đạt được mục tiêu của mình về tổng thể sự thịnh vượng của một quốc gia Nhiều nước đang chú trọng mạnh mẽ về sự phát triển lâu dài và bền vững, trong đó giáo dục là một cột trụ hoàn hảo được hướng đến để quyết định và điều hành toàn bộ mang tính chủ chốt đối với nền kinh tế Mục tiêu này không chỉ quan trọng đối với những nước đã phát triển ngược lại các nước đang phát triển cần phải tích cực nâng cao nguồn vốn phi vật chất, có nền giáo dục chất lượng chắc chắn mọi quốc gia sẽ có thể vươn mình thúc đẩy các yếu tố khác của quốc gia có sự tiến triển vượt bậc Chất lượng giáo dục tiên tiến mang đến những lợi ích mạnh mẽ cho quốc gia, từ xưa cho đến nay vẫn một quy luật như thế đất nước có nền giáo dục tiên tiến nhân tài được đào tạo thì họ sẽ mạnh mẽ hơn và có quyền nắm trong tay những lợi thế điều hành và xoay chuyển cả thế giới Dẫn chứng thiết thực nhất chính là sự phát triển của Mỹ và Singapore dù sinh sau đẻ muộn nhưng họ có nền kinh tế vô cùng phát triển và là một quốc gia có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn thế giới Giáo dục chất lượng mang lại kiến thức, tư duy và những nền tảng để nâng cao nguồn vốn con người, mỗi con người phát triển sẽ làm một đòn bẩy nâng cao cuộc sống của bản thân nói riêng và tổng thể quốc gia nói chung

Giáo dục là yếu tố quan trọng đối với tất cả quốc gia trên địa cầu này Là một khoản đầu tư lớn vào phát triển tiềm năng của toàn bộ nhân dân ở mức độ trí tuệ và lao động chuyên nghiệp góp phần nâng cao tổng thể chất lượng lao động của một quốc gia, giáo dục có vai trò tất yếu trong việc phát triển nguồn nhân lực từ đó thúc đẩy phát triển ở cả phạm vi vi mô và vĩ mô đối với quốc gia (Dr, E, Job, 2013) Yếu tố này là vai trò tất yếu quan trọng đối với một quốc gia, đồng thời giáo dục là thước đo rõ rệt tình trạng của nền kinh tế một đất nước và là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong tương lai Giáo dục - đây là một trong những lĩnh vực năng động và thu hút đầu tư nhất của nền kinh tế thị trường Theo ước tính của các chuyên gia, ở các nước phát triển, tốc độ tăng hàng năm về khối lượng cung và cầu dịch vụ giáo dục là 10-15% (Litvinova et al., 1997)

Việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách hiện nay Để thực hiện điều này cần gắn kết chiến lược phát triển nguồn nhân lực với chiến lược phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đào tạo nghề; huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lí nhà nước về phát triển nguồn nhân lực; nâng cao nhận thức xã hội về phát triển nhân lực (Phạm Thị Lý & Nguyễn Thanh Trọng, 2012)

Trong thời điểm toàn cầu hoá, nhiều nước trên thế giới đang ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục và mang đến một tầm cao mới đối với lĩnh vực này Là một nước đang phát triển, Việt Nam cần mang đến những sự học hỏi đổi mới nhằm phát triển mạnh mẽ nền giáo dục cho toàn dân thông qua nhiều yếu tố khác nhau Từ xưa cho đến nay truyền thống giáo dục của đất nước Việt Nam luôn được chú trọng và được xem như là một yếu tố mũi nhọn tác động đến toàn bộ các lĩnh vực khác Đồng thời, giáo dục trong một môi trường tốt và tiến bộ sẽ mang đến cho tất cả công dân phát triển toàn diện và khai thác những tiềm năng vốn có của bản thân Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang có sự chuyển biến tích cực và được quan tâm khi tỷ lệ chi cho giáo dục của Việt Nam trên chi tiêu của chính phủ trong năm 2021 đạt 14,8% có sự tiến bộ hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore với 13,4% và Lào là 10,8% (WB, 2022) Tuy nhiên không chỉ nâng cao về mặt số lượng và về mặt chất lượng đối với Việt Nam cần phát triển hơn để có thể vươn xa vượt qua các anh em cùng khu vực và tiến triển hơn chính là đưa nền giáo dục Việt Nam đến với quốc tế Mục tiêu hiện tại chính là nâng cao nền tri thức toàn dân để góp phần phát triển đất nước hình chữ S - đất nước mang niềm tự hào của những người con máu đỏ da vàng và phát triển nền kinh tế toàn diện đất nước Đất nước ta đang triển khai quá trình phổ cập kiến thức đến toàn dân hướng đến một xã hội, một đất nước có nền dân trí giàu mạnh Để làm được việc đó tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều phải được phân phối với mức độ công bằng về trường học, cơ sở vật chất, trình độ người dạy Đại học Thủ Dầu Một là một ngôi trường có danh tiếng tại Bình Dương – một tỉnh có nền kinh tế phát triển vượt bậc so với cả nước Đại học Thủ Dầu Một được thừa hưởng mạnh mẽ về danh tiếng của Bình Dương đối với cả nước, do đó sẽ thu hút được nhiều sinh viên tham gia vào

3 quá trình đào tạo của trường Sinh viên sẽ là thế hệ tiếp theo kế thừa những tinh hoa, khuôn khổ của thế hệ trước và đồng thời họ sẽ là những kẻ sẽ phá vỡ những nguyên tắc lệch lạc của thế hệ trước và tìm ra những hướng phát triển mới phù hợp với xu thế của thời đại, nhưng làm được điều đó họ cần phải được đào tạo với chuyên môn cao và chất lượng Điều đó bắt buộc trường phải cố gắng nâng cao quá trình giáo dục nhằm mang đến những nguồn nhân lực chất lượng có trình độ cao phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của Bình Dương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung Kết quả học tập là một tiêu chuẩn nhằm đánh giá được những quá trình tích luỹ, tiếp thu và tư duy của sinh viên, bên cạnh đó chất lượng đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của sinh viên thông qua chương trình, kiến thức đào tạo, các giảng viên chất lượng đồng thời các yếu tố đến từ bản thân sinh viên như sự tự giác ý thức học tập cũng ảnh hưởng mạnh mẽ không kém Từ những nguyện vọng trên chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “ Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một”.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: đo lường và tìm ra những yếu tố giáo dục ảnh hưởng đến kết quả học tập cụ thể như những kiến thức, kỹ năng tiếp thu, thành tích học tập của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

- Xác định thực trạng kết quả học tập hiện nay của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một

- Đo lường và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một.

Ý nghĩa nghiên cứu

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu một từ đó mang đến những giải pháp khắc phục, đồng thời sẽ tìm ra được những vấn đề chuyên sâu tổng quát ảnh hưởng đối với sinh viên hiện

4 nay Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung.

Đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một ở tất cả các khoa Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một.

Giới hạn nghiên cứu

Bài nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo và rất khó khăn trong việc áp dụng đối với tất cả sinh viên trên lãnh thổ Việt Nam bởi phạm vi nghiên cứu là vô cùng khiêm tốn chỉ được nghiên cứu tại một địa điểm trường tại một tỉnh thành cụ thể đồng do đó sẽ không có nhiều vấn đề giới hạn như tính cách, cách nhận thức vấn đề, tư duy, suy nghĩ Đồng thời phạm vi nghiên cứu về thời gian là vô cùng hạn hẹp nên đôi khi sẽ có những thiếu sót thông tin trong quá trình nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Mô tả đối tượng khảo sát

Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 352 mẫu khảo sát đến từ các sinh viên thuộc Trường Đại học Thủ Dầu Một phục vụ cho công tác nghiên cứu về mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Số lượng sinh viên nữ chiếm đa số trong tổng giới tính đạt 258 sinh viên với tỷ lệ 73.3% và ngược lại sinh viên nam thu thập qua mẫu đạt 94 người, tỷ lệ 26.7% Thông qua dữ liệu thu thập từ mẫu khảo sát, sinh viên thuộc khối ngành Kinh Tế thuộc hệ chính quy chiếm một tỷ lệ đáng kể trong việc khảo sát ba khối ngành được lựa chọn bao gồm Kinh

Tế, Ngoại Ngữ, Khoa Học Quản Lý và trong thông tin thu thập tại trường Đại học Thủ Dầu Một, cụ thể trong thống kê thu thập qua mẫu khảo sát được sinh viên khối ngành kinh tế chiếm tỷ trọng 78.69%, hai khối ngành còn lại là Ngoại Ngữ và Khoa Học Quản Lý có số lượng khảo sát tương đối khiêm tốn theo thứ tự là 11.65% và 9.66%

Sinh viên năm hai chiếm tỷ lệ đông nhất trong mẫu khảo sát với số lượng khảo sát đạt mức 187 sinh viên cùng mức tỷ lệ 53.13% bên cạnh đó số lượng sinh viên năm ba được thu thập từ mẫu không kém cạnh đối với sinh viên năm hai, số lượng đạt 121 sinh viên cùng 34.38% Đối với nhóm nghiên cứu việc thu thập từ hai khoá sinh viên năm hai và năm ba là vô cùng dễ dàng nguyên nhân là do họ có thể được dễ dàng tìm thấy và thuyết phục trong vấn đề thu thập thông tin, đặc điểm dễ dàng nhận thấy là hai khoá là vô cùng thân thiện và tương tác Sinh viên năm nhất chiếm số lượng khiêm tốn với 35 sinh viên cùng tỷ lệ 9.94%, cuối cùng việc tiếp cận vô cùng khó khăn do đó số lượng sinh viên năm tư thu thập được chỉ đạt 9 sinh viên cùng tỷ lệ 2.56%

Bảng 3.1 Mô tả đối tượng khảo sát

Số lượng Phần trăm(%) Số lượng Phần trăm(%)

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Thực trạng kết quả học tập và tiêu chí đăng ký môn học

Thông qua Bảng 3.2.1 kết quả học tập hiện nay của mẫu khảo sát kết hợp mẫu theo khoảng điểm với 5 mức từ 5 đến 6, từ 6 đến 7, từ 7 đến 8, từ 8 đến 9 và từ 9 trở lên Đánh giá tổng quan số lượng sinh viên có kết quả học tập dao động khoảng từ 7 đến 8 điểm chiếm rất cao khoảng 223 sinh viên với tỷ lệ 63.53% Mức điểm trung bình của mẫu khảo sát đạt 7.53 điểm thể hiện sự tương đối chất lượng trong học tập của sinh viên

Bảng 3.2.1 Kết quả học tập theo từng bậc ĐTB Mẫu Phần trăm

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Nhóm nghiên cứu lựa chọn ra 5 tiêu chí đăng ký môn học phổ biến của sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thông qua trình tìm hiểu và chọn lọc bao gồm cho điểm dễ, giảng viên chất lượng, giảng viên dạy dễ, giảng viên quen thuộc và đăng ký thuận tiện

Tần suất lựa chọn tìm kiếm giảng viên chất lượng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số lựa chọn được đặt ra đối với sinh viên, cụ thể tỷ lệ này chiếm tới 30.38% với 233 lựa chọn Đây là biểu hiện vô cùng tích cực khi phần lớn sinh viên có mục tiêu định hướng là phát triển khả năng của bản thân về lâu dài khi tìm kiếm những nơi truyền đạt kiến thức chất lượng với mục tiêu phát triển bền vững khả năng tư duy và khai thác tiềm năng của bản thân mạnh mạnh mẽ, đối với kết quả học tập tích lũy điều này sẽ ảnh hưởng theo thiên hướng khách quan và nó là một điều kiện,

23 bàn đạp lớn giúp nâng cao thành tích và cả chất lượng về sau của bản thân sinh viên

Bên cạnh đó tiêu chí đăng ký vì điểm và lựa chọn giáo viên dạy dễ chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng tần suất các lựa chọn cùng tỷ lệ lần lượt là 16.17% và 19.82% Bởi vì lý do không phải học quá nhiều kiến thức và chương trình nặng ảnh hưởng mạnh mẽ trở thành vấn đề tồn đọng khiến nhiều sinh viên không thể hoàn thiện bản thân, hệ lụy cho chính kết quả học tập trong tương lai cũng như hiện tại khi vấn đề này vẫn tiếp tục được diễn ra phổ biến Giảng viên buông thả, thờ ơ với việc sinh viên tiếp thu kiến thức và tập trung vào công việc khuôn khổ của mình là chính, tiêu chuẩn đánh giá điểm quá dễ dàng khiến cho sinh viên không có động lực học tập và nâng cao khả năng, chạy theo những điều kiện dễ dàng mà giảng viên đặt ra Đăng ký thuận tiện chiếm 17.73%, một số lượng lớn sinh viên cho rằng trang điện tử của trường gặp vấn đề về việc đăng ký môn học khiến cho họ khó khăn trong việc tiếp cận với giảng viên mong muốn, thậm chí là không còn môn để học

Và đây là lý do khiến họ không đặt ra tiêu chuẩn về giảng viên mình sẽ học, hệ lụy nan giải ảnh hưởng đến cả quá trình học và chất lượng học của sinh viên khi đăng ký phải những giảng viên không thật sự quá tốt Đăng ký thuận tiện được sinh viên lựa chọn nhiều còn nguyên nhân là do việc may rủi trong đăng ký, may mắn sẽ đăng ký đúng những giảng viên chất lượng giúp nâng cao tiềm năng và phát triển mạnh mẽ khả năng của bản thân Đăng ký giảng viên quen thuộc chiếm 15.91% trên tổng tần suất các lựa chọn đăng ký, việc đăng ký giảng viên quen thuộc trong quá trình học dễ dàng nâng cao kết quả học tập đối với sinh viên bởi vì đã quen phong cách và nắm bắt được những yêu cầu mà giảng viên đề ra Tuy nhiên, về sau sẽ ảnh hưởng đến phong cách học tập và hệ lụy đến chất lượng của sinh viên do đã quá quen với cách làm việc, sự tư duy, sáng tạo của bản thân sinh viên dần dần bị hao mòn Tất yếu ảnh hưởng đến kết quả học tập lẫn tiềm năng của sinh viên

Bảng 3.2.2 Tiêu chí chọn giảng viên

Tiêu chí đăng ký Tổng lựa chọn Phần trăm %

Tìm GV giỏi, chất lượng 233 30.38

Dạy dễ 124 16.17 Đăng ký thuận tiện 136 17.73 Đăng ký GV quen thuộc 122 15.91

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Yếu tố liên quan đến bản thân

Sinh viên có khả năng tiếp thu mạnh mẽ về mặt lý thuyết có sự chênh lệch về kết quả học tập trung bình đáng kể so với sinh viên có khả năng tiếp thu thực hành, cụ thể chênh lệch 0.13 điểm Nguyên nhân này là do phương hướng chương trình đào tạo quá tập trung và lý thuyết, bên cạnh đó thực hành là một hình thức của lý thuyết nâng cấp trở thành Đều phải làm theo những lý thuyết cơ bản cùng với những tiêu chuẩn khuôn mẫu để đạt được kết quả tốt

Bảng 3.3.1 Kết quả học tập theo lý thuyết và thực hành

Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Kết quả học tập được nâng cao theo từng mức tự giác sử dụng tài liệu của sinh viên, thông qua tư liệu thấy được sự chênh lệch kết quả học tập giữa việc sinh viên

25 chỉ học trong tài liệu giáo trình được chính giảng viên dạy cung cấp chỉ đạt giá trị trung bình 7.4 điểm thấp hơn so với việc học thêm tài liệu trên mạng với 7.54 điểm và 7.75 điểm khi sinh viên bồi dưỡng bản thân thêm các tài liệu khác như các loại sách, giáo trình nâng cao Giáo trình trong chương trình đào tạo môn học vẫn chưa thực sự hiệu quả khi chất lượng nó mang lại chỉ đủ đáp ứng được một tiêu chuẩn, kết quả nhất định đối với sinh viên Những sinh viên lựa chọn học trong tài liệu đa số sẽ vô cùng thụ động và bị phụ thuộc vào khuôn mẫu của chương trình đào tạo đặt ra, không có sự tư duy và sáng tạo nâng cao khả năng tiếp thu của bản thân đối với các nguồn thông tin mới, kết quả học tập của họ sẽ không đạt được kết quả tối đa do các đề thi, kiểm tra sẽ có những câu hỏi đòi hỏi sự sáng tạo, hiểu biết nâng cao Sinh viên chịu học hỏi, tư duy sáng tạo thông qua việc tự học tìm hiểu những kiến thức mới có kết quả học tập với chất lượng khá cao

Bảng 3.3.2 Kết quả học tập trung bình qua từng mức độ sử dụng tài liệu

Sử dụng tài liệu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Học hỏi thêm trên mạng

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Qua Bảng 3.3.3, dữ liệu mô tả cho thấy có sự chênh lệch về kết quả học tập của sinh viên có tiết nghỉ trong tuần (mức điểm trung bình = 7.43) và sinh viên không có tiết nghỉ trong tuần (mức điểm trung bình = 7.58) Mức chênh lệch điểm đạt giá trị 0.15 điểm

Bảng 3.3.3 Điểm trung bình của sinh viên có nghỉ học và không nghỉ học

Nghỉ học Trung bình Số mẫu Độ lệch chuẩn

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Phương sai được kiểm định với mức ý nghĩa 95% với bảng thống kê Levene, mức ý nghĩa lớn hơn mức alpha = 0.05 Chấp nhận giả thuyết, không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm giờ tự học khác nhau

Bảng 3.3.4 Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai

Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Tiếp tục kiểm định với mức ý nghĩa 95% cùng bảng thống thê ANOVA, mức ý nghĩa nhỏ hơn mức alpha = 0.05 Bác bỏ giả thuyết, chứng tỏ có sự khác biệt về kết quả học tập giữa các nhóm giờ tự học

Biến Tổng bình phương df Trung bình bình phương

F Mức ý nghĩa Giữa các nhóm

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Nhóm thứ nhất bao gồm số giờ tự học từ 1 giờ trở xuống, nhóm thứ hai bao gồm từ 2 giờ tự học đến 3 giờ, nhóm thứ ba là từ 4 giờ đến 5 giờ và còn lại là nhóm thứ tư Dữ liệu mô tả cho thấy từng nhóm giờ tự học có sự khác biệt và chênh lệch nhất định về kết quả học tập giữa các nhóm giờ học tập đều có mức chênh lệch theo xu hướng khách quan, tích cực Tuy nhiên, đến một giới hạn nhất định kết quả học tập lại giảm dần khi học quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự hiệu quả mang lại không tích cực so với số giờ tự học phù hợp

Biến Số mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

chương trình đào tạo môn học

Thông qua kiểm định T test, khối lượng sinh viên phân bổ trong một lớp có sự khác biệt rõ rệt về kết quả học tập với phương sai 0,041 thấp hơn alpha với mức ý nghĩa 95% Khối lượng sinh viên được bố trí trong một lớp làm giảm hiệu quả truyền đạt đối với giảng viên, bên cạnh đó sinh viên khó khăn trong việc có thể tương tác với giảng viên Về mặt trung bình, điểm trung bình của sinh viên học trong lớp phân bổ số lượng cao hơn sinh viên học lớp không có sự phân bổ số lượng hợp lý 0.27 điểm

Bảng 3.4.1 So sánh điểm trung bình về khối lượng sinh viên phân bổ một lớp

Biến Số mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn

Bậc tự do t Mức ý nghĩa

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Giáo trình học tập được cung cấp được chia làm ba mức độ với các kết quả khác nhau được đánh giá bởi sinh viên tại các chương trình, môn học khác nhau Chương trình cung cấp một khối lượng kiến thức quá nặng với sinh viên ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập cùng lý do không thể nào tiếp thu toàn bộ thậm chí kết quả sẽ phản tác dụng khi muốn sinh viên sẽ hoàn thiện với nhiều nền tảng, bài học

Cụ thể giáo trình quá nặng có mức chênh lệch điểm đáng kể trùng bình toàn bộ 7.29 điểm là giá trị điểm trung bình sinh viên đạt được và mức điểm tối đa cũng không cao chỉ đạt ngưỡng 8 giá trị điểm trung bình

Giáo trình hợp lý về kiến thức và thực tiễn là tài liệu vô cùng lý tưởng để giúp sinh viên đạt được kết quả cao trong học tập cụ thể điểm trung bình cao nhất trong cả 3 tiêu chí với mức điểm trung bình toàn bộ đạt 7.57 cùng mức điểm tối đa cao ngất ngưỡng 9.71 điểm trung bình Giáo trình đáp ứng đủ một phần của sinh viên đạt mức điểm trung bình trên toàn bộ 7.5 điểm cho thấy sự linh hoạt điểm sáng về đào tạo khi bắt buộc sinh viên nguyện vọng điểm cao phải chủ động tư duy và tìm hiểu học hỏi càng nhiều kiến thức đối với bản thân

Bảng 3.4.2 Điểm trung bình theo mức độ chất lượng tài liệu

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Vai trò của giảng viên đối với kết quả học tập của sinh viên

Qua Bảng thống kê cho thấy với mức ý nghĩa 95%, mức ý nghĩa đạt 0.036, giảng viên tạo cơ hội cho sinh viên có khả năng phát triển trong quá trình tiếp thu kiến thức có mức điểm trung bình cao hơn so với sinh viên không có cơ hội được phát triển 0.35 điểm Sinh viên có cơ hội phát triển khả năng của bản thân bao gồm phát biểu ý kiến, làm việc nhóm, sáng tạo trong học tập sẽ cải thiện rõ rệt chất lượng của buổi học trong ngắn hạn và các kiến thức sẽ đọng lại vô cùng lâu dài trong khoảng thời gian sau Ngược lại, giảng viên quá khuôn mẫu vào việc dạy học theo cách truyền thống, chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng của sinh viên khi kiến thức được truyền đạt là kiến thức mẫu, không có sự sáng tạo và tư duy

Chất lượng giáo trình Điểm trung bình Điểm tối đa Điểm tối thiểu Độ lệch chuẩn

Chỉ đáp ứng đủ một phần 7.5 9.33 5.41 0.69 Đủ điều kiện đạt được kết quả tốt

Giáo trình quá nặng so với chương trình học

Bảng 3.5.1 Điểm trung bình giữa cơ hội phát triển và không phát triển của sinh viên

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Qua Bảng 3.5.2, ta thấy được giảng viên có đánh giá chuyên cần, quá trình và cuối khóa; tỷ trọng điểm phù hợp đạt giá trị trung bình cao nhất trong bảng lựa chọn với 3.48 điểm Sinh viên vô cùng hài lòng với việc có thể được cải thiện điểm đáng kể và được thêm một cột điểm hỗ trợ trong quá trình chuyên cần, siêng năng đi học cùng cách đánh giá công bằng không có sự sai lệch về đánh giá kết quả học tập Bên cạnh đó giảng viên luôn lên lớp đúng giờ, giới thiệu đầy đủ về tổng quan môn học và có sự nhiệt tình trong giảng dạy được 3.47 giá trị trung bình tán thành Điều này, chứng tỏ nề nếp của giảng viên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc sinh viên có khả năng tiếp thu kiến thức và đạt được kết quả tốt Tuy nhiên, giảng viên quá khuôn mẫu chỉ tập trung vào các kiến thức của bài học khiến cho mức độ đánh giá sự sáng tạo và tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng, cơ hội phát triển bản thân đạt giá trị tương đối thấp trong bảng likert 3.27 điểm và ảnh hưởng đến sự hứng thú học tập khiến cho sự tập trung và hứng thú học tập của sinh viên đạt 3,19 điểm

Biến Trung bình Độ lệch chuẩn

Bậc tự do t Mức ý nghĩa

Bảng 3.5.2 Giá trị trung bình đánh giá về chất lượng giảng viên

Biến Trung bình Độ lệch chuẩn

Tổ chức lớp học, hướng dẫn sinh viên học tập hiệu quả 3.29 0.673 phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu 3.34 0.677

Phối hợp hiệu quả các phương pháp giảng dạy linh hoạt giữa thực hành và lý thuyết

3.31 0.703 Áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực nhằm khuyến khích sinh viên phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm

3.28 0.742 khuyến khích sinh viên sáng tạo và tư duy độc lập trong quá trình học tập

Tiếp thu ý kiến đóng góp và phản hồi kịp thời các thắc mắc của

Tạo hứng thú học tập cho sinh viên trong giờ học 3.19 0.823 Lên lớp đúng giờ, dạy đủ tiết theo quy định 3.47 0.674 Nhiệt tình và có trách nhiệm trong giảng dạy 3.47 0.640 Công tác chuẩn bị nội dung, tài liệu, bài giảng của GV tốt 3.42 0.667

Có đánh giá chuyên cần, quá trình và cuối khóa; tỷ trọng điểm phù hợp

Nghiêm túc, khách quan, chính xác và công bằng trong KTĐG 3.45 0.690 Giới thiệu đầy đủ đề cương chi tiết môn học 3.47 0.691

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Ảnh hưởng của cố vấn học tập đối với kết quả học tập của sinh viên

Thông qua bảng giá trị, cố vấn học tập đóng một vai trò lớn trong việc nâng cao kết quả học tập của sinh viên Giá trị trung bình của cả 5 tiêu chí đều có giá trị khá cao trên thang điểm 4 Trong đó cố vấn học thuật quan tâm rất mạnh mẽ về vấn đề học tập của sinh viên với giá trị trung bình 3,18 và trực tiếp giúp đỡ những vấn đề sinh viên cần giải đáp đạt 3,21, cuối cùng là định hướng phương pháp học với

32 giá trị đạt 3,08 Riêng đối với việc học môn của cố vấn học tập thu được kết quả cao là điều không xứng đáng, điều này chứng minh được sự liêm chính trong học thuật và công bằng trong đánh giá, sinh viên học môn của cố vấn học tập mà không cố gắng nỗ lực vẫn sẽ có sự giảm sút về kết quả

Bảng 3.6 Giá trị trung bình về sự quan tâm của cố vấn học tập

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính

Thông qua bảng ANOVA của điểm trung bình, mô hình hồi quy đa biến kiểm định với sig = 0.000 cùng mức ý nghĩa 95% đánh giá phù hợp về mặt ý nghĩa và được sử dụng nhằm đo lường các yếu tố độc lập tác động vào biến kết quả học tập

Bảng 3.7.1 ANOVA của điểm trung bình

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Qua bảng 3.7.2, chúng ta thấy được biến kết quả học thay đổi khoảng 11.1% theo sự thay đổi của các biến độc lập được đánh giá bởi giá trị bình phương hiệu

Tiêu chí giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Quan tâm về vấn đề học tập 3.18 0.869

Khuyến khích giúp đỡ nhau 3.08 0.910 Định hướng phương pháp học 3.10 0.894

Học môn của cố vấn học tập 2.94 1.020

Trực tiếp cố vấn học thuật 3.21 0.846

33 chỉnh 0,111 Điều này chứng tỏ vẫn còn rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kết quả học tập bên ngoài và sai số ngẫu nhiên

Bảng 3.7.2 Tóm tắt mô hình hồi quy

Lỗi ước tính tiêu chuẩn

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính được sử dụng với mục tiêu tìm ra sự ảnh hưởng của các biến độc lập bao gồm điểm đầu vào, giới tính, công việc, số tiết nghỉ trên tuần, số lần đến thư viện và nghiên cứu khoa học đối với kết quả học tập của sinh viên Với mức ý nghĩa 95%, kết quả học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi điểm đầu vào,khối lượng môn học, số lần đến thư viện trên 1 tháng và số giờ tự học, với mức ý nghĩa lần lượt đạt 0.000, 0.008, 0.047 và 0.006 Khi điểm đầu vào của sinh viên tăng 1 điểm thì kết quả học tập tăng 0.078 điểm, số lần đến thư viện trên 1 tháng tăng 1 lần sẽ cải thiện điểm trung bình tích lũy 0.067 điểm và số giờ tự học tăng 1 giờ sẽ làm kết quả học tập tăng 0.052 điểm, bên cạnh đó sinh viên giảm 1 môn học trong kỳ đăng ký sẽ giúp điểm trung bình tăng 0.111 điểm

Bảng 3.7.3 Mô hình hồi quy

Biến Hệ số ước lượng

Hệ số chuẩn hoá t Mức ý nghĩa

Tung độ góc 6.245 387 16.150 0.000 Điểm đầu vào 0.078 0.015 0.261 5.079 0.000

Số lần đến thư viện/tháng

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Mô hình hồi quy theo hệ số ước lượng

KQHT=6.245+ 0.078*ĐĐV – 0.111*KLM + 0.067*TV + 0.052*TH

Khó khăn đối với kết quả học tập

Qua bảng 3.8, sinh viên tương đối hoàn thành tốt trong quá trình học của bản thân chiếm 31.5%, cụ thể họ không có sự phàn nàn cả về bản thân lẫn môi trường giáo dục đào tạo Sự khó khăn sinh viên có mối quan hệ mật thiết đối với chương trình đào tạo chiếm 11.4%, cụ thể chương trình đào tạo gây ra những khó khăn rắc rối bao gồm sự phân bổ các môn chưa hợp lý giữa các học kỳ khiến sinh viên bị áp lực trong các kỳ thi, kiểm tra dồn dập định kỳ, bên cạnh đó chương trình đôi khi sắp xếp các môn không mang tính ứng dụng cao đối với chuyên ngành của sinh viên ảnh hưởng nặng nề đến kết quả học tập tích lũy của họ 9.9% sinh viên trong mẫu khảo sát ý kiến giảng viên dạy học trong các môn thật sự nghiêm khắc, các giảng viên vô cùng chuẩn mực nghiêm túc trong dạy học và cả trong đánh giá các tiêu chí điểm của sinh viên Giảng viên quá nghiêm khắc ảnh hưởng đến chất lượng buổi học bao gồm sự thoải mái, khả năng phát triển và ý kiến của sinh viên Các tiêu chí

35 còn lại xuất hiện với tần suất rất ít tuy nhiên, các ý kiến này có thể góp phần hoàn thiện chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và bản thân sinh viên nói riêng bao gồm làm việc nhóm, tiếp thu kiến thức, giảng viên dạy nhanh,…

Bảng 3.8 Khó khăn đối với kết quả học tập của sinh viên

Khó khăn Mẫu Phần trăm(%)

Sự phối hợp giữa giảng viên và sinh viên 12 3.4 Đăng ký môn 23 6.5

Nguồn: dữ liệu điều tra tháng 3/2023

Thảo luận nghiên cứu

Thống kê mô tả thực hiện đánh giá kết quả học tập hiện nay của mẫu khảo sát kết hợp mẫu theo khoảng điểm cùng 5 mức trải đều từ 5 đến trên 9 điểm Đánh giá kết quả học tập hiện nay của sinh viên là tương đối chất lượng với mức trung bình đạt 7.53 điểm và khoảng điểm dao động từ 7 đến 8 điểm có tỷ lệ chiếm rất lớn

Thang đo likert được triển khai về sự đánh giá của sinh viên về cố vấn học tập và chất lượng giảng viên Các giá trị trong thang đo đều nằm ở mức dao động từ 3

36 đến 3.5 điểm, kết quả trung bình cho thấy các biến trong hai thang đo đều được đánh giá có mối liên hệ mật thiết với việc học tập của họ

Thống kê mô tả dữ liệu cho thấy được có sự chênh lệch về kết quả học tập giữa sinh viên có khả năng tiếp thu thực hành và lý thuyết với mức chênh lệch điểm 0.13 Thống kê mô tả dữ liệu cách thức sử dụng tài liệu của họ thông qua sự tìm tòi học hỏi của riêng bản thân sinh viên có sự chênh lệch tài liệu giảng viên dạy cung cấp chỉ đạt giá trị trung bình 7.4 điểm thấp hơn so với việc học thêm tài liệu trên mạng với 7.54 điểm và 7.75 điểm khi sinh viên bồi dưỡng bản thân thêm các tài liệu khác như các loại sách, giáo trình nâng cao

Chất lượng giáo trình của giảng viên cung cấp được mô tả bằng bảng thống kê cho thấy được sự chênh lệch điểm giữa sinh viên không có khả năng tiếp thu vì khối lượng kiến thức quá nặng và sinh viên có tư duy tiếp thu tốt chênh lệch 0.28 điểm Thống kê suy diễn thông qua T-Test cho thấy được sự khác biệt về kết quả học tập (điểm trung bình) giữa giảng viên tạo cơ hội cho sinh viên phát triển và không tạo cơ hội cho sinh viên phát triển với mức ý nghĩa 95% sig = 0.036 Bên cạnh đó, kiểm định xem xét phù hợp sự khác biệt đối với chương trình đào tạo có sự phân bổ số lượng sinh viên phù hợp và không phù hợp có sự chênh lệch đáng kể cùng mức ý nghĩa 95% sig = 0.04

Với mức ý nghĩa 95%, ANOVA được sử dụng và kiểm định sự khác biệt giữa nhóm các số giờ tự học với nhau, kết quả đạt được kiểm định có ý nghĩa mức ý nghĩa bằng 0.000 Số giờ tự học phù hợp có kết quả cao hơn số giờ tự học ít và số giờ tự học quá cao

Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính mô tả sự tác động của các biến độc lập đến với biến phụ thuộc kết quả học tập sau khi kiểm định sự phù hợp kết quả được phân tích như sau: Điểm đầu vào của sinh viên là yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đối với kết quả học tập Yếu tố “điểm đầu vào” có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 95% (sig 0.00), với giá trị β = 0.078>0, điều này chứng tỏ biến giả thuyết điểm đầu vào được chấp nhận Điểm đầu vào càng tăng thì điểm trung bình (kết quả học tập) có xu hướng tăng theo

Số lần đến thư viện trên tháng là yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đối với kết quả học tập.Yếu tố “số lần đến thư viện trên tháng” có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 95% (sig = 0.047), với giá trị β = 0.067

Ngày đăng: 15/05/2024, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2.1 Kết quả học tập theo từng bậc - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.2.1 Kết quả học tập theo từng bậc (Trang 23)
Bảng 3.3.1 Kết quả học tập theo lý thuyết và thực hành - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.3.1 Kết quả học tập theo lý thuyết và thực hành (Trang 25)
Bảng 3.3.3 Điểm trung bình của sinh viên có nghỉ học và không nghỉ học - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.3.3 Điểm trung bình của sinh viên có nghỉ học và không nghỉ học (Trang 27)
Bảng 3.3.5 ANOVA - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.3.5 ANOVA (Trang 27)
Bảng 3.3.4 Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.3.4 Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai (Trang 27)
Bảng 3.3.6 Bảng mô tả - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.3.6 Bảng mô tả (Trang 28)
Bảng 3.4.1 So sánh điểm trung bình về khối lượng sinh viên phân bổ một lớp - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.4.1 So sánh điểm trung bình về khối lượng sinh viên phân bổ một lớp (Trang 29)
Bảng 3.4.2 Điểm trung bình theo mức độ chất lượng tài liệu - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.4.2 Điểm trung bình theo mức độ chất lượng tài liệu (Trang 30)
Bảng 3.5.1 Điểm trung bình giữa cơ hội phát triển và không phát triển của sinh viên - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.5.1 Điểm trung bình giữa cơ hội phát triển và không phát triển của sinh viên (Trang 31)
Bảng 3.5.2. Giá trị trung bình đánh giá về chất lượng giảng viên - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.5.2. Giá trị trung bình đánh giá về chất lượng giảng viên (Trang 32)
Bảng 3.7.1 ANOVA của điểm trung bình - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.7.1 ANOVA của điểm trung bình (Trang 33)
Bảng 3.6 Giá trị trung bình về sự quan tâm của cố vấn học tập - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.6 Giá trị trung bình về sự quan tâm của cố vấn học tập (Trang 33)
Bảng 3.7.2 Tóm tắt mô hình hồi quy - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.7.2 Tóm tắt mô hình hồi quy (Trang 34)
Bảng 3.8 Khó khăn đối với kết quả học tập của sinh viên - Tiểu luận kinh tế phát triển - Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Bảng 3.8 Khó khăn đối với kết quả học tập của sinh viên (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w