Trân trọng cảm ơn Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, thư viện trường Đại học Hồng Đức, Đảng ủy, UBND xã Hoằng Trinh, các cụ cao niên, trưởng làng Trinh Nga, Thanh Nga, Trun
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
- -
LÊ THỊ KIM ANH
LỊCH SỬ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT HOẰNG TRINH
(HOẰNG HÓA, THANH HÓA)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THANH HÓA, NĂM 2023
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
- -
LÊ THỊ KIM ANH
LỊCH SỬ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT HOẰNG TRINH
(HOẰNG HÓA, THANH HÓA)
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu đã công bố
Tác giả
Lê Thị Kim Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ với đề tài “Lịch sử văn hóa vùng đất
Hoằng Trinh (Hoằng Hóa, Thanh Hóa)”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Thúy - người thầy đã gợi mở về hướng nghiên cứu cũng như tạo mọi điều kiện, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo, phòng sau Đại học Trường Đại học Hồng Đức, đặc biệt là các thầy, cô giáo thuộc Khoa Khoa học Xã hội Trân trọng cảm ơn Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, thư viện trường Đại học Hồng Đức, Đảng ủy, UBND xã Hoằng Trinh, các cụ cao niên, trưởng làng Trinh Nga, Thanh Nga, Trung Hòa, cùng các trưởng dòng họ Lê Quang, Hà Lê, , trưởng Ban quản lý di tích trên địa bàn xã Hoằng Trinh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, điền dã, thực tế tại địa phương, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu và thông tin bổ ích để tôi hoàn thành đề tài của mình
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Hoàng Lệ Kha - Hà Trung, trường THPT Nguyễn Trãi - TP Thanh Hóa, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và bản luận văn này
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, sự hỗ trợ giúp đỡ của các bên liên quan, song chắc chắn Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô, đồng nghiệp
và các thức giả quan tâm Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lê Thị Kim Anh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VI T TẮT v
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của luận văn 12
7 Bố cục luận văn 13
Chương 1 VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT HOẰNG TRINH 14
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 14
1.1.1 Vị trí địa lý 14
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 16
1.2 Quá trình hình thành vùng đất Hoằng Trinh 19
1.2.1 Địa danh vùng đất Hoằng Trinh trong lịch sử 19
1.2.2 Nguồn gốc cư dân và sự hình thành làng xã 22
1.3 Truyền thống lịch sử - văn hóa 27
1.3.1 Trong lao động sản xuất 27
1.3.2 Trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm 30
1.3.3 Trong giáo dục- khoa cử 33
Tiểu kết chương 1 37
Chương 2 DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ 38
2.1 Đình - Đền làng 38
2.1.1 Đình làng Thanh Nga 38
Trang 62.1.2 Đình - Đền làng Trung Hòa 43
2.1.3 Đình làng Trinh Nga 45
2.2 Chùa và Từ đường dòng họ 50
2.2.1 Chùa Sùng Long 50
2.2.2 Từ đường họ Lê Quang 54
2.2.3 Từ đường họ Hà Lê 57
2.3 Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị 60
2.3.1 Thực trạng 60
2.3.2 Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị 63
Tiểu kết chương 2 66
Chương 3 DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 67
3.1 Phong tục - tập quán 67
3.2 Tín ngưỡng - tôn giáo 69
3.2.1 Tín ngưỡng 69
3.2.2 Tôn giáo 71
3.3 Lễ hội truyền thống 72
3.3.1 Lễ hội làng Thanh Nga 72
3.3.2 Lễ hội làng Trung Hòa 76
3.3.3 Lễ hội làng Trinh Nga 79
3.4 Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị 84
3.4.1 Thực trạng 84
3.4.2 Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị 88
Tiểu kết chương 3 91
K T LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC P1
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Văn hóa được Đảng ta xác định là một trong bốn trụ cột phát triển bền vững, có vị trí ngang với kinh tế, chính trị và xã hội Từ đây, văn hóa không chỉ có chức năng nhận thức, giáo dục, đáp ứng yêu cầu của con người
mà còn là nguồn lực nội sinh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII (1998) khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô
giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian) văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” Đặc biệt, trong văn
kiện Đại hội XIII (2.2021) của Đảng đã nhấn mạnh vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm
quan trọng của giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam Đó là “tập
trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” Đây là cơ
sở để xây dựng hệ giá trị văn hóa gắn kết chặt chẽ , nhuần nhuyễn với xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, việc nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa làng xã nói riêng trở thành yêu cầu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu về quá trình hình thành làng xã cũng như văn hóa làng xã sẽ đóng góp những luận cứ khoa học để từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc - địa phương
1.2 Thanh Hoá là vùng đất rộng lớn được thiên nhiên ưu đãi và giàu truyền thống lịch sử - văn hóa Nơi đây là một trong những “cái nôi” của người Việt cổ, và là trung tâm của nền văn hóa - văn minh Đông Sơn tỏa sáng.Vùng đất này còn lưu giữ nhiều nét văn hoá đắc sắc với những loại hình
di sản văn hóa phong phú, bao gồm hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
Trang 9Dưới góc độ một không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Hoằng Hóa (vùng đất cổ nằm ở hạ lưu đông bằng sông Mã) đã tạo dựng bức tranh văn hóa đa sắc màu của xứ Thanh nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung trong suốt chiều dài lịch sử
1.3 Hoằng Trinh là một trong 43 xã, thị trấn của huyện Hoằng Hóa Xã Hoằng Trinh thuộc 17 xã phía Bắc huyện Hoằng Hóa và có vị trí địa lý vô cùng đặc biệt: vừa cận lộ, giáp sông lại kề núi và gần biển
Xã Hoằng Trinh được thành lập vào tháng 6/1954, bao gồm hai làng (Trinh Nga, Thanh Nga) và sáp nhập thêm làng Trung Hòa thuộc xã Liên Thịnh (huyện Hậu Lộc) về Nhờ lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, sông núi, nhân dân trong vùng đã biết tập trung cho sản xuất nông nghiệp mà trước hết là thâm canh cây lương thực để đảm bảo cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội Đây còn là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử - văn hóa từ lâu đời và hiện vẫn được bảo tồn và phát huy được những giá trị di sản văn hóa địa phương
1.4 Hoàng Trinh là vùng đất còn hiện hữu nhiều di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể Điều đặc biệt là tất cả ba làng của xã Hoằng Trinh (Thanh Nga, Trinh Nga, Trung Hòa) đều lưu giữ được ba ngôi đình lớn Trong đó, đình làng Trung Hòa và Thanh Nga cùng với Từ đường dòng họ Lê Quang (làng Trinh Nga) được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Ngoài ra, nơi đây còn có các di tích mới được trùng tu, tôn tạo như chùa Sùng Long (làng Trung Hòa), nhà thờ họ Hà Lê (làng Trinh Nga) Bên cạnh sự bảo tồn và phát huy các di sản vật thể, cư dân Hoằng Trinh cũng còn lưu giữ văn hóa phi vật thể với các lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm như lễ hội làng Thanh Nga, Trung Hòa, Trinh Nga
Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và đổi mới đất nước cùng xu thế hội nhập toàn cầu đang diễn ra ngày một sâu rộng thì những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung và của Hoằng Trinh nói riêng
đã và đang có nguy cơ bị phá hủy, mai một hoặc biến tướng Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển cùng các giá trị của hệ thống di sản
Trang 10văn hóa của vùng đất Hoằng Trinh để từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản là điều rất cần thiết không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề Lịch sử văn
hóa vùng đất Hoằng Trinh (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) làm đề tài luận văn thạc
sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về mảng đề tài văn hóa Việt Nam nói chung và lịch sử - văn hóa vùng đất nói riêng không phải là vấn đề mới mẻ nhưng luôn có sức hấp dẫn đối với các học giả trong và ngoài nước Trong những năm gần đây, với xu thế trở về nguồn cội, xu hướng bảo lưu, gìn giữ và phát triển văn hóa
truyền thống nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về văn hóa đặc
