1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023

57 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Tác giả Học Viên
Người hướng dẫn Tiến Sỹ
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 528,5 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Cơ sở lý luận (10)
  • 1.2 Cơ sở thực tiễn (17)
  • Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (0)
    • 2.1. Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An (24)
    • 2.2 Thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An (25)
  • Chương 3. BÀN LUẬN (0)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (39)
    • 3.2. Sự hài lòng về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng (39)
    • 3.3. Nguyên nhân của vấn đề (44)
    • 3.4 Giải pháp để giải quyết/khắc phục vấn đề (45)
  • KẾT LUẬN (47)

Nội dung

Cơ sở lý luận

Chất lượng là trọng tâm của tất cả các hệ thống sản xuất và dịch vụ Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chất lượng luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi hệ thống y tế, là điều kiện sống còn cho sự phát triển của mọi cơ sở khám chữa bệnh [13].

1.1.1.1 Quan niệm khác nhau về chất lượng [13]

-Chất lượng từ góc độ xã hội, từ người bệnh hay khách hàng chú trọng hơn vào sự tiện ích của dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: Thời gian chờ, sự thân thiện, sự tôn trọng, sự thoải mái, sự sạch sẽ, sự sẵn sàng của các dịch vụ và sự phù hợp về giá cả với túi tiền của người bệnh.

-Chất lượng từ góc độ nhân viên y tế, khác với người bệnh cán bộ y tế quan tâm nhiều hơn đến năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và mong đợi thù lao xứng đáng với công việc và trách nhiệm họ đảm nhận.

-Nhà quản lý bệnh viện lại có những quan tâm riêng về chất lượng đó là tính hiệu quả, hiệu suất, sự an toàn và sự hài lòng của người bệnh.

1.1.1.2 Khái niệm về chất lượng [27]

- Theo tổ chức ISO 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo ra cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cần tiểm ẩn”.

-Theo từ điển tiếng việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác.

-Theo nhà sản xuất: “Chất lượng là sản phẩm/dịch vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra”.

-Theo người tiêu dùng: “Chất lượng là sự phù hợp với những mong muốn của họ”

-Ở mức cá nhân, “chất lượng là làm việc đúng đắn ngay từ lần đầu tiên và làm điều đó tốt hơn trong những lần tiếp theo”.

-Theo cách tiếp cận quản lý chất lượng toàn diện TQM:

“Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu hợp lý của đối tượng phục vụ”

Chất lượng dịch vụ dựa trên mức độ cảm nhận của khách hàng: “Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ” [4].

1.1.2 Chăm sóc điều dưỡng và chất lượng chăm sóc điều dưỡng.

1.1.2.1 Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng [12]

Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chuyên môn của người điều dưỡng đối với người bệnh từ khi vào viện đến lúc ra viện Nội dung chính bao gồm: chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc người bệnh đến khám, vào viện và cho đến khi người bệnh ra viện hoặc tử vong Công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện đảm bảo lấy người bệnh là trung tâm, các hoạt động, dịch vụ chăm sóc, điều trị dựa trên đánh giá các nhu cầu của người bệnh và hướng tới người bệnh để phục vụ.

1.1.2.2 Khái niệm về chăm sóc người bệnh toàn diện [16]

Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc và điều trị của bác sỹ và điều dưỡng, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất và tinh thần trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện.

1.1.2.3 Vai trò chức năng của người điều dưỡng [18]

Bác sỹ và điều dưỡng là hai nghề có định hướng khác nhau: bác sĩ làm nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị Điều dưỡng chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần Để đảm bảo và nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh, giúp người bệnh sớm bình phục sức khỏe thì đối tượng nào cũng phải hoàn thành tốt vai trò nghề nghiệp của mình đồng thời cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và điều dưỡng Vai trò chức năng của người điều dưỡng chủ yếu là:

2 Người truyền đạt thông tin

5 Người biện hộ cho người bệnh

1.1.2.4 Nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng [17]

Người điều dưỡng có bốn trách nhiệm cơ bản: nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, phục hồi sức khỏe và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh.

Trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh: người điều dưỡng có trách nhiệm chăm sóc cơ bản đối với những người cần tới sự chăm sóc Trong quá trình chăm sóc người điều dưỡng cần tạo ra một môi trường trong đó quyền của con người, các giá trị, tập quán và tín ngưỡng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đều được tôn trọng.

Người điều dưỡng cần đảm bảo cho mọi cá thể nhận được thông tin cần thiết làm cơ sở để họ đồng ý chấp nhận các phương pháp điều trị và chăm sóc.

Người điều dưỡng giữ kín các thông tin về đời tư của người mình chăm sóc, đồng thời phải xem xét một cách thận trọng khi chia sẻ các thông tin này với người khác.

Người điều dưỡng chia sẻ trách nhiệm cùng xã hội trong việc duy trì và bảo vệ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và tàn phá.

Trách nhiệm nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

 Không bao giờ được từ chối giúp đỡ người bệnh

 Giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất

 Không bao giờ được bỏ mặc người bệnh

 Tôn trọng nhân cách và quyền của con người

 Hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh.

1.1.2.5 Chất lượng chăm sóc của điều dưỡng Điều dưỡng viên và hộ sinh viên là lực lượng cán bộ chuyên trách nhiều nhất trong bệnh viện nên có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của mọi bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh Theo Tổ chức y tế thế giới đã nhận định dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng viên và hộ sinh viên cung cấp là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng [13].

Chất lượng chăm sóc điều dưỡng là sự đáp ứng của điều dưỡng về các nhu cầu thể chất, tinh thần, cảm xúc, xã hội và tâm hồn của người bệnh Các nhu cầu đó được cung cấp theo cách chăm sóc sao cho người bệnh được chữa khỏi bệnh, khỏe mạnh, sống cuộc sống bình thường và cả điều dưỡng và người bệnh đều hài lòng [37].

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Các nghiên cứu trên Thế giới về sự hài lòng người bệnh đối với hoạt chăm sóc của điều dưỡng.

