thực trạng kiến thức thái độ dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế huyện gia lộc tỉnh hải dương năm 2023

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng kiến thức thái độ dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế huyện gia lộc tỉnh hải dương năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ dự phòng đột quỵ não của

người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm y tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dươngnăm 2023 và xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ dự phòng độtquỵ não của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm y tế huyện Gia Lộc tỉnhHải Dương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được

thực hiện trên 178 người bệnh điều trị tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâmY tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương đồng ý tham gia nghiên cứu từ tháng 04/2023 đến tháng 6/2023.

Kết quả: Đối với kiến thức về dự phòng ĐQN: có 71,3% người bệnh tăng

huyết áp có kiến thức ở mức độ đạt, có 28,7% người bệnh tăng huyết áp có kiến thứcở mức độ chưa đạt.

Thái độ dự phòng ĐQN: đa số người bệnh tăng huyết áp đã có thái độ dựphòng bệnh ĐQN, với 85,4% người bệnh có thái độ tích cực về dự phòng ĐQN, chỉcó 14,6% người bệnh có thái độ chưa tích cực về dự phòng ĐQN.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức dự phòng ĐQN có ý nghĩa thống kê:Tuổi của ĐTNC (OR= 5,32; p =0,00), trình độ học vấn (OR= 2,33), nghề nghiệp(viên chức) của ĐTNC (OR=0,325; p = 0,04) Những người bệnh có bệnh lý về timmạch và đái tháo đường (OR = 2,39 và OR = 2,53); người bệnh nhận được nguồnthông tin tư vấn từ nhân viên y tế (OR = 4,83)

Một số yếu tố liên quan đến thái độ dự phòng ĐQN: trình độ học vấn(OR=3,687), những người mắc bệnh lý tim mạch có thái độ tích cực hơn (OR=3,65);người bệnh nhận được nguồn thông tin tư vấn từ nhân viên y tế có thái độ tích cựccao gấp 2,304 lần so với người bệnh không nhận được.

Kiến thức của người bệnh tăng huyết áp về dự phòng ĐQN có mối liên quanvới thái độ của người bệnh tăng huyết áp ĐTNC có kiến thức càng cao thì thái độcàng tốt, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Trang 2

Kết luận: Người bệnh có kiến thức đạt về dự phòng đột quỵ não ở mức khá,

có thái độ dự phòng đột quỵ não tương đối cao Tuổi, trình độ học vấn, nguồn thôngtin có mối liên quan đến kiến thức, thái độ dự phòng đột quỵ não của ĐTNC.

Trang 3

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫncủa tôi – TS Vũ Văn Đẩu người đã dành nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mìnhgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, các Cô, các cộng sựtrong nhóm nghiên cứu đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình xây dựng đề cương, triểnkhai thực hiện và hoàn thiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạnbè, đồng nghiệp Những người đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhhọc tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nam Định, ngày 15 tháng 8 năm 2023

Học viên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dướisự hướng dẫn của thầy giáo hướ ng dẫn khoa học Công trình này không trùnglặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố Các số liệu và thông tintrong nghiên cứu hoàn toàn trung thực và khách quan, đã được xác nhận vàchấp thuận của cơ sở nơi tôi tiến hành nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kếtnày.

Nam Định, ngày 15 tháng 8 năm 2023

Học viên

Trang 5

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU i

LỜI CẢM ƠN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT v

1.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và đột quỵ não 15

1.4 Kiến thức, thái độ dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp171.5 Tổng quan một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ dự phòng đột quỵnão của người bệnh tăng huyết áp trong và ngoài nước 20

1.6 Tổng quan một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ dự phòng độtquỵ não của người bệnh tăng huyết áp 24

1.7 Khung nghiên cứu 26

1.8 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Đối tượng nghiên cứu 28

2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 28

2.3 Thiết kế nghiên cứu 28

2.4 Cỡ mẫu 28

2.5 Phương pháp chọn mẫu 29

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 29

2.7 Công cụ thu thập số liệu, tiêu chuẩn đánh giá 30

Trang 6

2.10 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 36

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1 Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 37

3.2 Thực trạng kiến thức, thái độ dự phòng đột quỵ não của người bệnhtăng huyết áp tại Trung tâm y tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 40

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của người bệnh tănghuyết áp về dự phòng đột quỵ não 52

Chương 4: BÀN LUẬN 59

4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 59

4.2 Thực trạng kiến thức, thái độ dự phòng đột quỵ não của người bệnhtăng huyết áp tại Trung tâm y tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 61

4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của người bệnh tănghuyết áp về dự phòng đột quỵ não 72

4.4 Hạn chế của nghiên cứu 76

KẾT LUẬN 78

KHUYẾN NGHỊ 80TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀIPhụ lục 2: BẢN ĐỒNG THUẬN

Phụ lục 3: BỘ CÔNG CỤ

Phụ lục 4: BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ DỰ PHÒNGBỆNH ĐQN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT

Đột quỵ nãoĐái tháo đườngNgười cao tuổiHuyết áp

Tai biến mạch máu nãoWorld Health OrganizationĐối tượng nghiên cứuTăng huyết áp

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám 5

Bảng 2.1 Nhóm biến số nghiên cứu 31

Bảng 2.2 Biến số nghiên cứu kiến thức dự phòng đột quỵ não 34

Bảng 3.3 Bệnh lý kèm theo của người bệnh tăng huyết áp 40

Bảng 3.4 Kiến thức về bệnh tăng huyêt áp 40

Bảng 3.5 Kiến thức về đối tượng, bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵnão cao của người bệnh tăng huyết áp 41

Bảng 3.6 Kiến thức về yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ 42

Bảng 3.7 Kiến thức về dấu hiệu ĐQN (FAST) 42

Bảng 3.8 Kiến thức về phương pháp điều trị và xử trí khi có dấu hiệu 43

Bảng 3.9 Kiến thức về hậu quả của đột quỵ não 43

Bảng 3.10 Kiến thức về những việc cần làm của người bệnh tăng huyết áp đểdự phòng nguy cơ đột quỵ não 44

Bảng 3.11 Kiến thức chungdự phòng đột quỵ nãocủa người bệnh tănghuyết áp 44

Bảng 3.12 Thái độ theo dõi và kiểm soát huyết áp 45

Bảng 3.13 Lý do về tần suất theo dõi huyết áp 46

Bảng 3.14 Lý do về tần suất sử dụng thuốc 47

Bảng 3.15 Lý do người bệnh đi khám 47

Bảng 3.16 Thái độ về chế độ ăn, tâm lý dự phòng ĐQN 48

Bảng 3.17 Lý do thái độ về uống rượu 49

Bảng 3.18 Lý do thái độ về hút thuốc lá/thuốc lào 49

Trang 9

Bảng 3.22 Phân loại thái độ về về dự phòng đột quỵ não của người bệnh tănghuyết áp 51Bảng 3.23 Mối liên quan giữa kiến thức và thông tin chung của người bệnh

tăng huyết áp 52Bảng 3.24 Mối liên quan giữa thái độ và bệnh lý kèm theo của người bệnh

tăng huyết áp về dự phòng đột quỵ não 53Bảng 3.25 Mối liên quan giữa kiến thức và nguồn thông tin nhận được của

người bệnh tăng huyết áp về dự phòng đột quỵ não 54Bảng 3.26 Mối liên quan giữa thái độ và thông tin chung của đối tượng

nghiên cứu về dự phòng đột quỵ não 55Bảng 3.27 Mối liên quan giữa thái độ và bệnh lý kèm theo của người bệnh

tăng huyết áp về dự phòng đột quỵ não 56Bảng 3.28 Mối liên quan giữa thái độ và nguồn thông tin nhận được của

người bệnh tăng huyết áp về dự phòng đột quỵ não 57Bảng 3.29 Mối liên quan giữa kiến thức và thái đô về dự phòng ĐQN 58

Trang 10

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Dấu hiệu nhận biết Đột quỵ não 14

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu 37Biểu đồ 3.2 Đặc điểm tiền sử gia đình mắc bệnh ĐQN do tăng huyết áp 39Biểu đồ 3.3 Đặc điểm nguồn nhận thông tin về dự phòng ĐQN của người

bệnh tăng huyết áp 39

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đột quỵ não là một vấn đề sức khỏe trên toàn thế giới và là tác nhân chính gâyra bệnh tật, tử vong và tàn tật ở cả các nước phát triển cũng như các nước đang pháttriển [5] Trên thế giới, đột quỵ não là bệnh có nguy cơ tử vong đứng thứ ba sau timmạch và ung thư, nếu thoát khỏi tử vong, vẫn có một tỉ lệ lớn người bệnh tàn phế,điều này để lại ảnh hưởng lớn đến bản thân người bệnh, gia đình và xã hội [36] Năm2022, Tổ chức Đột quỵ thế giới (World Stroke Organization) dự báo thế giới cókhoảng 14,5 triệu ca đột quỵ, trong đó khoảng 5,5 triệu người tử vong, có khoảng 80triệu người đang sống với các di chứng tàn phế của đột quỵ não [35] Tuy đột quỵ nãolà một bệnh nặng, nguy hiểm nhưng có thể dự phòng được bằng cách kiểm soát cácyếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não bao gồm các yếu tố nguy cơkhông thể tác động được như tuổi, gen, dân tộc, di truyền và những yếu tố nguy cơ cóthể tác động được như: tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, thuốc lá, TIA, nghiệnrượu, lạm dụng thuốc, ít vận động, béo phì Trong đó, dự phòng đột quỵ não hiệuquả khi điều trị các yếu tố nguy cơ trong nhóm tác động được [3].

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong nhóm tác động được TheoRaph L, khi huyết áp tâm thu > 165/95mmHg khả năng bị ĐQN tăng từ 2,5 - 4 lần[47] Các nghiên cứu đều thống nhất đều trị tăng huyết áp là ưu tiên hàng đầu choviệc giảm tỷ lệ mắc đột quỵ não Bởi vì tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyêncủa dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiệnnhững tổn thương Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máunão, nếu áp lực dòng máu đột ngột tăng cao (gặp trong những cơn cao huyết áp áctính) có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây xuất huyết não Nếu bị những tổn thươngnhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành cáccục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ởnhững người cao huyết áp làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc cácmạch máu Tình trạng vỡ hay bít tắc các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cungcấp máu, gây ra thiếu máu cục bộ tại não và xuất hiện những

Trang 12

triệu chứng lâm sàng mà người ta gọi là đột quỵ [28].

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đột quỵ não không xảy ra ngẫu nhiên, có nhữngyếu tố rủi ro xảy ra trước đột quỵ não trong nhiều năm Thực tế là 80% các cơn đautim và đột quỵ sớm được cho là có thể phòng ngừa được khi các biện pháp phòngngừa và hành động cần thiết được thực hiện [19], [34] Do vậy, những hạn chế trongkiến thức, thái độ phòng bệnh của người tăng huyết áp dẫn đến khi đột quỵ xảy ra, dichứng để lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của họ Sau độ t quỵ, ngườibệnh có thể tử vong, hoặc nếu hồi phục, đột quỵ não để lại di chứng tàn tật như mấtkhả năng lao động, hậu quả nặng nề hơn nữa dẫn đến sự phụ thuộc hoàn toàn vàongười chăm sóc, từ đó tiềm ẩn gánh nặng kinh tế xã hội và tinh thần to lớn cho ngườibệnh, gia đình người bệnh và các dịch vụ y tế [1] Kiến thức, thái độ phòng ngừa độtquỵ não bao gồm kiểm soát huyết áp và thay đổi mô hình hành vi như cai thuốc lá vàăn chế độ ăn ít muối [19] Như vậy, đối với người bệnh tăng huyết áp việc cung cấpkiến thức đúng, thái độ tích cực để dự phòng đột quỵ não là rất quan trọng Tuynhiên, một số nghiên cứu cho thấy kiến thức phòng ngừa đột quỵ của người bệnh tănghuyết áp chưa cao: nghiên cứu của Fahad M Alhowaymel khảo sát kiến thức, thái độvà thực hành của người bệnh tăng huyết áp đối với phòng ngừa đột quỵ cho kết quả:hầu hết những người được hỏi đều có mức kiến thức (37,5%), thái độ (42,1%) và thựchành (34,6%) kém đối với việc phòng ngừa đột quỵ [32]; nghiên cứu của Chu ThịHoàng Anh (2019) đánh giá kiến thức và thực hành dự phòng đột quỵ não của ngườibệnh tăng huyết áp thuộc chương trình quản lý ngoại trú – khoa khám bệnh bệnh việnđa khoa tỉnh Thanh Hóa cho thấy chỉ có 37,5% người bệnh có kiến thức đạt [1].Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Yến cho thấy có 55,6% đối tượng nghiên cứu cónhận thức tốt về bệnh đột quỵ não Như vậy, đã có một số những nghiên cứu ở trongnước về bệnh đột quỵ não của những người có bệnh nền như đái tháo đường hayngười cao tuổi hay là tăng huyết áp, tuy nhiên, tại Hải Dương, chưa có nghiên cứunào nghiên cứu về kiến thức, thái độ của người bệnh tăng huyết áp về bệnh đột quỵnão, vì vậy tôi quyết định thực hiện đề tài này.

Trang 13

Trung tâm Y tế huyện Gia Lộ c tỉnh Hải Dương với 16 khoa phòng, 255 giường bệnh kế hoạch, 238 giường thực kê Hàng ngày Trung tâm tiếp nhận khoảng

305 người bệnh, trong đó có khoảng 30 - 40 người bệnh tăng huyết áp Nhằm đánhgiá kiến thức, thái độ của người bệnh tăng huyết áp về các biện pháp phòng đột quỵnão, đồng thời tìm hiểu các yếu tố liên quan từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với

người bệnh tăng huyết áp trong việc phòng đột quỵ não, tôi tiến hành đề tài “Thựctrạng kiến thức, thái độ dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyếtáp tại Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2023”.

Trang 15

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tăng huyết áp

1.1.1 Khái niệm tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHgvà/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg [4].

Có nhiều cách phân độ tăng huyết áp dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thếgiới/Hiệp hội Tăng huyết áp thế giới WHO/ISH năm 1999, của Liên ủy ban quốc giaHoa Kì lần thứ bảy (JNC VII) năm 2003 hay khuyến cáo của ESC/ESH 2003 TạiViệt Nam, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp được ban hành kèm theoQuyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hội tim mạchViệt Nam và phân hội tăng huyết áp Việt Nam vẫn dùng định nghĩa và phân loạiTHA đo tại phòng khám của khuyến cáo năm 2015 Theo đó, phân độ tăng huyết áptheo mức huyết áp đo tại phòng khám như sau [4]:

Bảng 1.1 Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đotại phòng khám (mmHg)

Trang 16

1.1.2 Biến chứng của tăng huyết áp

Biến chứng ở tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là

nguyên nhân tử vong cao nhất đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suymạch vành gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp [19] THA thường xuyên sẽ làm sứccản ngoại vi tăng dẫn đến tim phải làm việc nhiều để thắng sức cản đó Do đó, lâungày tâm thất trái bị dày lên, về lâu dài cơ tim giãn ra, khả năng co bóp đàn hồi củatim giảm, thất trái giãn ra, dẫn đến suy tim trái, lúc đầu suy tim trái rồi suy tim phảivà trở thành suy tim toàn bộ Về lâm sàng, lúc đầu người bệnh mệt mỏi, khó thở khigắng sức, về sau với gắng sức vừa cũng khó thở và đến giai đoạn cuối của bệnh thìkhó thở cả khi đi ngủ Ngoài ra người bệnh còn có da xanh, phù, tím tái… Độngmạch vành cũng dần dần bị xơ vữa do tăng huyết áp thúc đẩy, gây ra thiếu máu cơtim cục bộ làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực, mức độ nặng có thể gây nhồi máucơ tim Bệnh THA được coi là yếu tố đe dọa quan trọng trong bệnh mạch vành [18].

Biến chứng ở não: Là những biến chứng rất thường gặp và thường là nặng nề

với các người bệnh THA THA lâu ngày làm cho động mạch não mất độ đàn hồi, biếndạng, dễ hình thành những túi phồng nhỏ, r ất dễ vỡ khi có cơn THA kịch phát THAcũng thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch não, lòng động mạch não hẹp lại, gây cảntrở tuần hoàn, giảm lưu lượng máu tới nuôi tổ chức não gây ra tình trạng thiếu máunão Đôi khi tắc mạch não gây ra hiện tượng nhũn não, còn gọi là nhồi máu não Cácbiến chứng não ở người bệnh THA rất đa dạng: Từ tai biến mạch máu não(TBMMN), đột quỵ não đến xơ vữa mạch não.…có thể tử vong hoặc để lại di

chứng nặng nề [19] Tai biến mạch máu não có thể xảy ra đột ngột vào bất cứ thờiđiểm nào trong ngày nhưng chủ yếu là vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi [20].

Biến chứng ở thận: THA gây tổn thương thận, tình trạng THA cao và kéo dài

làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấpđến thận và các cơ quan khác, động mạch thận dần dần bị xơ hóa Huyết áp tăng caocòn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những

Trang 17

chất cặn bã độc hại cũng như dư thừa ra ngoài Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máungày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn Do đó, THA là nguyên nhânchính dẫn đến suy thận mạn Tổn thương này diễn ra từ từ trong một thời gian dài.Triệu chứng lâm sàng của thận trong THA rất kín đáo Thường ở thời gian đầu thậnbù trừ tốt nên các biểu hiện thường nghèo nàn như thiếu máu nhẹ, chán ăn, mệt mỏi,tức 2 bên hố lưng Những xét nghiệm cần làm chẩn đoán tổn thương thận do THAdựa vào creatinin máu để đánh giá mức lọc máu cầu thận, lượng protein trong nướctiểu Khi người bệnh đã bị bệnh thận mạn do THA đến giai đoạn không thể điềuchỉnh bằng thuốc sẽ dẫn đến chi phí điều trị tăng lên rất nhiều do phải chạy thận nhântạo định kỳ dẫn đến nhiều người bệnh nghèo không có khả năng chi trả phải ngưngđiều trị ảnh hưởng đến tính mạng [6].

Biến chứng ở mắt: Các biến chứng về mắt tiến triển qua nhiều giai đoạn từ

mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị Khi soi đáy mắt có thể thấy tổn thươngđáy mắt Biến chứng này tuy ít gặp nhưng dễ nhầm với các bệnh về mắt hoặc biếnchứng mắt do đái tháo đường [6].

Biến chứng ở mạch máu: THA là yếu tố gây xơ vữa động mạch, phồng động

mạch chủ Các biến chứng về mạch máu ngày càng gặp nhiều hơn trong thời gian gầnđây và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [6].

1.1.3 Điều trị tăng huyết áp

Trang 18

duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

- Điều trị cần hết sức tích cực ở người bệnh đã có tổn thương cơ quan đích.Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích,trừ tình huống cấp cứu.

Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống:

- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:+ Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.

+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.

- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.

- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

- Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốcchuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốcchuẩn/tuần (nữ) 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơihợp lý.

- Tránh bị lạnh đột ngột [4].

Trang 19

Hình 1.2: Quy trình điều trị Tăng huyết áp

1.2 Bệnh đột quỵ não

1.2.1 Định nghĩa

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tai biến mạch máu não, còngọi là đột quỵ, là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột, với các triệuchứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong 24giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn sọ não [6].

Trang 20

1.2.2 Phân loại đột quỵ não

Đột quỵ não có hai thể chính: độ t quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não) và đột

quỵ xuất huyết [6]:

Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Đột quỵ thiếu máu cục bộ là loại phổ biến nhất, chiếm 80 – 85% tổng số ca độtquỵ Nguyên nhân của tình trạng này là do tắc mạch não đến nuôi dưỡng một vùngcủa não bộ Sự tắc nghẽn này có thể do các bệnh lý mạch máu lớn, bệnh lý mạch máunhỏ gây hẹp mạch máu tại chỗ, cũng có thể do cục máu đông di chuyển gây tắc mạchmáu não, thường gặp nhất do cục máu đông di chuyển từ tim lên [3].

Đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ xuất huyết chiếm 15 - 20% tổng số ca đột quỵ Tình trạng này được môtả do mạch máu não bị vỡ ra, máu thoát ra ngoài tràn vào các mô não gây chèn ép cácnhu mô não, cũng có thể tràn vào não thất gọi là chảy máu não thất hay cũng có thểtràn máu vào khoang màng nhện gọi là chảy máu khoang dưới nhện [3].

1.2.3 Nguyên nhân

Đột quỵ não có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân:

Tăng huyết áp: dù tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương hoặc tăng

huyết áp tâm thu đơn độc đều là nguy cơ của đột quỵ não.

Xơ vữa động mạch não:

- Xơ cứng động mạch (arteriosclerosis) gồm những thay đổi làm dày và cứng thành các động mạch lớn và vừa, những động mạch đàn hồi và thành có lớp cơ.

- Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là một dạng của xơ cứng động mạch, đặctrưng bởi các ổ hoại tử ở lớp áo trong (intima) và các sản phẩm đạm, mỡ đọng trongthành động mạch đã bị xơ cứng.

Bệnh tim mạch: ở người bệnh bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp van hai

lá, đặc biệt là hẹp hở van hai lá thường tạo cục máu đông, khi nó di chuyển khỏi timvào động mạch chủ và lên động mạch não gây tắc động mạch não Điều kiện thuậnlợi để những cục fibrine này rời khỏi tim đi lên não là khi có rối loạn nhịp tim như:rung nhĩ, loạn nhịp hoàn toàn.

Trang 21

Tiểu đường: về bản chất tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch

não, tim và ngoại vi Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc đột qụy cao gấp 2,5 - 4lần nhóm người có đường máu bình thường.

Hút thuốc: làm nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần.

Tiền sử đột quỵ: những người b ệnh đã bị đột quỵ thì từ 3-22% sẽ bị tái phát

trong năm đầu tiên và 10 - 53% bị tái phát trong vòng 5 năm tiếp theo [3].

1.2.4 Các yếu tố nguy cơ đột quỵ não

Theo hiệp hội tim mạch Mỹ, yếu tố nguy cơ ĐQN bao gồm yếu tố nguy cơkhông thể thay đổi được và những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.

Nhóm yếu nguy cơ không thể thay đổi được [3]

Các yếu tố thuộc nhóm này bao gồm tuổi, giới tính, di truyền và có tiền sử độtquỵ não.

Tuổi: Đột quỵ não ảnh hưởng trên mọi lứa tuổi, nhưng tuổi càng cao thì nguy

cơ đột quy não càng tăng Tuổi càng cao sẽ tích lũy các yếu tố nguy cơ lên hệ thốngtim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp làm gia tăng đáng kể nguy cơ đột quynão Sau 55 tuổi, cứ sau một năm, nguy cơ mắc đột quy não tăng lên gấp đôi.

Giới tính: Đột quỵ não xảy ra ở cả hai giới, nam thường xảy ra nhiều hơn nữ

nhưng tỉ lệ nữ chết do đột quy nhiều hơn.

Di truyền: Tiền sử cha mẹ mắc đột quỵ não có liên quan đến nguy cơ mắc đột

quy não ở con cái.

Có tiền sử đột quy não: Những người đã từng đột quỵ thì nguy cơ đột quỵ

não tái phát cao hơn những người không có tiền sử trước đó Những lần sau của độtquỵ thường sẽ nặng nề hơn so với lần trước.

Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được [3], [7], [30].

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên đột

quỵ não ở lứa tuổi trung niên và người già, xảy ra ở cả hai giới nam và nữ TheoWHO tăng huyết áp chiếm 70% tổng số nguyên nhân gây ra đột quy não Nếu kiểmsoát huyết áp tốt làm giảm nguy cơ đột quỵ não.

Trang 22

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ của đột quỵ não xấp xỉ 40% ở

nam và 60% ở nữ Các nghiên cứu đã xác định hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵnão nhưng nguy cơ này cũng giả m rõ mỗi năm sau khi ngừng hút thuốc lá và gầnnhư không còn sau 5 năm không hút hoặc chưa từng hút.

Tiểu đường: Tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ của đột quy não do tiểu

đường có liên quan với các yếu tố tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

Rối loạn mỡ máu: Sự rối loạn về chuyển hóa mỡ máu là một yếu tố nguy cơ

gây đột quỵ não LDL-cholesterol trong máu tăng 10% thì tăng 209% nguy cơ bị độtquỵ não do xơ vữa động mạch nhưng khi giảm cholesterol <60mg/dL và kèm vớităng huyết áp tâm trương thì có thể liên quan đến tăng xuất huyết não và thường gặpnhiều ở nhóm tăng cholesterol.

Béo phì: Béo phì được xem là yếu tố nguy cơ của đột quỵ não Nghiên cứu sức

khỏe dinh dưỡng đã xác định rằng tăng BMI >27kg/m2 và tăng cân nặng sau 18 tuổilàm tăng nguy cơ đột quỵ não Béo bụng không trực tiếp gây đột quỵ não nhữngthông qua các bệnh lý tim mạch cũng gây nên đột quỵ.

Ít vận động: Ít vận động thể lực làm tăng nguy cơ đột quỵ não cho cả hai giới

và không phân biệt chủng tộc Ở nam giới, khi thường xuyên hoạt động đủ mạnh đểướt đẫm mồ hôi giảm 20% nguy cơ đột quy não, thể dục làm giảm nhồi máu cơ timdo đó cũng làm giảm đột quỵ não Một nghiên cứu ở Na-Uy trên 14.000 phụ nữ tậpthể dục (4 - 5 lần/tuần) đã giảm 50% nguy cơ tử vong do đột quỵ hơn những người íttập thể dục (ít hơn 1 lần/tuần) [30].

Uống rượu, bia quá mức: Uống trung bình nhiều hơn một ly bia (250ml) mỗi

ngày ở phụ nữ hay hơn hai ly một ngày ở nam giới có thể làm tăng huyết áp, dẫn đếnlàm tăng nguy cơ đột quy não [30].

Ăn mặn: Ăn mặn là ăn quá nhiều muối so với nhu cầu cần thiết hàng ngày (5,8

gam/ngày) Việc giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày có tác dụng dự phòng và hỗtrợ điều trị ở những người bệnh bị tăng huyết áp Ở Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp caohơn nhiều ở những vùng mà người dân có thói quen ăn nhiều muối, đặc biệt là cáctỉnh có đường biển dài [30].

Trang 23

Stress/lo âu: Stress là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quy não Stress khiến

cơ thể tiết quá mức những chất làm tăng nhu cầu oxy cơ tim nhất là adrenalin, làm comạch vành, rối loạn chức năng đông máu Ngoài ra stress và đột quy não có thể liênquan với nhau do những người lo âu có khuynh hướng hút thuốc nhiều, ít vận động,uống rượu nhiều Điều này dễ gây ra những cơn tăng huyết áp đột ngột dẫn đến độtquỵ não [30].

1.2.5 Các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ

Đột quỵ não xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng để lại những dichứng nặng nề [38] Phát hiện và nhận biết sớm dựa vào triệu chứng đột quỵ não cóthể giúp người bệnh hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượngcuộc sống Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ gồm [5]:

Đột ngột yếu hoặc tê mặt, tay hoặc chân, đặc biệt một bên cơ thể: Đây

là dấu hiệu hay gặp nhất của đột quỵ não, mức độ liệt nửa người trong lâm sàng cóthể giúp định vị khu tổn thương, đột quỵ não thường liệt yếu nửa người không đồngđều ở tay hoặc chân, nặng hơn gặp trong tổn thương vỏ não.

Bất thường về lời nói hoặc sự hiểu biết: Ngôn ngữ vận động bị mất khi tổn

thương vùng Broca làm cho người bệnh không nói thành lời, nói ngọng hoặc nói khó.

Đột ngột giảm khả năng nhìn ở một hoặc hai mắt: Dấu hiệu người bệnh

thường gặp là mất thị lực, thị trường và nhìn đôi, mất thị lực một hay hai bên, biểuhiện này xảy ra đột ngột.

Đột ngột chóng mặt hoặc mất thăng bằng, đi đứng khó khăn: Là dấu hiệu

báo hiệu chức năng tiền đình ngoại vi hay trung ương bị kích thích, trong bệnh đột quỵnão thường gặp chóng mặt tiền đình trung ương do rối loạn tuần hoàn sau nhồi máu hoặcxuất huyết ở tiểu não hoặc thân não, thiếu máu cục bộ thoáng qua Hầu như biểu hiệnchóng mặt còn kèm theo rối loạn vận nhãn, mất điều hòa vận động.

Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân: Thường đau đầu dữ

dội, đột ngột, cường độ đau cao ngay từ khi khởi phát, thường kèm theo nôn ói, gáycứng và dấu hiệu màng não.

Trang 24

Hình 1.1 Dấu hiệu nhận biết Đột quỵ não

Nguồn trích dẫn: Hội đột quỵ Việt Nam

1.2.6 Hậu quả đột quỵ não

Hậu quả nặng nề nhất để lại sau đột quỵ là tử vong Trong 119 nghiên cứu từ58 quốc gia thu nhập cao và 61 quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho thấy, gánhnặng của đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết tăng đáng kể từ năm 1990 đến2010 về số người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết tăng lần lượt là 37%và 47%, số người chết tăng 21% và 20% [38], [40].

Những người sống sót sau đột quỵ sẽ phụ thuộc vào vị trí, phạm vi của đột quỵvà việc người đó đã được điều trị nhanh như thế nào Đột quỵ xảy ra có thể ảnhhưởng đến giao tiếp và trí nhớ, cũng như vận động ở phần cơ Nếu sống sót, những dichứng để lại sau đột quỵ thường là:

Tê liệt hoặc yếu: Thường là ở một bên cơ thể (có thể là một nửa người bên

phải hoặc một nửa người bên trái) bao gồm cả mặt và miệng Người bệnh có thể bịkhó nuốt hoặc bị bỏ mặc một bên.

Khó khăn trong giao tiếp: Mất ngôn ngữ là khái niệm được dùng để mô tả

tập hợp sự thiếu hụt về giao tiếp, bao gồm gặp vấn đề khi nói, hiểu, đọc và viết.

Trang 25

Rối loạn cảm xúc: Biểu hiện không kiểm soát, không lý giải được của hành

động khóc, tức giận hoặc cười nhưng ít có liên hệ đến trạng thái cảm xúc hiện tại củangười bệnh Những biểu hiện này thường đến và đi nhanh chóng và có thể giảm dầntheo thời gian.

Trầm cảm: Lo âu và trầm cảm thường gặp ở những người bệnh sau đột quỵ.

Có thể dùng thuốc để giảm nhẹ những triệu chứng này.

Vấn đề thị giác: Người bệnh có thể không tập trung nhìn được, có thể có điểm

mù hoặc có vấn đề với tầm nhìn ngoại vi.

1.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và đột quỵ não

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của việc xuất hiện tai biến mạch máunão Các động mạch não rất dễ bị tổn thương do bệnh tăng huyết áp, các động mạchdày ra, mất độ đàn hồi, biến dạng và dễ làm thành các túi phồng nhỏ, cả động mạchlẫn túi phồng nhỏ đều có nguy cơ bị vỡ khi xảy ra cơn tăng huyết áp kịch phát hoặckhi huyết áp tăng rất cao và kéo dài Cơn THA kịch phát quá cao còn có thể gây phùnão và các tổn thương vi thể khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của não THA còn làyếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh xơ vữa động mạch não và có thể gây nhồi máunão (nhũn não) Thống kê của các tác giả trên thế giới cho thấy tần suất tai biến mạchnão tăng rất rõ ở những người bệnh THA, tần suất đó là 1,7% ở nam, 0,8% ở nữ, tănglên 5,2% ở nam và 3,5% ở nữ nếu là người bệnh THA theo nghiên cứu của Kannel vàcộng sự Qua những thử nghiệm lớn nghiên cứu điều trị THA thường xuyên đã chỉ ravai trò quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não trong cả hai dạngchảy máu não hoặc thiếu máu não Về lâm sàng những người bệnh bị THA có thểthấy đau đầu nhất là về cuối đêm và sáng sớm, ở vùng chẩm, trán, thái dương, có khiđau tản mạn, hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, giảm khả năng hoạt độngtrí óc, dễ quên Khoảng 50 triệu người Mỹ có THA (HATTh>140mmHg hoặc HATTr> 90mmHg) hoặc đang điều trị thuốc chống THA Việc giảm áp lực máu tới mứcbình thường dẫn đến giảm tương ứng TBMMN xảy ra Trong điều trị THA, nếuHATTh giảm 10 mmHg sẽ giảm 35-40% yếu tố nguy cơ của TBMMN Vữa xơ độngmạch là yếu tố nguy cơ dẫn đến

Trang 26

TBMMN, trong đó THATTh hoặc THATTr là yếu tố quan trọng nhất gây nên xơ vữađộng mạch Trong một nghiên cứu trên 5.000 người độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi đượctheo dõi trong vòng 18 năm, cho thấy khả năng THA gây TBMMN gấp 7 lần so vớingười không THA Người ta thấy rằng HATTh 160mmHg hoặc HATTr 95mmHgnguy cơ TBMMN tăng gấp 3 lần Dĩ nhiên những người bệnh này nên điều trị thuốcchống THA Nghiên cứu lâm sàng của Frank J Domino, Norman M Kaplan (2004),sử dụng liệu pháp chống THA đã giảm tỉ lệ mắc TBMMN khoảng 35-40%; 20%-25%nhồi máu cơ tim (NMCT); và hơn 50% suy tim Người ta đã ước tính rằng, trongnhững người bệnh với THA giai đoạn I (ví dụ, HATTh 140-159mmHg và /hoặcHATTr 90-99 mmHg) và kèm theo các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, nếu duy trìgiảm HATTh 12mmHg liên tục trong 10 năm sẽ dự phòng giảm tỉ lệ tử vong là 9,9%[19].

Như vậy, tăng huyết áp rất thường gặp trong đột quỵ, xử trí làm giảm huyết ápngoài dựa vào trị số còn phải cân nhắc nhịp sinh học ngày đêm để dịch chuyển thờigian cho thuốc, tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp đặc biệt tăng áp lực nộisọ sau đột quỵ và cần phải chú ý đến lối sống, theo dõi, điều trị liên tục sau đó nhằmhạn chế tái phát đột quỵ [19].

Huyết áp cao trong đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính hoặc trong xuất huyết nãonguyên phát có liên quan đến tử vong sau đó và tử vong hoặc phụ thuộc và tình trạngxấu đi Tử vong hoặc suy giảm kết hợp có liên quan đến huyết áp tâm thu cao (OR:5,57; 95%CI, 1,42 đến 21,86) ở người bệnh xuất huyết não nguyên phát [51].

Ở Châu Phi, mặc dù chưa có dữ liệu giám sát đột quỵ toàn diện nhưng dữ liệu hiện cócho thấy tỉ lệ tử vong chuẩn hóa theo tuổi, trường hợp tử vong và tỷ lệ đột quỵ gâytàn tật ở Châu phi tương tự hoặc cao hơn so với các thước đo ở hầu hết các khu vựccó thu nhập cao Có hơn 90% người bệnh bị đột quỵ xuất huyết và hơn một nửa bị độtquỵ do thiếu máu cục bộ được phát hiện có huyết áp cao Tuy nhiên, nhận thức vềtăng huyết áp và phòng ngừa, điều trị và kiểm soát vẫn còn rất thấp ở Châu Phi mặcdù các cuộc điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng phù hợp với quátrình chuyển đổi dinh dưỡng và dịch tễ học trong khu vực [42].

Trang 27

Ở Việt Nam, theo Dương Thị Phượng và cộng sự, tăng huyết áp làm tăngnguy cơ ĐQN lên gấp 05 lần và tỷ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng có sự gia tăng sovới năm 2010 (15,3% tăng lên 20,3%) [21] Nghiên cứu của tác giả Đinh Hữu Hùngvà cộng sự, cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh có tăng huyết áp ở người bệnh đột quỵ xuấthuyết não ở mức rất cao 81,2% kết quả này cho thấy việc tầm soát, phát hiện sớm vàđiều trị kịp thời tăng huyết áp ở người dân trong cộng đồng, đặc biệt là

ở những người có tiền sử đột quỵ xuất huyết não là vô cùng quan trọng [15].

1.4 Kiến thức, thái độ dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp

Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải

nghiệm hay thông qua giáo dục.

Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con người.

Thông qua các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói, hành động, cử chỉ và nét mặt; họ thựchiện việc phát biểu, nhật xét và đánh giá, cũng như phản ứng với thế giới xung quanh.

Kiến thức dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp là sự

hiểu biết của người bệnh về các biện pháp dự phòng đột quỵ não Bao gồm các kiếnthức sau:

Đột quỵ não xảy ra do biến chứng của tăng huyết áp lên cơ quan đích là não Dovậy, để dự phòng đột quỵ não một cách có hiệu quả, cần thực hiện một số các biệnpháp liên quan đến kiểm soát huyết áp và tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống:

Kiểm soát huyết áp

Kiểm soát huyết áp bao gồm việc theo dõi huyết áp thường xuyên, dùng thuốchuyết áp đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và khám định kì nhằm phát hiệnsớm những tổn thương cơ quan đích Nhưng trên thực tế, người bệnh tăng huyết ápuống thuốc vẫn không kiểm soát được huyết áp của mình Năm 2016, Chunhua Manghiên cứu trên 1159 ĐTNC chỉ có 247 (21,3%) ĐTNC tuân thủ dùng thuốc [41].Trinh Hương Giang (2015) chỉ ra có đến 50,5% người bệnh chưa tuân thủ dùng

Trang 28

thuốc [9] hay Nguyễn Thị Thơm năm 2017 tại địa bàn nghiên cứu chỉ ra có tới 62% ĐTNC thi thoảng vẫn quên uống thuốc [24].

Biện pháp thay đổi lối sống

Biện pháp thay đổi lối sống được áp dụng cho tất cả người bệnh tăng huyết áp Chếđộ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: Tăng huyết áp là yếu tố

nguy cơ chính gây đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch Một chế độdinh dưỡng giàu kali có khả năng làm giảm huyết áp Việc xây dựng thực đơn giàukali trong tự nhiên sẽ luôn đi kèm với lượng canxi và magie bổ sung thêm có trongcác món như: trái cây và rau quả, sữa ít béo hoặc không béo, đậu, hạt, ngũ cốc, thịtnạc, cá và gia cầm Trong chế biến thức ăn hàng ngày, cần lưu ý sự khác biệt vềnguồn gốc giữa các loại thực phẩm, thực phẩm tươi hay thực phẩm khô để bổ sung

gia vị muối cho phù hợp Tăng cường thêm khẩu phần rau, hoa quả (25-30g chất xơ,tương đương khoảng 300g rau và 200g trái cây), đồng thời hạn chế tối đa các loại

thực phẩm có nhiều cholesterol và acid béo no thông qua việc chế biến thức ăn dướidạng luộc, hấp, không ăn đồ ăn nhanh, sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật[16].

Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì vòng bụng dưới 90cm ởnam và dưới 80cm ở nữ: duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ

18,5 đến 22,9 kg/m2 Tỷ lệ thừa cân và béo phì theo giới hạn BMI của người da trắnglần lượt là 13,9% và 1,8%, và theo giới hạn BMI của người châu Á lần lượt là 27,5%và 5,7% Tỷ lệ mỡ bụng cao hơn tỷ lệ thừa cân và béo phì BMI ở phụ nữ Tuổi tácngày càng tăng, trình độ học vấn thấp, chỉ số giàu có của hộ gia đình cao, thời gianngồi và ngả lưng cao, cholesterol và tăng huyết áp có liên quan đáng kể đến tình trạngthừa cân và béo phì, những rủi ro sức khỏe đi kèm với béo phì làm tăng chi phí chămsóc y tế đối với các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch [35].

Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2

cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốcchuẩn/tuần (nữ) Trong đó, 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml biahoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh [4].

Trang 29

Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào: Thành phần nicotin

trong thuốc lá kích thích thần kinh giao cả m, co mạch ngoại vi dẫn đến tăng huyếtáp Bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy rõ nguy cơ của hút thuốc lá với tăng huyếtáp và các biến cố tim mạch tăng gấp nhiều lần Việc bỏ thuốc lá được coi là biện phápduy nhất để phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh lý nguy hiểm khác [4].

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc

vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày Tập thể dục đượccoi là một biện pháp giảm huyết áp, giảm cân nặng hoặc duy trì cân nặng ở mức thíchhợp.

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơihợp lý: Người bệnh cần giữ tâm lí thoải mái, tránh các xúc động mạnh hay những lo

lắng không có nguyên do gì để giữ chỉ số huyết áp ổn định [5]

Tránh bị lạnh đột ngột: Tác động của những thay đổi về thời tiết cùng với

biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Các nghiên cứu chothấy rằng, dưới tác động của các đợt sóng nhiệt này, tỷ lệ mắc bệnh trong đó có độtquỵ và tử vong tăng lên đáng kể, trong đó các nhóm chịu nguy cơ cao hơn là nhómngười cao tuổi, nhóm người nghèo sống ở các khu đô thị và nhóm mắc các bệnh mạntính [5].

Thái độ dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp là quan

điểm về các nội dung phòng đột quỵ não của đối tượng, cụ thể là thái độ tích cực hoặckhông tích cực về: theo dõi huyết áp hàng ngày, sử dụng thuốc huyết áp thườngxuyên, khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, không uống rượu, hút thuốc lá, tránh lolắng, căng thẳng; sử dụng các biện pháp bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột;thực hiện chế độ ăn hợp lý: tránh ăn mặn, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ; vận động ởmức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

Trang 30

1.5 Tổng quan một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ dự phòng đột quỵnão của người bệnh tăng huyết áp trong và ngoài nước

1.5.1 Một số nghiên cứu trên thế giớ i

Addisu Taye Abate (2019) nghiên cứu đánh giá kiến thức của người bệnh tănghuyết áp về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu cảnh báo đột quỵ tại Bệnh viện FelegeHiwot, Tây Bắc Ethiopia cho kết quả: Trong tổng số 284 người bệnh tăng huyết ápđược lựa chọn, có 278 người bệnh đáp ứng hoàn toàn với tỷ lệ đáp ứng là 97,9%.Trong đó, hơn 3/4, 214 (77%) và 201 (72,3%), không xác định được yếu tố nguy cơvà dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, chỉ có 18,3% có kiến thức tốt về bệnh đột quỵ Yếu tốnguy cơ gây đột quỵ được người bệnh biết đến nhiều nhất là không hoạt động thể chất(21,58%), trong khi tăng huyết áp là yếu tố rủi ro ít được mô tả nhất (3,6%) Về dấuhiệu cảnh báo đột quỵ, yếu đột ngột ở một bên cơ thể (35,97%) là dấu hiệu cảnh báođột quỵ được nhiều người biết đến nhất Những phát hiện này cho thấy sự cần thiếtphải nhấn mạnh vào giáo dục đột quỵ liên quan đến các yếu tố nguy cơ và dấu hiệucảnh báo thông qua phương tiện truyền thông công cộng hoặc xã hội và giáo dục sứckhỏe nhắm mục tiêu đến các đối tượng có nguy cơ cao (tăng huyết áp) nhưng lại cóthu nhập thấp [31].

Tác giả Adane Birhanu Nigat (2021) nghiên cứu: kiến thức về các dấu hiệu cảnhbáo đột quỵ và các yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp ở Tây Bắc Ethiopiatrên 253 người bệnh cho kết quả: chỉ có 15% (95% CI: 10,7, 19,4) người tham gia cókiến thức tốt về các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ [44].

Nayab Z Dar (2019) nghiên cứu trên 384 người bệnh tăng huyết áp nhằm đánhgiá nhận thức về đột quỵ và thực hành chăm sóc cho thấy: đa số (93,5%) người bệnhxác định tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ, sau đó là tiểu đường(45,3%), hút thuốc (44,8%), béo phì (44,3%) và tăng lipid máu (37,8%) Các dấu hiệuđột ngột yếu/tê bì chân tay (66,9%) và ngất xỉu (37,2%) là dấu hiệu/triệu chứng cảnhbáo phổ biến nhất, sau đó là đột ngột chóng mặt (34,6%), đột ngột đau đầu (32,8%),khởi phát đột ngột mất thị lực (30,5%), đột ngột nhìn đôi (28,6%) và đột ngột mất trínhớ 32,6% người bệnh tin rằng đột quỵ là một căn bệnh chỉ giới hạn ở

Trang 31

người cao tuổi trong khi 168 (43,8%) tin rằng đột quỵ là một bệnh di truyền và(87,5%) sẽ đưa người bệnh đột quỵ đến bệnh viện [34].

Nghiên cứu của Sarafadeen Adeniyi Arisegi1 (2018) về Kiến thức và thực hànhliên quan đến phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh tăng huyết áp và tiểu đường đangđiều trị tại Bệnh viện Chuyên khoa Sokoto cho thấy: Tuổi trung bình của người trả lờilà 48,21 ± 15,07 tuổi và họ chủ yếu là nữ (65,7%), 70% người bệnh có kiến thức tốtvề bệnh ĐQN, 89,1% người bệnh có kiến thức tốt các cơ quan hoặc bộ phận của cơthể bị ảnh hưởng bởi ĐQN, 87,0% người bệnh có kiến thức tốt về các dấu hiệu hoặctriệu chứng của ĐQN, 86,6% người bệnh có kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ ĐQNvà 90,8% người bệnh có kiến thức tốt về dự phòng ĐQN [33].

Nghiên cứu khác của tác giả Fahad M Alhowaymel (2023) thực hiện trên 196người bệnh tăng huyết áp để khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnhtăng huyết áp đối với phòng ngừa đột quỵ trong dân số nông thôn ở Ả rập Saudi chokết quả: hầu hết những người được hỏi đều có mức kiến thức, thái độ và thực hànhkém đối với việc phòng ngừa đột quỵ [32]

Roshni Sinha nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành trên 243 người bệnhtăng huyết áp trong phòng ngừa đột quỵ ở Uttarakhand, Ấn Độ cho kết quả: Đa sốngười tham gia đều trên 60 tuổi, nam giới, trình độ học vấn thấp và không có tiền sửgia đình mắc bệnh tăng huyết áp Hầu hết những người tham gia đều đang điều trịbệnh tăng huyết áp thường xuyên 185 (76%) người bệnh tăng huyết áp có kiến thứckém về phòng ngừa đột quỵ 215 (88%) người tham gia có thái độ trung lập đối vớicác chiến lược phòng ngừa đột quỵ trong khi đa số (64%) tuân theo các thực hành tốt[48].

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bệnh tăng huyết áp thiếu nhận thức vềcác yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo và hành vi của đột quỵ cấp tính Ví dụ, mộtnghiên cứu được thực hiện ở tây bắc Ethiopia trên người bệnh tăng huyết áp cho thấygần 72% số người được hỏi không biết bất kỳ yếu tố nguy cơ và dấu hiệu cảnh báonào của đột quỵ [44] Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện ở tỉnh miền Đông củaKSA cho thấy tỷ lệ kiến thức về đột quỵ và các yếu tố nguy cơ của đột

Trang 32

quỵ tương đối thấp, nghiên cứu cho thấy 58,5% không biết về các yếu tố nguy cơ độtquỵ như bệnh tiểu đường và 59,9% không xác định được các dấu hiệu cảnh báo độtquỵ, bao gồm cả sự bất đối xứng trên khuôn mặt [39].

1.5.2 Tại Việt Nam

Tác giả Nguyễn Thị Thuý Hà (2021) nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng vàkiến thức dự phòng đột quỵ trên 100 người bệnh tăng huyết áp là cán bộ cao cấpQuân đội điều trị nội trú tại Khoa A1-A và ngoại trú tại Khoa C1-2 cho kết quả: tuổitrung bình của đối tượng nghiên cứu là 65 tuổi Các yếu tố nguy cơ đột quỵ phổ biếnđược các đối tượng nghiên cứu xác định là tăng huyết áp (88%), béo phì (64%), cácbệnh lý tim mạch (62%) Các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác được xác định bao gồmtuổi cao (58%); căng thẳng (54%), hút thuốc lá (58%), uống rượu bia (58%) Cáctriệu chứng báo hiệu đột quỵ chủ yếu được các đối tượng nghiên cứu xác định là độtngột tê dại, yếu, liệt 1 bên cơ thể (78%), rối loạn lời nói (70%), đột ngột không nhìnthấy (48%) Để dự phòng đột quỵ, các đối tượng nghiên cứu cho rằng cần phát hiệnvà điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ (60%), lối sống khoa học và hợp lý (80%), ănhạn chế muối (62%) và không uống rượu (64%) Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận:Hiểu biết của người bệnh tăng huyết áp là cán bộ cao cấp Quân đội về dự phòng độtquỵ não còn chưa cao Việc tuyên truyền, giáo dục các kiến thức dự phòng đột quỵcho người bệnh tăng huyết áp, người cao tuổi trong Quân đội là rất cần thiết để dựphòng đột quỵ [10].

Đinh Hữu Hùng và cộng sự (2020) nghiên cứu tăng huyết áp ở người bệnh độtquỵ xuất huyết não tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2020, cho thấy tỷ lệtăng huyết áp ở người bệnh đột quỵ xuất huyết não ở mức rất cao (81,2%) Trong đó,tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp chưa được phát hiện trước khi nhập viện và tỷ lệkhông tuân thủ điều trị đều ở mức cao (lần lượt là 44.9% và 53%) Nghiên cứu cũngđưa ra khuyến nghị: Việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời tăng huyết ápở người dân trong cộng đồng, đặc biệt là ở những người có tiền sử đột quỵ xuất huyếtnão là vô cùng quan trọng [15].

Trang 33

Tác giả Chu Thị Hoàng Anh nghiên cứu đánh giá kiến thức và thực hành dựphòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp thuộc chương trình quản lý ngoại trú– khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2019 đã cho kết quả: vềkiến thức về đột quỵ não của người bệnh, chỉ có 47,75% người bệnh cho rằng tănghuyết áp gây nguy cơ ĐQN cao nhất nhưng vẫn có 10,75% ĐTNC không biết bệnhnào làm tăng nguy cơ ĐQN Ch ỉ số ít người bệnh tăng huyết áp có kiến thức đột quỵnão ở mức đạt, chiếm 37,5%, phần lớn người bệnh tăng huyết áp có kiến thức chưađạt, chiếm 64,25% [1].

Đỗ Thị Thu Hiền (2020) nghiên cứu: thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵnão của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại bệnh viện Nội tiết Trungương năm 2020, cho kết quả: Kiến thức về dự phòng đột quỵ não của đối tượngnghiên cứu: Có 71,8% người bệnh có kiến thức về dự phòng đột quỵ não mức độ đạt,có 28,2% người bệnh có kiến thức về phòng đột quỵ não mức độ không đạt [12].

Tác giả Đinh Thị Yến (2017) can thiệp giáo dục sức khỏe thay đổi nhận thức vềđột quỵ não của người cao tuổi tại xã Giao Lạc - Giao Thủy - Nam Định cho thấy: Tỷlệ nhận thức đúng não là cơ quan tổn thương là 51,7% Nhận thức về dấu hiệu cảnhbáo ĐQN ở mức độ đạt chiếm 67,2%; nhận thức tốt là 55%; không đạt 32,8%; nhậnthức về yếu tố nguy cơ ĐQN ở mức đạt là 66,7%; nhận thức tốt là 55,6 %; không đạtvề yếu tố nguy cơ là 33,3% [29].

Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tuấn và cộng sự cho kết quả thái độ của đốitượng nghiên cứu nhận định về bệnh đột quỵ não là nguy hiểm (92%), và đều chorằng bệnh có thể dự phòng được và rất cần được tư vấn truyền thông để nâng cao hiểubiết về bệnh đột quỵ Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tình tỷ lệ người bệnhcó thái độ tốt về những thuận lợi khi phòng ngừa đột quỵ não chiếm 54,7% và thái độtốt về những khó khăn khi thực hiện phòng ngừa đột quỵ não thứ phát chiếm 98%.

Hà Thị Thanh Trang đánh giá nhận thức về yếu tố nguy cơ và biểu hiện cảnhbáo đột quỵ não ở người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược

Trang 34

Huế, kết quả như sau: Tỷ lệ nhận thức đạt và không đạt về yếu tố nguy cơ đột quỵnão (YTNCĐQN) lần lượt là 29,4% và 70,6% Yếu tố nguy cơ được xác định nhiềunhất là tăng huyết áp (75,9%) Tỷ lệ nhận thức đạt và không đạt về biểu hiện cảnh báođột quỵ não (BHCBĐQN) lần lượt là 51,8% và 48,2% Biểu hiện cảnh báo đột quỵnão được xác định nhiều nhất là: Đột ngột tê hoặc yếu liệt vận động nửa người(82,4%) [26].

1.6 Tổng quan một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ dự phòng độtquỵ não của người bệnh tăng huyết áp.

Nghiên cứu của tác giả Addisu Taye Abate (2019) cho thấy: Trình độ văn hoácao, còn trẻ, sống ở thành thị và có đủ thu nhập hàng tháng có liên quan đáng kể đếnkiến thức chung của người bệnh tăng huyết áp về đột quỵ Như vậy người bệnh có thunhập thấp, trình độ văn hoá kém hơn, đối tượng sống ở nông thôn lại là các đối tượngcó nguy cơ cao (tăng huyết áp) cần được quan tâm tư vấn giáo dục sức khoẻ hơn [31].

Adane Birhanu Nigat (2021) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến kiến thức vềcác dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở người bệnh tăng huyết áp cho kết quả: Độ tuổi trẻhơn (AOR: 2,82; KTC 95%: 1,18, 6,74), cư trú ở thành thị (AOR: 2,9; KTC 95%:1,04, 8,11), được giáo dục (AOR: 2,6; KTC 95%: 1,09, 6,23) và có thời gian dài theodõi tăng huyết áp (AOR: 2,7; KTC 95%: 1,25, 5,81) có liên quan đáng kể với kiếnthức tốt về các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ [44].

Bên cạnh đó tác giả Sarafadeen Adeniyi Arisegi1 cũng chỉ ra rằng: Giáo dụcchính quy có mối tương quan với kiến thức về các dấu hiệu hoặc triệu chứng củaĐQN (OR = 3,99, 95% CI = 1,58-10,13, p = 0,004), các yếu tố nguy cơ ĐQN (OR =4,24, 95% CI = 1,68-10,67, p = 0,002) và dự phòng ĐQN (OR = 3,45, 95% CI =1,09-10,93, p = 0,035) [33].

Tại Việt Nam: Đỗ Thị Thu Hiền (2020) tìm hiểu một số yếu tố liên quan đếnkiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường typeII tại bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: Tuổi, thời gian mắc bệnh, giới tính,nghề nghiệp, tiền sử gia đình có người mắc bệnh đột quỵ não không có mối

Trang 35

liên quan với kiến thức về dự phòng bệnh của đối tượng nghiên cứu với p > 0,05.Trình độ học vấn, nguồn thông tin nhận được, chỉ số xét nghiệm (HbA1C,Cholesterol, Triglycerid) lại có mối liên quan với kiến thức dự phòng đột quỵ não củangười bệnh [12].

Tác giả Đinh Thị Yến nghiên cứu và tìm ra: Có mối liên quan độc lập giữa haiyếu tố là nghề nghiệp và trải nghiệm ĐQN với nhận thức đạt về dấu hiệu cảnh báoĐQN với các chỉ số lần lượt là OR=6,379; p=0,024 và OR= 0,191; p=0,000 [29].

Hà Thị Thanh Trang khi đánh giá nhận thức về yếu tố nguy cơ và biểu hiệncảnh báo đột quỵ não ở người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện trường Đại học YDược Huế lại tìm thấy các yếu tố liên quan với nhận thức đạt yếu tố nguy cơ đột quỵlà tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập bình quân, tình trạng hôn nhân Cácyếu tố liên quan với nhận thức đạt biểu hiện cảnh báo đột quỵ là tuổi, thu nhập bìnhquân, tình trạng hôn nhân [26].

Như vậy, trên Thế giới và Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnhĐQN Kết quả từ những nghiên cứu trên cho thấy trên thế giới hay tại Việt Nam, tănghuyết áp chính là nguyên nhân dẫn đến ĐQN Cũng từ các nghiên cứu này đều chothấy kiến thức của người bệnh về ĐQN còn nhiều hạn chế, từ kiến thức chưa đúngdẫn đến những thói quen trong cuộc sống chưa đúng, gây nên ảnh hưởng đến chất

lượng cuộc sống của họ Chính vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng kiếnthức, thái độ của người bệnh tăng huyết áp tại Trung tâm y tế huyện Gia Lộctỉnh Hải Dương năm 2023” Nhằm mô tả và xác định một số yếu tố liên quan đến

kiến thức, thái độ dự phòng ĐQN của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Trung tâmy tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương.

Trang 36

1.7 Khung nghiên cứu

Yếu tố nhânkhẩu - xã hội

- Tuổi- Giới tính- Nghề nghiệp- Trình độ họcvấn

mô 215 giường bệnh, được phân bố ở 13 khoa lâm sàng với chức năng cung cấpdịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồichức năng, Dân số & phát triển và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Trang 37

Khoa khám bệnh trực thuộc trung tâm, thực hiện hoạt động khám ban đầucho hàng trăm nghìn lượt người bệnh thuộc các nhóm bệnh lý hệ nội, ngoại vàchuyên khoa, ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, hiện đại, không ngừng nâng caochất lượng các dịch vụ kỹ thuật trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đảm bảoan toàn tính mạng cho người bệnh Khoa có hai phòng khám bệnh nội khoachuyên về tim mạch, hoạt động chính là khám ban đầu các bệnh lý tim mạch vàquản lý người bệnh ngoại trú có bệnh lý về huyết áp và tim mạch Đối vớingười bệnh thuộc chương trình ngoại trú, quy trình khám bệnh tại khoa khámbệnh như sau:

Bước 1: Người bệnh đến quầy tiếp nhận thông tin, điền đầy đủ thông tin vàophiếu khai thông tin như: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, …

Bước 2: Lấy số thứ tự và được hướng dẫn chờ khám theo quy định.Bước 3: Thực hiện khám, làm xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 4: Quay về phòng khám ban đầu chờ kết quả xét nghiệm, kếtluận của bác sĩ điều trị.

Bước 5: Lấy đơn thuốc, lĩnh thuốc, hoàn tất thủ tục thanh toán.

Hàng ngày Trung tâm tiếp nhận và điều trị cho khoảng 305 lượt người bệnh.Trong đó có khoảng 30-40 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú Với tỷ lệngười bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm như vậy, đòi hỏi nhân viêny tế cần có kế hoạch tư vấn những biến chứng cũng như nguy cơ dẫn đến đột quỵ nãocủa họ Nhằm đánh giá kiến thức, thái độ của người bệnh tăng huyết áp về vấn đềnày, từ đó đưa ra các khuyến nghị để nâng cao nhận thức cho người bệnh tăng huyếtáp, tôi đã thực hiện đề tài này.

Trang 38

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

Là người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Gia Lộc tỉnh Hải Dương.

Người bệnh đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Người bệnh đã có biến chứng đột quỵ não;- Người bệnh đang mắc các bệnh cấp tính;

- Người bệnh có tiền sử rối loạn tâm thần, mất khả năng nhận thức.

2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm y tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương.Thời gian nghiên cứu: từ 4/2023 đến tháng 8/2023.

Thời gian thu thập số liệu: từ 4/2023 đến tháng 6/2023.

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Chọn α = 0.05, độ phân chuẩn Z = 1,96

Trang 39

p =0,562 (theo nghiên cứu của tác giả Fahad M Alhowaymel và cộng sự (2023)thì tỉ lệ người bệnh tăng huyết áp có kiến thức về bệnh đột quỵ não là 56,2% [32].

d là độ chính xác tuyệt đối mong muốn, chọn d = 0,1

Thay các chỉ số vào công thức trên ta tính được n = 95 người bệnh; dự phòng15% số mẫu sai lệch, tổng số mẫu cần thu thập là n = 110 người bệnh.

Tuy nhiên, trong thời gian thu thập số liệu, nghiên cứu đã thu thập toàn bộ sốngười bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú đủ tiêu chuẩn lựa chọn tại Trung tâm y tếhuyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương và được 178 đối tượng nghiên cứu Do đó, cỡ mẫutrong nghiên cứu n = 178.

2.5 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện, liên tục cho đến khi đủ số mẫu cần thiết Lấy tất cả cáctrường hợp đủ tiêu chuẩn chọn mẫu.

2.6 Phương pháp thu thập số liệu

Tiến trình thu thập thông tin

Bước 1: Lựa chọn cộng tác viên: Chọn 3 cộng tác viên là điều dưỡng viên củaTrung tâm y tế huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương Các cộng tác viên sẽ được ngườinghiên cứu chính hướng dẫn đầy đủ về nội dung thu thập và được tập huấn về cáchthức thu thập thông tin trước khi tiến hành lấy thông tin trên người bệnh.

Bước 2: Lựa chọn người bệnh vào nhóm nghiên cứu theo phương pháp chọnmẫu thuận tiện, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Bước 3: Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiêncứu Nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu đồng ý thamgia đề tài nghiên cứu.

Bước 4: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã đượcthiết kế Thời gian cho mỗi trường hợp khoảng 30 phút Ngay sau khi phỏng vấnxong, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả những thông tinliên quan không bị bỏ sót.

Kỹ thuật thu thập số liệu

Số liệu sẽ được thu thập tại khoa khám bệnh của trung tâm y tế: tiến hành

Trang 40

phỏng vấn cho người bệnh sau khi người bệnh đã quay về phòng khám ban đầu chờkết quả xét nghiệm, kết luận của bác s ĩ điều trị Địa điểm tại phòng tư vấn của khoakhám bệnh Đối với thông tin về chiều cao, cân nặng, nhóm cộng tác viên đã đo chiềucao và quan sát, ghi thông số khi cân cho người bệnh.

2.7 Công cụ thu thập số liệu, tiêu chuẩn đánh giá * Căn cứ xây dựng bộ công cụ nghiên cứu:

Bộ công cụ trong đề tài này được tham khảo và xây dựng dựa trên hai bộ côngcụ có sẵn trong các nghiên cứu trước đó Để phù hợp với thực tế tại địa điểm triểnkhai nghiên cứu, trước khi đưa vào sử dụng bộ công cụ nghiên cứu này, tôi đã thamkhảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh và tim mạch tại các bệnh việnsau đó triển khai phỏng vấn thử nghiệm trên 30 người bệnh, đồng thời kiểm định độtin cậy của bộ công cụ đánh giá kiến thức và thái độ dự phòng đột quỵ não bằngCronbach's alpha Sau khi hoàn thiện, bộ công cụ được đưa vào triển khai thu thập sốliệu.

- Phần câu hỏi về kiến thức đột quỵ não được xây dựng dựa trên tham khảo từbộ công cụ Stroke Knowledge Test (SKT) của Karen Sulivian [49] và nghiên cứuchủa Chu Thị Hoàng Anh [1].

- Phần câu hỏi về thái độ đột quỵ não được xây dựng dựa trên tham khảo từ bộ công cụ của tác giả Fahad M Alhowaymel [32].

Sau khi xây dựng xong bộ công cụ, tôi đã tiến hành gửi các chuyên gia để xiný kiến, có 100% chuyên gia đồng thuận với bộ công cụ mà nghiên cứu đưa ra Tôicũng đã khảo sát thử nghiệm trên 30 người bệnh để kiểm tra độ tin cậy của bộ côngcụ Cronbach's alpha = 0,705.

Với kết quả kiểm định trên, bộ công cụ được sử dụng để thực hiện điều tra trên178 đối tượng nghiên cứu.

* Bộ công cụ thu thập và tiêu chuẩn đánh giá:

Phần A: Thông tin chung từ câu A1 đến câu A12 gồm: Tuổi, giới tính, trình độvăn hóa, nghề nghiệp, chỉ số huyết áp của người bệnh, thời gian mắc bệnh tăng

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan