1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu đánh giá công tác quản lí tiến độ thi công công trình thủy điện Lai Châu của Ban quản lí dự án

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TONG DANH NGUYEN

NGHIÊN CUU ĐÁNH GIA CONG TAC QUAN LÝ

TIEN DO THI CONG CONG TRINH THUY DIEN LAI CHAUCUA BAN QUAN LY DU AN

LUẬN VAN THAC SĨ

HA NOI, NAM 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TONG DANH NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIA CONG TAC QUAN LÝ

TIEN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHAUCUA BAN QUAN LY DỰ ÁN

CHUYÊN NGANH: QUAN LÝ XÂY DUNGMA SO: 60-58-03-02

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC GS.TS Vii Thanh Te

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn: “Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý tiến độ thi công công trìnhthủy điện Lai Châu của Ban Quản lý dự án” của học viên đã được giao theo Quyếtđịnh số 451/QĐ-ĐHTL ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học

Thủy lợi.

Tôi cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực

hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: GS.TS Vũ Thanh Te.

Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc, những kết

luận nghiên cứu được trình bay trong luận văn này hoàn toản trung thực và chưa từng

được công bồ dưới bat kỳ hình thức nao.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn vê nghiên cứu của minh.

Hà Nội,ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Tống Danh Nguyên

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Với sự trân trọng và tình cảm chân thành nhất, tác gia xin được bày tỏ sự kính trọng valòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn GS.TS Vũ Thanh Te, người thầy vàngười hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốtquá trình thực hiện luận văn thạc si với đề tài: “Nghién cứu đánh giá công tác quảnly tiễn độ thi công công trình thủy điện Lai Châu của Ban Quản lý dự án”

Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học thủy lợi, Khoa công trình,

Phòng Đào tạo đại học va sau đại học, các thầy cô giảng viên trường Đại học Thủy lợi

đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình

học tập va hoàn thành luận van.

Tác giả xin được cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng ban chuyên môn, các đồng nghiệp

tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La cung cấp tài liệu và tạo điều kiện giúp

đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.

Tác giả gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên khích lệ và tạo điềukiện cho tác giả có nhiều thời gian dé nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng nhưng do tác giả còn nhiều hạn chế về kiến thức, vềkinh nghiệm, về thời gian và về tài liệu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trongluận văn Vì vậy, tác giả rất mong nhận được mọi sự giúp đỡ góp ý, chỉ bảo của các

thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tác giả nhận ra hạn chế của bản

thân, từ đó cô găng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu vả công tác sau nay.

Xin trân trọng cảm on!

li

Trang 5

1.1 Tổng quan về dự án và quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình 4

1.1.1 Dự án và Quản lý dự án đầu tư xây dựng che, 41.1.2 Tiến trình quản lý dự án đầu tư xây dung công trình -. - 9

1.2 Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện - 5-52 101.2.1 Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện 10

1.2.2 Phân tích hiệu qua đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện 13

1.3 Công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình thủy điện tại Việt Nam181.3.1 Đặc điểm môi trường thi công xây dựng ở Việt Nam 18

1.3.2 Những kết quả đạt được trongquản lý thi công xây dung ở Việt Nam L91.3.3 Thực trạng quan lý tiến độ thi công một sé công trình thủy điệntai ⁄[ 8) 0 ad ã (51A1 20

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHAP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUAN LÝTIEN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH -c¿¿-22cvcctrtttEtrrrrrrrriirrrrrriie 252.1 Những van đề chung về quản lý tiến độ thi công công trình - 25

2.1.1 Quy định về quản lý tiến độ thi công công trình 2-5552 252.1.2 Yêu cầu về quản lý tiến độ thi công công trình -¿-s¿ 262.2 Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý tiến độ thi công công trình 28

2.2.1 Cơ sở khoa học về quản lý tiễn độ thi công 2-©5¿©cs+cs+cxecse2 282.2.2 Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý tiến độ thi công công trình 35

2.3 Nội dung công tác quản lý tiến độ thi công công trình : : 36

2.3.1 Quản lý tiến độ thi công đảm bảo về yếu tố chất lượng - 36

2.3.2 Quản lý tiến độ thi công đảm bảo về thời gian được phê duyệt 42

2.3.3 Quản lý tiễn độ thi công đảm bảo về chi phí đầu tư xây dung hợp lý 42

2.3.4 Quản lý tiến độ thi công đảm bảo an toàn lao động -5¿ 43

2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tiễn độ thi công 48

2.4.1 Phân tích bản chất của công tác Quản lý tiến độ thi công 48

2.4.2 Nhân tô chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi công 50

1H

Trang 6

2.4.3 Nhân tô khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi cong 54

CHƯƠNG 3 THUC TRANG CÔNG TAC QUAN LY TIEN ĐỘ THI CÔNG CÔNGTRINH THUY DIEN LAI CHAU VA BAI HOC KINH NGHIEM TRONG CONGTAC QUAN LY TIEN ĐỘ THI CÔNG CAC CONG TRÌNH THỦY ĐIỆN 58

3.1 Giới thiệu về Dự án và Ban quan lý Dự án thủy điện Lai Châu 58

3.1.1 Giới thiệu về Ban quan lý Dự án thủy điện Lai Châu 58

3.1.2 Giới thiệu về Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu 60

3.2 Thực trạng về quản lý tiến độ thi công công trình thủy điện Lai Châu 63

3.2.1 Kế hoạch tiến độ được duyệt :- 2 s+Se+EE2EEEEEEEEEEEEEkrrkrrerrrree 633.2.2 Thực trạng quản lý tiến độ xây dung thủy điện Lai Châu 67

3.3 Đánh giá hiệu quả trong công tác quan lý tiến độ thi công góp phan nâng caohiệu quả AU ter AU 0m ằẲ 75

3.3.1 Đánh giá về yếu tô chất lượng công trình đã được nghiệm thu 75

3.3.2 Đánh giá về chi phí đầu tư xây dựng công trình - 81

3.3.3 Đánh giá về biện pháp đảm bảo an toàn lao động - 84

3.4 Bai hoc kinh nghiệm giúp tăng cường công tac quản lý tiễn độ thi công cáccông trình thủy điện ở Việt Nam - - c1 131191 v11 1H 1H ng ng nếp 863.4.1 Chú trọng công tác tư vấn thiẾt kẾ 2-2 + z+keEEeEEeE+ExzEkrkerkered 863.4.2 Quản lý tiến độ thi công trong từng giai đoạn quản lý dự án gắn liền vớiquản lý chất lượng công trình - 2 2 + ©E+SE+EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrerrrrke 873.4.3 Lập kế hoạch tiễn độ bám sát thực tế, chú trọng công tác đánh giá, điềuchỉnh tiễn độ thi công công trình ¿- ¿2E E+EE+EE+E£+E££E£EEeEEEEEeEErEkrrerrred 883.4.4Nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ chế tạo và vận chuyên thiết bị thủy công¬ ễ.ễ'Ỷ'ŸễŸễŸÝ -© 88

3.4.5 Chủ động thu xếp nguồn vốn đầu tư dự án -2- 2 s+s+se+cxze: 913.4.6 Nâng cao năng lực quan tri, phát triển xây dựng Ban quan lý dự án theo môhình Ban quản lý dự án chuyên nghi€p - 5 5 3233 *+E+Evseeeerseerreeres 933.4.7 Xây dựng phong trào thi đua liên kết phù hợp giữa các đơn vị tham giaquản lý và thi công xây dựng công trÌnh - -. c5 +33 +1 EsExrerseeresrrrres 94.458089/.901/.9.4i500€:00015 97

iv

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH ANH

Hình 3-1 Sơ đồ tô chức Ban quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1-1 Tiến độ thi công một sé công trình thủy điện tai Việt Nam 21

Bảng 3-2 So sánh các mốc tiến độ thiết kế và tiến độ thực tế của Dự án thủy điện Lai

e0 4 69

Bảng 3-3 Bảng tính đơn giá tổng hợp của các khối lượng công tác chính 82Bảng 3-4 Bảng tinh chi phí giảm do thay đổi thiết kế hạng mục hồ móng vai trai đập 83Bảng 3-5 Bang tính lợi ích phát điện sớm các tô máy thủy điện Lai Châu 84

VI

Trang 9

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Phòng KTAT: Phòng Kỹ thuật an toàn

Phòng KH: Phòng Kế hoạch

Phòng TCKT: Phòng Tài chính kế toánPhòng KTDT: Phòng Kinh tế dự toánPhòng VTTB: Phòng Vật tư thiết bị

Phòng BT-GPMB: Phòng Bồi thường Giải phóng mặt bằngPhòng TCHC: Phòng Tổ chức hành chính

VI

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công trình thủy điện Lai Châu là công trình thủy điện lớn thứ 3 được xây dựng trên

sông Đà, gắn liền với thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình Đây là một trong

những công trình trọng điểm quốc gia được Đảng và Nhà nước quyết định, Thủ tướngChính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư khoảng 35.700 tỷ đồng giao cho Tập đoàn

Điện lực Việt Nam (mà đại điện là Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La) làm

chủ đầu tư.

