1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm đề 3 quy luật giá trị sự tác động của nó đến việt nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TỚI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY...91.Trong lĩnh vực điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa...92... PHẦN MỞ ĐẦUChủ nghĩa Mác

Trang 1

Đề 3: Quy luật giá trị - Sự tác động của nó đến Việt Nam trongbối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay?

Trang 2

1.Nội dung của quy luật giá trị 6

2 Tác động của quy luật giá trị 6

3.Biểu hiện của quy luật giá trị 7

4 Tác dụng của quy luật giá trị trong kinh tế xã hội chủ nghĩa 8

II SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TỚI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY 9

1.Trong lĩnh vực điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa 9

2 Tạo sự năng động cho nền kinh tế 10

3 Phân hóa giàu nghèo 14

C.PHẦN KẾT LUẬN 17

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa Mác-Lê nin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do

C.Mác và Ăngghen xây dựng vào giữa thế kỉ XX, đây là thời kì lịch sử mà giaicấp tư sản đã giành được chính quyền, đã hoàn thành cuộc cách mạng chủ nghĩa.Đối tượng của kinh tế chính trị là quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi màcác quan hệ này được đặt trong sự liên hệ chặt chẽ với sự phát triển lực lượngsản xuất và kinh tế thị trường tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, đứng trướcnhiều khó khăn, nhất là về kinh tế Chính vì vậy mà chúng ta cần phải áp dụngnhững biện pháp phát triển kinh tế thận trọng, bền vững và hiệu quả nhất Trongđó việc áp dụng quy luật giá trị vào kinh tế là rất quan trọng; hơn thế nó còn giữvai trò chi phối nền sản xuất hàng hóa Ở đâu có trao đổi và sản xuất hàng hóathì ở đó có thể thấy rõ được vai trò của quy luật giá trị Vì vậy, việc tìm hiểu,nắm rõ nội dung của quy luật giá trị có ý nghĩa hết sức to lớn Đặc biệt với nướcta, đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh” Muốn được như vậy đòi hỏi phải có nền tảng vữngchắc về các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị Tác động của quy luậtgiá trị còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khả năngnhận thức vận dụng và tổ chức các hoạt động kinh tế thực tiễn nhà nước.

Vì vậy nhóm em xin chọn đề tài: “Quy luật giá trị - Sự tác động của nó đến Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay?” để nghiên cứu và tìm hiểu.

Do khuôn khổ bài viết có hạn và trong quá trình làm bài, sẽ không thể tránhkhỏi những sai sót, khiếm khuyết Vì vậy chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, sửa đổi từ cô giáo cũng như từ các bạn để hoàn thiện bài mộtcách tốt nhất.

Chúng em xin trân thành cảm ơn!

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin-Tài liệu hướng dẫn học tập môn Kinh tế chính trị Mac-Lênin-Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lênin

-Luật Quang Huy

I NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, ở đâu có sản xuất tại sao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụngcủa quy luật giá trị.

1.Nội dung của quy luật giá trị

Theo yêu cầu của quy luật giá trị sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hợp xã hội cần thiết.

Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh lại sao cho học phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.

Trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở học phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.

Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của ósẽ cao và ngược lại.

Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như:cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.

2 Tác động của quy luật giá trị

Trang 5

Trong sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:

Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

-Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy.Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên.Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hànghoá bán không chạy và có thể bị lỗ vốn Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao.

-Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nới giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt

Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.

Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao.Người sản xuất nào cóhao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ

Thứ ba thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng ,

hoá thành người giàu người nghèo.

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh Ngược lại, những người không có điều kiện thuận

Trang 6

lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự

nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong

xã hội.

Tóm lại, quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, vừa có tác dụnglựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất,vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường nên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế tiêu cực, thúc đẩy tác động tích cực.

3.Biểu hiện của quy luật giá trị

Trên thực tế thị trường giá cả không phải lúc nào cũng đúng bằng giá trị của hàng hóa hay nói cách khác giá cả xoay xung quanh trục giá trị đó là do quan hệ cung – cầu, do quan hệ cạnh tranh, do sức mua của đồng tiền,… xô đẩy.Cho nên, trên thực tế thị trường quy luật giá trị biểu hiện thành khi xếp trên bìnhdiện toàn bộ nền kinh tế và trong một thời gian nhất định đủ dài thì quy luật giá trị vẫn được bảo toàn.

Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá Cần phải hiểu nguyên tắc ngang giá một cách biện chứng Ngang giá không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó Ngang giá không phải là ngang bằng Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị

Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giátrị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa.

4 Tác dụng của quy luật giá trị trong kinh tế xã hội chủ nghĩa

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của nền sản xuất hàng hoá nên nó vẫn tồn tại trong chế độ xã hội chủ nghĩa Quy luật giá trị dưới chủ nghĩa xã hội có những nội dung giống với quy luật giá trị của các phương thức sản xuất trướcđó đồng thời nó cũng chứa đựng những nội dung riêng phản ánh quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Vì vậy nó cũng có tác dụng riêng, cụ thể như sau:

+) Nó quy định các phương án kinh tế tối ưu trong thực hiện yêu cầu của các quy luật kinh tế khác

Trang 7

+) Nó quy định các phương tiện kinh tế kích thích nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm

+) Quy luật giá trị tác động mạnh đến phân phối xã hội chủ nghĩa Nó là phương thức cơ bản để kết hợp hài hoà các lợi ích trong xã hội chủ nghĩa

+) Nhờ có quy luật giá trị mà việc lưu thông hàng hoá được thực hiện 1 cách cókế hoạch

+) Quy luật giá trị điều tiết tiêu dùng xã hội 1 cách rõ rệt dưới hình thái giá bánlẻ, nó trở thành công cụ để nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện chính sách tiêu dùng phù hợp với điều kiện sản xuất từng thời kì

Tác dụng của quy luật giá trị cũng như các quy luật kinh tế khác của chủ nghĩa xã hội đều tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, vào khả năng tổ chức các hoạt động kinh tế của nhà nước và vào những điều kiện tự nhiên xã hội cũng như các yếu tố phi kinh tế khác

II SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TỚI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại Do đó, sự tồn tại kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta là yếu tố khách quan Chínhvì vậy, quy luật giá trị đã mang đến nhiều tác động quan trọng tới nền kinh tế chung của Việt Nam, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn những điểm hạn chế

1.Trong lĩnh vực điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Thứ nhất, điều tiết sản xuất là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo

hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biếnđộng của giá cả hàng hóa trên thị trường

Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu Quy luật cung - cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường Quy luật này có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường, quyết định giá cả thị trường Nếu ở ngành hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào

Trang 8

ngành ấy tăng lên Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao Nếu giá hàng hóa bằng giá trị thì việc sản xuất là phù hợp với yêu cầu xã hội; hàng hóa này cần được tiếp tục sản xuất.

Có thể thấy rõ nhất tác động này của quy luật giá trị qua đợt dịch Covid-19 vừaqua Khi dịch bệnh hoành hành, nhu cầu về khẩu trang, nước rủa tay hay các vật dụng y tế tăng một cách đột ngột Nhiều doanh nghiệp, người buôn bán đổ xô đi sản xuất, buôn bán các mặt hàng này nhằm thu lợi nhuận

Hay sau khi dịch tả lợn Châu Phi đi qua, trong một khoảng thời gian, giá thịt lợn tăng cao Thấy buôn bán thịt lợn có khả năng đem lại lợi nhuận cao, bà con nông dân đổ xô đầu tư chuồng trại để chăn nuôi lợn với số lượng lớn Tuy nhiên,thịt lợn sau đó bị rớt giá, giá thịt vịt lại tăng cao, người nông dân vất vả khốn đốn để làm sao tiêu thụ hết số lượng thịt lợn hoặc bỏ nghề buôn bán thịt lợn, chuyển sang chăn nuôi, bán vịt để có thể đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường tiêuthụ.

+ Có thể nói, căn cứ vào quan hệ cung - cầu có khả năng dự đoán xu thế biến động của giá cả; khi giá cả thay đổi, cần đưa ra các chính sách điều tiết giá cho phù hợp nhu cầu thị trường Nếu nhận thức được chúng thì cóthể vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất Các nhà quản trị có thể dễ dàng đưa ra quyếtđịnh đối với việc có nên tiếp tục đầu tư hay không, hay có nên tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó hay không Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơcấu tiêu dùng… để tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệcân đối cung - cầu một các lành mạnh và hợp lý.

-Thứ hai là điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường

Giá cả thị trường là hiện tượng kinh tế xuất hiện trong quá trình trao đổi do sự thỏa thuận trực tiếp giữa người mua và người bán trên cơ sở nhận thức những điều kiện cụ thể của thị trường, hay nói một cách tổng quát, do các lực lượng cầu và cung quyết định Giá thị trường nhằm thoả mãn lợi ích kinh tế của cả bên mua lẫn bên bán, là "bàn tay vô hình" điều tiết nền sản xuất xã hội Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hóaở nơi có giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp mua nhiều )

Trang 9

Ví dụ: Những mẫu quần áo thời trang mới nhất, xu thế ở nước ngoài được nhập về Việt Nam, được người dân ở các khu vực thành thị - nơi có đời sống sung túc,đầy đủ vật chất, sử dụng và tiêu dùng Qua thời gian, những mẫu mã quần áo đó trở nên lỗi mốt và không còn được người dân thành thị ưa chuộng, yêu thích nữa Chúng sẽ được đưa về những nơi kém phát triển hơn như nông thôn để tiêu thụ.

=> Quy luật giá trị có tác động mạnh mẽ tới sự điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

2 Tạo sự năng động cho nền kinh tế

- Một nền kinh tế có thể coi là năng động nếu nó dễ thích ứng với đòi hỏi của cơchế thị trường Trước tiên là dấu hiệu hình thức Một nền kinh tế năng động thường có ba nhân tố sau đây:

Một là, các bộ phận cấu thành, hay cơ cấu của nó dễ dịch chuyển để thích ứng

với các đòi hỏi của cơ chế thị trường.

Tại sao xã hội chúng ta chưa phát triển nhanh như chúng ta mong muốn? Tại saonhững kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế của chúng ta vẫn chưa hoàn thành đúng yêu cầu? Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân nằm ngay ở quan niệm của chúng ta Chẳng hạn, chúng ta luôn cho rằng, chỉ những người sản xuất mới vinh quang, bởi vì họ làm ra của cải vật chất Nhưng, nếu sản xuất theolối biến các nguyên liệu chất lượng tốt, nhập khẩu bằng ngoại tệ mạnh thành loạihàng hoá không bán được, cũng có nghĩa là phế phẩm, thì đó là thứ sản xuất có hại, nếu không muốn nói là phá hoại Chúng ta không nên nhầm rằng, thành phẩm là những gì dùng được Trong cơ chế thị trường, chỉ có những thứ gì bán được mới được gọi là thành phẩm.

Hai là, tính dễ lưu chuyển của lực lượng lao động Nhân tố này liên hệ chặt

chẽ với nhân tố thứ nhất, bởi vì muốn dịch chuyển cơ cấu kinh tế thì trước hết phải dịch chuyển lao động.

Sự lưu chuyển lực lượng lao động phải diễn ra tương đối tự do Nó không thể bị khoá cứng bởi các tổ chức cũng như bởi sự khu trú mang tính hành chính hay tâm lý của lực lượng lao động trong các vùng sản xuất khác nhau Tính chất dễ lưu chuyển ấy phải là và phải được xem là tính chất tự nhiên của lực lượng lao động Lâu nay chúng ta hay kêu ca về dòng di chuyển ồ ạt của lao động nông thôn ra thành phố mà không biết rằng, sự luân chuyển lao động một cách tự do và linh hoạt chính là thuộc tính của nền kinh tế năng động Sự lưu chuyển ấy sẽ bù đắp, lấp đầy các lỗ hổng về lực lượng lao động, và bằng cách ấy điều chỉnh sự phân bố lực lượng lao động Đó là quy luật và cũng chính là dấu hiệu của nềnkinh tế năng động.

Trang 10

Ba là, cách thức tập hợp lao động và tổ chức sản xuất Cần phải khẳng định

rằng, hiện nay cách thức tập hợp lao động và tổ chức sản xuất ở nước ta cũng như ở những nước tương tự như chúng ta nói chung còn rất lạc hậu Nhưng, cũng phải nói thêm rằng, đó không phải là vấn đề của riêng các nước nghèo Người Nhật Bản chẳng hạn, trước đây thường tự hào về hiện tượng có tới ba, bốn đời của một gia đình cùng làm trong một xí nghiệp Họ cho rằng, nhờ vậy có thể tận dụng được những kinh nghiệm và truyền thống lao động có tính chất gia đình Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá, người Nhật mới nhận thấy đó là sai lầm Bởi vì, sự hoà hợp giữa các lực lượng lao động cùng những kinh nghiệm khác nhau trên thế giới và trong nước sẽ biến nông dân thành những "công nhân công nghiệp", xoá bỏ những mối liên hệ ngàn đời của người lao động với gia đình, làng xóm, quê hương Một khi còn bị trói buộc, kể cả về vănhoá và tâm lý, người lao động sẽ không thể đáp ứng được những đòi hỏi của nềnsản xuất mới.

-Ngoài ra, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm cũng là một phần của thúc đẩy nền kinh tế thị trường

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau do đó có mức độ hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi Điều đó kích thích lao những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm… nhằm tăng năng suấtlao động, hạ chi phí sản xuất.

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

- Hơn 10 năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kếtquả và thành tựu đáng mừng, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Đất nước chẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7% /năm Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là về sản xuất lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy sản Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%/năm Hệ thống kết cấu hạ

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w