Bệnh tiến triển chậm, có khuynh hướng mạn tính, cường độ triệu chứng cũngtăng giảm thất thường, đôi khi tiến triển giống như nhân cách bệnh.Bệnh không có các biểu hiện khởi phát rõ rệt,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Đặc điểm lịch sử và khái niệm về bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt
Rối loạn dạng phân liệt và rối loạn loại phân liệt được một nhà tâm thần học người Na-uy là Gabriel Langfeld mô tả vào năm 1939 Rối loạn này được biểu hiện bằng các triệu chứng như:
Tác phong kỳ dị, tư duy và cảm xúc khác thường giống như bệnh tâm thần phân liệt, nhưng không có nét bất thường rõ rệt và đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh. Đây là một loại rối loạn mà việc xác định chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn vì:
Các triệu chứng loạn thần thường không sâu sắc, không có tính hệ thống,mang tính nhất thời Người bệnh vẫn có thể thích ứng được với xã hội với nghề nghiệp, khả năng lao động sáng tạo ít bị ảnh hưởng Các mối quan hệ của người bệnh với gia đình, xã hội vẫn còn được duy trì trong một thời gian dài.
Bệnh tiến triển chậm, có khuynh hướng mạn tính, cường độ triệu chứng cũng tăng giảm thất thường, đôi khi tiến triển giống như nhân cách bệnh.
Bệnh không có các biểu hiện khởi phát rõ rệt, bản thân người bệnh và gia đình họ cũng không xác định được chính xác thời điểm khởi phát bệnh.
Những người bệnh bị mắc rối loạn loại phân liệt thường có quan hệ di truyền với người bệnh tâm thần phân liệt [13].
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu và phân loại
Trước đây theo quan niệm của đa số các nhà tâm thần học thì rối loạn loại phân liệt được coi là tâm thần phân liệt thể nhẹ, là trạng thái ranh giới giữa người thường và người bệnh, nhất là ở những trường hợp người bệnh chỉ biểu hiện một vài nét tính cách bất thường hay các triệu chứng suy nhược, nghi bệnh…Còn theo trường phái tâm thần học Nga thì coi rối loại loại phân liệt là tâm thần phân liệt thể tiến triển lờ đờ.
Khoảng đầu thế kỷ 19, các nhà tâm thần học cũng đã chú ý đến một nhóm bệnh với các triệu chứng không điển hình mà không thể xếp vào bệnh tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực (PMD).
Năm 1890 Kreapelin E đã đưa ra thuật ngữ “Tâm thần không điển hình
- Atypical psychosis” để chỉ các trạng thái bệnh như trên và về sau này nó được mô tả ở một số thuật ngữ khác nhau như: phân liệt cảm xúc, loạn thần dạng phân liệt… Đầu thế kỷ XX năm 1932, tại hội nghị quốc tế về bệnh tâm thần phân liệt, người ta cũng chú ý đến vấn đề tâm thần phân liệt "lành tính" và phân định ranh giới bệnh tâm thần phân liệt thật sự với các hội chứng bệnh có tính chất giống phân liệt.
Năm 1939 Gabriel Langfeldt đã chia người bệnh tâm thần phân liệt có triệu chứng loạn thần làm hai nhóm:
Nhóm tâm thần phân liệt thật sự Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của giải thể nhân cách, tự kỷ, cảm xúc cùn mòn, khởi phát sớm và tri giác sai thực tai, trong tâm thần phân liệt thực sự.
Nhóm các loạn thần dạng phân liệt Đây là một loại rối loạn có tiên lượng tốt hơn và tác giả đưa ra khái niệm “Rối loạn loại phân liệt - Schizophrenia form disoder” để chỉ nhóm người bệnh có triệu chứng lâm sàng giống tâm thần phân liệt song khởi phát cấp diễn.
Tới năm 1992 trong bảng phân loại quốc tế lần thứ 10, rối loạn loại phân liệt được tách hẳn ra thành một đơn vị bệnh lí độc lập.
Song song với hệ thống phân loại bệnh quốc tế, hệ thống phân loại bệnh của hội Tâm thần học Mỹ (DSM) đã đưa ra khái niệm rối loạn dạng phân liệt có nhiều điểm tương đồng với tâm thần phân liệt Tuy nhiên có một điểm khác là nhiều trường hợp sẽ tiến triển thành Tâm thần phân liệt ở giai đoạn sau [17].
Số liệu từ nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ rối loạn dạng phân liệt trong cuộc đời là 0,2%
Tỷ lệ mắc trong 1 năm là 0,1%.
Tỷ lệ mắc bệnh chung 0,5% dân số.
Thường gặp ở thanh thiếu niên [6].
1.1.4 Bệnh nguyên, bệnh sinh rối loạn dạng phân liệt.
Cũng như trong tâm thần phân liệt cho đến nay bệnh nguyên bệnh sinh của rối loạn dạng phân liệt vẫn chưa rõ ràng Nhóm bệnh này tạo ra một quần thể không đồng nhất một số giống tâm thần phân liệt, một số khác lại giống rối loạn cảm xúc.
Có rất nhiều nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh song không một yếu tố nào độc lập hoàn toàn có đủ sức thuyết phục Các nghiên cứu thấy rằng:
1.1.4.1 Những bất thường của cấu trúc và chức năng não.
Những nghiên cứu về hình ảnh đại thể và chức năng não trong các người bệnh rối loạn dạng phân liệt có thiếu sót và hoạt hóa ở vùng dưới trán giống như tâm thần phân liệt Một nghiên cứu khác thực hiện nghiệm pháp hoạt hóa, nhận thấy thiếu sót giới hạn ở bán cầu trái và ức chế hoạt động của thể vân, điều đó cho thấy có sự tương đồng về mặt sinh lí giữa 2 loại bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn loại phân liệt Mặc dù, một số tài liệu nghiên cứu về chụp cắt lớp não và cộng hưởng từ vi tính, cho thấy trong rối loạn dạng phân liệt có giãn rộng các não thất, nhưng không giống trong tâm thần phân liệt, giãn não thất trong rối loạn dạng phân liệt không liên quan đến kết quả lượng giá kích thước cũng như lượng giá sinh học [13].
1.1.4.2 Giả thuyết về hoạt động điện của da và mùa sinh.
Nhiều nghiên cứu đã thấy: có sự khác biệt về hoạt động điện của da giữa tâm thần phân liệt và rối loạn dạng phân liệt Kết quả cũng thấy rằng: Các người bệnh tâm thần phân liệt sinh vào những tháng mùa đông và mùa xuân có giảm đáp ứng trong dẫn truyền da, nhưng không có trong rối loạn dạng phân liệt, đây là điều khác biệt giữa hai bệnh lý này.
Các nghiên cứu bệnh học cho thấy những người bệnh bị mắc rối loạn dạng phân liệt thường có quan hệ di truyền với các người bệnh tâm thần phân liệt.
1.1.4.4 Đặc điểm lâm sàng rối loạn dạng phân liệt
Một số các nét lâm sàng sau đây là nét lâm sàng chung của bệnh:
Tác phong kì dị, tư duy, cảm xúc khác thường giống như trong bệnh tâm thần phân liệt.
Cơ sở thực tiễn
tự giác dùng thuốc, thực hiện tốt các liệu pháp điều trị [12], [13], [17] 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng chăm sóc người bệnh Rối loạn tâm thần dạng phân liệt trên thế giới
WHO nghiên cứu hợp tác với 12 trung tâm nghiên cứu ở 10 quốc gia đã theo dõi các nhóm dân cư được xác định theo địa lý trong 2 năm để xác định các bệnh nhân lần đầu có các triệu chứng của bệnh tâm thần cần sự trợ giúp của y tế. Tổng cộng có 1379 người đáp ứng các tiêu chí với bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn tâm thần dạng phân liệt và các rối loạn không liên quan đến cảm xúc, Sau 2 năm theo dõi kết quả cho thấy: người bệnh tâm thần ở các nước đang phát triển có diễn biến tốt hơn so với bệnh nhân ở các nước phát triển, và sự khác biệt không thể được giải thích đầy đủ bởi tần suất khởi phát cấp tính cao hơn ở các nước phát triển Các kết quả này hỗ trợ mạnh mẽ cho quan điểm cho rằng bệnh tâm thần phân liệt và các rối loạn dạng phân liệt xảy ra với tần suất tương đương ở các quần thể khác nhau và ủng hộ những phát hiện trước đó rằng tiên lượng bệnh tốt hơn ở các nước đang phát triển Điều này cho thấy xã hội càng phát triển, công nghiệp hoá càng cao có ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh và diễn biến bệnh tâm thần nói chung và tâm thần dạng phân liệt nói riêng [17].
Zarata nghiên cứu so sánh bệnh nhân rối loạn dạng tâm thần phân liệt giai đoạn đầu (N = 12) và bệnh nhân tâm thần phân liệt ( N = 18) trong bối cảnh: Rối loạn tâm thần dạng phân liệt vẫn chưa được hiểu rõ và đã được báo cáo có lẽ là một nhóm rối loạn tâm thần không đồng nhất Các tác giả đề xuất rằng rối loạn dạng tâm thần phân liệt có kiểu khởi phát và kết quả khác với bệnh tâm thần phân liệt Bệnh nhân được đánh giá rộng rãi ở lần đánh giá ban đầu, theo dõi 6 tháng và theo dõi 24 tháng.
So sánh giữa hai nhóm được thực hiện về loại khởi phát, nhân khẩu học, xếp hạng lâm sàng và các biến số kết quả Kết quả nghiên cứu cho thấy : Bệnh nhân rối loạn dạng tâm thần phân liệt so với bệnh nhân tâm thần phân liệt có nhiều khả năng khởi phát cấp tính hơn (
P = 0,003) và hồi phục sau 6 tháng (P = 0,03) Tuy nhiên, không có sự khác biệt về kết quả sau 24 tháng Hơn nữa, tất cả các trường hợp bệnh tâm thần phân liệt ngoại trừ hai trường hợp đều được chẩn đoán lại lúc 24 tháng là mắc bệnh tâm thần phân liệt Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận: sự khác biệt ban đầu của rối loạn dạng tâm thần phân liệt so với tâm thần phân liệt là không rõ ràng sau 24 tháng theo dõi Rối loạn dạng tâm thần phân liệt không nổi lên như một dạng rối loạn tâm thần có tính đặc biệt và ổn định cao, xứng đáng được phân loại chẩn đoán tách biệt với bệnh tâm thần phân liệt Điều này đỏi hỏi nhân viên y tế khi chăm sóc, điều trị cho người bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt cần có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên vì sự phức tạp của bệnh [16].
1.2.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh Rối loạn tâm thần dạng phân liệt tại Việt Nam
Trong bối cảnh gần 3 triệu người Việt Nam mắc các rối loạn tâm thần nghiêm trọng điển hình như tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và các biểu hiện nghiêm trọng khác về lo âu và trầm cảm, chi phí điều trị kéo dài gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân Nguyễn Thị Giàu (2021) nghiên cứu phân tích chi phí điều trị bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang năm 2020 bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên 2288 hồ sơ bệnh án nội trú, đơn thuốc ngoại trú, biên bản làm việc của Tổ giám định bảo hiểm y tế (BHYT) tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang Kết quả: Tổng chi phí khám chữa bệnh (KCB) là 14,94 tỷ đồng,trung bình 6.872.720 đồng/đợt điều trị, chủ yếu là giường bệnh và thuốc uống, bệnh nội trú và ngoại trú có chi phí điều trị trung bình một đợt cao nhất: tâm thần phân liệt,bệnh động kinh Tổng chi phí từ chối thanh toán BHYT là 33.089.471 đồng Lý do từ chối thanh toán: chỉ định thuốc động kinh không phù hợp chẩn đoán, mã số bác sĩ trên phần mềm không đúng với hồ sơ bệnh án, vượt định mức bàn khám, khám chữa bệnh trái tuyến Như vậy, bệnh tâm thần có chi phí điều trị khá cao, tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần dạng phân liệt gây thiệt hại về kinh tế nặng nề nhất Cho thấy gánh nặng về kinh tế đối với bệnh tâm thần nói chung và tâm thần phân liệt, các rối loạn tâm thần dạng phân liệt nói riêng đã là một thách thức cho xã hội hiện nay [3].
Lê Thị Hương nghiên cứu “Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhân rối loạn tâm thần dạng phân liệt điều trị nội trú tại viện sức khoẻ tâm thần, bệnh viện Bạch Mai năm 2020 – 2021” cho thấy: Tâm thần dạng phân liệt gặp ở nam và nữ với tỷ lệ tương đương nhau, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 32,71±10,82; đa phần các bệnh nhân tuân thủ điều trị một phần (56,2%) Các bệnh nhân có rối loạn nhiều mặt trong hoạt động tâm thần, trong đó 66,7% bệnh nhân có ảo giác, 80,4% bệnh nhân có hoang tưởng, 69,9% bệnh nhân lo lắng, căng thẳng Có tới 68% bệnh nhân chán ăn/ăn kém và 54,9% bệnh nhân ngủ ít hơn 2h/đêm Kết quả chăm sóc, điều trị thuyên giảm một phần chiếm tỷ lệ cao nhất với 66% Những kết quả này cho thấy tính nghiêm trọng của các triệu chứng trên người bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt, đòi hỏi người điều dưỡng khi chăm sóc không chỉ cần có kiến thức chuyên môn tốt mà cần cả lòng nhân ái, tận tuỵ, hết lòng vì người bệnh thì mới hoàn thành tốt được công việc [4]
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Tú nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức ở người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc – một dạng của rối loạn tâm thần dạng phân liệt điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần trung ương I Kết quả cho thấy: Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu 38±12,1; Tỉ lệ nam 68,9 % và nữ là 31,1% Tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn nhận thức: 59,02%; tỷ lệ rối loạn trí nhớ là 63,9%; rối loạn chú ý là 44,3% và rối loạn chức năng điều hành là 62,3%.Trong rối loạn chức năng chú ý, tỷ lệ rối loạn di chuyển chú ý là cao nhất với86,1%, sau đó đến duy trì chú ý 52,8% và 41,7% người bệnh có giảm tập trung chú ý Chức năng trí nhớ với nhớ lại có trì hoãn rối loạn với 83,3%, rối loạn trí nhớ hình ảnh là 72,2%, trí tức thì là 66,7%, trí nhớ lời nói là 50%.Với chức năng điều hành, tốc độ tâm thần vận động suy giảm lên đến 83,3%, sau đó đến khả năng lên kế hoạch 80,6% và khả năng kiến tạo thị giác 75%, sắp xếp công việc 69,4%; khả năng giải quyết vấn đề, sự lưu loát lần lượt chiếm 63,9 % và 61,1%; khả năng tính toán và ngôn ngữ đều ở khoảng 58,3% và tư duy trừu tượng có 38,9% rối loạn Các kết quả này cho thấy nhu cầu chăm sóc và tự chăm sóc cửa người bệnh rối loạn dạng phân liệt là cao, người bệnh cần được tăng cường phục hồi chức năng, nhất là phục hồi trí nhớ và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, giao tiếp) để có thể hoà nhập cộng đồng Đây là nhiệm vụ mà người điều dưỡng cần giúp người bệnh trong quá trình chăm sóc và điều trị tại bệnh viện tuy nhiên cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình để có kết quả tốt nhất [11].
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại bệnh viện
sỹ của bệnh viện tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm, cùng với những thiết bị máy móc tiến tiến hiện đại như máy Chụp CT - Scanner sọ não, máy siêu âm, máy kích thích từ xuyên sọ, biện pháp sốc điện, máy chụp Xquang… để đạt kết quả cao trong công tác điều trị, chăm sóc và sự hài lòng của người bệnh
Thực tế người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại khoa phục hồi chức năng ở Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ được chăm sóc như nhau, người bệnh được các y bác sỹ và người nhà chăm sóc, sau đây là một trường hợp bệnh cụ thể về chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt tại khoa phục hồi chức năng Bệnh Viện Tâm Thần Phú Thọ.
2.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại bệnh viện:
Người bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt cần được sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ của nhân viên y tế.
Thực hiện y lệnh thuốc đúng, kịp thời
Theo dõi diễn biến bệnh chặt chẽ
Thường xuyên nói chuyện, động viên, an ủi người bệnh giúp người bệnh lạc quan hơn, tránh các yếu tố gây căng thẳng và lo lắng cho người bệnh.
Tập thể dục hàng ngày để giúp người bệnh giảm căng thẳng, stress, nâng cao sức khỏe. Ăn uống điều độ, theo dõi và quản lý sát người bệnh.
Sau đây là 01 trường hợp bệnh cụ thể:
Họ và tên người bệnh: NGUYỄN THỊ TIẾN
Nghề nghiệp: Nông Dân Địa chỉ: Chí Tiên – Thanh Ba – Phú Thọ
Vào viện ngày: 11 giờ 10 phút ngày 04/011/2023
Lý do vào viện: Mất ngủ, cáu gắt vô cớ
Chẩn đoán y khoa: Rối loạn Tâm thần dạng phân liệt
Theo người nhà bệnh nhân kể: Bệnh nhân có tiền sử điều trị tại BVTT Phú Thọ chẩn đoán: F21, cấp sổ điều trị ngoại trú về nhà uống thuốc không đều (Aminazin 25mg x 03v/ 24h) Bệnh tái phát 02 ngày nay (từ ngày 02/11/2023) với biểu hiện: Đêm mất ngủ, nói nhiều, không chủ đề nhất định, cáu khùng vô cớ, chửi mắng người thân, đi lại nhiều, ăn uống thất thường, nghe thấy tiếng nói trong đầu Gia đình xin cho bệnh nhân vào viện điều trị tại khoa Phục hồi chức năng.
Hiện tại qua 01 thời gian nằm điều tri nội trú tại khoa: tỉnh tiếp xúc được ăn ngủ tốt hơn, tiếng nói trong đầu xui khiến giảm chỉ xuất hiện lẻ tẻ thưa dần, không còn nghi ngờ gia đình hại mình nữa, vệ sinh được, tiếp xúc với mọi người hơn.
+ Từ nhỏ đến lớn phát triển thể chất và tâm thần bình thường
+Đã điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Phú Thọ năm 2017 +Gia đình không có ai bị bệnh tâm thần hay động kinh.
+Nhịp thở: 19 l/p b Các cơ quan khác
Tuần hoàn: nhịp tim đều, T1, T2 rõ
Hô hấp: lồng ngực cân đối, nhịp thở đều
Tiêu hóa: bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy Thận, tiết niệu, sinh dục: bình thường
Tai, mũi, họng: bình thường
Răng, hàm, mặt: bình thường c Các xét nghiệm đã được làm:
Xét nghiệm máu: Công thức máu, sinh hóa máu
Xét nghiệm nước tiểu Điện não
Lưu huyết não Điện tim
Test tâm lý d Nội khoa và thần kinh: không có gì đặc biệt e Tâm thần:
Biểu hiển chung: căng thẳng hằn học, phải trói đưa vào viện Nay đã hết Ý thức: không rối loạn.
Tình cảm, cảm súc: cảm xúc thờ ơ khô lạnh, khí sắc giảm, nét mặt buồn.
Tri giác: ảo thanh xui khiến, nay đã hết
Hình thức tư duy: nhịp nhanh, tư duy không liên quan, bác sỹ hỏi một câu hỏi, phần lớn người bệnh trảl lời lập đi lập lại một câu duy nhất là (cho tôi về), nay đã giảm
Nội dung tư duy: bị bộc lộ, hoang tưởng bị hại nay còn xuất hiện lẻ tẻ mờ nhạt, cho là tim gan bị nhiễm độc nay đã hết
Hành vi và hoạt động có ý chí: giảm không làm được việc
Hoạt động bản năng: ăn tốt hơn, ngủ được g Các triệu chứng âm tính:
Cảm xúc: cùn mòn ngày càng khô lạnh, thờ ơ với xung quanh
Tư duy: không liên quan, tư duy lặp lại, suy luận bệnh lý theo logic lệch lạc, thiếu hòa hợp.
Hành vi ngày càng xa lánh người thân, xa lánh bạn bè, không còn thích thú với công việc cũ Khả năng làm việc ngày càng giảm tiến tới không làm được bất cứ việc gì trong gia đình.
Không muốn tiếp với ai
Chỉ thích ngồi tư lự một mình và không muốn ra khỏi nhà. h Các triệu chứng dương tính:
Hoang tưởng bị truy hại, bị đầu độc, bị chi phối. Ảo thanh xui khiến: xui tự sát, đánh người
(Tổng hợp quá trình điều trị) Thời gian đầu dùng an thần kinh cổ điển.
Khí sắc giảm, lầm lỳ, các hội chứng khác vẫn còn.
Bỏ Aminazin, thay bằng an thần kinh thế hệ mớiClozapyl
Tiến triển của bệnh khá hơn, người bệnh hành vi tư duy ổn định hơn Không có ảo thanh
Khí sắc giảm, hết hoang tưởng, ảo giác.
Tóm lại: Người bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt thể có biểu hiện, ăn bẩn, uống bẩn cần tìm rõ các mối liên hệ của các triệu chứng Cần giải quyết tốt các triệu chứng, để tác động đến nhận thức của người bệnh tâm thần loại phân liệt nên dùng an thần kinh thế hệ mới.
Trong thời gian NB nằm viện tôi đánh giá hoạt động hàng ngày của NB như sau (Từ ngày 4/11/2023):
- Người bệnh tỉnh, Cảm xúc: cùn mòn ngày càng khô lạnh, thờ ơ với xung quanh.
- Hành vi ngày càng xa lánh người thân, xa lánh bạn bè
- Người bệnh ngủ ít, ăn kém không có cảm giác ngon miệng, điều dưỡng động viên mỗi bữa cũng chỉ ăn được chút ít.
- Tri giác: ảo thanh xui khiến
- Hình thức tư duy: nhịp nhanh, tư duy không liên quan, bác sỹ hỏi một câu hỏi, phần lớn người bệnh trả lời lập đi lập lại một câu duy nhất là (cho cháu về)
- Người bệnh thực hiện các sinh hoạt cá nhân: điều dưỡng phải động viên, hướng dẫn khích lệ mới thực hiện được vệ sinh cá nhân mỗi buổi sáng một cách khó khăn.
- Người bệnh có hoang tưởng, ảo giác.
- Người bệnh ăn uống kém, ngủ kém liên quan đến tình trạng bệnh.
- Người bệnh thờ ơ với sự vật xung quanh do cảm xúc cùn mòn
- Người bệnh có nguy cơ mất các hoạt động tự chăm sóc bản thân và giao tiếp xã hội.
- Làm giảm, hết hoang tưởng, ảo giác cho NB.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng, giấc ngủ cho NB.
- Cải thiện cảm xúc cho người bệnh
- Cải thiện khả năng tự chăm sóc bản thân và chủ động tham gia các hoạt động của NB.
- 8 giờ 00 phút: Bố trí buồng bệnh sạch sẽ, thoáng mát, để người bệnh ở cùng phòng với những người bệnh đã ổn định để tăng khả năng tiếp xúc trao đổi thông tin với người bệnh Giữ buồng bệnh yên tĩnh ở những giờ nhất định để người bệnh ngủ yên.
- 8 giờ 5 phút đo dấu hiệu sinh tồn:
- 8 giờ 10 phút: Theo dõi sát diễn biến bệnh, quản lý người bệnh tại khu vực dễ quan sát.
- Thường xuyên gần gũi, tiếp xúc thăm hỏi, động viên tinh thần người bệnh, giải thích tình trạng bệnh và tiến triển của bệnh cho người bệnh hiểu để hợp tác trong quá trình điều trị.
- Làm tốt công tác tâm lý, giải thích khuyên giải động viên người bệnh yên tâm chữa bệnh, tin tưởng vào điều trị, tạo môi trường tâm lý xã hội lành mạnh Giải thích tình trạng bệnh cho gia đình người bệnh và hướng dẫn cách theo dõi diễn biến bệnh của người bệnh để phòng tình huống nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu bệnh nặng thêm.
- Tăng cường vui chơi giải trí cho người bệnh để loại bỏ những ý nghĩ xấu, không muốn sống, những biểu hiện lệch lạc về bệnh tật
-Theo dõi sát diễn biến bệnh, quản lý NB tại khu vực dễ quan sát.
+ Hiện tại NB tỉnh, tiếp xúc chậm Chưa tham gia các hoạt động vệ sinh buồng bệnh, đi bộ, tập thể dục và các hoạt động liệu pháp khác.
+Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt
Khí sắc giảm, lầm lỳ, các hội chứng khác vẫn còn
Bỏ Aminazin, thay bằng an thần kinh thế hệ mới Clozapyl
- 10 giờ 30 phút: Nói chuyện nhiều hơn với người bệnh, khuyến khích, động viên người bệnh khi người bệnh ăn, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi người bệnh ăn trong bếp ăn tập thể.
+ Cho NB ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nhiều chất xơ, bữa ăn cần phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lượng.
+ Người bệnh đã ăn hết 2/3 xuất cháo thịt.
- 11h30 Đảm bảo giấc ngủ cho NB: Người bệnh ngủ ít, điều dưỡng hướng dẫn NB nên ngủ trưa, tối không đi ngủ quá sớm, tránh để NB nằm trên giường suốt ngày, yêu cầu NB vận động trong ngày tránh vận động nhiều vào buổi tối vì sẽ gây khó ngủ.
- 14h00 Thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân cho NB Người bệnh lười vệ sinh cá nhân, gia đình cũng ít chú ý đến vệ sinh cá nhân cho NB do họ cũng mệt mỏi chán nản Điều dưỡng hướng dẫn và đôn đốc NB vệ sinh cá nhân, đưa NB ra phòng tắm, gội đầu và tắm, thay quần áo sạch cho NB vào 14h00 hàng ngày, đánh răng ngày 2 lần trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy.
+Người bệnh nằm nhiều ít giao tiếp, ít vận động:
+ Động viên NB ngồi dậy tham gia nói chuyện với những người cùng phòng, đi lại ra phòng xem ti vi, ra sân xem đánh bóng truyền.
+ Gần gũi, hướng dẫn NB làm một số công việc như : dọn dẹp đồ của mình trong phòng, quét phòng, đi bộ quanh khuôn viên của Khoa
BÀN LUẬN
Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt tại bệnh viện Tâm thần Phú Thọ
3.1.1 Chăm sóc tâm lý/tinh thần người bệnh
Quá trình chăm sóc và kết quả đạt được: NB được chăm sóc từ lúc vào viện đến lúc ra viện và về với cộng đồng NB được quản lý điều trị, chăm sóc an toàn, NB đã có sự tiến triển rõ rệt về mặt bệnh lý: Người bệnh đã hết trạng thái trầm buồn, dễ khóc, không còn mệt mỏi, cảm thấy thoải mái, tự chăm sóc bản thân và chủ động tham gia nhiều hơn vào quá trình giao tiếp và các hoạt động xã hội. Điều dưỡng đã thực hiện các liệu pháp tâm lý cho người bệnh, điều dưỡng luôn kiên nhẫn lắng nghe, thông cảm, tế nhị, hiểu được tính tình của
NB để lựa lời an ủi, động viên để họ an tâm trở lại và sẻ chia tâm tư, nguyện vọng. Điều dưỡng cũng đã tạo được không khí vui chơi, giải trí cho bệnh nhân tham gia như: đánh bóng chuyền, tập thể dục ngoài sân, trồng cây, làm cỏ, xem ti vi, sinh hoạt nhóm giúp NB cảm thấy thoải mái tinh thần, quên đi những suy nghĩ tiêu cực.
- Quá trình chăm sóc và kết quả đạt được: NB được hướng dẫn, giải thích, công khai thuốc, đảm bảo cho người bệnh uống thuốc tới tận dạ dày và kiểm tra ngay tại buồng tiêm có mặt của Bác sỹ, Dược sỹ, Điều dưỡng.
-Thực hiện đúng, đủ, kịp thời chỉ định của Bác sỹ
- Nhược điểm: Có lúc điều dưỡng chưa theo dõi sát các tác dụng không mong muốn của thuốc sau dùng thuốc.
+ Thuận lợi trong thực hiện y lệnh thuốc cho NB
Tất cả điều dưỡng sẽ cùng phối hợp cho Người bệnh uống thuốc, tiêm thuốc ngay tại buồng tiêm có mặt của Bác sỹ, Dược sỹ, Điều dưỡng.
+ Khó khăn trong thực hiện y lệnh thuốc cho NB: Có NB bỏ thuốc do phủ định bệnh, thấy uống thuốc nóng trong người, tăng cân, đã khỏi bệnh nên không uống nữa,…cho nên dễ bị tái phát Có một số người bệnh tâm thần có lúc dấu thuốc trong tay áo hoặc uống thuốc rồi ngậm trong mồm ra khỏi buồng tiêm là nhổ, làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra, giám sát người bệnh thật kỹ trong quá trình thực hiện y lệnh thuốc Đảm bảo cho người bệnh uống thuốc tới tận dạ dày.
- Quá trình chăm sóc và kết quả đạt được: Người bệnh được ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng
- Ưu điểm: NB ăn theo chế độ ăn mà bác sỹ chỉ định
- Nhược điểm: Thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh chưa đạt kết quả cao
Khẩu phần ăn của người bệnh có lúc chưa đạt về số lượng và chất lượng.
+Thuận lợi trong chăm sóc dinh dưỡng cho NB
Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh theo Thông tư 18/TT- BYT ngày 18/11/2020 Thông tư Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
Chăm sóc NB trong Bệnh viện được chia theo đội chăm sóc, từng NB đều được điều dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bệnh viện
+ Khó khăn trong chăm sóc dinh dưỡng cho NB
Có nhiều người bệnh không ăn được chế độ dinh dưỡng trong bệnh viện,nên ra ngoài mua cơm điều đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trong bệnh viện.
Những NB nặng thì điều dưỡng phải trực tiếp phải ép ăn, bón cơm cho
NB, những bệnh nhân trầm cảm nặng chống đối không chịu ăn uống thì điều dưỡng cho ăn qua sonde dạ dày.
- Biện pháp khắc phục: Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn, động viên NB ăn theo chế độ ăn tại khoa đinh dưỡng, tiết chế của Bệnh viện, lợi ích của việc ăn uống theo chế độ ăn mà bác sỹ đã chỉ định.
- Quá trình chăm sóc và kết quả đạt được: NB được điều dưỡng phổ biến đầy đủ nội quy của bệnh viện cũng như khoa phòng, thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân hàng ngày
- Ưu điểm: Người bệnh được đảm bảo vệ sinh cá nhân, thay quần áo theo đúng Quy định của Bệnh viện.
- Nhược điểm: Vệ sinh cá nhân cho người bệnh chủ yếu là do người nhà người bệnh làm.
+ Thuận lợi trong chăm sóc vệ sinh cho NB Điều dưỡng thực hiện vệ sinh cá nhân cho người bệnh theo Quy định Bệnh viện.
+ Khó khăn trong chăm sóc vệ sinh cho NB: NB Tâm thần thường rất lười vệ sinh cá nhân, điều dưỡng phải động viên, hướng dẫn khích lệ mới thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh cá nhân xong là lại nằm vì mệt mỏi.
Biện pháp khắc phục: Tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh thực hiện vệ sinh để cơ thể luôn khỏe mạnh.
3.1.5 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, thân nhân
- Quá trình GDSK và kết quả đạt được: Công tác Truyền thông – giáo dục sức khỏe được triển khai đều đặn tại Bệnh viện tại các địa điểm khác như: khu vực tiếp đón, khu vực khám và làm thủ tục thanh toán và trong các khoa lâm sàng Điều dưỡng chủ yếu thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe tại buồng bệnh, lồng ghép qua các buổi sinh hoạt Hội đồng người bệnh được diễn ra thường xuyên Các cán bộ điều dưỡng bệnh viện đã thực hiện rất tốt các hoạt động lồng ghép trong các buổi họp do chính quyền tổ chức, các buổi họp của các tổ chức đoàn thể, các buổi khám bệnh tại xã, phường.
- Ưu điểm: Mỗi 1 cán bộ y tế là 1 tuyên truyền viên, NB được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc.
- Nhược điểm: Do tính chất người bệnh tâm thần nên khi GDSK NB tiếp thu chậm và có lúc không đầy đủ.
+ Thuận lợi trong Giáo dục sức khỏe
Bệnh viện đã ban hành tài liệu Giáo dục sức khỏe, có kế hoạch từng tháng, từng quý, cho từng mặt bệnh.
+ Khó khăn trong Giáo dục sức khỏe
Người điều dưỡng chưa được tập huấn bài bản kỹ năng truyền thông- giáo dục sức khỏe, có lúc hiệu quả chưa cao.
Người bệnh tâm thần tiếp thu chậm.
- Biện pháp khắc phục: Công tác giáo dục sức khỏe cho NB, NNNB đòi hỏi người điều dưỡng phải chủ động và có những kiến thức nhất định và khả năng thuyết phục người bệnh Vì vậy điều dưỡng viên cần phải nâng cao hơn nữa khả năng tự học tập trau dồi kiến thức lâm sàng để tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc Sau khi truyền thông phải hỏi NB, NNNB có nắm được nội dung truyền thông không, và nhắc lại nội dung mà nhân viên y tế đã truyền thông.
Kết quả chăm sóc người bệnh Nguyễn Thị Tiến
3.2.1 Chăm sóc về tinh thần
Người bệnh được chăm sóc, giao tiếp thăm hỏi ân cần, động viên yên tâm cùng phối hợp trong quá trình điều trị và chăm sóc, đáp ứng kịp thời các băn khoăn, thắc mắc, đảm bảo về an ninh, an toàn, yên tĩnh trong suốt thời gian điều trị.
Sau thời gian 5 ngày điều trị NB được quản lý điều trị, chăm sóc an toàn, NB đã có sự tiến triển rõ rệt về mặt bệnh lý: Người bệnh đã cải thiện trạng thái thờ ơ, tiếp xúc được, ăn uống khá hơn, có cảm giác ngon miệng, ngủ được nhiều giờ và sâu giấc hơn, không còn mệt mỏi, cảm thấy thoải mái, tự chăm sóc bản thân và chủ động tham gia nhiều hơn vào quá trình giao tiếp và các hoạt động.
3.2.2 Thực hiện các y lệnh thuốc
Thực hiện đúng chỉ định của Bác sỹ điều trị, thực hiện theo 5 đúng, hướng dẫn, giải thích, công khai thuốc, đảm bảo cho người bệnh uống thuốc tới tận dạ dày và kiểm tra ngay tại buồng tiêm có mặt của Bác sỹ, Dược sỹ, Điều dưỡng Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, báo cáo ngay cho Bác sỹ và xử trí kịp thời.
Người bệnh khi vào viện được Bác sỹ khám sàng lọc về dinh dưỡng được chỉ định chế độ ăn phù hợp, được ghi kết quả thực hiện chế độ ăn vào phiếu chăm sóc các trường hợp bệnh lý.
NB được phục vụ tại phòng ăn khoa dinh dưỡng,tiết chế, động viên, ép, bón cho người bệnh ăn khi người bệnh từ chối ăn lúc mới vào khoa và các trường hợp đang điều trị tại khoa.
Phối hợp với các nhà hảo tâm tặng xuất ăn sáng, bữa cơm trưa từ thiện cho người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện.
Người bệnh CSCI và không có người nhà được điều dưỡng chăm sóc về ăn uống, vệ sinh cá nhân
Người bệnh CSCII, CSCIII được hướng dẫn và hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết, được thay và mặc quần áo của Bệnh viện theo đúng Quy chế trang phục
Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về các bệnh thường gặp, sử dụng thuốc, cách chăm sóc người bệnh , dịch bệnh mới nổi, tư vấn về dinh dưỡng; lồng ghép với phổ biến giáo dục pháp luật, bảo hiểm y tế; dịch vụ y tế…và giải đáp thắc mắc của người bệnh và người nhà người bệnh từ Phòng khám vào đến khoa điều trị thông qua các buổi đi buồng, họp hội đồng người bệnh cấp khoa và cấp bệnh viện Ngoài ra phối hợp tốt với Phòng chỉ đạo tuyến làm tốt công tác khám ngoại viện cho các huyện, thị thành theo lịch.
Một số khó khăn trong công tác chăm sóc, điều trị và quản lý người bệnh Rối loạn tâm thần dạng phân liệt
* Nhận thức chưa đúng về bệnh
Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc người bị rối loạn tâm thần dạng phân liệt chưa được theo dõi, chăm sóc, chữa trị chu đáo và các hành vi của những người bị bệnh dễ gây tổn hại đến gia đình và cộng đồng là do nhận thức về căn bệnh này còn khá mơ hồ, chưa đúng mức Ngoài ra, nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra do tình trạng chủ quan, mất cảnh giác Bởi đa số người bị bệnh chỉ biểu lộ suy nghĩ hành vi bất thường khi có cơn hoang tưởng, ảo giác, kích động, còn lúc bình thường nếu không có kinh nghiệm hoặc chuyên môn thì khó nhận biết Lâu nay việc ngăn ngừa, hạn chế các hành vi phá hoại, gây rối, gây án của các đối tượng rối loạn tâm thần dạng phân liệt chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, nhắc nhở để gia đình các đối tượng làm tốt công tác chăm sóc, chữa trị, theo dõi, quản lý, cảnh báo, nhắc nhở mọi người nêu cao tinh thần cảnh giác, ứng phó khi đối tượng lên cơn hoặc có tình huống bất thường Vì vậy các sự việc đáng tiếc do các hành vi của người bệnh bị rối loạn tâm thần dạng phân liệt gây ra trong thực tế là điều khó tránh khỏi.
Một khó khăn nữa là nhiều gia đình, khi con em có dấu hiệu phát bệnh lại chỉ nghĩ đến việc bị ma ám, bị bỏ bùa, trúng tà chứ chưa kịp thời đến các cơ sở y tế để được chăm sóc, chữa trị đầy đủ, đúng khoa học Một số khác thì con em điều trị ở bệnh viện mới tạm ổn đã đưa về nhà và không tiếp tục quản lý,thăm khám theo dõi, điều trị định kỳ tại cơ sở y tế.
Bên cạnh đó không ý thức đầy đủ nên người bệnh uống thuốc thất thường hoặc tự ý bỏ thuốc, không điều trị theo chỉ dẫn, không cho người bệnh tái khám nên bệnh đã tái phát nhiều lần trở thành mãn tính Và thực tế đã chỉ ra rằng, đại đa số người bị rối loạn tâm thần dạng phân liệt đều có hoàn cảnh éo le, khó khăn về kinh tế, gia đình neo người, bố mẹ đã chết hoặc già yếu, con cái bỏ bê không chăm sóc, anh em thân thích không chăm lo.
Gia đình xã hội chưa quan tâm đúng mức
Theo quy định hiện hành các đối tượng rối loạn tâm thần dạng phân liệt phải được gia đình, chính quyền địa phương và một số nghành chức năng khác sớ phát hiện, giám định và đưa vào chữa trị tại các trung tâm chữa bệnh bắt buộc Thế nhưng thực tế hiện nay thì khi người nhà người bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt có dấu hiệu bệnh nặng, thực hiện các hành vi bất thường như la hét, gây rối trật tự công cộng, thậm chí là hành hung người khác, đốt nhà, giết người thì mới đưa vào diện “Được quan tâm” Đặc biệt theo quy định, các đối tượng tâm thần cần được sự bảo vệ khẩn cấp chỉ được chăm sóc, điều trị tại trung tâm không quá 3 tháng, sau đó phải trả về cộng đồng bất kể bệnh tình đã cải thiện hay chưa Đây thực sự là một vấn đề bất cập, trở ngại lớn vì người bệnh được trả lại cộng đồng khi chưa lành, trong khi hầu hết các gia đình thiếu sự quan tâm, làm cho cộng đồng phải lo lắng.
Có thể khẳng định rằng, các đối tượng rối loạn tâm thần dạng phân liệt đã và đang gây ra nhiều rắc rối, hệ lụy cho gia đình và xã hội nhưng việc quản lý, chăm sóc, chữa trị còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu Để chăm sóc người bệnh tốt hơn, hạn chế thiệt hại từ các hành vi do đối tượng này gây ra và đảm bảo an toàn cho cộng đồng, ngoài sự nỗ lực của gia đình thì cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, nghành cũng như toàn xã hội…
Đề xuất các giải pháp cải thiện chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt
Bổ sung và bố trí nhân lực phù hợp phục vụ công tác chăm sóc người bệnh Mở các lớp tập huấn đào tạo lại và đào tạo liên tục cho điều dưỡng về công tác chăm sóc cho người, đồng thời bệnh viện cũng tổ chức tập huấn định kỳ cho các điều dưỡng viên các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng phỏng vấn, công tác truyền thong giáo dục sức khỏe.
Phòng điều dưỡng phối hợp với các điều dưỡng trưởng ở các khoa lâm sang xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh phù hợp với điều kiện của bệnh viện.
Bệnh viện cũng như phòng điều dưỡng phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác chăm sóc của các điều dưỡng viên tại các khoa phòng,đồng thời phòng điều dưỡng phải có bảng kiểm cụ thể để giám sát kiến thức, kỹ năng cũng như tinh thần trách nhiệm của điều dưỡng viên đối với công tác chăm sóc người bệnh.
Hàng năm cần tổ chức các chương trình tập huấn, thi nâng cao tay nghề, điều dưỡng giỏi, thi kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử cho đội ngũ điều dưỡng với nội dung chương trình phù hợp.
Thường xuyên tổ chức khảo sát ý kiến người bệnh và gia đình người bệnh về tinh thần, thái độ phục vụ, giao tiếp ứng xử của đội ngũ điều dưỡng để có biện pháp khen thưởng, xử phạt kịp thời nhằm nâng cao tinh thần, chất lượng phục vụ người bệnh.
Bệnh viện tổ chức lồng ghép tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong họp hội đồng người bệnh cấp,tư vấn trực tiếp cho từng người bệnh và gia đình người bệnh khi đến khám và nằm điều trị nội trú tại các khoa.
Thành lập các câu lạc bộ vui chơi, giải trí, giúp người bệnh tham gia vào các phong trào giao lưu văn nghệ, vui chơi giải trí cũng như tham gia các liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội có tổ chức của bệnh viện.
Cùng với đầu tư trang, thiết bị, bệnh viện cần quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống quản lý công tác điều dưỡng, có phòng riêng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chăm sóc người bệnh bằng phần mềm công nghệ thong tin, thực hiện số hóa các dữ liệu quản lý người bệnh.
Tiếp tục nghiên cứu đề xuất hoàn thiện một số chế độ, chính sách với điều dưỡng như: phụ cấp, chế độ làm ngoài giờ, làm tăng ca, trực, tuổi nghỉ hưu , quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên để họ yên tâm công tác.
3.4.2 Đối với khoa phòng: Đoàn kết trong công tác khám chữa bệnh,
Phối hợp giữa lực lượng bác sỹ, điều dưỡng để có hiệu quả điều trị tốt cho người bệnh
Phân công quản lý cán bộ trong công tác điều trị chăm sóc người bệnh rối loạn loại phân liệt
Tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, sạch sẽ giữa các nhân viên y tế và người bệnh, người nhà người bệnh.
Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, để người bệnh yên tâm điều trị Quan tâm chăm sóc sức khỏe người bệnh.
3.4.3 Đối với nhân viên y tế:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong cộng đồng xã hội đối với người bệnh tâm thần, đặc biệt là xóa bỏ quan niệm sai lệch trong việc phòng, tránh phát sinh các rối loạn tâm thần.
Phải giải thích cho gia đình, cho bệnh nhân hiểu thế nào là bệnh tâm thần phân liệt.
Giảm kì thị, xa lánh, mặc cảm đối với người bệnh tâm thần.
Tăng sự chia sẻ, đồng cảm, chia sẻ, giúp người bệnh tâm thần và người nhà người bệnh.
Tạo cơ hội thuận lợi nhất cho người bệnh tham gia phục hồi chức năng tâm lí xã hội lao động nghề nghiệp tại gia đình và cộng đồng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội trên địa bàn.
Chấp nhận, quan tâm và giúp đỡ bệnh nhân bị bệnh tâm thần loại phân liệt Giải thích tại sao phải uống thuốc, uống thuốc như thế nào.
Hướng dẫn cho họ biết các tác dụng phụ của thuốc.
Giúp cho gia đình biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh nhân.
Phục hồi chức năng sinh hoạt: hướng dẫn bệnh nhân biết tự chăm sóc, tắm giặt, vệ sinh cá nhân, trật tự, ngăn nắp nơi ăn, chỗ ở.
Phục hồi chức năng tâm lý xã hội, giúp người bệnh giao tiếp với mọi người, lắng nghe và tôn trọng họ, không tranh luận căng thẳng và giúp đỡ họ khi cần thiết.
Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp: cố gắng giúp cho bệnh nhân làm được những việc như trước khi mắc bệnh như cấy lúa, trồng hoa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm một việc nào đó trong quy trình sản xuất tại nhà máy, lao động thủ công
Dạy cho người bệnh một việc mới đơn giản
Cùng làm với người bệnh, khích lệ bệnh nhân, giúp đỡ họ Phải chấp hành tốt nội qui qui định của bệnh viện và khoa phòng,
Chú ý: Người bệnh tâm thần dạng phân liệt có nhiều rối loạn hành vi, cảm xúc và ý nghĩ bất thường nhiều khi gây thiệt thòi không chỉ cho riêng người bệnh mà còn cho cả gia đình và xã hội, chính vì vậy mọi người trong đó có cả gia đình và cộng đồng phải hợp lực với nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần để người bệnh được chăm sóc và phục hồi tốt nhất.
3.4.4 Đối với gia đình NB:
Khi NB được trở về với gia đình, xã hội cần phải xác định:
Gia đình NB phải xác định việc chăm sóc NB cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình NB, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ NB tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.