Việc hoàn thành công trình Thủy điện Lai Châu vào năm 2016 sớm hơn so với tiễn độđược phê duyệt 01 năm có ý nghĩa rất quan trong, kip thời cung cấp sản lượng điện lớn

dé bù đắp phan thiếu hụt do các hồ thủy điện miền Trung, Tây Nguyên thiếu nước do

hạn hán Theo tính toán thực tế việc hoàn thành sớm 1 năm này sẽ giúp cung cấp thêm

khoảng 4,7 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia Sản lượng này nhân với giá thành điện

cùng với nhiều chi phí tiết kiệm khác do rút ngắn thời gian thi công sẽ mang lại giá trilàm lợi cho đất nước khoảng 7.000 tỷ đồng /năm.

Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa công trình hoàn thành vượt tiến độ làBan quản lý Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La đã thực hiện tốt công tác quản lý vốndau tư và quan trọng nhất là quản lý tiến độ thi công công trình, một trong những lý doquyết định thành công của Dự án.

Với mong muốn đóng góp cho khoa học quản lý tiến độ thi công, đồng thời giúp Ban

quản lý Dự án nhà máy Thủy điện Sơn La hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tiến độ

các dự án đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tác giả đã lựa chọn vấn đề:

“Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý tiến độ thi công công trình thủy điện LaiChâu của Ban quản lý dự án” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa học của mình.

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu của dé tai

Dựa trên cơ sở khoa học đánh giá thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công tại dự án

xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của Ban quản lý dự án, từ đó rút ra bài học

kinh nghiệm giúp hoàn thiện công tác quản lý tiễn độ thi công các dự án thủy điện.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4 Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4.1 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý tiến độ dự án

xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn

La quản lý.

- Phạm vi về thời gian: Từ lúc khởi công đến lúc khánh thành nhà máy.4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý tiến độ thi công công trình thủy

điện Lai Châu của Ban quản lý dự án.4.3 Phương pháp nghiên cứu

Dé hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, luận văn dựa trên các phương pháp sau:

Trang 13

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đềtài, các số liệu phục vụ tính toán

- Phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích kinh tế.

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến một số chuyên gia có kinh nghiệmchuyên môn đang công tác tại Trường Đại học Thủy lợi, Công ty cổ phần Tư vấn xây

dựng điện 1 và tai Ban quản ly dự án nhà máy thủy điện Sơn La.

5 Kết quả dự kiến đạt được

- Trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về quản lý tiến độ thi công và ảnhhưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung hay các dựán đầu tư xây dựng công trình thủy điện nói riêng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tiến độ thi công dự án xây dựng công trình

thủy điện Lai Châu tại Ban quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La trong thời gian

vừa qua, từ đó đánh giá những kết quả đạt được; những mặt tồn tại hạn chế, nguyên

nhân để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm rút ra trong vấn đề quản lý tiến độ thi

công của Ban quản ly dự án góp phân dau tư dự án một cách hiệu quả nhật.6 Kêt cau của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết câu của luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về quản ly dự án và quản lý tiễn độ thi công tại các dự án xây

dựng công trình thủy điện

Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý trong công tác quản lý tiến độ thi công công

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công công trình thủy điện Lai Châu

và bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý tiến độ thi công các công trình thủy

điện

Trang 14

CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE QUAN LÝ DỰ ÁN VA QUAN LÝTIEN DO THI CONG TAI DU AN XAY DUNG CONG TRINH THUY

1.1 Tỗng quan về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1.1.1 Dự án và Quản lý dự án dau tư xây dựng1.1.1.1 Dự án dau tư xây dựng

* Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư là tập hợp của các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

trong phạm vi giới hạn về thời gian và nguôn lực.

Dự án đầu tư là tổng thé các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn

sẵn có dé tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà dau tư và cho xã hội

Dự án dau tư xây dựng là dau tư và xây dựng mới, hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cap

các dự án đã đâu tư xây dựng; là đâu tư dé mua sam tài sản ké cả thiết bị, máy móckhông cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới

Theo Luật Xây dựng 2014 đã định nghĩa về dự án đầu tư xây dựng như sau:

“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dung vốn détiến hành hoạt động xây dựng dé xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựngnhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trongthời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đượcthé hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiêncứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.

Như vậy ,các đặc trưng chủ yếu của dự án đầu tư là:- Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thé.

- Xác định được hình thức tô chức đề thực hiện.

- Xác định được nguồn tài chính đề tiến hành hoạt động đầu tư.

4

Trang 15

- Xác định được khoảng thời gian dé thực hiện mục tiêu dự án.* Yêu cầu đối với Dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng cácyêu cầu sau [1]:

- Phù hợp với quy hoạch tổng thé phat triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triểnngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi códự án đầu tư xây dựng.

- Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.

- Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công

trình, phòng, chông cháy, nô và bảo vệ môi trường, ứng phó với biên đôi khí hậu.

- Bảo đảm câp đủ vôn đúng tiên độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tê - xãhội của dự án.

- Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

* Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Các dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại chủ yếu theo các tiêu chí cơ bản

- Phân loại theo quy mô tinh chat.

- Phân loại theo nguồn vốn dau tư và chủ thé quản lý.

1.1.1.2 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dung

* Khái niệm

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý dự án [2]:

Theo TS Nguyễn Văn Đáng: “Quản lý dự án là việc điều phối và tổ chức các bên khácnhau tham gia vào dự án, nhằm hoàn thành dự án đó theo những hạn chế được ap đặt

bởi: chất lượng, thời gian, chỉ phí”.

Trang 16

Theo TS Trịnh Quốc Thắng: “Quản lý dự án là điều khiển một kế hoạch đã đạt được

hoạch định trước và những phát sinh xảy ra, trong một hệ thống bị ràng buộc bởi các

yêu cầu về pháp luật, về tô chức, về con người, về tài nguyên nhằm đạt được các mục

tiêu đã định ra vê chat lượng, thời gian, gia thành, an toàn lao động va môi trường”.Trên cơ sở các định nghĩa nêu trên có thê hiêu khái niệm vê quản lý dự án như sau:

Quản lý dự án là quá trình hoạch định, tô chức thực hiện, điều khiển và kiểm soát cáchoạt động dự án nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong phạm vi giới hạn về thời gianvà nguồn lực.

- Quá trình hoạch định: Là chức năng quan trọng nhất của hoạt động quản lý dự án

bao gồm:

+ Xác định mục tiêu dự án (mục tiêu về kinh tế-xã hội, kỹ thuật-công nghệ, v.v )

+ Xác định phương thức tiếp cận dé đạt được mục tiêu dự án (cách thức, bước đi, tận

dụng cơ hội, tránh rủi ro, có giải pháp phù hợp)

- Qua trình tổ chức thực hiện: Là chức năng bồ trí nhân - tài - vật lực để thực hiện dựán, cụ thé:

+ Sử dụng hợp lý (tôi ưu) các nguồn lực

+ Tạo động lực cho các thành viên thông qua môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ

tương ứng với trách nhiệm

- Quá trình điều khiến: Là chức năng thể hiện sự lãnh đạo của nhà quản trị dự án, cụthé:

+ Khả năng bao quát toàn diện va sâu sát các khâu, các quá trình và các bộ phan thựchiện dự án

+ Sự nhạy cảm đối với các tình huống tích cực va tiêu cực qua đó có được các biện

pháp xử lý tình huống thấu đáo

- Quá trình kiểm soát: Là chức năng đo lường các hoạt động và kết quả của các hoạt

động thực hiện dự án dựa trên ba tiêu chí:

+ Chat lượng (tiêu chuẩn kỹ, mỹ thuật, v.v )

+ Chi phí (tài chính, kinh tế, v.v )

+ Thời gian (tiền độ từng hoạt động và tông thời gian dự án)

Trang 17

Như vậy có thé hiéu Quản ly dự an là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điềuphối thời gian, nguồn lực và kiểm soát quá trình thực hiện của dự án nhăm đảm bảo

cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được

các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phươngpháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

Muốn quản lý tốt phải có tổ chức tốt, dé quản lý dự án xây dựng, tổ chức quản lý cầnnhiều bộ phận hợp thành với nhiều khối kiến thức: đó là ngoài các kiến thức chung,

còn cần các lý thuyết chung về quản lý, các kiến thức về chuyên môn như: quy hoạch,

kiến trúc, kết cau, công nghệ, xây dựng, tổ chức xây dựng, kinh tế xây dựng và cáckiến thức hỗ trợ như là: pháp luật, tô chức nhân sự, tin học, môi trường v.v

* Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của

Luật xây dựng 2014, cụ thé như sau [1]:

- Có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với Ban quản lý dựán đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc

của chủ đầu tư đối với Ban quản lý dự án do mình thành lập;

- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án

theo quy mô, loại dự án;

- Có cơ câu tô chức phù hợp với yêu câu nhiệm vụ quản lý dự án; có trụ sở, văn phòng

làm việc ôn định;

- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia

quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh nghiệm công tác và

chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.* Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đảm bảo 4 nguyên tắc chủ yếu

sau:

Trang 18

- Tuân thủ quy hoạch, kiến trúc, bảo vệ môi trường, phù hợp tới điều kiện tự nhiên,đặc điểm văn hóa, xã hội.

- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.

- Bao đảm chất lượng, tiễn độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tai sản.

- Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả kinh tế, đồng bộ trong từng công trình, trong dự án.

Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tông thê phát triển kinhtế — xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và

an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật.

* Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng

Các mục tiêu cơ bản của quản ly dự án xây dựng là hoàn thành công trình đảm bảo

chất lượng kỹ thuật, trong phạm vi ngân sách được duyệt và thời hạn cho phép Các

chủ thê cơ bản của một dự án xây dựng là chủ đầu tư/chủ công trình, nhà thầu xây

dựng công trình và Nhà nước.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, sự chú ý đến vai trò của các chủ thé tham

gia vào một dự án xây dựng tăng lên và các yêu cầu, mục tiêu đối với một dự án xây

dựng cũng tăng lên Các mục tiêu của dự án không chỉ gói gọn trong 3 tiêu chí cơ bản

về chất lượng, thời gian và chi phí mà các chủ thé tham gia vào dự án xây dựng côngtrình còn phải đạt được các mục tiêu khác về an ninh, an toàn lao động; về vệ sinh và

bảo vệ môi trường.

Như vậy dé đạt được các mục tiêu đề ra dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo

đảm các yêu câu chủ yêu sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy

hoạch xây dựng.

- Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp

- An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn, phòngchông cháy nô và bảo vệ môi trường.

Trang 19

- Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.

1.1.2 Tiến trình quản lý dự án dau tư xây dựng công trình

Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là có một quá trình bao gồm nhiều

công việc Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án trực tiếp hoặc gián tiếp được giao vốndé thực hiện Dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết thúc xây dựng đưa vào khai

thác sử dụng với mục đích cuối cùng là tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu đề ra,

sử dụng có hiệu quả Quá trình quản lý dự án đầu tư gồm các giai đoạn: Chủ trương, ý

tưởng đầu tư, Chuẩn bị đầu tư; kết thúc đầu tư; kết thúc xây dựng đưa công trình vào

quản lý khai thác sử dụng Theo quy định của pháp luật hiện hành, đây là trình tự thủ

tục dé triển khai một dự án đầu tư xây dựng Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt (làsu đồng ý về chủ trương vả ý tưởng đầu tư), trình tự thực hiện dự án đầu tư được thực

hiện theo các bước trong từng giai đoạn như sau:

1.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án

Giai đoạn chuẩn bị dự án là giai đoạn mà chi phí có tỉ trọng không lớn so với tổng mức

đầu tư của cả dự án hay công trình, nhưng là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan

trọng, nó quyết định đến nội dung, mục đích, yêu cầu của quá trình đầu tư và xây dựngGiai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công viéc: Tổ chức lập, thâm định, phê duyệt Báocáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thâm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứukhả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dé xem xét, quyết định đầu tu

xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án

1.1.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án

Giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn ma chi phí có tỷ trọng rất lớn so với tổng mứcvốn đầu tư của dự án, là giai đoạn quyết định việc thực hiện nội dung, mục đích của dựán đầu tư Quản lý tốt giai đoạn này sẽ góp phần tiết kiệm được chỉ phí, chống lãng phí

và thất thoát trong xây dựng đồng thời quyết định đến chất lượng, hiệu quả của cả dự

án hoặc công trình đưa vào khai thác, sử dụng.

Giai đoạn thực hiện dự án gôm các công việc: Thực hiện việc giao đât hoặc thuê đât

(nêu có); chuẩn bi mặt bằng xây dựng, rà phá bom min (nếu có); khảo sát xây dựng;

Trang 20

lập, thâm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng: cấp giấy phép xây dựng (đối vớicông trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và kýkết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạmứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;

bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng: vận hành, chạy thử và thực hiện các

công việc cần thiết khác; thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt

bang xây dựng, rà phá bom min (nếu có).

1.1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng công trình

Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các

công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

Tuy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư

quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục

công việc quy định tại các giai đoạn trong quá trình quan lý dự án nêu trên.

1.2 Dac điểm dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện

1.2.1 Dac điểm quản lý dự án dau tư xây dựng công trình thủy điện1.2.1.1 Đặc điển thi công xây dựng công trình thủy điện

Xây dựng công trình thuỷ điện là một quá trình gồm nhiều khâu với các công tác khácnhau Có những khâu khối lượng lớn khống chế cả quá trình xây dựng như công tácđất đá, công tác bê tông và công tác bê tông cốt thép, công tác khoan phụt xi măng,công tác chế tạo lắp đặt thiết bị.v.v Có những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như đồ

bê tông dưới nước, đóng cọc, phụt vữa, thi công lắp ghép cốp pha tắm lớn v.v

Phạm vi xây dựng công trình thủy điện thường rất rộng, có nhiều hạng mục công trìnhcần tiến hành xây dựng cùng một lúc nhưng diện tích xây dựng công trình đơn vị hẹp

phải sử dụng nhiêu loại máy móc thiệt bị và mật độ nhân lực cao.

Công trình thủy điện thường thi công với thời gian kéo dài qua nhiêu năm, khôi lượng

công việc lớn Bên cạnh đó việc xây dựng trên các lòng sông, suôi, kênh rạch, hoặc bãi

bôi nên móng nhiêu khi sâu dưới mặt đât tự nhiên của lòng sông, suôi, nhât là dưới

mực nước ngầm làm cho quá trình thi công công trình thủy điện bị ảnh hưởng bắt lợi

10

Trang 21

của dòng nước mặt, nước ngâm va nước mưa Trong quá trình thi công các công trìnhthủy điện một mặt phải đảm bảo cho hô móng được khô ráo, một mặt phải đảm bảo

các yêu câu dùng nước ở hạ lưu tới mức cao nhât v.v

Các công trình thủy điện thường được xây dựng trong những địa hình, địa chất, khíhậu thủy văn v.v trên mỗi địa điểm xây dựng hoàn toàn khác nhau với các thông sốthiết kế như lưu lượng, cột nước, công suất nhà máy thủy điện, dung tích hồ chứa.Điều đó sẽ dẫn đến sự khác biệt về kết cấu giữa các công trình Mặt khác ngay trongmột công trình kết cấu của nó cũng đa dạng, kích thước khác nhau và phức tạp như kết

câu của nhà máy thủy điện, công trình tràn xả lũ v.v

Các công trình thủy điện có nhiều dạng công tác với khối lượng rất lớn muốn thi côngđúng thời hạn quy định thì phải tiễn hành thi công với cường độ cao, mức độ cơ giớihóa lớn và sử dụng nhiều máy móc, thiết bị thi công hiện đại, có năng suất cao Đồngthời phải tiễn tới công nghiệp hóa và tự động hóa trong sản xuất và thi công với mức

độ cân thiệt có thê, nhat là đôi với những công việc nặng nhọc, khó khăn, nguy hiém.

Các công trình thủy lợi, thủy điện thường được xây dựng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh,

xa các thị tran, thành phố và các trung tâm công nghiệp Do đó khi xây dựng các công

trình thủy điện thường hình thành khu dân cư và khu công nghiệp mới Tùy theo quy

mô công trình, thường phải xây dựng hàng loạt các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp phụtrợ đủ lớn về nhiều mặt dé phục vụ cho quá trình thi công và phải sử dụng một số

lượng lao động rat lớn (trực tiếp và gián tiếp) dé xây dựng công trình.

1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý dau tư xây dựng dự án thủy điện

Nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng dự án thủy điện phải đảm bảo [3]:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài nguyên nước, bảo vệ

môi trường vả các quy định có liên quan khác; tuân thủ quy hoạch thủy điện và phù

hợp quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thâm quyền phê duyệt.

- Trường hợp dự án thuộc quy hoạch thủy điện nhưng chưa có trong quy hoạch phát

triển điện lực hoặc chưa phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực thì co quan có thâm

11

Trang 22

quyền cho phép dau tư phải lấy ý kiến của Bộ Công Thương về sự phù hợp của dự ánvới quy hoạch phát triển điện lực trước khi xem xét cho phép đầu tư.

- Mọi thay đôi về tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, quy mô, nhiệm vụ, tiến độ của dựán thủy điện trong quá trình đầu tư xây dựng phải được các cơ quan nhà nước có thầmquyên liên quan cho phép bằng văn bản trước khi triển khai thực hiện.

1.2.1.3 Kế hoạch quản lý dau tư xây dựng dự án thủy điện

Quy định về kế hoạch quản lý đầu tư xây dựng dự án thủy điện bao gồm các nội dung

1.2.1.4 Các yêu cầu đối với Chủ dau tư dự án thủy điện

Chủ đầu tư các dự án thủy điện cần phải đảm bảo các yêu cầu sau [3]:

- Là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của LuậtDoanh nghiệp và có ngành nghề kinh doanh đầu tư xây dung dự án thủy điện.

- Có đủ năng lực tài chính dé thực hiện dự án: Nhà dau tư phải đảm bảo vốn chủ sở

hữu đạt tối thiêu 30% Tổng mức đầu tư dự án và được các tô chức tin dụng, tổ chức tài

chính, ngân hàng cam kết bằng văn bản cho vay phần vốn đầu tư còn lại, đồng thờichủ đầu tư phải có kế hoạch bố trí các nguồn vốn đầu tư dự án, đảm bảo phù hợp vớitiến độ thực hiện dự án.

- Nhà đầu tư hiện không là Chủ đầu tư một dự án khác đang chậm triển khai hoặc

chậm tiến độ quá 12 tháng so với quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp

được tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu

tư Nhà dau tư phải cung cap bản sao các hô sơ liên quan đên việc thực hiện các dự án

12

Trang 23

mà minh làm Chủ đầu tư cho cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xem xét và phảichịu trách nhiệm về sự chính xác các thông tin này.

1.2.2 Phân tích hiệu quả đầu tư dự án dau tư xây dựng công trình thủy điện1.2.2.1 Vai trò các du an đầu tư xây dựng công trình thủy điện tại Việt nam

Nguồn tài nguyên thủy điện nước ta rất dồi dao và phong phú, phân bố khắp cả nước

với hơn 2000 sông, suối lớn, nhỏ các loại Việt Nam là một trong số 14 quốc gia giàunguồn tài nguyên thủy điện trên thế giới Ngày nay, thủy điện đã trở thành một trongnhững nguồn điện quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam.

Công trình thủy điện là loại công trình sử dụng nguồn tài nguyên nước để phát điện,nhưng không tiêu thụ nguồn nước Tuy nhiên phần lớn các công trình thủy điện loại

vừa và lớn thường là công trình lợi dụng tổng hop dé phục vụ cho nhiều mục đích

khác nhau như: phát điện, cắt lũ, bố sung và cung cấp nước cho hạ du, cải thiện khảnăng vận tải thủy kết hợp du lịch và nuôi trồng hải sản v.v Ngoài các lợi ích to lớnmà công trình thủy điện mang lại cho các ngành và địa phương, nó cũng làm thay đôikhá lớn về chế độ dòng chảy, môi trường sinh thái, môi trường xã hội vùng có côngtrình và phụ cận (như ngập đất trong vùng hồ chứa, đi dân và tái định cư, ảnh hưởng

văn hóa vùng lòng hồ v.v )

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, các công trình thủy điện đã hoàn thành xuất sắcsứ mệnh của mình Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam, cho đến nay, Tậpđoàn đang đầu tư, quản lý, vận hành khoảng 37 công trình thủy điện, chủ yếu là cácthủy điện vừa (từ 160 MW) và lớn (2.400 MW) với tổng công suất nguồn chiếm trên

16.000 MW khoảng 38% của cả hệ thống điện.

Ở miền Bắc, với sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà máy Thủy điện Thác Bà 108 MW (trên

sông Chảy, nhánh phải sông Lô) đã được xây dựng và hoàn thành năm 1972 Cùng với

các nhà máy điện khác, thủy điện Thác Ba đã chiếm 70% sản lượng điện của hệ thốngđiện miền Bắc, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng CNXH của miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.

13

Trang 24

Sau khi thống nhất đất nước, ngành điện lại tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình làđầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 1.920 MW trên Sông Đà và Nhà máyThủy điện Trị An 400 MW trên sông Đồng Nai.

Đối với công trình Thủy điện Hòa Bình được coi là công trình thế kỷ được xây dựngvới sự giúp đỡ của Liên Xô đã cho thấy hiệu quả mọi mặt về trị thủy và kinh tế Khôngchỉ giữ vai trò là nguồn điện chủ lực của quốc gia, thủy điện còn chống lũ và cung cấpnguồn nước tưới cho vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ góp phan dam bảo an ninhlương thực quốc gia và hăng năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí để phát

triển kinh tế - xã hội các tỉnh địa phương Tây Bắc.

Ở phía Nam, thủy điện Trị An khi hoàn thành cũng đã kịp thời giải quyết tình trạng

thiếu điện triền miên ở vùng kinh tế năng động của cả nước với sản lượng hàng nămkhoảng 2 tỷ kWh; đóng góp cho địa phương hàng trăm tỷ đồng Bên cạnh đó, hồ thủyđiện đã điều tiết cấp nước, giữ mức nước chống ngập mặn ở hạ du sông Đồng Nai,

trong đó có thành phó Hồ Chi Minh.

Từ 1990 cho đến nay, nhất là sau Dai hội VI của Đảng, ngành điện đã vươn lên làmchủ toàn điện các dự án thủy điện từ khâu nghiên cứu, khảo sát thăm dò, tư vấn, thiếtkế kỹ thuật, thiết kế thi công, giám sát thiết kế, giám sát thi công cho đến nghiệm thu,

đưa công trình vào vận hành.

Giai đoạn này, phải kế đến việc thi công xây dựng song song 3 công trình thủy điệnlớn ở khu vực miền Trung Tây Nguyên là Yaly (720 MW) trên sông Sê San, Thủyđiện Hàm Thuận (300 MW) và Da Mi (172 MW) trên sông La Nga Tiếp đến là cáccông trình thủy điện Sông Tranh, A Vương, sông Bung Từ năm 2000 đến nay, là công

trình thủy điện Sơn La, Lai Châu là hai công trình lớn đều do người Việt Nam tự thiết

kế, thi công và đã vượt tiễn độ xây dựng từ 1-3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội

đê ra.

Nhờ sự phát triển của các công trình thủy điện, sản lượng điện từ thuỷ điện chiếm mộttỉ trọng áp đảo trong tông cơ cấu nguồn điện, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinhtế nhiều năm qua Năm 2014, sản lượng thuỷ điện đạt trên 62,5 tỉ kWh, chiếm 44,4%.

14

Trang 25

Trong tổng sản lượng thuỷ điện, sản lượng điện của hệ thống Sông Đà chiếm 27,8%,sông Đồng Nai chiếm 15,9%, sông Sê San chiếm 14,1%.

Ở các tỉnh thuộc Tây Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, sản xuất điện từ thủy điện (phầnlớn của EVN) đã đóng góp trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh và mang lạinguồn thu cho ngân sách địa phương hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm Don cử như thủyđiện Hòa Bình đã nộp ngân sách đạt 900 - 1.200 tỷ đồng/năm, xấp xỉ 50% tổng thu

ngân sách của tỉnh Hòa Bình; thủy điện Sơn La, Huội Quảng đóng góp cho ngân sách

địa phương trên 1.000 tỷ đồng chiếm 1/3 ngân sách của tỉnh; thủy điện Lai Châu, chỉ

tính riêng năm 2016, đã đóng góp đạt 474,352 tỷ đồng, nộp quỹ dịch vụ môi trường

rừng 184,75 tỷ đồng Tương tự, các công trình thủy điện khác ở khu vực miền Trungcũng đóng góp hàng trăm tỷ đồng đến gần 1.000 tỷ cho ngân sách địa phương.

Bên cạnh đó, các công trình thủy điện đã làm tốt công tác vận hành liên hồ chứa, gópphần cắt, giảm lũ cho vùng hạ du mùa mưa bão; cung cấp nước tưới, sinh hoạt chongười dân vùng hạ lưu Chỉ riêng 3 hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bàđã cấp hàng tỷ m3 nước phục vụ tưới cho hơn 600.000 ha đất nông nghiệp của đồngbăng Bắc bộ và Trung du miền núi phía Bắc Các hồ thủy điện của khu vực miềnTrung — Tây Nguyên như Đa Nhim, Ialy, sông Tranh, sông Bung, Đồng Nai v.v cũngđiều tiết hàng tỷ m3 nước cho sản xuất lúa, hoa màu, cây công nghiệp cà phê, cacaoV.V , gan day la viéc chéng han, day mặn cho khu vực ha lưu.

Nham đáp ứng nhu cầu về nguồn điện cho phát triển đất nước, dù tỷ trọng thủy điệnnói chung và của EVN nói riêng trong cơ câu nguồn ngày càng giảm nhưng sản lượngđiện từ thủy điện luôn ổn định và tiếp tục giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối vớinên kinh tế - xã hội trong tương lai [4]:

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả dau tư dự án xây dựng công trình thủy điện

Có thể khẳng định rằng, khi được quản lý vận hành khai thác tốt những công trình

thủy điện đã làm tốt sứ mệnh của mình vừa khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tàinguyên nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; chống lũ, chống hạn

mặn và tưới tiêu nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân; đóng góp nguôn ngân

15

Trang 26

sách lớn cho nhà nước; giúp thay đổi bộ mặt hạ tầng kỹ thuật, thúc đây phát triển kinhtế địa phương.

Do vậy hiệu quả đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện đã được khăng

định và vai trò của các dự án xây dựng công trình thủy điện cũng đã được thừa nhận,

cụ thê:

- Về chính trị: Đảm bảo an ninh năng lượng, ôn định và phát triển kinh tế và dân sinh,góp phần én định chính trị, năng lượng tham gia phục vụ các mục đích chính trị của

nhà nước Sự phát triên của thủy điện thê hiện sự lựa chọn của xã hội.

- Về phát triển kinh tế - xã hội: Các dự án thuỷ điện cung cấp cho nền kinh tế năng

lượng sạch với giá thành sản xuất rẻ, điều tiết được giá bán điện cân đối cho giá điện

từ nguồn nhiệt điện, điện năng nhập khẩu Hơn nữa, dự án thủy điện tạo nguồn động

lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, có tác dụng mạnh mẽ đối với

chuyên đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời có tác

động tích cực trong việc tạo ra những điều kiện mới về kinh tế, sinh thái và nhân văncủa các địa phương khu vực thực hiện dự án Tạo cơ hội phát triển kinh tế khu vực có

dự án khai thác các dịch vụ đi theo như tăng cường năng lực giao thông, tưới tiêu

nước phục vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái và tăng thêm nguồn

thu cho ngân sách địa phương Bên cạnh đó việc xây dựng dự án thủy điện tạo thêm

công ăn việc làm cho địa phương, đóng vai trò trong việc hình thành định cư tập trung

thuận lợi cho phát triển giáo dục, y tế v.v

- Về cải thiện cơ sở hạ tang: Xây dựng thủy điện góp phan cải thiện điều kiện ha tang,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mới của vùng Các tác động (trực tiếp, gián

tiếp) dẫn đến thay đổi phân công lao động và cách thức quản lý, sử dụng của cộng

đồng đối với tài nguyên thiên nhiên (đất dai, rừng, nguồn nước) sau khi xây dựng dựán thủy điện Các mô hình tô chức phát triển kinh tế - xã hội tiên tiến sẽ được áp dụngvà triển khai ở từng địa phương và do đó làm tăng hiệu quả đầu tư của dự án.

- Về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Các tác động tích cực của dự ánthủy điện bao gồm các lợi ích về tài nguyên và môi trường mà dự án mang lại, lượngđiện năng do thủy điện sản xuất là điện năng sạch Ngoài ra việc tạo thành hồ chứa

nước và hệ thông cơ sở ha tang đem lại lợi ích vê tai nguyên và môi trường, làm tăng

16

Trang 27

cdự trừ nguồn nước trên lãnh thổ, góp phần cải tạo các đi &, sinh thái cho

các địa phương vùngthượng du và ha du hé chứa Bên cạnh đó việc tập trung khu dân.

‘aur thuận tiện cho quy hoạch cung cấp điện, nước sạch và thu gom xử lý chất thải

nước thai, Việc xây dựng các dự án thủy điện giúp tăng cường năng lực tưới tiêu

chống hạn, dy mặn xâm Kn và vấn để điều tiết nude chống lũ, giảm phát khí thải

- VỀ năng lực quản lý và xây dựng các dự ân thủy điền: Nhờ việc triển khai hàng loạt

các công tri thủy điện trong thi gian qua đội ngũ quản lý, tư vấn, thi công xây lấp,

chế tạo thiết bị cơ khí thủy công và thiết bị điện, quản lý dự án ở nước ta đã có những

tiến bộ và trưởng thành nhanh chóng trên mọi lĩnh vực Tir chỗ phải thuê nước ngoài

làm tư vấn thiết kế công trình, chỉ đạo thi công xây dựng lắp đặt, hiệu chỉnh may móc.thiết bị kỹ thuật đế

kỹ thuật và công nhân lành nghề của

nay đã hình thành đội ngũ tư vin, nhà thầu, chuyên gia, cán bội

lột Nam, Tỷ lệ thiết bị cơ khí thủy công đượcchế tạo trong nước phục vụ các dự án thủy điện ngày cảng tăng cao, góp phầnnâng cao năng lực cơ khí chế lạo trong nước.

Tuy nhiên, để thực biện các dự án thủy điện phải di chuyé tải định cứ, tổ chức lại sảnxuất và đời sống cho một số lượng dân cư cũng như của các địa phưctùng dự án.

Qué trình di dời, tái định cư cho người dân từng sống trong khu vực công trình thủy

điện là vấn đề phức tạp khó khăn Đặc thủ của các dự án là được triển khai xây dựng

tại các tinh miỄn núi, nơi đồng bio dân tộc sinh sống theo công đồng với tập quần và

nền văn hóa lâu đời Việc di dời, tái định cư trong các công trình thủy điện tạo nên.

nhiễu biến động đến đồi sống của người dân vùng bị ảnh hưởng Diễu này đồi hỏi cincó những chính sách đặc biệt trong công tác di dân, tái định cư nhằm giảm thiểu tácđộng tiêu cực đến tả nguyên, con người, “bio dim cho người dân có cuộc sing ở nơimới tốt hon hoặc bằng nơi & thư chính sách của Dang và Nhà nước ta Các dự án.tải định cư thủy điện trong quá tình thực hiện vừa qua đã bộc lộ nhiều khó khan vàvướng mắc ảnh hưởng đến qua rình triển Khai thực hiện các dự án thủy điện

Trang 28

1.3 Công tác quản lý tiến độ thi công xíNam

dựng công trình thủy đi

1.3.1 Đặc điểm môi trường thi công xây dựng ở Việt Nam

Trong những năm gần đây môi trường xây dựng Việt Nam đã chuyển từ cơ chế xây

dựng cơ bản theo kế hoạch tập trung của nhả nước sang quản lý dự án đầu tư xây dựng.

có nhiễu thành phần tham gia Tuy nhiên việc chuyển đổi ngành công nghiệp xây dựng

sang cơ ché thị trường chưa được thực hiện một cách toàn diện, hiện tại mới đang từng.

bước đổi mới, ỗ sung chỉnh sữa những luật If thủ tụ trong khi toàn bộ cơ sở vật chit

‘ma ngành xây dựng đang cần lại không có bước di r rệt, phần nào để trôi nổi theo thịtrường, Vi vậy khi thực hiện quản lý tiễn độ xây dựng sẽ phải chịu sự chỉ phối của

nhiều yêu tổ khó lường trước được.

Theo cơ chế liều kiệnip trung thi rủ ro chủ yéu trong xây dựng là những vẫn đề

tự nhiên, còn éu kiện tiên quyết la nguồn cung cắp vật t, hit bị và vẫn cho xâydựng đã được nhà nước lo liệu từ khâu kế hoạch Khi chuyển sang cơ chế thị trường.thì yến ổ này lại bị phụ thuộc tho thị trường Nguyên nhân sâu xa về vẫn để này la sự

yếu kém về ngành sản xuất công nghiệp trong nước ta đã không được nhà nước

khuyến khí „ hỗ trợ để vượt qua khó khăn ban đầu, kịp hoà nhập với thị trường thé

tổ tác động, muốn điều

Chúng ta biết rằng tiễn độ xây dựng công trình chịu nhiễu y

chính phải có sẵn trong tay cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp mới có thể ứng phó được.

‘Vi dụ công trình thuỷ điện trọng điểm của nha nước do không nắm được qui trình đặt

hàng về mua tuốc bin và máy phát điện nên phải chờ vài năm mới cỏ máy móc thiết bị,trong lúc phần xây thô đã xong Do đó việc chủ động nhận biết các rủi ro và khắc phục.

Trang 29

công, khâu nghiệm thu bị kéo dải, mọi vigphải ngừng Việc áp dụng công nghịxây dựng mới trong xây dựng còn gặp nhiều khó khăn do còn nhiều vướng mắc về

‘quan điểm cũng như lợi ích giữa nhà thầu và chủ đầu tư.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này đó là khi ngành công nghiệp xây dựng ở nước ta

vẫn trong tình trang một nước đang tìm cách thoát nghèo, không thé chủ động đáp ứng

các nhu cầu của xây dựng đề ra, Nhà thầu thí công không thể chủ động đổi mới công

nghệ theo yêu cầu của tiến độ thi công Ví dụ, có công việc nếu sử dụng phương pháp.

thi công thủ công thi lợi nhuận nhà thầu sẽ cao hơn, nhưng làm cho tién độ thi công bị

kéo đủ, Ngược lạ, cổ trường hợp nhà thầu cổ gắng tận dụng công nghệ tiền iến để

day nhanh tiến độ thi công, song lại không được thanh toán, ma vẫn phải theo côngnghệ truyén thông, do vậy các nhà thu không dim đây nhanh tến độ thi công Việcnày đôi hỏi trong quá trình quản lý tiến độ thi công chủ đầu tư edn chủ động phối hopvới các nha thấu tư ie nhàn, iu thi công để kịp thời giải quyết những khó khăn.vướng mắc, đưa ra và thống những phương án biện pháp thi công phủ hợp để đẩynhanh tiến độ thi công,

3.2 Những kết quả dat được trong quản lý thi công xây dựng ở Việt Nam

Trong những năm qua, cùng với nền kinh tế cả nước trên đà phát triển mạnh và hộinhập sâu rộng vào nền kinh té khu vực va thé giới, ngành xây dựng nước ta đã có bướctiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xâydựng,

công trình có nl

trúc và quy hoạch xây dựng, phát trđô thị và nhà ở; năng lực xây dựng

đến bộ, dip ứng ngày cảng tốt hơn vé nhu cầu xây dụng, kể cả

những công trình quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại ở trong và.

ngoài nước,

“Công tác xây dựng cơ bản đã góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo của đấc

nước Hệ thống đô thị Việt Nam đã và đang từng bước phát tiễn theo hưởng bằn

vững, mở rộng vé quy mô, xây dựng cơ sở hạ ting - xã hội phù hợp, đồng ộ, hiện đại,dign mạo đô thị ngày cảng được nâng cao Hệ thông hạ ting kỹ thuật đô thị được đầutập tring bằng nhiều nguồn vốn, từng bước năng cao chất ượng nhằm đáp ứng yêu

cầu phát triển của đô thị Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai

trên phạm vi cả nước góp phần thay đổi hé thống giao thông nông thôn, các con đường

Trang 30

về thôn, xóm được nâng cắp chất lượng, tạo đi phát triển văn hóa, xã hội và thu

hút đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đồi, giảm nghéo, dim bioan sinh xã hội,

Việc đầu tr xây dựng các dự án thủy diện đã và dang góp phần quan trọng trong việcbảo đảm an ninh năng lượng, phục vụ phát triển kính tế - xã hội của cả nước, Dang

thời, vi đầu tự, xây dưng các dự án thủy điện, một số cơ sở bạ tng kinh tẾ xã hội

như điện, đường, trường, trạm y tế, nhà văn hỏa v.v trong các khu vực tái định cự

được nâng cắp, xây dựng mới khá đồng bộ và kiên cổ, tạo điều kiện thúc dy phát triển

kinh tế - xã hội và văn hóa cho người dân địa phương

liện quản lý, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong

Bén cạnh đó trên phương

lĩnh vực xây dựng và nhiều cơ chế, chính sich cổ liên quan đến hoạt động xây dựngđang dần có những bước tiền bộ rõ rệt, các cơ chế chính sách được tập trung xây dựng.để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, bio đảm phù hợp với cơ chế thị trường

theo định hướng xã hội chủ nghi, tạo lập khuôn khổ pháp ý va động lực thúc dy cáchoạt động xây dựng, bình thinh thị trường xây dựng với quy mô ngày cảng rộng lớn,

da dang, phong phố, lim cho cic hoạt động xây dựng di dẫn vio kỹ cương, nền nép,chất lượng xây dựng được đám bảo.

"Ngoài những thành tựu to lớn đã dat được, trong lĩnh vực này dang tén tại một số vẫn

đề như tỉnh trạng châm tiến độ, chit lượng công trình không đảm bảo, nợ đọng xây

dựng cơ bản ở các địa phương nạn tham những, tiêu cực, ing phi, mắt an toàn laođộng ở các công trường xây dụng

1.3.3 Thực trang quản lý tién độ thi công một số công trình thủy điện tai Việt Nam

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phit triển mạnh m của nền kinh tổ, Các

nguồn lục đành cho đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện đã và đang

được quan tâm đúng mức, hing năm đều có những công trình mới được đưa vào vậnhành khai thác Các công trình thủy điện đưa vào vận hành đã phần nào đáp ứng được.

nhu cầu phụ tai điện, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

Trang 31

Bảng 1-1 Tiến độ thi công một số công tình thủytại Việt Nam

TT | Tên công trình Các thông số cơ bản Tiền độ thực tế

1 Thủy điện Sẽ |Công suất lắp máy 260 MW; 2 tổ Khởi công tháng

San 3 máy; địa điểm xây dựng: Chư Pah | 6/2002, hoàn thành năm.

~ Gia Lai 2006

2 |Thủy —— điện| Cong suit kip máy 342MW, 3 tổ Khởi - công thing

Tuyên Quang | may: địa điểm xây dựng: Nà 122002 hoàn thànhHang: Tuyên Quang năm 2007

3 |Thủy điện A | Công suất lấp máy 210 MW, 2 tổ | Khoi công — tháng

Vương máy: địa điểm xây dụng: Đông |8/2003, hoàn thành

Giang ~ Quảng Nam thing 5/2008,

4 | Thủy điện Plei | Công suất lắp mấy 100 MW; 2 ổ |Khỏi công 11/2003,

Krông máy: địa diém xây dựng: Sa Thầy | hoàn thành 2010

= Kon Tum

| thay điện S| Công suất lấp máy 360 MW; 3 tổ| Khỏi — công thing

san máy, địa điểm xây dụng: lagrai —| 11/2008, hoàn thànhGia Lai tháng 3/2010

Nếu tính thời điểm Tổ.

máy số 3 phát điện, thìdự án đã vượt ti độcủa Tổng sơ đồ 6 là 9

thing, côn nếu tỉnh khỉ

tổ máy số 1 phát điện,

thì vượt nữa năm

6 |HỒCaĐạ — | Công suất lắp máy 97 MW; địa | Khoi — công — thing

điểm xây dựng: Thường Xuân -2/2004, hoàn thành

Trang 32

tháng 11/2010Thy điện sông

Bà Hạ

lấp máy 220 MW: 2 tổmáy; địa điểm xây dựng: Phú Yên

Khởi công - tháng4/2004, hoàn thành năm2008

Công suit lắp máy 180 MW; 2 tổ

địa diém xay dụng: Bảo Lâm= Lâm Đồng

Khởi công — tháng12/2004, hoàn thànhnăm 2011

Thủy điện Bảnve

Công suất lắp máy 320 MW; 2 tổ.

máy: địa điểm xây dựng: TươngDương - Nghệ An

Khởi công năm 2004,

hoàn thành năm 2009.Thủy — điện

Đồng Nai 4

Công suất hip máy 340 MW; 2 tổmấy: địa điểm xây dựng: DikGlong — Đắc Nông và Bảo Lộc —

Lâm Đồng

Khởi công 12/2004,

hoàn thành 2/2013

"Thủy điện AnKhê - Kanak

Công suit lắp may 80 MW: 2 tỏ

máy địa điểm xây dmg: An Khê Gia Lai

-Khởi công 11/2005,hoàn thành 2011

12Thủy điện SơnLa

Thủy điện Sơn La: Công suit lắp

máy 2400 MW; 06 tổ mi

điểm xây dựng: Mường La - SơnLa

Khởi công 11/2005,hoàn thành 2012 vượttiến độ 3 năm so vớiyêu cầu quốc hội để ra

3Thủy điện Bản

Thủy điện Bản Chất: Công suấtlắp máy 220 MW; 02 tổ máy; dia

điểm xây dựng: Mường La - Sơn

La và Than Uyên - Lai Chân

Khởi công 1/2006, hoànthành 12/2015

ấy 520 MW; 02 tổ mày: địa

m xây đựng: Mường La ~ SơnLa

Thủy diện Sông Tranh 2: Công

suất lắp máy 190 MW: Địa điểmxây dưng: Bắc Trả My ~ Quảng

Trang 33

16 | Thay điện Nam | Thủy điện Nam Chiến: Công suất| Khởi công 12/2007,

Chiến lắp máy 200 MW; địa điểm xây | hoàn thành 2013

cưng: Mường La - Sơn La

7 Thuy điện Hủa | Thủy điện Hua Na: Công suất lip | Khởi công 3/2008, hoàn.

Na máy 180 MW; địa điểm xây dng: | thank 9/2013

Qué Phong —Nehé An

18 | Thay dign Sông |Thiy điện Sông Bung 4: Công Khởi công 6/2010, hoàn

Bung 4 suất lắp máy: 156 MWs địa điểm thành 2015

xây dimg Nam Giang - QuảngNam

19 | Thay điện Lãi |Thủy điện Lai Chiu: Công suất | Khoi công 1/2011, hoàn

Châu lắp may 1200 MW; địa điểm xây thành 12/2016, vượt

dưng: Nam Nhìn - Lai Chiu _ến độ 1 năm so vớiyêu cầu quốc hội để ra

30 |Thủy ign | Thủy điện Đồng NaiS Công suất |Khoi công 122011,Đồng Nai Š— | lắp máy 150 MW; địa điểm xây hoàn thành 12/2015

ìm Đông vàdựng: Bảo Lâm

Dak R'Lấp - Đắk Nong

Kết luận chương 1

Đầu tư xây dựng của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai t quan trọng trong toinve kinh - xã"bộ hoạt động đầu tư của nền kinh tế nước ta góp phin mang lại lợi ik

hội, nâng cao chit lượng đồi sống của nhân dân, cả về vật chất và tỉnh thần, và là điều

kiện mục tigu hàng đầu cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thành,

công trong việc quản lý dự ân đầu tư xây dụng gớp phin bảo đảm hiệu quả đầu tư củamột dự án, kiểm soát that thoát, lãng phí trong dau tư xây dựng.

“Chương 1 của luận văn đ tình bày những vin để tổng quan về dự án và quản lý dự án

dầu tr xây dựng công trình Tác giả đã nêu tôm tất về khải niệm, các hình thức,nguyên tắc, mục tiêu và tién trình quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chungvà quân ý dự án thủy điện ni riêng: đồng thời đưa ra những phân tích hiệu quả đầu tr

của các dự án thủy điện Bên cạnh đó tác giả cũng đã để cập đến đặc điểm và thực

trang về công tác quản ý iến độ thi công các công trình thủy điện tại Việt Nam:

Trang 34

Qua đó

phân tích các nội dung và các nhân tổ ảnh hưởng trong công tác quản lý iến độ tỉcgi stim cơ sở khoa học và phip lý về quán ý iến độ thi công để ừ đócông, vấn để được làm rõ trong nội dung trình bày tại các chương tiếp theo,

Trang 35

CHUONG2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG CONTÁC QUAN LY TIEN ĐỘ THỊ CÔNG CÔNG TRÌNH

3:1 _ˆ Những vin đề chung về quản lý tiến độ thi công công trình

21.1 Quy định về quản lý tiễn độ thi công công trình

Quy định về quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu từ xây đựng như sau [1]

~ Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiền độ thực hiện khi phê duyệt dự ánĐối với công trình thuộc dự án sử đụng vốn ngân sich nhà nước th tiên độ thi công

xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người

“quyết ịnh đầu tư phê duyệt

= Chủ đầu ta, nhà thầu thi công xây dựng công tình phải lập kế hoạch tiến độ, biện

pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiễn độ thi công xây dựngđược duyệt

~ Chủ đầu tư có trách nhiệm tam ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tién độthực hiện hợp đồng xây dựng

~ Khuyến khích chủ đầu từ, nhà thầu xây đựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ

thuật, công nghệ và tổ chức quản ý hợp lý để rút ngắn thai gian xây dựng công tình.

Quy định về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình th tiến độ thi công công

trình xây dựng phải đảm bảo như sau |5]

- Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng.

độ của dự án đã được

“Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng ti

phê duyệt,

~ Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tién độ

xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo thắng, quý, năm.

~ Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vẫn giám sắt và các bên có li quan có

trách nhiệm theo dồi, giảm sắt tiến độ thi công xây dưng công rình và điều chính tiễnđộ trong trường hợp tiến độ tủ công xây dụng ở một số giai đoạn bị kéo di những

không được làm ảnh hưởng đến tổng tiễn độ của dự án

Trang 36

~ Trường hợp xét thấy tổng tiễn độ của dự án bị kéo dài thi chủ đầu tr phải báo cáongười quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án2.12 Yêu cầu về quản lý tiễn độ thi công công trình

Tiển độ thi công sau khi đã được cắp có thẩm quyền phê duyệt, được chủ đầu tư ký

hợp đồng, sẽ được đem ra thực hiện trên công trường xây đựng Giống như mô hình

quan lý chất lượng công trình xây dựng, có hai chủ thé tham gia quản lý độ là nhà.thầu (ur quản lý tiền độ thông qua hợp đồng da ký kế) và chủ đầu tr (mà đại điện là tư

vấn giám sit).

2.1.2.1 Yêu cầu đổi với chủ đầu ne trong công tác quần lý ấn độ tỉ công

- Trong công tác thẩm ra tiễn độ do nhà thầu thiết lập: Chủ đầu tư cần cử người có

trình độ và kinh nghiệm thực hiện thẩm tra, xem xét tiến độ thi công do nhà thầu lập ởcả giải đoạn đầu thu và giai đoạn chuẩn bị tiễn khai thi công.

+ Ở giai đoạn đầu thi án gói thầu thé hiện trong hồ sơ dự thầu

có thể có sai sót, khiếm khuyết là do: Không tuân theo các yêu cầu chính đã đặt ra ở

, tiến độ thực hiện dụ

tổng tiến độ thực hiện dự án đầu tư đã phê duyệt: Không đáp ứng các yêu cầu vỀ các

u do chú đầu tư đặt ra, Do kỹ năng lập tiến độ của nhà thầu bịmốc tiến độ trọng.

han chế nên vi phạm những nguyên lý khoa học và thực tiễn của việc lập tiến độ gây

đảo lộn về trình tự kỹ thuật thực hiện, xung đột mặt bằng thi công, sử dựng các nguồn

lượng công trình vẫn dam bảo, các mốc tiễn độ trọng yêu vẫn được đảm bảo và không

làm thay đổi giá hợp đồng do có sự thay đối

Trang 37

~ Trong công tác tiễn khá thi công xây dựng công tình: Do các nguyên nhân chủ

quan hay khách quan, việc triển khai thực hiện tiến độ của các nhà thầu có thể bi sai

lệch so với kế hoạch được duyệt Dé dự án triển khai đúng tiền độ thì nhà đầu tư cẳn

- Tang cường công tác quản lý việc thực hitiến độ xây dung công trình, coi tiến đội

cần phải thực hiện:

+ Kiểm tra đôn đốc thự hiện tiến độ xây đựng các công tình đơn vị và ph phù hợp

với tổng tiến độ thi công đã được duyệt

++ Bim bảo chính xác đúng tổng tiền độ để ra như thời điểm chan dòng, thời gian hoàn

thành công trình, hoàn thành thi công

+ Lâm tổ công tác nghiệm thu phi thu công trình đơn vị, lên phiếviệc, nghỉgiá

„ tạo điều kiên cho các don vị hoàn thành hang

và cấp phát vốn kip thời khuyến i

mục công trình đúng thời hạn.

- Nhà đầu tư cần phai có biện pháp điều khiển tiễn độ để đảm bảo tiến độ thi công

.được nhịp nhang và đạt được mục tiêu bỏ vốn hợp lý trong quá tình thi công Thực

hiện đúng kế hoạch u nhằm giảm chỉ phí trong quả trình xâyđộ đặt ra là mục

<img của các đơn v thi công Tuy điều kiện ở tùng đa phương, đơn vị và công trưởng

xây dựng mà đưa ra những giải pháp sit thực mới mang lại hiệu quả cao.

“rong trường hop thời gian thi công đã duyệt bị kéo dai: Nếu tiến độ của nhà thầu bịkéo dii do những nguyên nhân ngoài bản thân nhà thầu thì chủ đầu tư cin dựa vào

nt sẽ bị đình chỉ thanh

diều kiện hop đồng duyét kéo đãi thời gian, nếu không nhà tl

oán hoặc bồi thường tổ thất do sai tiến độ.

21.2.2 Yêu cầu di với nhà thau trong công tác quân lý tiến thi công

Nhiệm vụ trọng tâm của nha thầu thi công trên công trường là quản lý đảm bảo chất

lượng thi công và quản lý thực hiện tiễn độ thi công theo ding cam kết với bên giao.

thầu Muốn thực hiện được tổng tiến độ theo kế hoạch tiến độ cơ sử đã phê duyệt, nhàthầu phải lâm tốt hai việc chính:

~ Lập kế hoạch tin độ te nghiệp thắng và giao nhiệm vụ cho đơn vị thực

Trang 38

= Tổ chức hoạt động điều độ sản xuất hing ngày, hàng twin theo kế hoạch tác nghiệp

thang đã duyệt,

Trên cơ sở đồ yêu cầu với nhà thi rong công tác quả lý tiến độ thi công như sau:= Dua trên tiến độ đã được duyệt chủ động dea ra tiến độ tg tần, kỳ theo ni lịch:

~ Sau một chu ky làm việc quy ước (1 twin, 10 ngảy hoặc 1 tháng) phải cập nhật thông

tổn rong quả tinh kiểm soát tiến độ, đề đưa ra một báo cáo Nội dung bio cáo gồm

+ Khối lượng hoàn thành công việc thực tế so với kế hoạch theo tiến độ;

+ Nếu tiễn độ bị chậm, phải tim ra nguyên nhân làm châm tién độ va có biện pháp xửlý kip thời đ hạn đến mức thấp nhất sự châm tếp theo:

+ Hội ý thường xuyên với các bộ phận chức năng của công trường (ban chí huy, bộ.

phận kỹ thuật, ké hoạch và tư vẫn giám sit) để cùng khống chế tiến độ.2.2 Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý tiến độ thi công công trình2.21 Cơsở khoa học về quản lý tiễn độ thi công

2.2.11 K hoạch tiến độ tỉ công

+ Ý nghĩa cge lập kế hoạch tiền độ thi c

"Ngành xây dựng muốn đạt được mục dich dé ra edn phải có một kế hoạch sản xuất cụ

ú KẾ hoạch sản xuất 46 được gin liên với một trục hồi gian, người ta gọi đồ là tiến

độ Công trinh xây dựng được tổ chức bởi nhiễu tổ hợp xây lip với sự tham gia của

nha thầu, người thiết kế, đoanh nghiệp cung ứng máy móc vật tư thiết bị và các loại ti

nguyên Xây dựng công trình là một hệ điều khiển quy mô lớn và phức tạp, trong hệ

và mỗi quan hệ giữa chúng Vì vậy để xây dựng một công.

— tổ chức và chỉ đạotrình cần phải có một mô hình khoa học diễu khién các quả

xây dựng Mô hình đó chính là kế hoạch tiến độ thí công Đó là một biểu kế hoạch

trong đó quy định trình tự và thời gian thực hiện các công vị inh hoặccác quáhạng mục công trình cùng những yêu cầu về nguồn tài nguyên va thứ tự dùng chúng.để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra

Trang 39

‘ong trình hoàn thành đúng thời han, chất lượng của công trình được đảm bảo theoyu cầu d ra thì bắt buộc phải lập kế hoạch tiến độ thi công

* Lập kế hoạch tién độ thi công

- Là phần việc quan trong nhất của thiết kế tổ chức thi công KẾ hoạch tiến độ thi công

cquyết định đến tốc độ, trình tự và thời gian thi công của toàn bộ công trình.

~ KẾ hoạch tiến độ thi công chứa đựng tổng hợp các các nhiệm vụ, yếu ổ, các chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật quan trọng nhất mà nhà thầu phải thực hiện.

- KẾ hoạch ti

nhà thầu xây dựng.

độ thi công còn phan ánh trình độ công nghệ va năng lực sản xuất của

* Vai trỏ cia kế hoạch tiền độ thi công

KẾ hoạch tiên độ xây dựng hợp lý sẽ đảm bảo công trình tiền hinh thuận lợi, quá trình

thí công phát triển cân đối, nhịp nhàng, đảm bảo chất lượng công trình, an toàn thi

công và hạ thấp giá thành xây dựng

KẾ hoạch tiến độ là ải liệu thể hiện rõ các căn cứ, các thông tin cần thiết để nhà thầu.

săn cứ vào đồ tổ chức và quân ý tốt nhất mọi hoạt động xây lắp trên toàn công trường.

"rong kế hoạch tiến độ thi công, thường thể hiện rõ:

~ Danh mục công việc, tính chất công việc, khối lượng công vi theo từng danh mục,

- Phương pháp thực.(phương pháp công nghệ và cach tổ chức thực hiện), như

cẩu lao động, xe máy, thiết bị thĩ công và thồi gian cần thiết thực hiện từng đầu việc,- Thai điểm bit đầu, kết thúc của từng đầu việc và mỗi quan hệ trước sau về không

ian, thời gian, về công nghệ và tổ chức sin xuất của các công việc

= Thể hiện tổng hợp những đồi hii về chit lượng sản xuất, an toàn thi công và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực đã có trên công trường.

Trang 40

Kế hoạch lập các kế hoạch phụ trợ khác như: kếhoạch lao động -tền lương, kế hoạch sử dụng xe máy, ké hoạch cung ứng vật tr kế

độ thi công còn là căn cứ để th

hoạch đảm bảo tải chính cho thi công

KẾ hoạch tiến độ thi công được duyệt trở thành văn bản có tính quyển lực trong quản

lý thực hiện hợp đồng Nó trở thành căn cứ trực tiếp để phía chủ đầu tư giám sát nhàthầu thực thi tig độ hợp đồng, đồng thời cũng là căn cứ để chủ du tư cắp vốn và các

điều kiện thi công cho các nhà thẫu theo hợp đồng đã ý.

* Các loại kế hoạch tiến độ thi công

Do yêu cầu đặt ra của công việc quản lý dự án xây dụng, thông thường kế hoạch tiếnđộ thi công được thiết lập ở 03 giai đoạn:

= Tiến độ thực hiện dự án xây dựng, được đưa ra trong quyén dự án đầu tư được đuyệt

= Tổng tiền độ thi công công trình do nhà thầu lập đưa vào Hỗ sơ dự thâu.

- Tiến độ thi công công trinh do nhà thiu trực tế thỉ công lập để chỉ đạo thi công

công tình sau khi đã tring thầu bao gồm: KẾ hoạch tổng tiến độ; kế hoạch tiên độ

công tri đơn vi: kế hoạch phn việc, cụ th

+ Đối với kế hoạch tổng tiến độ: được biên soạn cho toàn bộ công tình Trong kế

hoạch tổng tién độ xác định được tốc độ, trình tự và thời hạn thí công các công trình

đơn vị (công trình chính, công trình phy, công trình tam).

Ké hoạch tổng ti sơ bộ và thiết kế kỹ thuật

với mức độ chi tiết khác nhau Trong t

độ thường được lập ở giai đoạn thiết

bản vẽ thi công và thời ky thi công còn

cần lập kế hoạch tổng tiền độ cho từng năm với công tình thi công nhiều năm để chỉ

đạo thí công.

+ Đối với kế hoạch tiến độ công trình đơn vị: được biên soạn cho công trình đơn vị

chủ yếu (đập ding, nha máy, công trình xã lũ, ) trong hệ thống công trình đầu mỗi ởgiả đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công KẾ hoạch tiến độ công trình đơn

vị căn cứ vào thời gian thi công của công trình đơn vị đã quy định trong kế hoạch tổng

Ngày đăng: 14/05/2024, 13:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN