Luận Văn Lịch Sử Văn Hóa Vùng Đất Hoằng Phượng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa).Pdf

141 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận Văn Lịch Sử Văn Hóa Vùng Đất Hoằng Phượng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa).Pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ THỊ TRANG

LỊCH SỬ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT HOẰNG PHƯỢNG (HOẰNG HÓA, THANH HÓA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8229013

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Nguyễn Thị Vân 2 PGS.TS Mai Văn Tùng

THANH HÓA, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Vân và PGS.TS Mai Văn Tùng Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tham khảo một số tài liệu có liên quan (như danh mục Tài liệu tham khảo), các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực

Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu đã công bố

Người cam đoan

Lê Thị Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài “Lịch sử văn hóa vùng đất

Hoằng Phượng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa)”, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu

sắc của mình tới những người hướng dẫn khoa học là TS Nguyễn Thị Vân,

PGS.TS Mai Văn Tùng - những người đã gợi mở về hướng nghiên cứu cũng như góp ý cho tôi những vấn đề quan trọng về phương pháp, cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu

Tác giả cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến tập thể Ban giám hiệu Trường Đại học Hồng Đức, các thầy, cô giáo thuộc Trường Đại học Hồng Đức, đặc biệt là các thầy, cô giáo thuộc Khoa khoa học xã hội đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Hồng Đức

Trân trọng cảm ơn UBND huyện Hoằng Hóa, Đảng ủy, UBND xã Hoằng Phượng và bạn bè, đồng nghiệp - nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và bản luận văn này

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để tìm hiểu, nghiên cứu về lịch s văn hóa vùng đất Hoằng Phượng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) nhưng chắc chắn s c n nhiều thiếu sót, hạn chế Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến chân thành từ phía các thầy cô, các nhà khoa học, đồng nghiệp và các bạn học viên để luận văn được hoàn thiện tốt hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn

T c giả luận văn

Lê Thị Trang

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 10

7 Cấu trúc nội dung nghiên cứu 11

Chương 1 VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT HOẰNG PHƯỢNG 12

1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 12

1.3 Truyền thống lịch s văn hóa tiêu biểu 23

1.3.1 Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất 23

1.3.2 Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm 25

1.3.3 Truyền thống hiếu học, “uống nước nhớ nguồn” 27

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2 DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ 31

2.1 Đình, Nghè, Phủ 31

2.1.1 Đình làng Phượng Mao 31

Trang 6

3.3 Nghệ thuật trình diễn dân gian - Chèo truyền thống 74

3.4 Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể 85

3.4.1 Giá trị lịch s văn hóa 85

Trang 7

UBHC: Ủy ban hành chính UBND: Ủy ban nhân dân

UBTVQH: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UBTWMTTQ: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch s Đó là hồn cốt của mỗi dân tộc, thể hiện bản sắc của dân tộc Văn hóa chính là sự kết tinh, hun đúc của lịch s tạo thành những giá trị truyền thống tốt đẹp, đặc sắc, tinh hoa, nhân văn Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra ngày 24-11-2022,

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định:“Để xây dựng, giữ gìn, chấn

hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc, chúng ta phải phát huy cao độ những giá trị văn hoá, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước” Nhận thức tầm quan trọng, vai tr của văn hóa

trong sự phát triển của mỗi quốc gia, ở bất kỳ thời kì nào của lịch s , nghiên

cứu văn hóa dân tộc luôn đặc biệt cần thiết

1.2 Trong xu thế hội nhập quốc tế, với xu thế toàn cầu hóa và sự bùng nổ mạnh m của cách mạng khoa học công nghệ văn hoá ngày càng đóng vai tr quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Đảng, Nhà nước và nhân

dân ta đang tiến hành xây dựng nền “văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc” Trong đó chứa đựng các thành tố tiến bộ, hiện đại cùng những giá trị cốt

lõi của văn hoá dân tộc vốn được hình thành và phát triển trong tiến trình dựng nước, giữ nước Văn hóa nói chung và văn hóa làng xã nói riêng đang trở thành vấn đề cấp thiết và là chủ đề nghiên cứu được quan tâm của các ngành khoa học, đặc biệt khoa học lịch s Tuy nhiên, mỗi vùng đất luôn mang những đặc trưng văn hoá riêng, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu và giải pháp cụ thể

1.3 Thanh Hoá là vùng đất có lịch s lâu đời, là cái nôi của nền văn minh Đông Sơn, nơi hội tụ đa dạng các loại hình văn hoá - từ văn hoá vùng ven biển, vùng đồng bằng, vùng trung du đến văn hoá vùng núi cao Đây là

Trang 9

quê hương của các anh hùng dân tộc như nữ tướng Lê Thị Hoa (2TCN - 41), Bà Triệu (226V - 248), Dương Đình Nghệ (874 - 937), Lê Hoàn (941 - 1005) - vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, Lê Lợi (1385 - 1433) - người lãnh đạo nhân dân đánh thắng giặc Minh và sáng lập vương triệu Hậu Lê huy hoàng trong lịch s dân tộc Thanh Hóa cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa, như Lê Văn Hưu (1230 - 1322) “ông tổ” của nền S học Việt Nam, Lê Thánh Tông (1442 - 1497), Đào Duy Từ (1572 - 1634) Đây cũng là nơi hội tụ hệ thống di sản văn hóa phong phú Trong đó, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nhiều di sản được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt như Khu di tích Lam Kinh, Khu di tích Bà Triệu, Di tích khảo cổ Hang Con Moong, đền thờ Lê Hoàn ; Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia có Tr diễn Xuân Phả, Lễ hội Pồn Pôông, Lễ hội Tr Chiềng và Lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của người Thái… Nghiên cứu về xứ Thanh góp phần bảo tồn những giá trị lịch s văn hóa quý báu, từ đó, phát huy tiềm năng của một vùng đất cổ trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

1.4 Là vùng đất mở nằm về phía đông của tỉnh Thanh Hóa, dấu vết cư trú của con người trên đất Hoằng Hóa lần đầu tiên được các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1961, với mốc lịch s được xác định cách ngày nay khoảng 3000 - 3500 năm Hoằng Hóa cũng được biết đến là địa điểm hình thành sớm các làng Việt cổ, xuất hiện các d ng họ sớm Vùng đất này nổi tiếng đậm đặc về di sản văn hóa, đồng thời, là vùng địa linh nhân kiệt với nhiều danh tướng, danh nhân tiêu biểu Hoằng Hóa đã góp phần làm rạng rỡ bức tranh văn hóa muôn màu của xứ Thanh nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung

Hoằng Phượng nằm nơi tả ngạn của d ng sông Mã, gắn với đường kinh lý, từ xưa nơi đây đã là bến đậu của tàu thuyền từ nhiều vùng đổ về buôn bán tấp nập Là vùng đất bãi bồi ven sông nên cư dân sớm đổ về đây khai thôn lập ấp, sinh sống, xây dựng xóm làng Từ đó, hình thành lịch s trải dài với nhiều d ng họ như họ Lê, họ Đào, họ Nguyễn, họ Đặng … Nét đặc sắc về văn hoá của Hoằng Phượng được thể hiện qua các di sản nổi tiếng như di tích chùa

Trang 10

Gia, phủ Mẫu, nghè làng Vĩnh Gia, đình làng Phượng Mao Bên cạnh di sản vật thể, di sản văn hóa phi vật thể cũng được địa phương lưu giữ và bảo tồn, các lễ hội truyền thống ở các làng hằng năm vẫn được tổ chức với quy mô lớn Nơi đây c n được biết đến là một trong những vùng đất c n lưu giữ nghệ thuật dân gian hát chèo với nhiều nghệ nhân nổi tiếng được phong tặng nghệ nhân ưu tú Hệ thống di sản văn hóa này đã góp phần làm nên hồn cốt, sự đặc sắc của vùng đất Hoằng Phượng trong mối quan hệ mật thiết với Hoằng Hóa và xứ Thanh

1.5 Đứng trước những thách thức không nhỏ trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, hệ thống di sản văn hoá tại vùng đất Hoằng Phượng nói riêng, tại Thanh Hóa và cả nước nói chung đang đứng trước những th thách, có nguy cơ mai một Ứng x như thế nào giữa truyền thống và hiện đại, phát triển và bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc luôn là một câu hỏi lớn Bởi vậy, nghiên cứu lịch s văn hóa của vùng đất truyền thống này để đưa ra những giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa vô cùng cần thiết

Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề Lịch sử văn hoá vùng đất

Hoằng Phượng (Hoằng Hoá, Thanh Hoá) làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch

s Việt Nam của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lịch s văn hoá địa phương trong tổng quan lịch s văn hoá đất nước đang là chủ đề được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm và tiếp cận ở nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau Đã có nhiều công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận văn, có thể điểm qua một số công trình sau:

Cuốn Le Thanh Hoa là công trình chuyên khảo về địa lý Thanh Hóa

Đây là kết quả của quá trình khảo sát, điền dã và tổng hợp tri thức của Tiến sĩ Charles Robequanin - cựu Hội viên trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp Đây là nguồn tài liệu đặc biệt quan trọng, thiết thực khi nghiên cứu lịch s vùng đất bởi đã mang lại cái nhìn toàn diện về con người, vùng đất đến phong thổ, tổ

Trang 11

chức xã hội… Công trình đã đề cập nhiều đến vùng đất ven sông Mã nơi giáp ranh giữa Thiệu Hoá và Hoằng Hoá Trong đó, ở chừng mực nhất định đã cho chúng ta cái nhìn tổng quát về làng xã Hoằng Phượng thời kỳ thuộc Pháp

Sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX từ Nghệ Tĩnh trở ra do

Dương Thị The, Phạm Thị Thoa dịch (Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 1981) là một cuốn từ điển địa danh, được xem là nguồn tư liệu cơ sở khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến địa phương như lịch s , văn hóa, dân tộc học, xã hội học… Công trình đã dành một phần nội dung trình bày về địa danh Vĩnh Gia (thuộc vùng đất Hoằng Phượng) những năm đầu thế kỷ XIX Đây là tài liệu quan trọng, đặc biệt hữu ích đối với chúng tôi khi nghiên cứu về lịch s hình thành và phát triển của vùng đất Hoằng Phượng trong tiến trình phát triển chung của lịch s dân tộc

Cuốn Tên làng xã Thanh Hoá, tập I, Nxb Thanh Hoá xuất bản năm

1999 cũng được xem như một “công cụ” tìm hiểu sự thay đổi của tên làng xã xứ Thanh qua các thời kỳ đến năm 1954 Công trình được biên soạn đã cung cấp những thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu về quá trình hình thành dân cư, làng xã của từng vùng đất, trong đó có Hoằng Phượng

Cuốn Lịch sử Phật Giáo Thanh Hoá (Nxb Thanh Hoá năm 2019) được

sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn bởi các học giả uy tín của tỉnh Thanh Hóa Nội dung nghiên cứu của công trình về lịch s Phật Giáo xứ Thanh được đặt trong cái nhìn tổng thể lịch s Phật giáo Việt Nam Bên cạnh những đặc điểm chung, các học giả đã làm rõ điểm khác biệt của Phật giáo từng địa phương Trong công trình, chùa Gia (Vĩnh Phúc tự) là một trong những ngôi chùa tiêu biểu được giới thiệu, đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu quý giá khi tìm hiểu về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của vùng đất Hoằng Phượng

Cuốn Địa chí Văn hoá Hoằng Hoá (do NXb Khoa học xã hội, Hà Nội

xuất bản, năm 2000) đã tập hợp các nguồn tư liệu, giới thiệu bao quát về diện mạo văn hoá vùng đất Hoằng Hoá từ lịch s đến hiện tại… Lịch s vùng đất Hoằng Phượng cũng đã được các tác giả đề cập nhưng chưa nghiên cứu sâu,

Trang 12

chi tiết, đặc biệt về quá trình hình thành lịch s - văn hoá của vùng đất này Tuy nhiên, đây là cơ sở tài liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài của chúng tôi

Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1930 - 1945 (2010), Lịch sử

Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1954 - 1975 (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1975 - 2005 (2010) do Nxb Thanh Hóa xuất bản đã mang lại cái nhìn

tổng quan về lịch s Đảng bộ và truyền thống cách mạng của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Hoằng Hoá nói riêng Công trình đã khẳng định truyền thống cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trong đó có sự đóng góp to lớn của nhân dân vùng đất Hoằng Phượng

Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức biên soạn và xuất

bản cuốn Địa chí Thanh Hóa, tập 1 - Địa lý và Lịch sử (Nxb Văn hóa thông

tin, năm 2000) Công trình với 927 trang đã giới thiệu toàn diện, khái quát về các mặt từ điều kiện tự nhiên đến quá trình hình thành các đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hóa; Lịch s Thanh Hóa từ thời Tiền s đến Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa… Công trình với cái nhìn tổng thể là cơ sở tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài của chúng tôi, giúp chúng tôi định hướng, đối chiếu, so sánh khi nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, những vấn đề về lịch s - văn hóa như nguồn gốc dân cư và quá trình thành lập làng xã, tiến trình phát triển của lịch s … của vùng đất Hoằng Phượng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Cuốn Địa chí Thanh Hóa, tập II được NXB Khoa học xã hội Hà Nội

phát hành năm 2004 lại giới thiệu khái quát về các phương diện văn hóa, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng của xứ Thanh Mặc dù không đi sâu nghiên cứu về hệ thống di sản tại vùng đất Hoằng Phượng nhưng tài liệu này cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết về các làng cổ, về hệ thống DSVH tại địa phương Thanh Hóa, trong đó có những DSVH ở vùng đất Hoằng Phượng

Sách Chùa xứ Thanh tập I, Nxb Thanh Hoá phát hành năm 2016 là một

trong số tuyển tập ghi chép về các ngôi chùa danh tiếng của Thanh Hoá Nội

Trang 13

dung cuốn sách đã giới thiệu khái quát về lịch s Phật giáo Thanh Hoá, công tác quản lý và phát huy tác dụng di tích các chùa… Bài viết về chùa Vĩnh Phúc (Chùa Gia) đã khắc hoạ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân Hoằng Phượng trong lịch s , từ đó, đã cung cấp tư liệu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về bề dày truyền thống văn hoá và tôn giáo nơi đây

Năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hoá xuất bản cuốn

“Hành trạng chư tăng ni Thanh Hoá tập I” Đây là cuốn sách nghiên cứu về

tiểu s hành trạng của chư vị tăng ni trong và ngoài tỉnh đã hành đạo trên vùng đất Thanh Hoá Phật giáo Thanh Hóa cùng với nhiều thế hệ tăng ni, Phật t đã đồng hành chính là chứng nhân cho lịch s lâu dài xứ Thanh và dân tộc Cuốn sách cũng đã khái lược thông tin về chùa Gia (chùa Vĩnh Phúc), bởi vậy, đã cung cấp thông tin giúp chúng tôi nghiên cứu về tín ngưỡng - tôn giáo của địa phương Hoằng Phượng

Tuyển tập Văn bia Phật giáo Thanh Hoá, tập I (thời Hậu Lê - Nguyễn),

Nxb Thanh Hoá phát hành năm 2017 đã giới thiệu tổng quan, nội dung và giá trị tư liệu các văn bia, tiến trình và hoạt động của Phật giáo Thanh Hoá trong thời kỳ Hậu Lê - Nguyễn Công trình đã giới thiệu về văn bia chùa Vĩnh Phúc (Hoằng Phượng), không chỉ được mô tả bên ngoài mà c n giới thiệu cụ thể, sâu sắc nội dung được khắc trên bia Đây là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về tín ngưỡng - tôn giáo, lịch s văn hoá địa phương

Cuốn Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân huyện

Hoằng Hóa (1930 - 2015) do Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật phát hành năm

2017 mặc dù tập trung tái hiện “quá trình xây dựng, chiến đấu gian khổ, đầy hi sinh nhưng rất vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân huyện Hoằng Hóa trong quá trình phát triển của cách mạng” [34; tr 8] nhưng cuốn sách cũng dành

Chương 1 giới thiệu Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và truyền thống

lịch sử - văn hóa của huyện Hoằng Hóa Hoằng Phượng được đặt trong bối

cảnh với đặc điểm chung của huyện cho chúng tôi có cái nhìn khái quát về cơ sở hình thành của vùng đất

Trang 14

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa biên soạn cuốn sách Di sản văn

hóa tỉnh Thanh Hóa (2019) do Nxb Thanh Hóa phát hành gồm 4 phần, trên cơ

sở giới thiệu tổng quan về Thanh Hóa và hệ thống di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa ở phần I, công trình đã đi sâu giới thiệu hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở phần II - III Đặc biệt, công trình đã giành riêng phần IV bàn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa Tuy nhiên, công trình chỉ dừng lại chỉ là những bài viết ở mức độ khái quát, chƣa đi sâu giới thiệu diện mạo và giá trị của các di tích lịch s - văn hóa trên địa bàn vùng đất Hoằng Phƣợng

Cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Hoằng Phượng (1953 - 2020), Nxb Lao Động

phát hành năm 2020 có nội dung chính viết về quá trình chống giặc ngoại xâm, những đóng góp to lớn trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng bộ và nhân dân vùng đất Hoằng Phƣợng qua các thời kỳ Công trình cũng đã giới thiệu khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành làng xã, truyền thống tiêu biểu của nhân dân vùng đất Đây là tài liệu quan trọng để tác giả nghiên cứu về sự hình thành, thay đổi về làng xã của vùng đất Hoằng Phƣợng

Nhƣ vậy, đến nay đã có nhiều công trình đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vùng đất Hoằng Phƣợng nhƣng vẫn chƣa có công trình nào chuyên sâu về lịch s văn hóa vùng đất này Ở mỗi công trình, các tác giả có thể đề cập ở mức độ khái quát, hoặc nghiên cứu một khía cạnh cụ thể, chƣa toàn diện và sâu sắc về diện mạo và giá trị của các di tích lịch s - văn hóa của vùng đất Vì thế, trên cơ sở kế thừa và phát huy kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố, luận văn s tập trung nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về lịch s văn hóa của vùng đất này Đề tài tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cƣ, lịch s hình thành vùng đất Hoằng Phƣợng

- Quá trình phát sinh, phát triển và giá trị của các DSVH vật thể và phi vật thể ở Hoằng Phƣợng

Trang 15

- Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng các loại hình DSVH vùng đất Hoằng Phượng, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lịch s , văn hóa vùng đất Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, bao gồm lịch s hình thành và phát triển của vùng đất, các giá trị lịch s văn hóa vật thể và phi vật thể Khi nghiên cứu chúng tôi đặt lịch s , văn hóa vùng đất Hoằng Phượng trong mối quan hệ với huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa và trong quá trình xây dựng, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa chung của dân tộc

3.2 Phạm vi

- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và những giá trị của các loại hình di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên vùng đất Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Về không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi xã Hoằng Phượng với hai làng Phượng Mao và Vĩnh Gia Bên cạnh đó, đề tài có thể mở rộng phạm vi không gian đến các vùng cận địa để làm rõ các vấn đề liên quan đến lịch s văn hoá vùng đất Hoằng Phượng Cụ thể, sự ảnh hưởng về phong tục tập quán, lối sống, phương ngữ, vấn đề làng xã của các vùng lân cận như Hoằng Xuân, Hoằng Giang (huyện Hoằng Hoá), xã Thiệu Thịnh (huyện Thiệu Hoá)…

- Về thời gian nghiên cứu của đề tài là từ khi hình thành vùng đất đến nay

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích

Nghiên cứu toàn diện quá trình hình thành, phát triển và giá trị của các di sản văn hóa vùng đất Hoằng Phượng Từ đó, đánh giá thực trạng hiện nay của các di sản văn hóa ở vùng đất này, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của những di sản đó

Trang 16

- Tìm ra những đặc điểm riêng trong lịch s hình thành của vùng đất Hoằng Phượng so với các vùng đất khác ở xứ Thanh từ việc tìm hiểu nghiên cứu lịch s văn hoá

- Đánh giá thực trạng của di sản, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị lịch s - văn hoá

5 Nguồn tài liệu và phương ph p nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu sau:

- Tài liệu thành văn: Để có nguồn tư liệu phong phú phục vụ đề tài, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tập hợp tại các thư viện các bộ s gốc như Đại Việt s ký toàn thư, Đại Việt s ký tục biên, Lịch triều hiến chương loại chí, Lịch s Việt Nam từ nguồn gốc đến nay, Địa chí Thanh Hóa, Địa chí Văn hóa Hoằng Hóa, Hồ sơ khoa học về lý lịch các di tích lịch s ở vùng đất như đình làng Phượng Mao, Chùa Gia, Phủ Mẫu, nghè làng Vĩnh Gia…

- Luận văn s dụng các nguồn tài liệu từ các văn kiện của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoằng Hóa, Lịch s Đảng bộ xã Hoằng Phượng, Đảng ủy, UBND xã Hoằng Phượng

- Tài liệu vật chất là các di vật lịch s trong các di sản như đồ thờ, đặc biệt hệ thống sắc phong hiện c n lưu giữ tại di sản

- Tài liệu văn hóa dân gian bao gồm truyện kể, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ có liên quan đến vùng đất Hoằng Phượng ngày nay

- Tài liệu điền dã: để bổ sung thêm nguồn tư liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi c n tìm hiểu, khảo cứu tại hai làng của xã Hoằng

Trang 17

Phượng, tìm hiểu các di tích ở đây Đồng thời chúng tôi đã gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các cụ cao niên và con cháu các d ng họ lớn để bổ sung thêm nguồn tư liệu, đặc biệt nguồn tư liệu liên quan đến loại hình di sản “sống” là DSVH phi vật thể Đây là nguồn tài liệu rất có giá trị của đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Tác giả s dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch s và phương pháp logic Bên cạnh đó, các phương pháp khu vực học, khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học đã được vận dụng để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch s , nhằm làm rõ những nội dung cốt lõi, bản chất của sự vật và hiện tượng lịch s

- Phương pháp nghiên cứu cơ sở thực tiễn: điều tra khảo sát, quan sát, phỏng vấn sâu, thu thập bảng hỏi… nhằm tổng hợp các tư liệu và lưu giữ thông tin về đời sống văn hoá tinh thần của con người tại địa bàn nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp để khái quát được lịch s văn hóa vùng đất Hoằng Phượng (Hoằng Hoá, Thanh Hóa)

- Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, điều tra nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan trong nghiên cứu lịch s

6 Đóng góp của luận văn

- Đây là công trình nghiên cứu khách quan, toàn diện và có hệ thống về lịch s văn hóa vùng đất Hoằng Phượng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Luận văn cung cấp, bổ sung những tư liệu về lịch s hình thành, phát triển của vùng đất Hoằng Phượng Trên cơ sở đó, làm rõ vị trí, vai tr quan trọng của vùng đất trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Hoằng Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung

- Đề tài cũng góp phần cung cấp cái nhìn khái quát, toàn diện về các di sản văn hóa hiện nay c n hiện hữu trên vùng đất Hoằng Phượng, từ đó hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa lịch s của mảnh đất này

- Luận văn đánh giá khách quan về đóng góp của vùng đất Hoằng Phượng trong d ng chảy của lịch s dân tộc Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, giữ gìn và bảo tồn các DSVH của địa phương

Trang 18

- Luận văn cũng góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về lịch s địa phương Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho những người quan tâm nghiên cứu, hoặc là nguồn tài liệu quan trọng cho giáo viên giảng dạy lịch s - văn hóa địa phương góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch s ở trường phổ thông hiện nay Luận văn có thể trở thành tài liệu cho việc hướng dẫn tham quan du lịch tại các điểm di tích lịch s - văn hóa ở Hoằng Phượng nói riêng, Thanh Hóa nói chung

- Luận văn c n đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các DSVH trên vùng đất Hoằng Phượng, gợi ý những giải pháp cho các nhà văn hóa trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của các vùng đất

7 Cấu trúc nội dung nghiên cứu

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được cấu trúc làm 3 chương:

Chương 1 Vài nét về vùng đất Hoằng Phượng Chương 2 Di sản văn hóa vật thể

Chương 3 Di sản văn hóa phi vật thể

Trang 19

Chương 1

VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT HOẰNG PHƯỢNG 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Hoằng Hóa là một huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa có phía Bắc giáp huyện Hậu Lộc; phía Nam giáp huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và một phần huyện Đông Sơn; phía Đông giáp biển; phía Tây giáp các huyện Thiệu Hóa, Yên Định và Vĩnh Lộc Hoằng Hóa thuộc vĩ tuyến 19050’30” đến 19030’30” vĩ độ Bắc và từ 105059’50” đến 105059’30” kinh độ Đông [71]

Hoằng Hóa có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hóa: nằm trên trục đường chính có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có chiều dài 12 km đường bờ biển với hai c a lạch lớn, trước đây trải qua hiện tượng biển lùi nên c a lạch ăn sâu vào đất liền (Lạch Trào và Lạch Trường) Điều kiện ấy đã giúp Hoằng Hóa có một diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nhì tỉnh Thanh Hóa cũng như khu vực Bắc Trung Bộ Hằng năm, vựa sinh sản tôm, cua, cá, nước lợ này đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn Từ xưa, nơi đây đã là c a ngõ lớn ở phía Đông tỉnh Thanh, là c a biển sầm uất, tấp nập thường xuyên diễn ra các hoạt động giao thương kinh tế, văn hóa

Trước đây, huyện Hoằng Hóa có 37 đơn vị hành chính Từ ngày 1/7/2012, sau khi bàn giao cho Thành phố Thanh Hóa 06 đơn vị, hiện tại Hoằng Hóa có 37 thị trấn với diện tích 20.380,19 ha và dân số 226.931 người (tính đến tháng 9/2016) [71] Hoằng Phượng là một trong 37 xã, thị trấn của huyện Hoằng Hóa, nằm về phía tây bắc của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 15 km và cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 15 km Xã có diện tích đất tự nhiên là 391.59ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 271,85ha (đất sản xuất nông nghiệp là 257,85ha, đất nuôi trồng thủy sản 14ha), đất phi nông nghiệp là 119,63ha và đất chưa s dụng là 0,11ha (số liệu thống kê đến năm 2017) Toàn xã tính đến năm 2019 có 1.382 hộ với 5.106 nhân khẩu, tổng số lao động là 3.038 người [11; tr 7]

Trang 20

Về vị trí địa lý, Hoằng Phượng nằm ở 19054’7” vĩ độ Bắc, 105046’27” kinh độ Đông Về địa giới hành chính, phía Đông giáp xã Hoằng Phú, Hoằng Kim huyện Hoằng Hóa, phía Bắc giáp xã Hoằng Xuân huyện Hoằng Hóa, phía Nam giáp xã Hoằng Giang, Hoằng Hợp huyện Hoằng Hóa, phía Tây giáp xã Thiệu Thịnh huyện Thiệu Hóa

Hoằng Phượng có vị trí giao thông quan trọng và thuận tiên Về đường bộ, có tỉnh lộ số 5 (thường gọi là đường Kim Giang) chạy qua Tuyến đường này được hình thành từ thời kỳ phong kiến, được gọi là đường thiên lý quốc gia từ làng Giàng (Thiệu Dương) đến làng Quán Đầu, xã Hoằng Giang, qua Hoằng Phượng khoảng 1,9km, đến Hoằng Kim và kéo dài đến chợ Phủ (Hậu Lộc), nối hai trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa thời Lý là Duy Tinh (Hậu Lộc) và Giàng (Thiệu Hóa) [11; tr 8-9] Bên cạnh đó, đê sông Mã ngoài chức năng ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ mùa màng, đây cũng là tuyến đường giao thông quan trọng của vùng đất Hoằng Phượng nói riêng, của các xã thuộc tả ngạn sông Mã nói chung;

Về đường thủy, nhiều thế kỷ trước Hoằng Phượng từng là đầu mối giao thông huyết mạch, với 1,7 km sông Mã chạy qua, nơi đây là cầu nối giữa các huyện miền núi, trung du Thanh Hóa với tàu thuyền từ c a Lạch Trào lên thông thương, buôn bán Bến đ Gia thuộc làng Vĩnh Gia trước đây tấp nập tàu thuyền qua lại, là điểm mua bán sầm uất trao đổi đặc sản các vùng miền với nhau Qua đ Gia sang sông Mã là làng Phùng, xã Thiệu Thịnh của huyện Thiệu Hóa, có tên gọi là đ Phùng…

Như vậy, vùng đất Hoằng Phượng có vị trí thuận lợi với một mạng lưới giao thông bao gồm cả đường bộ và đường thủy (tỉnh lộ số 5, đường liên xã, liên thôn, đê tả sông Mã…) Đó là điều kiện giúp vùng đất này kết nối thuận lợi với bên ngoài, tạo điều kiện cho Hoằng Phương giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng miền khác

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của Hoằng Hóa được xem như “đất nước Việt Nam thu nhỏ” với đầy đủ núi, sông, lạch, biển… Địa hình Hoằng Hóa trừ phía

Trang 21

đông là biển, ba phía c n lại (tây, nam, bắc) đều có sông Mã bao bọc Nhìn tổng quan, đây là vùng châu thổ được bồi đắp bởi sự bào m n của nền đất cũ, hiện tượng biển lùi và sự lắng đọng của sông Mã, sông Chu với nguồn phù sa phong phú từ đại ngàn phía Tây đổ về Căn cứ đặc điểm tự nhiên có thể chia Hoằng Hóa thành hai vùng chính:

Vùng ven biển: là một dải đất cát, rộng hẹp và độ màu mỡ không đều Ngay mép biển là một dải cồn cát, có nơi cao đến 4-5 mét chạy dài từ Lạch Trường đến Lạch Trào Dãy cồn cát đã tạo nên các cánh đồng ben biển và bờ biển ổn định Cồn cát dài và rộng tới đâu, dân cư lập làng, mở rộng diện tích sinh sống tới đó Những xã sát mép biển - nơi có nhiều cát, thường chỉ trồng khoai, vừng C n những xã có đất đai màu mỡ thường trồng lúa, lạc, khoai và các loại rau Dải cồn cát sát biển chỉ có cây cỏ cứng và cây xi lau sống được Vùng đồng bằng: men theo các cồn cát dài của vùng ven biển là các dải đồng bằng trũng hẹp và thấp xen k Vùng trung tâm là đồng trũng bằng phẳng, được che chắn bởi đê sông Mã, nếu không có đê, vào mùa mưa vùng đồng bằng bị ngập nước Tuy nhiên, vì ở địa hình này nên đồng bằng Hoằng Hóa được bồi đắp nhiều phù sa Vùng đất cao của huyện không nhiều, chỉ một vài làng

Vùng đất Hoằng Phượng nằm ở vùng đồng bằng ven sông Mã, được bồi đắp trên nền phù sa hàng nghìn năm Đây là vùng đồng màu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với 3 loại đất chính: đất thịt nhẹ, đất thịt và đất cát pha Các loại đất này thường có giá trị dinh dưỡng cao nên nông nghiệp ở đây đa dạng về các loại giống cây và có thể canh tác quanh năm theo mùa Việc thâm canh cây lúa nước luôn được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt Hoằng Phượng nằm gần Ngã ba sông Mã, nơi phát hiện các di chỉ của Văn hóa Đông Sơn, nơi cư dân từ ngàn đời đã trồng lúa nước Bên cạnh việc thâm canh lúa nước, nhân dân vùng đất c n xen k các cây hoa màu ngắn ngày Việc cư trú cạnh sông phù hợp làm nông nghiệp, lại vừa thuận tiện cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Đồng thời, tạo điều kiện dễ dàng cho việc xây dựng hệ thống kênh mương, các công trình giao thông, các công trình phúc lợi, bố trí dân cư

Trang 22

và các công trình nhà ở Khí hậu của Hoằng Phượng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dạng thời tiết điển hình chung của cả nước, nắng lắm, mưa nhiều Thời tiết nhìn chung được chia làm bốn mùa rõ rệt, tính theo lịch Dương như sau:

Mùa xuân được xác định từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 5 Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 8

Mùa thu bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 11

Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 2 năm sau

Mùa xuân nằm giữa mùa hè và mùa đông nên nhiệt độ vào mùa này không quá nóng, cũng không quá lạnh Đặc điểm thời tiết rất thích hợp cho trồng trọt vào vụ chiêm xuân Mùa hè nắng nóng, ánh nắng chói chang, kéo dài kèm theo những cơn gió Lào khô nóng, khó chịu Vào mùa thu nền nhiệt giảm dần, mang lại cảm giác dễ chịu, xuất hiện những cơn mưa dài ngày Mùa đông nhiệt độ hạ xuống thấp, vào cuối năm s vào vụ lúa mới

Vào mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình lên đến 28 độ C, có những ngày khoảng 39 độ C Hoằng Phượng cũng chịu các cơn giông lớn, sấm sét dữ dội Lại chịu sự ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, gây ra hạn hán, làm ao hồ khô cạn khó khăn cho việc nuôi trồng thủy sản, năng suất cây trồng giảm sút Mưa, bão xuất hiện nhiều kèm theo mưa lớn, lượng mưa từ 200 đến 500m/m, nhẹ thì gây lụt úng, có năm mưa lớn c n gây vỡ nhiều đoạn đê Địa hình nơi đây là vùng trũng nên khi có mưa bão nước tràn vào đồng, ngập nhà c a, cuốn trôi nhiều tài sản, gia súc, mất mùa

Vào mùa lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, bình quân từ 16 - 22oC Vào mùa này, lượng mưa thấp nhưng ít ánh mặt trời, sương mù vào buổi sáng nên có nắng lại giá Vào những ngày mùa xuân, sâu bọ, mầm bệnh phát sinh làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, nuôi gia súc gia cầm

Thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng nên nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 25 - 27oC, lượng mưa từ 1.500 - 1.900 mm/năm, độ ẩm trung bình 85 - 86%, tốc độ gió trung bình năm 1,5 - 1,8 m/giây Tuy khí hậu khắc nghiệt

Trang 23

nhưng Hoằng Phương vẫn nằm trong vùng có nhiều điều kiện khí hậu và thời tiết thuận lợi Là vùng đồng bằng nên chịu ít ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, tổng nhiệt độ trong năm lớn là cơ sở cho thâm canh, canh tác nhiều vụ trong năm

Yếu tố sông ng i vừa là điều kiện cũng vừa là th thách đối với vùng đất Hoằng Phượng Sông Mã khi chảy đến Ngã Ba Bông được chia làm hai ngả, một ngả chảy qua Lèn đổ ra Lạch Sung thuộc huyện Hậu Lộc, một nhánh chảy vào Hoằng Hóa đoạn qua Hoằng Xuân, Hoằng Phượng Việc nằm cạnh sông Mã giúp Hoằng Phượng có nhiều điều kiện thuận lợi, có thể khẳng định sông Mã đóng vai tr đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của vùng đất này Sông Mã là nguồn bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới tiêu và cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, sông Mã cũng mang đến cho vùng đất nhiều khó khăn, th thách Theo nghiên cứu, đoạn sông Mã chảy qua địa phận Hoằng Phượng vốn là một vùng đất thấp (có độ cao trung bình khoảng 3 đến 4m), trong khi phần đê sông cao tới khoảng 10m, mỗi khi mưa lớn thường kèm theo lũ to, lối thoát hẹp gây ra ngập lụt kéo dài, gây thiệt hại, mất mùa [47; tr 347]… Bởi vậy, công tác thủy lợi nơi đây rất được chú ý, nhiều nguồn tài liệu khẳng định khởi đầu cho việc xây dựng đê vào thời Trần (thế kỷ XIII) Lúc này các đoạn đê đã được xây đắp và chăm sóc thường xuyên để bảo vệ mùa màng Sau này, người Pháp tiếp tục cải thiện công cuộc bảo vệ đê điều, s a chữa các đoạn đê sụt lở và củng cố, nâng cao các đoạn đê khác Công việc này tiếp tục được thực hiện cho đến ngày nay

Như vậy, qua điều kiện tự nhiên có thể khẳng định vùng đất Hoằng Phượng trước hết có những điều kiện thuận lợi để phát triển: vị trí giao thông thuận lợi cho giao lưu kinh tế - văn hóa, nguồn phù sa và nguồn nước tưới tiêu dồi dào từ sông Mã, khí hậu nhiệt đới gió mùa … là cơ sở cho nông nghiệp phát triển Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Hoằng Phượng gặp không ít những khó khăn và thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân và sự phát triển chung của địa phương Ngay từ thưở khai ấp lập làng, nhân dân Hoằng Phượng đã phải chống chọi với sự khắc nghiêt của thời

Trang 24

tiết, điều kiện tự nhiên Đó chính là cơ sở để con người Hoằng Phượng kiên cường thích nghi và phát triển, sáng tạo những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc làm nên những nét riêng độc đáo

1.2 Qu trình hình thành vùng đất Hoằng Phượng

1.2.1 Địa danh vùng đất Hoằng Phượng trong lịch sử

Năm 1924, tại lưu vực sông Mã (thuộc địa phận Thanh Hóa) các phát tích của nền Văn hóa Đông Sơn, một trong những nền văn hóa cổ xuất hiện vào khoảng 800 năm trước CN, được phát hiện Tuy nhiên, dấu vết cư trú của con người trên đất Hoằng Hóa lần đầu tiên được các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1961, với mốc lịch s được xác định cách ngày nay khoảng 3000 - 3500 năm

Trên cơ sở văn hóa Đông Sơn, nhà nước đầu tiên của người Việt - nhà nước Văn Lang đã ra đời Nối tiếp là nhà nước Âu Lạc đã kế thừa, phát triển từng bước bồi đắp truyền thống văn hóa Việt…

Vào thời Hán, n a sau thế kỷ I, Hoằng Hóa thuộc quận C u Chân Cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Nhà xuất bản S học năm 1962, tác giả Đào Duy Anh đã nhắc đến các vùng đất nằm ở tả ngạn sông Bồn Giang, một nhánh lớn của sông Chu đặt tên là Tư Phố…Khi ấy địa danh này tương đương với các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Hoằng Hóa, một phần Đông Sơn và Quảng Xương Từ cơ sở đó, chúng ta có thể khẳng định, vào thời thuộc Hán, Hoằng Hóa nói chung và Hoằng Phượng nói riêng là vùng đất thuộc địa phận huyện Tư Phố

Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ II (43 - 543), sau nhà Hán, đời Tam quốc, Lưỡng Tấn đến thời kỳ Lưu Tống - Nam Tề, Hoằng Hóa thuộc đất huyện Kiến Sơ và Cao An Đến đời nhà Tùy (581 - 618), phần đất này đổi là Long An

Năm Vũ Đức thứ 5 (622) đời nhà Đường, Đường Cao Tổ đặt Giao Châu đại tổng quản phủ lãnh 10 châu, lúc này cho đổi quận C u Chân thành Ái Châu Thời Đường Cao Tông năm Điều Lộ thứ 1 (679), Giao Châu gồm 12 châu, đổi tên từ Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ Lúc này, C u Chân vẫn mang tên Ái Châu, về các huyện không có sự thay đổi về tên gọi Vào

Trang 25

năm Tiên Thiên thứ 1 (712), Đường Huyền Tông lên ngôi, đổi tên huyện Long An thành Sùng An Khi Đường Túc Tông kế nhiệm, vào năm Chí Đức thứ 2 (757), ông cho đổi huyện Sùng An thành Sùng Bình Có thể thấy vào đời Đường, Hoằng Hóa là đất của huyện Sùng An rồi Sùng Bình

Năm 938, sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, nước ta bước thời kỳ phong kiến độc lập kéo dài hơn 10 thế kỉ Triều đại Ngô (939 - 967) không c n chế độ quận huyện; Thời nhà Đinh (967 - 980) chia nước ta thành 10 đạo; Thời Tiền Lê (980 - 1010) đổi 10 đạo thành 10 lộ Tuy nhiên, đến nay chưa tìm được nguồn cứ liệu nào về địa lý hành chính và tên gọi cụ thể của các đạo, lộ, phủ, châu đời Đinh và Tiền Lê Đất Hoằng Hóa thời này gọi là giáp Cổ Hoằng, Hoằng Phượng thuộc giáp Cổ Hoằng

Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi, cương vực có nhiều sự thay đổi Về địa lý hành chính, nhà Lý chia nước ta thành 24 đơn vị hành chính Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là phủ, lộ, châu, trại; huyện, hương, giáp, phường, sách, động Thanh Hóa là một lộ, Hoằng Hóa là giáp Cổ Hoằng trong lộ Thanh Hóa

Đời nhà Trần (1226 - 1400), đơn vị hành chính nhiều lần được thay đổi, kể cả về tên gọi Năm 1225, nhà Trần thay nhà Lý, đổi lộ, châu làm phủ, một thời gian c n gọi một số lộ, phủ là trại, sau đó lại gọi là lộ Đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314), giáp Cổ Hoằng đổi thành huyện Cổ Đằng, đất Hoằng Hóa lúc này thuộc huyện Cổ Đằng [33; tr 191]

Năm Quang Thái thứ 10 (1397), Lê Quý Ly làm phụ chính Thái sư, đổi các phủ, lộ, ra các trấn Huyện Cổ Đằng thuộc trấn Thanh Đô [2; tr 130]

Đời Hậu Lê, năm Thuận Thiên thứ 1 (1428), Thanh Hóa gồm có 6 phủ, thuộc đạo Hải Tây Năm 1466 đặt thừa tuyên Thanh Hoa Năm 1469, Thanh Hoa lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu, huyện Cổ Đằng đổi làm huyện Hoằng Hóa thuộc phủ Hà Trung Năm 1490 đổi là xứ Thanh Hoa, đời Lê Tương Dực đổi là trấn Thanh Hoa Hoằng Phượng thuộc huyện Hoằng Hóa, trấn Thanh Hoa Cái tên huyện Hoằng Hóa cũng được ra đời từ đây cho đến đời Tây Sơn, đời Nguyễn và duy trì cho đến nay [2; tr 195]

Trang 26

Trong sách Các tổng trấn xã danh bị lãm (Tên làng xã Việt Nam đầu

thế kỷ XIX, thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra) cho biết: Phủ Hà Trung có 4 huyện: Nga Sơn, Tống Sơn, Phong Lộc và Hoằng Hóa Huyện Hoằng Hóa có 7 tổng, 161 xã, thôn, trang, sở Vùng đất Hoằng Phượng lúc bấy giờ là một trong 20 xã thuộc tổng Lỗ Đô Gồm có 2 thôn: Thôn Vĩnh Gia thuộc xã Lỗ Đô, thôn Phượng Mao lúc đó gọi là thôn Tuấn Mao thuộc xã Hoàng La Hiện nay, chưa tìm được nguồn tư liệu nào nhắc về việc đổi tên tổng Lỗ Đô thành

tổng Lỗ Hương Theo Đồng Khánh dư địa chí, đến thời Minh Mệnh thứ 19

(1838), tách tổng Đại Lý của huyện Hậu Lộc, 2 tổng Lỗ Hương và Dương Sơn của huyện Hoằng Hóa và 3 xã Trung Tiết, Bái Xuyên, Hà Thủy của huyện Hoằng Hóa thành lập huyện Mỹ Hóa Tổng Lỗ Hương gồm 15 xã, thôn, sở: thôn Vĩnh Gia xã Lỗ Hương, thôn Nhân Vực xã Lỗ Hương, thôn An Phú xã Lỗ Hương, thôn Xuân Phú xã Cẩm La, thôn Nhân Phú xã Cẩm La, thôn Tuấn Mao xã Cẩm La, thôn Trà Phượng xã Hoàng La, thôn Trà Mỹ xã Hoàng La, thôn Đại Điền xã Hoàng La, thôn Đại Hữu xã Hoàng La, thôn Kênh xã Hoàng La, xã Đồng Xá, xã Trinh Sơn, xã Nghĩa Hương, xã Vĩnh Lộc Năm Thành Thái đời thứ 1 (1889) bỏ huyện Mỹ Hóa, tổng Lỗ Hương thuộc huyện Hoằng Hóa Như vậy, đến trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Hoằng Phượng gồm 2 thôn: Tuấn Mao và Vĩnh Gia [65; tr 1093]

Sau năm 1954, huyện Hoằng Hóa có 47 xã Sau nhiều lần chia tách và sát nhập và thành lập một số thị trấn vào các năm 1980 – 1989 - 2012, ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn bị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa Nhiều đơn vị hành chính cấp xã của huyện Hoằng Hóa được sáp nhập Huyện Hoằng Hóa c n 37 đơn vị hành chính, gồm 36 xã và 1 thị trấn

Như vậy, trải qua chiều dài hàng nghìn năm với nhiều diễn biến về lịch s , Hoằng Phượng vẫn là một trong những địa danh ít thay đổi về mặt địa giới và đơn vị hành chính

Trang 27

1.2.2 Quá trình hình thành dân cư và làng xã

Các công trình nghiên cứu và kết quả khảo cổ học đã chứng minh vùng đất Hoằng Hóa nói chung và Hoằng Phượng nói riêng là vùng đất cổ Các cư dân sớm nhất đã có mặt trên địa bàn Hoằng Hóa từ thời các vua Hùng

Ở thời đại đồ đồng, cư dân bộ C u Chân, con cháu vua Hùng từ miền cao tìm xuống chiếm lĩnh vùng đồng bằng, mở mang vùng đất mới và tràn xuống vùng biển Men theo sông Mã, họ lan ra các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc và Hoằng Hóa Ở những vùng đất này đã phát hiện các di chỉ có niên đại từ thời Hùng Vương Cuối thiên niên kỷ II trước CN, cư dân Hoằng Hóa đầu tiên đã định cư ở tả ngạn sông Mã (từ Ngã Ba Giàng đến Hàm Rồng) Năm 1961, các nhà khảo cổ học lần đầu tìm thấy dấu vết cư trú của con người cách đây 3000 - 3500 trên đất Hoằng Hóa Nơi sinh sống sớm nhất ở Hoằng Hóa là vùng đất Quỳ Ch [33; tr 167-168] Ở vùng đất Hoằng Quỳ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 14 di chỉ của nền Văn hóa Đông Sơn và 30 di chỉ nằm rải rác quanh các xã Hoằng Lý, Hoằng Phú và Hoằng Phượng Chủ nhân nền văn hóa này ngoài làm nông nghiệp, làm đồ gốm đã biết luyện kim và chế tác kim loại Hậu thời kỳ đồng thau, dấu vết con người ở vùng hạ lưu sông Mã rất dày đặc Việc cư dân quần tụ trên các cồn đất cao ven sông Mã cũng không khó lý giải Bởi l , người Việt cổ sinh sống bằng

nghề trồng lúa nước Trong cuốn Le Thanh Hoa, tác giả Robequain đã khẳng

định trồng lúa chính là nghề chính, bao trùm toàn bộ nền kinh tế của vùng đồng bằng châu thổ, mà việc trồng lúa phụ thuộc nhiều vào nguồn nước Tuy nhiên, con người luôn muốn sinh sống ở các vùng đất cao Bởi vậy, ở các triền sông, cụ thể là vùng hạ lưu sông Mã là địa hình phù hợp Dải đất ven sông của Hoằng Hóa lại trải dài ra tận c a biển, cư dân đã chọn Hoằng Phượng là một trong những địa điểm sinh cơ lập nghiệp và phát triển từ đời này đến đời khác Hoằng Phượng là nơi có đường kinh lý quốc gia từ xa xưa, gần với các trạm dịch nên việc cư dân chọn nơi này để quần tụ, sinh sống, xây dựng xóm làng cũng là điều dễ hiểu

Trang 28

Việc quần cư ở vùng đất Hoằng Phượng đã được chứng minh với việc các nhà khảo cổ tìm thấy một số di vật và dấu tích những cồn đất cao thuộc khu vực này Đây chính là căn cứ để các nhà nghiên cứu khẳng định Hoằng Phượng là một vùng đất cổ, được hình thành từ ngàn đời nay

Việc mở rộng địa bàn sinh sống thường đi đôi với quá trình hình thành các làng xã, ấp và các cộng đồng dân cư Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, cư dân ở vùng đất này đã rất đông đúc Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng để lại nhiều dấu ấn tại Hoằng Phượng Năm 248, khi Triệu Trinh Nương nổi dậy đánh đuổi giặc Ngô, tại ngã sông Tuần Ngu tương truyền là nơi đóng quân và tập kết quân của bà Để ghi nhớ công lao của người nữ anh hùng kiệt xuất, nhân dân các xã Hoằng Phú, Hoằng Trinh và Hoằng Phượng ngày nay vẫn lưu truyền nhiều câu đối, lời ca ngợi danh tài năng khí phách của bà Điều này cũng phần nào chứng minh được sự hình thành lâu đời của vùng đất Hoằng Phượng [33; tr 184 - 185] Một số thư tịch cổ như thần phả, sắc phong tại các đền, chùa ở vùng đất c n lưu giữ cũng góp phần chứng minh việc cư dân đến vùng đất này sinh sống, lập nghiệp từ rất sớm Từ đó, hình thành những cộng đồng dân cư với tên cổ như Tuấn Mao, Vĩnh Gia…

Hiện nay, Hoằng Phượng gồm có 2 làng: làng Vĩnh Gia và làng Phượng Mao

- Làng Vĩnh Gia: có vị trí phía Nam giáp xã Hoằng Giang, phía Bắc

giáp xã Hoằng Xuân, phía Đông giáp làng Phượng Mao, phía Tây giáp sông Mã, phía bên kia sông là xã Thiệu Thịnh (huyện Thiệu Hóa)

Vào thời Lý làng Vĩnh Gia có tên gọi là Cổ Đô, rồi Nhân Cõi khu,

Làng Cuội Sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ

An trở ra cho biết: Thôn Vĩnh Gia thuộc xã Lỗ Đô, tổng Lỗ Đô, huyện Hoằng

Hóa, phủ Hà Trung (Tổng Lỗ Đô có 20 xã, thôn, sở: thôn Vĩnh Gia thuộc xã Lỗ Đô, thôn An Phủ, thôn Nhân Vực, thôn Bái Thượng thuộc xã Trì Trọng, thôn Bái Hạ, thôn Thượng Thọ, thôn Trọng Hậu, ba thôn Đông, Trung và Thịnh Mỹ thuộc xã Quỳ Ch , thôn Đông Khê, thôn Xuân Phủ thuộc xã Cẩm La, thôn Tuấn Mao, thôn Nga Phú, thôn Nhuệ Hoàng thuộc xã Hoàng La,

Trang 29

thôn Bào, thôn Trà Thượng, thôn Trà Mỹ, thôn Trinh Sơn, thôn Đồng Xá, Vĩnh Lộc, sở Lỗ Đô) [64; tr 107]

Đến đời Đồng Khánh (1885 - 1888), thôn Vĩnh Gia thuộc tổng Lỗ Hương, huyện Mỹ Hóa, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa Tuy nhiều lần đổi tên tổng và huyện, nhưng tên làng Vĩnh Gia được giữ nguyên cho tới ngày nay

Từ buổi sơ khai xây dựng làng mới có 5 đến 7 hộ, theo thời gian dân cư hội tụ và dần dần phát triển, sinh cơ lập nghiệp đã lên tới hàng trăm hộ

Trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945, làng Vĩnh Gia có diện tích khoảng 310ha, chia thành 14 xóm, 491 hộ với 2.250 nhân khẩu Đến năm 2000 còn 6 thôn, khoảng 985 hộ với trên 4.000 nhân khẩu thuộc 19 d ng họ [11; tr 13] Qua quá trình công nghiệp hóa, nhiều con em của làng đi xa học tập, làm việc ở khắp mọi miền trong nước và nước ngoài và định cư ở nơi khác, số hộ của làng vào năm 2020 là 1.054 hộ với số dân là 3.906 nhân khẩu Là một trong những làng cổ có lịch s từ lâu đời, trải qua một quá trình dài hình thành, tồn tại và phát triển, con người Vĩnh Gia đã xây dựng nên mảnh đất giàu giá trị lịch s , văn hóa Nơi đây có những công trình di tích lịch s nổi tiếng như Chùa Vĩnh Phúc (Chùa Gia); đối diện về phía Bắc có nghè thờ Tam vị Đại vương (Đức thánh Tô Hiến Thành, Trần Khát Chân và Tiến Hiền Thiên Tôn Thành hoàng làng) Lễ hội kỳ phúc vào mỗi dịp đầu xuân của làng Vĩnh Gia cũng là một di sản văn hóa phi vật thể có giá trị

- Làng Phượng Mao: Phía Bắc giáp xã Hoằng Xuân, phía Nam và phía

Đông giáp làng Phú Khê, phía Tây giáp làng Vĩnh Gia

Vào đầu thế kỷ XIX, làng có tên là Tuấn Mao thuộc xã Hoàng La, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung Đến thời Nguyễn, làng có tên Phượng Mao, thuộc xã Cẩm La, tổng Lỗ Hương Từ đó tới nay làng giữ tên là Phượng Mao

Làng được hình thành từ thế kỷ XV, do tướng Lê Quốc Chinh và Lê Công Phụ, đây là hai vị tướng có công lớn giúp vua Lê dẹp giặc Minh, được nhà vua phong tước và ban đất tại đây để khai ấp, lập làng Ngày nay, cứ vào tháng Hai (Âm lịch) hằng năm, làng lại tổ chức hội tế để nhớ ơn hai vị thần đã có công lớn với quê hương, đất nước

Trang 30

Thời Tây Sơn, khi vua Quang Trung đưa quân ra Bắc dẹp loạn, trên đường trở về có ngang qua nơi này, c n lưu lại bài thơ:

“Tùng tùng trống đánh trước làng Chợ Già trước mặt, quán Mau bên đàng

Qua Chiêng xuống bến sang Giàng Qua làng Đông Thổ đi về Đình Hương”

Quá trình khai khẩn lập làng, mở mang đổng rộng gắn liền với công sức các thế hệ và các d ng họ từ bốn phương tụ về đất này Ngày nay, trong làng có 8 d ng họ: Lê, Đặng, Nguyễn, Trịnh, Trương, Đinh, Hàn, Tô….Năm 2020, theo thống kê, làng có 1.200 nhân khẩu với diện tích trên 1km2

[11; tr 12]

Lịch s cho thấy Phượng Mao là một trong những làng được thành lập sớm và có bề dày về truyền thống văn hóa Nơi đây có các công trình văn hóa tâm linh như đình Phượng Mao và nơi thờ hai vị Tướng công thời Lê là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh chủ yếu của làng Ngoài ra, c n lưu giữ được 23 đạo sắc phong là nguồn tư liệu quý góp phần giúp chúng ta hiểu về lịch s vùng đất

1.3 Truyền thống lịch sử văn hóa tiêu biểu

1.3.1 Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất

Cần cù và sáng tạo luôn là một trong những giá trị văn hóa tinh thần, trở thành triết lý nhân sinh con người vùng đất Hoằng Phượng Truyền thống ấy được biểu hiện phong phú, rõ nét và đa dạng trong lao động, hình thành ngay từ công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên khi con người đặt chân đến vùng đất Thiên nhiên khắc nghiệt luôn là những th thách lớn, đó cũng là cơ sở để tôi luyện ý chí của con người Họ đã biết thuận theo tự nhiên, cải tạo thiên nhiên để lao động sản xuất Người Hoằng Phượng làm thủy lợi tốt, chống hạn, ngăn lũ và khai phá đất đai để phát triển kinh tế, duy trì và phát triển đời sống

Từ xa xưa, trên khắp các vùng miền, các d ng họ đã lựa chọn Hoằng Phượng làm nơi khai phá đất đai, định cư, sinh tụ và phát triển sản xuất Bằng

Trang 31

bàn tay lao động và khối óc sáng tạo, trong quá trình khai khẩn ruộng đất, người Hoằng Phượng đã biết dựa vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên vượt qua những mặt khó khăn để cùng chung sức, chung l ng khơi d ng dẫn nước, đắp đê, be bờ biến một vùng đất hoang thành những cánh đồng và xóm làng trù phú

Truyền thống cần cù sáng tạo luôn được phát huy trong suốt chiều dài lịch s , là cơ sở cho sự thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương Với tinh thần tự lực, tự cường cùng truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, người dân vùng đất từ th a sơ khai đã khai phá đất hoang ven sông, ven bãi để sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, trồng hoa màu Hiện nay, Hoằng Phượng trở thành một trong những nơi cung ứng lúa lớn nhất của huyện, ngoài ra, các loại hoa màu khác cũng rất phong phú (khoai lang, lạc, đậu)… Đó là biểu hiện cụ thể cho truyền thống cần cù trong lao động sản xuất của cư dân vùng đất

Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của địa phương, vì vậy việc làm thủy lợi, đào kênh dẫn nước, tưới tiêu cho các cánh đồng đã được người dân sớm thực hiện Những năm đầu sau kháng chiến chống Pháp 1954 - 1957, từ chủ trương của huyện, Hoằng Phượng đã đào được 527 giếng nước để chống hạn và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Đến những năm 1963-1965, thực hiện đào và bê tông hóa kênh thủy lợi từ Hoằng Khánh, dẫn nước về tận các xã ven biển, đoạn kênh đi qua Hoằng Phượng được gọi là kênh Nam Sau này khi s dụng, nhận thấy cần thiết, dưới sự chỉ đạo của chính quyền, người dân tiếp tục đào thêm hàng nghìn mét khối đất để tạo kênh mương kết nối, dẫn vào tận những vùng ruộng khó khăn về tưới tiêu, nhờ đó mà việc làm nông nghiệp được cải thiện và tăng năng xuất cây trồng

Bên cạnh phát triển nông nghiệp, với truyền thống cần cù sáng tạo, người dân Hoằng Phượng c n rất chú ý đến các nghề khác Tranh thủ những điều kiện thuận lợi, nằm bên sông Mã, lại có đường kinh lý đi qua đã giúp Hoằng Phượng trở thành đầu mối giao lưu đường sông của tỉnh, đặc biệt vai tr kết nối giữa các huyện trung du, miền núi với Hoằng Hóa và Thiệu Hóa Từ đó, bến đ Gia rồi chợ Gia sớm hình thành, đây một trong những trung

Trang 32

tâm buôn bán của cả vùng Chợ Gia nằm cạnh bến đ Gia, trước đây chợ họp theo phiên 5 ngày một lần, về sau do nhu cầu tăng lên, chợ họp 3 ngày một phiên, với 1.000 đến 1.500 người tham gia, tạo nên một địa điểm buôn bán nhộn nhịp, người mua, kẻ bán tấp nập

Sự sáng tạo, cần cù của con người vùng đất c n biểu hiện ở các nghề mà cư dân vùng đất lựa chọn rất phong phú Tuy nằm gần đường kinh lý, nhưng trước đây việc di chuyển vẫn rất khó khăn, trong khi việc đảm bảo sức khỏe kịp thời cho người dân là điều đặc biệt quan trọng Trong bối cảnh đó, Hoằng Phượng có một số gia đình chuyên làm nghề bốc thuốc Nam Hiện nay, trên địa bàn xã vẫn c n 2 hiệu thuốc Nam gia truyền phát triển qua nhiều đời, được con cháu duy trì là một trong những tri thức dân gian cần lưu giữ

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, ngay từ buổi sơ khai lập ấp, dựng làng, chinh phục tự nhiên làm nông nghiệp, con người vùng đất Hoằng Phượng đã hình thành và tôi luyện truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động Đây là tiền đề để phát triển, là cơ sở giúp cư dân tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần đặc sắc

1.3.2 Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm

Từ th a bình minh của lịch s , với vị trí chiến lược quan trọng, đất nước đã phải đối diện với ngoại xâm Bối cảnh lịch s với những thách thức ấy đã hình thành cho dân tộc Việt truyền thống yêu nước, kiên cường chống giặc ngoại xâm Nhân dân vùng đất Hoằng Phượng cũng vậy, họ đã cùng dân tộc kiên cường bảo vệ bờ cõi, đấu tranh giành độc lập L ng yêu nước nồng nàn được nuôi dưỡng và phát triển qua các thời kì lịch s , trở thành truyền thống quý báu của con người nơi đây Tinh thần ấy tạo nên tính cố kết cộng đồng và là nền tảng cho truyền thống đấu tranh anh dũng, hào hùng của nhân dân Hoằng Phượng trong lịch s

Năm 248, Triệu Trinh Nương ở vùng núi Quan Yên đã dựng cờ dấy binh khởi nghĩa Từ căn cứ Ngàn Nưa đầu tiên, bà đưa quân tràn xuống công thành Tư Phố Vùng tả ngạn sông Mã được bà chọn làm địa điểm trọng yếu để chiêu binh, tập trận Từ đây, bà tiến quân hơn 30 trận, làm cả Giao Châu

Trang 33

chấn động Nhân dân Hoằng Hóa lúc bấy giờ nô nức tham gia các trận đánh cùng bà và giành được nhiều thắng lợi Trong cuộc khởi nghĩa này, nhân dân các xã Hoằng Giang, Hoằng Lý, Hoằng Phú, Hoằng Trinh và Hoằng Phượng… đã đóng góp nhiều công sức, góp phần không nhỏ làm nên những chiến thắng lẫy lừng, làm quân Ngô khiếp sợ Vùng đất Hoằng Phượng hiện

nay còn lưu truyền nhiều câu đối, những lời ca ngợi về bà Triệu:“Đầu voi

miệng cọp, vì nước quên mình, trời khéo để làm gương, dấu tích Trưng Vương là thế đó/ Con Lạc cháu Hồng, mấy nhà biết mặt, người thử xem khí tiết, vốn dòng Triệu đế hãy còn đây” chứng tỏ sự gắn bó của nhân dân đối với

cuộc khởi nghĩa này

Năm 939, trong cuộc đại thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền có sự góp công của bậc tướng Dương Đình Nghệ Ông vốn là tướng của Khúc Thừa Hạo, người Dương Xá (phía hữu ngạn sông Mã) Tương truyền, các địa danh ở hai bên bờ sông Mã khu vực ngã ba Tuần Ngu trước đây vốn là nơi Dương Đình Nghệ xây dựng đồn trú và chiêu binh Như vậy, với l ng yêu nước nồng nàn, nhân dân Hoằng Phượng tiếp tục góp sức mình vào cuộc kháng chiến này Từ đó để thấy rằng truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất được thể hiện sâu sắc qua sự đóng góp của nhân dân vùng đất đối với các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch s Để ghi nhớ công ơn của các bậc công thần có công đối với đất nước nói chung, vùng đất Hoằng Phượng nói riêng, nhân dân đã lập các đền thờ (như đền thờ Tô Hiến Thành, Trần Khát Chân, hai vị thần họ Lê là người giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh…) Đây cũng chính là cơ sở để giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho các thế hệ mai sau

Năm 1858, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, bắt đầu thời kì áp bực bóc lột đem đến nỗi thống khổ cho nhân dân cả nước Trong bối cảnh trên, cuối thế XIX, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước Lúc này ý chí nhân dân sục sôi ở khắp mọi miền, Thanh Hóa cũng nổi tiếng với cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Nga Sơn) Nhân dân Hoằng

Trang 34

Phượng h a chung không khí sôi nổi, cùng với các sĩ phu vùng lên cứu nước, cứu nhà Tuy phong trào bị đàn áp nhưng l ng quyết tâm và l ng căm thù giặc sâu sắc trong l ng dân Hoằng Phượng không vì thế bị mai một

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1954-1975), Hoằng Phượng luôn là hậu cần vững chắc cung ứng lúa gạo và quân binh cho chiến trường Từ vùng đất truyền thống này, có hàng trăm thanh niên đi theo tiếng gọi Tổ quốc, tình nguyện lên đường chiến đấu vì độc lập, tự do dân tộc Làng Vĩnh Gia được công nhận là Làng có công với nước; cả xã có 6 mẹ Việt Nam anh hùng, 103 liệt sĩ, hàng trăm thương binh, bệnh binh; tập thể cán bộ và nhân dân xã cùng 1 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đó là những minh chứng sinh động cho truyền thống anh hùng bất khuất của vùng đất Hoằng Phượng

1.3.3 Truyền thống hiếu học, “uống nước nhớ nguồn”

Truyền thống hiếu học

Hoằng Hóa từ xưa đến nay luôn tự hào là vùng đất văn vật, là đất

Thanh, đất học Cho đến nay trong nhân dân vẫn lưu truyền câu ca dao:

“Dạy con từ thuở tiểu sinh Gần thầy, gần bạn, tập tành lễ nghi

Học hành cách vật, trí tri

Văn chương, chữ nghĩa nghĩ gì cũng thiêng”

Thời phong kiến Hoằng Hóa là cái rốn khoa bảng với nhiều bậc hiền tài, sĩ t Tự hào là một vùng đất của Hoằng Hóa, người Hoằng Phượng noi theo đó khuyến khích con cháu học hành Điều này trở thành tinh thần, truyền thống của cả cộng đồng làng, xã, không chỉ ở trong không gian một vài gia đình hay d ng họ Nơi đây nhân dân c n xây dựng văn chỉ để bày tỏ l ng tôn kính, ca ngợi các bậc tiên hiền và nêu cao việc học hành của quê hương Chỉ tiếc là theo thăng trầm của thời gian, hiện nay, văn chỉ chỉ c n dấu tích và tồn tại trong tâm trí của nhân dân địa phương

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã dùng nhiều biện pháp để áp đặt về mặt giáo dục, đặc biệt s dụng chính sách ngu dân gây hậu quả

Trang 35

nghiêm trọng Tuy nhiên, với ý đồ đào tạo tay sai, chúng cũng mở các trường dạy chữ ở Hoằng Hóa Việc học chữ quốc ngữ cũng từ đây mà bắt đầu Những năm 30 của thế kỉ trước có các trường ở Tào Xuyên, Quỳ Ch , Thanh Nga… Con em vùng đất Hoằng Phượng cũng tham gia học các lớp này Điều đáng trân trọng và khâm phục là những học sinh học trường Pháp nhưng vẫn ấp ủ l ng yêu nước, nuôi dưỡng tinh thần cách mạng Sau này, họ đã tích cực hoạt động cách mạng, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân cả nước có 95% mù chữ Để giải quyết nạn mù chữ, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng h a đã mở các lớp “bình dân học vụ” Hưởng ứng tinh thần ấy, việc học trên đất Hoằng Phượng được phát huy mạnh m , giáo dục trở thành một điểm sáng trong sự nghiệp xây dựng quê hương Trước năm 1945, Hoằng Phượng chưa có nhiều người đỗ đạt được ghi danh, nhưng từ sau năm 1945 cho đến nay, địa phương có rất nhiều người đỗ đạt, thành tài với học vị cao Đó là nguồn tri thức vô giá góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước

Truyền thống uống nước nhớ nguồn

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” ở vùng đất Hoằng Phượng được thể hiện trước hết ở việc gìn giữ các phong tục, tập quán tốt đẹp mà ông cha để lại Cũng như các vùng đất khác, nhân dân xã Hoằng Phượng gìn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên tại các gia đình, d ng họ từ bao thế hệ Đó là biểu hiện sinh động và sâu sắc nhất truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của quê hương

Ngoài thờ cúng ông bà, tổ tiên, tín ngưỡng thờ phụng các vị thần, người người có công với quê hương đất nước… đã được hình thành và phát triển tại đây từ xa xưa Trước đây, mỗi làng đều có đình, đền, chùa, miếu, nghè, phủ… tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, ngày nay địa phương chỉ c n lại một số công trình như Chùa Vĩnh Phúc (Chùa Gia), nghè thờ Tô Hiến Thành, Trần Khát Chân và thành hoàng làng, đình Phượng Mao Người dân Hoằng Phượng sống có nghĩa có tình, biết ơn và thành kính, thể hiện tấm l ng của mình với các bậc thần có công với nước, với làng, có công khai phá, gây dựng và bảo vệ vùng đất mình sinh sống

Trang 36

Song song với quá trình hình thành di sản văn hóa vật thể không thể thiếu các giá trị di sản văn hóa phi vật thể Vào mỗi dịp đầu xuân, các làng của Hoằng Phượng tổ chức lễ hội kỳ phúc, điều này đã trở thành nét đẹp truyền thống lưu truyền ở vùng đất này qua bao thế hệ Lễ hội không đơn thuần là sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng làng, xã mà hơn hết đã phản ánh sâu đậm đặc trưng văn hóa truyền thống của quê hương, nhằm ghi nhớ công trạng của các vị tiền nhân, cội nguồn tổ tiên, dân tộc

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Hoằng Phượng là một vùng đất cổ nằm về phía Tây Bắc huyện Hoằng Hóa, nằm trong vùng văn hóa Đông Sơn, thuộc hai bên bờ hạ lưu sông Mã Những kết quả khảo cổ học với các dấu tích về việc cư dân Việt cổ quần tụ c n sót lại nơi đây đã khẳng định vị thế, vai tr của vùng đất Hoằng Phượng trong những thăng trầm của lịch s dân tộc

Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, ngay từ thuở sơ khai, cư dân Việt cổ đã đặt chân đến vùng đất này và chọn làm nơi tụ cư, sinh sống, khai hoang lập ấp, hình thành làng, xã… Qua quá trình phát triển, vùng đất Hoằng Phượng đã khẳng định vai tr của mình là một bộ phận không tách rời của lịch s dân tộc Vùng đất cổ này có lịch s phát triển lâu dài và hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi là cơ sở để con người hình thành những giá trị truyền thống quý báu

Cư dân vùng đất Hoằng Phượng hội tụ, hun đúc những giá trị lịch s văn hóa tốt đẹp Đó là truyền thống cần cù và không ngừng sáng tạo trong lao động; truyền thống yêu nước, luôn sẵn sàng đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm và các thế lực thù địch, góp phần trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc; truyền thống hiếu học và “uống nước nhớ nguồn”… Những truyền thống ấy luôn là động lực để con người vùng đất này sáng tạo những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần giá đặc sắc góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của lịch s dân tộc

Trang 38

Chương 2

DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

Trong suốt hành trình dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã bồi đắp, tạo dựng những giá trị văn hóa mà ngày nay các thế hệ luôn tự hào Người dân vùng đất Hoằng Phượng đã sáng tạo những di sản văn hóa (bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) với những nét riêng đặc sắc… Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những di sản văn hóa tiêu biểu của vùng đất

2.1 Đình, Nghè, Phủ

2.1.1 Đình làng Phượng Mao

Đình làng Phượng Mao thuộc địa phận làng Phượng Mao, xã Hoằng Phượng Tên của di tích được lấy theo tên gọi của làng Đình là trung tâm văn hóa của nhân dân trong làng và là nơi thờ hai vị Quận công thời Lê đã có công “bảo quốc - phù dân”

- Về nhân vật thờ tự:

23 đạo sắc phong c n lưu tại đình đã khẳng định hai vị thành hoàng

làng là Linh Thông tôn thần (Lê Công Trinh) và Linh Quang tôn thần (Lê Công Phụ) Các đạo sắc hiện nay đang được lưu giữ tại đình Phượng Mao có niên hiệu: Cảnh Hưng đời thứ 32 (1771) - 2 sắc, Cảnh Hưng thứ 44 (1773) - 4 sắc, Chiêu Thống nguyên niên (1786) - 2 sắc, Minh Mệnh thứ 5 (1824) - 2 sắc, Thiệu Trị thứ 4 (1844) - 5 sắc, Tự Đức thứ 33 (1879), 1 sắc Tự Đức đã bị rách không rõ niên đại, Duy Tân thứ 3 (1909), Khải Định thứ 9 (1924) - 4 sắc) Đây là hai danh tướng anh tài kiệt xuất, có công lao lớn giúp vua Lê chống giặc Minh, sau đó cùng vua Lê Nhân Tông dẹp giặc Đồn Bàn, được triều đình ban thưởng và ban đất ở vùng Phượng Mao để lập đồn điền, khai hoang lập ấp Do vậy, sau khi mất, các ông đã được dân làng thờ phụng và tôn làm thành hoàng làng

Sách “Thanh Hóa chư thần lục” cũng đã chép về nhân vật Linh thông

Linh quang tôn thần: “Thần là dẹp loạn Đồn Ban vào làm loạn ở kinh thành

Trang 39

thời vua Nhân Tông nhà Lê, rồi đón vua Lê Thánh Tông lên ngôi cho dân được yên ổn, được phong là Sùng quốc công Sau khi mất lại hiển linh nên được dân lập đền thờ” [54; tr 40]

- Lịch sử hình thành, tôn tạo:

Đình được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng (TK XVI - XVII), theo hướng Nam Tương truyền, buổi đầu chỉ được xây dựng một cách đơn sơ bằng các vật liệu tre, luồng, kè… Đến năm 1556 đình được xây dựng kiên cố gồm 5 gian Tiền đường và 2 gian hậu cung Trước đình c n có Nghinh môn và hai cây đa cổ thụ lớn Cột đình được làm bằng gỗ to một người ôm không xuể Các đồ thờ tự trong đình rất phong phú như kiệu bát cống, kiệu long đình, các bộ bát biểu, ngựa… Cuối năm 1969, đình bị cải tạo làm hội trường của làng nên đã phá bỏ 2 gian chính tẩm phía sau chỉ để lại 5 gian Tiền đường Năm 1972, do chiến tranh bắn phá miền Bắc tàn khốc của đế quốc Mỹ, đình bị phá hủy hoàn toàn chỉ c n lại nền móng

Như vậy, vì biến cố và những th thách của lịch s định làng Phượng Mao đã từng bị phá hủy nghiêm trọng Tuy nhiên, địa phương vẫn lưu giữ được hệ thống sắc phong đồ sộ Đây là tư liệu quý giá để nghiên cứu về lịch s văn hóa của di tích cũng như của địa phương

Đến năm 1994, nhận thức được giá trị lịch s văn hóa của hệ thống di tích và nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng, đình làng Phượng Mao đã được xây dựng lại trên cơ sở dấu tích nền móng cũ

- Cấu trúc không gian:

Đình gồm các công trình: cổng đình, sân đình, đình chính và hiện nay xây dựng thêm cung mẫu và cung thờ Phật Ngoài ra, c n ao đình nằm phía trước cổng đình, hình chữ nhật, diện tích khoảng 200m2

Cổng đình được xây theo kiểu tứ trụ, mở ra làm 3 lối đi Cổng giữa có chiều rộng 2,6m, cánh cổng được làm bằng sắt; 2 cột trụ ở giữa được làm theo kiểu thức đơn giản không trang trí nhiều Trên mỗi đỉnh cột trang trí trống đồng Hai c a bên mỗi bên có chiều rộng 2,2m, các cột trụ nhỏ hơn, không trang trí hoa văn

Trang 40

Sân đình được lát bằng gạch bát đỏ, xung quanh là tường bao Cách cổng tam quan 2 m là bức bình phong chắn gió độc từ ngoài vào

Phía trước đình chính là hai cột nanh lớn, trên thân đắp nổi các câu đối chữ Hán, đỉnh cột trang trí nghê chầu Hiên tiền đường rộng 2m, lát gạch bát đỏ Đình chính được xây dựng trên nền móng cũ với kiến trúc kiểu chữ Đinh (丁) gồm Tiền đường, Trung đường và Hậu cung

Tiền đường gồm 5 gian có kích thước chiều dài 12,3m, chiều rộng 4,6m Tiền đường được làm theo kiểu tường hồi bít đốc, vì kèo bằng gỗ theo kiểu thức chồng rường giá chiêng trốn cột, hoành rui mè được làm bằng luồng Mái được làm theo kiểu 2 tầng 4 mái, dán ngói vẩy Bờ nóc đắp hình “lưỡng long chầu nguyệt”, hai đầu bờ nóc gắp hình đầu rồng hóa mây Tiền đường ngăn cách với bên ngoài bằng 5 c a ra vào, 3 c a chính phía trước và 2 c a phụ 2 bên, hệ c a được làm theo kiểu bức bàn đơn giản, mỗi bội c a gồm 2 cánh bằng gỗ Hai bên tường hồi phía trước mở ra hai c a sổ hình tròn trang trí chữ Thọ

Gian giữa Tiền đường đặt một hương án gỗ, trên hương án đặt 01 ngai thờ gỗ được sơn son thếp vàng, bát hương, đài nước và hai bên đặt 02 hạc gỗ có kích thước chiều cao 2,1m, chiều dài thân 60cm Ban thờ tại gian Tiền đường để thờ tự công đồng

Trung đường nằm song song với tiền đường, được dẫn vào bằng 2 lối đi 2 bên Kết cấu gian trung đường gồm 3 gian được làm bằng bê tông, gồm 8

cột, 2 tầng mái Trung đường có kích thước chiều dài 7,9m, chiều rộng 3,5m Gian Trung đường đặt hai hương án gỗ ở hai gian tả - hữu, trên ban thờ đặt

bát hương và khay mịch, hiện vật thờ tự đơn giản

Từ trung đường dẫn lối vào hậu cung bằng 3 c a C a giữa gồm 2 cánh được trổ kiểu thượng hạ bản trung song, 2 c a bên mỗi bên 1 cánh làm theo kiểu hình v m Hậu cung nằm dọc, gồm 1 gian có kích thước chiều dài 4,1m, chiều rộng 3,4m, được xây bằng bê tông theo kiểu cuốm v m

Hậu cung xây một ban thờ bằng chất liệu gạch trát vữa xi măng để thờ

hai vị Quận công Ban thờ được xây làm hai cấp Trên ban thờ cấp cao nhất

Ngày đăng: 15/05/2024, 08:53