1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế phát triển các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,69 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (9)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.4. Ý nghĩa (10)
    • 1.5. Cấu trúc (10)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (11)
      • 2.1.1. Nghiên cứu trong nước (11)
      • 2.1.2. Nghiên cứu ngoài nước (12)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (14)
      • 2.2.1. Dữ liệu nghiên cứu (14)
      • 2.2.2. Phương pháp phân tích (14)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (16)
    • 3.1. Mô tả đối tượng khảo sát (16)
    • 3.2. Thực trạng thu nhập của công nhân (19)
    • 3.3. Các yếu tố liên quan đến cá nhân (19)
    • 3.4. Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp (23)
    • 3.5. Các yếu tố về lĩnh vực hoạt động và loại hình công ty (26)
    • 3.6 Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính (29)
    • 3.7. Đánh giá về các yếu tố khác (30)
    • 3.8. Thảo luận nghiên cứu (32)
  • Chương 4. Kết luận và kiến nghị (33)
    • 4.1. Kết luận (33)
    • 4.2 Kiến nghị (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (4)
  • Phụ lục (36)

Nội dung

Thu nhập của công nhân là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của họ. Thu nhập cao sẽ giúp công nhân có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình. Ngược lại, thu nhập thấp sẽ dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong cuộc sống của công nhân.Theo khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương ( năm 2022) thu thập thông tin về điều kiện sống, khó khăn của công nhân dưới hình thức khảo sát trực tuyến kết quả cho thấy trong số 2.100 lao động tham gia khảo sát, có 77,4% có thu nhập hàng tháng từ 5 đến 10 triệu đồng. Ngoài ra công nhân có thu nhập tháng dưới 5 triệu đồng chiếm 13,9%, thu nhập tháng trên 10 triệu đồng chỉ chiếm 8,7%. Qua khảo sát trên ta thấy trong những năm qua, thu nhập của công nhân tại Bình Dương đã có sự tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận công nhân có thu nhập thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, công nhân chưa thể đảm bảo chi tiêu trong gia đình dẫn đến khó có khoản tích lũy cho sau này, điều này làm cho đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nhưng lại có rất ít nghiêncứu về các yếu tố tác động đến thu nhập của công nhân tại Bình Dương.Vì vậy để hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến thu nhập của công nhân nhóm chọn khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) nơi có 220 doanh nghiệp đang hoạt động và giải quyết việc làm cho hàng nghìn người (theo báo cáo ban quản lý khu vsip vào năm 2022) để thực hiện nghiên cứu với đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân tại Khu công nghiệp Vsip1 tỉnh Bình Dương” từ đó đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp công nhân nâng cao thu nhập của mình.

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Thu nhập của công nhân là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của họ Thu nhập cao sẽ giúp công nhân có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình Ngược lại, thu nhập thấp sẽ dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập trong cuộc sống của công nhân

Theo khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương ( năm 2022) thu thập thông tin về điều kiện sống, khó khăn của công nhân dưới hình thức khảo sát trực tuyến kết quả cho thấy trong số 2.100 lao động tham gia khảo sát, có 77,4% có thu nhập hàng tháng từ

5 đến 10 triệu đồng Ngoài ra công nhân có thu nhập tháng dưới 5 triệu đồng chiếm 13,9%, thu nhập tháng trên 10 triệu đồng chỉ chiếm 8,7% Qua khảo sát trên ta thấy trong những năm qua, thu nhập của công nhân tại Bình Dương đã có sự tăng trưởng đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận công nhân có thu nhập thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, công nhân chưa thể đảm bảo chi tiêu trong gia đình dẫn đến khó có khoản tích lũy cho sau này, điều này làm cho đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn Đây là một vấn đề cần được quan tâm và ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nhưng lại có rất ít nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu nhập của công nhân tại Bình Dương

Vì vậy để hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến thu nhập của công nhân nhóm chọn khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) nơi có 220 doanh nghiệp đang hoạt động và giải quyết việc làm cho hàng nghìn người (theo báo cáo ban quản lý khu visip vào năm 2022) để thực hiện nghiên cứu với đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân tại Khu công nghiệp Visip1 tỉnh Bình Dương” từ đó đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp công nhân nâng cao thu nhập của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Visip1 - tỉnh Bình Dương

Hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân tại KCN VISIP1 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với thu nhập của công nhân Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện nâng cao thu nhập của công nhân tại khu công nghiệp VISIP1 tỉnh Bình Dương

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân

Phạm vi về không gian: tại các công ty ở khu công nghiệp Visip 1 – tỉnh Bình Dương Thời gian thực hiện nghiên cứu: Bài nghiên cứu thực hiện trong khoảng thời gian từ 11/9/2023 – 28/11/2023

Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân

Ý nghĩa

Nhóm từ kết quả khảo sát thực tế đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP 1) qua đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao thu nhập của công nhân

Cấu trúc

Bài nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 2 Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4 Kết luận và kiến nghị

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Mô tả đối tượng khảo sát

Nhóm thực hiện bài nghiên cứu qua thu thập dữ liệu 180 mẫu khảo sát từ các công nhân làm việc trong các Công ty tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) để thực hiện mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân tại khu công nghiệp VSIP1 Trong đó số công nhân nữ tham gia khảo sát có 91 người chiếm 50.6% và số công nhân nam có 81 người chiếm 49.4%

Bảng 3.1 Mô tả đối tượng khảo sát Độ tuổi Giới tính

Số lượng Phần trăm % Số lượng Phần trăm % Số lượng Phần trăm %

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp )

Thông qua khảo sát có 48 công nhân trong nhóm tuổi dưới 25 tuổi chiếm 26.7%, 57 công nhân trong nhóm tuổi 25 - 30 tuổi chiếm 31,7%, 51 công nhân có độ tuổi từ 31 đến

40 tuổi chiếm 28.3% và 24 công nhân trên 40 tuổi chiếm 13.3% Nhìn chung nhóm đối tượng tham gia khảo sát về các nhóm tuổi số lượng không chênh lệch nhau nhiều Tuy nhiên trong nhóm tuổi trên 40 tuổi thì số lượng tham gia khảo sát và số lượng công nhân nữ ít hơn hẳn số lượng công nhân nam

Hình 3.1.Tình trạng hôn nhân Theo kết quả khảo sát có 55% công nhân đã kết hôn và 45% công nhân chưa kết hôn

Bảng 3.2 Mô tả đối tượng khảo sát

Bảng trên có thể thấy tỉ lệ trong số công nhân nhóm khảo sát đến từ nơi khác đến Bình Dương làm việc (chiếm 55%) và 45% là sống ở Bình Dương Đồng thời do công nhân đến từ nơi khác khá cao nên đa số họ sẽ thuê trọ để tiết kiệm chi phí nên tỉ lệ nơi ở của công nhân ở trọ chiếm 61.1% khá cao so với các công nhân ở nhà riêng ở Bình Dương chiếm 38.3% do họ ở Bình Dương đã có nhà sẵn từ ba mẹ hoặc đã có tích lũy riêng đủ để có nhà riêng tại Bình Dương

Thông qua khảo sát bảng 3.3 nhóm đã nghiên cứu về trình độ học tập và đã lựa chọn ra 3 trình độ học tập khác nhau gồm: Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học Kết quả khảo sát cho thấy trình độ trung học phổ thông chiếm tỉ trọng cao nhất với 57.8% kết quả này cho thấy rằng trình độ Trung học phổ thông này là một trong những trình độ phổ biến và quan trọng trong hệ thống giáo dục Cao đẳng và Đại học chiếm 27.8%, đây là một tỷ lệ không nhỏ cho thấy sự quan tâm và đầu tư của nhiều người vào việc đạt được trình độ học vấn cao hơn sau khi hoàn thành Trung học phổ thông Cuối cùng trình độ trung học cơ sở chiếm tỉ trọng thấp nhấp với 14.4% điều này có thể cho thấy rằng không phải tất cả mọi người tiếp tục học lên Trung học phổ thông sau khi hoàn thành Trung học cơ sở

Bảng 3.3 Kết quả trình độ học tập

Cấp học Số lượng Phần trăm

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp )

Từ kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tôi, có thể rút ra một số kết luận từ bài nghiên cứu nhóm thực hiện như sau: Trước tiên, việc hoàn thành Trung học phổ thông là trình độ học tập phổ biến nhất và đã thu hút nhiều người tham gia Thứ hai, trình độ Cao đẳng và Đại học cũng được coi là quan trọng và thu hút một tỷ lệ không nhỏ người tiếp tục học Cuối cùng, mặc dù trình độ Trung học cơ sở chiếm tỷ trọng thấp nhất, nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của một số người

Thực trạng thu nhập của công nhân

Trong 180 phiếu khảo sát thu được 48.89% công nhân có mức thu nhập trên 6 triệu Đây cũng là mức thu nhập chiếm cao nhất trong đợt khảo của nhóm tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1), tiếp theo công nhân có mức thu nhập từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 47.78% thấp hơn so với mức thu nhập 6 triệu không đáng kể Mức thu nhập của công nhân dưới 4 triệu chiếm 3.33%, mức lương này chiếm một phần nhỏ tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1)

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện mức lương cơ bản của công nhân

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp )

Các yếu tố liên quan đến cá nhân

Thông qua bảng 3.3 kết quả nghiên cứu về giới tính ảnh hưởng tới lương cơ bản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) Đánh giá tổng quan từ các mức lương cơ bản dao động từ dưới 4 triệu đến trên 6 triệu của công nhân

Bảng 3.4 Kết quả nghiên cứu về giới tính

Lương cơ bản Dưới 4 triệu Từ 4 đến 6 triệu Trên 6 triệu Tổng

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp ) Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính nữ chiếm tỉ trọng cao hơn giới tính nam Tổng số lượng người nữ trong nghiên cứu là 91, chiếm tỷ lệ 50.6% trong tổng số, trong khi tổng số người nam là 89 chiếm tỷ lệ (49.4%) Về mức lương dưới 4 triệu giới tính nữ chiếm tỷ lệ với 66.7% và giới tính nam chiếm tỷ lệ với 33.3% nằm trong khoảng này Qua đó cho thấy tỷ lệ giới tính nữ nhận mức lương thấp hơn so với nam giới trong khoảng mức lương dưới 4 triệu Với mức lương từ 4 triệu đến 6 triệu có 53 giới tính nữ chiếm 61.6% và 33 nam giới chiếm 38.4% Tỷ lệ trong khoảng mức lương này cho thấy nữ cao hơn nam giới Đối với khoảng lương trên 6 triệu, có 34 nữ giới chiếm 38.6% và có 54 nam giới chiếm 61.4% Kết cho thấy giới tính nam nhận lương cao hơn giới tính nữ ở mức lương trên 6 triệu Từ kết quả nghiên cứu Bảng 3.4 ta có thể thấy rằng tỷ lệ giới tính nữ có mức lương thấp hơn so với nam giới xảy ra trong khoảng lương dưới 4 triệu và trong một mức độ nhất định trong khoảng từ 4 đến 6 triệu Tuy nhiên, trong khoảng lương trên

6 triệu, tỷ lệ giới tính nam nhận mức lương cao hơn giới tính nữ

Thông qua bảng 3.5 kết quả nghiên cứu thu được trong đợt khảo sát về số năm đi học ảnh hưởng tới lương cơ bản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) Đánh giá tổng quan từ các mức lương cơ bản dao động từ dưới 4 triệu đến trên 6 triệu của công nhân

Bảng 3.5 Kết quả nghiên cứu về số năm đi học

Lương Dưới 4 triệu Từ 4 đến 6 triệu Trên 6 triệu Tổng

Phần trăm% Trung học cơ ở 2 33.3% 8 9.3% 16 18.2% 26 14.4%

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp )

Kết quả thu được cho ta thấy việc cấp học ảnh hưởng rất quan trọng đến mức lương Thông qua bảng 3.5 mức độ Trung học cơ sở chiếm 14.4% trong đó mức lương dưới 4 triệu chiếm 33.3%, từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 9.3%, lương trên 6 triệu chiếm 18.2% Trung học phổ thông chiếm 57.8%, trong đó mức lương dưới 4 triệu chiếm 50.0%, từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 75.6%, trên 6 triệu chiếm 40.9% Cao đẳng và Đại học chiếm 27.8% trong đó mức lương dưới 4 triệu chiếm 16.7%, từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 15.1%, trên 6 triệu chiếm 40.9% Nhìn chung cấp học Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất trong các cấp học và mức lương cơ bản của công nhân tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1)

Thông qua bảng 3.6 kết quả nghiên cứu thu được trong đợt khảo sát về số năm kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng tới mức lương cơ bản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1)

Bảng 3.6 Kết quả về số năm kinh nghiệm làm việc

Số năm kinh nghiệm làm việc

Lương cơ bản Dưới 4 triệu Từ 4 đến 6 triệu Trên 6 triệu Tổng

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp )

Theo kết quả nghiên cứu thu được kết quả sau: Trước tiên kinh nghiệm của công nhân dưới 3 năm chiếm 29.4% với mức lương dưới 4 triệu chiếm 83.3% , từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 43.0%, trên 6 triệu chiếm 12.5% Kinh nghiệm từ 4 năm đến 7 năm chiếm 31.7% trong đó mức lương dưới 4 triệu không có công nhân nào, từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 32.6%, trên 6 triệu chiếm 33.0% Kinh nghiệm từ 8 năm đến 10 năm chiếm 16.1% với mức lương dưới triệu chiếm 16.7%, mức lương từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 16.3%, trên 6 triệu chiếm 15.9% Kinh nghiệm trên 10 năm chiếm 22.8% mức lương từ

4 triệu đến 6 triệu chiếm 8.1%, trên 6 triệu chiếm 38.6% Nhìn chung số năm kinh nghiệm làm việc từ 4 năm đến 7 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất Số năm kinh nghiệm trên 10 năm có mức lương cơ bản cao nhất Do đó kinh nghiệm làm việc cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong vấn đề thu nhập của công nhân

Thông qua bảng 3.7 kết quả nghiên cứu thu được trong đợt khảo sát về số năm kinh nghiệm làm việc với công việc hiện tại ảnh hưởng tới mức lương cơ bản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1)

Bảng 3.7 Kết quả nghiên cứu về số năm làm việc với công việc hiện tại

Số năm kinh nghiệm làm việc với công việc hiện tại

Lương cơ bản Dưới 4 triệu

Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp )

Theo kết quả nghiên cứu trong đợt khảo sát của nhóm có 180 phiếu khảo sát trong đó có số năm kinh nghiệm làm việc với công việc hiện tại dưới 3 năm nhóm thu được 70 phiếu với mức lương dưới 4 triệu có 5 phiếu, từ 4 triệu đến 6 triệu có 52 phiếu, trên 6 triệu có 13 phiếu, từ 4 năm đến 7 năm có 46 phiếu với mức lương từ 4 triệu đến 6 triệu có 20 phiếu, trên 6 triệu có 26 phiếu , từ 8 năm đến 10 năm có 45 phiếu với mức lương dưới 4 triệu có 1 phiếu, từ 4 triệu đến 6 triệu có 11 phiếu, trên 6 triệu có 33 phiếu, trên

10 năm có 19 phiếu với mức lương từ 4 triệu đến 6 triệu có 3 phiếu, trên 6 triệu có 16 phiếu Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy số năm kinh nghiện làm việc với công việc hiện tại dưới 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất.

Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp

Bảng 3.8 Kết quả nghiên cứu về vị trí công việc trong công ty ảnh hưởng tới lương cơ bản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) Nghiên cứu này được đánh giá bởi các vị trí : Công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân kỹ thuật, tổ trưởng, văn phòng và một số vị trí khác

Bảng 3.8 Kết quả nghiên về vị trí công việc

Lương cơ bản Dưới 4 triệu Từ 4 đến 6 triệu Trên 6 triệu Tổng

Công nhân trực tiếp sản xuất 5 83.3 67 77.9 41 46.6 113 62.8

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp)

Từ Bảng 3.8 trên cho thấy kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu về vị trí trong công việc có sức ảnh hưởng rất lớn đối với mức lương Tại vì mỗi vị trí trong công ty đều dựa vào trình độ, kinh nghiệm nên mức lương của mỗi người sẽ khác nhau Quan nghiên cứu ta thấy vị trí công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tổng tỷ lệ cao nhất với 62.8% trong đó mức lương dưới 4 triệu chiếm 83.3%, từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 77.9%, trên 6 triệu chiếm 46.6% Vị trí công nhân kỹ thuật chiếm tổng 11.1% với mức lương từ 4 triệu đến

6 triệu chiếm 4.7% và trên 6 triệu chiếm 18.2% Tiếp theo vị trí tổ trưởng chiếm tổng với 7.8% trong đó mức lương từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 3.5%, lương trên 6 triệu chiếm 12.5% Vị trí văn phòng chiếm tổng 13.9%, mức lương dưới 4 triệu chiếm 16.7%, từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 12.8%, lương trên 6 triệu chiếm 14.8% Các vị trí khác chiếm tổng 4.4% với mức lương từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 1.2 và trên 6 triệu chiếm 8.0% trong khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1)

Trong 180 phiếu khảo sát thu được số giờ làm việc của công nhân phần lớn đều làm việc đúng theo quy định của nhà nước đưa ra với số giờ là 48h/tuần Đây cũng là số giờ nhóm thu được trong đợt khảo vừa qua tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) Ngoài ra, theo như nhóm chúng tôi tìm hiểu được từ mọi người làm việc tại tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) thì hiện nay một số công ty ít đơn hàng và công việc ngày càng ít Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến số giờ làm việc của họ Một số công nhân còn làm thiếu thời gian với số giờ chỉ từ 47 giờ đến 44 giờ Tuy nhiên vẫn có trường hợp làm việc chỉ có 42 giờ, 40 giờ và 36 giờ Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy số giờ làm 48 giờ ( màu xanh dương tại biểu đồ) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các số giờ làm việc mà nhóm tổng hợp được

Hình 3.3 Kết quả nghiên cứu số giờ làm việc chính thức

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp)

Kết quả nghiên cứu về số giờ tăng ca trong công ty ảnh hưởng tới lương tăng ca của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1)

Bảng 3.9 Kết quả về số giờ tăng ca

Lương tăng ca Dưới 1 triệu Từ 1 - 2 triệu Từ 2-3 triệu Trên 3 triệu Tổng

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp )

Khảo sát 180 công nhân tại các khu Công nghiệp VSIP 1 nhóm tổng hợp dựa vào 4 khoảng thời gian: dưới 12 giờ, từ 13 giờ đến 20 giờ, từ 21 giờ đến 30 giờ và trên 30 giờ và mức lương cũng được chia 4 mức đó là : dưới 1 triệu, từ 1 triệu đến 2 triệu, từ 2 triệu đến 3 triệu và trên 3 triệu dưới 12 giờ, từ 13 giờ đến 20 giờ, từ 21 giờ đến 30 giờ và trên

30 giờ Công nhân làm việc với số giờ tăng ca dưới 12 giờ chiếm 40.6% trong đó lương tăng ca dưới 1 triệu chiếm 100%, từ 1 triệu đến 2 triệu chiếm 73.2%, từ 2 triệu đến 3 triệu chiếm 25.6%, trên 3 triệu chiếm 12.3% Thời gian tăng ca ừ 13 giờ đến 20 giờ chiếm 31.7% Công nhân làm việc từ 13 đến 20 giờ chiếm 31.7 % với mức lương từ 1 đến 2 triệu chiếm 24.4%, , từ 2 đến 3 triệu chiếm 46.5%, trên 3 triệu chiếm 37.0% Công nhân làm việc từ 21 đến 30 giờ chiếm 25.0% với mức lương từ 1đến 2 triệu chiếm 2.4%, từ 2 đến 3 triệu chiếm 25.6%, trên 3 triệu chiếm 45.2 Công nhân làm việc trên 30 giờ chiếm 2.8% với mức lương từ 2 triệu đến 3 triệu chiếm 2.3%, trên 3 triệu chiếm 5.5 Từ kết quả trên ta có thể thấy số giờ tăng ca dưới 12 giờ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đợt khảo sát của nhóm tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1).

Các yếu tố về lĩnh vực hoạt động và loại hình công ty

Qua bảng 3.10 Kết quả nghiên cứu về Lĩnh vực hoạt động ảnh hưởng tới lương cơ bản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) Đánh

19 giá tổng quan từ các lĩnh vực gồm: Điện – Điện tử, Thực phẩm – Đồ uống, Cơ khí chính xác – Tự động hóa, Dược phẩm – Chăm sóc sức và một số lĩnh vực khác

Bảng 3.10 Kết quả nghiên cứu về Lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực hoạt động Lương cơ bản

Dưới 4 triệu Từ 4 đến 6 triệu

Phần trăm% Điện – Điện tử 2 33.3 30 34.9 32 36.4 64 35.6

Cơ khí chính xác – Tự động hóa 0 0.0 9 10.5 16 18.2 25 13.9

Dược phẩm – Chăm sóc sức khỏe 0 0.0 16 18.6 7 8.0 23 12.8

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp )

Khảo sát 180 công nhân tại các khu Công nghiệp VSIP 1 nhóm tổng hợp qua bảng trên số công nhân làm việc trong các công ty thuộc lĩnh vực điện – điện tử 64 công nhân chiếm 35.6% trong lĩnh vực này lương cơ bản của công nhân khá cao trong khoảng 4 đến 6 triệu chiếm 34.9% và trên 6 triệu chiếm số lượng nhiều hơn với 36.4% Còn đối với các công nhân làm trong lĩnh vực thực phẩm – đồ uống đa phần lương cơ bản của công nhân trong khoảng 4 đến 6 triệu chiếm 17.4% và mức lương trên 6 triệu chiếm 17.0% Tiếp theo là lĩnh vực Cơ khí chính xác – Tự động hóa lương cơ bản của công nhân với mức lương từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 10.5% và mức lương trên 6 triệu chiếm 18.2% Và lĩnh vực dược phẩm – chăm sóc sức khỏe với mức lương từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 18.6% và mức lương cơ bản của công nhân trên 6 triệu chiếm 8.0% Ngoài ra một số lĩnh vực hoạt động khác chiếm 19.4% trong khu Công nghiệp VSIP 1 Từ bảng nghiên cứu trên ta thấy mức lương cơ bản theo lĩnh vực hoạt động khá đa dạng và

20 hấp dẫn Không có lĩnh vực nào có tỷ lệ nhất định trong việc nhận mức lương thấp hơn hoặc cao hơn so với mỗi lĩnh vực khác nhau Mức lương cơ bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kỹ năng, trình độ học vấn và thị trường lao động trong từng lĩnh vực hoạt động

Bảng Kết quả nghiên cứu về loại hình công ty ảnh hưởng tới lương cơ bản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) Nghiên cứu này được đánh giá từ 3 loại hình gồm: trong nước, nước ngoài và liên doanh

Bảng 3.11 Kết quả nghiên cứu về loại hình công ty

Lương cơ bản Dưới 4 triệu Từ 4 đến 6 triệu Trên 6 triệu Tổng

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp)

Thông qua bảng nhóm đã khảo sát 180 công nhân tại khu Công nghiệp VSIP 1 cho thấy kết quả như sau : Công ty trong nước chiếm tổng 56.1% trong đó mức lương dưới 4 triệu chiếm 83.3%, từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 44.2% và mức lương từ 6 triệu trở lên chiếm 65.9% Công ty nước ngoài chiếm tổng 40.1% trong đó mức lương dưới 4 triệu chiếm 16.7%, từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 52.3%, trên 6 triệu chiếm 29.5% Công ty liên doanh chiếm tổng 3.9% trong đó mức lương dưới 4 triệu chiếm 0%, mức lương từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 3.5%, mức lương trên 6 triệu chiếm 4.5% Nghiên cứu này có thể thấy rằng phân bố mức lương cơ bản đối với các loại hình công ty khá đa dạng Các công ty trong nước có tỷ lệ cao nhất (56.1%) và mức lương trên 6 triệu nhiều hơn so với các mức lương thấp hơn Trong khi đó, công ty nước ngoài có tỷ lệ tương đối cao (40.0%) trong khoảng từ 4 đến 6 triệu

Bảng 3.12 Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu giáo dục ảnh hưởng tới lương cơ bản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1)

Bảng 3.12 Kết quả chỉ tiêu giáo dục

Chi tiêu cho giáo dục Dưới 1 triệu Từ 1 - 5 triệu Từ 5 – 10 triệu Trên 10 triệu

Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp)

Bảng 3.12 cho ta biết chỉ tiêu cho giáo dục được chia làm 4 khoảng : dưới 1 triệu, từ 1 đến 5 triệu, từ 5 đến 10 triệu và tren 10 triệu Đới với khoảng chi tiêu dưới 1 triệu có 6 người Với khoản chi tiêu từ 1 đến 5 triệu có tổng73 người chi tiêu, trong đó có có 5 người chi tiêu từ 4 đến 6 triệu, 3 ngườ chi tiêu trên 10 triệu Với khoản chi tiêu trên 6 triệu có tổng 78 người trong đó có 3 người chi tiêu từ 5 đến 10 triệu và 7 người chi tiêu trên 10 triệu.

Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính

Thông qua bảng ANOVA của lương cơ bản, mô hình hồi quy đa biến kiểm định với sig = 0.000 cùng mức ý nghĩa 95% đánh giá phù hợp về mặt ý nghĩa và được sử dụng nhằm đo lường về các yếu tố độc lập kết hợp tác động vào biến lương cơ bản

Bảng 3.13 ANOVA của lương cơ bản

Mẫu Tổng bình phương Hệ số tự do

Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Hồi quy 254189459810234.030 6 42364909968372.336 18.651 0.000

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp)

Bảng 3.14 Tóm tắt mô hình hồi quy

Mẫu R R bình phương R Bình phương hiệu chỉnh Lỗi ước tính tiêu chuẩn

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp)

Dựa vào bảng trên ta thấy hệ số R bình phương hiệu chỉnh = 0.372 tức là các biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 37.2% sự thay đổi của biến lương cơ bản, 62.8% còn lại là ảnh hưởng của sai số tự nhiên và biến ngoài mô hình

Bảng 3.15 Mô hình hồi quy

Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa

Vị trí công việc 233506.160 99114.710 0.158 2.356 0.020 Lĩnh vực hoạt động -160473.173 75719.627 -0.130 -2.119 0.035 Kinh nghiệm 124551.944 27125.658 0.293 4.592 0.000

Số giờ tăng ca -77416.943 13721.978 -0.353 -5.642 0.000 Chi tiêu cho giáo dục 0.079 0.029 0.170 2.727 0.007

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp) Dựa vào bảng mô hình hồi quy ta thấy tất cả các biến đều có giá trị mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 nên 6 biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc

Đánh giá về các yếu tố khác

Bảng 3.16.Kết quả nghiên cứu về giờ làm thêm ngoài công việc chính thức

Giờ làm thêm ngoài công việc chính thức

( Nguồn: Xử lý dữ liệu của nhóm tổng hợp) Thông qua bảng 3.16 nhóm thu được 180 phiếu khảo sát Trong đó số lượng người không làm giờ làm thêm chiếm 87.8% tổng số người Các khoảng thời gian làm thêm từ

1 đến 10 giờ, 11 giờ đến 20 giờ 21 đến 23 giờ và trên 30 giờ chiếm tỷ lệ ít hơn với 12.2% Phần trăm hợp lệ và phần trăm tích lũy tăng dần từ giờ làm thêm từ 0 đến giờ làm thêm trên 30 giờ

Bảng 3.17 Kết quả nghiên cứu về thu nhập khác

Thu nhập khác Số lượng

Tự kinh doanh 2 1.1 1.1 89.4 Đầu tư chứng khoán 1 6 6 90.0

Thông qua bảng 3.17 khảo sát nhóm thu được 180 phiếu, trong đó người không có thu nhập khác chiếm 88.3% Các nguồn thu nhập khác như : tự kinh doanh, đầu tư chứng khoán, gia sư, bán hàng online, pha chế và một số công việc khác chiếm tổng 11.7%

Thảo luận nghiên cứu

Sau khi thực hiện chạy mô hình hồi quy đa biến tuyến tính nhóm đưa ra 6 yếu tố tác động đến lương cơ bản của công nhân như sau:

Kinh Nghiệm: Công nhân có kinh nghiệm thường được trả mức lương cao hơn do có khả năng làm việc hiệu quả hơn và đóng góp nhiều cho doanh nghiệp

Vị Trí Công Việc: Những vị trí quản lý vị trí làm việc liên quan đến trí óc, chuyên môn nhiều hơn có mức lương cao hơn so với vị trí công việc cơ bản

Lĩnh vực hoạt động: Làm việc trong lĩnh vực đang phát triển, công nghệ và cần nguồn nhân lực thì thu nhập sẽ cao hơn

Số Năm Đi Học: Trình độ học vấn thường tăng mức thu nhập Người có bằng cấp cao hơn thường được trả mức lương cao hơn

Chi Tiêu Cho Giáo Dục: Sự đầu tư vào giáo dục thường đi đôi với tăng trưởng thu nhập, vì nó tạo ra những cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cao cấp

Số Giờ Tăng Ca: Công nhân thường nhận được tiền làm thêm giờ, và việc làm nhiều giờ tăng cường có thể tăng đáng kể thu nhập hàng tháng

Các yếu tố trên đều đóng góp vào việc hình thành thu nhập của công nhân Kết hợp, chúng tạo nên một cấu trúc thu nhập phức tạp, phản ánh sự đa dạng và ảnh hưởng của môi trường lao động đến thu nhập cá nhân Điều này là quan trọng để hiểu và xây dựng các chính sách nhằm nâng cao mức sống và công bằng trong cộng đồng lao động

Ngày đăng: 15/05/2024, 16:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1.Tình trạng hôn nhân - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Hình 3.1. Tình trạng hôn nhân (Trang 17)
Bảng 3.2. Mô tả đối tượng khảo sát - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.2. Mô tả đối tượng khảo sát (Trang 17)
Bảng 3.3. Kết quả trình độ học tập - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.3. Kết quả trình độ học tập (Trang 18)
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức lương cơ bản của công nhân - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức lương cơ bản của công nhân (Trang 19)
Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu về giới tính - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu về giới tính (Trang 20)
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu về số năm đi học - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu về số năm đi học (Trang 21)
Bảng 3.6. Kết quả về số năm kinh nghiệm làm việc - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.6. Kết quả về số năm kinh nghiệm làm việc (Trang 22)
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu về số năm làm việc với công việc hiện tại - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu về số năm làm việc với công việc hiện tại (Trang 23)
Bảng 3.8. Kết quả nghiên về vị trí công việc - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.8. Kết quả nghiên về vị trí công việc (Trang 24)
Hình 3.3. Kết quả nghiên cứu số giờ làm việc chính thức - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Hình 3.3. Kết quả nghiên cứu số giờ làm việc chính thức (Trang 25)
Bảng 3.9. Kết quả về số giờ tăng ca - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.9. Kết quả về số giờ tăng ca (Trang 26)
Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu về Lĩnh vực hoạt động - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu về Lĩnh vực hoạt động (Trang 27)
Bảng Kết quả nghiên cứu về loại hình công ty ảnh hưởng tới lương cơ bản của công  nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
ng Kết quả nghiên cứu về loại hình công ty ảnh hưởng tới lương cơ bản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP1) (Trang 28)
Bảng 3.14. Tóm tắt mô hình hồi quy - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.14. Tóm tắt mô hình hồi quy (Trang 30)
Bảng 3.15. Mô hình hồi quy - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
Bảng 3.15. Mô hình hồi quy (Trang 30)
Bảng  3.16.Kết quả nghiên cứu về giờ làm thêm ngoài công việc chính thức - Tiểu luận kinh tế phát triển   các yếu tố Ảnh hưởng Đến thu nhập của công nhân tại kcn vsip 1
ng 3.16.Kết quả nghiên cứu về giờ làm thêm ngoài công việc chính thức (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w