biệt là lịch sử văn hóa địa phương Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu và hội thảo khoa học về lịch sử văn hóa vùng đất được tổ chức, công bố Đây là động thái tích cực góp phần cho mỗi vùng
miền “khơi dậy” giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương mình từng bị thời gian“vùi lấp”
Xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được xem là vùng đất cổ có
bề dày lịch sử ngàn năm Đây có thể xem là địa bàn có sự xuất hiện đầu tiên của con người ở vùng đất Hoằng Hóa và vẫn lưu giữ đến ngày nay những nét lịch sử - văn hóa riêng biệt mà không phải địa phương nào cũng có được Vì vậy, ngay từ rất sớm, vùng đất này đã được quan tâm, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau Có thể nhắc tới một số công trình tiêu biểu đã được công bố sau:
Cuốn Văn hóa làng và làng văn hóa xứ Thanh [44], đã giới thiệu những
điểm cần thiết để xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn và đặc biệt đi sâu tìm hiểu về mảng đề tài văn hóa truyền thống của làng xã Thanh Hóa Trong nội dung cuốn sách, phần một, tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận cho
Trang 11quá trình xây dựng làng văn hóa; phần hai, tác giả đi sâu trình bày các làng văn hóa ở xứ Thanh trong đó có đề cập đến xã Hoằng Trinh trong bức tranh tổng quan về văn hóa thời đại các vua Hùng
Cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (Từ Nghệ Tĩnh trở ra) [60]
đã giới thiệu tương đối đầy đủ và khá chi tiết về địa danh cổ của các làng xã Việt Nam từ Nghệ An trở ra Để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến địa danh xưa như vấn đề lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, xã hội học…thì cuốn sách sẽ cung cấp những tư liệu rất quý bởi công trình đã liệt kê tên gọi từng thôn, xóm, trang, phường, giáp, trại thuộc từng tổng, phủ, huyện của 15 trấn, xứ,đạo Việt Nam Cũng như các địa phương khác của tỉnh Thanh Hóa, các làng xã thuộc Hoằng Trinh cũng được các tác giả điểm qua trong công trình nghiên cứu này
Trong công trình Tên làng xã Thanh Hóa, tập 1 [10], quá trình hình thành
và tên làng xã ở Thanh Hóa đã được giới thiệu một cách khái quát, trong đó có
cả xã Hoằng Trinh Quá trình hình thành, phát triển của xã Hoằng Trinh đã được phác họa trong bức tranh tổng quát của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cuốn Địa chí văn hóa Hoằng Hóa [33] đã trình bày tổng quan về nhiều
mặt như vị trí địa lý, dấu tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc, các ngành nghề truyền thống, các nhân vật lịch sử của huyện Hoằng Hóa Đây có thê coi là công trình được đầu tư nghiên cứu công phu nhất về huyện Hoằng Hóa Trong đó, Hoằng Trinh cũng được nhắc đến ở một số lĩnh vực như
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các di sản văn hóa tiêu biểu
Tác phẩm Địa chí Thanh Hóa, tập 1 [52], tập trung khảo tả về vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lịch sử Thanh Hóa từ thời tiền sử - sơ sử đến năm 1995 cùng với đơn vị hành chính và dân cư của tỉnh Trong cuốn sách có đề cập đến địa danh xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa với một số thành tựu văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của địa phương
Cuốn Địa chí Thanh Hóa, tập 2 [53] đã giới thiệu một cách tổng quát
về diện mạo văn hóa xứ Thanh Công trình đã trình bày cụ thể những thành
Trang 12tựu tiêu biểu về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tại các địa phương ở Thanh Hóa trong đó có xã Hoằng Trinh
Trong cuốn Danh nhân văn hóa Hoằng Hóa [32], những nét chính về
cuộc đời các bậc tiền bối của Hoằng Hóa trong mười thế kỷ có cống hiến to lớn với quê hương đất nước đã được ghi chép lại Các danh nhân văn hóa xã Hoằng Trinh cũng được cuốn sách đề cập đến Mặc dù cuộc đời và sự nghiệp các danh nhân văn hóa ở các làng thuộc xã Hoằng Trinh chỉ được điểm qua nhưng đó là cơ sở khoa học có giá trị để đề tài nghiên cứu về truyền thống lịch sử - văn hóa cùng nguồn gốc các ngôi đình - đền thờ trên vùng đất này
Trong cuốn Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh [54], các lễ hội truyền
thông tiêu biểu của Thanh Hóa đã được đề cập Trong công trình nghiên cứu này, một số lễ hội truyền thống huyện Hoằng Hóa được nhắc đến cả phần lễ
và phần hội Đây là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn nghiên cứu và đưa ra những nhận định, đánh giá đúng đắn, phù hợp về lễ hội của vùng đất Hoằng Trinh trong diễn trình lịch sử dân tộc
Cuốn Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân xã
Hoằng Trinh (1945 - 2005) [21] là công trình liên quan trực tiếp đến vấn đề
luận văn nghiên cứu Ở phần thứ nhất tác giả sách đã phác họa tổng quan về lịch sử hình thành, cư dân, truyền thống lao động, văn hóa xã Hoằng Trinh Ở phần thứ hai, tác phẩm đi sâu vào trình bày bối cảnh lịch sử, hoạt động và những thắng lợi vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân xã Hoằng Trinh trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, giai đoạn (1945 - 2005) Công trình này đã góp phần quan trọng giúp tác giả luận văn nghiên cứu sâu hơn về quá tình hình thành các làng và giá trị lịch sử - văn hóa trên vùng đất Hoằng Trinh
Công trình Cụm di tích làng Thanh Nga, Thanh Hóa [62] đã đi sâu
nghiên cứu về những di tích tại làng Thanh Nga, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa Chương 1, tác phẩm đã giới thiệu chung về thực trạng di văn, di vật hiện tồn tại trong cụm di tích đình Thanh Nga Chương 2 và 3, tác giả cuốn sách đã làm rõ một số vấn đề về sắc phong và các thần tích qua hệ thống
Trang 13tư liệu được lưu trữ tại đình Thanh Nga Đây là nguồn tư liệu quý để tìm hiểu
về những giá trị lịch sử - văn hóa của cụm di tích Thanh Nga nói riêng và vùng đất Hoằng Trinh nói chung
Đầu thế kỷ XX, cựu Hội viên trường Viễn Đông Bác Cổ - tiến sĩ Charles Robequanin - đã nghiên cứu về vùng đất Thanh Hóa và đã cho ra đời
tác phẩm Le Thanh Hoa (Tỉnh Thanh Hóa) [46] Tác phẩm đã đi sâu nghiên
cứu những nét văn hóa đặc trưng về vùng đất và con người xứ Thanh Cuốn sách đã cung cấp những thông tin quan trọng từ đó có thể nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể về làng xã Thanh Hóa thời kỳ Pháp thuộc Đây là cơ sở khoa học để đề tài nghiên cứu về vùng đất Thanh Hóa nói chung và các làng
xã của huyện Hoằng Hóa nói riêng
Nội dung cuốn Di tích và danh thắng Thanh Hóa [15] đã đề cập đến
các di tích và danh thắng của xứ Thanh trên nhiều lĩnh vực từ lịch sử, kiến trúc đến giá trị về cảnh quan thiên nhiên Vùng đất Hoằng Trinh cũng được đề cập sơ lược Đây là nguồn tư liệu để tác giả luận văn tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực lịch sử - văn hóa của vùng đất này
Tác giả cuốn sách Một số điểm đến du lịch, lễ hội và làng nghề Thanh
Hóa [42], đã đề cập đến những nét đặc sắc lễ hội truyền thống, các làng nghề
và cảnh quan du lịch của xứ Thanh Nghề dệt vải ở Hoằng Trinh có được đề cập đến nhưng chưa được nghiên cứu sâu về lịch sử hình thành và phát triển
Cuốn Thanh Hóa tươi đẹp [36] đề cập đến “một vùng có nhiều kỷ
niệm về quá khứ giàu truyền thuyết và vĩ đại” [36; tr 5], trong đó có huyện
Hoằng Hóa Tác phẩm đã điểm qua một số nơi giàu giá trị lịch sử văn hóa truyền thống mà du khách nên một lần đặt chân đến tìm hiểu Hoằng Trinh
là một trong những điểm đến mà du khách nên quan tâm mỗi khi muốn tìm
về cội nguồn
Với tác phẩm Văn hóa dân gian Biển - Đảo xứ Thanh [56]đề cập đến
các đặc trưng, giá trị và giải pháp bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ các vị thần biển ở Thanh Hóa Ở chương 3, tác phẩm đã đề cập đến tục thờ thần Độc
Trang 14Cước ở một số làng ven sông, biển tỉnh Thanh Hóa trong đó có xã Hoằng Trinh Đây là nguồn tư liệu mới nhất để tác giả tìm hiểu kỹ hơn về tín ngưỡng thờ thần biển ở vùng đất Hoằng Trinh
Luận văn thạc sĩ về Lịch sử văn hóa vùng đất Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa,
Thanh Hóa) [63] là công trình nghiên cứu tổng quát về vùng đất Hoằng Quỳ,
đặc biệt công trình đã nghiên cứu sâu về làng Quỳ Chử - nơi có di chỉ khảo cổ Quỳ Chử Điều này giúp tác giả luận văn có cách nhìn nhận, đánh giá về quá trình hình thành và phát triển của Hoằng Trinh - vùng đất nằm trong không gian văn hóa Quỳ Chử
Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vùng đất Hoằng Trinh ở các khía cạnh, góc độ khác nhau Tuy nhiên các công trình nhiên cứu đã được công bố mới chỉ đề cập đến một góc độ, một khía cạnh nhất định chứ chưa nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện về lịch sử văn hóa vùng đất này Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về lịch sử văn hóa vùng đất Hoằng Trinh vẫn cần được khai thác, nghiên cứu sâu hơn trong mối liên hệ với các vùng đất cận kề Các công trình nghiên cứu đã nêu ở trên đã cung cấp những thông tin, dữ liệu cần thiết để tác giả luận văn tiếp tục nghiên cứu một cách chuyên sâu về vùng đất Hoằng Trinh đặt trong bối cảnh đất nước đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế
Trên cơ sở tìm hiểu tổng quát về vị trí, điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành và phát triển làng xã cùng các truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời của vùng đất Hoằng Trinh cũng như quá trình phát sinh, phát triển, thực trạng của hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể ở địa phương tác giả đề xuất giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của vùng đất Tác giả hi vọng luận văn sẽ là một công trình nghiên cứu mới không những đánh giá một cách chuyên sâu về các mặt của vùng đất mà còn lý giải được những vấn đề hiện tại góp phần định hướng cho quá trình phát triển trong tương lai của quê hương Hoằng Trinh nói riêng, huyện Hoằng Hóa nói chung
Trang 153 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và các giá trị của
hệ thống di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) trên vùng đất Hoằng Trinh Từ
đó đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn cần giải quyết được các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
- Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; quá trình hình thành phát triển
và các truyền thống lịch sử - văn hóa tiêu biểu của vùng đất Hoằng Trinh
- Làm rõ diện mạo hệ thống di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tại địa phương
- Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn gốc, quá trình phát sinh, phát triển và giá trị của hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu trên vùng đất Hoằng Trinh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Từ nghiên cứu khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
quá trình hình thành làng xã… Hoằng Trinh, luận văn luận giải chuyên sâu về
nguồn gốc, quá trình phát sinh, phát triển của các giá trị lịch sử, văn hóa trên vùng đất này
- Về không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn
trong địa bàn xã Hoằng Trinh với 3 làng Thanh Nga, Trinh Nga và Trung Hòa Ngoài ra, đề tài còn mở rộng phạm vi khảo sát đến các làng xã phụ cận
để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lịch sử văn hóa vùng đất Hoằng Trinh
Trang 16trong diễn trình lịch sử dân tộc Đó là các xã như Hoằng Quỳ, Hoằng Trung, Hoằng Quang
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung vào sự hình thành xã
Hoằng Trinh, nguồn gốc, quá trình tôn tạo và phục dựng các di sản theo dòng chảy lịch sử - văn hóa của dân tộc
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu
* Tài liệu thành văn
Tài liệu thành văn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài luận văn Tài liệu thành văn bao gồm các bộ sử gốc như:
Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Thanh Hóa chư thần lục… Có thể nói, đây là những công trình đề cập sớm
nhất đến các vấn đề như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của làng xã Việt Nam Trong đó, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng được các tác phẩm
đề cập đến trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc
Bên cạnh các bộ sử gốc, các Hồ sơ Lý lịch di tích được lưu trữ tại Trung tâm nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa tỉnh Thanh Hóa cũng
là nguồn tư liệu thành văn vô cùng quan trọng liên quan trực tiếp đến vùng đất Hoằng Trinh và hệ thống di sản tại địa phương Nhờ vào đó, tác giả tìm hiểu, chọn lọc để triển khai nghiên cứu đề tài Tuy nhiên, Hồ sơ Lý lịch di tích chỉ là những tài liệu khảo tả đơn lẻ, không có tính hệ thống và chưa đưa
ra được phương án bảo tồn, phát huy một cách tổng thể giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên vùng đất Hoằng Trinh
Ngoài ra, nội dung các bản sắc phong, thần phả, bức thượng lương, câu đối còn hiện hữu ở các di tích cũng là tài liệu thành văn có ý nghĩa lịch sử giúp ích rất nhiều cho tác giả khi nghiên cứu triển khai đề tài Tiêu biểu cho
mảng tài liệu thành văn này là 47 đạo sắc phong và cuốn Thần phả tại đình Thanh Nga, Bức thượng lương tại đình Trinh Nga, cuốn Trung Hòa thần phả
tại đình- đền Trung Hòa…
Trang 17* Tài liệu vật chất
Cùng với tài liệu thành văn, tác giả sử dụng thêm nguồn tài liệu vật chất (các di vật, hiện vật lịch sử) tại các di tích để làm sáng tỏ hơn lịch sử - văn hóa vùng đất Hoằng Trinh Các di vật, hiện vật đang được bảo lưu tại các đình - đền, chùa, nhà thờ họ như bia đá, văn bia, chân tảng, bát hương, mâm đồng cùng các đồ thờ cúng khác
* Tài liệu văn hóa dân gian
Tài liệu văn hóa dân gian được sử dụng bao gồm các truyền thuyết, chuyện kể, ca dao, tục ngữ có liên quan đến đất và người Hoằng Trinh Đây là nguồn tài liệu được tác giả khai thác nhằm hiểu thêm về lịch sử - văn hóa vùng đất này theo khía cạnh tâm thức văn hóa dân gian Tuy nhiên, nguồn tài liệu này không được coi là chính sử nên chỉ mang tích chất tham khảo và phải cẩn trọng khi xem xét sử dụng
* Tài liệu điền dã
Để phong phú thêm nguồn tư liệu và đảm bảo tính chính xác, khoa học cho quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng thêm các tư liệu, thông tin, hình ảnh, kết quả phỏng vấn… thu được qua những lần khảo cứu trực tiếp tại địa phương Việc tiếp xúc, trao đổi với cán bộ văn hóa xã, thôn cùng các cụ cao niên trong làng đã giúp tác giả thu thập thêm một số tư liệu có giá trị phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài của mình
5.2 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu luận văn Sử dụng phương pháp lịch sử để làm rõ sự hình thành, phát triển của các làng xã cùng quá trình phát sinh, phát triển của các loại hình di văn hóa vật thể, phi vật thể trên vùng đất Hoằng Trinh
* Phương pháp logic
Để làm sáng tỏ các mối liên hệ giữa các yếu tố địa lý, tự nhiên, kinh
tế - xã hội, lịch sử - văn hóa…đến sự vận động phát triển của xã Hoằng
Trang 18Trinh nói chung và hệ thống di sản văn hóa nói riêng, tác giả đã sử dụng phương pháp logic
* Phương pháp phân tích và tổng hợp
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để sưu tầm, hệ thống các nguồn tài liệu có giá trị liên quan đến đề tài nghiên cứu Để tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc theo từng vấn đề, tác giả đã tiến hành phân tích từng mặt sau đó tổng hợp các thông tin có liên quan đến đất và người Hoằng Trinh Trên cơ sở đó làm rõ quá trình phát sinh, phát triển, diện mạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Hoằng Trinh
* Phương pháp so sánh
Hoằng Trinh không chỉ là vùng đất cổ thuộc khu vực đồng bằng sông
Mã và nằm trong không gian văn hóa Quỳ Chử mà nơi đây còn có vị trí cận
lộ, kề sông, giáp núi và gần biển nên ngoài những đặc điểm chung của một làng quê nông nghiệp truyền thống thì các làng xã trên vùng đất Hoằng Trinh vẫn có những đặc trưng riêng biệt Do đó, để có thể đánh giá, nhận diện sự tương đồng và khác biệt về giá trị của vùng đất Hoằng Trinh so với vùng đất khác, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp so sánh
* Phương pháp khu vực học
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp khu
vực học - một hệ phương pháp nghiên cứu liên ngành Tác giả đặt vùng đất
Hoằng Trinh trong mối quan hệ tương tác đa chiều giữa hoàn cảnh lịch sử, môi trường xã hội đến điều kiện tự nhiên từ đó phân tích đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau để rút ra những đặc trưng văn hóa đặc sắc, riêng biệt của vùng đất này
* Phương pháp điều tra điền dã
Để đảm bảo tính chính xác, khoa học cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã
sử dụng phương pháp điều tra điền dã để kiểm chứng và bổ sung nguồn tư liệu, đánh giá thực trạng các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tại Hoằng Trinh; tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn các cán bộ văn hóa, những người trông
Trang 19coi, quản lý trực tiếp di tích và đặc biệt các cụ cao niên trong làng để thu thập thêm tài liệu cùng với đối chiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn Từ
đó, đề xuất các giải pháp phù hợp và thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành liên quan như: Dân tộc học, Văn hóa học, Khảo cổ học…
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống về lịch sử - văn hóa vùng đất Hoằng Trinh Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần rất lớn trong việc bổ sung thêm nguồn tài liệu để làm rõ về nguồn gốc, lịch sử hình thành cũng như truyền thống lịch sử - văn hóa tiêu biểu của vùng đất này Diện mạo hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nơi đây cũng được lột tả rõ nét Trên cơ sở đó, đánh giá được vị trí, vai trò của vùng đất trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Hoằng Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung
- Trên cơ sở khắc họa bức tranh chung về hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, luận văn đã xác định giá trị, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Đây là cơ sở giúp cho các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương có thêm cơ sở, định hướng, giải pháp phù hợp trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, khai thác tiềm năng của hệ thống di sản, đặc biệt phát triển du lịch địa phương
- Với việc nghiên cứu một cách khá toàn diện và hệ thống, luận văn đã
bổ sung thêm nguồn tài liệu về lịch sử văn hóa địa phương; có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh trong công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử địa phương ở các nhà trường và cũng có ích cho một số cơ quan bảo tàng, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Luận văn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Hoằng Trinh; góp phần giáo dục người dân,
Trang 20đặc biệt thế hệ trẻ hiểu biết và trân trọng về lịch sử, bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, tình yêu quê hương, đất nước Từ đó, phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình xây dựng, phát triển vùng đất Hoằng Trinh ngày càng giàu đẹp và luôn giữ gìn, phát huy được truyền thống lịch sử văn hóa vốn có
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về vùng đất Hoằng Trinh
Chương 2: Di sản văn hóa vật thể
Chương 3: Di sản văn hóa phi vật thể
Trang 21Chương 1 VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT HOẰNG TRINH
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Hoằng Hóa là vùng đồng bằng hạ lưu sông Mã Đây là vùng đất gắn bó mật thiết với Ái Châu -Thanh Hoa -Thanh Hóa, từ thời tiền sử đến ngày nay Trải qua sự phát triển hàng ngàn năm đã tạo dựng cho vùng đất Hoằng Hóa có
bề dày lịch sử - văn hóa và truyền thống cách mạng lâu đời
Về mặt vị trí địa lý, huyện Hoằng Hóa nằm ở 19,46 vĩ độ Bắc và 105,45 đến 105,58 độ kinh Đông Phía Đông huyện Hoằng Hóa giáp biển; phía Tây giáp huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc; phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đông Sơn và thành phố Thanh Hóa; phía Bắc giáp huyện Hậu Lộc [33; tr 15]
Có thể nói, Hoằng Hóa là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố của vùng đất châu thổ sông Mã Nơi đây có biển, sông, lạch, núi và được khắc họa như bức
tranh “sơn thủy hữu tình”, thể hiện sự bình yên, trù phú của một vùng quê
tế - văn hóa trong khu vực và vùng phụ cận
Trải qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử, danh xưng và địa giới hành chính của huyện Hoằng Hóa cũng có nhiều thay đổi Theo thống kê của UBND, hiện nay huyện Hoằng Hóa có diện tích tự nhiên là 20.380,2ha ,dân
số 253.450 người( theo số liệu điều tra năm 2018 của Chi cục thống kê huyện Hoằng Hóa) được chia thành 43 đơn vị hành chính cấp cơ sở (gồm 1 thị trấn
và 42 xã)
Trang 22Hoằng Trinh là một trong 43 xã, thị trấn của Hoằng Hóa Địa danh của
xã thay đổi theo nhiều thời kỳ lịch sử Từ hai làng Cổ Điển trang (Kẻ Đẻn) và
Mỹ Nhậm trang (Kẻ Nhợm), đến thời Nguyễn thành hai làng Thanh Nga và Trinh Nga thuộc tổng Dương Sơn, phủ Hoằng Hóa Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 là xã Dương Nga, tổng Dương Sơn, phủ Hoằng Hóa Từ tháng 3/1947 đến năm 1954 là xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa Đến tháng 6/1954, xã Hoằng Sơn được tách thành 3 xã là Hoằng Sơn, Hoằng Trinh và Hoằng Lương Xã Hoằng Trinh gồm các làng Trinh Nga, Thanh Nga
và Trung Hòa thuộc xã Liên Thịnh huyện Hậu Lộc chuyển về Từ đó đến nay,
xã có địa giới ổn định với diện tích đất tự nhiên là 560,02 ha cùng với dân số
6.377 người [21;tr 7]
Là vùng đất cận kề Hoằng Quỳ, Hoằng Trinh nằm trong không gian văn hóa Quỳ Chử đã trải qua bao thăng trầm lịch sử Nơi đây đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong sự phát triển của huyện Hoằng Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung
Về mặt địa giới hành chính, phía Bắc xã giáp huyện Hậu Lộc, phía Tây
và Tây Nam giáp xã Hoằng Kim và Hoằng Trung, phía Đông và Đông Nam giáp xã Hoằng Lương và Hoằng Sơn
Đánh giá một cách tổng thể , Hoằng Trinh được bao bọc xung quanh bởi những vùng đất có bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa của tỉnh Thanh Hóa
Không những nằm trong không gian văn hóa Quỳ Chử và là nơi giao thoa văn hóa của nhiều làng Việt cổ, Hoằng Trinh còn có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi Tuyến đường Bắc - Nam (nay là quốc lộ 1A) và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy qua địa phận xã Hoằng Trinh Đây là hai tuyến giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam của cả nước Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của địa phương với vùng phụ cận cũng như các vùng miền trong cả nước
Các tuyến đường liên hương, liên xã có từ thời thành lập làng đến nay không ngừng được nâng cấp, mở rộng, bê tông, rải nhựa để phục vụ thiết thực
Trang 23cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của người dân địa phương Từ Hoằng Trinh, đi quốc lộ 1A, kết hợp đường liên xã để đi Hậu Lộc, Hoằng Kim, Hoằng Trung, về Bút Sơn (trung tâm kinh tế - chính trị của huyện Hoằng Hóa); ngược quốc lộ 1A về phía Nam, đi qua Hoằng Qúy, Hoằng Quỳ, cầu Nguyệt Viên để đến thành phố Thanh Hóa (trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh)
Như vậy, về mặt vị trí địa lý, Hoằng Trinh là vùng đất nằm trong vùng đồng bằng sông Mã Vì có vị trí địa lý đắc địa, tiếp giáp với nhiều vùng đất có lịch sử văn hiến lâu đời, lại nằm gần trục đường Bắc - Nam, gần đường sắt xuyên Việt nên từ rất sớm cư dân Hoằng Trinh đã có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với các địa phương trong và ngoài tỉnh Điều này góp phần khẳng định Hoằng Trinh là vùng đất vừa mang đậm những đặc trưng riêng biệt vừa có những giá trị văn hóa phong phú, đa dạng do có sự chọn lọc, kết tinh nét văn hóa độc đáo của các làng xã cận kề cũng như các vùng miền khác trong cả nước
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Thứ nhất, vùng ven biển dài 12km (kéo dài từ Lạch Trường - cửa sông
Mã cũ - đến Lạch Trào - cửa sông Mã hiện nay) Đây là dải đất cát, độ rộng hẹp cũng như màu mỡ không đều Vùng ven biền Hoằng Hóa được hình thành bởi dòng hải lưu ngược xuôi dọc bờ biển, bởi những đợt sóng nhào và phù sa sông Mã Nơi đây có tiềm năng nuôi trồng thủy hải sản và điều này dễ dàng giải thích tại sao huyện Hoằng Hóa là nơi có diện tích nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ
Trang 24Thứ hai, vùng đồng bằng, khi dòng sông Mã chảy thẳng về Lạch Trường rồi Lạch Trào để lại một cánh đồng trũng Đây là trung tâm đồng bằng, là vựa lúa của huyện Hoằng Hóa Vì có nhiều nhánh sông chảy qua và trước khi có đê sông Mã, đê sông Lạch Trường; những khi có mưa ngàn mưa
lũ gây ra lụt lớn, nước ào ào chảy xuống, ngập khắp cả cánh đồng nên được
phù xa bồi đắp nhiều [33; tr 23]
Trên nền địa hình chung của huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Trinh có địa hình tương đối bằng phẳng và nghiêng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Đây là điều kiện thuận lợi cho Hoằng Trinh trở thành vùng quê trù phú với nông nghiệp là ngành kinh tế chính
* Núi đá: Nổi lên giữa những cánh đồng màu mỡ là những ngọn núi
gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Hoằng Trinh Đó là hai dãy núi đá vôi lớn, cao khoảng 200 mét, nằm hai bên bờ sông Trà Bên hữu ngạn là núi Đẻn và ba ngọn núi con là núi Hun, núi Chửa và núi Côi làm ranh giới với xã Hoằng Kim và Hoằng Trung Trên núi Đẻn có nghè Tây và Tháp Chuông thờ bà chúa Lê Chiêu Cung Tần Diệu Chính Bên tả ngạn là núi Gai (còn gọi là núi Chồng Mâm) thuộc địa phận thôn Trung Hòa làm ranh giới với huyện Hậu Lộc Núi Gai liền mạch với núi Bần (thuộc địa phận thôn Phú Điền,
xã Triệu Lộ, Hậu Lộc) được coi là thế đất ngũ giao tượng (5 voi chạm lưng vào nhau) biểu trưng sức mạnh của một vùng đất giàu tiềm năng [21; tr 9]
* Đất đai
Cùng với địa hình, đất đai là nhân tố quan trọng mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của vùng đất Cũng giống như các làng xã khác của huyện Hoằng Hóa, đất đai ở Hoằng Trinh chủ yếu do sự tích tụ và bồi đắp của phù sa sông Mã cùng với sự bào mòn của vùng đất cũ và hiện tượng biển lùi…
Đất canh tác của Hoằng Trinh thuộc vùng đất thịt nhẹ, tương đối bằng phẳng thuận tiện thâm canh cây lúa nước Dọc hai bên bờ sông Ấu là vùng đất
Trang 25cát pha phù hợp để canh tác rau màu như lạc, vừng, ngô, khoai cùng các loại rau thương phẩm
Nhìn chung, Hoằng Trinh có đất đai màu mỡ, phì nhiêu, thuận tiện phát triển nông nghiệp trồng lúa nước cùng với cây ăn quả và hoa màu Tuy nhiên, hiện nay đê sông Mã đã được xây dựng kiên cố nên quá trình phù sa được bồi đắp rất hạn chế Vì vậy, đất đai ở Hoằng Trinh chủ yếu là đất phù sa cổ, ít được bồi đắp hằng năm Điều nay ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế
nông nghiệp của địa phương
* Sông ngòi
Xưa kia, vùng đất Hoằng Trinh được bồi đắp phù sa từ nhiều dòng chảy của sông Mã Trong đó, góp phần lớn nhất để tạo nên những cánh đồng màu
mỡ là con sông Ấu (hay còn gọi là sông Trà) vẫn hiện hữu đến ngày nay
Con sông Trà chạy dọc theo chiều dài của xã, song song với tỉnh lộ 5 Bên tả ngạn là làng Trung Hòa, bên hữu ngạn là làng Trinh Nga và Thanh Nga Trước đây, sông là một nhánh của sông Mã, bắt nguồn từ Ngã Ba Bông chạy ra cửa Lạch Trường Từ đời nhà Lê, khi con đê Hoằng Phượng, Hoằng Khánh hình thành thì không còn dòng chảy tự nhiên nữa nên cạn dần Hai bên
bờ thổ cư và đất canh tác lấn dần, có đoạn chỉ còn rộng khoảng 10 mét Riêng đoạn chảy qua Hoằng Trinh được cán bộ và nhân dân các thế hệ khơi thông lại từ năm 1959 và nạo vét nhiều lần nên sông vẫn rộng, có nơi gần 200m và sâu từ 2m đến 3m Đây là nơi trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản Đồng thời, tạo cảnh quan sinh thái và môi trường
thoáng mát cho cộng đồng dân cư
Tuy nhiên, là địa phương nằm ở giữa ba dãy núi là núi Bưng, núi Gai
và núi Đẻn nên khi có mưa lớn là nước thoát không kịp do hệ thống kênh tưới tiêu chưa đảm bảo, dẫn đến ngập úng, gây mất mùa Thêm vào đó, sông Trà hằng năm cạn dần, không được quan tâm nạo vét kịp thời, không chứa được nhiều lượng nước dự trữ nên dễ dẫn đến hạn hán cục bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng và đời sống nhân dân Ngoài ra, với hai con đê là
Trang 26đê Cẩm Lũ (Hoằng Sơn) và đê Lục Bồi (Hoằng Khánh, Hoằng Phượng) cách
xã không xa nên mùa mưa bão vẫn tiềm ẩn mối đe dọa về người, mùa màng
và tài sản của người dân
Như vậy, về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Hoằng Trinh là nơi có sông, núi, đồng lúa, đồng màu, hệ thống thủy lợi thuận tiện Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp - là nhân tố hết sức quan trọng,
có tác động mạnh mẽ đến quá trình tụ cư lâu đời của cư dân trên vùng đất này Có thể khẳng định, từ khi thành lập làng xã đến nay, vùng đất này đã phát huy được lợi thế vốn có và trở thành nơi cư dân tập trung đông đúc, xóm làng trù phú
1.2 Quá trình hình thành vùng đất Hoằng Trinh
1.2.1 Địa danh vùng đất Hoằng Trinh trong lịch sử
Vùng đất Hoằng Trinh ngày nay nằm trong thung lũng núi Bần, gắn liền với di chỉ Quỳ Chử (Hoằng Quỳ)
Năm 1978, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật khu đất cao có tên Đồng Cáo thuộc làng Quỳ Chử (Hoằng Quỳ - Hoằng Hóa) Tại đây, các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều dấu tích của người Việt cổ, từ nơi cư trú,
di vật (mảnh đồng, búa đồng , quả cân, đồ trang sức…) đến mộ táng (mộ đất
và mộ quan tài gốm) Đặc biệt, trong mộ táng có rất nhiều đồ tùy táng bằng đồng như vòng lòng máng, giáo, xéo… Đến năm 2000, viện khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa khai quật lần thứ hai di chỉ khảo cổ học Quỳ Chử và phát hiện thêm bên cạnh mảnh gốm mang nhiều kiểu dáng, chất liệu đặc trưng thì các nhà khoa học còn phát hiện thêm hai ngôi mộ táng Sau khi tiến hành phân tích di cốt, các nhà khoa học khẳng định, người Việt
cổ ở Quỳ Chử đã sống tại đây từ giai đoạn sớm đến giai đoạn giữa của văn hóa Đông Sơn
Thông qua việc khai quật di chỉ khảo cổ học Quỳ Chử, các nhà khoa học đã phát hiện thấy tầng văn hóa diễn biến liên tục và kéo dài từ cuối thiên niên kỷ 2 đến cuối thiên niên kỷ I (trước Công nguyên) Theo cố PGS TS
Trang 27Diệp Đình Hoa khi nói về những phát hiện khảo cổ ở di chỉ Quỳ Chử thì “đã
làm rõ nét về tính hệ thống của người Việt cổ trong quá trình làm chủ vùng đồng bằng sông Mã Tính địa phương của loại hình văn hóa làm tôn thêm vẻ độc đáo của cư dân bộ Cửu Chân trong sự phong phú của nền văn minh thống nhất từ thời dựng nước…” [27; tr 98]
Bên cạnh đó, xét về mặt ngôn ngữ học, hầu hết tên gọi cổ của vùng đất Hoằng Trinh đều mang thành tố “Kẻ” cổ xưa Đó là Kẻ Nhậm ( ngày nay là làng Thanh Nga), Kẻ Đẻn (ngày nay làng Trinh Nga) Thành tố “Kẻ” có nhiều cách cắt nghĩa, trong số đó hợp lý nhất là ý kiến cho rằng “Kẻ” bắt nguồn từ
“Quel” trong tiếng Mường, sau này trong tiếng Việt là “Quê” Tên gọi “Kẻ” phân bố từ Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ nhưng phổ biến nhất là Bắc Bộ và Thanh Hóa Theo đó, những làng có từ “Kẻ” được coi là xuất hiện sớm nhất Có thể coi đó là những đơn vị cơ sở đầu tiên, những địa bàn định cư của thời kỳ Hùng Vương dựng nước, có tuổi đời cách ngày nay khoảng 2000 năm [63; tr 19]
Qua các nguồn sử liệu, đặc biệt những hiện vật mà các nhà khoa học đã tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Qùy Chử, có thể khẳng định từ rất sớm vùng đất Hoằng Trinh đã là địa bàn ngụ cư của người Việt cổ Tại vùng châu thổ sông
Mã có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, sông ngòi để phát triển nông nghiệp lúa nước, người Việt cổ đã định cư tại đây tạo nên làng xã trù phú sầm uất Đây là những cộng đồng dân cư đặt nền móng cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên của lịch sử dân tộc - nhà nước Văn Lang
Cách ngày nay khoảng 2.500 năm đến 2700 năm, nhà nước Văn Lang
ra đời Ở giai đoạn văn hóa Đông Sơn, mặc dù mâu thuẫn giai cấp chưa đến mức sâu sắc nhưng do nhu cầu trị thủy và nhu cầu chống ngoại xâm đã thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước đầu tiên, mở đầu cho thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Khi thành lập, nhà nước Văn Lang có 15 bộ, trong đó Hoằng Trinh - Hoằng Hóa thuộc bộ Cửu Chân Từ đó cho đến nay, vùng đất Hoằng Trinh luôn gắn bó mật thiết với huyện Hoằng Hóa
Trang 28Thời thuộc Hán, vùng đất Hoằng Hóa thuộc huyện Tư Phố Thời Nam Bắc triều, là đất của huyện Kiến Sơ rồi Cao An Thời thuộc Tùy, Hoằng Hóa thuộc huyện Long An Thời thuộc Đường, Hoàng Hóa là vùng đất thuộc Sùng
An rồi Sùng Bình [10; tr 57]
Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, huyện Hoằng Hóa được gọi là giáp Cổ Hoằng nằm trong vùng đất Ái Châu Vùng đất Hoằng Trinh thuộc giáp Cổ Hoằng Vào thời Lý, giáp Cổ Hoằng đổi thành giáp Cổ Đằng, thuộc phủ Thanh Hóa Vùng đất Hoằng Trinh thuộc giáp Cổ Đằng phủ Thanh Hóa Năm 1225, sau khi lên thay nhà Lý, nhà Trần đổi lộ châu làm phủ, có một thời gian gọi
lộ, phủ là trại, sau đó lại đổi về lộ Đất Hoằng Hóa đổi từ giáp Cổ Đằng thành huyện Cổ Đằng Năm Quang Thái thứ 10 (1397), Hồ Quý Ly làm Phụ chính Thái sư, đổi các phủ lộ thành trấn Đổi lộ Thanh Hóa làm chấn Thanh Đô Giáp Cổ Đằng đổi thành huyện Cổ Linh thuộc chấn Thanh Đô Thời thuộc Minh, lại gọi là huyện Cổ Đằng
Đến thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) phủ Thanh Hóa đổi thành Thanh Hoa thừa tuyên cai quản 4 phủ, 16 huyện và 4 châu Huyện Cổ Đằng đổi thành huyện Hoằng Hóa thuộc phủ Hà Trung Từ đây cho đến cuối thế kỷ 18, xã Hoằng Trinh thuộc huyện Hoằng Hóa phủ Hà Trung, nội chấn Thanh Hoa Đến đầu thế kỷ 19, huyện Hoằng Hóa thuộc phủ
Hà Trung, nội chấn Thanh Hoa Lúc này, huyện Hoằng Hóa có 7 tổng, với
161 xã, thôn, trang, sở Đến 1945 huyện Hoằng Hóa có 8 tổng: Hành Vĩ, Bái Trạch, Từ Minh, Bút Sơn, Ngọc Chuế, Dương Thủy, Lỗ Hương và Dương Sơn với 169 xã, thôn Các làng của xã Hoằng Trinh thuộc tổng Dương Sơn,
phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa [2; tr 107]
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời, các phủ, huyện, châu đều gọi là huyện Các huyện khác có điều chỉnh lại một số phần đất, riêng Hoằng Hóa vẫn giữ nguyên phần đất của 8 tổng trước đó và nhập thêm một làng của huyện Hậu Lộc Đó là làng Trung Hòa
vào xã Hoằng Trinh [33; tr 15] Hiện nay, Hoằng Trinh gồm ba làng là Thanh Nga, Trinh Nga và Trung Hòa
Trang 291.2.2 Nguồn gốc cư dân và sự hình thành làng xã
Làng xã Việt Nam theo nghiên cứu đã có quá trình hình thành và biến đổi hàng ngàn năm nhưng luôn có vị trí đặc biệt quan trọng đối với lịch sử đất
nước trên tất cả các phương diện Làng xã được xem như “những pháo đài
bất khả xâm phạm”, đã chiến đấu kiên cường, bền bỉ vượt qua bao biến cố
lịch sử để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Có lẽ, cho đến ngày nay trong mỗi tâm thức người Việt vẫn luôn dành tình cảm thân thương, trìu mến về những làng quê, bản quán của mình
Hoằng Trinh là vùng đất cổ có lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm gắn liền với lịch sử hình thành các làng cổ ở vùng hạ lưu sông Mã Căn cứ vào các hiện vật tìm thấy và tên gọi cổ xưa đã khẳng định chắc chắn cho sự tồn tại của các làng xã ở vùng đất này Trải qua quá trình thay đổi địa giới, danh xưng và sáp nhập đơn vị hành chính, hiện nay xã Hoằng Trinh gồm
ba làng: Thanh Nga, Trinh Nga và Trung Hòa
* Làng Thanh Nga
Căn cứ theo sách Lịch sử đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân
dân xã Hoằng Trinh (1945 – 2005)thì “làng Thanh Nga hình thành từ thời nhà Lý, cách đây khoảng gần 1000 năm” [21; tr 11] Cuốn Địa chí văn hóa Hoằng Hóa cũng đồng quan điểm với ý kiến trên Tuy nhiên, căn cứ theo thần
phả còn lưu giữ tại đình làng Thanh Nga đã được dịch trong tác phẩm Cụm di
tích làng Thanh Nga, Thanh Hóa lại đề cập đến thời Tiền Lý: “Lại nói nước Nam ta cho tới thời Nam Đế triều Lý, húy là Bí, đức vua rộng sâu, anh hùng nhất đời, nhân đức như trời, trí tuệ như thần, mọi người đều khen là thịnh trị”
[62; tr 154] Khi nghiên cứu các tài liệu nói trên, tác giả luận văn nhất trí với
quan điểm làng Thanh Nga được hình thành từ thời Tiền Lý như cuốn Cụm di
tích làng Thanh Nga, Thanh Hóa đã nêu Bởi lẽ, làng Thanh Nga nói riêng, xã
Hoằng Trinh nói chung nằm trong không gian văn hóa Quỳ Chử và văn minh Đông Sơn rực rỡ Điều đó chứng tỏ lịch sử hình thành làng sẽ cách ngày nay
hàng ngàn năm là hợp lý hơn cả
Trang 30Đây là một vùng đất màu mỡ, có dòng sông Trà chảy qua, nằm cạnh Tỉnh lộ 5, người qua lại thường xuyên đông đúc, giao thông đi lại thuận tiện
Vì vậy, được người xưa đến đây khai cơ lập ấp
Từ năm 1226 đến năm 1810 tên làng là Mỹ Nhậm trang, tổng Dương Sơn, Quận đường Việt Ái Châu, phủ Phong Lộc Từ năm 1810 đến năm 1830 tên làng là Thanh Nga, tổng Dương Sơn, phủ Hoằng Hóa Từ 1870 đến 1954 tên làng là Thanh Nga, xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa Từ 1954 đến nay là
làng Thanh Nga, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa [33; tr 80]
Qua nhiều thế hệ sinh sống đến nay trong làng có 9 dòng họ Do sự phát triển kinh tế của đất nước, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế miền núi và phân bổ dân cư phù hợp với từng vùng miền, người dân trong làng đã tự nguyện đi khai hoang, lập nghiệp từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ XX gồm làng Mỹ Cái, Vân Sơn (Triệu Sơn), Cổ Đam (Bỉm Sơn), Xuân Du (Như Thanh) Sau giải phóng miền nam một số hộ dân còn đi lập nghiệp tại huyện Phước Long, Bình Long và mọi miền tổ quốc
Làng có diện tích tự nhiên là 150,9ha trong đó có 138,6ha đất sản xuất nông nghiệp Phía Đông của làng giáp làng Tuần Lương, phía Đông Nam giáp làng Lương Quán, làng Xuân Sơn, phía Tây Nam giáp làng Trinh Nga, phía Tây Bắc giáp làng Trung Hòa, phía Đông Bắc giáp làng Xuân Hội, huyện Hậu Lộc
Điểm qua diện tích canh tác chúng ta thấy đất đai ở đây phì nhiêu màu
mỡ, xóm làng đẹp đẽ, giao thông đi lại thuận tiện, canh tác nông nghiệp dễ dàng, nhân dân lao động cần cù sáng tạo, đoàn kết đấu tranh với thiên tai địch họa Nổi bật nhất là huy động sức dân khơi dòng sông Ấu Với truyền thống cách mạng của làng, xuất phát từ quê hương các thế hệ ông cha với lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bất chấp mọi gian nan thử thách để tồn tại và phát triển Đặc biệt là từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân trong làng với tinh thần yêu nước, lao động sáng tạo, đã vun đắp, xây dựng thêm cho làng bề dày lịch sử văn hóa, tạo nên nguồn sức mạnh, niềm tin cổ vũ động viên cho muôn đời con cháu mai sau
Trang 31Ngày nay, nhân dân làng Thanh Nga cũng như con em Thanh Nga đang học tập, sinh sống trên mọi miền tổ quốc đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống quê hương lên một tầm cao mới giữ vững truyền thống của cha ông từ trước đến nay Phát huy truyền thống quý báu của làng, cán bộ đảng viên và nhân dân đã nỗ lực, quyết tâm phất đấu tích cực tham gia xây dựng làng văn hóa Từ khi khai trương xây dựng làng văn hóa năm 1998 đến nay, căn cứ vào
8 tiêu chí làng Thanh Nga đã đạt được nhiều thành tích Năm 2000 làng được
công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh
* Làng Trinh Nga
Căn cứ Lịch sử đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân xã
Hoằng Trinh (1945 – 2005), làng Trinh Nga, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa có quá trình hình thành và lịch sử lâu đời Từ thời Tiền
Lê (980) nơi đây là một vùng đất đồng bằng ven sông màu mỡ Dân cư đến đây sinh sống, gây dựng khai ấp lập làng, người có công lớn trong việc khai
cư lập ấp là Lê Quý Lương và bà Nguyễn Thị Thành Dân làng khởi dựng sinh sống ban đầu bằng nghề khai khẩn đất hoang nên còn được gọi là
“trang” Làng Trinh Nga có tên Nôm là kẻ Đẻn thuộc Cổ Điển trang Trước thế kỷ XIX làng Trinh Nga có tên là Bà Nga, thuộc tổng Dương Sơn, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa Song thời Nguyễn (thế kỷ XIX)
xã Bà Nga đổi tên thành xã Trinh Nga vẫn tổng Dương Sơn Từ năm 1953 đến nay Trinh Nga trở thành một trong ba làng gồm: Thanh Nga (kẻ Nhợm), Trinh Nga (kẻ Đẻn) và làng Trung Hòa (làng Quan Cửi thuộc xã Đại Lý, huyện Hậu Lộc chuyển sang) thuộc xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa [21; 7]
Thông qua lịch sử cho thấy Trinh Nga là một vùng đất gắn bó máu thịt với Hoằng Hóa Xưa kia, Triệu Quang Phục từng dùng nới đây làm căn cứ chống lại nhà Lương thời Bắc Thuộc ở thế kỷ thứ VI, đó là truyền thống rất đáng tự hào của làng Trinh Nga, huyện Hoằng Hóa Truyền thống cách mạng, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, với nhiều đóng góp trí lực, nhân tài cho đất
Trang 32nước Nối tiếp truyền thống đó đã đưa Trinh Nga ngày nay trở thành địa phương vững mạnh về mọi mặt
Hiện nay, làng Trinh Nga có 2.571 khẩu, có 70 hộ dân và 32 dòng tộc canh tác trên 127,99 ha Sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán và làm nông Trong làng có nhiều dòng họ đã sinh sống lâu đời tại đây như họ Mai, họ Lê Quang, họ Nguyễn Đăng, họ Trần,… Người dân làng từ xưa đã coi trọng việc giáo dục, học hành, lễ nghĩa, nuôi dạy cho con cháu Trong suốt chiều dài lịch
sử các thế hệ con cháu của làng Trinh Nga đều thể hiện tinh thần hiếu học, không ngừng vươn lên nắm tri thức, dóng góp cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước, góp phần tạo nên vùng đất khoa bảng Hoằng Hóa Có rất nhiều con cháu đỗ đạt thành tài, đỗ đạt học vị cao trong các kỳ thi lớn như: Khoa Đinh Dậu, niên hiệu Vĩnh Thịnh (15) năm 1917 đời Lê Dụ Tông cả khoa thi lấy 56 thì huyện Hoằng Hóa được 19 người, trong đó có một người ở Trinh Nga đó là cụ Hoàng Các Đến kỳ thi Ân khoa Mậu Thân, thời Tự Đức (1848) trường Thanh Hóa tổ chức thi riêng, lấy 16 người, huyện Hoằng Hóa trúng 9 người, trong đó có cụ Hà Lê Thu người làng Trinh Nga được làm quan Giá thụ Cho đến ngày nay làng Trinh Nga vẫn tiếp tục phát huy truyền thống của quê hương và xây dựng nơi này thành một làng quê giàu đẹp trên
đường đổi mới
* Làng Trung Hòa
Làng Trung Hòa, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa ngày nay, từ xa xưa vốn là một trang trại, cây cối um tùm, đất đai màu mỡ, sơn thủy hữu tình, rộng tới 500ha, thuộc thôn Hoa Thị (nay là thôn Xuân Hội,
xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc) Làng Trung Hòa nằm trên dải đất rộng, chạy dọc theo bờ sông Trà, là ranh giới giữa hai huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc Con đường liên hương từ thôn Trung Hòa nối với các thôn Xuân Hội, Bùi, Ngọ, Sơn, đồng thời cũng là con đê ngăn lũ của sông Trà ngày nay
Làng Trung Hòa từ khi mới thành lập cư dân tập trung thành một vùng giữa dải đất rộng, phía Tây Nam trước làng là con sông Trà, phía sau làng là
Trang 33dãy núi Gai (còn gọi là núi Chồng Mâm) liền mạch với Núi Bần, thuộc địa phận thôn Phú Điền xã Triệu Lộc – nơi có đề thờ Bà Triệu Phía Đông, Đông Nam giáp với thôn Xuân Hội xã Tiến Lộc Phía Tây, Tây Bắc giáp thôn Lương Xá và có đường quốc lộ 1A chạy theo hướng Bắc - Nam
Thời Lê Sơ, theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì Quan Cửi là một làng trong 39 xã, 6 thôn, 2 trang, 2 sở của huyện Tống Bình (Ái Châu, phủ Thanh Hoa)
Trước thời Lê Sơ, trang trại được dân cư ở đây và một số từ nơi khác đến khai phá lập nên trang ấp và xây dựng thành làng Quan Cửi.Tên làng gắn với sự nghiệp chính của phụ nữ ở đây là chuyên nghề dệt vải, nam giới thì khai hoang sản xuất nông nghiệp
Đến đời Lê Trung Hưng đổi thành huyện Thuần Hữu về sau đổi thành huyện Phong Lộc và đến năm Minh Mạng thứ 2 (1921) đối thành huyện Hậu Lộc
Thời Gia Long 1802 – 1820 theo sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc
đến thế kỷ XIX thì làng Quan Cửi được đổi thành làng Cơ Nhi, tổng Đại Lý
(gồm 21 xã, thôn, trang) thuộc huyện Hậu Lộc [2; tr 108]
Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) theo bản tấu của bộ hộ, nhà vua đã phê chuẩn cho nhiều làng xã trong nước đổi tên Trong bản tấu này huyện Hậu Lộc có 12 đơn vị được đổi tên, trong đó thôn Cơ Nhi được đổi thành thôn Chân Cơ
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, đơn vị tổng được bãi bỏ, thay bằng các đơn vị xã quy mô nhỏ hơn Từ năm 1946 – 1954 huyện Hậu Lộc được chia thành 10 xã lớn (bao gồm các làng của 5 tổng cũ) khi đó làng Chân
Cơ thuộc xã Liên Thịnh và sau đó một lần nữa làng Chân Cơ đổi thành làng Trung Hòa - danh xưng làng Trung Hòa có từ đây Lúc này làng Trung Hòa
có hai cổng lớn vào làng, phía trên có đề Chí Trung Hòa [12; tr 1]
Từ năm 1954, xã Liên Thịnh được chia thành các xã nhỏ hơn trong đó
có xã Tiến Lộc bây giờ, gồm các làng Xuân Hội, Bùi, Sơn, Ngọ và lúc này
Trang 34làng Trung Hòa được cắt sang huyện Hoằng Hóa cùng với hai làng Thanh Nga và Trinh Nga lập thành xã Hoằng Trinh và tồn tại cho đến ngày nay
1.3 Truyền thống lịch sử - văn hóa
1.3.1 Trong lao động sản xuất
Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất là một nét đẹp tiêu biểu trong truyền thống văn hóa người Việt từ ngàn đời nay Vùng đất Hoằng
Trinh của xứ Thanh - nơi được đánh giá là một “tiểu vùng văn hóa” - cũng
luôn mang trong mình truyền thống tốt đẹp ấy Có thể nói, cùng với sự có mặt
từ rất sớm của con người trên mảnh đất Hoằng Hóa, những cư dân sống trên các làng quê thuộc xã Hoằng Trinh ngày nay, ngay từ những ngày đầu sơ khai
đã phải vật lộn với thiên nhiên để cùng nhau tồn tại và phát triển Ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau họ đều biết dựa vào nhau để sống, khai hoang, lập ấp
và dần dần dần lập nên làng, xóm trù mật, đông vui Trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy đã tạo nên những phẩm chất và truyền thống quý báu cho mỗi con người và cộng đồng xóm làng mà tiêu biểu là sự cần cù và sáng tạo trong lao động, sản xuất [21; tr 12]
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi từ đất đai, núi, sông, khí hậu, nhân dân xã Hoằng Trinh đã tập trung cho sản xuất nông nghiệp mà trước hết là thâm canh cây lương thực để đảm bảo cuộc sống
Từ trước cách mạng Tháng Tám 1945, diện tích đất canh tác toàn xã khoảng 200ha, trong đó khoảng 20% là đất màu, đất bãi, còn lại là ruộng cấy lúa nước một vụ Tuy trình độ sản xuất con thấp nhưng nhân dân đã biết đổi giống cây trồng để có năng xuất cao Thâm canh rau màu trên đất bãi như ngô, khoai lang, đậu, lạc vừng để làm hàng hóa trao đổi trên thị trường và về sau trồng thêm cây bông, cây mía để lấy sản phẩm làm nghề phụ Từ trang trại hoang sơ, dần dần trở thành các vườn cây ăn trái trên những khu dân cư trù phú hai bên bờ sông Trà Trong quá trình sản xuất, nhiều loại cây, con được du nhập, trao đổi giữa vùng nọ vùng kia tạo nên những giống cây con có năng suất cao
Trang 35Ở mỗi khu dân cư, mỗi làng đã hình thành hệ thống giao thông phục vụ sinh hoạt và sản xuất Nhờ hệ thống thủy lợi có cả kiên cố và đơn sơ, liên kết giữa các làng mà diện tích đất canh tác trước kia chỉ cấy được một vụ thì nay
đã tăng lên hai vụ Khi con sông Trà chưa bị bồi lấp nhiều đoạn như ngày nay, nhân dân luôn quan tâm đến việc đắp đê bảo vệ mùa màng, tài sản, tính mạng của người dân Nhân dân nơi đây chủ động, đoàn kết, hợp sức, hợp lực tự lo liệu đắp đê, ngăn lũ nhằm hạn chế tác hại của tự nhiên gây nên Bằng chứng
là con đê quai vạc dài hơn 2km đã được nhân dân bỏ công sức xây đắp và bảo
vệ qua nhiều thế hệ (con đê chạy qua xã từ làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung đi qua làng Hoa Thị, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc) Ngoài ra hàng năm, hàng trăm lao động trẻ khỏe được điều đi hộ đê trong mùa mưa lũ Nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của, vật tư đắp hàng chục đê lớn nhỏ nhằm bảo vệ quê hương, bảo vệ sản xuất Trong suốt quá trình chống đỡ với sự khắc nghiệt của
tự nhiên, ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo của nhân dân Hoằng Trinh càng được tạo dựng
Truyền thống cần cù trong lao động, sáng tạo trong sản xuất của người dân Hoằng Trinh còn thể hiện trong việc phát triển nghề thủ công truyền thống song song với nghề nông để ổn định cuộc sống lâu dài Những nghề thủ công từng góp phần nâng cao đời sống cho nhân nhân dân trong vùng là: dệt vải, ép dầu, kéo mật Mỗi nghề này tùy vào thế mạnh từng làng để phát triển,
có nghề chỉ duy trì được một thời gian rồi mai một nhưng có nghề duy trì được lâu dài Riêng nghề dệt vải, từ khi mới xuất hiện đã phát triển ở cả 3 làng trong xã Nhờ có nghề trồng bông, dệt vải phát triển qua bao thế hệ đã đóng góp không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống, thúc đẩy văn hóa - xã hội phát triển Làng Cửi (Trung Hòa ngày nay) là tên gọi theo nghề canh cửi nổi tiếng trong vùng Còn làng Thanh Nga, nghề dệt vải được bà Lê Thị
Chinh truyền dạy Sách Địa chí văn hóa Hoằng Hóa cho biết: Sống ở Kẻ Nhợm
bà không những đem nghề dệt vải dạy cho 4 con gái để làm kế sinh nhai mà còn truyền cho làng Kẻ Nhợm, để lại cho làng Kẻ Nhợm một nghề dệt vải nổi tiếng:
Trang 36Vải Kẻ Nhợm làng Thanh Nga, đàn bà con gái ai cũng biết dệt vải Vải Kể Nhợm tuy không đẹp, láng, nhỏ sợi bằng vải Kẻ Quăng nhưng cũng bền đẹp Với bàn tay biết trau chuốt, những tấm vải Kẻ Nhợm đem đến các chợ trong vùng, bán ra không thua gì vải Kẻ Quăng Khi bà Lê Thị Chinh mất, tất cả điền sản của bà một phần chia đều cho 4 con gái, còn lớn sung vào đất công của làng Nhưng làng Thanh Nga lại thờ bà như một tổ sư nghề nghiệp, đã truyền nghề dệt vải cho nhân dân [33; tr 771]
Làng Trinh Nga còn có nghề ép dầu do ông Bốn (tức Lê Quang Toán)
du nhập về từ những năm đầu thế kỷ XX Ông Toán đã truyền nghề cho con cháu và nhân dân trong làng Bất kể ai yêu nghề là ông hướng dẫn, truyền dạy
mà không phân biệt dòng họ Chẳng bao lâu, nghề ép dầu đã phát triển rộng khắp và trở thành nguồn thu nhập đáng kể của nhân dân trong vùng
Ngoài ra, các làng ở Hoằng Trinh còn có các nghề khác như trồng rau thương phẩm nổi tiếng từ cuối Triều Nguyễn cho đến bây giờ (làng Trinh Nga), nghề nuôi bò thịt vỗ béo (làng Thanh Nga) Nghề buôn bán ở đây cũng khá phát triển, các chợ là nơi giao thương hàng hóa giữa các làng nghề Xưa kia, chợ cổng Đẻn, chợ Kẻ Nhợm là nơi bán vải, bán bông và trao đổi hàng hóa với thương nhân các xã vùng biển thuộc huyện Hậu Lộc Hàng hóa dùng
để trao đổi là dùng vải đổi lấy mắm, cá, tôm, đôi khi có cả những mặt hàng cao cấp như phi, mực và nhiều sản phẩm từ huyện miền núi đem về như củ đậu, củ nâu, chè xanh, mộc nhĩ, măng khô Có thể nói, nghề phụ ở Hoằng Trinh phát triển không ổn định, lúc thăng, lúc trầm nhưng trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân nơi đây và thúc đẩy văn hóa - xã hội phát triển
Truyền thống cần cù, sáng tạo của người dân Hoằng Trinh còn được thể hiện sâu sắc trong hệ thống di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) phong phú còn hiện hữu nơi đây Bằng tư duy sáng tạo, bàn tay tài hoa và sự nhẫn nại tuyệt vời các nghệ nhân đã xây dựng nên một hệ thống đình - đền làng, nhà
