Vì thế, yêu cầu với nhà quản trị công tác xã hội không chỉ giỏi chuyên môn, tay nghề trong quản lý ca, làm việc nhóm, tổ chức cộng đồng mà còn phải giỏi về các kỹ năng quản trị, điều khi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…… ……
LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Thái Lan
Lớp: K65 Công Tác Xã Hội
Mã học phần: HK211-SOW3032
BÀI THUYẾT TRÌNH THUYẾT X, Y, Z TRONG QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Nhóm 10:
Nguyễn Gia Linh – 20030486 (nhóm trưởng)
Hồ Quỳnh Trang – 20030520
Lê Hà An 20030431 –
Ngô Linh Chi 20030441 –
Trần Thị Liên – 20030478 Nguyễn Ngọc Hoa – 20030458 Bùi Thị Mai Thy - 20030516
Hà Nội, ngày 01 tháng 12năm 2021
Trang 2BIÊN BẢN LÀM VIỆC CỦA NHÓM 1O
1 Tìm hiểu về thuyết X: Bùi Thị Mai Thy, Lê Hà An
2 Tìm hiểu về thuyết Y: Trần Thị Liên, Ngô Linh Chi
3 Tìm hiểu về thuyết Z: Nguyễn Ngọc Hoa, Hồ Quỳnh Trang
4 Sự khác biệt về 3 thuyết: Nguyễn Gia Linh
5 Kết luận + Tổng hợp word: Nguyễn Gia Linh
6 Tìm ví dụ: Trần Thị Liên
7 Chuẩn bị các câu hỏi: Cả nhóm
8 Làm power-point: Lê Hà An, Ngô Linh Chi
Trang 3MỤC LỤC
L ời mở đầu tr.4
I.Thuyết X tr.5
II.Thuyết Y tr.7
III.Thuyết Z tr 11
IV Sự khác biệt giữa 3 thuyết khi áp dụng vào quản trị CTXH tr.15
V.Tổng kết tr.16
VI Tài liệu tham khảo tr.17
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa trong lịch sử, con người đã từng biết đến các hoạt động quản
trị và vai trò của nó trong tổ chức và quản lý xã hội Điều đó thể hiện ở cách
thức phối hợp trong mọi công việc chung của cộng đồng Ngày nay, với sự
chuyên môn hoá, điều tiết trong sản xuất và lao động xã hội ngày càng sâu
sắc và linh hoạt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật –
công nghệ thì hoạt động quản trị ngày càng được chú trọng và khẳng định
được ý nghĩa lớn lao với cuộc sống của con người
Mặc dù Quản trị đã tồn tại từ rất lâu nhưng khoa học quản trị thì còn rất
mới mẻ Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng khoa
học quản trị vào trong thực tiễn cuộc sống, góp phần giúp cho công việc
được thuận lợi và đạt hiệu quả cao Các học thuyết về Quản trị nhân lực đã
sớm hình thành ở phương Đông, trong đó có thể kể tới “Đức trị” của Khổng
Tử và “Pháp trị” của Hàn Phi Tử Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc
đến những học thuyết kinh điển về quản trị nhân lực của Phương Tây Đặc
biệt là trong công tác xã hội thì lí thuyết về Quản trị cần được tìm hiểu sâu
hơn và ngày càng được chú trọng phát triển, góp phần phát huy tốt vai trò và
thế mạnh của ngành trong cộng đồng không chỉ ở trong nước mà còn trên
toàn thế giới Theo quan niệm thông thường, “Quản trị Công tác xã hội” là
một phương pháp của công tác xã hội có liên quan tới việc cung ứng và phân
phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người đáp ứng các nhu cầu của
họ và phát huy tiềm năng bản thân Trong một cơ sở xã hội, nhà quản trị
công tác xã hội có thể đảm đương nhiều vai trò ở nhiều cương vị công tác
khác nhau giúp cho sự phát triển vững mạnh của tổ chức Vì thế, yêu cầu với
nhà quản trị công tác xã hội không chỉ giỏi chuyên môn, tay nghề trong quản
lý ca, làm việc nhóm, tổ chức cộng đồng mà còn phải giỏi về các kỹ năng
quản trị, điều khiển con người trong các lĩnh vực hoạt động công tác xã hội
rộng lớn hơn Bài thuyết trình của nhóm em được chia làm nội dung chính 4
sau:
+ Thuyết X và ứng dụng thuyết X trong quản trị CTXH
+ Thuyết Y và ứng dụng thuyết Y trong quản trị CTXH
+ Thuyết Z và ứng dụng thuyết Z trong quản trị CTXH
+ Sự khác biệt giữa 3 thuyết khi áp dụng vào quản trị CTXH
Mặc dù các thành viên trong nhóm đã cố gắng hết sức và tâm huyết để
hoàn thiện tốt bài thuyết trình nhưng do còn hạn chế về kiến thức chuyên
môn và một vài yếu tố chủ quan cá nhân nên bài thảo luận khó tránh khỏi
những sai sót, hạn chế nhất định và vẫn còn những nội dung mới cần tiếp tục
bổ sung và sửa chữa, chúng em rất mong nhận được sự phản hồi cũng như
những đánh giá, nhận xét và đóng góp từ phía cô và các bạn trong lớp để bài
thuyết trình của chúng em đạt giá trị hiệu quả cao và hoàn thiện hơn Nhóm
chúng em xin chân thành cảm ơn cô!!!
