1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học phần địa kinh tế tác động lan tỏa công nghệ từ fdi và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động lan trong ngành công nghiệp chế biến ở việt nam

16 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa kinh tế Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động lan trong ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam
Tác giả Trần Thục Uyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
Trường học Học viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Đối với ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam, dòng vốn FDI được kì vọng tạo ra các tác động lan tỏa tích cực về công nghệ, qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước cải thiện trìn

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Học phần Địa kinh tế

Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động lan trong ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Xuân Thu

Họ và tên sinh viên: Trần Thục Uyên

Mã sinh viên: KTQT48A10348

Lớp học phần: ĐKT-48TC-KTQT.3_LT

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam Đối với ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam, dòng vốn FDI được kì vọng tạo

ra các tác động lan tỏa tích cực về công nghệ, qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước cải thiện trình độ kĩ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất Các nghiên cứu

đi trước về tác động lan tỏa công nghệ từ FDI ở Việt Nam, bao gồm nghiên cứu của (Le

& Pomfret, 2011; Phạm Thế Anh & Nguyễn Trọng Hoài, 2016) cho thấy tồn tại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến trong nước Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu được thu thập từ các giai đoạn trước nên chưa đảm bảo tính cập nhật Đồng thời, các nhân tố ảnh hưởng tới lan tỏa công nghệ từ FDI và giải pháp đưa ra nhằm tăng khả năng tỏa và khả năng hấp thụ của doanh nghiệp đã được đưa ra nhưng chưa được

triển khai cụ thể Do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu “Tác động lan tỏa công nghệ từ FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động lan trong ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam” nhằm trả lời câu hỏi các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được tác động

lan tỏa công nghệ tích cực từ các doanh nghiệp FDI hay chưa? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng lan tỏa công nghệ từ FDI tới các doanh nghiệp trong nước? Cần có những giải pháp gì để thúc đẩy hiệu quả của lan tỏa công nghệ?

2 Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá tác động của hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến các doanh nghiệp trong nước, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá thực trạng lan tỏa công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đến doanh nghiệp trong nước, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng lan tỏa công nghệ từ FDI bao gồm khoảng cách công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, quy mô doanh nghiệp, khoảng cách địa lí, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lan tỏa Dữ liệu phân tích được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như các trang thông tin của Chính phủ, các bộ ngành, bài đăng của các trang báo như Tạp chí Công thương, Kinh tế dự báo, Báo Nhân dân,…

3 Tổng quan nghiên cứu

3.1 Cơ sở lí thuyết về hiệu ứng lan tỏa

Trang 3

Lan tỏa công nghệ từ FDI đến các doanh nghiệp nội địa có thể diễn ra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành (lan tỏa theo chiều ngang) và giữa các ngành (lan tỏa theo chiều dọc) Trong đó, tác động lan tỏa theo chiều ngang có thể diễn ra như sau: Các doanh nghiệp trong nước có thể nâng cao trình độ công nghệ thông qua quan sát, học hỏi kĩ thuật từ các doanh nghiệp FDI, tuyển dụng lao động đã qua đào tạo tại các doanh nghiệp FDI hoặc do áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp này tự cải tiến, đổi mới công nghệ (Kokko, 1992)

Lan tỏa theo chiều dọc bao gồm các mối liên kết ngược và liên kết xuôi Liên kết ngược xuất hiện khi các doanh nghiệp trong nước cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp FDI Qua

đó, các doanh nghiệp FDI có thể thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nhà cung ứng nội địa nhằm cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng đầu vào cho các doanh nghiệp này Ngược lại, liên kết xuôi xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI cung cấp hàng hóa trung gian cho các doanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệp nước ngoài với vai trò là nhà cung ứng sẽ chia sẻ về kinh nghiệm, kĩ năng quản lí nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước (Javorcik, 2004)

Bên cạnh đó, hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định như khả năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp và khoảng cách về địa lí Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ bao gồm:

Khoảng cách về trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa Nhiều nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp trong nước cần có trình độ công nghệ nhất định, không quá tụt hậu về công nghệ so với doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng được tri thức chuyển giao này (Wang & Blomström, 1992) Mặt khác, Findlay (1978) cho rằng, khoảng cách về trình độ phát triển công nghệ giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận càng lớn thậm chí còn thúc đẩy quá trình lan tỏa công nghệ Bởi các quốc gia với trình độ thấp hơn sẽ có nhiều động lực để cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho ra kết quả tương tự

Quy mô của doanh nghiệp nội địa

Trang 4

Theo Aitken & Harrison (1999), doanh nghiệp càng phát triển về quy mô thì càng có nhiều lợi thế cũng như nguồn lực để học hỏi và áp dụng các công nghệ mới từ nước ngoài Boly et al (2013) sử dụng dữ liệu thu thập từ các công ty thuộc tiểu vùng Sahara Châu Phi, hiệu ứng lan tỏa xảy ra rõ rệt hơn ở các công ty lớn về quy mô

Trình độ lao động

Bên cạnh các yếu tố kể trên, chất lượng lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp Doanh nghiệp sở hữu nguồn lao động có trình độ cao, tiếp thu nhanh các công nghệ, kĩ thuật mới sẽ có nhiều lợi thế trong việc tận dụng hiệu ứng lan tỏa công nghệ Farole và Winkler (2015) chỉ ra rằng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cho giáo dục đào tạo là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nội địa tận dụng được nguồn kiến thức về công nghệ, kĩ thuật tiên tiến từ doanh nghiệp FDI

Khoảng cách địa lí

Audretsch (1998) cho rằng sự gần gũi về mặt địa lí là nhân tố cần thiết để thúc đẩy quá trình lan tỏa tri thức Do đó, các công ty có vị trí gần với doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế hơn về hấp thụ tri thức so với các công ty khác Girma và Wakelin (2002) đã tìm thấy bằng chứng chứng minh tác động lan tỏa tích cực từ FDI tới các doanh nghiệp ở Anh trong cùng một khu vực địa lí, với điều kiện khoảng cách về trình độ công nghệ không quá lớn

3.2 Các nghiên cứu đi trước về hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI tại Việt Nam

Đối với Việt Nam, các nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI trong thời gian gần đây tập trung vào việc kiểm định dự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa Le và Pomfret (2011) đã phân tích tác động lan tỏa công nghệ từ FDI đến doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2006 Kết quả nghiên cứu cho thấy liên kết ngược tạo ra tác động lan tỏa tích cực đến năng suất của doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, liên kết ngang tạo lan tỏa tiêu cực do tác động của áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI Nghiên cứu này cũng phân tích ảnh hưởng của các đặc trưng của doanh nghiệp đến tác động lan tỏa thông qua các biến tương tác nhưng mới chỉ sử dụng nhân tố chất lượng lao động và khoảng cách công nghệ

Trang 5

Sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng cho các doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013, kết quả nghiên cứu của Phạm Thế Anh và Nguyễn Trọng Hoài (2016) cho thấy tồn tại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến các doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong nước Tuy nhiên, tác động lan tỏa không diễn ra đồng nhất mà phụ thuộc vào đặc trưng của doanh nghiệp trong nước như mức độ vốn hóa, quy mô sản xuất, khoảng cách công nghệ

và vị trí

Tác giả bài viết này ủng hộ kết quả nghiên cứu của Phạm Thế Anh và Nguyễn Trọng Hoài (2016) và Le Pomfret khi cho rằng tồn tại hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam Tuy nhiên, để đánh giá mức độ tác động lan tỏa, tác giả sẽ phân tích các nhân tố như khoảng cách công nghệ, chất lượng lao động, quy mô của doanh nghiệp và tình hình phát triển cụm liên kết ngành giữa các doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp FDI hay những lợi thế về khoảng cách địa lí

4 Nội dung nghiên cứu

4.1 Thực trạng lan tỏa công nghệ từ FDI ở Việt Nam hiện nay

Với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng cho phát triển kinh tế mà còn được kì vọng sẽ tạo ra tác động lan tỏa tích cực thông qua hoạt động cải tiến công nghệ của doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ, liên kết sản xuất

Hiện nay, hoạt động cải tiến công nghệ của một số doanh nghiệp FDI đã tạo ra mối quan

hệ cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu trong nước Với cách thức gián tiếp này, nước nhận đầu tư sẽ từng bước nâng cao năng lực nghiên và phát triển công nghệ của mình Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp này còn hạn chế, tập trung ở các doanh1 nghiệp có quy mô lớn Với việc đưa vào hoạt động trung tâm R&D vào cuối năm 2022, Samsung đã trở thành doanh nghiệp FDI đầu tiên xây dựng trung tâm chuyên về nghiên cứu và phát triển có quy mô lớn Chuyển giao công nghệ cũng là một kênh lan tỏa công nghệ, tuy nhiên, thực tế sau hơn 30 năm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kết quả

1 Tạp chí công thương (2022), Tác động của đầu tư nước ngoài đến hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ,

Trang 6

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-dau-tu-nuoc-ngoai-den-hoat-dong-doi-moi-va-chuyen-giao-cong-từ chuyển giao công nghệ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-dau-tu-nuoc-ngoai-den-hoat-dong-doi-moi-va-chuyen-giao-cong-từ các doanh nghiệp FDI cho doanh nghiệp trong nước còn vẫn chưa đạt được như kì vọng và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế Theo báo cáo

về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) năm 2018, Việt Nam chỉ xếp hạng thứ 89 trên 137 nền kinh tế trên thế giới về FDI và chuyển giao công nghệ Trong khi đó, một số nước trong khu vực có thứ hạng khá cao như Singapore đứng thứ 2, Malaysia xếp thứ 13

và Thái Lan ở vị trí 40 2

Liên kết sản xuất là kênh quan trọng tạo ra tác động lan tỏa và hấp thụ công nghệ từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước Theo kinh nghiệm của một số nước, tác động lan tỏa và hấp thụ công nghệ tích cực nhất là thông qua các hợp đồng sản xuất linh kiện, phụ kiện phụ trợ mà các doanh nghiệp FDI đặt hàng cho các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, mối liên kết này giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn chưa chặt chẽ Các dự án FDI chủ yếu là lắp ráp, gia công với tỉ lệ nộ địa hóa thấp, giá trị tạo ra ở Việt Nam chưa cao Việt Nam chỉ được coi là xưởng gia công cho các doanh nghiệp FDI với nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu Do vậy, rất khó để làm xuất hiện các mối liên kết ngược giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê thực hiện năm 2017, có khoảng gần 20% doanh nghiệp FDI không sử dụng nguồn đầu vào sản xuất trong nước mà thay vào đó nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn Mặc dù vẫn có gần 30% doanh nghiệp FDI sử dụng nguồn đầu vào trong nước tuy nhiên đây là mặt hàng do các doanh nghiệp FDI khác đang hoạt động ở Việt Nam cung cấp.3

Nhật Bản là một trong những quốc gia có mức vốn FDI lớn nhất ở Việt Nam, với tổng vốn đăng kí 68,89 tỷ đồng (tính đến tháng 12/2022) Xem xét mối liên kết với các doanh4 nghiệp FDI Nhật Bản, Điều tra của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) cho thấy mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng tăng lên theo thời gian, nhưng với mức độ chậm và vẫn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia Năm 2010 chỉ có 22,5%

2 World Economic Forum (2017), The Global Competitiveness Report 2017 - 2018

3 Nguyễn Thị Thùy Vinh (2018), Liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam: hình thức liên kết

và tác động tới doanh nghiệp Việt Nam, https://tinyurl.com/2dzxf3wp truy cập ngày 12/6/2023.

4 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2023), Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-hop-tac-thuong-mai-dau-tu-viet-nam-nhat-ban-631725.html truy cập ngày

Trang 7

doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng đầu vào mua từ nền kinh tế Việt Nam, con số này đã tăng lên 32,1% vào năm 2015 và 34,2% vào năm 2016 Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc

và Thái Lan trên dưới 60% Trong số những sản phẩm đầu vào nội địa mà các doanh nghiệp Nhật Bản mua trong nước năm 2016 thì chỉ có hơn 40% là từ các doanh nghiệp Việt Nam, còn lại là từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Tức là chỉ có khoảng 14,1% doanh nghiệp Nhật Bản có mối liên kết ngược với doanh nghiệp Việt Nam

Như vậy, có thể nhận thấy mặc dù Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài tuy nhiên mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI còn hạn chế Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài đều nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và hoạt động khá biệt lập so với các doanh nghiệp trong nước trong hầu hết các ngành công nghiệp do khả năng cung ứng hàng hóa trong nước chưa thể đáp ứng tiêu chuẩn của các doanh nghiệp nước ngoài Do đó những hiệu ứng lan tỏa từ FDI trao đổi tri thức, chuyển giao công nghệ vẫn chưa đạt hiệu quả

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng lan tỏa công nghệ từ FDI ở Việt Nam

4.2.1 Khoảng cách về trình độ công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp

Nền tảng công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam còn thấp Nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhấp khẩu các công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu với giá rẻ từ Trung Quốc Các hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research and Development - R&D) đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lực công nghệ cho doang nghiệp Tuy nhiên tại Việt Nam, hoạt động R&D hiện vẫn còn chưa được thực sự quan tâm và đầu tư thích đáng

Theo báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp của khối thịnh vượng chung (Australia) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, mặc dù đã có sự cải thiện trong việc phân bổ nguồn lực cho R&D tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng so với mức đầu tư trung bình của các nước khu vực và quốc tế thì mức đầu tư cho R&D của Việt Nam còn khá thấp Năm 2019, ngân sách cho R&D tại Việt Nam bằng 0,53% tổng

Trang 8

GDP, thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng như Thái Lan (1%) hay Malaysia (1,13%) và chỉ có Indonesia và Philippines là có cường độ R&D thấp hơn.5

Ở mức độ doanh nghiệp, báo cáo này cũng cho thấy tỉ lệ các doanh nghiệp Việt Nam có tham gia hoạt động R&D trong các ngành sản xuất còn rất thấp Cụ thể, tỉ lệ các doanh nghiệp có R&D trong ngành sản xuất thiết bị điện là 17%, ngành sản xuất hóa chất là 15%, ngành chế biến thực phẩm là 9%, ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa là 7%, ngành sản xuất da và sản phẩm có liên quan là 6% và ngành dệt may là 5%.6

Như vậy, sự hạn chế về đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ là một trong các nguyên nhân khiến khả năng hấp thụ của doanh nghiệp còn yếu, do vậy các tác động lan tỏa công nghệ nhờ liên kết với các doanh nghiệp FDI khó đạt được

4.2.2 Chất lượng nguồn lực

Thứ hai, trình độ lao động thấp, không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và kĩ thuật của các doanh nghiệp FDI cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lan tỏa công nghệ tới doanh nghiệp trong nước chưa đạt được hiệu quả

Chất lượng lao động nước ta bị đành giá khá thấp Cụ thể, rong báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) năm 2018, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 97/140 quốc gia xét trên trụ cột thứ 6 về kí năng người lao động Trong đó, chất lượng đào tạo nghề đứng ở vị trí

115, mức độ dễ dàng để tìm kiếm lao động lành nghề tại thị trường Việt Nam đứng thữ

104 Mặc dù số năm đi học trung bình của học sinh Việt Nam đạt 7,6 năm, cao hơn nhiều

so với của Campuchia (4,6 năm) nhưng các chỉ số về kĩ năng của lực lượng lao động nước

ta chỉ tương đương với nước này và thấp hơn so với các nước trong khu vực 7

Thiếu lao động có trình độ, có khả năng tiếp cận và vận hành công nghệ sản xuất hiện đại khiến các doanh nghiệp trong nước chưa thể tham gia vào các khâu sản xuất có giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, do đó chưa có khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến

5 Đổi mới công nghệ ở Việt Nam Đóng góp của công nghệ vào tăng trường kinh tế

http://dean844.most.gov.vn/pic/FileLibrary/3-Bao-cao_637715427662916846.pdf

6 http://dean844.most.gov.vn/pic/FileLibrary/3-Bao-cao_637715427662916846.pdf

7 Hoàng Thị Minh Hà, Đinh Thị Hảo (2020), Cơ cấu lao động theo trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đến năm 2025, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM176309

Trang 9

từ doanh nghiệp FDI, thậm chí việc hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp đã là một điều khó

Đống thời, kênh di chuyển lao động có kĩ năng, được đào tạo từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước vẫn chưa phát huy tính hiệu quả Theo số liệu điều tra của CIEM, hơn 30% số doanh nghiệp FDI được khảo sát cho rằng, lao động đã di chuyển chủ yếu là tới các doanh nghiệp FĐI khác để làm việc, hơn 20% cho rằng số lao động này tự

mở cong ty riêng và chỉ có gần 20% lao động chuyển sang các doanh nghiệp trong nước hoạt động cùng ngành Do vậy, tác động lan tỏa thông qua việc học hỏi kiến thức, kĩ năng,8 kinh nghiệm từ quá trình làm việc trong doanh nghiệp FDI chưa đạt được hiệu quả

4.2.3 Quy mô, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Không thể phủ nhận, việc đổi mới công nghệ nói chung và hấp thụ công nghệ từ FDI nói riêng phụ thuộc vào quy mô và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê thực hiện, hiện nay các doanh nghiệp nước ta chủ yếu

là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm trên 97% số doanh nghiệp cả nước Đồng thời, các nhóm chính sách thuế và tín dụng chưa hướng đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư đổi mới công nghệ Năng lực tài chính hạn hẹp kéo theo những hạn chế khác trong việc đầu tư nghiên cứu công nghệ Hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp trong nước khá thấp, chỉ khoảng 1,6% tổng doanh thu Trong khi đó, con số này ở một số nước trong khu vực lần lượt là Philippines (3,6%), Malaysia (2,6%) và đặc biệt là Lào (14,5%).9

Do vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn Điều này đồng thời cũng làm giảm cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cho các đối tác nước ngoài, cũng như gặp khó khăn trong việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ từ bên ngoài

4.2.4 Sự phát triển của cụm liên kết ngành

8 Trịnh Minh Tâm (2015), Hấp thụ công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: điều kiện từ phía nhà nước và doanh nghiệp, file:///C:/Users/DELL/Downloads/29904-Article%20Text-100410-1-10-20170725.pdf truy cập ngày 12/6/2023.

9 Báo Nhân dân (2022), Khơi nguồn đầu tư cho R&D,

Trang 10

https://nhandan.vn/khoi-nguon-dau-tu-cho-rd-Thực tế cho thấy, việc phát triển mạng lưới cụm liên kết ngành hiệu quả sẽ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh Sự gần gũi về mặt địa lí tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng liên kết, chia sẻ thông tin và nguồn lực khác Việc phát triển cụm liên kết ngành khi có sự tham gia của các doanh nghiệp FDI cũng giúp nâng cao trình độ công nghệ trong nước, kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ

Hiện nay, số lượng cụm liên kết ngành ở Việt Nam theo đúng khái niệm còn khá khiêm tốn, chỉ có những khu vực có tiềm năng để hình thành cụm liên kết ngành trong tương lai như các làng nghề truyền thống, khu công nghiệp, cụm công nghiệp Các cụm liên kết ngành còn hình thành tự phát, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của ngành, mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài mà không phải do các chính sách thúc đẩy cụm liên kết ngành

từ phía chính phủ hay địa phương Đặc biệt, có rất ít các liên kết giữa doanh nghiệp10 trong cụm và các doanh nghiệp hay chủ thể kinh tế khác ngoài cụm Nguyên nhân là do các daonh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta còn yếu Điều này làm hạn chế khả năng hình thành cụm liên kết ngành có sự tham gia của doanh nghiệp FDI, do đó khả năng tiếp cận, hoạt động trao đổi về công nghệ giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng bị hạn chế

Khu Công nghiệpThăng Long được đánh giá là cụm liên kết ngành cơ điện rất thành công khi tập trung nhiều doanh nghiệp 100% vốn đầu từ FDI từ Nhật Bản Đây đều là các doanh nghiệp lắp ráp cơ điện tử lớn như Canon, Panasonic và các doanh nghiệp cung cấp phụ tùng linh kiện khác của Nhật Tuy nhiên, ngay cả trường hợp khá thành công của Khu công nghiệp Thăng Long cũng không phải là chủ đích ban đầu của chính quyền địa phương mà phần lớn là do tác động từ các doanh nghiệp Nhật Bản Đồng thời, tác động lan tỏa về công nghệ cũng chưa thể tận dụng vì chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào trở thành nhà cung cấp trong chuỗi liên kết này.11

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả lan tỏa công nghệ từ FDI

10 Tạp chí Kinh tế và dự báo (2022), Việt Nam chưa có các cụm liên kết ngành theo đúng nghĩa,

https://kinhtevadubao.vn/viet-nam-chua-co-cac-cum-lien-ket-nganh-theo-dung-nghia-23877.html truy cập ngày 14/6/2023

11 Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam (2021), Phát triển cụm liên kết ngành: Cần xây dựng khuôn khổ pháp lý thế nào?,

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w