Trang 37thờ họ vừa nguy nga vừa cổ kính như đình Trinh Nga, đình Thanh Nga, đình - đền Trung Hòa, Từ đường họ Lê Quang
Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử cư dân Hoằng Trinh luôn mang trong mình tinh thần tự lực tự cường, sáng tạo, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn kể cả bão táp phong ba để vươn lên phát triển Tinh thần ấy đã tạo thành truyền thống tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác của nhân dân Hoằng Trinh và tạo dựng nên bản sắc riêng của mình cũng như góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước văn minh, giàu đẹp
1.3.2 Trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Cũng như bao miền quê xứ Thanh, trong suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hoằng Trinh luôn mang trong mình truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú của dân tộc nhưng cũng biểu hiện rõ sắc thái riêng Trải qua hàng nghìn năm khai phá, xây dựng và phát triển trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước này mỗi thửa ruộng, tấc vườn, tên làng, tên đất… đều hằn sâu dấu tích lịch sử và văn hóa với những kỳ tích trong đấu tranh hào hùng chống giặc ngoại xâm của cha ông
Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cùng với nhân dân Thanh Hóa nói chung, nhân dân Hoằng Trinh đã kiên cường đấu tranh chống lại âm mưu đồng hóa thâm độc của các vương triều phương Bắc Điều này đã được ghi chép lại : Từ xa xưa, nhân dân Hoằng Trinh đã đóng góp nhiều công sức, tiền của để chống giặc ngoại xâm Truyền thuyết lưu lại rằng ông Hoàng Bát
ở xóm Quang Châu (thuộc Mỹ Nhậm Trang) đã bỏ toàn bộ tiền của, thóc gạo, trâu bò của gia đình mình để nuôi quân triều đình trên đường đi dẹp giặc phương Bắc, được nhà vua ban sắc và bao phong mỹ tự (Vạn cổ huyết thực, giữ quốc đồng hưu) được nhân dân trong vùng nể trọng và lập đền thờ ở nhà Châu Nhân dân Cổ Điển Trang (làng Trinh Nga bây giờ) đã cùng với nhân dân Vạn Hà ủng hộ nghĩa quân Triệu Quang Phục [21; tr 18]
Đến thế kỷ X, từ vùng đất hạ lưu sông Mã, sông Chu, Ngô Quyền đã tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Nam Hán, giành lại độc lập cho dân tộc Đây
Trang 38là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đánh dấu sự kết thúc hơn một nghìn Bắc thuộc Trong chiến thắng vẻ vang đó, nhân dân Hoằng Trinh đã góp một phần không nhỏ tạo nên sức mạnh đoàn kết để giành lại nền tự chủ, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam
Dưới thời Lý, với mục đích chinh phạt giặc ngoại xâm phương Nam, các vua Lý đã dẫn binh qua vùng đất Hoằng Hóa Và trong mỗi bước đi đó đã
in đậm dấu chân oai hùng của binh tướng Hoằng Trinh nói riêng, Hoằng Hóa nói chung
Đến thời Trần, cửa biển Lạch Trường là nơi diễn ra những cuộc chiến quyết liệt chống giặc phương Bắc và phương Nam Nhân dân Hoằng Trinh đã đóng góp sức mình trong những trận quyết chiến để giành thắng lợi
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, với mười năm “nếm mật nằm gai”,Lê
Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã được nhân dân Hoằng Trinh hết lòng ủng hộ cho đến ngày toàn thắng Và tại đây không ít các chiến sĩ vô danh đã ngã xuống cho độc lập dân tộc nhưng có thể sử sách không ghi chép hết
Đến thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, nhân dân ta đã vùng dậy đấu tranh kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi (1885) cùng với nhân dân Hoằng Hóa, nhân dân xã Hoằng Trinh
đã dấy lên phong trào chống giặc ngoại xâm rất mạnh mẽ, một số người đang làm quan ở tỉnh ngoài đã bỏ quan chức về quê tham gia cùng nhân dân địa phương chống Pháp như ông Hà Lê Thu (Trinh Nga) Nhiều người đã tham gia nghĩa quân Ba Đình trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) như ông Quyền Sán, ông Quyền Tài, ông Hoàng Văn Nhạ, ông Đội Lê, ông Cai Túy…, nhiều người đã bị giặc bắt, chôn sống, chém đầu, nhiều nhà dân bị đốt phá, thiêu trụi Năm 1919, ở Thanh Nga có phong trào chống bắt thu dịch và đòi giảm thuế, đứng đầu là cụ Trần Văn Hợp (cụ Bếp Hợp) Cụ đã đánh trả lại
cai tù giữa đình lành Thanh Nga, buộc chúng phải nhượng bộ [21; tr 19]
Trang 39Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập truyền thống yêu nước của nhân dân Hoằng Trinh lại tiếp tục được phát huy cao độ Khắp các địa phương trong huyện, trong đó có Thanh Nga và Trinh Nga, Hội Ái hữu (Hội tương tế) ra đời và phát triển, hoạt động có hiệu quả Nhân dân đã tự nguyện tập hợp xung quanh những quần chúng tiên tiến chống lại những hủ tục lạc hậu ở thôn, xã Hội còn vận động nhân dân chống luật dự án thế thân năm 1938 thắng lợi Đặc biệt, rạng sáng ngày 24 tháng 7 năm 1945, cờ đỏ sao vàng rợp trời huyện Hoằng Hóa, khí thế giành chính quyền sục sôi Dưới sự lãnh đạo của Ban Mặt Trận Việt Minh huyện, nhân dân Hoằng Trinh cùng với nhân dân tổng Dương Sơn đã xuống đường mít tinh, biểu tình, hô vang các
khẩu hiệu “Ủng hộ chính quyền cách mạng, ủng hộ Việt Minh”.Vì không có
đò qua sông Bút để dự mít tinh, biểu tình cướp chính quyền cùng nhân dân huyện nhà nhưng nhân dân Hoằng Trinh đã vui mừng đến chảy nước mắt khi nghe tin Hoằng Hóa hoàn toàn giải phóng Sau ngày Hoằng Hóa giành chính quyền, phong trào quần chúng ở Dương Sơn tiếp tục phát triển và đến ngày 7/8/1945 Mặt Trận Việt Minh cơ sở đã ra đời ở đây Ở Trinh Nga do ông Hà
Lê, ở Thanh Nga do ông Trần Đình Cư, ông Trần Văn Bài phụ trách Với sự lãnh đạo của Đảng và Mặt Trận Việt Minh, nhân dân Hoằng Trinh đã thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân địa phương phát triển mạnh mẽ cùng với nhân dân cả nước giành chính quyền ngày 2/9/1945
Tinh thần “vì nước quên thân” lại một lần nữa được nhân dân Hoằng
Trinh phát huy cao độ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975) Nhờ
sự chủ động sáng tạo trong lãnh đạo và điều hành chính quyền các cấp, trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (đặc biệt từ đầu năm 1950 đến 1954) ngoài việc chăm lo xây dựng hậu phương, nhân dân Hoằng Trinh cùng các thôn thuốc xã Hoằng Sơn đã đóng góp hơn 1.000 lượt dân công phục vụ các chiến dịch Đặc biệt chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Hoằng Trinh đã huy động gần 200 dân công gánh bộ, xe đạp thồ, thuyền nan, cùng với lực
Trang 40lượng dân công toàn huyện Hoằng Hóa vận chuyển hơn 1.000 tấn gạo và nhiều hàng hóa khác phục vụ chiến dịch Những người ra đi đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy
năm châu-chấn động địa cầu” Giữ vững tinh thần quật cường ấy, nhân dân
Hoằng Trinh tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Hoằng Trinh một mặt hoàn thành cải cách ruộng đất, cùng miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, mặt khác làm nghĩa vụ hậu phương cho tiền tuyến miền Nam giành thắng lợi Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Hoằng Trinh đã đóng góp cho nhà nước 47.602 tấn lương thực, 35.000 tấn thực phẩm Có 856 nam nữ thanh niên lên đường nhập ngũ, vượt mức chỉ tiêu giao là 126 người Trong đó, 61 gia đình có con trai duy nhất nhập ngũ, hàng trăm thanh niên xung phong, hàng ngàn lượt người tham gia dân công hỏa tuyến, 10 lá cờ thi đua quyết thắng, 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 163 liệt sĩ,
179 thương binh… Những con số trên đã minh chứng hùng hồn cho truyền
thống yêu nước cách mạng của nhân dân vùng đất Hoằng Trinh
Như vậy, với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất, nhân dân Hoằng Trinh đã cùng nhân dân cả nước có nhiều đóng góp to lớn tạo nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Những đóng góp
và thành tích rất đáng tự hào, ngày 23/5/2005, xã vinh dự được chủ tịch nước
ký quyết định phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” Hiện
nay, Đảng bộ và nhân dân Hoằng Trinh tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước và bản chất cách mạng của mình quyết tâm phấn đấu, giành thắng lợi trong những chặng đường cách mạng tiếp theo
1.3.3 Trong giáo dục- khoa cử
Gắn liền với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và yêu nước chống giặc ngoại xâm, Hoằng Trinh còn là nơi có nhiều thành tích trong giáo- dục khoa cử
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, do hậu quả của chính sách “ngu dân” của chế độ thực dân phong kiến nên đa số nhân dân mù chữ Tuy nhiên,