Nhóm sinh viên thực hiện Nhóm 10
Trang 5Thuyết X (Douglas Mc Gregor)
1.1 Khái niệm:
Thuyết X là một lý thuyết về quản trị nhân sự (OB) hiện đại, bên cạnh
Thuyết Y và Thuyết Z Thuyết này được khởi xướng bởi Douglas McGregor
(Trường Quản trị Sloan của MIT) vào thập niên 1960
Quan điểm quản trị dựa trên giả thuyết X là chịu trách nhiệm cho việc
tổ chức các yếu tố trong sản xuất, quản trị tài chính, nguyên vật liệu, thiết bị
và con người trong phạm vi hạn hẹp của điều kiện kinh tế có sẵn
Theo thuyết X, ếu không có hành động can thiệp của nhà quản trị, n
con người trở nên thụ động và thậm chí làm việc trái với những yêu cầu của
tổ chức Vì vậy, nhà quản trị phải tạo ra áp lực, khen thưởng, sa thải và điều
khiển hoạt động của họ Và hơn thế họ phải quản trị những người quản trị
cấp dưới và nhân viên
1.2 Ưu điểm, nhược điểm của thuyết X:
a) Ưu điểm:
- Là tiền đề để cho ra đời những lý thuyết quản trị tiến bộ hơn, được ứng
dụng nhiều nhất trong các ngành sản xuất, dịch vụ
- Giúp nhà quản trị nhìn nhận, đánh giá được để điều chỉnh hành vi cho phù
hợp
- Trở thành học thuyết quản trị nhân lực kinh điển
b) Nhược điểm:
Là lý thuyết máy móc và thiên hướng tiêu cực về con người và hành
vi con người Cho rằng con người bản chất không thích làm việc và luôn
trốn tránh khi có thể Cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc và trừng phạt
khi họ không làm việc Con người thích bị kiểm soát, nếu bị kiểm soát mới
làm việc tốt
Các nhà quản lý theo thuyết X hay có cách hành xử tiêu cực và cực
đoan Khi xảy ra một vấn đề nào đó, việc đầu tiên họ sẽ làm là quy trách
nhiệm hoặc đổ lỗi cho ai đó Họ cho rằng người lao động chỉ làm việc vì bản
thân và chỉ bị tác động bởi tiền Trong mọi tình huống, người lao động sẽ bị
quy trách nhiệm và các nguyên nhân thuộc về khách quan như lỗi hệ thống,
chính sách, do thiếu đào tạo đều bị bỏ qua hay xử lý không đúng mức cần
thiết
Nhà quản lý theo thuyết X không tin tưởng ai Họ chỉ tin vào các hệ
thống giám sát chặt chẽ và có tính máy móc, tin vào sức mạnh của kỉ luật
Trang 61.3 Áp dụng thuyết X vào CTXH:
Qua các đặc điểm của thuyết X chúng ta có thể áp dụng trực tiếp vào Công
Tác Xã Hội
Đối với các nhân viên CTXH cần khen thưởng và phạt khi có
biểu hiện tốt hoặc có hành vi chống đối Tuy nhiên phải đảm
bảo được tinh công bằng, minh bạch, điều đó phần nào khiến
người bị phạt thoải mái chấp nhận hình phạt hơn
CTXH là một công việc có phần nhạy cảm, cần sự khéo léo
Nên từ học thuyết X ta có thể nhận ra lỗi sai, những thiếu sót
khi chỉ hướng tới những điều tiêu cực của con người từ đó nhìn
nhận lại và chỉnh sửa hành vi cho phù hợp
1.4 Ví dụ:
Anh A là một nhân viên phục hồi chức năng trong một trung tâm CTXH
Ngay từ khi mới vào làm, anh đã cho rằng đây không phải là một công việc
phù hợp với mình nên thường có thái độ chống đối và không tuân thủ theo
quy định của cơ quan Hằng ngày, anh thường đi làm muộn, ăn mặc không
theo quy định Thời gian gần đây đã có một số thân chủ phàn nàn về cách
phục vụ của anh khi anh không hướng dẫn cụ thể các bài tập phục hồi chức
năng cũng như hay cau có, quát tháo, gắt gỏng và có thái độ không đúng
mực với họ Hai bên thường xuyên xảy ra tình trạng căng thẳng, bức xúc,
xung đột trong khi làm việc với nhau
Trong trường hợp này, một ngườilà nhân viên CTXH hoặc nhà quản trị
CTXH thì không hiểu hết được các mức nhu cầu của anh A trong vị trí công
việc mà anh đang chọn làm là như thế nào hay chỉ làm việc mang tính cá
nhân và vật chất nên cần thiết phải áp dụng thuyết X để thúc đẩy động lực
hoạt động và tiến độ hoàn thành công việc cũng như đáp ứng được các tính
chất, đặc thù của công việc này Chẳng hạn như nhân viên CTXH hay nhà
quản trị cần nghiêm túc trao đổi mong muốn, nhu cầu làm việc của anh,
thường xuyên đôn đốc kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá, phê bình và điều chỉnh
các hành vi của anh nhằm thuyết phục và đảm bảo hiệu quả công việc Hơn
nữa, nhân viên CTXH hay nhà quản trị cần đưa ra yêu cầu rõ ràng về hình
thức thưởng, phạt để tránh việc xuất hiện những biểu hiện tiêu cực hay
chống đối của anh A đối với nhà quản trị, nhân viên CTXH, với công việc
và thân chủ làm việc của anh, thậm chí là sa thải nếu không có sự thay đổi
tiến bộ và không thể tiếp tục với công việc này được nữa Ngoài ra, nhà quản
trị cũng có thể mở rộng công việc, giao thêm nhiệm vụ có cùng tính chất
phức tạp như vậy để anh thực hiện hoặc luân chuyển công việc để có thể A
phần nào làm giảm sự đơn điệu hay sự lặp đi lặp lại của tính chất công việc
mà anh A đang làm, tránh sự nhàm chán, không tăng được sự thoả mãn hay
không có sự cảm nghĩ thành đạt của anh khi trải qua thời gian dài trong công
việc mà ngay từ ban đầu, anh đã hoàn toàn không hứng thú và cảm thấy nó
không phù hợp với bản thân anh
Trang 7Thuyết Y (Douglas Mc Gregor)
2.1 Khái niệm và sự thay đổi, sửa sai sau thuyết X:
Học thuyết Y cũng được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960
Có thể coi học thuyết Y là sự “sửa sai” hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị
nhân lực
Xuất phát từ việc nhìn nhận được những chỗ sai lầm trong học thuyết X, học
thuyết Y đã đưa ra những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người, đó là:
- Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung
- Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện
tượng của con người
- Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người
thực hiện mục tiêu của tổ chức
- Tài năng con người luôn tiềm ẩn vấn đề là làm sao để khơi dậy được tiềm
năng đó
- Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân, cảm thấy
mình có ích và quan trọng, muốn chia sẻ trách nhiệm và khẳng định mình
Từ cách nhìn nhận về con người như trên, học thuyết Y đưa ra phương thức
quản trị nhân lực như:
- Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu
của cá nhân
- Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng
mang lại "thu hoạch nội tại”
- Áp dụng những phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của
các thành viên trong tổ chức
- Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của
họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ
- Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau
2.2 Ưu, nhược điểm của thuyết Y:
So với thuyết X, thuyết Y cũng có những mặt ưu, nhược điểm nhất định
a) Ưu điểm:
Thứ nhất, thuyết Y cho rằng con người luôn có khát vọng, có khả năng tự
khích lệ bản thân, nhận những bổn phận lớn hơn và có khả năng tự chủ, tự
trị Thuyết này cũng tin rằng con người thích thực hiện nhiệm vụ một cách
tự giác và có trách nhiệm
Thứ hai,cácnhà quản trị của thuyết này cũng cho rằng nếu tạo cơ hội, con
người sẽ hết sức sáng tạo và tiến bộ trong công việc, có quyền tự do thể hiện
khả năng tốt nhất của mình mà không bị ràng buộc bởi các hướng dẫn, luật
lệ quá chặt chẽ, qui củ ọ sẽ có khả năng làm gia tăng năng suất lao động H
đáng kể
Thứ ba, học thuyết tin rằng việc tạo ra những điều kiện làm việc tốt gây cho
con người hứng thú với công việc mà họ đang làm và yêu thích nó Họ sẽ có
những đóng góp, những cống hiến tuyệt vời
Trang 8b) Nhược điểm:
Thứ nhất, nó khó áp dụng đối với mọi người, những người theo thuyết Y
phải thực sự là những người tự chủ, có tính thần trách nhiệm cao và có thể
kiểm soát được bản thân
Thứ hai, thuyết Y chỉ là niềm tin về con người, công việc và trách nhiệm;
điều này có thể khác xa với thực tế Một số người thậm chí thiếu kỹ năng
quản lý và điều chỉnh thời gian cá nhân để họ có thể tự do làm công việc của
mình Nếu không có kế hoạch phù hợp, họ có thể bị trễ hạn và không hoàn
thành nhiệm vụ
Thứ ba, nó chỉ áp dụng phù hợp với những người có sự linh hoạt nhạy bén
và có khả năng tư duy, sáng tạ tốt Một số người không có động lực tựo
thân, tự túc sẽ dễ dàng từ bỏ và biếng nhác, hoặc họ sẽ tự mãn với bản thân
quá mức so với năng lực thực tế của mình Đồng thời, việc tuân theo học
thuyết Y có thể dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý hoặc trình độ của tổ
chức chưa phù hợp để áp dụng học thuyết này Vì vậy, học thuyết Y chỉ có
thể được phát huy tốt trong các tổ chức có trình độ phát triển cao và yêu vầu
sự sáng tạo như các tập đoàn kinh tế lớn như Microsoft; Unilever; P&G…
Và cũng như học thuyết X, học thuyết Y cũng đã được coi là học thuyết kinh
điển trong quản trị nhân lực, được đưa vào giảng dạy trong các khối kinh tế
2.3 Áp dụng thuyết trong quản trịY CTXH:
Trong quản trị nguồn nhân lực, thuyết Y cũng được các doanh nghiệp, các tổ
chức và các trường giáo dục vận dụng rất nhiều một cách linh hoạt và sáng
tạo, có sự trao đổi qua lại giữa người quản lý, công đoàn và nhân viên với
những thay đổi mang tính hệ thống và trách nhiệm hoàn thành công việc đối
với tổ chức cũng phải gắn liền với quyền lợi của họ Một số công ty còn có
cả bộ phận quản lý sự thay đổi để nắm bắt, điều hành các hoạt động thay đổi
và được đổi mới Đối với ngành CTXH nói riêng thì thuyết Y cũng được đưa
vào áp dụng và được chú trọng
- Bên cạnh những mong muốn, nguyện vọng được chăm sóc sức khoẻ cho
thân chủ và những người yếu thế, các nhà CTXH phối hợp và làm việc với
nhau một cách nhịp nhàng và chặt chẽ theo một hệ thống đã được xây dựng
để hỗ trợ cộng đồng dựa trên sự thống nhất giữa mục tiêu chung của tổ chức
và mục tiêu cá nhân
- Sự tương trợ, gắn bó và làm việc cùng nhau giữa nhân viên CTXH với thân
chủ và giữa các nhà CTXH với nhau là một động lực có ý nghĩa và giá trị rất
lớn để giúp cho họ những người làm CTXH có thể thực hiện tốt vai trò và -
trách nhiệm của mình và cảm thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn với nghề
mình yêu thích và mong ước, điều này thể hiện rõ hơn ở mô hình làm việc
nhóm Ngoài ra, khi thấy mình có nhiều năng lực, họ thậm chí còn có thể tự
đảm nhận những chức vụ lớn hơn mà không bị rào cản hay bị phụ thuộc vào
những tác động của yếu tố chăm sóc gia đình và yếu tố bên ngoài khác
Nhưng bên cạnh những lợi ích như vậy, thuyết Y cũng có điểm hạn chế
trong CTXH, đó là:
Trang 9Thứ nhất, một số người có thể không kiểm soát tốt về mặt thời gian và cảm
xúc hay bị áp lực bởi gánh nặng gia đình hoặc không có mối quan hệ tốt với
thân chủ thì cũng sẽ làm việc vô cùng khó khăn và không hiệu quả Vì nhân
viên CTXH thường làm việc với những người có vấn đề về tình cảm, dễ gây
xúc động và những câu chuyện của họ có thể bị cuốn theo, xâm nhập vào
chính đời sống của các nhân viên CTXH dù họ muốn hay không Những vấn
đề này thường mạnh mẽ, có tính riêng tư và hay thay đổi Ngoài ra, nhiều
nhân viên được giao một khối lượng nhiệm vụ rất lớn công việc Ví dụ, rất
nhiều nhân viên quản giao số ca gấp đôi số ca mà nhà chuyên môn đề nghị
Ngoài ra, nhân viên CTXH còn có thể bị đánh thức để nghe điện thoại vào
lúc nửa đêm hay lúc tờ mờ sáng
Chính vì vậy, các nhà quản trị CTXH cần phải biết cách động viên và lãnh
đạo nhân viên để hoàn thành mục tiêu của tổ chức mà họ đảm nhiệm Có thể
nói rằng, thành công của nhà quản trị tùy thuộc chủ yếu vào năng lực lãnh
đạo nhân viên dưới quyền họ Về lý luận cũng như về thực tế, các nhà quản
trị làm việc với con người và thông qua nỗ lực của con người để đạt được
mục tiêu Đây là một công việc khá khó khăn, vì con người thường phức tạp
và không phải lúc nào cũng ứng xử một cách hợp lý Đặc biệt, rất khó để
hiểu một cách chính xác lí do tại sao họ lại hăng say làm việc
Thứ hai, một số chức vụ trong ngành công tác xã hội bị hạn chế về dịch vụ
thực hiện, có xu hướng trở thành thói quen và đơn điệu Ở một vài cơ sở,
người ta ít chịu sự thay đổi các dịch vụ và năng lực, kỹ năng của nhân viên
CTXH được sử dụng ở mức thấp nhất
Thứ ba, nhiều nhóm khác nhau như các cơ quan lập pháp và các tổ chức
công dân đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn sự trách nhiệm của nhân viên
CTXH Không phải chỉ là một sự liệt kê số các cuộc tham vấn để thoả mãn
công chúng mà còn đòi hỏi kết quả như thế nào? Dịch vụ của cơ quan bạn có
tạo ra sự thay đổi nào trong cuộc sống của người dân hay không?
Kết luận: Như vậy, thuyết Y thì đi ngược lại với thuyết X trong nhiều
cách thức Nó cho rằng nhân viên CTXH cần tham gia vào việc ra quyết
định, ít tập trung quyền hành, chủ trương kiểm soát và chỉ dẫn ở mức tối
thiểu Tiền đề cơ bản của nó cho rầng, con người coi những nỗ lực thể chất
và tinh thần trong công việc là tự nhiên như vui chơi và nghỉ ngơi Con
người làm việc không cần phải có sự kiểm soát bên ngoài và hình phạt đe
doạ
2.4 Ví dụ:
Chị T là một nhân viên tham vấn đã làm việc tại trung tâm CTXH được 5
năm Trong công việc, chị là một người khá chỉnh chu và quan tâm đến đồng
nghiệp cũng như thân chủ Chị có chia sẻ với đồng nghiệp rằng mặc dù công
việc tham vấn cũng gặp nhiều áp lực và căng thẳng do luôn phải làm việc
với những thân chủ có vấn đề nhưng chị yêu thích công việc này vì có thể
giúp đỡ được người khác Thời gian gần đây, chị khá mệt mỏi và giảm nhiệt
Trang 10huyết làm việc vì được giao nhiều ca tham vấn cũng như lãnh đạo chưa quan
tâm đến việc chị phải làm thêm số ca tham vấn này
Trong trường hợp này, nếu chỉ áp dụng thuyết X thôi thì hoàn toàn
không phù hợp vì ta cần thấy được mối quan hệ gần gũi giữa nhà lãnh đạo
với nhân viên CTXH Đây là một công việc khá áp lực do thường xuyên
phải làm việc với các thân chủ có vấn đề, hơn nữa chị T cũng phải đảm nhận
thêm nhiều ca tham vấn khác nữa nhưng hà lãnh đạo chưa thực sự quan n
tâm đến năng lực cũng như các nhu cầu của chị và kiểm soát, điều phối T
các công việc của nhân viên dẫn đến việc chị ngày càng thêm căng thẳng,
mệt mỏi do làm việc quá sức Vậy nên cần phải áp dụng thuyết Y đối với
nhân viên CTXH hay nhà quản trị để nhằm khơi gợi lại tình yêu với công
việc trong chị, thúc đẩy động lực và gia tăng sự nhiệt huyết để chị T có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ và đảm bảo được tính chất công việc nằm trong tầm
kiểm soát và năng lực của chị Các nhân viên CTXH hay nhà quản trị cần
quan tâm và động viên, khích lệ để chị có thêm tinh thần làm việc hiệu quả
hơn Và đối với nhà quản trị, cần thực hiện và đảm bảo nguyên tắc thống
nhất giữa mục tiêu của tổ chức với mục tiêu cá nhân, giữa lợi ích của tổ chức
với lợi ích của mỗi cá nhân, chẳng hạn như:
• Giới hạn số ca làm việc theo quy định của tổ chức và phải phù hợp với mọi
cá nhân, nếu làm thêm giờ thì phải xét tăng lương và phải trong khả năng
của cá nhân đó có thể đảm nhận được hoặc có thể làm một hòm thư góp ý để
các cá nhân khi gặp vấn đề stress có thể bày tỏ quan điểm và mong muốn
của mình, từ đó nhà quản trị có các giải pháp điều chỉnh công việc cho phù
hợp với từng cá nhân
• Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của
họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ Vì chỉ khi thành tích
của họ được công nhận thì mới khiến cho họ cảm thấy hài lòng về những
đóng góp của bản thân và hứng thú hơn với công việc, họ sẽ không cỏn cảm
thấy mệt mỏi, căng thẳng hay quá nặng nề trong công việc mà coi đó là một
nhiệm vụ, một mục tiêu để cố gắng hoàn thành nó
• Ngoài ra, đối với một số nhân viên gặp phải vấn đề căng thẳng trầm trọng
trong một thời gian dài do phải đảm nhận thêm nhiều ca, nhà quản trị có thể
tìm gặp trực tiếp, trò chuyện, hỏi han, trao đổi một cách cởi mở về tình hình
công việc mà họ đang làm và những vấn đề mà họ gặp phải hoặc có thể hỏi
những người bạn của mình về các đồng nghiệp bị căng thẳng trong công
việc để giúp họ vượt qua những vướng mắc của họ giúp họ quản lý thời ,
gian cá nhân và chăm sóc sức khoẻ bản thân được tốt hơn, thường xuyên
kiểm soát thời gian làm việc của họ, hiểu biết văn hoá làm việc của các nhân
viên để hiểu họ nhiều hơn và có cách điều phối công việc cho phù hợp Và
cách tốt nhất là có thể đề nghị họ tạm dừng kế hoạch và nghỉ thư giãn trong
một vài ngày để tiếp tục công việc được hiệu quả hơn, khiến họ cảm thấy hài
lòng và gắn bó với công việc được lâu dài