1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân phường trung hòa hà nội

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Ủy Ban Nhân Dân Phường Trung Hòa Hà Nội
Tác giả Nguyễn Kim Thái Hoàng
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Công Đoàn
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Những vấn đề mà doanhnghiệp hoặc tổ chức có thể thường hay gặp phải là vấn đề về nâng cao chất lượngtuyển dụng, nâng cao năng suất làm việc trong công ty, những điểm thiếu xót trongquản

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÁO CÁO THỰC HÀNH 2

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

PHƯỜNG TRUNG HÒA HÀ NỘI

NGUYỄN KIM THÁI HOÀNG

HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2023

Trang 2

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÁO CÁO THỰC HÀNH 2

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

PHƯỜNG TRUNG HÒA HÀ NỘI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN KIM THÁI HOÀNGLỚP: QN13B

MÃ SỐ SINH VIÊN: 204D4041551

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS HOÀNG THỊ THU THỦY

HÀ NỘI, THÁNG 7 NĂM 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠNMặc dù đã nỗ lực nghiên cứu để hoàn thiện bài khóa luận nhưng khôngthể tránh khỏi những thiếu sót do khả năng của em vẫn còn hạn chế, em rấtmong nhận được những đóng góp tận tình từ quý thầy, cô để bài khóa luậncủa em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên

Nguyễn Kim Thái Hoàng

Trang 4

1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực 41.1.3

1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA UBND PHƯỜNG TRUNG HÒA

2.1 Khái quát chung về ủy ban

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2 Một số đặc điểm

2.1.3.Thành tích

2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại ủy ban

2.2.1 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực

2.2.2 Thực trạng về các hoạt động liên quan đến chất lượng nguồn lực

2.3 Đánh giá thực trạng về hoạt động tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHHKido Hà Nội

Trang 5

3.1.1 Mục tiêu

3.1.2 Phương hướng phát triển của ủy ban trong giai đoạn 2023-20253.2 Giải pháp hoàn thiện về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ủy bannhân dân phường Trung Hòa

Trang 7

MỞ ĐẦU1) Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày khi mà đất nước chúng ta đang ngày càng phát triển, đượchưởng lợi nhiều từ cuộc cách mạng 4.0 những công mới dần xuất hiện giúp ích chonền kinh tế ngày càng phát triển thì bên cạnh đó sự phát triển của nguồn nhân lựccũng quan trọng không kém Bởi vì nguồn nhân lực là nguồn điều khiển và kiểmsoát các nguồn lực khác như nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mộtcách có hiệu quả nhất cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực Vậy làm sao cóđược nguồn lực đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng cho các doanh nghiệp, tổchức? Để có thể giải quyết được vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu bên trong doanhnghiệp hay tổ chức thực trạng về nguồn lực để tìm ra những điểm còn thiếu cònchưa tốt để tìm ra giải pháp giúp cải thiện nguồn lực Để đảm bảo cho sự phát triểnnhanh chóng của doanh nghiệp, tổ chức trong hiện tại và tương lai

Với tầm quan trọng của nguồn nhân lực, các doanh nghiệp đều tích cực tìmkiếm các giải pháp hay nghiên cứu các cách thức mới Những vấn đề mà doanhnghiệp hoặc tổ chức có thể thường hay gặp phải là vấn đề về nâng cao chất lượngtuyển dụng, nâng cao năng suất làm việc trong công ty, những điểm thiếu xót trongquản lý nguồn nhân lực… không giải quyết những vấn đề này sẽ ảnh hưởng xấu vàtrực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệphoặc của tổ chức Có thể dẫn đến tình trạng không ổn định về mặt tổ chức, thậm chígây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, gây xáo trộn trong doanh nghiệp, lãng phí Nếunhư tuyển dụng không phù hợp rồi sau đó lại sa thải họ sẽ gây tốn kém cho doanhnghiệp gây tâm lý bất an cho các nhân viên hoặc những người làm việc khác.Không nâng cao trình độ chất lượng của nguồn nhân lực có thể gây phí phạm khảnăng của mỗi người lao động Tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể không khai thácđược hết khả năng của mỗi người thậm chí còn gây chán nản cho người lao độngkhi họ không thể làm việc đúng với năng lực của bản thân Nhận thức được nhữngvấn đề và tầm quan trọng của công việc quản lý nguồn nhân lực nên em sẽ thựchiện đề tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ủy Ban nhân dân phường TrungHòa

Ủy Ban nhân dân phường Trung Hòa là cơ quan hành chính sự nghiệp tạiphường Trung Hòa Vậy nên nguồn nhân lực cũng vô cùng đáng quan tâm cho ỦyBan để công việc có thể diễn ra được suôn sẻ và đảm bảo, Ủy Ban cần nguồn nhân

Trang 8

lực chất lượng để có thể xử lý những tình huống đặc biệt có thể xảy ra trong quátrình làm việc, giải quyết thủ tục hành chính được nhanh gọn và tốt nhất, tổ chứccác sự kiện kỷ niệm và còn nhiều những công việc khác Tuy nhiên, qua thời giantìm hiểu em nhận thấy hoạt động nâng cao chất lượng nhân sự tại tổ chức còn tồntại những hạn chế chưa mà phát huy được hiệu quả Xuất phát từ lý luận và thựctiễn em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao nguồn nhân lực tại ỦyBan nhân dân phường Trung Hòa.

2) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác nâng caochất lượng tại Ủy ban nhân dân phường Trung Hòa

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nhân lực trong tổchức công

- Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng tuyển dụng nhân lực tại Ủy bannhân dân phường Trung Hòa, rút ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực tại Ủy ban

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nâng cao nguồn nhân lực

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: tại Ủy ban nhân dân phường Trung Hòa

Về thời gian: thu thập, phân tích và đánh giá hoạt động nâng cao nguồn nhânlực giai đoạn 2016 - 2020

4) Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại ủy ban, tôi thường xuyênquan sát cách thức thực hiện công việc của các phòng ban trong công việc của họ,cũng như cách mà họ thao tác làm việc để thực hiện công việc của mình, phối hợpvới nhau để hoàn thành công việc chung và thấy được sự thiếu hụt nhân lực để tìm

ra các giải pháp phù hợp trong công tác chất lượng nhân lực của ủy ban

Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích số liệu: Sau khi thu thập đượccác thông tin có liên quan đến nhân lực, thành tích của ủy ban, tôi tiến hành phântích, đánh giá các thông tin để từ đó tìm ra các ưu điểm và nhược điểm của nguồnnhân lực

Trang 9

Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực tập tôi so sánh số lượng nhân lực,kết quả làm việc qua các năm của ủy ban Từ đó, tôi biết được tình trạng của ủyban, những điểm mạnh và điểm hạn chế trong nguồn nhân lực của ủy ban và tìm ragiải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế

5) Kết cấu báo cáo

Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, mụclục, kết luận báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực tại tổ chức

Chương 2: Thực trạng chất lượng nhân lực tại ủy ban nhân dân phường TrungHòa

Chương 3: Giải pháp cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ủyban nhân dân phường Trung Hòa

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

TỔ CHỨC1.1 Một số khái niệm cơ bản

Nguồn nhân lực: Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi bàn đến khái niệmnguồn nhân lực:

Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu thì “nguồn nhân lực là nguồn lực con người lànguồn gốc nơi phát sinh ra nguồn lực Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân conngười, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lựckhác Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực từng cá nhân conngười Với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực lànguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xãhội được biểu ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định”.Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp thì “nguồn nhân lực là nguồn lực con người,yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế và xã hội.Nguồn nhân lực có thể xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương và nókhác các nguồn lực khác ở chỗ nguồn lực với con người với hoạt động lao độngsáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên và biến đổi”

Như vậy có thể hiểu nguồn nhân lực chính là nguồn lực con người, là sức lựcnằm trong mỗi con người, để con người có thể hoạt động Sức lực đó ngày càngphát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người Cho đến một mức độ nào đó,con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động hay còn gọi là con người cósức lao động tác động vào thế giới tự nhiên Là bộ phận quyết định yếu tố thành bạicủa doanh nghiệp, tổ chức

Trang 10

Chất lượng nguồn nhân lực: Đây là là yếu tố để nâng cao năng suất laođộng của doanh nghiệp, tổ chức Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực cũngđược nhiều tác giả, nhiều trang nghiên cứu đưa ra:

Trong bài đăng trên Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam số 3/2021 đưa ra “chấtlượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa làmột khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và cácquan hệ xã hội Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng, phảnánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triểncon người Chất lượng nguồn nhân lực cao có tác động làm tăng năng suất laođộng”

Theo TS Nguyễn Tiệp “chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định củanguồn nhân lực, là tố chất, bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó luôn có sựvận động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như mức sống củadân cư Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua: sức khỏe, trình độ văn hóa,trình độ chuyên môn kĩ thuật, năng lực thực tế về tri thức kĩ năng nghề nghiệp,phẩm chất đạo đức”

Tóm lại chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực,

là tố chất bản chất bên trong của nguồn nhân lực luôn có sự vận động được thể hiệnqua 3 yếu tố: trí lực, tâm lực, thể lực Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố để nângcao năng suất lao động trong doanh nghiệp tổ chức

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phươngpháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng từng conngười lao động (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội) môi trường văn hoá,kích thích tinh thần làm việc của người lao động để họ toàn tâm toàn ý đem hết khảnăng của mình hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao

Muốn phát triển một cách bền vững, thì một tổ chức cần nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực và có những giải pháp, chính sách để phát huy tối đa nguồnnhân lực đó Nhân tố quan trọng quyết định đem đến thành công của một tổ chức đó

là việc quản trị và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sau khi mỗi cá nhân đã được đàotạo, bồi dưỡng và có năng lực phù hợp với công việc cụ thể

Có thể hiểu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức chính lànâng cao mức độ đáp ứng của người lao động với yêu cầu cụ thể của công việc trêncác phương diện: thể lực, trí lực và tâm lực nhằm đạt được các mục tiêu chung của

tổ chức

Trang 11

1.2 Nội dung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực muốn được nâng cao thì phải liên quan đến 3 yếu tố cóquan hệ chặt chẽ với nhau

- Sức khỏe về tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vậnđộng của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn, là sự thỏa mãn về mặtgiao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần

Để đánh giá tình trạng sức khỏe, theo quy định tại Mục II Quy định kèm theo Quyếtđịnh 1266/QĐ-BYT năm 2020 về việc phân loại tiêu chuẩn sức khỏe cán bộ nhưsau:

- Loại A: Khỏe mạnh, không có bệnh hoặc có mắc một số bệnh thông thường nhưngkhông ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá60

- Loại B1: Đủ sức khỏe công tác, mắc một hay một số bệnh mãn tính cần phải theodõi, điều trị nhưng không hoặc ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cánhân, tuổi đời không quá 70

- Loại B2: Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mạn tính cần phải theo dõi, điềutrị thường xuyên nhưng đang trong thời kỳ ổn định, ít ảnh hưởng đến lao động, sinhhoạt, sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 80

- Loại C: Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, mắc một sốbệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ

01 đến 03 tháng

Trang 12

- Loại D: Không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác, bệnh nặng ở giai đoạn cuối, biếnchứng nặng, khó hồi phục, sức khỏe sút kém, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phụchồi chức năng.

Để đảm bảo về thể chất chúng ta có các hoạt động như: Khám sức khỏe định

kỳ, đảm bảo về dinh dưỡng, tổ chức các hoạt động vui chơi thể thao giải trí, cải thiện môi trường làm việc, thực hiện tốt vệ sinh an toàn lao đông,…

Có thể thấy khi đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thì sức khỏe là yếu tố quan trọng không thể thiếu, bởi nếu không có sức khỏe thì con người sẽ không thể lao động Năng suất lao động của người lao động phụ thuộc khá lớn vào sức khoẻ của

họ và sức khoẻ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, sáng tạo trong côngviệc và học tập vì trí tuệ thường phát triển tốt trên cơ thể khỏe mạnh

Nâng cao về trí lực

Trí lực được xác định bởi trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năngnghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc Trí lực được hình thành và phát triển thông quahọc hỏi, thực tiễn làm việc, qua đào tạo, bồi dưỡng, tự trau dồi Nâng cao trí lựcchính là nâng cao trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, kinhnghiệm làm việc của người lao động Nâng cao về trí lực có thể đánh giá quá cáctiêu chí sau

Trình độ học vấn: Là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thunhững kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì sự sống Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là kiến thức và kỹ năng cần thiết để thựchiện yêu cầu công việc của vị trí đang đảm nhận Trình độ chuyên môn của NLĐtrong doanh nghiệp là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng NNL, bởi

lẽ trình độ học vấn cao là điều kiện cần để tiếp thu và vận dụng một cách nhanhchóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất kinh doanh hoặc côngviệc của tổ chức

Kỹ năng nghề: Là khả năng nguồn nhân lực trong ứng xử và giải quyết côngviệc Thông thường, kỹ năng được chia thành 2 loại: Kỹ năng cứng (trí tuệ logic) và

kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc):

Kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn: là những kỹ năng dođược đào tạo, giáo dục từ nhà trường và là kỹ năng mang tính nền tảng, là kinhnghiệm và sự thành thạo về chuyên môn

Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm được hiểu khái quát là khả năng hòa nhập,tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể, là tập hợp các kỹ năng phục vụ, hỗ trợcho công việc như Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, giải quyết

Trang 13

vấn đề, kỹ năng thương thuyết, quản lý thời gian, chăm sóc khách hàng, sángtạo và đổi mới…là những kỹ năng thường hình thành qua quá trình luyện tập,thực hành trong giao tiếp, tiếp xúc hằng ngày trong công việc và xã hội… Nó

bổ trợ và làm hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động

Một số hoạt động chúng ta có thể làm để nâng cao trí lực

Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng: Tăng cườngnâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao trình độ chuyênmôn, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng, ngày càng chuyênnghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu tổ chức và sự phát triển bền vững của tổ chức.Hoàn thiện công tác tuyển dụng: Tuyển dụng là một quá trình thu hút nhữngngười xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bêntrong tổ chức Công tác tuyển dụng là khâu quan trọng nhằm giúp nhà quản trị nhânlực đưa ra quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất Quá trình tuyển chọn sẽlựa chọn được những ứng viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc Để có được độingũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, cần phải thực hiện tốt khâu tuyển dụng

Nâng cao về tâm lực

Nâng cao tâm lực chính là nâng cao tinh thần, thái độ của người lao động với côngviệc Yếu tố này thể hiện sự gắn bó, trung thành với tổ chức, tuân thủ pháp luật, ýthức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệmtrong công việc, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, cólương tâm nghề nghiệp Các tiêu chí để đánh giá về tâm lực

o Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó conngười tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộngđồng, của xã hội Biểu hiện qua việc chấp hành luật pháp, quy chế của tổ chức;

lương thiện, cần kiệm, trung thực, có lối sống lành mạnh; lao động chăm chỉ,nhiệt tình, cẩn trọng; Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; Cótrách nhiệm với bản thân, với công việc và doanh nghiệp; Có tinh thần học hỏi,cầu tiến…

o Thái độ làm việc: Là nhận thức và ý thức của người lao động trongquá trình làm việc, phụ thuộc vào khí chất và tính cách mỗi cá nhân Thể hiệnqua trách nhiệm đối với công việc, sự sẵn sàng phối hợp, hợp tác, giúp đỡ đồngnghiệp, sự tự giác, nỗ lực cố gắng hoàn thành công việc được giao

Những hoạt động chúng ta có thể làm để nâng cao về tâm lực

Trang 14

Giáo dục về đạo đức, tư tưởng, lối sống, tác phong làm việc: Tổ chức có thểthực hiện công việc này bằng cách: Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt thường kỳ,giao ban công việc hàng tuần, tháng; ban hành quy tắc giao tiếp, ứng xử; phát độngphong trào thi đua rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong làm việc khoa học; phátđộng hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tổ chức: là những giá trị cốt lõi, các quy tắc,phong cách quản lý, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp, tổ chức Công

ty, tổ chức cần xây dựng chương trình cụ thể về văn hóa tổ chức Trong quá trìnhxây dựng phải nhận thức và phán đoán chính xác về đặc trưng văn hóa riêng của tổchức; nội dung của chương trình xây dựng văn hóa phải nêu được quan điểm về giátrị và niềm tin, đưa ra các nguyên tắc chuẩn về ý thức, phương hướng chung vàhành vi thường ngày cho toàn bộ người lao động

1.3 Vai trò/ Ý nghĩa

Nguồn nhân lực chất lượng giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ của người lao động Từ đó, nhân sự được nâng cao cơ hội tiếp cậnvới nền công nghệ hiện đại, tiên tiến và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinhdoanh Công ty có thể tăng doanh thu, lợi nhuận, nhân viên có cuộc sống tốt hơn

o Tiết kiệm chi phí đào tạo:

Nhân lực có chất lượng cao thường có kiến thức chuyên môn tốt, các kỹ năng phục

vụ công việc cùng thành thạo Việc lựa chọn được nhân sự có tay nghề cao sẽ giúpdoanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đào tạo Họ sẽ nhanh chóng làm việc tốt

và tạo ra được những kết quả đột phá trong hoạt động kinh doanh

o Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc giúp cho tổ chức cóthể đạt được kết quả tốt hơn:

Nhân sự chất lượng cao được ví như nền tảng để doanh nghiệp có thể có nhữngbước tiến xa trên thị trường kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh Nhân sự chất lượngcao không chỉ giúp sức đối với doanh nghiệp mà giúp công việc trong các tổ chức

có thể giải quyết mượt mà các công việc đòi hỏi phải có trình độ và sự hiểu biếtgiúp cho sự phát triển ngày càng đi lên

o Nâng cao cuộc sống, xã hội phát triển:

Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp, hỗ trợđào tạo nhân viên trong công ty Từ đó, người lao động sẽ có mức thu nhập tốt hơn,

xã hội phát triển, hiện đại và văn minh

Trang 15

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến

1.4.1 Nhân tố ảnh hưởng bên ngoài:

Quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước

Nhà nước ban hành các quy định, chính sách để thúc đẩy sự phát triển ở một

số mặt nhất định, trong khi, hạn chế các yếu tố được cho là bất lợi nhằm giúp xã hộiphát triển cân bằng và bền vững Nếu chính sách về phát triển NNL hợp lý sẽ tạođiều kiện cho NNL trong các tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao Ngược lại nếucác chính sách về NNL không hợp lý sẽ hạn chế sự phát triển NNL của tổ chức,doanh nghiệp Một số chính sách có thể kể đến là: Chính sách lao động, sử dụng laođộng, chính sách tiền lương,…

Tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa

Tình hình kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đất nước và của mỗi địa phương.Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ cónhu cầu mở rộng hoạt động, dẫn đến có nhu cầu phát triển nguồn nhân lực về cảquy mô và chất lượng để mở rộng sản xuất Việc mở rộng sản xuất, công việc đòihỏi doanh nghiệp, ti phải tuyển dụng thêm lao động có trình độ và tay nghề, đòi hỏităng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc vàngược lại

Tình hình xã hội, văn hóa bao gồm: Các quan niệm về đạo đức, các chuẩnmực xã hội, các quan niệm về lối sống, thẩm mỹ, các tập quán,…của mỗi địaphương, mỗi dân tộc, tầng lớp dân cư và quốc gia Các yếu tố này tạo nên lối sống,văn hóa, môi trường hoạt động xã hội của người lao động Nó góp phần hình thành

và làm thay đổi cả về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong tổ chức

Phát triển khoa học kỹ thuật

Tiến bộ của khoa học kỹ thuật cung cấp cho các tổ chức những tiện ích hỗ trợ ngàycàng đồng bộ và thân thiện, giúp xử lý các quy trình nghiệp vụ an toàn, nhanhchóng và chính xác Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kĩ thuật

đã cho ra đời những công nghệ hiện đại mà nó đòi hỏi nguồn nhân lực có chấtlượng cao mới đáp ứng được, và nếu tổ chức không có nhân lực giỏi thì sẽ bị tụthậu lại đằng sau

Thị trường lao động

Thị trường lao động có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vì nó phản ánhnguồn cung cấp lao động trên thị trường và là cơ sở quan trọng cho việc thiết lậpcác kế hoạch bổ sung nguồn lực

Trang 16

1.4.2 Nhân tố ảnh hưởng bên trong:

Quan điểm của ban lãnh đạo công ty

Là những người nắm quyền quyết định lớn nhất tác động mạnh mẽ nhằm kính hoạt,thúc đẩy tiến bộ hay kìm hãm nguồn nhân lực Nếu ban lãnh đạo có nhân thức vềviệc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực thì nguồn nhân lực sẽ có sự quan tâm thỏađáng các nguồn lực khác như: tài chính, thời gian, con người, vật lực,… giúp nângcao chất lượng nguồn nhân lực lên rất nhiều và ngược lại

Các chính sách, hoạt động quản lý, phát triển nguồn nhân lực của doanhnghiệp

Là những chính sách giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, những chính sách

đó có thể kể đến như chính sách về hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, thu hútlao động, đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động, chính sách khen thưởng…Thực hiện tốt chính sách sẽ giúp tổ chức có đủ về chất và lượng phục vụ cho mụctiêu của tổ chức

- Hoạch định nguồn nhân sự: Là quá trình xem xét một cách có hệ thống vềcác nhu cầu nguồn nhân sự để vạch ra kế hoạch làm thế nào đảm bảo cho mục tiêu

“đúng người, đúng việc, đúng lúc”

- Chính sách tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho mục đích, yêucầu, đối tượng và cách thức tuyển chọn lao động của tổ chức nhằm đảm bảo cho tổchức có đủ số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu phù hợp để thực hiệncác mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức trong hiện tại và tương lai

- Chính sách thù lao lao động: Gồm thù lao cơ bản, các khuyến khích và phúclợi Mục tiêu cơ bản của thù lao là thu hút NNL giỏi, đáp ứng được yêu cầu côngviệc, gìn giữ và động viên NNL thực hiện công việc tốt nhất

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức,

kỹ năng, khả năng thuộc một nghề, một chuyên môn nhất định để người lao độngthực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình và tạo điều kiện cho ngườilao động được phát triển tối đa các năng lực cá nhân Chính sách đào tạo của doanhnghiệp là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực

- Đánh giá thực hiện công việc: Là một hoạt động nằm trong nhóm chức năngduy trì nguồn nhân lực Việc đánh giá giúp khẳng định năng lực, khả năng củanhân viên Là cơ sở giúp doanh nghiệp tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực hiệntại, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng các chế độ thù lao hợp lý, đưa ra quyếtđịnh quản lý về nhân sự một cách công bằng, khách quan, chính xác

- Chính sách khen thưởng, kỷ luật:

Ngày đăng: 15/05/2024, 12:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w