1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giả sử bạn là giám đốc công ty may 10 có trụ sở tại ấn độ thuộc tập đoàn dệt may việt nam theo bạn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại thị trường này cần chú ý điều gì

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 661,93 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrong xu thế toàn cầu hóa, khoa học cùng thực tế đã chứng minh cho ta thấy rằng văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong động lực làm việc của người lao động cũng như sự ph

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Học phần: Văn hóa doanh nghiệp

ĐỀ TÀI 6: Giả sử bạn là giám đốc công ty May 10, có trụ

sở tại Ấn Độ thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam Theo bạn, khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại thị trường này cần chú ý điều gì? Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Ấn Độ? Bài học kinh nghiệm xây dựng VHDN cho các doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.

Giảng viên hướng dẫn : ThS Lê Thị Huyền Trang

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Lớp: 212MGT09A02

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2022

BÀI TẬP LỚN

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 04

STT H VÀ TÊN Ọ MÃ SINH VIÊN

1 Trầần Nh t Quang ậ 23A4030299

2 Bùi Minh Ng c ọ 23A4030257

3 Nguyễễn Cát T ườ ng An 23A4030003

4 Trầần Tuầấn Đ t ạ 23A4030083

5 Nguyễễn B o Quốấc ả 23A4030301

6 Nh Duy Anh ữ 23A4030027

7 Nguyễễn Tuầấn Anh 23A4030024

8 Đốễ Di u Trang ệ

2

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

Phần 1 Tổng quan về Công ty May 10 5

1.1 Khái quát về lịch sử hình thành Công ty May 10 5

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 5

1.3 Văn hóa doanh nghiệp Công ty May 10 theo 3 cấp độ 6

Phần 2: Những chú ý khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Ấn Độ 14

2.1 Văn hóa doanh nghiệp ở Ấn Độ 14

2.2 Những chú ý khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Ấn Độ 20

Phần 3: Nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Ấn Độ 21

3.1 Nét tương đồng trong văn hóa kinh doanh của Việt Nam và Ấn Độ 21 3.2 Nét khác biệt trong văn hóa kinh doanh của Việt Nam và Ấn Độ 23

Phần 4 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam 26

4.1 Một số nét văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam 26

4.2 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam 29

KẾT LUẬN 31

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hóa, khoa học cùng thực tế đã chứng minh cho ta thấy rằng văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong động lực làm việc của người lao động cũng như sự phát triển của doạnh nghiệp Đã có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc biết sửa dụng văn hóa doanh nghiệp như là một công cụ hữu hiệu để tác động tới động lực của người lao động

Con người là thành viên của tổ chức, con người tạo nên tổ chức, là chủ thể của tổ chức, đồng thời con người cũng chịu sự chi phối của tổ chức Việc sử dụng văn hóa doanh nghiệp hữu hiệu sẽ góp phần quan trọng tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời tạo động lực cho người lao động

Nhưng mà hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang hướng đến doanh nghiệp đa quốc gia nhưng lại chưa có định hướng và nhận thức còn hạn hẹp về vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực lao động cũng như còn cảm thấy còn

bỡ ngỡ, mới mẻ và không quan tâm nhiều và trong đó có doanh nghiệp May 10 chúng ta.Điểm này thực sự là mỗi thiếu sót lớn khi chưa biết sử dụng tối đa điểm mạnh để thu hútngười lao động, để khai thác và sử dụng tối đa nguồn nhân lực của mình chứ chưa kể đến là ở môi trường đa quốc gia

Vậy làm thế nào để khi mà công ty May 10 trụ sở Ấn Độ làm cho người lao động không thể quên, cảm nhận được mội mơi trường văn hóa doanh nghiệp tốt, phù hợp và cảm thấy tự hào vì mình là một thành viên của doanh nghiệp, sống và cống hiến hết mình, tạo thúc đẩy cho sự phát triển doanh nghiệp

Qua sự nghiên cứu và tìm hiểu về xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì chúng tôi đã hình thành nên bản nghiên cứu và đúc kết này

4

Trang 5

NỘI DUNG Phần 1 Tổng quan về Công ty May 10

1.1 Khái quát về lịch sử hình thành Công ty May 10

Tên đầy đủ doanh nghiệp là Tổng Công ty Cổ phần May 10

Tên giao dịch quốc tế là GARMENT 10 JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt là GARCO 10 JSC

Công ty có trụ sở chính tại Đường Nguyễn Văn Linh, Phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội

Tổng Công ty Cổ phần May 10 là một công ty chuyên ngành may mặc thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex), được thành lập từ 60 năm, chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang thành công ty cổ phần từ năm 2004 Hiện May 10 được xếp vào Top 10 Thương hiệu nổi tiếng của ngành Dệt May Việt Nam và là 1 trong 56 thươnghiệuhàng đầu Việt Nam

Tiền thân của công ty cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang thuộc ngành quân nhu được thành lập từ năm 1946 ở các chiến khu trên toàn quốc để phục vụ bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ Tổ quốc

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

Công ty May 10 hoạt động trong một số lĩnh vực sau:

- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên liệu may mặc

- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác

- Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân

- Trong đó lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh hàng dệt may

Trang 6

1.3 Văn hóa doanh nghiệp Công ty May 10 theo 3 cấp độ

a Cấp độ 1 – Các giá trị trực quan:

* Kiến trúc:

Đây là một số hình ảnh về thiết kế bên trong công ty may 10 : thông qua hình ảnh chúng ta có thể thấy được một tác phong làm việc chuyên nghiệp , một nối kiến trúc mang đậm chất sự sang trọng , tỉ mỉ trong cách bài trí

Một điển hình trong công nghệ quản trị là ứng dụng Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) là một trong những phương pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả kinh doanh Khi áp dụng mô hình Lean, năng suất lao động của May 10 tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%, giảm giờ làm 1 giờ/ngày, tăng thu nhập trên 10%, giảm chi phí sản xuất từ 5-10%/năm Theo đánh giá, Lean mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: Giảm thời gian chuẩn

bị sản xuất, cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất,

Bên cạnh đó Công ty cũng thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn, những sản phẩm và dịch vụ mà yêu cầu tùy biến của khách hàng có thể thực hiện được dựa trên những bộ phận và môđun được chuẩn hóa, và càng mới càng tốt

* Cơ cấu tổ chức các phòng ban của DN

6

Trang 7

* Lễ nghi - lễ hội của May 10

May 10 luôn duy trì những ngày Hội truyền thống nhân lễ tết trong năm

* Trang phục của May 10

Tổng công ty May 10 trang bị đồng phục cho người lao động từ năm 2011 Hơn 11 nghìn người lao động của May 10 sẽ bắt đầu một tuần làm việc mới tràn đầy năng lượng với chiếc áo đồng phục MT màu đỏ, mang thông điệp đam mê, nhiệt huyết và may mắn Người lao động chỉ mặc áo MT vào thứ Hai hàng tuần và các sự kiệnquan trọng của Tổng công ty

Từ thứ Ba đến thứ Sáu, nhân viên khối văn phòng mặc đồng phục sơ mi trắng; công nhân mặc áo bảo hộ lao động Tất cả cán bộ, nhân viên phải đeo thẻ khi làm việc

Trang 8

và khi ra vào Tổng công ty Ngoài ra, tùy từng vị trí công việc, người lao động sẽ phải đội mũ bảo hộ Thứ Bảy, người lao động được tự do lựa chọn trang phục khi đi làm Tuy nhiên, để đảm bảo trang phục phù hợp, lịch sự, người lao động không được sử dụng áo

ba lỗ, quần bò hoặc váy bò mài loang lổ, tua rua

Người lao động chỉ được mang túi xách có kích thước tối đa 15cm x 20cm, không

đi dép lê, dép tông khi đến Tổng công ty

Lao động nữ đang trong thời kỳ mang thai được tự do lựa chọn trang phục nhưng phải đảm bảo gọn gàng, an toàn, lịch sự

* Logo của Công Ty May 10:

Logo May 10 được thiết kế với ý tưởng cách điệu từ chữ M10 với bố cục chặt chẽ những nét uốn lượn như những dải lụa thể hiện sự phát triển củaDoanh nghiệp luôn có hướng vươn lên một cách bền vững Màu xanh của Logo nói lên sự hoà bình, tinh thần đoàn kết nhấttrí cao trong doanh nghiệp cũng như tinh thần hợp tác chặt chẽ tạo niềm tinvới đối tác và khách hàng

Slogan của công ty: May 10 đẳng cấp luôn được khẳng định

b Cấp độ thứ 2 - Các giá trị tuyên bố

* Chiến lược

Các mục tiêu chủ yếu của Tổng công ty là:

Đầu tiên là phát triển Tổng công ty May 10 trở thành một đơn vị hàng đầu của ngành Dệt May, trong đó sản xuất và kinh doanh hàng may mặc thời trang là ngành nghềcốt lõi

Quy hoạch phát triển trụ sở chính của May 10 thành khu vực sản xuất công nghệ cao, trung tâm thời trang, trung tâm thương mại, dịch vụ, đào tạo và các dịch vụ phục vụdân sinh Tiếp tục phát triển May 10 trở thành thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế

8

Trang 9

Phát triển nguồn nhân lực May 10 mạnh cả về năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh; nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần;

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện Luôn quan tâm chăm lo đời sống của người lao động

Công tác đầu tư xây dựng: Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, tập trung đầu tư các dự án trọng điểm, có tính khả thi cao nâng cao hiệu suất của hoạt động đầu tư Tiếp tục đầu tư trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, phù hợp với việc áp dụng công nghệ Lean

Sau đây là các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của Tổng công ty

Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện dầy đủ nghĩa vụ với ngân sách

Lấy công tác từ thiện xã hội là cầu nối để doanh nghiệp gắn kết, chia sẻ với cộng đồng để cùng phát triển

* Sứ mệnh của công ty:

Thứ nhất là phải cung cấp những sản phẩm thời trang chất lượng cao với phong cách thiết kế riêng biệt, sang trọng, hiện đại Đưa thương hiệu May 10 trở thành thương hiệu toàn cầu Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của mọi thành viên, cổ đông và khách hàng của May 10 Lan tỏa những giá trị văn hóa đến cộng đồng

Chiến lược nguồn lực công ty: Chúng tôi luôn tin tưởng rằng đội ngũ nhân viên cótrình độ chuyên môn cao, giàu kỹ năng và kinh nghiệm, với thái độ làm việc tốt là yếu

tố quyết định sự thành công của thương hiệu May 10 Do đó chúng tôi đã và đang tập trung những điều kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực, kể cả trong đào tạo và tuyểndụng Quan trọng hơn, chúng tôi đã tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để mỗi thành viên phát huy được tối đa năng lực cá nhân

Trang 10

Công ty còn có khẩu hiệu: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lưc phát triển doanh nghiệp”.

* Mục tiêu và triết lý của May 10

Mục tiêu của May 10 là đặt ra tầm nhìn mục tiêu trong chiến lược phát triển của mình Đến năm 2025, May 10 sẽ trở thành Tập đoàn kinh tế đa quốc gia, thương hiệu thời trang quốc tế với mô hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ; trong đó thiết kế, sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc là lĩnh vực hoạt động cốt lõi; cung cấp những sản phẩm thời trang chất lượng cao, thân thiện với môi trường với phong cách thiết kế riêng biệt, sang trọng, hiện đại Ngoài ra, chúng tôi đang xây dựng chiến lược để mở các showroom mang thương hiệu May 10 tại một số nước trên thế giới

Triết lý của May 10 hơn 70 năm qua đó là May 10 không chỉ tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà còn tạo nên nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp, mang đậm tính văn hóa Người lao động được làm việc trong điều kiện tốt, được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 100% cán bộ công nhân viên đều được đóng các loại BHXH, BHYT, được tặng quà nhân ngày sinh nhật, ngày cưới, tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn, thăm hỏi giúp đỡ khi gặp khó khăn

May 10 luôn xác định triết lý kinh doanh của mình là lấy con người là trung tâm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tất cả cán bộ, công nhân viên đều được chăm sóc từ văn hóa vật chất, tinh thần, lo cho con em người lao động, nâng cao thu nhập và

tổ chức nhiều chương trình văn hóa Các hoạt động đều được tổ chức rất thiết thực, chu đáo nên 6 năm liền đạt danh hiệu “DN vì người lao động”

c Cấp độ thứ 3 - Các giá trị nền tảng

* Môi trường làm việc

Thực tế tại các xí nghiệp sản xuất của May 10 cho thấy, người lao động được làm việc trong điều kiện thuận lợi, với thiết bị làm việc hiện đại Đặc biệt, May 10 thành lập trường mầm non riêng để chăm sóc các cháu là con cán bộ, công nhân viên; phòng y tế

có hàng chục y, bác sĩ với nhiều trang thiết bị hiện đại, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho

10

Trang 11

người lao động Từ năm 2010, tổng công ty đã mở hệ thống siêu thị ở tất cả các xí nghiệp địa phương, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên và dân

cư trên địa bàn với nhiều sản phẩm phong phú, giá cả phải chăng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Văn hóa May 10 còn được xây dựng trên cơ sở “Sống có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng và đất nước” Với tinh thần tương thân, tương ái, hằng tháng, người lao động tổng công ty đều tự nguyện trích một phần thu nhập của mình đóng góp quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ những gia đình và cá nhân gặp khó khăn, hoạn nạn Chỉ tính trong 10 nămqua, May 10 đã quyên góp cho quỹ từ thiện hơn 20 tỷ đồng May 10 nhận phụng dưỡng

24 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đỡ đầu 13 cháu bé bị di chứng của chất độc da cam và có hoàn cảnh khó khăn; đầu tư xây tặng trạm Y tế tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; xây dựng 29 nhà tình nghĩa, tình thương tặng các gia đình chính sách

* Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy

Năm 1979, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Bác Hồ về thăm, Đảng ủy Xí nghiệp May

10 đã ra nghị quyết lấy ngày 08/01 là ngày truyền thống của doanh nghiệp Những lời dạy ân cần, sâu sắc của Bác là hành trang, động lực giúp cán bộ công nhân viên May 10

có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Từ những xưởng may thô sơ, công nghệ, thiết bị lạc hậu, đến nay May 10 đã trở thành “cánh chim đầu đàn” trong ngành dệt may Việt Nam Cũng từ một cơ sở tại Hà Nội, May 10 hiện có một “cơ ngơi” đồ sộ gồm 18 nhà máy ở 7 tỉnh, thành phố, tạo gần

12 nghìn việc làm So với năm 1992, năm 2019 (chuyển đổi Xí nghiệp thành Công ty), May 10 có tổng doanh thu tăng 162 lần, lợi nhuận tăng 39 lần; nộp ngân sách tăng 52 lần, thu nhập của người lao động tăng 28 lần Chặng đường xây dựng, phát triển của May 10 đã tiến tới mốc son 75 năm; dù trải qua nhiều giai đoạn khó khăn song mỗi bước

đi lên đều ghi dấu bản lĩnh, khát vọng; đều để lại dấu ấn lịch sử đáng tự hào, truyền thống văn hóa tốt đẹp và được gìn giữ, lan tỏa, tiếp nối qua từng thế hệ

Trang 12

* Vững vàng trước khó khăn.

Từ đầu năm 2020, “cơn bão Covid-19” gây thiệt hại “kép” đến ngành dệt may bởi

sự gián đoạn của nguồn cung nguyên, phụ liệu (trên 60% nhập từ Trung Quốc), trong quý I/2020 và từ sau tháng 03/2020, cầu sụt giảm nghiêm trọng tại các thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản

Trước tình trạng hàng loạt đơn hàng bị hủy, hoãn, giãn tiến độ giao và chậm thanh toán, May 10 đã chuyển một phần năng lực sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang y tế và bộ đồ bảo hộ; qua đó đảm bảo 100% lao động có việc làm Các dòng sản phẩm mới đã được cấp chứng nhận gắn dấu CE và tiêu chuẩn FDA, đáp ứng các yêucầu về an toàn, sức khoẻ, bảo vệ môi trường, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU

và Mỹ Sản xuất khẩu trang là “cứu cánh” trong lúc khó khăn đã được May 10 tận dụng tối đa Lãnh đạo May 10 cũng chỉ đạo các đơn vị tổ chức kế hoạch sản xuất linh hoạt, bốtrí lao động làm thêm khi có nhu cầu và nghỉ bù khi thiếu đơn hàng; khối lao động gián tiếp tùy từng vị trí có thể sắp xếp nghỉ làm thứ 7, đồng thời tuyên truyền để người lao động thấu hiểu cùng chia sẻ khó khăn

Trong thời gian thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, May 10 đã triển khai nhiều giải pháp như: Chế tạo buồng khử khuẩn để người lao động

đi qua khi đến làm việc, quy định đeo khẩu trang và đo thân nhiệt hàng ngày, khuyến cáomọi người thường xuyên rửa tay bằng gel kháng khuẩn, phát C sủi để tăng cường sức đề kháng, bố trí bàn ăn cơm ca có vách ngăn Nhờ vậy, đội ngũ lao động được bảo toàn, đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh và làm quen với những khái niệm “sản xuất

an toàn”, “sống chung với dịch” và trạng thái “bình thường mới”

Thời gian tới, ngành dệt may và May 10 còn đối mặt với nhiều khó khăn do việc hoãn, hủy đơn hàng của các nhà bán lẻ vẫn tiếp diễn trong khi mặt hàng khẩu trang và

đồ bảo hộ sẽ “bão hoà” Để bù đắp sự sụt giảm này, May 10 tiếp tục nâng cao hiệu quả quản trị, chi phí sản xuất chặt chẽ, giữ vững chất lượng sản phẩm, bố trí lại lực lượng sản xuất và chia sẻ để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp Tin tưởng với tinh

12

Trang 13

thần đoàn kết, gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp, truyền thống vượt khó, tập thể May 10 sẽ sớm vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.

* Vươn tới tương lai

Trải qua 75 năm xây dựng, phát triển, May 10 đã tích lũy được nền tảng để trở thành một thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam và thế giới Sản phẩm mang thương hiệu May 10 đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, đượcngười tiêu dùng ưa chuộng May 10 cũng đang khai thác tốt thị trường nội địa; các sản phẩm được bán tại hơn 200 cửa hàng, đại lý trên cả nước; đồng thời bán trên trang thương mại điện tử may10.vn và các website uy tín như amazone.com Hiện ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt; ràocản kỹ thuật của các nước nhập khẩu có xu hướng gia tăng Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tạo cơ hội để đa dạng hóa thị trường với mức độ ưu đãi cao,giúp nền kinh tế tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu song cũng đòi hỏi việc thực hiện các cam kết quốc tế ở mức cao hơn Với nền tảng

và thế mạnh có được, May 10 đang từng bước gia nhập chuỗi giá trị dệt may toàn cầu trên cơ sở cân đối cơ cấu cung - cầu và cơ cấu quyền lực trong chuỗi giá trị; đầu tư có hệthống, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất; quản lý, phân phối tạo ra sự cân bằng hoàn hảo về tiền lương và tiêu chuẩn lao động, để tạo ra lợi thế mềm và gia tăng các ưu thế của ngành, nâng cao tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp

Trong thời gian tới, May 10 sẽ tập trung kiện toàn, phát triển mở rộng hệ thống dựatrên các tiêu chí như: Chuẩn hóa hình ảnh nhận diện hệ thống showroom cửa hàng, đại

lý trên toàn quốc; đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị từng chủng loại sản phẩm; phát triển các dòng sản phẩm thời trang cao cấp đột phá cả về kiểu dáng, chất liệu, công nghệ; tiến hành Franchise thương hiệu và một số nhãn hiệu May 10 đang sở hữu để cùngphát triển các khu vực thị trường ngách, nhằm tận dụng lợi thế của May 10 và đối tác, đồng thời đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất sản xuất

và cung ứng sản phẩm

Trang 14

Mục tiêu, tầm nhìn 2030, May 10 sẽ trở thành tập đoàn đa lĩnh vực, với chiến lược phát triển sản xuất gắn với dịch vụ thương mại, phát triển đầu tư mở rộng, phát triển bền vững, xây dựng được Tầm nhìn xanh hóa ngành dệt may

Phần 2: Những chú ý khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Ấn Độ

2.1 Văn hóa doanh nghiệp ở Ấn Độ

Văn hóa Ấn Độ là thứ chỉ chung tới hàng ngàn nền văn hóa riêng biệt và độc đáo của tất cả các tôn giáo và cộng đồng có mặt ở Ấn Độ Ngôn ngữ, tôn giáo, khiêu vũ, âm nhạc, kiến trúc, thực phẩm và phong tục của Ấn Độ khác nhau từ nơi này đến nơi khác trong nước Văn hóa Ấn Độ, thường được coi là sự pha trộn của một số nền văn hóa, trảidài khắp tiểu lục địa Ấn Độ và đã bị ảnh hưởng bởi một lịch sử đã có từ nhiều thiên niên

kỳ trước

d Nền kinh tế Ấn Độ:

Ấn Độ là thể chế dân chủ lớn nhất đồng thời cũng là nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới Cơ quan hành pháp của Ấn Độ theo thể chế liên bang, có ranh giới rõ ràng giữa Chính quyền Trung ương và chính quyền các bang Luật pháp của tiểu bang rất quan trọng Mỗi tiểu bang như là một quốc gia nhỏ và khu vực này với khu vực khác có nhiềuđiểm khác nhau.mỗi tiểu bang của Ấn Độ đền có một luật riêng, chính sách của các bangcạnh tranh nhau

Hiện nay, Ấn Độ là thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, với quy mô dân số lớn và trẻ của Ấn Độ, cùng với nền kinh

tế phát triển liên tục ở mức độ cao, đặc biệt những thành công của Ấn Độ hiện nay như khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, nên trong tương lai, Ấn Độ sẽ là nền kinh tế chủ lực của thế giới, vượt qua cả Nhật và Đức Khi đó quyền lực và tiếng nói của

Ấn Độ sẽ trở nên rất có sức nặng, và vai trò của nhiều nước lớn hiện nay sẽ có nhiều biến đổi

14

Trang 15

e Thị trường dệt may của Ấn Độ

Ngành dệt tại tiểu lục địa Ấn Độ có nguồn gốc xa xưa từ nền Văn minh thung lũng Indus thuộc vùng Tây Bắc của Nam Á ngày nay, trải dài từ Đông Bắc Afghanistan đến Pakistan và Tây Bắc của Ấn Độ Sau đó, nghề dệt được phát triển lan rộng ra nhiều vùngcủa khu vực Nam Á

Tại Ấn Độ sự khéo léo, lành nghề của những người thợ thủ công, sự phát triển của các phường hội dệt, nguồn nhân lực dồi dào

Đã tạo nên những sản phẩm dệt nổi tiếng tại khu vực và thế giới với các loại vải, lụa mang thương hiệu Ấn Độ có chất lượng tinh xảo, nổi tiếng tại châu lục và thế giới.Ngành dệt may của Ấn Độ đóng góp 14% cho sản xuất công nghiệp, 4% GDP và 15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, Với nguồn nhân lực gần 51 triệu lao động trực tiếp và 68 triệu lao động gián tiếp ngành này sử dụng nguồn nhân lực lớn thứ hai sau ngành nông nghiệp

f Chính sách phát triển

Ngành dệt may có vị trí rất quan trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ cho Ấn Độ nên chính phủ đã có những chủ trương, chính sách thuận lợi để ngành này phát triển

“Chương trình cho các khu liên hợp dệt” đã được Chính phủ thực hiện với tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 920 triệu USD hay quyết định giảm 4% thuế VAT cho toàn bộ ngành dệt

Xuất khẩu hiện nay gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh quyết liệt Ấn Độ đã thực hiện chương trình tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được ưu đãi vay vốn 50% cho các hợp đồng xuất khẩu từ 111.000 USD đến 222.000 USD Đồng thời, thực hiện dành quỹ bảo hiểm xuất khẩu lên tới 78 triệu USD cho các doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu vào các thị trường mới khó khăn như thị trường châu Phi, Mỹ Latinh

Trang 16

Chính phủ trung ương cũng như các bang tại Ấn Độ tìm cách khuyến khích các nhàđầu tư nước ngoài đến nước này Việc đầu tư được thực hiện theo cơ chế tự động và trị giá đầu tư có thể là 100% vốn nước ngoài.

Ấn Độ đã ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) với ASEAN và đang đàm phán với Liên minh châu Âu để mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu sang các địa bàn quan trọng này

Mục tiêu của ngành dệt may Ấn Độ:

+ Chính phủ Ấn Độ hiện đang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may sẽ đạt 80 tỷ USD vào năm 2024 – 2025 và mặt hàng này có sức cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành dệt may Ấn Độ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi nâng cao được khả năng cạnh tranh trước các đối thủ như Bangladesh, Việt Nam, Myanmar … Nếu tất cả các kế hoạch hỗ trợ này được thực hiện,

sẽ tạo ra thêm 4-6 triệu việc làm mới Ngành Dệt may của Ấn Độ hiện tạo ra việc làm trực tiếp cho khoảng 45 triệu lao động và là ngành sử dụng lao động lớn thứ 2 tại Ấn Độ + Sản xuất dệt may của Ấn Độ đã chứng kiến sự suy giảm trước khi bắt đầu phục hồi trở lại vào tháng 9 nhờ sự gia tăng của giá sợi Ngành Dệt may Ấn Độ đã phục hồi khoảng 80% công suất sản xuất so với tháng 12 năm 2020

g Bốn khả năng kinh doanh đặc biệt của người Ấn Độ:

Thứ nhất là có sự gắn kết tổng thể với nhân viên

Thứ hai là khả năng tùy biến và thích nghi

Thứ ba là đưa ra những lời đề nghị sáng tạo và giá trị

Dù kinh doanh trong nền văn hóa cổ xưa, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độđều có thể sáng tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới và khái niệm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng với chi phí tiết kiệm tối đa Đồng thời, các nhà quản lý này thật sự rất tài năng, có óc phân tích, rất thông minh và nhanh nhạy

Thứ tư là mở rộng nhiệm vụ và mục tiêu

16

Ngày đăng: 14/05/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w