1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
Tác giả Phạm Vĩnh Long
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú
Trường học Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn dé tài “Nang cao côngtác quản lý chỉ phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu tai Ban quan lý

Trang 1

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn dé tài “Nang cao công

tác quản lý chỉ phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

Thủy điện Lai Châu tai Ban quan lý dự án nhà máy thủy điện Son La”, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo giảng dạy, các bạn đồng môn, các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại Ban

QLDA NMTD Sơn La.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thay cô trong trường Dai học THủy Lợi, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Phú người đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp tác giả có được kiến thức dé hoàn thành bản Luận văn này.

Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn kho tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiên đóng ghóp quý báu dé bản Luận văn được hoàn thiện hon.

Xin tran trọng cam on!

Ha Noi, thang 3 nam 2016

Hoc vién

Pham Vinh Long

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi Phạm Vĩnh Long - tác giả của Luận văn này xin cam đoan rằng nội dung của bản Luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình đảo tạo cấp bằng nào

khác.

Tôi cũng xin cam đoan các số liệu và kết quả trong Luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây.

Tất cả trích dẫn đã được ghi rõ nguồn góc.

Hà Nội, thang 3 năm 2016

Học viên

Phạm Vĩnh Long

Trang 3

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE CHI PHI VÀ QUAN LY CHI PHI DỰ

AN DAU TƯ XÂY DUNG CÔNG TRÌNH 51.1, Một số van đề chung về chi phí và giá cả sản phẩm xây dựng công trình: 5

1.1.1 Khái niệm : : : ed 1.1.2 Đặc điểm thi trường xây dung, sản phẩm xây dựng, công nghệ xây dựng và giá cả sản phẩm xây dựng 6 1.1.3 Sự hình thành chỉ phí xây dựng qua các giai đoạn xây dựng 6 1.2 Tổng quan về quản lý chỉ phi đầu tư xây dựng công trình 9

9 1.2.1, Mục tiêu của quản lý chỉ phí

1.2.2 Nguyên tắc quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng °

1.2.3 Nội dung quan lý chỉ phi đầu tư xây dựng công trình 101.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chỉ phí dự án đầu tư xây dựng công

trình „13 1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ phí xây dựng công trình 13 1.3.2 Trình độ quản lý và công nghệ 14 1.3.3 Các chính sách kinh tế va sự biến động kinh tế 16

1.4 Vai trò của quản lý chi phí đối với việc giảm giá thành xây dựng 17

lầu tư xây dựng công trình ở

+17

1.5 Kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ phí

Việt Nam và Thể giới

1.5.1 Một số bài học về ông tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng ở nước ta 7

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở một số nước

1.6 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đ

KET LUẬN CHƯƠNG I :

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ CHI PHÍ DAU TƯ XÂY.DUNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN TRONG GIAI DOAN THỰC HIỆN

DỰ ÁN, 3

Trang 4

2.1.2 Đặc điểm các dự án thủy điện : 29

2.2 Các cơ sở lý luận về quan lý chi phí đầu tw xây dựng công trình Thủy điện trong giai đoạn thực hiện dự án: oe „AI

2.2.1 Công trình thủy điện os : 31

35 2.3, Nội dung và yêu cầu quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình Thủy 2.2.2 Quản lý chi phí xây dựng công trình thủy điện

điện giai đoạn thực hiện dự án : " A6

2.3.1 Nội dung quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện giai

PHÍ GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ.MAY THỦY ĐIỆN SƠN LA 44

3.1, Giới thiệu khái quát về Ban quan lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La và

dự án Thủy điện Lai Châu 4 3.1.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La 44 3.1.2 Giới thiệu về dự án Thủy điện Lai 46 2 Thực trạng công tác quản lý chỉ phí của Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La 31

3.3 Đánh gid chung về công tác quản lý chi phi giai đoạn thực hiện dự án đầu

tư xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu của Ban quản lý dự án Nhà máy

“Thủy điện Son La thời gian qua 53

3.3.1 Các kết quả dat được, 53.3.2 Phân tích tồn tại hạn chế và nguyên nhân 54

Trang 5

3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý chỉ phí giai đoạn thực hiện dự

án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu trong thời gian tới 57

3.4.1 Thuận lợi „5

3.4.2 Khó khăn : os : 58

3.5 Nguyên tắc và yêu cầu của việc dé xuất các giải pháp ose 58

3.5.1 Dựa trên những quy định của pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp 58

3.5.2 Xem xét đánh giá toàn bộ các nội dung của hồ sơ trong giai đoạn thực

3.6.3 Giải pháp trong ễ dự toán

1 Các kết quả đạt được của luận văn 7+

2 Kiến nghị 72

3.1, Đối với các cơ quan quản lý nha nước:, 722.2 Về phía Ban QLDA NMTD Sơn La 722.3 Đối với các đơn vị thi công: : —.TÀI LIỆU THAM KHAO

Trang 6

Hình 2.1: Công trình thủy điện Sơn La - -26

Hình 2.2: Công trình thủy điện Hòa Binh

Hình 2.3: Các hạng mục công trình thủy điện Yaly (đập, hỗ chứa, phòng,

khi gian máy)

Hình 2.4: Công trường xây dựng thủy điện Lai Châu.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Ban QLDA NMTD Sơn La 45

Hình 3.2: Mối liên kết giữa các phòng chức năng Ban QLDA NMTD Sơn La 46

Hình 3.3: Phin mềm dự toán G8

Hình 3.4: Sơ dé xử lý hỗ sơ trong một phòng chức năng,

Hình 3.5: Sơ đồ xử lý hé sơ trong Ban QLDA NMTĐ Sơn La.

Hình 3.6: Phần mềm quản lý văn bản điện tử eOffice

Hình 3.7: Phần mềm quản lý văn bản điện tử Lizard 69

Trang 7

DANH MỤC BANG BIE

Bang 2.1: Các dự án thủy điện lớn ở Việt Nam hiện nay “4

Bang 3.1: Tiến độ thực hiện Công trình Thủy điện Lai Châu 2015 51

Bảng 3.2: Giá trị giải ngân thanh toán công trình Thủy điện Lai Châu 2015 54

Trang 8

Đầu tư xây dựng công trình

“Thủy điện

“Thủy điện nhỏ.

Đánh giá tác động môi trường

Nhà máy thủy điện

Giải phóng mặt bằng

“Tập đoàn điện lực Việt Nam

Uy ban nhân dân

Trung học cơ sở, Tái định cư

Hỗ sơ yêu cầu

Hồ sơ đề xuất

Trang 9

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Do đặc thù nghành xây dựng nên da số các công tinh xây dựng hiện

nay đều có quy mô lớn, chỉ phí lớn, thời gian xây dựng và khai thác đài

Nguồn vốn dành cho xây dựng thường chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách.hàng năm của nhà nước cũng như kế hoạch vốn hàng năm của doanh nghiệp

‘Chi phí xây dựng là một trong bốn mục tiêu hàng đầu của một dự án Vì vậy,

công tác quản lý chi phí trong các dự án xây dựng luôn được Nhà nước và

“Chủ đầu tư quan tâm.

n, bên

“Trong tiến trình đổi mới phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Ni

cạnh việc đất nước đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (World Trade

è đà ất lớn Khi đó nhiềOrganization - WTO), nhu cầu tư và xây dựng I

cơ hội và thách thức mới sẽ mở ra cho các Chủ đầu tư vả doanh nghiệp xây

dựng Vì vậy, quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng là một trong các nhân tố quantrọng quyết định thành công trong môi trường ngày càng cạnh tranh và nhiều.khó khăn của các nhà đầu tr cũng như các doanh nghiệp xây dựng

“Trong thời gian qua, công tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện tại Ban quản lý Dy án Nhà máy Thủy điện Sơn La còn nhiều

vấn đề bắt cập, nhất là trong công tác quản lý chỉ phí giai đoạn thực hiện dự

án, nên chưa phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư Với mong muốn đồng

góp các kiến thức học tập và nghiên cứu của mình trong việc giúp Ban quản

lý Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chỉ

phi đầu tư xây dựng công trình, tác gid đã lựa chọn vin đề “Nâng cao côngtác quản Ij chỉ phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tw xây dựng công trình

Thủy điện Lai Châu tại Ban quản lý dự án nhà máy thúy điện Sơn La" làm

đề tài luận văn tốt nghiệp khóa học của minh

Trang 10

xây dựng các công trình thủy điện mà Ban quản lý dự án Nhà máy Thủy điện

Sơn La đang quản lý đâu tư xây dựng

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài

a Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn dé lý luận về dự

ấn và quản lý chỉ phí dự án đầu tư xây dựng công trình để làm cơ sở khoa học

nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý chi phí hợp lý, góp phần nângcao hiệu qua đầu tư các công trình xây dựng thủy điện

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a Đi tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của dé tài là công tác quản lý chỉ phí giai đoạnthực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu của Ban quản

lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La.

b Pham vi nghiên cứu:

- Phạm vi về nội dung và không gian nghiên cứu; ĐỀ tài tập trung

Nghiên cứu để xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chỉ phí giai đoạn

thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu của Ban quản

lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La.

Trang 11

~ Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 - 2015.

5 Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu sau

~ Phương pháp khái quit hóa;

~ Phương pháp phân tích tông hợp, so sánh;

~ Phương pháp khảo sát điều tra thu thập số liệu;

- Phương pháp phân tích kinh té;

- Phương pháp đổi chiếu với hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chỉ

phi đầu tư xây dựng công trình;

- Phương pháp chuyên gia;

6 Kết quả dự kiến đạt được

~ Hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về quan lý chỉ phí đầu tư vàcác nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng công tác quản lý chỉ phí giai

đoạn thực hiện dự án của các dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung hay

các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện nói riêng

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công

trình giai đoạn thực hiện dự án tại Ban quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn

La trong thời gian vừa qua, từ đó, đánh giá các kết quả đạt được; các mặt tồn.tại hạn chế, nguyên nhân dé tìm ra các giải pháp khắc phục

- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học, phù hợp vàkhả thi với điều kiện thực tiễn của Ban quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn

La trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý chỉ phí đầu tư

đựng công trình giai đoạn thực hiện dự án Thủy điện Lai Châu.

' Nội dung của Luận văn

Luận văn gồm có 3 chương nội dung chính

“Chương 1; Tổng quan về chỉ phí và quan lý chỉ phí dự án đầu tư xây

‘dung công trình

Trang 12

Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác quản lý chỉ phí giai đoạn thực

hiện dự án dau tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của Ban Quan lý

dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La.

Trang 13

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE CHI PHI VA QUAN LY CHI PHI DỰ

AN ĐẦU TU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH1.1 Mật số vấn đề chung về chỉ phí và giá cả sản phẩm xây dựng công

trìn

LLL Khái niệm

1.1.1.1 Chỉ phí xây đựng

Chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư là toàn bộ chỉ phí

cần thiết để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật cho công,trình Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng mỗi côngtrình có gid trì xây dựng riêng được xác định bằng phương pháp lập dy toán

xây dựng do Nhà nước quy định.

Chi phí xây dựng công trình được biểu thị bằng các tên gọi khác nhautheo từng giai đoạn của quá trình đầu tư Giai đoạn chuẩn bị đầu tư đó là tổng.mức đầu tư; giai đoạn thực hiện xây dựng công trình của dự án đầu tư đó là

tổng dự toán công trình, dự toán chỉ tiết các hạng mục công tinh và các loại

công tác xây lắp riêng biệt; giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào hoạtđộng đó là quyết toán công trình

ngành, trong đó những lực lượng tham gia chế tạo sản phẩm chủ yếu: các chủ

đầu tu; các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp; các doanh nghiệp tư vấn xâydựng: các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị xây dựng;

các doanh nghiệp cung ứng; các tổ chức địch vụ ngân hàng và tài chính; các

cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan,

Trang 14

1.1.2.1 Đặc điềm thị trường xây dựng:

- Một người mua, nhiều người bán

~ Việc mua bán sản phẩm thường diễn ra tại nơi sản xuất

- Nhà nước là khách hàng lớn nhất

~ Chịu sự chỉ phối của các quy luật kinh tế

1.1.3.3 Đặc diém sản phẩm xây dựng:

- Sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ

- Được cấu thành bởi nhiều loại nguyên, vật liệu xây dựng

- Tiêu hao lớn về nhân lực, vật lực

Nhiều chủ thể tham gia trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng

- Thời gian hình thành sản phẩm thường dài

~ Sản phẩm được hình thành chủ yếu ngoài hiện trường

~ Sản phẩm có giá trị lớn

1.1.2.3 Đặc điểm công nghệ xây dung:

- Sử dung nhiều công nghệ khác nhau trong quá trình sản xuất

- Công nghệ xây dựng luôn có xu hướng đổi mới không ngimg

- Việc sử dung công nghệ xây dựng đòi hoi lao động có trình độ cao 1.1.2.4 Đặc điểm giá cả sản phẩm xây dung:

~ Mang tính cá biệt

- Hình thành trước khi sản phẩm ra đời

- Hình thành dn trong quá trình đầu tư

- Hình thành chủ yêu thông qua đấu thâu và hợp đồng kinh tế

1.1.3 Sự hình thành chi phí xây dựng qua các giai đoạn xây dựng

Chi phí xây dựng công trình được hình thành gắn liễn với các giai đoạnđầu tư xây dựng công trình và được biểu thị qua các chỉ tiêu : Tổng mức đầu

Trang 15

tư, dự toán công trình xây dựng, giá gói thẳu, giá hợp đồng, giá thanh toán vàquyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình Các giai đoạn đầu tư xây dựngcông trình được quy định tại Điều 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày

18/6/2015

1.1.3.1 Giải đoạn trước khi xây dựng

Giai đoạn trước khi xây dựng được xác định từ khi lập tong mức đầu tưđến khi ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện việc xây dựng công trình

“Trong giai đoạn này, chỉ phí xây dựng hình thành trong từng nội dung chỉ phí

hoặc công việc sau:

ca Xác định Tang mức đầu tư dự án:

Tổng mức đầu tư dự án là khái toán chỉ phí trong giai đoạn lập dự ángồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng,tái định cư; chỉ phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với các dự án sản xuất

kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng.

‘Téng mức đầu từ dự án được ghi trong quyết định đầu tư la cơ sở đểlập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án Đối

với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư là giới hạn chỉ

phí tối đa ma chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.

'Tổng mức đầu tư dự án được xác định trên co sở khối lượng công việccần thực hiện của dự án, thiết kế cơ sở, suất vốn đầu tư, chỉ phí chuẩn bị xâydựng „ chỉ phí xây dựng của các dự án có tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tương

tự đã thực hic

b Xác định dự toán, tổng dự toán xây dung công trình:

“Duc toán xây dung công trình:

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công tình xây dựng.

Dy toán công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các

công việc của các hạng mục công trình

Trang 16

hợp thiết kế 2 bước ; 1 bước hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thựchiện của công trình và đơn giá, định mức chỉ phí cần thiết đẻ thực hiện khối

lượng đó.

Dự toán xây dựng công trình dùng xác định chính thức vốn đầu tư xâydựng công trình đó, xây dựng được kế hoạch cung cấp, sử dụng và quản lývốn Tình toán hiệu quả kinh tế đầu tư để có cơ sở so sánh lựa chọn giải pháp.thiết kế, phương án tổ chức thi công Lam cơ sở để xác định giá gói thầu, hopđồng giao nhận thầu, để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, cung cắp vật tr đểdom vị xây lắp đánh giá kết qua hoạt động của đơn vị mình

*Tong dự toán xây đựng công trình:

“Tổng dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chỉ phí cần thiết dự tính

để đầu tư xây dựng các công trình hạng mục công trình thuộc dự án Tổng dựtoán được xác định ở bước thiết kế kỹ thuật với trường hợp thiết kế 3 bước,thiết kế bản vẽ thi công với trường hợp thiết kế 2 bước ; 1 bước và là căn cứ

để quản lý chỉ phí xây dựng công trình.

1.1.3.2 Giải đoạn thực hiện xây dựng công trình:

Giai đoạn thực hiện xây dựng công trình chiếm phân lớn chỉ phí đầu tưcủa công trình Các hạng mục quan trọng của công trình đều được thực hiệniệc thi công vì vậy việc giải ngân vốn cần tiến hành nhanh chóng nhưng vẫn

phải đảm bảo kiểm soát chặt chế.

Chỉ phí được hình thành trong các công tác: Thực hiện GPMB; chuẩn

bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm.định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng: tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhàthầu và ký kết hợp đồng xây dựng: thi công xây dựng công trình; giám sát thicông xây dựng: tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công

Trang 17

trình xây dựng hoàn thành;quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; bàn

‘giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện

các công việc cần thiết khác;

1.2 Tổng quan về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình

Quan lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là đảm bảo mục tiêu đầu tư,hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây

dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện

thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường và đảm bảo dự án được

hoàn tắt trong sự cho phép của ngân sách.

1.2.1, Mục tiêu của quản lý chỉ phí

ia chủ

- Bảo dim đúng giá trị cho đồng tiền fu tr bô ra phù hợp chomục dich đầu tư xây dựng công trình, cân bằng giữa chất lượng và ngân quỹ.đầu tư

~ Dim bảo rằng chi phí phân bổ vào các bộ phận phù hợp với yêu cầu

của chủ đầu tư và nba thiết kế

- Giữ cho chi phí nằm trong ngân sách của chủ đầu tư.

1.2.2, Nguyên tắc quản lý chỉ phí đầu tw xây dựng.

- Quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tr, hiệu

quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồnvốn sir dụng Chỉ phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng

dự án, công trình, gói thầu xây đựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kythuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chỉ

phí và khu vực xây dựng công trình.

~ Nhà nước thực hiện quan lý chí phí đầu tư xây dựng thông qua việc

ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng,dẫn phương pháp lập và quản lý chỉ ph

Trang 18

~ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng từ giảiđoạn chuân bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào.

khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt

gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định Chủ

tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chỉ phí đủ điều kiện năng lực

theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thảmtra, kiểm soát và quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng

~ Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chỉ phi đầu tư xây dựng phải được

thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thoi điểm xác định tổng mức.

xây

đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mi

dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyếtđịnh đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá

trình hình thành chỉ phí theo quy định về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng theo

uy định

- Chỉ phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn nhà nước phảiđược xác định theo quy định vé lập và quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng Điêu

132, Luật xây dựng 2014]

1.2.3 Nội dung quản lý chỉ phí đầu tw xây dựng công trình:

Nội dung quan lý chỉ phí đầu tw xây dựng công trình của chủ đầu tư

Quan lý tổng mức đầu tr: Khi lập dự án đầu tư xây dựng hay lập báo,

cáo kinh tế - kỹ thuật đối với trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tưphải xác định tổng mức đầu tư dé tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng Tổngmức đầu tư sau khi được phê duyệt là chỉ phí tối đa mà chủ đầu tư được phép

quản lý vốn khi thực hiện đầu tr yy dung công trình

Trang 19

Quan lý dự toán công tình: Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra và thẳm định Dự toán công trình, hạng mục công tình

phải được tinh đủ các yếu t6 chi phí theo quy định

Quan lý định mức: Chủ đầu tư căn cứ vào phương pháp xây dựng địnhmức theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tổ chức điều chỉnh đối với những định.mức đã được công bổ nhưng chưa phi hợp với biện pháp, điễu kiện thí công,

yêu cầu kỹ thuật của công trình, xây dựng các định mức chưa có trong hệ

thống định mức đã được công bố hoặc vận dụng các định mức xây dựng

tương tự đã và đang sử dụng ở công trình khác để áp dụng cho công trình

Quan lý giá xây dựng công trình: Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lậpđơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện phápthi công cụ thé của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giáxây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán

xây dựng công trình để quản lý chỉ phí.