Wipada Kunaviktikul và cộng sự năm 2005 đã đưa ra 9 chỉ số để đánh giá chất lượng chăm sóc của điều dưỡng ở Thái Lan đó là: tỷ lệ điều dưỡng và tỷ lệ chuyên môn của điều dưỡng; số giờ làm việc của điều dưỡng/bệnh nhân/ngày với tổng số bệnh nhân nhập viện; tỷ lệ những NB nhập viện bị loét do tỳ đè, do nằm lâu sau khi nhập viện 72 giờ với tổng số NB ra viện ở cùng thời điểm; sự hài lòng của điều dưỡng với công việc, với các mối quan hệ, với đồng nghiệp, với cơ hội thăng tiến, với sự an toàn, với lương bổng ; tỷ lệ nhiễm trùng các ống sonde tiểu sau khi nhập viện 48 giờ so với tổng số NB ra viện ở cùng thời điểm; tỷ lệ NB bị ngã trong thời gian nằm viện so với tổng số NB ra viện ở cùng thời điểm; sự hài lòng của NB với việc giáo dục sức khỏe cho họ; sự hài lòng của NB với việc kiểm soát đau; sự hài lòng của NB với các chăm sóc của điều dưỡng bao gồm: thể chất, tinh thần, cảm xúc, sự riêng tư, sự tham gia của NB vào việc ra các quyết định chăm sóc [37].

Nghiên cứu về kế hoạch chăm sóc cho điều dưỡng trong thời gian người bệnh nhập viện của Ingner Jansson, Ewa Pilhammar và Anna Forsberg cho rằng những điều dưỡng người mà có lập kế hoạch chăm sóc khi bệnh nhân vào viện thì sẽ nhận thức được nhiều hơn vai trò của họ chăm sóc người bệnh [36].

Vai trò của điều dưỡng trong việc đưa ra các quyết định cuối cùng khi chăm sóc người bệnh cấp cứu của Judith A.Adams và cộng sự cho thấy vai trò của điều dưỡng là rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định trong chăm sóc người bệnh giai đoạn cuối. Điều dưỡng tin tưởng rằng việc đưa ra quyết định đó đã bao gồm cả lợi ích của người bệnh và gia đình người bệnh, đặc biệt giúp cho gia đình người bệnh hài lòng người mà rất khó khăn khi đưa ra các quyết định [29].

Các yếu tố liên quan tới chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng qua đánh giá của người bệnh ra viện tại bệnh viện Banpong tỉnh Ratchaburi, Thái Lan được Nguyễn Bích Lưu nghiên cứu năm 2001 cho thấy 3/5 số người bệnh cho rằng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng là tốt tuy nhiên họ cũng cho rằng một số hoạt động của điều dưỡng có thể cải thiện như sự giúp đỡ của điều dưỡng giúp NB thực hiện một số hoạt động trong bệnh viện Có 51,3% người bệnh hài lòng với chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng Nghiên cứu cũng chỉ ra 4 yếu tố liên quan tới chất lượng chăm sóc là: điều kiện của nguồn lực điều dưỡng chăm sóc, kỹ năng và khả năng của người điều dưỡng, cách cư xử giữa các thành viên với nhau, thông tin y tế của điều dưỡng và sự giáo dục của người bệnh [40].

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện ung thư quốc gia Mỹ, các tác giả Christopher G Lis, Mark Rodeghier và Digant Gupta cho biết tỷ lệ người bệnh rất hài lòng về đội chăm sóc người bệnh tại trung tâm điều trị ung thư của Mỹ là: 67,2% người bệnh cho rằng đội chăm sóc giúp họ hiểu được tình trạng sức khỏe của họ; 70,6% người bệnh được giải thích về các điều trị của họ; 72,2% người bệnh cho rằng đội chăm sóc dành nhiều thời gian cho họ; 84,9% người bệnh cho rằng các thành viên trong đội chăm sóc cho họ chu đáo [39].

1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam về sự hài lòng người bệnh đối với hoạt chăm sóc của điều dưỡng

Năm 2010 nghiên cứu trên 96 bệnh viện trong cả nước tác giả Nguyễn Bích Lưu cho thấy vẫn còn 16% bệnh viện đang thực hiện mô hình chăm sóc theo công việc với lý do là thiếu nhân lực (7/2009) Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ thấp (1,27/1) khiến cho người điều dưỡng phải gắng sức mình để thực hiện y lệnh điều trị của bác sĩ, chưa nói đến việc dành thời gian chăm sóc hỗ trợ tâm lý tình cảm cho người bệnh Thói quen phụ thuộc của người điều dưỡng, sự quá tải công việc, sự thiếu nhân lực là rào cản chính trong thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD) hiện nay Trình độ điều dưỡng còn thấp, tỷ lệ điều dưỡng tốt nghiệp trình độ cao đẳng – đại học dưới 10% và tỷ lệ điều dưỡng trung học là > 80% dẫn đến tính chủ động trong chăm sóc, khả năng nhận định và ra quyết định độc lập trong chăm sóc kéo theo hiệu suất, chất lượng chăm sóc điều dưỡng hạn chế Công tác hành chính, giấy tờ của điều dưỡng chiếm tỷ lệ thời gian tương đương với thời gian trực tiếp chăm sóc người bệnh (28%) Hiện nay, hầu hết các bệnh viện của chúng ta đang sử dụng sổ sách và phương pháp ghi chép truyền thống là chính, các thủ tục thanh toán viện phí tại các khoa phòng cũng là gánh nặng cho điều dưỡng, họ phải dành quá nhiều thời gian vào các thủ tục hành chính bởi thiếu hệ thống thư ký y khoa Nhận thức của cán bộ, sự tự ti, an phận của nhân viên y tế về người điều dưỡng cũng phần nào ảnh hưởng tới mức độ bao phủ và mở rộng CSNBTD tại các bệnh viện [10].

Nghiên cứu của Trần Quang Huy năm 2009 tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho thấy mô hình chăm sóc người bệnh theo đội đáp ứng được quan điểm chăm sóc người bệnh toàn diện Hầu hết điều dưỡng đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của của mình và phát huy được chức năng nghề nghiệp độc lập khi chăm sóc người bệnh trong nắm bắt thông tin về người bệnh, tình hình ăn nghỉ, diễn biến bệnh và tư vấn hướng dẫn cho NB Tuy nhiên điều dưỡng cần lưu ý hơn trong nhận định, tiên lượng các nguy cơ xảy ra biến chứng để có kế hoạch phòng ngừa cho bệnh nhân. Người bệnh và thân nhân người bệnh đều hài lòng và đánh giá cao về tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế Hầu hết các nhân viên y thế tham gia khảo sát đều hài lòng với mô hình này, trách nhiệm cá nhân phải cao hơn và phải tích cực hơn [8]. Nghiên cứu này đã đánh giá được công tác chăm sóc người bệnh từ phía các thành viên của đội chăm sóc, mối quan hệ giữa các thành viên trong đội và sự hài lòng của các thành viên trong đội chăm sóc Tuy nhiên chỉ tính được tỷ lệ % có thực hiện công việc chứ không biết các thành viên thực hiện công việc ở mức độ nào.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều và công sự về thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại viện chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện trung ương quân đội 108 từ tháng 4/2006 đến 6/2007 Kết quả cho thấy người bệnh đánh giá công tác chăm sóc theo dõi những yếu tố cơ bản như mạch, nhiệt độ, huyết áp và làm các xét nghiệm được thực hiện ở mức độ cao ( đạt > 90%), công tác chăm sóc theo dõi chuyên khoa sâu như chuẩn bị bệnh nhân trước mổ, chế độ ăn uống, việc giáo dục sức khỏe, phòng bệnh và chế độ tập luyện được NB đánh giá ở mức độ thấp hơn (đạt < 90%) [1].

Tuy nhiên hạn chế trong nghiên cứu này là chưa tính tỷ lệ trung bình của từng nội dung chăm sóc và cũng chưa có tỷ lệ trung bình chung của các nội dung chăm sóc người bệnh là bao nhiêu.

Nghiên cứu đánh giá bước đầu kết quả chăm sóc toàn diện cho người bệnh tại khoa ngoại sản bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh năm 2009 Nguyễn Thị Hiền và cộng sự cho thấy công tác tiếp đón, hướng dẫn nội quy khoa phòng được người bệnh đánh giá đạt 100% Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị có 93,4% người bệnh cho là đạt yêu cầu Công tác theo dõi, chăm sóc, giải thích cho người bệnh có 90% người bệnh đánh giá công tác giải thích trước khi làm thủ thuật, giải thích chế độ ăn uống đạt yêu cầu Có 93,3% người bệnh đánh giá đạt về công tác thực hiện thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc và công khai thuốc vật tư tiêu hao [7] Ưu điểm của nghiên cứu là đã tính được tỷ lệ % các nội dung chăm sóc của điều dưỡng đạt yêu cầu Tuy nhiên chưa đánh giá được đầy đủ các nội dung chăm sóc toàn diện như công tác vệ sinh, vận động Cỡ mẫu của nghiên cứu chỉ tiến hành trên 30 người bệnh nên chưa phản ánh đúng được chất lượng chăm sóc của điều dưỡng tại khoa.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh về đánh giá kỹ năng giao tiếp trong điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận, năm 2006 cho thấy có từ 65,54% đến 74% ý kiến của người bệnh và gia đình người bệnh đánh giá nhân viên y tế luôn có thái độ phục vụ, giao tiếp, ứng xử tốt Có 90,7% đến 94,27% ý kiến người bệnh đánh giá nhân viên y tế luôn có sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người bệnh và gia đình người bệnh 100% người bệnh và người nhà người bệnh đánh giá nhân viên y tế không có biểu hiện gợi ý, nhận tiền, quà biếu và giao tiếp giữa các nhân viên luôn lịch sự, tôn trong lẫn nhau [9].

Nghiên cứu của Trần Thị Hà Giang về đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh tai khoa khám bệnh – Bệnh viện Da liễu trung ương cho thấy tỷ lệ người bệnh hài lòng về thời gian chờ đợi thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh là 21,3%;hài lòng về giao tiếp và tương tác với nhân viên y tế là 43,8%; hài lòng về giao tiếp và tương tác với bác sỹ là 66,7%; hài lòng với cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường bệnh viện là 78,3%; hài lòng với kết quả khám chữa bệnh là

57,3% Các yếu tố liên quan tới sự hài lòng là: Tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số lần đến khám của NB [5].

Với đề tài đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng tỉnh Bình Định năm 2011, Nguyễn Thu cho thấy sự hài lòng của người bệnh với chất lượng chăm sóc sức khỏe (CSSK) được xác định dựa vào 4 yếu tố: thời gian chờ đợi tiếp cận chăm sóc, tiếp cận và tương tác với nhân viên bệnh viện, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả nằm viện Kết quả điều tra cho thấy rằng tỉ lệ hài lòng về giao tiếp và tương tác với nhân viên bệnh viện là thấp nhất (47,9%) Tiếp đến là thời gian chờ đợi nhận dịch vụ CSSK (72,9%) Tiếp theo đó là tỉ lệ hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị (79,2%) và hài lòng về kết quả CSSK tại bệnh viện (85,4%) Tỉ lệ người bệnh hài lòng với công tác vệ sinh và cảnh quan trong bệnh viện rất cao gần như tuyết đối (98,3 - 100%) Có tới 87,5% người bệnh sẵn sàng giới thiệu người khác đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Tuy nhiên, tỷ lệ hài lòng chung với dịch vụ CSSK tại bệnh viện thấp chỉ có 59,4% [23].

Nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn cho thấy công tác chăm sóc người bệnh theo mô hình đội đạt hiệu quả cao trong chăm sóc, đặc biệt là hoạt động đi buồng đội vào mỗi buổi sáng Người bệnh và người nhà người bệnh cũng được phát huy vai trò trong hoạt động chăm sóc dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên Kết quả cũng cho thấy mức độ hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh là rất cao Các nhiệm vụ được điều dưỡng viên thường xuyên thực hiện với tỷ lệ khá cao, điều dưỡng tự tin và rất tự tin khi thực hiện nhiệm vụ Tuy nhiên còn một số nhiệm vụ mà điều dưỡng viên chưa thường xuyên thực hiện là: chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB; chăm sóc phục hồi chức năng cho NB; giám sát người nhà hỗ trợ chăm sóc NB; tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB [26].

Nghiên cứu về thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2011 tác giả Bùi Thị Bích Ngà cho biết: điều dưỡng viên làm tương đối tốt các chức năng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ (đạt 84,2%) Theo dõi, đánh giá người bệnh (80,5%); tiếp đón người bệnh (đạt 78,9%) Các chức năng chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tinh thần người bệnh; chăm sóc hỗ trợ dinh dưỡng ăn uống; tư vấn, giáo dục sức khỏe đạt lần lượt là 66,2%; 55,6%; 49,6% Tuy vậy công tác chăm sóc, hỗ trợ người bệnh nặng vệ sinh cá nhân hàng ngày chủ yếu do người nhà chăm sóc (86,3%) Các yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc của điều dưỡng từ phía người bệnh là các yếu tố về nơi cư trú, số lần nằm viện và cách thức điều trị của người bệnh có ảnh hưởng đến việc nhận xét công tác chăm sóc của điều dưỡng Từ phía nhân viên y tế gồm các yếu tố: số lượng điều dưỡng (ĐD) không đủ: (tỉ lệ ĐD/Bs đạt 1/1,52) thiếu so với qui định kiểm tra cuối năm của Vụ YHCT, thiếu nhiều so với qui định về nhân lực trong hướng dẫn thực hiện thông tư 07/2011/TT-BYT Chất lượng chuyên môn của đội ngũ điều dưỡng chưa đáp ứng đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của công tác chăm sóc người bệnh (CSNB) Nguyên nhân là do cơ cấu đội ngũ điều dưỡng không đồng đều cả về trình độ, nội dung được đào tạo cũng như sự hạn chế trong công tác đào tạo liên tục và tinh thần tự học của điều dưỡng viên (ĐDV) Tỉ lệ ĐD đại học, cao đẳng còn thấp (13%); 50% điều dưỡng trình độ trung cấp là y sĩ y học cổ truyền chuyển đổi sang ĐDV Đặc biệt, ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị [14].

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện được UBND tỉnh xếp hạng I tuyến tỉnh trực thuộc Sở y tế Nghệ An với cơ cấu 650 giường bệnh kế hoạch.

*Chức năng và nhiệm vụ

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng

- Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền

- Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe

- Công tác dược và vật tư y tế

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc sở Y tế giao

Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị nhu cầu.

Những năm qua, toàn thể lãnh đạo, CBVC Bệnh viện đã không ngừng phấn đấu xây dựng Bệnh viện phát triển về mọi mặt Bệnh viện luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ, thường xuyên rà soát lại tất cả các khoa phòng về khả năng và trình độ chuyên môn của từng bộ phận, chuyên ngành để lập kế hoạch tập huấn, đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học hàng đầu, bệnh viện và viện lớn.

Trong tổng số 392 cán bộ viên chức của Bệnh viện, có 20 Bác sĩ, dược sĩ, Điều dưỡng Chuyên khoa II, 142 người trình độ Thạc sĩ, Chuyên khoa I và tỷ lệ sau đại học, đại học đạt trên 62%; trở thành một trong những đơn vị có tỷ lệ nguồn nhân lực y tế chất lượng cao nhất tỉnh.

Phát huy hiệu quả tinh hoa dược học cổ truyền, những năm gần đây, Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An đã chú trọng đầu tư hệ thống máy móc phục vụ sản

Thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Qua khảo sát trên 385 NB ra viện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023, kết quả cho thấy:

Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu tham gia phát vấn

Thông tin chung N85 Tỷ lệ %

Tình trạng hôn nhân Độc thân 77 20

Cao đẳng và đại học 105 27,3

Lao động tự do, khác 108 28,1

Tình trạng bệnh lúc nhập viện

Số lần nhập viện trong 5 năm gần đây

Theo kết quả tại bảng trên cho thấy đối tượng phát vấn có 64,2% nam, 35,8% nữ Tuổi trung bình là 41,5 dao động từ 18 đến 88 tuổi, về tình trạng hôn nhân thì nhóm đã kết hôn chiếm phần lớn với tỉ lệ 74,5%, nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm ly hôn/ly thân với tỷ lệ 1,8% Trình độ học vấn nhóm THPT chiếm đa phần với 37,1% và nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên đại học với 2,6% Nghề nghiệp phần lớn đối tượng nghiên cứu là nông dân chiếm 26,2% và cán bộ công chức nhà nước chiếm 24,2% Tỷ lệ người bệnh nhập viện trong tình trạng cấp cứu chiếm 37,7% Loại phòng mà người bệnh nằm 51,7% là phòng dịch vụ và 48,3% là phòng bình thường. Thời gian nằm viện của người bệnh phần lớn là dưới 1 tuần (61,8%) Số lần nhập viện tại bệnh viện trong 5 năm vừa qua của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là 01 lần với 84,4%.

2.2.2 Sự hài lòng của người bệnh về hoạt động chăm sóc điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An.

Bảng 2: Hài lòng về các chăm sóc hỗ trợ về tinh thần của điều dưỡng

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

1 Quan tâm, thăm hỏi tình trạng sức khỏe của NB

2 Sẵn lòng giúp đỡ của điều dưỡng khi NB cần

3 Động viên an ủi, khích lệ tinh thần NB

4 Tôn trọng NB trong khi chăm sóc

- Thường xuyên 362 94,0 Đánh giá về các chăm sóc hỗ trợ tinh thần cho NB Đạt ( ≥ Mean) 313 81,3

Bảng 2 thể hiện đánh giá của NB về công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng, có 95,3% người bệnh được thường xuyên quan tâm thăm hỏi, 3,9% người bệnh thỉnh thoảng mới được hỏi thăm tình trạng sức khỏe Có 95,3% người bệnh thường xuyên được điều dưỡng sẵn sàng giúp đỡ khi chăm sóc hay khi người nhà người bệnh đi gọi trong ngày cũng như trong đêm trực Không có trường hợp nào điều dưỡng không sẵn lòng giúp đỡ Hơn 80% người bệnh được các nhân viên y tế động viên an ủi để người bệnh yên tâm điều trị, 14,8% người bệnh thỉnh thoảng mói được các điều dưỡng động viên Tỉ lệ mà người bệnh được tôn trọng trong khi chăm sóc qua giao tiếp hay việc che phủ những vùng nhạy cảm trong khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc là 94%. Đánh giá chung về công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng được người bệnh cho rằng 81,3% đạt và 18,7% là tỷ lệ NB đánh giá không đạt yêu cầu.

Bảng 3: Hài lòng về kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

1 Kỹ năng thực hiện các quy trình kỹ thuật chăm sóc của điều dưỡng

2 Hướng dẫn các thủ tục hành chính khi NB nhập viện

3 Tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn theo bệnh

4 Giúp đỡ NB thực hiện vệ sinh, đại tiểu tiện

5 Theo dõi diễn biến bệnh hàng ngày

6 Xử trí kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường báo cho NVYT

7 Hỗ trợ đưa NB đi làm các xét nghiệm CLS trong khi nằm viện

8.Hỗ trợ, động viên khuyến khích NB vận động và PHCN để đề phòng biến chứng

9 Nhận định chung về năng lực chuyên môn của điều dưỡng

- Kém 368 95,6 Đánh giá về kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng từ phía NB/NNNB Đạt ( ≥ Mean) 301 78,2

Bảng 3 cho thấy sự giúp đỡ NB ăn uống, vệ sinh, đại tiểu tiện của điều dưỡng được NB đánh giá là thấp nhất với 78,4% thường xuyên thực hiện, 16,6% thỉnh thoảng mới được thực hiện và 4,9% là không được thực hiện Có 86,2% người bệnh được hỗ trợ và đưa đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: chụp X-quang, siêu âm, xét nghiệm máu Sự theo dõi các diễn biến của NB hàng ngày được NB đánh giá cao nhất với 96,8% thường xuyên thực hiện.

Chăm sóc hỗ trợ vận động và phục hồi chức năng (PHCN) cho NB, công tác này thì hầu hết các khoa đều được thực hiện tốt Với khoa CT-CH1 và khoa ĐTTYC là 2 khoa có NB mổ chấn thương - chỉnh hình và đều được các bác sỹ (BS), kỹ thuật viên (KTV) khoa PHCN sang tập và hướng dẫn tập vận động cho NB và NNNB Với những NB mà không cần các tập luyện PHCN thì cũng được các điều dưỡng hướng dẫn vận động để phòng tránh các biễn chứng sau mổ. Đánh giá chung của NB về các kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng có 78,2% người bệnh cho rằng công tác này đạt yêu cầu, số NB đánh giá không đạt chiếm tỷ lệ 21,8%.

Bảng 4: Hài lòng về giải thích các hoạt động chăm sóc/điều trị và sự tham gia của NB

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

1 Giải thích cho NB trước khi thực hiện mỗi quy trình kỹ thuật chăm sóc

- Có giải thích đầy đủ 363 94,3

2 Giải thích về kế hoạch chăm sóc cho NB trước, trong và sau khi mổ

- Có giải thích nhưng qua loa, không hiểu 20 5,2

- Có giải thích đầy đủ 360 93,5

3 Giải thích trước khi thực hiện thuốc cho NB

- Có giải thích nhưng qua loa, không hiểu 28 7,3

- Có giải thích đầy đủ 343 89,1

4 Giải thích trước khi làm các xét nghiệm CLS

- Có giải thích nhưng qua loa, không hiểu 27 7,0

- Có giải thích đầy đủ 339 88,1 Đánh giá của NB/NNNB về việc cung cấp thông tin cho NB và sự tham gia của NB vào việc ra các quyết định chăm sóc Đạt ( ≥ Mean) 313 81,3

Bảng 4 cho thấy có 88,1% người bệnh thường xuyên được giải thích trước khi làm các xét nghiệm, 7,0% người bệnh thỉnh thoảng mới được giải thích và 4,9% người bệnh không được giải thích gì Có 89,1% người bệnh được giải thích hướng dẫn trước khi tiêm thuốc và uống thuốc, 3,6% người bệnh không được giải thích và hướng dẫn gì Hơn 90% người bệnh được giải thích về kế hoạch chuẩn bị trước mổ, chế độ ăn uống, tập luyện sau mổ Sự giải thích cho NB trước khi thực hiện mỗi quy trình kỹ thuật (QTKT) là rất quan trọng giúp NB chuẩn bị trước về tâm lý và tinh thần, có 94,3% người bệnh được giải thích đầy đủ trước khi thực hiện các QTKT và 1,3% NB là không được giải thích gì.

Với những NB chuẩn bị mổ được các nhân viên y tế (NVYT) tư vấn hướng dẫn những điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc mổ tốt nhất và an toàn nhất Một số khoa còn làm thành các bảng hướng dẫn dán tại phòng bệnh để NB biết được thông tin và trình tự kế hoạch chuẩn bị mổ cho NB, NB biết được vai trò của mình để tự chuẩn bị. Đánh giá chung của NB về việc cung cấp các thông tin và sự tham gia của

NB trong việc ra các quyết định chăm sóc, có 81,3% NB đánh giá đạt và có 18,7 %

NB đánh giá là không đạt.

Sự bày tỏ của NB với điều dưỡng về các nhu cầu chăm sóc khác

Không có nhu cầu Thỉnh thoảng Có/thường xuyên

Biểu đồ 1: Hài lòng về đề nghị các nhu cầu chăm sóc khác của NB với điều dưỡng.Trong 385 ĐTNC có hơn 70% số đối tượng cho biết họ thường xuyên bày tỏ các nhu cầu chăm sóc khác ngoài những chăm sóc điều dưỡng đã thực hiện.

Giải thích về khả năng Thay đổi theo hướng Chăm sóc không thay Chất lượng chăm sóc đáp ứng nhu cầu đáp ứng nhu cầu đổi, không giải thích gì tệ hơn chăm sóc chăm sóc của NB

Trả lời là có Không trả lời

Biểu đồ 2: Hìa lòng sau khi đề nghị các nhu cầu chăm sóc khác.

Trong số 272 (70,6%) đối tượng có đề nghị các nhu cầu chăm sóc khác với điều dưỡng thì phần lớn (69,4%) các đối tượng này được giải thích về khả năng đáp ứng các yêu cầu chăm sóc mà họ đề nghị Khoảng 1/5 (20,8%) các đối tượng được đáp ứng theo nhu cầu nhưng cũng có tới 20,3% cho biết sau khi đề nghị họ không được giải thích gì và chăm sóc cũng không thay đổi gì Có 2,9% số đối tượng cho rằng sau khi bày tỏ nhu cầu thì chất lượng chăm sóc lại tệ hơn.

Trong số 63 (16,4%) trường hợp cho biết họ không có đề nghị gì là do thấy rằng chăm sóc như vậy là ổn (75,3%) chỉ có 6,2% họ e ngại điều dưỡng viên nên không dám nói và có 1,8% trường hợp cho rằng có nói cũng chẳng được đáp ứng.

Bảng 5: Hài lòng về cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

1 Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe cho NB

- Có nhưng không đầy đủ, không hiểu 33 8,6

2 Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe cho người nhà NB

3 Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc khi nằm viện

- Có nhưng không đầy đủ 28 7,3

4 Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc khi ra viện

- Có nhưng không đầy đủ 27 7,0

- Có, đầy đủ 346 89,9 Đánh giá của NB/NNNB về việc cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe cho NB Đạt ( ≥ Mean) 308 80

Có gần 90% người bệnh và người nhà NB được cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của NB, hơn 10% người bệnh và người nhà NB không biết gì hoặc có biết nhưng không rõ về tình trạng sức khỏe bệnh tật của NB Việc hướng dẫn NB và NNNB cách tự chăm sóc thì có 91,7% được hướng dẫn đầy đủ tại bệnh viện và hướng dẫn sau khi ra viện thì ít hơn (89,9%) Tìm hiểu về vấn đề này được biết việc cung cấp thông tin và sự giáo dục sức khỏe cho NB và NNNB trong thời gian nằm viện được các điều dưỡng viên thực hiện tốt nhưng khi ra viện vẫn còn nhiều NB chưa được hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc tại nhà.

Có 80% NB và NNNB cho rằng việc cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe cho NB của điều dưỡng là đạt và 20% NB và NNNB đánh giá công tác này là không đạt yêu cầu.

Các chăm sóc hỗ trợ về tinh thần của điều dưỡng

Kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng

Giải thích về hoạt động chăm sóc/điều trị và sự tham ra của NB trong việc ra các quyết định chăm sóc

Cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe

Biều đồ 3: Hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng với từng yếu tố Trong 04 yếu tố trên ta thấy yếu tố về chăm sóc hỗ trợ tinh thần, giải thích về hoạt động chăm sóc/điều trị và sự tham gia của NB trong việc ra các quyết định chăm sóc được NB đánh giá ở mức độ cao đều đạt 81,3%, yếu tố cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe cho NB tỷ lệ đạt ở mức độ thấp hơn (80%), yếu tố về kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng được người bệnh đánh giá thấp nhất với tỷ lệ đạt 78,2%. Đánh giá chung của NB về công tác chăm sóc của điều dưỡng qua 4 yếu tố là chăm sóc hỗ trợ về tinh thần, kỹ năng chuyên môn, giải thích về hoạt động chăm sóc/ điều trị và sự tham gia của NB vào việc lựa chọn các quyết định chăm sóc, cung cấp thông tin và sự giáo dục sức khỏe Có 79,5% NB cho rằng chất lượng chăm sóc của điều dưỡng là đạt yêu cầu và 20,5% NB cho rằng công tác chăm sóc tại 03 khoa lâm sàng vẫn chưa đạt yêu cầu.

Bảng 6: Hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng. Điểm trung Độ lệch

Sự hướng dẫn nội quy khoa phòng và nội quy bệnh viện 4,62 0,57

Sự thông báo và giải thích trước khi thực hiện thuốc và 4,61 0,60 các quy trình kỹ thuật

Sự giải đáp những băn khoăn thắc mắc của NB 4,58 0,64

Sự hướng dẫn kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện và các 4,54 0,69 dấu hiệu, triệu chứng cần khám lại

Hài lòng với sự hướng dẫn nội quy khoa phòng 3.6 và bệnh viện

Hài lòng với việc giải thích trước khi thực hiện 3.4 thuốc và các quy trình kỹ thuật chăm sóc

Hài lòng với sụ giải đáp những boăn khoăn 4.4 thác mắc Hài lòng với sự hướng dẫn chăm sóc khi ra viện và các dấu hiệu triệu chứng cần khám lại 5.2

Không hài lòng Hài lòng

Biểu đồ 4: Tỷ lệ hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 385 NB điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ (64,2% và 35,8%) Nghiên cứu của Bùi Bích Ngà năm 2011 tại bệnh viện YHCT Trung ương thì tỷ lệ nam ít hơn nữ (39,1% và 60,9%) Nam giới thường làm các công việc nặng nhọc và hay sử dụng rượu bia nên khi tham gia giao thông thì bị tai nạn nhiều hơn Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 45,1 dao động từ 18 đến 88 tuổi Tỷ lệ NB ≤ 39 tuổi (41,5%) tiếp đến là nhóm NB từ 40 - 59 tuổi (36,9%) và cuối cùng là nhóm ≥ 60 tuổi (21,6%) Tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Bích Lưu tại Thái Lan là nhóm dưới 40 tuổi (49,1%), nhóm 40-59 tuổi (26,3%) và nhóm 60 tuổi trở lên (24,6%) Có lẽ những người bệnh dưới 40 tuổi, họ đang ở độ tuổi học tập và lao động nên phải đi lại nhiều, do đó dễ bị bệnh hơn Về tình trạng hôn nhân chủ yếu các đối tượng đã kết hôn chiếm 74,5%, độc thân chiếm 20%, có 3,6% là góa và 1,8% là tỷ lệ NB đã ly hôn hoặc ly thân Phần lớn những NB đến khám và điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên (78%) Đây là nhóm đối tượng có trình độ, hiểu biết và biết quan tâm đến sức khỏe của bản thân.

Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu dưới 1 tuần là 61,8% và trên 1 tuần là 38,2% Những NB nằm ở phòng dịch vụ chiếm 51,7% cao hơn so với NB nằm các phòng bình thường 48,3% Điều này cho thấy đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng lớn.

Sự hài lòng về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng

3.2.1 Hài lòng về công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng.

Có 81,3% người bệnh cho rằng công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng đạt yêu cầu Người bệnh mong muốn được các điều dưỡng viên động viên an ủi,quan tâm thăm hỏi và tôn trọng họ trong khi chăm sóc Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ củaBùi Bích Ngà (63,9%) tại bệnh viện YHCT Trung ương [14] và của Nguyễn Thị Ly tạiHải Dương là 69,7% [11], nhưng lại thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạ tại các bệnh viện tỉnh Bắc Giang sau khi đã được tập huấn (kết quả nghiên cứu lần 1 là 79,36%; kết quả sau đào tạo tập huấn lên tới 92,8% [6] Có 83,9% người bệnh thường xuyên được động viên, an ủi để yên tâm điều trị. Vẫn còn 16,1% người bệnh không được các điều dưỡng viên động viên khích lệ tinh thần người bệnh.

3.2.2 Hài lòng về kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng.

Có 78,2% người bệnh cho rằng kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng là đạt yêu cầu, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của Nguyễn Bích Lưu tại bệnh viện Banpong Thái Lan (55,4%) [40] So với nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn năm 2011 tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí thì kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng gồm 7 nhiệm vụ: đón tiếp người bệnh, rửa tay thường quy, thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng, chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB, chăm sóc dinh dưỡng cho NB, chăm sóc phục hồi chức năng (PHCN) cho

NB, cho người bệnh dùng thuốc và theo dõi người bệnh thì có 5/7 nhiệm vụ là thường xuyên thực hiện (>80%) Có 2/7 nhiệm vụ điều dưỡng viên không thường xuyên thực hiện còn khác cao là: Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB (45,4%) và chăm sóc PHCN cho

NB (34,5%) [26] Tại bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An thì công tác chăm sóc và hỗ trợ vận động và PHCN cho NB được thực hiện khá tốt Có 89,4% người bệnh được thường xuyên hỗ trợ, động viên khuyến khích vận động, tỉ lệ này của Phạm Anh Tuấn năm 2011 tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí là 63% Bệnh viện có khoa PHCN và hàng ngày có các BS và KTV đến các khoa để khám, tư vấn, hướng dẫn và tập luyện cho NB.

Tuy nhiên công tác chăm sóc và hỗ trợ về dinh dưỡng thì chưa đảm bảo, bệnh viện đã có khoa dinh dưỡng nhưng các cán bộ của khoa ít mà kiêm nhiệm ở các khoa lâm sàng khác nên chưa xây dựng và cung cấp được các xuất ăn đến từng người bệnh Với những NB có chế độ ăn bệnh lý thỉnh thoảng có nhân viên tư vấn dinh dưỡng đến tư vấn và xây dựng chế độ ăn cho NB Công tác dinh dưỡng tại các khoa trên thường chỉ dừng lại ở mức độ tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn Có 92,5% người bệnh thường thường xuyên được tư vấn hướng dẫn chế độ ăn Kết quả này cao hơn của Bùi Bích Ngà có 55,3% người bệnh được giải thích hướng dẫn chế độ ăn [14] và nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn có 84% người bệnh thường xuyên được chăm sóc dinh dưỡng [26].

Có 89,9% người bệnh cho rằng các điều dưỡng viên thực hiện các quy trình khéo léo, tỉ lệ này thấp hơn của Phạm Anh Tuấn tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông

Bí (98,3%) [26] Việc thực hiện các quy trình kỹ thuật được NB đánh giá tốt tuy nhiên vẫn còn một số quy trình kỹ thuật bị cắt xén nếu như không có sự kiểm tra giám sát.

Việc sử dụng thuốc cho NB, các khoa đều công khai thuốc cho NB và gia đình

NB Trước khi thực hiện thuốc có giải thích và hướng dẫn theo dõi dùng thuốc cho NB. Tuy nhiên rất ít trường hợp hỗ trợ cho NB uống thuốc tại chỗ được mà thường phát cho

NB hay NNNB mà không theo dõi được NB có uống không.

3.2.3 Hài lòng về giải thích về hoạt động chăm sóc/điều trị và sự tham gia của NB trong việc lựa chọn các quyết định chăm sóc.

Việc cung cấp thông tin cho NB và giải thích cho NB trước thực hiện chăm sóc trên NB là rất quan trọng Điều này giúp cho NB có sự chuẩn bị về tâm lý và tinh thần trước khi điều dưỡng thực hiện Kết quả nghiên cứu cho thấy có 94,3% người bệnh được giải thích đầy đủ trước khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ của Hoàng Hữu Toản và Nguyễn Hoàng Anh tại các đơn vị y tế tỉnh Lai Châu (71,5%) [25].

Có 89,1% người bệnh được giải thích đầy đủ trước khi thực hiện thuốc cho NB, tỷ lệ này cũng đương đương với nghiên cứu của Hoàng Hữu Toản và Nguyễn Hoàng Anh tại các đơn vị y tế tỉnh Lai Châu (87,3%) [25] NB cũng được các điều dưỡng thông báo kế hoạch chăm sóc trước mổ và những gì cần phải chuẩn bị và thực hiện cho cuộc mổ Sau mổ NB cần chú ý theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng nào có thể xảy ra và những điều cần thiết trong quá trình chăm sóc, điều trị tại bệnh viện Tỷ lệ người bệnh đánh giá công tác này đạt yêu cầu là 81,3%, kết quả này có được là nhờ sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của phòng điều dưỡng và các điều dưỡng trưởng Bệnh viện cũng đã xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật gửi tới các khoa để các khoa phối hợp thực hiện.

Có gần 2/3 (70,6%) người bệnh có/thường xuyên bày tỏ các nhu cầu chăm sóc khác với điều dưỡng Trong số này thì có 69,4% NB được giải thích về khả năng đáp ứng các nhu cầu chăm sóc khác của họ và 20,8% NB được các điều dưỡng đáp ứng các nhu cầu chăm sóc khác của họ.

Hơn 1/3 NB thỉnh thoảng mới bày tỏ các nhu cầu chăm sóc khác hay chưa bao giờ bày tỏ các nhu cầu chăm sóc khác Trong đó có 75,3% họ cho rằng các điều dưỡng chăm sóc như vậy là ổn, số còn lại là họ e ngại các điều dưỡng nên không dám nói hay có nói cũng chẳng được đáp ứng Điều này cho thấy vẫn có một số các điều dưỡng viên vẫn chưa thực sự gần gũi và thân thiện với người bệnh nên đôi khi người bệnh có thêm các nhu cầu khác muốn bày tỏ cũng không dám nói.

3.2.4 Hài lòng về cung cấp thông tin và sự giáo dục sức khỏe cho NB trong thời gian điều trị và sau khi ra viện.

Có 80% người bệnh đánh giá việc cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe cho họ là đạt yêu cầu, tỉ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Bích Lưu năm 2001 tại Thái Lan (73,7%) [40] Việc tư vấn hướng dẫn, giáo dục sức khỏe (GDSK) phải được thực hiện ngay tại cộng đồng từ người còn khỏe cho đến người bệnh, đặc biệt là người bệnh nằm điều trị nội trú nhằm có những kiến thức y tế cơ bản về bệnh tật của mình và cách phòng tránh bệnh, luyện tập phòng biến chứng với những NB ra viện thì giúp họ có kiến thức và kỹ năng có thể tự chăm sóc cho bản thân khi về nhà Tuy vậy công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh hiện nay tại các bệnh viện chưa thực sự được quan tâm đúng mức Có 89,1% NB được cung cấp thông tin về tình trạng bệnh của mình, tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ của Hoàng Hữu Toản và Nguyễn Hoàng Anh tại các đơn vị y tế tỉnh Lai Châu (88,2%) [25] Việc tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB và NNNB trong thời gian nằm viện thì có 91,7% NB được hướng dẫn đầy đủ, tỷ lệ này thấp hơn của Phạm Anh Tuấn tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (94,1%) [26] Về tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho

NB sau khi ra viện có 89,9% NB được hướng dẫn đầy đủ, tỷ lệ này của Phạm Anh Tuấn là 84% [26] Điều dưỡng không thể lúc nào cũng ở cùng NB do đó cần phải hướng dẫn

NB cách tự chăm sóc khi họ đã ổn định Điều này giúp họ có kiến thức để tự chăm sóc bản thân và đề phòng tránh các biến chứng khi NB ra viện, NB có thể tự chăm sóc được cho mình Các dấu hiệu triệu chứng khi cần đến khám lại, cách xử trí những vấn đề bất thường có thể xảy ra Đây là điều quan trọng vì sau khi ra viện NB cần phải được hướng dẫn để có kiến thức chăm sóc, theo dõi tại nhà khi không có các nhân viên y tế Kết quả nghiên cứu của Bùi Bích Ngà tại bệnh viện YHCT Trung ương cho thấy có 49,6% người bệnh đánh giá công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe đạt yêu cầu [14], tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ tại bệnh viện YHCT Nghệ An (80%) Tuy nhiên vẫn còn những ý kiến của NB về công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK chưa như mong muốn của họ.

3.2.5 Hài lòng với giao tiếp của điều dưỡng

Nguyên nhân của vấn đề

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố tình trạng hôn nhân ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh/người nhà với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng Những người bệnh đã kết hôn có tỉ lệ hài lòng về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng là 95% cao hơn 2,94 lần so với những người độc thân (p = 0,007) Với số lượng người bệnh ngày càng đông, người điều dưỡng không phải lúc nào cũng luôn ở bên người bệnh do đó vai trò của người nhà là không thể thiếu được Do đặc điểm văn hóa người Việt Nam những lúc ốm đau là những lúc họ rất cần có người thân bên cạnh, người thân có thể chăm sóc cho NB tốt nhất không ai hết là những người vợ, người chồng thường xuyên chăm sóc, động viên an ủi họ và có thể giúp đỡ họ thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân, ăn uống một cách tận tình nhất vì thế nên những người đã kết hôn có tỉ lệ hài lòng cao hơn so với những người sống độc thân.

Kết quả về phân tích mối liên quan của Nguyễn Bích Lưu năm 2001 tại bệnh viện Banpong Thái Lan thì có sự khác biệt về tuổi và thời gian nằm viện của người bệnh với sự hài lòng về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 [40].

Những NB đánh giá công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng là đạt có tỉ lệ hài lòng chung với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng (chiếm 98%) cao gấp14,57 lần so với nhóm không đạt, tỉ lệ này là 75% ( p < 0,001).

Người bệnh khi nằm viện tâm lý rất lo lắng nếu như được điều dưỡng động viên an ủi, và sẵn sàng giúp đỡ họ thì họ sẽ yên tâm và phối hợp điều trị với các y bác sỹ.

Những NB đánh giá kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng là đạt có tỉ lệ hài lòng (chiếm 98%) cao gấp 8,24 lần so với nhóm không đạt, tỉ lệ này là 83% (p

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu tham gia phát vấn - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng 1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu tham gia phát vấn (Trang 25)
Bảng 2: Hài lòng về các chăm sóc hỗ trợ về tinh thần của điều dưỡng - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng 2 Hài lòng về các chăm sóc hỗ trợ về tinh thần của điều dưỡng (Trang 27)
Bảng 3: Hài lòng về kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng 3 Hài lòng về kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng (Trang 28)
Bảng 2 thể hiện đánh giá của NB về công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng, có 95,3% người bệnh được thường xuyên quan tâm thăm hỏi, 3,9% - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng 2 thể hiện đánh giá của NB về công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng, có 95,3% người bệnh được thường xuyên quan tâm thăm hỏi, 3,9% (Trang 28)
Bảng 3 cho thấy sự giúp đỡ NB ăn uống, vệ sinh, đại tiểu tiện của điều dưỡng được NB đánh giá là thấp nhất với 78,4% thường xuyên thực hiện, 16,6% thỉnh thoảng mới được thực hiện và 4,9% là không được thực hiện - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng 3 cho thấy sự giúp đỡ NB ăn uống, vệ sinh, đại tiểu tiện của điều dưỡng được NB đánh giá là thấp nhất với 78,4% thường xuyên thực hiện, 16,6% thỉnh thoảng mới được thực hiện và 4,9% là không được thực hiện (Trang 30)
Bảng 4 cho thấy có 88,1% người bệnh thường xuyên được giải thích trước khi làm các xét nghiệm, 7,0% người bệnh thỉnh thoảng mới được giải thích và 4,9% - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng 4 cho thấy có 88,1% người bệnh thường xuyên được giải thích trước khi làm các xét nghiệm, 7,0% người bệnh thỉnh thoảng mới được giải thích và 4,9% (Trang 31)
Bảng 5: Hài lòng về cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng 5 Hài lòng về cung cấp thông tin về tình trạng bệnh và sự giáo dục sức khỏe (Trang 33)
Bảng 6: Hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng. - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng 6 Hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng (Trang 35)
Bảng trên cho thấy điểm trung bình của tiểu mục hướng dẫn về kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện và các dấu hiệu, triệu chứng cần đến khám lại là thấp nhất với 4,54 điểm - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng tr ên cho thấy điểm trung bình của tiểu mục hướng dẫn về kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện và các dấu hiệu, triệu chứng cần đến khám lại là thấp nhất với 4,54 điểm (Trang 36)
Bảng 7: Hài lòng của NB với tinh thần, thái độ của điều dưỡng. - thực trạng sự hài lòng người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023
Bảng 7 Hài lòng của NB với tinh thần, thái độ của điều dưỡng (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w