NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân
sự tại Tòa án nhân dân
1.1.1 Khái niệm hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân
Sự phát triển của các quan hệ xã hội trong nền kinh tế hội nhập ngày càng phong phú, đa dạng, là động lực mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu thiết lập các quan hệ về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của các cá nhân, cơ quan, tổ chức Cùng với đó, số lượng các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động được xét xử hằng năm ngày càng gia tăng nhanh chóng Để giải quyết kịp thời và nhanh chóng tranh chấp thì có rất nhiều cách thức khác nhau, hoặc các bên tự thỏa thuận, bàn bạc để đi đến thống nhất, hoặc nhờ bên thứ ba làm trung gian hòa giải, hoặc đưa các tranh chấp ra cơ quan tài phán có thẩm quyền phán quyết… Trong nhiều biện pháp giải quyết tranh chấp, hòa giải là một biện pháp quan trọng để giải quyết kịp thời các tranh chấp, hướng tới mục đích bình đẳng và hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội Hòa giải đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam giúp giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp góp phần giữ gìn sự hòa thuận cho từng gia đình, bình yên cho từng xóm làng, giữ trật tự, kỹ cương, an toàn xã hội, củng cố khối đoàn kết cộng đồng. Để tìm hiểu khái niệm hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại TAND, trước tiên cần tìm hiểu khái niệm thuật ngữ “hòa giải”.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “hòa giải” được hiểu là “việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột, xích mích một cách ổn thỏa” 4 hay “hòa giải là dàn xếp nhằm chấm dứt một cuộc xung đột” 5 hoặc “hòa giải là thu xếp để chấm dứt một cuộc xung đột, một mối bất hòa” 6 Các khái niệm này đã đưa ra một cách chung nhất về phương thức và mục đích của hòa giải, nhưng chưa nêu được đầy đủ các yếu tố như bản chất, nội dung, và chủ thể của hòa giải.
4Viện Ngôn ngữ (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr
5430 Viện Hàn Lâm Khoa học – Xã hội Việt Nam (1992), Từ điển tiếng
6Từ điển Tiếng Việt (1999-
2000), Nxb Văn hóa thông tin, tr 372.
Việt, Nxb Khoa học xã hội, tr.350.
Từ điển Luật học năm 2006 thì “hòa giải” được hiểu là “thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa Thông thường, việc hòa giải được tiến hành sau khi thương lượng (khiếu nại) giữa các bên đã không đạt được kết quả” 7 Khái niệm này đã chỉ ra được chủ thể, phương thức, thời điểm của hòa giải.
Theo từ điển Luật học Anh – Mỹ Black thì “hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó, hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một sự thỏa thuận” 8 Cách hiểu này đã nêu lên được hành vi, vai trò trung gian của bên thứ ba trong hòa giải.
Trong khoa học pháp lý, cũng có nhiều khái niệm tồn tại về “hòa giải” như
“hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội” 9 Quan điểm này thể hiện được bản chất, đặc điểm của hòa giải và chủ thể trung gian là bên thứ ba trung lập với vai trò giúp đỡ các bên tranh chấp thỏa thuận giải quyết tranh chấp một cách tự nguyện.
Quan điểm khác lại cho rằng “hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên tự cùng nhau hoặc thông qua sự hướng dẫn giúp đỡ một cách có tổ chức của bên thứ ba để bàn bạc, thỏa thuận để tìm ra giải pháp giải quyết xung đột giữa họ” 10 Theo quan điểm này, hòa giải được xem như là một biện pháp giải quyết tranh chấp, với sự giúp đỡ của bên thứ ba, các bên có thể cùng nhau tự thỏa thuận, thống nhất giải pháp giải quyết xung đột của mình.
Như vậy, tuy các khái niệm về hòa giải có sự khác nhau nhưng chung quy lại thì hòa giải luôn là phương thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và thỏa mãn ba yếu tố gồm: (i) Có sự tranh chấp giữa hai bên; (ii) Có sự thống nhất ý chí giữa các bên để giải quyết tranh chấp thông qua việc mỗi bên nhượng bộ một ít; (iii) Trong quá trình hòa giải phải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập để cho ý kiến
7Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp – Nxb Bách khoa toàn thư, tr 365.
8Henry Campbell (1990), Từ điển Luật học Anh - Mỹ Black, Nxb West Thomson, tr 152.
9Dương Quỳnh Hoa (2015), Cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế đối với các quan hệ thương mại ở Việt
Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 126.
10 Huỳnh Tất Ngọc Trân (2009), Hòa giải vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 03. tư vấn đồng thời công nhận thủ thục hòa giải thành giữa các bên trong tranh chấp. Nếu không có sự tham gia của bên thứ ba này thì quá trình này gọi là tự hòa giải hoặc thương lượng 11
Trong giải quyết vụ án dân sự tại TAND, tuy pháp luật chưa có khái niệm về hòa giải nhưng cũng có quan điểm về hòa giải tại TAND “hòa giải là một chế định quan trọng của luật tố tụng dân sự, là phương pháp giải quyết vụ án bằng chính sự thỏa thuận, thương lượng của các đương sự” 12 Quan điểm này nêu lên được chủ thể tham gia hòa giải là các bên đương sự nhưng vẫn chưa nêu được vai trò của Tòa án trong quá trình hòa giải.
Theo quy định tại Điều 10 BLTTDS năm 2015 thì hòa giải là trách nhiệm của Tòa án nhằm tạo điều kiện cho các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật và được tiến hành như một thủ tục cần thiết, bắt buộc và cũng là một thủ tục đặc trưng của tố tụng dân sự Hòa giải tại TAND thể hiện vai trò của Tòa án là bên trung gian trong hòa giải Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận, vì vậy hòa giải cũng được xem là một biện pháp giải quyết tranh chấp Chủ thể trung tâm của hòa giải là Tòa án sẽ giúp cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp và sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp phải do chính các bên tranh chấp quyết định Như vậy, hoà giải là một thủ tục tố tụng do TAND tiến hành, nhằm giúp đỡ các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết quan hệ đó cho phù hợp với pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả thì hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại TAND cần được hiểu như sau: Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân là một thủ tục tố tụng bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và được khuyến khích ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo Theo đó, người tiến hành tố tụng với vai trò trung gian, có trách nhiệm hòa giải, giải thích pháp luật, giúp đỡ các bên đang có tranh chấp trong vụ án dân sự mà mình giải quyết nhằm hướng các bên đi đến thỏa thuận về một giải pháp giải quyết tranh chấp trên cơ sở đó Tòa án sẽ xem xét công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
11 Lê Nết (2006), “Hòa giải trong tố tụng dân sự - nhìn từ góc độ kinh tế”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 02, tr 33.
12 Nguyễn Ngọc Điệp - Lê Thị Kim Nga - Vũ Mạnh Thông (1999), Tìm hiểu ngành luật tố tụng dân sự, Nxb.
1.1.2 Đặc điểm của hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân
Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân có những đặc điểm đặc trưng như sau:
Thứ nhất, hòa giải là một nguyên tắc cũng là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại TAND Trong lĩnh vực dân sự, thông thường lợi ích của các bên được xem như là động lực để các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự và cũng chính là tiền đề dẫn đến tranh chấp dân sự 13 Xuất phát từ sự tự nguyện, quyền tự định đoạt của đương sự trong quan hệ dân sự nên khi phát sinh tranh chấp từ các quan hệ này được thực hiện theo những biện pháp nhất định, không giống với tố tụng hình sự hay tố tụng hành chính Trong đó, hòa giải là một biện pháp quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự mà Tòa án phải thực hiện Bên cạnh đó, hòa giải cũng đã được các văn bản pháp luật về tố tụng trước đây khẳng định là một nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết vụ án 14 Với tinh thần đó, BLTTDS năm 2015 tiếp tục khẳng định hòa giải là một nguyên tắc trong tố tụng dân sự: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của
Bộ luật này” Đồng thời, tại Điều 10, Điều 205, Điều 206 và Điều 207 BLTTDS năm 2015 quy định hòa giải có tính bắt buộc phải tiến hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, trừ những vụ án không được hòa giải, những vụ án không tiến hành hòa giải được, vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn Do hòa giải là một nguyên tắc bắt buộc phải tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, vì vậy nếu không tiến hành hòa giải mà đưa vụ án ra xét xử là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Tại phiên tòa sơ thẩm, mặc dù trách nhiệm của Tòa án là hòa giải nhưng không mang tính bắt buộc mà chỉ mang tính khuyến khích hòa giải 15 Sự bắt buộc phải tiến hành
13 Lê Thị Bích (2013), Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 16.
14 Điều 9 Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng quy định: “Tòa án nhân dân hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương mại kể cả việc xin ly dị trừ những vụ kiện mà theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình” Điều 10 BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 cũng có ghi nhận: “Toà án có trách nhiệm tiến hành hòagiải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”
Quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân
1.2.1 Nguyên tắc tiến hành hòa giải
Việc hòa giải không thể tiến hành một cách tùy tiện mà tuân theo những nguyên tắc nhất định Đó là những quan điểm, tư tưởng nền tảng, mang tính chỉ đạo xuyên suốt quá trình hòa giải từ xác định phạm vi hòa giải, trình tự hòa giải và công nhận kết quả hòa giải Cụ thể, theo quy định tại Điều 205 BLTTDS 2015 thì khi tiến hành hòa giải Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, hòa giải là một hoạt động tòa án phải tiến hành trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự.
Trong tố tụng dân sự, “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự” (Điều 10 BLTTDS năm 2015) Như vậy, trách nhiệm hòa giải của Tòa án đã
20 Lê Thị Bích (2013), tldđ (10) được pháp luật xác định là một trong những nguyên tắc đặc thù để phân biệt với các ngành luật khác Quy định này hoàn toàn phù hợp khi giải quyết những tranh chấp mà trước đó các bên trong quan hệ tranh chấp đã thiết lập trên cơ sở bình đẳng, tự do thỏa thuận ý chí để thiết lập nên các giao dịch này Chính vì vậy, khi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn… việc giải quyết, dàn xếp các mâu thuẫn đó phải từ chính các bên nhưng cần thiết có một chủ thể thứ ba đủ uy tín, trách nhiệm và có thẩm quyền để hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục nhằm giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận một cách tự nguyện vì lợi ích hài hòa của các bên.
Cơ sở của hòa giải vụ án dân sự là quyền tự định đoạt của đương sự Trong vụ án dân sự, các đương sự là chủ thể của các quan hệ pháp luật về nội dung có tranh chấp cần giải quyết nên có quyền thương lượng với nhau để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, sự định đoạt này phải xuất phát từ ý chí chủ quan, từ sự tự nguyện của chính đương sự Không ai, bằng bất kỳ hình thức nào có thể cưỡng ép, bắt buộc đương sự thỏa thuận với nhau giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp giữa họ Đối với những vụ án do cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cơ quan, tổ chức không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp nên không có quyền hòa giải với bị đơn 21
Hòa giải trong tố tụng dân sự có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nhưng trách nhiệm, quyền hạn hòa giải của Tòa án ở mỗi giai đoạn tố tụng là khác nhau tùy thuộc vào ý nghĩa và bản chất của từng giai đoạn tố tụng đối với toàn bộ tiến trình tố tụng giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: Theo khoản 1 Điều 205 BLTTDS năm 2015, Tòa án phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án trừ những vụ án không được hòa giải, không tiến hành hòa giải được hoặc những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn Chuẩn bị xét xử sơ thẩm là một giai đoạn trong giải quyết vụ án dân sự tại TAND được tính từ ngày Tòa án thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, ở giai đoạn này Tòa án sẽ chuẩn bị những điều kiện cần thiết để xét xử những vụ án mà Tòa án đã thụ lý trong đó bao gồm cả hoạt động hòa giải Như vậy, hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là hành vi tố tụng do Tòa án chủ động thực hiện nhằm triệu tập các bên đương
21 Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 256, 257. sự đến Tòa án để tiến hành việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đương sự thỏa thuận về các vấn đề trong vụ án mà các bên có tranh chấp Trừ những vụ án không được hòa giải, không tiến hành hòa giải được hoặc những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định tại Điều 203 BLTTDS năm 2015, Tòa án phải có trách nhiệm tiến hành hòa giải dù việc hòa giải có khả năng thành hay không Nếu Tòa án không tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự và là căn cứ kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm để hủy án và xét xử sơ thẩm lại Xuất phát từ mục đích của hòa giải là để các đương sự thỏa thuận được việc giải quyết tranh chấp một cách ổn thỏa, từ đó đem lại nhiều ý nghĩa cho Tòa án và các đương sự Do vậy, mục đích của hòa giải sẽ thể hiện rõ nhất, đem lại nhiều ý nghĩa nhất khi các đương sự thỏa thuận được với nhau trước khi mở phiên tòa sơ thẩm Vì khi đó Tòa án sẽ không phải mở phiên tòa xét xử, có thể không phải tiến hành thêm các giai đoạn tố tụng tiếp theo như phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm Với ý nghĩa như vậy nên pháp luật quy định Tòa án phải tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm.
Tại phiên tòa sơ thẩm: Tòa án không hòa giải mà chỉ tạo điều kiện để các bên tự hòa giải bằng cách hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án hay không Vì vậy, Điều 246 BLTTDS năm 2015 quy định: “Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án” Sở dĩ, hòa giải chỉ bắt buộc ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà không mang tính nguyên tắc ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo để tránh việc phải hòa giải vô ích nhiều lần khi vụ việc không còn khả năng hòa giải giữa các đương sự.
So sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, có thể thấy, phần lớn các nước đều tồn tại quy định về hòa giải vụ án dân sự Song việc hòa giải mang tính bắt buộc được tiến hành ở thời điểm nào của quá trình giải quyết vụ việc dân sự được pháp luật của các nước quy định khác nhau Theo pháp luật tố tụng dân sựNga, hòa giải giữa các bên là một trong những nhiệm vụ của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 22 Trong quá trình xét xử, Thẩm phán có trách nhiệm áp dụng những biện pháp hòa giải giữa các bên và giải thích cho họ về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết và hậu quả pháp lý của những hành vi đó 23
Pháp luật tố tụng dân sự Pháp có 24 quy tắc chỉ đạo tố tụng và hòa giải là một trong những quy tắc chỉ đạo tố tụng đó, theo quy định tại Điều 21 BLTTDS Pháp thì
Thẩm phán có trách nhiệm hòa giải giữa các bên đương sự 24 Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng dân sự Pháp cũng quy định trong suốt quá trình tố tụng, các bên có thể tự hòa giải với nhau hoặc theo sáng kiến của Thẩm phán 25 Việc hòa giải được tiến hành vào thời gian và địa điểm thích hợp theo nhận định của Thẩm phán, trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng 26 Các bên đương sự có quyền yêu cầu Thẩm phán ghi nhận sự hòa giải giữa các bên 27 Nội dung việc thỏa thuận hòa giải, dù mới chỉ thỏa thuận một phần, phải được ghi nhận trong một biên bản do Thẩm phán và các bên đương sự cùng ký tên 28 Biên bản hòa giải có hiệu lực thi hành 29 Ở Nhật Bản, hòa giải qua Tòa án là bước củng cố thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua sự nhượng bộ của các bên Hòa giải qua Tòa án có thể được thực hiện trong thời gian chờ Tòa án xét xử 30 Tòa án có thể gợi ý các bên hòa giải qua Tòa án vào bất cứ lúc nào trước khi Tòa án xét xử 31 ỞTrung Quốc, hòa giải là biện pháp được ưu tiên hàng đầu Chỉ khi hòa giải không thành, thì các bên đang có tranh chấp mới yêu cầu Tòa án xét xử theo thủ tục tư pháp Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Trung Quốc thì hòa giải là một nguyên tắc hoạt động của các cơ quan xét xử “TAND giải quyết các vụ án dân sự
22 Điều 148 BLTTDS Nga, https://cis-legislation.com/document.fwx?rgn569, ngày truy cập: 7/5/2021.
24 Điều 21 BLTTDS Pháp, https://www.legifrance.gouv.fr/codes/section_lc/LEGITEXT000006070716/LEGISCTA000006089127?init= true&nomCode=3W3LkQ%3D%3D&page=1&query=&searchField=ALL&tab_selection=code&anchor=LE GISCTA000006089127#LEGISCTA000006089127, truy cập ngày 8/5/2021.
30 Điều 275 BLTTDS Nhật Bản, http://www.japaneselawtranslation.go.jp, truy cập ngày: 10/5/2021.
31 Điều 89 BLTTDS Nhật Bản, tlđd (30). phải tiến hành hòa giải theo nguyên tắc tự nguyện và hợp pháp” 32 Trong khi tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự, Tòa án phải chú trọng hòa giải Nếu vụ kiện dân sự có thể hòa giải được, thì Tòa án, trên cơ sở xác định các dữ kiện và phân biệt đúng, sai, sẽ tiến hành hòa giải với sự thỏa thuận rõ ràng giữa các bên, giúp các bên đạt được sự hiểu biết và thỏa hiệp với nhau 33 Ở Pháp cũng giống như Việt Nam, trong pháp luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, các quy định về hòa giải cũng giữ một vị trí vô cùng quan trọng và nó đã được xác định là một nguyên tắc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án “Thẩm phán có trách nhiệm hòa giải các bên đương sự” 34
Thứ hai, việc hòa giải được tiến hành theo nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình.
Mục đích của hòa giải là nhằm giúp các đương sự thỏa thuận được với nhau về nội dung tranh chấp Bản chất thỏa thuận của đương sự về giải quyết vụ án là một dạng giao dịch dân sự 35 , nên khi hòa giải, Tòa án phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình Tại phiên hòa giải, Tòa án không được trực tiếp tham gia vào nội dung hòa giải mà dành cho các đương sự quyền chủ động quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong vụ án Những nội dung giải quyết tranh chấp mà các đương sự thỏa thuận được với nhau chỉ có giá trị pháp lý khi và chỉ khi xuất phát từ ý chí chủ quan, sự quyết định và định đoạt của các đương sự về nội dung đó.
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
Về phạm vi hòa giải
Thứ nhất, những trường hợp không được hòa giải.
(i) Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước:
Xuất phát từ hình thức sở hữu toàn dân nên những trường hợp vụ án yêu cầu đòi bồi thường mà tài sản bị thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước giao cho cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cho tổ chức chính trị,tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì chỉ có thể được giải quyết bằng việc Tòa án mở phiên tòa xét xử Đây là tài sản công và pháp luật không cho phép các bên có thể thỏa thuận để quyết định về số lượng hay nội dung giá trị bồi thường. Điều này đã được Tòa án nhân dân huyện CT, tỉnh KG áp dụng giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và bị đơn ông Phạm Văn Tám, bà Trương Kim Loan 61 Nội dung vụ án như sau: Vào ngày 21 tháng 3 năm 2008, ông Phạm Văn Tám và bà Trương Kim Loan có ký hợp đồng tín dụng số: 600005800041136 với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang vay số tiền là 12.000.000 đồng (mười hai triệu đồng), lãi suất 0,5%/tháng, thời hạn vay là 72 tháng, hạn trả cuối cùng vào ngày 19 tháng 3 năm 2015 Ngân hàng đã nhiều lần đôn đốc ông Tám và bà Loan trả nợ cho ngân hàng nhưng ông Tám và bà Loan không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng Nay ngân hàng yêu cầu ông Tám và bà Loan phải trả nợ cho ngân hàng số tiền vay gốc là 12.000.000 đồng (mười hai triệu đồng), và tiền lãi tính đến ngày 19 tháng 3 năm 2015 là 2.392.193 đồng, tổng cộng cả gốc và lãi là 14.392.193 đồng và tiền lãi phát sinh kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2015 cho đến khi trả dứt số tiền cho ngân hàng Sau khi thụ lý vụ án Tòa án đã tiến hành hòa giải để cho các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án Do các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án nên Tòa án đã tiến hành lập biên bản hòa giải thành và đến ngày 17 tháng 7 năm 2015 Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn có những ý kiến khác nhau cụ thể như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tòa án không được phép hòa giải đồng nghĩa với việc Tòa án không được ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo như quy định tại khoản 1 Điều 206 BLTTDS năm 2015 Trong vụ án này Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho vay vốn bằng tài sản của Nhà nước nên nếu bên bị đơn đến hạn thực hiện nghĩa vụ không trả nợ cho ngân hàng là đã vi phạm hợp đồng dẫn đến ngân hàng bị thiệt hại ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngân hàng Do đó vụ án này phải được đưa ra xét xử bằng một bản án
61 Bản án số 87/2015/TLST-DS ngày 04/6/2015 của Tòa án nhân dân huyện CT, tỉnh KG về việc:
“Tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản”. nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngân hàng bảo toàn tài sản của Nhà nước, các bên không được thỏa thuận nhằm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước Vì vậy, nếu Tòa án hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là không đúng với tinh thần của quy định tại khoản 1 Điều 206 BLTTDS năm 2015.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Tòa án vẫn cần phải tiến hành hòa giải cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, nếu các bên thỏa thuận bồi thường toàn bộ thiệt hại trong một thời gian nhất định thì Tòa án vẫn có thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Mặc dù, phần vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là tài sản của Nhà nước thế nhưng nếu như chúng ta căn cứ vào khoản 1 Điều 206 BLTTDS năm 2015 mà cấm các bên không được hòa giải là quá cứng nhắc và không phù hợp với thực tế Nếu các bên tranh chấp đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án thì Tòa án trong trường hợp này tiến hành hòa giải để cho các bên tranh chấp thỏa thuận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là điều hợp lý.
Quan điểm của tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai bởi lý do sau: Trong trường hợp này bên vi phạm đã tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại và ngân hàng cũng đã đồng ý với thỏa thuận thì không nên quá cứng nhắc mà cần tạo điều kiện để các bên hòa giải thỏa thuận với nhau để giải quyết toàn bộ nội dung vụ án. Mặt khác, nguyên tắc cơ bản của BLDS đó là đó “việc dân sự cốt ở đôi bên” nên nếu các bên có thỏa thuận bồi thường toàn bộ thiệt hại trong một thời gian hợp lý thì chúng ta cần ghi nhận sự thỏa thuận này 62 Ngoài ra, nếu như có dấu hiệu chứng tỏ các bên lợi dụng sự thỏa thuận này mà gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước thì Tòa án không được tiến hành hòa giải mà sớm đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung nhằm bảo toàn tài sản Nhà nước.
Do đó, tác giả kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao nên có văn bản hướng dẫn quy định tại Khoản 1 Điều 206 BLTTDS năm 2015 theo hướng: “Trong trường hợp vụ án yêu cầu đòi bồi thường mà tài sản bị thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước giao cho cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ
62 Lý Văn Toán (2017), Những vụ án dân sự không được hòa giải và những vụ án dân sự hòa giải không được, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 11. chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, nếu các đương sự tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại trong một thời gian nhất định thì Tòa án nên cho tiến hành hòa giải và công nhận thỏa thuận nếu xét thấy thỏa thuận là hợp pháp và không làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” Hướng giải quyết này, sẽ rút ngắn được quá trình giải quyết vụ án dân sự, tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự Nếu thỏa thuận làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước thì không công nhận thỏa thuận hòa giải mà nên đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi của Nhà nước.
(ii) Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
BLTTDS năm 2015 tại khoản 2 Điều 206 quy định một trong những vụ án dân sự không được hòa giải là “Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội” Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu Tòa án xét thấy vụ án dân sự đó thuộc trường hợp vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải mà ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung Trong quá trình giải quyết vụ án cho dù các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận hòa giải được với nhau về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án thì Tòa án cũng không thể nào ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Điều 123 BLDS 2015 đã có quy định trường hợp điều cấm của luật, đạo đức xã hội Tuy nhiên trên thực tế việc xác định trường hợp nào là vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội là rất khó xác định và chưa thật sự rõ nét Điều này dẫn tới trong quá trình áp dụng quy định về vụ án dân sự không được hòa giải do phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội vào thực tiễn đã phát sinh những vướng mắc, bất cập cần phải kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh B đã giải quyết việc “Không công nhận vợ chồng” giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị N và anh Hoàng Văn N1 với nội dung vụ án như sau 63 : Chị N kết hôn với anh Hoàng Văn N1 ngày 9/10/1993, nhưng không đi đăng ký kết hôn, tới tháng 02/1997, vợ chồng chi N anh N1 xảy ra
63 Bản án số 05/2018/HNGĐ-ST ngày 20/3/2018 của Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh B về việc:
“Không công nhận vợ chồng”. mâu thuẫn nguyên nhân do vợ chồng không hợp nhau, bất đồng về quan điểm lối sống không thống nhất được với nhau trong việc làm ăn phát triển kinh tế gia đình. Trong quá trình chung sống vợ chồng không có con chung với nhau nhưng vợ chồng có một con nuôi là cháu Hoàng Thúy M, sinh ngày 20/8/1997, chị N có 02 con riêng là cháu Hoàng Trung Đ, sinh ngày 20/9/2000, cháu Nguyễn Thị Hòa A, sinh ngày 18/02/2008 Nay Chị N làm đơn đề nghị Toà án giải quyết cho chị và anh N1 được ly hôn, không có yêu cầu cấp dưỡng và về tài sản sau khi ly hôn. Đối với trường hợp trên Tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị N và trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án không tiến hành hòa giải vụ án.
Quan điểm của Tòa án được đưa ra như sau: Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh B nhận định “Các đương sự chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1993 nhưng không đăng ký kết hôn, trong quá trình chung sống chị N anh N1 cũng không làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, do vậy vụ án thuộc trường hợp những vụ án dân sự không được hòa giải quy định tại điều 206
Bộ luật tố tụng dân sự” Như vậy trong trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện S, tỉnh B đã theo hướng trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn thì coi như quan hệ này đã vi phạm điều cấm của pháp luật hôn nhân và gia đình Do đó, Tòa án không phải tiến hành hòa giải.
Quan điểm khác lại cho rằng: Trong trường hợp trên Tòa án phải tiến hành hòa giải theo quy định pháp luật Bởi vì, trường hợp này không thuộc trường hợp không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015, cụ thể là không thuộc trường hợp vi phạm điều cấm của luật Người theo quan điểm này lý giải pháp luật về hôn nhân và gia đình không cấm việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xử lý hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng Đồng thời, khoản 2 Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định rõ: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
Quan điểm của tác giả: Tác giả có một cách nhìn nhận khác về vấn đề này:
Thứ nhất, trường hợp nam, nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn, khi một bên yêu cầu ly hôn thì thuộc trường hợp giải quyết theo việc dân sự. Bởi, nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, mặc dù một bên yêu cầu ly hôn, một bên không đồng ý cũng cần phải xác định đây không phải là tranh chấp Vì vấn đề được coi là có tranh chấp chỉ đặt ra giữa các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau nhưng không thống nhất được việc giải quyết 64 Nhưng ở đây theo quy định tại của Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng 65
Thứ hai, do quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015 chỉ đặt ra đối với trường hợp khi giải quyết những vụ án dân sự, nếu xét thấy vụ án đó thuộc trường hợp quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án mới xác định là vụ án không được hòa giải và ban hành quyết định xét xử theo thủ tục chung Như đã phân tích trường hợp nam, nữ sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn và có yêu cầu ly hôn không được coi là vụ án dân sự nên sẽ không thuộc trường hợp Tòa án không được hòa giải.
Về thành phần phiên hòa giải
Sự có mặt của thành phần tham gia phiên hòa giải là một trong những điều kiện tiến hành phiên họp Mục đích để vừa đảm bảo có đủ những người tiến hành tố tụng, vừa đảm bảo có mặt những người có quyền lợi trong vụ án Do đó việc vắng mặt của những người trong thành phần này có ảnh hưởng đến mục đích và hiệu quả của phiên họp Khi nghiên cứu quy định về trường hợp vắng mặt của đương sự tại phiên hòa giải vụ án dân sự, tác giả nhận thấy BLTTDS năm 2015 chưa quy định trong trường hợp một bên vắng mặt tại phiên hòa giải lần thứ nhất thì Thẩm phán sẽ xử lý ra sao? Và Trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà có bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì Thẩm phán có tiến hành phiên hòa giải không nếu đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015.
Trên thực tế, có trường hợp khi đương sự được Tòa án triệu tập hòa giải lần thứ nhất, đương sự đã vắng mặt Lúc này, Tòa án đã tổ chức phiên hòa giải giữa các đương sự có mặt Nội dung vụ án như sau 70 : Ông Trần Th và bà Nguyễn A có ký hợp đồng đặt cọc về việc bà A bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Th, bà T là vợ ông Th có biết việc này và đồng ý Các bên thỏa thuận trị giá nhà đất là 790 triệu đồng, đặt cọc 50 triệu đồng, khi ra công chứng ông Th sẽ đưa thêm 720 triệu đồng Tuy nhiên, sau khi đặt cọc bà T không thực hiện các cam kết nên Ông Th khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Bà T tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt cọc, ký hợp đồng mua bán nhà và chuyển sử dụng đất hoặc phải trả lại tiền cọc và tiền phạt cọc do vi phạm cam kết Tòa án cấp sơ thẩm xác định, bà Đào Thị T là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia vụ kiện (vì bà T là vợ của nguyên đơn) Sau đó, Bà T đã làm giấy ủy quyền cho Ông Th Sau đó Ông Th làm giấy ủy quyền cho ông Nguyễn M tham gia vụ kiện với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của mình.
Xác định vụ án không thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được, Thẩm phán đã triệu tập các đương sự đến phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải Ông Th đã nhận được thông báo phiên họp, hòa giải và giấy triệu tập nhưng vắng mặt không tham gia phiên họp Tại phiên họp, sau khi
70 Bản án sơ thẩm số 733/2016/DS-ST ngày 15/9/2016 của Tòa án nhân dân quận X, thành phố Y về việc:
“Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất”.
Thẩm phán giải thích quyền, nghĩa vụ, công bố sự vắng mặt của đại diện ủy quyền của người có quyền, nghĩa vụ liên quan, các đương sự có mặt không có yêu cầu hoãn phiên họp nên căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015, Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt để kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và tiến hành hòa giải Tại phần hòa giải đã ghi nhận ý kiến trình bày của các đương sự, cụ thể: các bên đương sự thống nhất thỏa thuận, có ký hợp đồng đặt cọc về việc bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng các bên không thống nhất với nhau toàn bộ về cách thức giải quyết vụ án Sau đó, Tòa án cấp sơ thẩm đưa vụ án ra xét xử.
Quan điểm của Tòa cấp phúc thẩm đối với vấn đề này: Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án là bà T có ông Th làm đại diện nhưng tại phiên hòa giải ông Th vắng mặt dù đã được triệu tập đến tham gia phiên họp lần thứ nhất. Tòa sơ thẩm xác định vụ án thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được và đưa vụ án ra xét xử là không phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 207 của BLTTDS
2015, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự Trường hợp người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà T (đại diện là ông Th) vắng mặt tại phiên hòa giải ngày 12/8/2016 nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn tiến hành phiên họp giữa ông M và bà A là ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của bà T Do đó, việc Tòa sơ thẩm thực hiện hòa giải khi vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự.
Quan điểm của tác giả: Trong trường hợp, tại phiên hòa giải lần một, nếu có đương sự vắng mặt dù đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất và các đương sự còn lại đồng ý tiến hành thỏa thuận, thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên hòa giải ngay cả trong trường hợp việc thỏa thuận của các đương sự có mặt ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt Bởi:
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 trường hợp thỏa thuận của các đương sự có mặt nếu có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này sẽ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản Như vậy, trong trường hợp này, dù thỏa thuận về việc giải quyết vụ án của các đương sự có mặt ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt nhưng không ảnh hưởng tới quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt Do đó để thỏa thuận này có giá trị thì phải có văn bản đồng ý của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận Tức là lúc này nếu đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản cũng có nghĩa là sự thỏa thuận của các đương sự có mặt tại phiên hòa giải đã được đương sự vắng mặt thông qua.
Thứ hai, giữa khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 và khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015 đã có sự không thống nhất với nhau về việc có hay không tiến hành hòa giải khi việc tiến hành có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ dân sự của đương sự vắng mặt Nên để áp dụng thống nhất pháp luật, ta nên theo hướng quy định tại Khoản 3 Điều 212 BLTTDS 2015, việc áp dụng thống nhất sẽ tạo điều kiện để các bên được giải quyết vụ án nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của các bên.
Do đó, với lập luận của mình, tác giả xin kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn về khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015 như sau:
“Trường hợp trong vụ án có nhiều đương sự, mà bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt ở lần triệu tập hợp lệ thứ nhất, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự”.
Về trình tự tiến hành hòa giải
Hòa giải tại Tòa án là trách nhiệm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự Do đó, trình tự thủ tục tiến hành phiên hòa giải bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Thực tế, có những trường hợp khi tiến hành hòa giải vụ án dân sự Tòa án đã không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, dẫn đến hậu quả quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm vì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Quyết định giám đốc thẩm số 18/2018/KDTM-GĐT ngày 30/11/2018 về tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam và bị đơn là Công ty TNHH Hoàng Kim là một ví dụ, tại phần nhận định của Tòa Giám đốc thẩm có nêu: “Theo nội dung đề nghị của Công ty TNHH Hoàng
Kim và Bản báo cáo giải trình của Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Huế ngày 24/9/2018 thì: Tòa án nhân dân thành phố Huế, tình Thừa Thiên Huế tiến hành phiên hòa giải giữa các đương sự vào ngày 01/5/2015, nhưng khi lập Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành lại ghi lùi ngày thành ngày 23/9/2015 để từ đó ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự số 48/2015/QĐST- KDTM ngày 01/10/2015 là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Đồng thời, tại Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành đề ngày 23/9/2015 không có nội dung: “Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành án không thi hành xong các khoản nói trên thì phải chịu khoản tiền lãi phát sinh đối với số tiền nợ gốc cho đến khi hành án xong theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng” Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự số 48/2015/QĐST- KDTM của Tòa án nhân dân thành phố Huế lại có nội dung này là trái với thỏa thuận của các bên đương sự thể hiện tại Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành đề ngày 23/9/2015 là vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng dân sự” 71 Điều này cho thấy Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã làm rất đúng, khi những nội dung được ghi trong Biên bản hòa giải thành lại không được đề cập trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự.
Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 còn tồn tại một số quy định chưa bao quát và không hợp lý về thủ tục tiến hành hòa giải Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp có đương sự vắng mặt khi Tòa án tiến hành hòa giải đã được BLTTDS 2015 quy định Tuy nhiên, việc đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015, thời hạn ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này như thế nào lại chưa được BLTTDS năm 2015 quy định Thêm vào đó, trường hợp đương sự vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 thì khi hòa giải thành Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành Biên bản này có được gửi cho các đương sự vắng mặt hay không thì BLTTDS năm 2015 cũng chưa quy định.
Về vấn đề này, so sánh với BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì thấy: Quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015 và khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 về cơ bản giữ nguyên như quy định tại khoản 3 Điều 184 và khoản 3 Điều 187 của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 Các quy
71 Quyết định giám đốc thẩm số 18/2018/KDTM-GĐT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về việc: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”. định này của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 17, khoản 2 Điều 20 của Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP. Cụ thể như sau:
Khoản 3 Điều 17 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn:
“… Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt, không liên quan đến các đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán tiến hành hòa giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt.
Trường hợp nêu trên mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì thỏa thuận này chỉ có giá trị nếu đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương sự vắng mặt, thì Tòa án phải lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải về thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải Thủ tục và thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Trường hợp đương sự đồng ý với kết quả hòa giải thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án.”
Khoản 2 Điều 20 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn:
“2 Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án, thì Thẩm phán hoặc Thư ký Tòa án lập biên bản hòa giải thành Biên bản hòa giải thành phải ghi cụ thể nội dung thỏa thuận của các đương sự theo Mẫu số 08a ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải ký tên và đóng dấu của Tòa án vào biên bản Các đương sự tham gia phiên hòa giải phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản hòa giải thành Biên bản hòa giải thành phải được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải. Đối với các đương sự vắng mặt mà việc hòa giải thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 184 của BLTTDS, thì Tòa án phải gửi ngay biên bản hòa giải thành cho các đương sự vắng mặt.”
Dù quy định về trường hợp tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS năm 2015 và khoản 3 Điều 212 của BLTTDS năm 2015 về cơ bản giữ nguyên như quy định tại khoản 3 Điều 184 và khoản 3 Điều 187 của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và đã được hướng dẫn như đã nêu trên nhưng thực tế, những hướng dẫn nêu trên cũng chưa bao quát được hết các trường hợp cụ thể để xác định ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án và trong thực tiễn cũng còn có những ý kiến băn khoăn rằng Tòa án có phải gửi biên bản hòa giải cho đương sự vắng mặt hay không 72 Mặt khác, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP đã hết hiệu lực thi hành khi BLTTDS 2004 hết hiệu lực thi hành Do đó, đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn thi hành vấn đề trên.
Tác giả kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn việc ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 212 BLTTDS 2015 Trên tinh thần tiếp thu Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP trước đây như sau:
Khoản 3 Điều 212 BLTTDS năm 2015 theo hướng Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này là hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận. Việc xác định ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án và việc gửi biên bản hòa giải thành cho đương sự vắng mặt khi Tòa án tiến hành hòa giải có thể hướng dẫn cụ thể như sau:
Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp cần có văn bản đồng ý của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải là hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với
72 Dương Tấn Thanh (2018), “Biên bản hòa giải thành có gửi cho đương sự vắng mặt không”,https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/bien-ban-hoa-giai-thanh-co-gui-cho-duong-su-vang-mat-khong, truy cập ngày 7/6/2021. nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận Việc đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản sẽ thể hiện dưới 02 hình thức: Một là, ý kiến bằng văn bản của họ hoặc hai là, Tòa án lấy ý kiến của họ bằng văn bản Ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án được tính dựa theo: