Phương pháp nghiên cứu
Qua sách, báo, tạp chí kinh tế,
- Tổng hợp và xử lý thông tin
Kết cấu bài tiểu luận
Bài tiểu luận đề cập đến các nội dung chính sau đây:
- Chương I: Tổng quan lý thuyết về chức năng hoạch định
- Chương II: Liên hệ thực tiễn vào công ty cổ phần TH True Milk
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH
Một số khái niệm hoạch định và tầm quan trọng của hoạch định
Hoạch định là quá trình nhà quản trị xác định mục tiêu của tổ chức, xây dựng các kế hoạch hành động cần thiết để đạt mục tiêu đó Nói cách khác, hoạch định là: “quá trình xác định mục tiêu và quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm, ai làm cái đó để đạt được mục tiêu.”
- Hoạch định là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp Hoạch định cho biết hướng đi của doanh nghiệp.
- Hoạch định có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp
- Hoạch định giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí
- Hoạch định làm tăng hiệu quả của các cá nhân và tổ chức.
- Nhờ hoạch định mà một tổ chức có thể phát triển tình thần làm việc tập thể Khi mỗi người trong tập thể cùng nhau hành động và đều biết rằng mình muốn đạt cái gì, thì kết quả đạt được sẽ cao hơn.
- Hoạch định giúp tổ chức có thể thích nghi được với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, do đó có thể định hướng được số phận của tổ chức.
- Hoạch định thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra.
- Nhờ hoạch định mà tổ chức có được định hướng phát triển trong sự thích nghi với môi trường và thực hiện ý chí của nhà quản trị, đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có và có thể huy động.
- Hoạch định giúp thiết lập được các tiêu chuẩn kiểm tra các hoạt động nhằm thực hiện định hướng phát triển tổ chức qua các mục tiêu được xác lập để từ đó có những điều chỉnh cần thiết, hữu hiệu.
- Tầm quan trọng của hoạch định được thể hiện qua những biểu hiện chủ yếu sau:
Nhà quản trị định hướng hoạt động của tổ chức, xác định mục tiêu và các kế hoạch hành động giúp nhà quản trị phối hợp được hoạt động, thống nhất được suy nghĩ và hành động của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức.
Hoạch định là cơ sở cho sự phân quyền, ủy quyền, làm rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, bộ phận trong quá trình hoạt động, tạo thuận lợi cho hoạt động điều hành tác nghiệp của nhà quản trị.
Hoạch định chỉ rõ các chỉ tiêu cần thực hiện, đó đó là cơ sở và tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động để từ đó có biện pháp điều chỉnh.
Nhờ những hoạt động của tư duy, tính toán, cân nhắc thận trọng trong dự báo, phân tích thời cơ, thách thức, thuận lợi và những khó khăn từ phía môi trường Hoạch định giúp làm tăng sự thành công của nhà quản trị.
Tính khoa học: nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế; vận dụng các phương pháp khoa học và các môn học có liên quan.
Tính thực tiễn: xuất phát từ môi trường, thị trường và khả năng của tổ chức
Hiệu quả: Các phương án kế hoạch phải được lựa chọn theo tiêu chí hiệu quả
Định hướng: Định hướng hoạt động của tổ chức bằng những mục tiêu cụ thể, song không cố định, cứng nhắc mà mang tính dự báo, hướng dẫn.
Tính động, tấn công: Do môi trường luôn biến động do đầu kế hoạch cũng cần phải động để phù hợp với sự thay đổi của môi trường và chủ động tấn công ngoài thị trường để chớp thời cơ chủ động trong cạnh tranh.
Trên thực tế có nhiều loại hoạch định khác nhau được phân chia dựa theo những tiêu thức khác nhau, cụ thể là:
- Theo cấp độ hoạch định gồm:
Hoạch định vĩ mô: như hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, hoạch định chính sách tài chính thời kỳ sau khủng hoảng…
Hoạch định vi mô: như hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, hoạch định chiến lược doanh nghiệp….
- Theo lĩnh vực kinh doanh bao gồm: Hoạch định tài chính, hoạch định nhân sự, hoạch định vật tư, hoạch định sản xuất, hoạch định tiêu thụ….
Hoạch định dài hạn: là hoạch định cho thời gian thực hiện kéo dài từ 5 năm trở lên.
Hoạch định trung hạn: là hoạch định cho khoảng thời gian từ trên 1 năm đến dưới
Hoạch định ngắn hạn: là hoạch định cho khoảng thời gian dưới 1 năm Trong loại hoạch định này, người ta còn có thể chia thành: Hoạch định cụ thể và hoạch định định hướng
- Theo mức độ hoạt động:
Hoạch định chiến lược: Là hoạch định ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp, nó thiết lập nên những mục tiêu chung của doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp đối với môi trường Trong hoạch định này nhà quản trị thiết lập mục tiêu dài hạn và các biện pháp tổng thể để đạt được mục tiêu trên cơ sở những nguồn lực hiện có và những nguồn lực này có thể huy động được
Hoạch định tác nghiệp: Là hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả ở các đơn vị cơ sở, ra những quyết định ngắn hạn, chi tiết, xác định rõ nội dung công việc cần tiến hành, người thực hiện và cách thức tiến hành Trong hoạch định tác nghiệp, người ta trình bày rõ và chi tiết cần phải làm như thế nào để đạt được những mục tiêu đã được đặt ra trong hoạch định chiến lược Hoạch định tác nghiệp đưa ra những chiến thuật hay những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện hoạch định chiến lược.
Quá trình hoạch định
1.2.1 Xác định sứ mạng của tổ chức
- Sứ mạng là mục đích hay lý do tồn tại của tổ chức.
- Sứ mạng định hướng và là cơ sở để xác định mục tiêu và chiến lược để thực hiện nó.
- Khi xác định sứ mạng, lãnh đạo tổ chức/doanh nghiệp cần phải tính đến các yếu tố sau:
Một là, lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức/doanh nghiệp.
Hai là, những năng lực đặc biệt, cốt lõi của doanh nghiệp.
Ba là, môi trường hoạt động của tổ chức.
- Sứ mạng có thể thay đổi được tùy theo: sự thay đổi của tổ chức, môi trường và các nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức.
1.2.2 Xác định mục tiêu của tổ chức
- Khái niệm: Mục tiêu của tổ chức là đích (hay kết quả) mà nhà quản trị mong muốn đạt được.
Mục tiêu chung và mục tiêu bộ phận
Mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng
Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội
Mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
- Yêu cầu của mục tiêu
Đảm bảo tính liên tục và kế thừa
Phải tiên tiến để thực hiện sự phấn đấu
Xác định thời gian thực hiện rõ.
- Hoạch định chiến lược là tổng thể các hành động và quyết định của nhà quản trị nhằm soạn thảo các chiến lược chuyên biệt giúp tổ chức đạt được mục tiêu.
- Sản phẩm của hoạch định chiến lược là các chiến lược.
- Chiến lược là một kế hoạch tổng thể, toàn diện, chi tiết được soạn thảo để nhằm thực hiện sứ mạng và mục tiêu của tổ chức.
- Quá trình hoạch định chiến lược:
Chiến lược công ty do lãnh đạo cấp cao của công ty cùng với một số nhà quản trị đứng đầu các lĩnh vực bộ phận tập trung vào định hướng chung về phát triển của công ty, xuyên suốt các bộ phận trong công ty.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh do các nhà quản trị cấp cao của công ty hoặc SBU soạn thảo tập trung vào việc phân bổ nguồn lực và các hoạt động.
Chiến lược cấp chức năng cho các nhà quản trị cấp cao và cấp chức năng soạn thảo.
1.2.4 Xây dựng kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp Để thực hiện chiến lược, người ta thường tổ chức soạn thảo các kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp Thực chất các kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp là những biện pháp tổ chức thực hiện chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể, từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
- Mục tiêu của kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp:
Mục tiêu của kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp là nhằm tổ chức thực hiện mục tiêu chủ trương phương châm chiến lược đã lựa chọn và phải chọn con đường ngắn nhất có hiệu quả nhất để thực hiện chúng Mục tiêu của kế hoạch chiến thuật phải được định lượng cụ thể
Mục tiêu của kế hoạch tác nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến thuật, được xác định trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch chiến thuật và nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến thuật, đồng thời phải cụ thể hơn và chi tiết hơn
- Nội dung của kế hoạch chiến thuật và tác nghiệp là những biện pháp nhằm triển khai cụ thể về những vấn đề sau:
Những công việc nhiệm vụ gì phải thực hiện?
Bộ phận nào phải thực hiện?
Làm phối hợp với ai?
Khi nào làm, làm trong bao lâu?
Mục tiêu kết quả cần đạt được?
Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể?
Những nguồn lực phải huy động sử dụng?
Nội dung của kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp thường được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu định lượng rõ ràng hoặc đánh giá được?
- Ngân sách là phương pháp phân bổ các nguồn lực được huy động biểu thị dưới dạng tiền tệ để đạt được các mục tiêu đã đặt ra Một trong những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động là phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu Các kế hoạch sắp đặt các hành động liên quan đến việc sử dụng nguồn lực để thực hiện mục tiêu Ngân sách là bản tường trình về nguồn lực biểu thị dưới dạng tiền tệ để tiến hành một hoạt động cụ thể trong một thời gian nhất định.
- Việc thiết lập ngân sách trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Liên quan đến việc lãnh đạo cấp cao tuyên bố mục tiêu của tổ chức trong đó quan trọng nhất là khối lượng bán dự kiến đạt được (doanh nghiệp thương mại)
Giai đoạn 2: Các phòng bộ phận trực thuộc soạn thảo kế hoạch hoạt động để nhằm đạt được mục tiêu và dự kiến chi phí cho thực hiện các kế hoạch này.
Giai đoạn 3: Lãnh đạo cấp cao tiến hành phân tích và kiểm tra các đề nghị về ngân sách và sau đó các bộ phận hiệu chỉnh lại đề nghị về ngân sách của mình theo chỉ dẫn của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp cao nghiên cứu phân bổ nguồn lực của tổ chức
Giai đoạn 4: Soạn thảo ngân sách chỉ rõ các nguồn lực được huy động và phân bổ sử dụng các nguồn lực vốn cho các hoạt động.
Các công cụ hỗ trợ hoạch định
Trong hoạch định, nhà quản trị phải dự báo sự biến động của môi trường bên trong và bên ngoài về cơ hội và rủi ro của nó; khi ra các quyết định cần dự báo về khả năng thành công, tính khả thi của các phương án, các quyết định hành động Các loại dự báo thường sử dụng: dự báo kinh tế, xã hội, dự báo công nghệ, dự báo về cơ chế, chính sách, các rủi ro và cơ hội trong kinh doanh, trong cạnh tranh và hội nhập…
- Dự báo bằng phương pháp định lượng
Sử dụng các phương pháp như dự báo bằng phương pháp thống kê tốc độ tăng (giảm) bình quân; phương pháp san bằng số mũ, hồi quy tuyến tính các phương pháp này có thể sử dụng dự báo bán hàng, thị phần, sự biến động cung, cầu, giá cả…
- Dự báo bằng các phương pháp định tính
Dự báo theo kịch bản của Herman Karn và Anthony Weiner (1967), mục tiêu là nhằm làm rõ sự biến đổi của môi trường hoạt động của tổ chức, những trạng thái (tiềm năng) có thể của tổ chức trong tương lai; những chiến lược có thể sử dụng để cải thiện trạng thái đó của tổ chức trong tương lai.
Dự báo theo phương pháp Delphi: Đây là phương pháp dự báo trên cơ sở nhất trí của các chuyên gia (qua nhiều lần lấy ý kiến của họ đến khi đạt được sự nhất trí) Sau mỗi lần lấy ý kiến (qua bảng hỏi), sự nhất trí của các chuyên gia tăng lên; nhà quản trị điều chỉnh bảng hỏi theo nhận xét, góp ý tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia và quá trình lặp lại cho đến khi đạt được sự nhất trí của các chuyên gia Đây là công cụ tốt được sử dụng trong hoạch định chiến lược và các quyết định quan trọng.
1.3.2 Kỹ thuật phân bổ nguồn lực
Việc phân bổ các nguồn lực để đảm bảo tối đa hóa mục tiêu (chi phí thấp hay tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận, thị phần) có thể dùng công cụ quy hoạch toán học, bài toán vận tải với hàm mục tiêu chi phí hay doanh thu, lợi nhuận, thị phần trong các điều kiện về nguồn lực hạn chế (trang bị kỹ thuật, vốn, nhân lực, công nghệ ) Kết quả của việc giải các bài toán này giúp xây dựng các phương án, kế hoạch tối ưu giúp tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận hay thị phần.
Sơ đồ Pert được sử dụng trong xây dựng tiến độ, lập trình triển khai kế hoạch Sơ đồ Pert (Program Evalution and Review Technique) được trình bày dưới dạng biểu đồ mô tả mối quan hệ phối hợp các hoạt động, công việc cần tiến hành của một kế hoạch hay dự án để đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Điểm mấu chốt của điều hành thực hiện kế hoạch theo đường găng của sơ đồ Pert.Đường găng là đường có độ dài thời gian dài nhất từ điểm xuất phát của kế hoạch đi qua các công việc, hoạt động then chốt đến mục tiêu mà trong lãnh đạo, điều hành cần phải đảm bảo hoàn thành theo đúng thời hạn các công việc, hoạt động này mới cho phép thực hiện tiến độ kế hoạch và thời hạn hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đặt ra với chi phí thấp.
1.3.4 Một số công cụ hỗ trợ hoạch định khác
Hình 2: Sơ đồ ma trận phát triển - tham gia thị trường (BCG)
- Ma trận cạnh tranh theo M.Porter
Hình 3: Ma trận cạnh tranh của M.Porter(Nguồn: Lưu Đoàn Thọ (2014), Quản trị học trong xu thế hội nhập, NXB Tài Chính)
Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hoạch định
1.4.1 Tính không chắc chắn liên quan đến các tình huống quản trị
Trong quản trị, khâu hoạch định được ví như bánh lái, quyết định hướng đi của cả doanh nghiệp, công ty Nhà quản trị phải vạch ra được nhiều phương án nhằm ứng phó với nhiều tình huống thích hợp khác nhau, bởi tính không chắc chắn, luôn xoay chuyển của các khả năng là hiển nhiên và không tránh được Tính không chắc chắn là do công tác hoạch định là dự đoán, dự báo sự việc xảy ra trong tương lai trong môi trường có nhiều yếu tố bất lợi, khó dự đoán được hoắc nằm ngoài kiểm soát của doanh nghiệp Một điều có thể thừa nhận là 1 yếu tố bất lợi này đến tạo tiền đề cho nhiều yếu tố bất lợi khác xảy ra Vì thế, việc hoạch định kỹ càng và có chiều sâu - tức là có hệ thống - là điều không thể coi nhẹ.
1.4.2 Sự sáng tạo và thuận tình của tập thể
Hoạch định chỉ ra các biện pháp cho phép khai thác tối đa các thế mạnh của doanh nghiệp, tận dụng cơ hội kinh doanh, hạn chế nguy cơ cho doanh nghiệp Việc hoạch định lại bị chi phối bởi sự sáng tạo và thuận tình của tập thể Các quyết định do hoạch định đưa ra phải nhận được sự đồng tình và thông suốt của hầu hết các thành viên trong tổ chức. Bởi câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” luôn nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của sự đồng lòng, phải phối hợp mọi nỗ lực của tổ chức trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Tuy hoạch định là công tác của cá nhân (nhà quản trị) nhưng mục tiêu của khâu này lại nhằm điều phối nhân lực và tài lực của cả doanh nghiệp vào quy trình làm việc Công cuộc điều hành sự hoạt động của 1 doanh nghiệp luôn làm các nhà quản lý đau đầu Từng cá nhân, mỗi bộ phận trong một tổ chức lại có chức năng và cách vận hành riêng Hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể, nhưng tất cả đều mang trách nhiệm tạo nên thành quả chung của doanh nghiệp Giờ đây, khi hoạch định tốt, nhà quản lý sẽ biết cách phối hợp các cá nhân và bộ phận, triệt tiêu những mâu thuẫn nội bộ, những cuộc công kích vốn từ lâu đã là mối nguy cho công ty, làm khăng khít mối quan hệ giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân – tổ chức và bộ phận này – bộ phận kia, khiến công việc trở nên trôi chảy.
1.4.3 Tập trung vào các mục tiêu tránh sự lãng phí
Hoạch định cần đưa ra gói biện pháp cho phép khai thác tối đa các thế mạnh của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu Một khi tập trung vào các mục tiêu đề ra, doanh nghiệp có thể hoàn thành công tác với mức hao phí, rủi ro thấp nhất có thể Bởi hoạch định là chuẩn bị cho tổ chức vận hành tốt hơn trong tương lai.
Giới thiệu tổng quan về Công Ty cổ phần TH True MILK
2.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH
- Logo của thương hiệu sữa TH True Milk chỉ ngắn gọn với 2 chữ cái là “TH” nhưng nó lại hàm chứa một ý nghĩa lớn Cụ thể, TH là viết tắt của chữ “True Happiness”, có nghĩa là “hạnh phúc đích thực” Đó chính là tâm nguyện mà TH True Milk muốn mang tới người tiêu dùng những dòng sản phẩm “thật” nhất từ thiên nhiên Logo của TH được thiết kế đơn giản bởi chữ TH xanh đậm trên nền màu trắng sữa và ngôi sao vàng bên góc làm điểm nhấn Tiêu chí mà TH hướng tới là sữa sạch, điểm mạnh duy nhất của TH cũng là phô trương sự “sạch” ra cho người tiêu dùng nhìn thấy Do đó logo TH chọn nền trắng là thống nhất với tiêu chí này của công ty.
Hình 4: Logo thương hiệu sữa TH True Milk
2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển
Năm 2009: Công ty Cổ phần sữa TH True Milk là một công ty trực thuộc sự quản lý của tập đoàn TH được chính thức thành lập ngày 24/02/2009 với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á, cũng là công ty đầu tiên của tập đoàn TH với dự án đầu tư vào trang trại bò sữa công nghiệp, công nghệ chế biến sữa hiện đại và hệ thống phân phối bài bản Trước đó, công ty được bắt đầu xây dựng kể từ năm 2008 Dự án
TH True Milk được bắt đầu khởi động kể từ 2009 với việc nhập khẩu công nghệ chăn nuôi bò sữa từ Israel, hàng ngàn giống bò từ New Zealand.
Năm 2010: Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH Chào đón Cô bò “Mộc” đầu tiên về Việt Nam vào ngày 27/02/2010 Ngày 14/05/2010, lễ khởi công xây dựng nhà máy sữa
TH diễn ra ở Nghĩa Đàn, Nghệ An với tổng mức đầu tư 1.2 tỷ USD Ngày 26/12/2010, lễ ra mắt sữa tươi sạch TH True Milk, sản phẩm TH True Milk được chính thức ra mắt và đến tay người tiêu dùng Tại buổi lễ khánh thành, Tập đoàn TH cũng tặng 1.5 triệu ly sữa đầu tiên của nhà máy với tổng trị giá 10.5 tỷ đồng cho trẻ em nghèo tỉnh Nghệ An và trên toàn quốc.
Năm 2013: Khánh thành Nhà máy Sữa tươi sạch TH (giai đoạn I) với trang trại bò sữa hiện đại nhất, quy mô công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á vào ngày 09/07/2013 Đồng thời, Công ty Cổ phần Sữa TH true MILK công bố doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng.
Năm 2019: Vào ngày 22/10, TH tổ chức lễ công bố lô sản phẩm sữa đầu tiên của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, đánh dấu bước ngoặt đặc biệt quan trọng đối với ngành sữa của Việt Nam nói chung và tập đoàn TH nói riêng.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
Hình 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tập đoàn TH
- Ban lãnh đạo tập đoàn TH: là tập hợp những trái tim và khối óc cùng chung mộtniềm tin, một khao khát và một bầu nhiệt huyết TH là một đội ngũ đẳng cấp gồm các nhà lãnh đạo trong nước với kiến thức sâu rộng về thị trường nội địa và chuyên gia nước ngoài am hiểu về những công nghệ tiên tiến
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty
- Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội Cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Phó Tổng Giám đốc Sản xuất
Theo dõi tình hình kinh tế sản xuất của công ty, đảm bảo yếu tố kỹ thuật, các hoạt động xuất nhập nguyên liệu.
Các hoạt động nghiên cứu để đổi mới sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm
Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra giám sát chặt chẽ quy trình.
Nghiên cứu cải tiến mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất các sản phẩm không phù hợp.
Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục.
Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.
Xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng.
Phó Tổng Giám đốc Thương mại
Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu:
Xây dựng và hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Thiết kế chương trình hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho công ty
Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu
Đăng ký tham gia các chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm như: True Happy,…
Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường:
Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm hiện có được phát triển sản phẩm hoàn toàn mới.
Đề xuất ý tưởng cho sản phẩm mới, định hướng thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.
Xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing
Điều hành và triển khai chiến lược Marketing
Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược Marketing
Tham mưu cho ban điều hành về chiến lược Marketing, sản phẩm và khách hàng
Thiết lập các mối quan hệ với truyền thông
Phó Tổng Giám đốc tài chính và Phó Tổng Giám đốc nhân sự
Điều hành công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận
Lập kế hoạch hoạt động, phân công, giao việc cho nhân viên bộ phận
Có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên
Xem xét, đánh giá ra quyết định khen thưởng, kỷ luật xét tăng lương, thăng chức theo đúng quy định của công ty
Thực hiện việc điều động, thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận và chiến lược Marketing
- Ngành: Chế biến và kinh doanh sữa tươi tiệt trùng
- Hiện nay, thương hiệu TH True Milk cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau Có thể kể tới:
Các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi công thức Topkid, sữa chua tự nhiên, sữa hạt, sữa chua uống tiệt trùng
Các sản phẩm bơ, phomat: Bơ lạt tự nhiên, phomat que Mozzarella
Nước giải khát: Nước uống trái cây TH True Milk Juice, nước uống sữa trái cây
TH True Milk Juice, nước gạo rang TH True Milk RICE
Các sản phẩm kem: Kem ốc quế, kem que các vị, kem hộp
Sản phẩm gạo Japonica FVF
- Sản phẩm nổi bật của TH true Milk
Hình 6: Sữa tiệt trùng TH True Milk
Sữa tiệt trùng TH True Milk là dòng sản phẩm nổi bật của tập đoàn TH hiện nay Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn từ sữa tươi sạch nguyên chất của trang trại TH theo quy trình sạch, khép kín, ứng dụng công nghệ cao nhằm đảm bảo tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong từng giọt sữa Chính vì vậy mà dòng sản phẩm này rất được khách hàng tin tưởng và tin dùng.
Nghiên cứu về chức năng hoạch định của TH TrueMilk
2.2.1 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp
“Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà gia công hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch sở hữu nguồn gốc từ tự nhiên Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn phối hợp với khoa học tiên tiến nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm thứ hạng thế giới được mọi nhà tin tiêu dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào”.
Thông qua những gì tuyên bố qua tầm nhìn của mình có thể thấy được tập đoàn TH đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu ở thị trường Việt Nam về các sản phẩm sạch có nguồn gốc thiên nhiên điều này cho thấy ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp sẽ là ngành sản xuất thực phẩm sạch, mà hiện tại là sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa với 1 dự định trong trung và dài hạn sẽ là chiếm lĩnh thị trường thực phẩm sạch tại Việt Nam và xây dựng thành công thương hiệu thực phẩm được biết đến không chỉ trong nước mà trên toàn cầu.
Tập đoàn TH cũng đưa ra các yếu tố chủ chốt mà công ty sử dụng để tạo ra giá trị của công ty đó là sự đầu tư tập trung, dài hạn cho sản xuất và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.
“Với ý thức gần gũi với tự nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm sở hữu nguồn gốc từ tự nhiên - sạch, an toàn, tươi ngon và bồi dưỡng”.
Thông qua những gì tuyên bố trong sứ mệnh của mình tập đoàn TH đã xác định nhóm khách hàng của mình là người tiêu dùng Việt Nam - những người có nhu cầu về thực phẩm không chỉ sạch mà còn tươi ngon, bổ dưỡng bằng cách tận dụng hết nguồn lực mà doanh nghiệp có để phục vụ.
Qua đó tập đoàn TH True Milk đã xác định được các vấn đề sau:
Khách hàng: Người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu về thực phẩm sạch, tươi ngon và bổ dưỡng.
Ngành nghề: Thực phẩm tươi sạch.
Hình ảnh: Gần gũi với thiên nhiên.
Mục tiêu chiến lược: Trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu (chiếm vị trí trí số một) ở thị trường Việt Nam về các sản phẩm sạch có nguồn gốc thiên nhiên.
Tăng trưởng về thị trường:
Cung cấp và mở rộng phân khúc thị trường dành cho khách hàng có thu nhập cao đồng thời tìm kiếm mở rộng thị trường khách hàng có thu nhập trung và thấp. Đa dạng hóa sản phẩm: Không chỉ cung cấp sữa tươi, TH True Milk còn có mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm khác như sữa tươi bổ sung các dưỡng chất, sữa chua, kem, bơ, phô mai, các sản phẩm sạch như rau củ tươi sạch, thịt bò,
Tăng trưởng về thị phần: Chiếm trên 50% thị phần sữa tươi tại Việt Nam
Tăng trưởng về quy mô doanh nghiệp:
Mở rộng đàn bò sữa chăn nuôi tập trung theo chuỗi khép kín đến năm 2025 lên
200 nghìn con; nâng tổng số đàn bò sữa mà tập đoàn này quản lý và sở hữu lên
Tăng cường tính hiệu quả của bộ máy quản lý, đội ngũ bán hàng ngày càng chuyên nghiệp.
Khánh thành trang trại bò sữa cao sản tại Moscow, Nga Đây là bước đầu tiên trong dự án tổ hợp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao với tổng vấn đầu tư lên tới 2.7 tỷ USD.
Dự án khánh thành trang trại bò sữa tại Nga là bước khởi đầu cho quá trình đưa thương hiệu TH True Milk ra thị trường quốc tế.
Mục tiêu xây dựng thương hiệu:
Trở thành thương hiệu mạnh, là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam về các sản phẩm tươi sạch.
Trở thành thương hiệu có dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy với người tiêu dùng Việt Nam thông qua chiến lược nghiên cứu, phát triển nhiều dòng sản phẩm chất lượng tối ưu.
2.2.2 Hoạch định xây dựng chiến lược
2.2.2.1 Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài
- Phân tích môi trường ngành
Khách hàng tranh đua với doanh nghiệp bằng cách bắt ép giá giảm xuống, mặc cả để có chất lượng và được phục vụ tốt hơn Tất cả đều làm hao tổn mức lợi nhuận của ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Khách hàng mục tiêu của TH True Milk: phụ nữ những người có gia đình và con nhỏ, nhóm khách hàng nữ, tuổi từ 15 – 35 Hoặc nhóm khách hàng sinh sống ở những đô thị lớn, năng động, phát triển, chăm lo đến sức khỏe bản thân
Trên thế giới, sữa là 1 nhu cầu thiết yếu hàng ngày nhưng ở Việt Nam số lượng người uống sữa là ít, tiêu thụ sữa còn thấp khoảng 5,8 lít/1 người trong khí Thái Lan là 30 lít/1 người, Singapore 45 lít, Malaysia 44 lít Sản xuất sữa tươi trong nước mới đáp ứng 22- 25% nhu cầu người tiêu dùng như vậy lượng khách hàng đối với ngành sữa tươi là rất lớn cũng đồng nghĩa với việc thị trường tiêu thụ của TH True Milk rất rộng mở Hiện tại TH True Milk có 1 lượng khách hàng trung thành tuy nhiên vẫn có nhiều khách hàng muốn
TH True Milk có những chính sách hậu mãi, khuyến mãi…
Nhà cung ứng Đầu năm 2020, đàn bò sữa cao sản HF đầu tiên trong số 4.500 bò sữa mà TH sẽ nhập khẩu trong năm 2020 đã cập cảng Cửa Lò Từ đây, các cô bò được đưa về trại Tân Đáo, được chăm sóc và theo dõi thú y trong vòng 45 ngày theo chuẩn thế giới Sau thời gian đó, cuộc sống trên đồng đất Việt Nam của những cô bò HF nhập đàn tại các trang trại TH chính thức bắt đầu Hiện tại TH True Milk đã và đang áp dụng chu trình sản xuất sữa sạch theo tiêu chuẩn quốc tế, cho nên bắt đầu từ khâu chọn giống bò TH đã chọn những giống bò tốt nhất nhập khẩu từ những nước nuôi bò nổi tiếng thế giới như New Zealand để nhằm đảm bảo bò cho sữa tốt nhất Đồng thời, để đảm bảo các tác vụ giống nhau sau này,
TH đã nhập bò từ các nước Mỹ, Úc, Canada,…Những con bò này được thụ tinh từ những nguồn trùng lặp tinh thể tốt nhất để đảm bảo giống bò cho sản lượng sữa cao, đảm bảo hàm lượng chất béo, protein,…trong sữa, dễ đẻ, có khả năng sinh cao và miễn nhiễm bệnh tốt Để chủ động phát triển đàn bò trong những năm sắp tới, TH tiếp tục nhập tinh bò HF thuần cao sản đạt các chuẩn quốc tế cao nhất về tiêu chí bò sữa TH True Milk bắt đầu khao khát mang tên Tầm Vóc Việt, mong muốn nâng cao thể chất, trí tuệ cho người Việt và vì tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam
Đối thủ cạnh tranh Đối thủ hiện hữu: Hiện tại Việt Nam có khoảng 23 doanh nghiệp cung cấp sữa ra thị trường, tiêu biểu như VinaMilk, Dutch Lady Vietnam, Nutifood, HanoiMilk, MộcChâu Sản phẩm được tập trung chính là sữa bột, sữa đặc, sữa nước và sữa chua, trong đóVinaMilk là công ty lớn nhất với khoảng 48% thị phần, Dutch Lady với khoảng 22% thị phần, phần còn lại thuộc về các công ty nhỏ hơn và sản phẩm sữa cao cấp nhập khẩu trực tiếp VinaMilk đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thương hiệu cao cấp nước ngoài như Abbott, Mead johnson, Dutch Lady Đồng thời, không ít công ty trong nước cũng đã tham gia vào cuộc đua thị phần Nổi bật nhất là CTCP Thực phẩm sữa TH (TH True Milk), là một công ty trong nước đã đầu tư 350 triệu đô vào dự án chăn nuôi 45.000 con bò sữa. Đối thủ tiềm năng: Thị trường sữa trong nước có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm tới vì hiện tại mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với khu vực Mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8kg/người/năm tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90 Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% (tăng theo thu nhập bình quân) Tuy nhiên các rào cản của ngành ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty, đặc biệt là về kỹ thuật và vốn Trong tương lai, VinaMilk sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ mới đến từ nước ngoài do nền kinh tế thị trường mở cửa và sự vượt trội về mặt kỹ thuật và vốn.
Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Đề xuất giải pháp
- Định hướng cho doanh nghiệp về cách tổ chức, lãnh đạo trong quản trị doanh nghiệp.
- Định hướng, xác định và lựa chọn các mục tiêu hoạt động và phát triển, đề ra các biện pháp khắc phục khó khăn từ đó xây dựng các kế hoạch và chiến lược hoạt động phù hợp.
- Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Đảm bảo được sự hoạt động bình ổn khi có sự thay đổi về môi trường, thị trường và các yếu tố cạnh tranh khác
- Đảm bảo tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả trong môi trường luôn thay đổi và sử dụng hợp lý nguồn lao động, chi phí để hạn chế sự chồng chéo, lãng phí.
- Kết nối giữa các thành viên của doanh nghiệp tạo nên sự phối hợp hoạt động có hiệu quả.
- Quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động được nhanh và thuận tiện hơn.
Cạnh tranh trong ngành sữa đang diễn ra ngày càng khốc liệt, nhất là khi có thêm sự xâm nhập của các thương hiệu nước ngoài Để giải thích cho hiện tượng này, nguyên nhân đầu tiên là do tư tưởng “sính ngoại” của người Việt nên các dòng sữa ngoại thường được ưa thích hơn Còn nguyên nhân thứ hai là vì người dùng ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe nhưng các công ty sữa trong nước lại đi theo con đường sữa tươi và không thực hiện các hoạt động liên quan đến vấn đề phát triển của trẻ, mà chỉ tập trung vào yếu tố thương mại Nhận ra điều đó, để có thể thu hút được khách hàng và dẫn đầu trong thị trường sữa Việt Nam, TH True Milk ngay từ đầu đã tập trung vào dòng sữa có lợi cho sức khỏe, luôn hướng đến việc sản xuất sản phẩm hướng đến sức khỏe người tiêu dùng, theo đuổi giá trị cốt lõi “Vì sức khỏe cộng đồng” và tập trung vào “tầm vóc” trẻ em Việt.
- Đảm bảo giá cạnh tranh
TH True Milk tạo dấu ấn riêng cho thương hiệu với mức giá bán cao hơn nhằm gây nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm.
Tối ưu chi phí bằng cách tối giản bộ máy quản lí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng các nguồn lực sẵn có để điều chỉnh giá thành sao cho hợp lí với thu nhập của đa số người tiêu dùng.
Xây dựng các gói combo khuyến khích khách hàng để tăng lượng tiêu thụ sản phẩm.
Đóng gói sản phẩm theo những loại dung tích phù hợp với nhu cầu của người tiêu thụ nhiều như: du lịch, dùng cho gia đình, pha chế… nhằm tiết kiệm chi phí đóng gói bao bì sản phẩm.
- Đa dạng hoá sản phẩm
Việc gia tăng chủng loại sản phẩm sẽ giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với mình hơn Đây là giải pháp kinh tế hiệu quả, không cần phải đầu tư thêm nhiều tiền vào dây chuyền công nghệ mới mà chủ yếu dựa vào công nghệ hiện có.
Đặc biệt đối với các dòng sản phẩm dành cho trẻ em thì nên thường xuyên thay đổi mẫu mã, in hình các nhân vật hoạt hình hấp dẫn, phù hợp với sở thích của chúng theo từng thời điểm.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường
Nghiên cứu thị trường giúp cho các doanh nghiệp có thể thu thập được những thông tin quan trọng về nhu cầu và cơ cầu của khách hàng Qua đó, đưa ra được hoạch định chiến lược đúng đắn và những quyết định về số lượng, loại mặt hàng, tiêu thụ ở đâu và như thế nào? Để làm được điều đó, những nhân viên phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường cần thực hiện những công đoạn:
Về công tác tổ chức:
Thu thập thông tin về hành vi tiêu thụ sữa của người tiêu dùng để định hướng, đánh giá loại sữa, mùi vị được yêu thích và thiết kế bao bì đóng gói, kích cỡ sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Nắm rõ được nhu cầu hiện tại và có khả năng phán đoán về sự thay đổi của nhu cầu trong tương lai cũng như khả năng xâm nhập vào thị trường kém phát triển.
Về công tác duy trì và phát triển thị trường:
Đối với những thị trường lớn như Hà Nội, TP HCM, Nghệ An… TH True Milk cần giữ mối quan hệ với các đơn vị phân phối, đưa ra các chính sách khuyến mãi, các hoạt động hỗ trợ vận chuyển, thanh toán Còn đối với các thị trường nhỏ, có doanh số chưa cao thì cần có sự quan tâm sát sao và hỗ trợ phát triển Công ty cũng có thể tiến hành lấy ý kiến của khách hàng khi mua hàng trực tiếp để xác định được tình hình thị trường nhằm đưa ra những định hướng cụ thể.
Mở thêm nhiều cửa hàng phân phối chính hãng hơn để người tiêu dùng khắp đất nước có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm của mình.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực và tài sản
Tập trung đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân để đảm bảo chuyên môn trong quá trình làm việc vì khi hiệu quả lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm cũng sẽ được nâng cao, tận dụng được nguồn lực dây chuyền máy móc tối đa, làm giảm chi phí sản xuất.
Bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị đúng hạn, vật liệu thay thế đầy đủ để ổn định và nâng cao năng suất hoạt động.
Khắc phục điểm yếu trong các quy trình sản xuất khi có sự thay đổi mới về nguyên liệu, công nghệ và sản phẩm.
Hoàn thiện các thủ tục vận hành, xử lý trong các quy trình “tiêu chuẩn kiểm tra xử lý mốc sản phẩm”, “quy trình xử lý khi sản phẩm nhiễm vật thể lạ".
Theo dõi, khắc phục những điểm chưa phù hợp qua đánh giá định kì của hệ thống ISO và đề ra các biện pháp phòng ngừa.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng
TH True Milk “sinh sau đẻ muộn” khá nhiều so với các doanh nghiệp khác nên quá trình xây dựng thương hiệu đã gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng về thói quen của người tiêu dùng Vì vậy, để đấy mạnh tiêu thụ sản phẩm, công ty cần chú trọng:
Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm phát triển theo tiến độ của hệ thống phân phối Chiến dịch quảng bá sản phẩm cần tiến hành trước và cùng lúc với việc đưa sản phẩm vào thị trường.