Khuynh hướng chung của các nhà tâm thần học hiện đại và thu hẹpbệnh này lại theo những tiêu chuẩn chặt chẽ sau đây:+ Các trạng thái hưng cảm và trầm cảm xuất hiện tự phát và chiếm vị trí
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô hướng dẫn chuyên đề củatôi , về sự hướng dẫn chuyên nghiệp, kiên nhẫn và động viên của cô trong suốt quátrình làm chuyên đề Cô là một phần quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp và sựphát triển cá nhân của tôi
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Hội đồng chuyên đề của tôi về nhữngnhận xét và góp ý của các thành viên trong Hội đồng cho chuyên đề của tôi Tôi xinchân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo trường đã có đóng gópquý báu cho sự phát triển của tôi trong suốt thời gian học tập và làm chuyên đề tạiNhà trường
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tôi thực hiệnchuyên đề.Tôi không thể hoàn thành được chương trình học và chuyên đề này nếukhông có sự đóng góp to lớn của Ban Giám đốc cùng các khoa phòng Bệnh viện TâmThần Phú Thọ
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người hy sinh thầm lặng, luônbên cạnh, ủng hộ và động viên tôi trong suốt chặng đường gian nan, thử thách
Tác giả
Trang 2Tôi xin cam đoan báo cáo chuyên đề: “Thực trạng chăm sóc người bệnh rối
loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa Thần Kinh Bệnh viện tâm thần Phú Thọ năm 2023.”
là báo cáo tự bản thân tôi thực hiện, các số liệu khảo sát của tôi trong báo cáo là hoàn
toàn trung thực, chưa từng được công bố ở bất kỳ báo cáo chuyên đề hay công trìnhnghiên cứu nào khác
Tác giả
Trang 32.1 Giới thiệu về Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ 272.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh RLCXLC tại bệnh viên TT Phú Thọ 29
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTBVTTPT
Nhiễm sắc thểPsyclose Moniaco DeressveRối loạn cảm xúc lưỡng cựcTâm thần phân liệt
Tổ chức y tế thế giới
Hưng cảm
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀRối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) hay rối loạn cảm xúc hay còn gọi làrối loạn hưng - trầm cảm, là tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến tâm trạng
có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá hoặc tăng động, nhiều lúc lại rơi vàotrạng thái trầm cảm [4] Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế; sựthất thường của trạng thái tâm lý người bệnh thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc
có thể nhiều lần trong tuần [7]
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 1,2%dân số chung Theo ECA tỷ lệ này là 0,4%-0,8% (tỷ lệ lưu hành 6 tháng); ở nam giới
tỷ lệ này là 0,4%; ở nữ giới là 0,9% Trong cơ cấu bệnh lý tâm thần, rối loạn cảm xúcxếp thứ hai trong số những bệnh tâm thần nặng, là bệnh cần được quan tâm đối vớinhân viên y tế, y tế cơ sở [13]
Theo các chuyên gia bệnh tâm thần, thực tế ở những Bệnh viện Tâm thần tuyến cơ sở,hầu như bệnh nhân hưng cảm không được chẩn đoán, hay bị bỏ qua; có đến hơn 65% người bệnh
có các biểu hiện hưng cảm mà không được chẩn đoán và điều trị thỏa đáng, gây ra tình trạng mạntính, giảm hoặc mất khả năng lao động và học tập, phải thường xuyên nằm viện Nguyên nhân là
do triệu chứng hưng cảm không điển hình; nổi bật là các triệu chứng tâm thần phong phú, đadạng Hưng cảm điều trị khác hoàn toàn so với các rối loạn tâm thần khác [9] Nghiên cứu củaNguyễn Văn Dũng tại Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai về “Đặc điểm lâm sàng củagiai đoạn hưng cảm nặng có loạn thần trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực” cho thấy: biểu hiện sớmnhất và gặp nhiều nhất trên người bệnh hưng cảm là giảm nhu cầu ngủ, mất ngủ (100%); tiếp theo
là tăng nhẹ khí sắc (97%); các thay đổi tính cách so với trước đây (93%); hoạt động tăng ở mức
độ vừa phải (85%) Trong nghiên cứu cũng có đến 67% bệnh nhân kích động vận động, công kích
đe dọa Bệnh nhân tăng tình dục với cử chỉ suồng sã, hành vi lời lẽ khiêu dâm, tỷ lệ đến 80% Có50% bệnh nhân giảm trọng lượng cơ thể, sút cân Về trang phục bệnh nhân bao giờ cũng rực rỡmàu sắc, có nhóm bệnh nhân ăn mặc lôi thôi, bẩn do quá kích động Điều này đỏi hỏi khi chămsóc cho người bệnh RLCXLC đòi hỏi điều dưỡng thật tỉ mỉ, khéo léo và kiên trì Nghiên cứu cũngđưa ra khuyến cáo
Trang 6vấn đề giáo dục bệnh tâm thần trong cộng đồng cần quan tâm; giúp hiểu biết và phát hiệnbệnh sớm ở gia đình có người bệnh [2] Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà trên người bệnh rốiloạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm cho thấy: Bệnh thường khởi phát
ở người trẻ dưới 25 tuổi (40,8%), giai đoạn đầu tiên chủ yếu là giai đoạn trầm cảm(54,9%) Các triệu chứng trầm cảm hỗn hợp cũng xuất hiện: nói nhiều 22,5%; Cáctriệu chứng của lo âu, loạn thần >25%, có ý tưởng tự sát và toan tự sát 43,7%, cơn tứcgiận dễ bị kích thích 39,4% đều chiếm tỷ lệ cao Sau 12 tháng theo dõi, nghiên cứu ghinhận tỷ lệ tái phát/tái diễn cao: biểu hiện bằng giai đoạn trầm cảm 31,59%, tỷ lệ ít hơn
ở hưng cảm nhẹ 2,88% và hưng cảm 4,29% Với sự đa dạng, phức tạp của người bệnhđòi hỏi nhân viên y tế, nhất là điều dưỡng khi chăm sóc cho người bệnh càng gặpnhiều khó khăn hơn [3]
Như vậy, rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể dẫn đến trầm cảm hoặc các rối loạnkhác làm cho người bệnh (NB) cách biệt với môi trường xung quanh, giảm chất lượng cuộcsống Người bệnh mắc bệnh RLCX cần được sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ của nhân viên y
tế và mọi thành viên trong gia đình người bệnh RLCXL được đặc trưng bởi pha hưng xen lẫnpha trầm cảm vì vậy khi chăm sóc người bệnh RLCXLC tùy từng giai đoạn mà có nhưngchăm sóc khác nhau Người bệnh RLCXLC ở giai đoạn trầm cảm lại hay than phiền giảm trínhớ, khó tập trung, luôn bi quan và chán nản Chính những điều than phiền này của ngườibệnh khiến cho nhân viên y tế và người nhà người bệnh rất khó chịu khi người bệnh kêu ca.Khi đó họ quay ra cáu gắt, chế giễu người bệnh cho rằng người bệnh giả vờ, lười nhác không
có ý chí phấn đấu, không chịu khắc phục khó khăn nên vấn đề chăm sóc người bệnhRLCXLC thật sự là vấn đề nan giải [5]
Theo thống kê của Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ, 6 tháng cuối năm 2022 sốngười bệnh nhập viện điều trị liên quan đến bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 8%trên tổng số người bệnh nhập viện điều trị ở các khoa của bệnh viện Nhằm đánh giáthực trạng chăm sóc người bệnh từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượngchăm sóc người bệnh RLCXLC tôi đã thực hiện chuyên đề: “Thực trạng chăm sócngười bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại Khoa Thần kinh – Bệnh viện Tâm ThầnPhú Thọ ”, nhằm hai mục tiêu:
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Khái niệm ban đầu về loạn thần hưng trầm cảm được sử dụng chủ yếu hiện nay nhưmột từ đồng nghĩa với rối loạn cảm xúc lưỡng cực Các quan niệm khác nhau về bệnh loạnthần hưng trầm cảm bao gồm: Từ thời thượng cổ Hypocrate đã mô tả hai trạng thái hưng cảm
và trầm cảm Sau Hypocrate nhiều tác giả đã nói lên mối quan hệ giữa hai trạng thái này.Năm 1899 Kraepeliu (Đức) mô tả đầy đủ bệnh này và đề nghị đặt tên là Psyclose MoniacoDeressve (PMD) [4] Khuynh hướng chung của các nhà tâm thần học hiện đại và thu hẹpbệnh này lại theo những tiêu chuẩn chặt chẽ sau đây:
+ Các trạng thái hưng cảm và trầm cảm xuất hiện tự phát và chiếm vị trí trung tâm trong bệnh cảnh, thời gian có thể kéo dài nhưng vẫn có giới hạn rõ rệt
+Các trạng thái bệnh lý không dựa đến dị tật tâm thần mặc dù tái pháp nhiều lần, giai đoạn thuyên giảm giữa cơn trở lại gần như bình thường
+ Trạng thái hưng cảm và trầm cảm có thể xen kẽ nhau hay không xen kẽ nhau
+ Rối loạn khí sắc phải nổi bật lên hàng đầu, giới hạn rõ rệt trong một thời gian không kèm theo những triệu chứng của quá trình thực thể hay phân biệt
Theo ICD.10, Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Là những giai đoạn lặp đi lặp lại (ítnhất là 2 lần) trong các mức độ khí sắc và hoạt động của người bệnh bị rối loạn đáng kể.Trong một số trường hợp rối loạn biểu hiện bằng tăng khí sắc tăng năng lượng và tănghoạt động lưỡng cảm hoặc hưng cảm nhẹ và trong một số trường hợp khác là tự hạ thấpkhí sắc giảm năng lượng và giảm hoạt động (trầm cảm)
+ Đặc điểm trung là bệnh thường hồi phục hoàn toàn
+ Tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới gần như nhau
+ Các giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm thường xảy ra sau các streess tâm lý xã
hội
+ Các giai đoạn hưng cảm thường bắt đầu đột ngột kéo dài trung bình khoảng 4tháng, cơn trầm cảm có khuynh hướng kéo dài hơn khoảng 6 tháng
Trang 9+ Tỷ lệ mắc rất khác nhau tùy theo thu hẹp hay mở rộng Liên Xô cũ 0,04%,Anh 0,4%, Pháp 0,5%, ở Việt Nam chưa có tỷ lệ thống kê về bệnh này, tỷ lệ mắc bệnh
ở hai giới theo tổ chức y tế thế giới gần như bằng nhau
RLCXLC là một rối loạn khí sắc mãn tính đặc trưng của các giai đoạn hưngcảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi theo các giai đoạn trầm cảm tiến triển vớinhững đợt cấp diễn Đây là một bệnh lý nội sinh nguyên căn chưa rõ ràng các cơ chếbệnh sinh vẫn trong cơ chế giả thiết [10]
1.1.2 Nguyên nhân của RLCXLC
Yếu tố di truyền
Allen (1976) có một nghiên cứu rất sớm về di truyền trong RLCXLC; Theo đó, tỷ
lệ các cặp sinh đôi cùng trứng bị RLCXLC là 72%, khác trứng trung bình là 14%, gầnđây các tỷ lệ này rút xuống lần lượt là 40% và từ 5 - 10%; trong khi, cố gắng xác địnhkhu trú gen góp phần vào nguy cơ RLCXLC người ta đã đưa ra giả thuyết rằng gen cóthể nằm ở các nhiễm sắc thể (NST) 4, 6, 12, 13, 15, 18 và 22 nghĩa là có nhiều gencùng góp phần vào nguy cơ này [6]
Cơ chế sinh học
Đưa ra vai trò của Serotonin và Norepinephrine trong trầm cảm (TC) có vẻ như rấthợp lý khi giả định rằng chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong hưng cảm (HC) Tuynhiên, mô hình sinh học không đơn giản như người ta nghĩ Các dữ kiện vềNorepinephrine là chắc chắn đối với kiểu RLCX đơn giản, lượng Norepinephrine cao liênquan đến sự hưng phấn khí sắc hưng cảm: lượng này thấp dẫn đến trạng thái trầm cảmnhưng người ta không tìm thấy mối quan hệ nào đối với lượng Serotonin trên thực tế,hưng cảm có liên quan đến sự giảm lượng Serotonin [4] cũng như trạng thái trầm cảmphát hiện này có lẽ liên quan đến giả thuyết của tâm lí học cho rằng hành vi hưng cảm đôikhi lại (che giấu) trạng thái trầm cảm, những dữ liệu như thế này dẫu một số nhà nghiêncứu đều chỉ đưa thuyết cho phép về RLCXLC; trong đó, lượng Serotonin thấp đôi khi chophép hoạt động của Norepinephrine thấp dẫn đến trầm cảm, phối hợp với Norepinephrinecao dẫn đến hưng cảm [6]
Trang 10Một số cơ chế sinh học khác như bất thường trục hạ đồi tuyến yên, tuyến thượng thận,tuyến giáp; mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh thực thụ, chất truyền tin thứ hai và rốiloạn chức năng ty thể có tầm quan trọng trong việc khởi phát RLCXLC [4].
1.1.3 Đặc điểm lâm sàng
*Trầm cảm
Một giai đoạn trầm cảm theo ICD.10 (phân biệt loại bệnh quốc tế lần thứ 10) dù ởmức độ nặng, vừa hay nhẹ một giai đoạn trầm cảm phải có những biểu hiện đặc trưngnhư sau:
- Khí sắc trầm
- Mất mọi quan tâm thích thú
- Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi, dù chỉ một cố gắng nhỏ;
Thường có những triệu chứng phổ biến khác là:
- Giảm sự tập trung chú ý
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
- Có ý tưởng bị tội không xứng đáng
- Nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan
- Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát
- Rối loạn giấc ngủ
- Ăn ít ngon miệng
- Thể trạng nặng thường có các triệu chứng sinh học sút cân mất 5% trọng lượng cơ thể/1 tháng, giảm dục năng, mất ngủ, thức giấc sớm
* Trầm cảm nhẹ:
- Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
- 2/7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp trong trầm cảm
- Không có triệu chứng sinh học của trầm cảm
- Kéo dài ít nhất 2 tuần
* Trầm cảm vừa:
- Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
- Có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp trong trầm cảm
- Gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình, xã hội, nghề nghiệp
Trang 11- Kéo dài ít nhất 2 tuần
*Trầm cảm nặng:
- Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
- Có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp trong trầm cảm
- Có triệu chứng sinh học của trầm cảm
- Ít khả năng tiếp tục gia đình, xã hội, nghề nghiệp
Hưng cảm
*Hưng cảm nhẹ:
- Tăng khí sắc nhẹ và dai dẳng nhiều ngày
- Tăng năng lượng và hoạt động
- Cảm giác thoải mái làm việc có hiệu suất dễ chan hòa, ba hoa, suồng sã, có thể cáu kỉnh, tự phụ, thô lỗ
- Tăng tình dục
- Ít ngủ (giảm nhu cầu ngủ)
- Khả năng tập trung chú ý giảm
- Tiêu tiền hơi nhiều
- Không gián đoạn công việc
*Hưng cảm vừa (Hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần)
- Khí sắc tăng cao, không tương xứng với hoàn cảnh người bệnh
- Có thể thay đổi từ vui vẻ đến kích động gần như không thể kiểm tra được
- Tăng năng lượng hoạt động thái quá, nói nhanh
- Giảm nhu cầu ngủ
- Mất khả năng kiềm chế xã hội thông thường
- Chú ý không thể duy trì được, dùng từ rõ rệt
- Tự cao quá mức, khuếch đại, lạc quan
- Đánh giá sâu sắc rực rỡ đẹp, nhạy cảm chủ quan ranh giới
- Lao vào mưu đề ngông cuồng, không thực tế
- Tiêu tiền liều lĩnh
- Công kích đam mê, si tình, đùa đến không thích hợp
Trang 12- Có thể cau có ngờ vực
- Thời gian ít nhất 1 tuần
- Gián đoạn công việc xã hội và gia đình
*Hưng cảm nặng có các triệu chứng loạn thần
- Khí sắc tăng quá cao
- Hoạt động thể lực mạnh kéo dài dẫn đến kích động xâm phạm hoặc hung bạo
- Tự đánh giá quá mức dẫn đến ý tưởng tự dao, hoang tưởng tự cao hay tôn vinh về nguồn gốc, vai trò nổi bật, đôi khi còn hoang tưởng
- Tư duy phi tán, nói nhanh có thể làm cho người khác không hiểu được người bệnh
- Sao nhãng ăn uống, vệ sinh cá nhân dẫn đến mất nước
- Có thể hoang tưởng hoặc ảo giác có hoặc không phù hợp với khí sắc
Một số dấu hiệu của rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Người mắc bệnh Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thay đổi tâm trạng rất nhanh hoặc
có thể thay tổi tâm trạng không thường xuyên, có 2 trạng thái tâm trạng cơ bản là hưngcảm và ức chế cực độ hoặc trầm cảm Người bệnh cũng có thể gặp tâm trạng đan xen,nghĩa là dấu hiệu hưng cảm và trầm cảm cùng xảy ra một lúc
Chán nản cùng cực
Một người bị rối loạn lưỡng cực trong trạng thái ức chế sẽ có triệu chứng giống như
bị mắc bệnh trầm cảm, người bệnh gặp vấn đề như thiếu năng lượng, ăn ngủ không ngon
và khó tập trung Tuy nhiên, cần đến cơ sở y tế xác định chính xác bị trầm cảm hay rốiloạn lưỡng cực bởi phương pháp điều trị hai bệnh hoàn toàn khác nhau.Cũng giống nhưcảm giác hạnh phúc hay hưng phấn trong giai đoạn hưng cảm, cảm xúc buồn bực chánnản dường như không có nguyên nhân, thậm chí khiến người bệnh có ý tưởng tự tử, ngườibệnh cảm thấy thất vọng hay vô dụng không còn hứng thú với những việc họ từng thíchlàm, ham muốn tình dục cũng ít hơn
Khó ngủ
Trong giai đoạn trầm cảm thói quen ngủ của người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực độtngột thay đổi có thể ngủ quá nhiều hoặc quá ít, một người nào đó trong một giai đoạn hưngcảm của rối loạn lưỡng cực ngủ ít hơn người bình thường,nhưng vẫn cảm
Trang 13thấy tràn đầy sinh lực nhiều khi họ mắc chứng mất ngủ hoặc đơn giản cảm thấy mìnhkhông cần ngủ.
Hưng phấn tột độ
Ai cũng trải qua tâm trạng này,nhưng những người tâm trạng hưng phấn quámức được xem là dấu hiệu của bệnh tâm thần;khi hưng phấn người bệnh tăng năngsuất làm việc và sự sáng tạo họ cảm thấy cực kỳ vui vẻ hạnh phúc hay hứng thú,cảmxúc hạnh phúc tột độ thậm chí kéo dài mà không rõ lý do
Dễ bị phân tâm
Người bệnh cảm thấy bị kích động hay bứt rứt, bồn chồn và dễ ràng xao nhãng,đây được cho là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý ở người lớn, người bệnhkhó có thể tập trung, thậm chí không thể đưa ra những quyết định nhỏ Họ cảm thấyngười đờ ra mỗi khi rơi vào giai đoạn trầm cảm
Cáu kỉnh bất thường
Bực bội, tức giận bất ngờ người đang ở trạng thái hưng cảm có thể nổi cáu vớingười khác mà không bị khiêu khích, họ dễ bị động chạm hay dễ tức giận hơn so vớilúc tâm trạng bình thường
Nói nhanh và nghĩ nhanh
Người bệnh nói quá nhanh đến mức người khác không theo kịp hoặc hiểu, thậmchí không để người khác nói Họ cũng đưa ra suy nghĩ hay ý tưởng rất nhanh muốnđảm đương nhiều công việc cùng lúc Họ tham gia vào nhiều hoạt động kể cả nhữngviệc dường như chẳng có mục đích mà không cần ăn hay ngủ
Tự tin quá mức
Tự tin quá mức có thể dẫn đến quyết định sai lầm, người bệnh thường ảo tưởng
về bản thân, có thể làm những việc bất thường so với khả năng của họ và nguy cơ caodẫn tới rủi ro, người đang trải qua trạng thái này có cái tôi rất lớn hoặc có sự tự trọngcao hơn bình thường rất nhiều, họ tin mình có thể hoàn thành những việc quá mức khảthi hoặc tưởng tượng có mối quan hệ đặc biệt với các nhân vật quan trọng hay với hiệntượng siêu nhân
Uống rượu
Trang 14Những người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tỷ lệ sử dụng rượu,bia cao hơn,
họ thường uống rượu hoặc sử dụng ma túy trong giai đoạn hưng cảm hoặc sử dụngchúng để tâm trạng tốt hơn trong giai đoạn trầm cảm [10]
1.1.4 Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định:
Tùy theo từng giai đoạn bệnh hiện tại mà người ta phân thành các loại sau:
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ F31.0(Bipitar affective Disorder, Curent Episode Hypomanic)
Để chẩn đoán xác định:
- Giai đoạn hiện nay phải có đầy đủ các tiêu chuẩn hưng cảm nhẹ(F30.0)
- Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trước đây
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm không có cáctriệu chứng loạn thần F31.1 (Bipitar affctive Disorder, Curent Episode Manic WithoutPsyclotic Symptoms)
- Phải có đầy đủ tiêu chuẩn của hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần(F30.1)
- Ít nhất có giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm trầm cảmhoặc hỗn hợp) trong quá khứ
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm có các triệuchứng loạn thần (F31.2) (Bipitar affctive Disorder, Curent Episode Manic WithPsyclotic Symptoms)
- Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của hưng cảm có các triệu chứng loạn thần (F30.2)
Trang 15- Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trong quá khứ.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa F31.3(Bipitar affctive Disorder, Curent Episode Mild or Moderate Depression)
- Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F32, F32.1)
- Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm hoặc hỗn hợp trong thời gian quá khứ
RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạnthần F31.4 (Bipitar affctive Disorder, Curent Episode Severe DepresionWithoutPsyclotic Symptoms)
- Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần F32.3
- Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm, hoặc hỗn hợp trong giai đoạn trước đây
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệuchứng loạn thần F31.5 (Bipitar affctive Disorder, Curent Episode Severe DipresionWith Psyclotic Symptoms)
- Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F32.3)
- Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm hoặc hỗn hợp trong quá khứ
Trang 16Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hỗn hợp F31.6 (Bipitaraffctive Disorder, Curent Episode Mixed)
Người bệnh có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm, hưng cảm nhẹhoặc hỗn hợp trong quá khứ và hiện tại biểu biểu lệ hoặc pha trộn hoặc thay đổi nhanhchóng các triệu chứng hưng cảm, hưng cảm nhẹ và trầm cảm Mặc dù hình thái điểnhình nhất của rối loạn cảm xúc lưỡng cực bao gồm những giai đoạn trầm cảm và hưngcảm thay thế nhau và cách nhau bằng những thời kỳ khí sắc bình thường Các giaiđoạn này cũng thường thấy khí sắc trầm kèm theo hoạt động thái quá và nói nhiều vàonhững ngày hay tuần cuối Hoặc khí sắc hưng cảm và ý tưởng tự cao kèm theo kíchđộng, mất năng lượng và giảm dục năng Triệu chứng trầm cảm và hưng cảm nhẹ hoặchưng cảm có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng từ ngày này sang ngày khác và từgiờ này sang giờ khác [10]
Chỉ có làm chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực hỗn hợp nếu cả hai nhómtriệu chứng đều nổi bật trong phần lớn giai đoạn hiện tại của bệnh và nếu giai đoạnnày kéo dài ít nhất hai tuần
Chẩn đoán phân biệt
Rối loạn phân biệt cảm xúc E25
Là những rối loạn từng giai đoạn trong đó các triệu chứng cảm xúc lẫn phân biệt đềunổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh thường là đồng thời, nhưng ít nhất cũng cách nhaukhoảng vài ngày Mối liên quan của chúng với những rối loạn cảm xúc điển hình (E30 - E39)
và với các rối loạn phân biệt (E20 - E24) là không chắc chắn, chúng được coi như một loạiriêng; bởi vì, chúng rất phổ biến nên không bỏ qua được
- Hoạt động hưng cảm: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực lôi cuốn hữu ích
Trang 17+RLCXCL khoan khoái dễ chịu
+Tâm thần phân liệt (TTPL) đơn điệu nghèo nàn, ít di động
* Trầm cảm: RLCXLC +
RLCXLC buồn sinh thể
+ Tâm thần phân liệt vô cảm xúc, bàng quan
- Thời gian giữa cơn: giữa cơn rối loạn cảm xúc hoàn toàn bình thường +
Giữa cơn TTPL nhiều biểu hiện biến đổi nhân cách, thiếu hòa hợp
- Tiến triển của bệnh:
+ TTPL càng tiến triển vết phân biệt càng rõ rệt theo một số tác giả sau cơn thứ 3 TTPL làm biến đổi nhân cách rõ rệt
- Khoái cảm, giải thể bản năng hoang tưởng tự cao rõ rệt
- Lâm sàng: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực trí tuệ không sa sút, người bệnh khôngmất hoàn toàn khả năng tự kiểm soát hành vi tác phong
- Sa sút trí tuệ: Trí tuệ sa sút: dịch não tủy BW (+)
- Triệu chứng thần kinh người bệnh sa sút trí tuệ có biểu hiện tay run, nói khó lưỡi thập thò [10], [12]
Trang 181.1.5 Điều trị
* Nguyên tắc
Điều trị triệu chứng: nhằm mục đích điều trị các giai đoạn (hưng hoặc trầm) Nếu các giai đoạn nặng phải nhập viện
+ Trầm cảm: Nhập viện đề phòng nguy cơ tự sát cao
+ Hưng cảm: Nhập viện để đối phó các hậu quả do kích động gây ra
* Điều trị giai đoạn trầm cảm
- Lựa chọn thuốc:
+Nếu lo âu, thì nên dùng thuốc chống trầm cảm gây êm dịu như
Amitriptilive liều từ 50 - 100mg/ngày
+Nếu dạng ức chế thì dùng thuốc chống trầm cảm hoạt hóa Survetor 200mg/ngày hoặc chống trầm cảm trung gian Auafanil 50 - 150mg/ngày
100-+Nếu lo âu dùng thuốc chống trầm cảm mới như Stablon 12,5- 37,5mg/ngày
- Thời gian điều trị:
+ Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thường phải được điều trị trong thời giandài 4 - 6 tháng đối với mức trung bình, 6 tháng đến 1 năm đối với hội chứng trầm cảm nặng.Việc chấm dứt điều trị cần được tiến hành dần dần trong 1- 2 tháng
* Điều trị giai đoạn hưng cảm
- Các thuốc an thần kinh được chỉ định để điều trị cơn hưng cảm
- Chống loạn thần và làm êm dịu:
Aminazin 50 - 300mg/ngày
Trang 19Levome Promazin 50 - 300mg/ngày
Carbamazepin:hiệu quả điều trị xảy ra nhanh hơn so với Lithium và trongkhoảng 3 ngày được ưu tiên sử dụng trong trường hợp bệnh hưng trầm cảm có chu kỳngắn kết hợp với một thuốc an thần kinh lúc khởi đầu điều trị Cần chú ý theo dõi lâmsàng chặt chẽ đề phòng dị ứng, liều dùng 200 - 800mg/ngày
Depakin: đã được sử dụng trong điều chỉnh các rối loạn khí sắc của bệnhrối loạn cảm xúc lưỡng cực
Trang 20+ An thần kinh ở giai đoạn cấp tính giảm nhanh tình trạng loạn thần và hưng cảm tâm lý vận động hơn là dùng an thần kinh đơn thuần.
- Dự phòng tái phát bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực số cơn và thời gian kéo dàicơn
+ Giảm số lần tới nhập viện từ 60 - 80%
1.1.6 Phòng bệnh
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường hay tái phát người bệnh có thể có nhiều giaiđoạn phát bệnh trong suốt cuộc đời của mình và giữa các giai đoạn này người bệnhhoàn toàn khỏe mạnh do vậy việc điều trị dự phòng là hết sức cần thiết Chỉ định dựphòng: người bệnh bị mỗi năm 1 cơn hoặc 2 năm 3 cơn thuộc dự phòng: các muốiLithium, Carbamazepin, Depakin với liều duy trì
Cần chú ý đến vấn đề sinh hoạt công tác và nghỉ ngơi của người bệnh; đặc biệt, tránh tìnhtrạng quá căng thẳng về cảm xúc Cần chú ý theo dõi người bệnh vào mùa thu, mùa hè là nhữngmùa hay phát bệnh, điều trị sớm ngay từ đầu khi có các triệu chứng
Trang 21đầu tiên như: Rối loạn giấc ngủ, suy nhược, giảm hoạt động hay tăng hoạt động rõ rệt,
so với các trạng thái thông thường [11]
Rối loạn cảm xúc trước đây còn lại là bệnh hưng trầm cảm Khi lên cơn hưng cảm,người bệnh cảm thấy vui vẻ, tràn đầy sinh lực, rất thoải mái sức khỏe hoàn hảo, khôngcảm thấy mệt mỏi, dường như mọi việc đều tốt đẹp, thấy cuộc sống toàn màu hồng, quákhứ và tương lai rất tốt đẹp Người bệnh rất lạc quan thường đánh giá cao bản thân đưa ranhiều chương trình kế hoạch, đầu tư vào lĩnh vực mà mình không biết, không có chút kiếnthức nào họ cũng thích tiêu xài phung phí và tin tưởng vào thành công của mình Đôi khitrong cuộc sống, chúng ta vẫn hay gặp có vẻ thành đạt, thích khoe khoang và có khả năngthuyết phục người đối diện có vẻ tự tin cao của mình Nhưng nếu tinh ý chúng ta có thểnhận ra họ thuộc dạng “thùng rỗng kêu to” và có gì đó bất thường Thật vậy, nếu tiếp xúcthường xuyên với người bệnh chúng ta thấy họ có tính hoang tưởng và tính khuếch đại vềdòng dõi, tài năng, địa vị, đối với phụ nữ những người này tự tin cho ràng mình rất xinhđẹp hoặc được nhiều người săn đón, thành công trong việc “Hạ gục được nhiều đốiphương” người bệnh luôn luôn vận động làm nhiều việc cùng một lúc bận rộn đến mứcthái quá Họ nói nhiều liên tục về nhiều đề tài không mệt mỏi mà không biết mình đangnói gì; vì thế, họ thường thiếu tập chung dù ý tưởng tuôn ra dồn dập Trong gia đình haynơi làm việc, họ luôn can thiệp vào mọi công việc, thích giải quyết mọi vấn đề, thích chỉhuy và có tính độc tài nhưng không việc gì làm đến nơi đến chốn
Ngược lại với giai đoạn hưng cảm người bệnh chuyển sang giai đoạn trầm cảm,khí sắc hoàn toàn trái ngược với giai đoạn hưng cảm Lúc này khí sắc người bệnhgiảm nhiều tư duy ức chế, giảm các hoạt động tâm thần, vận động người bệnh cảmthấy buồn vô cớ, không tìm thấy lối thoát quá khứ và tương lai hoàn toàn ảm đảm,cảm thấy mắc tội lỗi trong giai đoạn này người bệnh thường có ý tưởng tự tử Cóngười thử tự tử nhiều lần nhưng được phát hiện Lý do họ đưa ra để đi đến cái chết rất
mơ hồ vô lý và không thể chấp nhận được
Ở những nước có đời sống vật chất cao nhưng thiếu thốn sự quan tâm của gia đình
và đồng loại cũng có khá nhiều người bệnh bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực Bệnh
Trang 22nặng không dẫn đến tử vong bệnh lý nhưng tỷ lệ người bệnh tự sát do rối loạn cảm xúclưỡng cực chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Khác với tâm thần phân liệt và các bệnh thực thể của não bộ Rối loạn cảm xúclưỡng cực là bệnh không dẫn đến sa sút tâm thần, trí tuệ cũng như biến đổi nhân cách,người bệnh vẫn có một cuộc sống bình thường, vẫn học tập và làm việc chung môitrường với người bình thường đến mức rất nhiều trường hợp dù bị đồng nghiệp haybạn bè nhận ra “thằng này hâm” “cô này tưng tửng” hay “ông này có vấn đề” ngườibệnh vẫn tiếp tục “ủ bệnh” Nếu những người này được gia đình và bạn bè nhận ra tìnhtrạng bất thường, thuyết phục họ đi khám để chẩn đoán sớm và điều trị đúng, khả năngkhỏi bệnh hoàn toàn rất cao
Hiện nay trên thế giới, do cuộc sống căng thẳng và các mối quan hệ gia đình cũng nhưđoàn hội trở lên lỏng lẻo, chẩn đoán và điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực được xem như làvấn đề thời sự được các chuyên gia ngành tâm thần hết sức quan tâm Có nhiều hướng dẫn vàthuốc điều trị và ngăn ngừa tái phát rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện nay như các thuốc chốngđộng kinh, các thuốc chống loạn thần Tuy nhiên, điều mà xã hội cần quan tâm là làm saonhận ra những người bệnh đang chịu đựng căn bệnh này nhằm giúp họ sớm chẩn đoán cũngnhư điều trị sớm về lâu dài [9]
-Hoạt động của người bệnh bị ức chế hay tăng hoạt động? Người bệnh thíchnằm một chỗ hay thích đi lại nhiều? Người bệnh có đập phá đồ đạc không? Có hành viđánh người khác không?
- Người bệnh có tăng hay giảm nhớ, có ảo tưởng ảo giác không?
- Nhận định xem người bệnh có ý tưởng hành vi tự sát không?
Trang 23- Nhận định về thể trạng của người bệnh? Người bệnh ăn uống có ngon miệng hay có biểu hiện gầy sút?
- Người bệnh có mất ngủ không?
- Nhận định về chế độ vệ sinh, vệ sinh thân thể, răng miệng
- Một số triệu chứng khác như mạch nhanh, tăng tiết mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt…
- Người bệnh có nguy cơ gặp nguy hiểm do có ý tưởng và hành vi tự sát
- Người bệnh buồn rầu lo lắng do luôn nghĩ mình vô dụng
- Người bệnh gầy sút do ăn uống không ngon miệng
- Người bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh do có cơn kích động
- Người bệnh có nguy cơ loét ép do nằm lâu
- Người bệnh sợ ánh sáng do tăng cảm giác
- Tìm hiểu tâm lý để biết căn nguyên gây bệnh
- An ủi động viên giải thích để người bệnh yên tâm điều trị
- Tăng cường vui chơi giải trí cho người bệnh, tránh làm người bệnh kích động
- Nâng đỡ thể trạng, chống suy mòn, chống bội nhiễm và chống loét
- Các biện pháp đề phòng hành vi tự sát
- Vệ sinh thân thể và răng miệng thường xuyên cho người bệnh
- Sử dụng thuốc và các liệu pháp theo y lệnh
Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc
- Bảo đảm người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ Thường xuyên gần gũi, tiếp xúcvới người bệnh, tạo sự tin tưởng để người bệnh sẵn sàng thổ lộ những tâm tư tình cảm,suy nghĩ bất thường đặc biệt là các hoang tưởng mới phát sinh
Trang 24- Những người bệnh kích động phải cho nằm buồng riêng, trang bị những thứthật cần thiết như giường chiếu, chăn màn, hệ thống điện phải ở trên cao đề phòngngười bệnh tự sát, tiêm thuốc kịp thời, chăm sóc ăn uống đầy đủ.
- Trường hợp người bệnh người bệnh kích động quá mức có hành vi chống đốiphải cố định bằng dây trói kìm hãm cần theo dõi thường xuyên phòng teo cơ, co cứngđông máu tĩnh mạch, ức chế hô hấp, loét ép…
- Phòng ngừa tự sát: Loại bỏ những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng ngườibệnh như dao kéo, vật sắc nhọn các loại dây buộc…Đối với những người bệnh cóhoang tưởng tự tội phải theo dõi chặt chẽ hành vi của người bệnh đặc biệt là lúc giaotrực, lúc đêm khuya Nếu có hành vi bất thường phải can thiệp kịp thời đồng thời báocáo các bác sĩ để có biện pháp xử trí
- Uống thuốc đều đặn và sớm phát hiện tác dụng phụ của thuốc như khô miệng,táo bón, tăng nhịp tim…Sử dụng các thuốc chống loạn thần cần nâng đỡ thể trạng, bùnước và điện giải, vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng đề phòng trạng thái kiệt quệ vềthể chất và tinh thần cho người bệnh
- Điều dưỡng trợ giúp và hướng dẫn người nhà người bệnh chăm sóc bản thân, sắpxếp nhịp sinh hoạt, để người bệnh tự làm các công việc cá nhân nếu người bệnh làm được,khuyên người bệnh tham gia lao động và các hoạt động liệu pháp khác
- Tăng cường vui chơi giải trí cho người bệnh loại bỏ những ý nghĩ xấu không muốn sống, những hiểu biết lệch lạc về bệnh tật
-Để người bệnh tránh gặp khó khăn trong hoạt động xã hội để ngăn ngừa tái phát
+ Hỗ trợ khả năng chăm sóc bản thân do hoạt động giảm sút
+ Hỗ trợ thuốc, nắm bắt công hiệu, tác dụng phụ của thuốc
+ Đề phòng loét ép (Truờng hợp người bệnh nặng không thể cử động )