Đo lường yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục

MỤC LỤC

Những giải pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên

Đổi mới mục tiêu về giáo dục, chương trình giáo dục, những định hướng lỗi thời sẽ được loại bỏ thay vào đó những hướng đi tiên tiến hiện đại một làn gió mới phù hợp với chuẩn quốc tế; những phương pháp giảng dạy mới được áp dụng khi giảng viên được tham gia các khóa huấn luyện chuyên môn; nguồn thông tin sẽ được cung cấp đầy đủ nhằm nâng cao nguồn tri thức có thể khai thác của sinh viên; giảng viên nâng cao việc quan tâm đến với sinh viên với mục tiêu nâng cao kết quả học tập so với hiện tại. Giáo dục cần phải có sự thay đổi hợp lý và phù hợp với thời đại cùng với những phương pháp thích hợp nhất, Phạm Hương Trang (2017) cùng với nghiên cứu “Một số phương pháp giảng dạy hiện đại trong giáo dục Đại học” vô cùng xem trọng vấn đề này và xem đây là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và kết quả học tập của sinh viên. Mô hình đề cập đến 2 phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới được các nước phát triển thường xuyên sử dụng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc,… Cụ thể đó là phương pháp học tập cộng tác và phương pháp học tập trải nghiệm, tuy nhiên vẫn còn rất khó khăn đối với việc áp dụng đến với chương trình giảng dạy tại Việt Nam về cả môi trường, kinh nghiệm, chất lượng giảng viên, nguồn kinh tế.

Tác giả cho rằng áp dụng phương pháp cộng tác có thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và là một khuôn mẫu hoàn hảo, để chuyển đổi sang giáo dục tiên tiến này cần các giải pháp như nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp giảng dạy sáng tạo nhằm tạo ra sự hấp dẫn đối với sinh viên về tri thức, đổi mới cơ chế kiểm tra và đánh giá nhằm mang đến sự công tâm và chuyên môn đối với sinh viên, kết quả hướng đến là trang bị những kỹ năng, kiến thức dành cho chuyên ngành của sinh viên. Phát triển và lột xác giáo dục có thể cải tiến và thay đổi bản chất của mô hình giáo dục và đưa nó bay xa theo một làn gió mới, trước hết chúng ta phải đem đến cho sinh viên một cái nhìn bao quát và có sự hiểu biết về các môn học sâu sắc cùng với việc thực hành và tiếp xúc với các hoạt động thực tiễn với tần suất cao hơn thì mới có thể giúp sinh viên hứng thú với các môn học từ đó kết quả học tập sẽ được nâng cao đáng kể, mô hình nghiên cứu của Iswan Setiadi và Yudha Irhasyuarna. Các mô hình nghiên cứu hiện đại ra đời với mục tiêu phê phán về tính chất khuôn khổ của việc đánh giá chất lượng kết quả học tập của sinh viên theo phương thức truyền thống và rất nhiều đề xuất các mô hình giảng dạy mới có thể mang đến kết quả học tập tốt đồng thời trang bị cho sinh viên đầy đủ những năng lực, tư duy, kỹ năng cần thiết đáp ứng được cái nguyện vọng đề ra của doanh nghiệp khi ra trường.

Một số vấn đề giáo dục vẫn còn khá phổ biến đến hiện nay kiềm hãm sự phát triển mạnh mẽ của lứa tuổi học sinh đó là chương trình giảng dạy quá tập trung vào các nội dung và lý thuyết, từ đó giảng viên sẽ chủ yếu chú tâm vào giáo trình giảng dạy mà quên mất đi trọng tâm của giáo dục chính là sinh viên, thêm vào đó chương trình dạy tựa như một chiếc lồng chim kiềm hãm sự tự do và sáng tạo, tư duy theo những hướng đi khách quan. Từ đó mô hình đề xuất ra các phương pháp nâng cao chất lượng thật sự đối với giáo dục như đổi mới các chuẩn đầu ra hợp lý và nâng cao phương pháp thiết kế giảng dạy theo hướng tích cực phá vỡ đi những khuôn khổ theo phương pháp truyền thống, đặc biệt đề xuất hướng đến sinh viên làm trung tâm cho giảng dạy mạnh mẽ hơn tạo một động lực mạnh mẽ kích thích tiềm năng tri thức của mỗi người.

Cách thức thu thập dữ liệu Số mẫu nghiên cứu

Mỗi khoa sẽ lựa ra 2 chuyên ngành để khảo sát với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thông qua phần mềm random ngẫu nhiên đến từ máy tính casio fx-580 các ngành sẽ được mã hoá theo số thứ tự nhằm thuận tiện cho việc chọn mẫu. Sau khi lựa chọn bằng phương pháp mẫu ngẫu nhiên nhóm sẽ khảo sát các sinh viên đến từ các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kế toán, Ngôn ngữ anh, Ngôn ngữ Trung quốc, Luật và Quản lí nhà nước. Sau khi hoàn thành lựa chọn được các sinh viên thuộc các chuyên ngành để khảo sát trong các khoa nhóm sẽ tiến hành thu thập và tổng hợp thông tin.

Số liệu và dữ liệu nhóm thu thập sẽ đại diện cho toàn bộ sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Sau khi lên kế hoạch lấy mẫu, nhóm nghiên cứu tiến hành quá trình thu thập vào các khung giờ 8h30, 2h10 và 17h các ngày trong tuần với mục tiêu dễ dàng tiếp cận với các sinh viên và không làm phiền quá trình học tập của các bạn. Với phương thức giao tiếp, thuyết phục sinh viên điền đầy đủ thông tin vào phiếu khảo sát.

Trong quá trình chọn lọc, nhóm nghiên cứu sử dụng được 352 mẫu và còn lại các phiếu khảo sát hỏng hoặc điền thông tin không chính xác sẽ bị loại ra, bên cạnh đó có các phiếu khảo sát không được trả lại. Tổng cộng 352 phiếu khảo sát được đưa vào nhập liệu thông qua excel và xử lý qua SPSS.

Cách thức đo lường Nội dung khảo sát

Thông qua các tài liệu nghiên cứu từ các nghiên cứu khoa học và các tạp chí khoa học đồng thời tìm hiểu sâu rộng đối với sinh viên nhóm tác giả đưa ra các biến đo lường và với nguyện vọng thu được kết quả ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhóm đề xuất các biến đo lường bao gồm điểm chuẩn đầu vào, chương trình giảng dạy, chất lượng giảng viên, Nghiên cứu khoa học, Sự quan tâm của giảng viên, giáo trình dạy học, giới tính, số giờ tự học trung bình, số tiết nghỉ 1 tuần.