‘Quan lý chỉ số giá xây dựng: Chủ đầu tư vận dụng chỉ số giá đã được

công bố hoặc thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực xác định chỉ số

‘gid xây dựng cho công trình xây dựng đặc thủ mà chưa có trong chỉ số giá xây

dựng được công bố dé làm cơ sở lập, điều chinh tổng mức dau tư, dự toán xâydựng công trình, giá hợp đồng xây dựng

Quan lý chất lượng đấu thầu: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu.đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm baotính cạnh tranh, công bằng, minh bach và hiệu quả kinh tế Mục dich c ông

tác đấu thầu là chất lượng, giá thành, tiến độ xây lắp, anh ninh, an toàn của

công trình tương lai Thông qua công tác đầu thầu chủ đầu tư sẽ tìm được nhàthầu dap ứng được các yêu cầu của gói thầu và có giá thành hợp lý nhất

Quan lý chất lượng công trình: Chất lượng là tập hợp các đặc tính củamột thực thể tạo cho nó và có thể thỏa mãn như cầu đã được công bổ hoặc

Trang 20

nắn Một sản phẩm được coi là có chất lượng phải đảm bảo các tính ning,

chỉ „ thông số kỹ thuật hay tính năng sử dụng của nó Quá trình quản lý

chat lượng dự án phải được liên tục trong suốt chu kỳ dự án từ giai đoạn hìnhthành đến khi kết thúc dự án đưa vào quản lý sử dụng và là trách nhiệm chung.của mọi thành viên liên quan từ chủ đầu tư, nhà thu, người hưởng lợi

Quan lý chất lượng giám sát: Giám sát dự án là quá trình theo dai, dolường và chắn chỉnh việc thực hiện dự án đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch

của dự án được hoàn thành một cách có hiệu quả Trong quá trình thực hiện cdự án thi công tác giám sát được hình thành ngay từ trong giai đoạn đầu của

cự án nhưng nó được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn thi công xây dựng công.

trình và được gọi là giám sát thi công Vai trò của giám sát được thé hiện

nhằm mục đích hoàn thiện các quyết định trong quản lý dự án, đảm bảo dự ánđược thực hiện đúng kế hoạch với hiệu quả kinh tế cao

‘Quan lý tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng: Chủ đầu twcăn cứ

hợp ding đã ký kết với các nhà thầu dé tạm ứng, thanh toán và quyết toán chocác nhà thầu khi nhà thầu ban giao khối lượng công việc hoàn thành đượcnghiệm thu cho chủ dau tư và các hồ sơ yêu cầu tạm ứng, thanh toán, quyết

toán hợp lệ.

Quyết toán vốn đầu tư: Khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo.cáo quyết toán Trong báo cáo phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chỉ phíđầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; Chi phí đầu tư được phép

tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; Giá trị tài sản không hình thành qua đầu tư.

“Quản lý thời gian thực hiện dự án: Như chúng ta đã biết, một dự án

được đánh giá là thành công khi nó đạt các tiêu chí sau: (1) Hoàn thành trong, thời gian quy định; (2) Hoàn thành trong chỉ phí cho phép; (3) Đạt được thành

‘qua mong muốn và sử dụng nguồn lực khai thác hiệu quả Như vậy công tác

Trang 21

‘quan lý thời gian (iến độ thực. cự án) để công trình hoàn thành đúng tiền

độ có vai trò hết sức quan trọng Dé thực hiện được đúng tiến độ của dự án thìngười quản lý dự án phải lập được tiến độ chi tiết của dự án, phân rõ trách

nhiệm của từng thành viên thực hiện từng hạng mục công việc cụ thể.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chỉ phí dự án đầu tư xây dựng

công trình

1.3.1 Các nhân té ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình

1.3.1.1 Trực tiếp phí:

sa Chỉ phí nguyên, vật liệu

Chi phí nguyên, vật liệu là những khoản chỉ phí liên quan tới việc sử

‘dung nguyên liêu, vật liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm

xây dựng Đối với các đơn vi thi công công tình, chỉ phí nguyên vật liệu

thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chỉ phí, do vậy, nếu tiết kiệm đượckhoản chỉ phí này sẽ góp phẩn làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận

b Chỉ phí nhân công:

“Chỉ phí nhân công là chi phi để tra lương và các khoản trích theo lương

cho công nhân sản xuất trực tiếp Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiệnnay do cơ sở vật chat, trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu dẫn dén năng suất lao.động chưa cao, còn sử dụng nhiều lao động trực tiếp vào sản xuất Do đó chỉphí nhân công còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí Dé giảm chỉ phi,

hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm biện pháp để giảm chi phí tiền lương công nhân trực tiếp trên một đơn vị sản phẩm Tuy nhiên, việc hạ thấp chỉ phí tiền lương phải hợp lý bởi vì tiền lương là một hình thức trả thù lao cho người lao động.

© Chi phí máy thí công:

Chi phí máy thi công là chi phí sử dung xe, máy để hoàn thành một đơn.

vị sản phẩm bao gồm chỉ phí khấu hao máy móc thiết bị; tiền thuê máy; tiền

Trang 22

lương nhân công lái máy, phục vụ; các khoản trích theo lương cho công nhân lái máy, phục vụ; tiền ăn ca của n công: chỉ phí nguyên liệu vận hành

máy; chi phí khác Chỉ phí máy thi công là khoản mục chi phi phức tap trong

tổng chỉ phí và là đặc thù của nghành xây lắp

Chi phí chưng:

Là các thành phan chi phí không liên quan trực tiếp đến việc thi côngxây lắp công trình nhưng lại can để phục vụ cho công tắc thi công, cho việc tổ

chức bộ máy quản lý, chi đạo thi công của các doanh nghiệp xây dựng Chỉ

phí chung bao gồm: Chi phí quản lý hành chính, chỉ phí phục vụ công nhân,

chỉ phí phục vu thi công, chi phí chung khác Chi phí chung khác là toàn bộ

các thành phan chỉ phí có tính chất chung cho toàn công trình như chỉ phí hộihop, đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ, chỉ phí bảo vệ công trình, thuê vốn sản xuất,chỉ phí khởi công, khánh thành Chỉ phí chung được tính bằng tỉ lệ phần

trăm của chi phí trực tiếp hoặc chỉ phí nhân công.

tur và xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm

quyền về các nội dung quản lý làm chế tài dé quản lý hoạt động đầu tư và xâydựng,

~ CDT chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng vì vậy khảnăng tải chính của CDT và nhân tố con người trong bộ máy quản lý của CDT

6 ảnh hưởng lớn đến việc quản lý chỉ phí

Trang 23

* Khả năng tài chính của chú đầu tu:

Để đi đến quyết định đầu tư, CDT không thé không tính đến khả năng.tài chính dé thực hiện đầu tư Mỗi CDT chỉ có nguồn tài chính dé đầu tư ở

gỉ

vượt xa khả năng tải chính của mình, đây là một yếu tổ nội tại chi phối

hạn nhất định, CĐT không thể quyết định đầu tư thực hiện các dự án

việc

quyết định đầu tư Do vậy, khi đưa ra một chính sách cơ chế quản lý đầu tư vàxây dựng không thé không chú ý đến các giải pháp quản lý và huy động vốn.đầu tư cho dự án Trong điều kiện của nước ta ở giai đoạn hiện nay, ảnhhưởng này có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của dự án

* Nhân tổ con người

Nhân tổ con người là nhân tổ vô cùng quan trọng đối với công tác quân

lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Mặc dù đã có cơ chế chính sách đúng, môitrường đầu tư thuận lợi nhưng nếu năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém,luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thi công tác quản

lý vốn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn Việc thất thoát vốn của CĐT

có thể thường xuyên xảy ra nếu những sai sót từ việc xử lý hỗ sơ chỉ phi

không được phát hiện một cách kịp thời.

+b Trình độ công nghệ:

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ

de dọa đối với một dự án đầu tư Trong đầu tư, CDT phải tính đến thành tựu

của khoa học, công nghệ để xác định quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết

bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất sự tiến bộ của khoa học công

ệ cũng đòi hỏi nhà đầu tư dám chấp nhận sự mạo hiểm trong đầu tư nếu.muốn đầu tư thành công Đặc biệt trong đầu tư XDCT, sự tiến bộ của khoahọc công nghệ đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiến nhiều trong quá.trình tổ chức thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình giúp giảm bớt

chỉ phí

Trang 24

Ngày nay việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong công tác xây dựng ngày cảng được áp dụng rộng đãi, vi sử dung vật liệu mới có tính hiệu.

{qua cao giảm chỉ phí giá thành nhân công là sự lựa chọn hàng đầu của các nhàxây dựng Khoa học công nghệ, máy mọc thiết bị áp dụng vào xây dựng nhằm.day nhanh tiền độ thi công năng cao chất lượng xây dựng công trình và làmảnh hưởng không nhỏ đến chỉ phí xây dựng công trình

1.3.3 Các chính sách kinh tế và sự bién động kinh tế

a, Các chính sách kinh tế

Các quy định pháp lệnh, các luật và nghị định quy định về công tác

quản lý chi phí xây dựng còn chưa thống nhất giữa các văn bản luật và nghị

định Các văn bản quy định giữa trung ương và địa phương còn chưa thông

nhất, các quy định giữa các ngành cũng xảy ra sự chồng chéo dẫn đến khó

khăn trong việc áp dụng các quy định vào trong công tác quản lý Chính vì vậy việc áp dụng các văn bản Luật và Nghị định vào công tác quản lý chỉ phí

xây dựng còn gặp nhiều bắt cập gây khó khăn trong việc áp dụng, và việc

quản lý chỉ phí dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ trong việc quản lý chi pl

từ xây dựng ng trình

Những chính sách của Nha nước như tiền lương, bảo hiểm, thuế, nguồn

vốn đầu tư áp dụng cho lĩnh vực xây dựng cũng làm ảnh hưởng đến công

tắc quản lý chi phí xây dựng công trình.

b Sự biển động kinh tế:

Troi thời gian vừa qua một số dự án đã kéo dài không thực hiện được

đúng tiến độ dé ra là do tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều doanhnghiệp đã lâm vào tinh trang phá sản do thiếu nguồn kinh phí thực hiện dự áncũng như không thu hồi được nguồn kinh phí khi hoàn thành dự án theo quy

định, trong quá trình thực hiện dự án do biến động của giá nguyên vật liệu

tăng cao, chế độ tiền lương thay đổi, việc bd trí nguồn kinh phí thực hiện dự

án bị hạn chế, chậm so với tiền độ thực hiện dự án hoặc thay đổi nguồn vốn

Trang 25

Vị trò của quản lý chỉ phí đối với việc giảm giá thành xây dựng.Trong nền kinh tế hội nhập quốc tí nay, trước sự cạnh tranh cao

của các don vị thi công xây dựng nước ngoài khiến cho các đơn vị xây dung

phải tim cách để hạ gi thành sản phẩm xây dựng Giá sản phẩm xây dựng

được hình thành và chính xác hóa dần theo các giai đoạn của quá trình đầu tư:

và xây dựng Ở nước ta, công tác quản lý giá trong xây dựng luôn được quan

tâm và ngày cảng được hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp tính toán.Nội dung và cơ cấu giá trị dự toán công trình xây dựng qua các thời kỳ đã gắn.liền với sự phát triển của ngành xây dựng cũng như của đắt nước, đã din dẫnphản ánh diy đủ các loại chi phí cần thiết để tạo nên công trình xây dựng

'Việc phân loại các chỉ phí phù hợp với các đặc điểm của từng loại chỉ phí,

đảm bảo việc tính toán và quản lý chỉ phí được thuận lợi và sát thực tế hơn

‘Quan lý chi phí giúp CDT:

~ Xúc định và dim bảo chi phí thực hiện dự án không vượt quá khoản chỉ phí dự tính

~ Giúp giảm thiểu các thất thoát, lãng phí, tiêu hao các nguồn lực mộtcác có hiệu quả nhất và cũng cho phép nâng cao giá trị của sản phẩm tạo ra

hoặc các khoản thu tir dự án.

~ Cung cấp các cơ sở dữ liệu giúp nhà quản lý dự báo và đưa ra cácquyết định điều chỉnh phù hợp nhằm giảm chỉ phí

~ Thống kê được trượt giá từ đó điều chỉnh hợp lý để không làm ting

tổng mức đầu tư công trình.

1.5 Kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng côngtrình ở Việt Nam và Thế giới

1.5.1 Một số bài học về công tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng ở nước ta

“Trong quá trình tổng kết, đánh giá tỉnh hình xây dựng Việt Nam (tại

Hội nghị giám sát đánh giá đầu tư, tài chính cho các đơn vị, doanh nghiệp do

Trang 26

Bộ thông tin và truyén thông chủ trì tháng 9/2015) có trên 34.000 công trình

sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong tit cả các bộ ngành địa phương thì có

trên 10.000 ban QLDA lớn nhỏ, Nhiều ban QLDA không có trình độ chuyên

môn, kinh nghiệm nhưng cũng trúng thầu gói thầu công trình lớn Khâu thẩm

định, th

chỉ phí dự toán Cá biệt có nhiễu công trình 3- 4% Tuy nhiên chế tài lại chưa

kế dự toán cũng có vấn đề, qua kiểm tra đã cắt giảm được 2% tổng

nghiêm nên khi xảy ra sự cố chỉ có khiển trách, không bị xử lý hình sự, bồi

thường.

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý dự án daw tư xây dựng công trình ở một sốước trên thé giới

La một quốc gia “sinh sau đẻ muộn” trong lĩnh vực xây dựng, việc học

hồi tiếp thu những kinh nghiệm trong quản lý nói chung và quản lý chỉ phí

xây dựng công trình nói riêng là một việc làm can thiết Cần căn cứ vào thực

tế tình hình xây dựng ở Việt Nam để lựa chọn từng lĩnh vực cụ thể ở mỗiquốc gia sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tiễn chứ không nên áp dungmột cách máy móc mô hình xây dựng của quốc gia đó

C6 rất nhiều mô hình quản lý mang lại hiệu quả cao, chẳng hạn quy.trình quản lý đầu tư xây dựng ở Anh được cho là khá thành công và đượckhông ít quốc gia học hỏi, áp dụng mang lại hiệu quả cao Tại Anh, không cóNhà thầu thuộc nha nước (chỉ có các cơ quan quản lý công trình công cộngnhưng chủ yếu cho các công việc bảo trì và khẩn cấp), do đó các dự án quantrọng được đấu thầu giữa các công ty tư nhân Có thể trao thầu dưới hình thức.thầu chính, Xây dun Van hành ~ Chuyển giao hoặc Chia khoá trao tay

hoặc nhà thầu thiết kế và xây dựng được chọn thông qua đấu thầu Chủ đầu tư

sẽ nêu rõ yêu cầu về công trình xây dựng hoàn thành, những phần việc còn lại

sẽ thuộc trách nhiệm của Nhà thầu thiết kế và xây dựng Chủ đầu tư yêu cầu.các Nhà thầu đệ trình đề xuất bao gồm thiết kế và giá trọn gói

Trang 27

Sau đó sẽ thương thảo hợp đồng dé lựa chọn nhà thầu Chủ đầu tư sẽlấy ý kiến từ các nhà tư vấn Kiến trúc, kỹ thuật và tư vấn quản lý chỉ phí để.chọn lựa nhà thầu thết kế và xây đựng Tư vấn quản lý chỉ phí tham gia

dy án để giúp chủ đầu tư kiểm soát chi phí dự án

Tu vấn quản lý chỉ pl (Quantity Surveyor) đóng vai trò vô cùng quan.

trọng trong quản lý chỉ phí xây dựng ở Anh Bởi vì, tư vấn quản lý chỉ phíchịu trách nhiệm quản lý chỉ phí xây dựng từ khởi đầu đến khi dự án được.hoàn thành Từ vấn quản lý chỉ phí chịu trách nhiệm kiểm soát chỉ phí từ ngânxách đến thanh toán cuỗi cùng

Một quốc gia khác mà Việt Nam cũng có thể học hỏi trong vấn để quản

lý chỉ phí đầu tư và chất lượng công trình đó là Nhật Bản Ban đầu Nhật Ban

áp dụng “Phuong pháp cạnh tranh giá cả”, theo đó hợp đồng xây dựng được

ký với công ty thi công công trình đáp ứng được các yêu cầu của bên đặt hangvới giá cả thấp nhất Tuy nhiên việc cạnh tranh giá khốc liệt làm cho các hiện

tượng tiêu cực trong đấu thầu có cơ hội phát inh, nổi bật như việc thông,

đồng, dàn xếp giữa các nhà thầu, có thể làm cho các nhà thầu có năng lực caonhưng "cạnh tranh lành mạnh” mắt cơ hội trúng thầu Việc đảm bảo chất

lượng và ứng dụng các đổi mới, tiền bộ kỹ thuật vào công trình càng trở nên khó khăn hơn Nhật Bản đã thay đổi phương phá cũ bằng “Phương pháp đánh

giá tổng hợp” — nhà thầu được chọn là nhà thầu có khả năng thực hiện công.trình tốt nhất với sự đánh giá tổng hợp của yếu tố giá cả và chất lượng.phương pháp này được Quốc Hội Nhật Bản thông qua bằng Luật *Thúc đây

đảm bảo chất lượng công trinh’

Theo phương pháp đánh giá tổng hợp, giá cả và các tiêu chí kỹ thuật

quan trọng trong đó có: độ bền công trình, độ an toàn thi công, mức giảmthiểu tác động môi trường, hiệu suất công việc, chỉ phí vòng đời của dự án,mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu được xem xét đồng thời với giá bỏ thầu

Trang 28

kỹ thuật đề xuất và không cho điểm đối với trường hợp phương án kỹ thuật đểxuất không phù hợp.

Sau khi chim thầu bằng phương pháp đánh giá tổng hợp, chủ đầu tư sẽchọn được nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có "số điểm đánh giá " cao nhất.Đồng thời với việc lựa chọn nhà thầu tốt nhất như đã nêu, các cơ quan xétthầu vẫn chú trọng xem xét nghiêm khắc các nhà thầu vi phạm qui định chống.phá giá nhằm ngăn chặn nhà thầu bỏ giá thấp bắt hợp lý chỉ nhằm mục đíchthắng thầu Một trong những giải pháp đang được áp dụng ở Nhật Bản là thựcthi và công khai hộ thống khảo sát giá cả đấu thâu thấp và ban bổ hệ thônggiới han giá cả thấp nhất,

Những gì diễn ra thời gian qua trong lĩnh vực đấu thầu và đảm bảo chất

lượng công tinh xây dựng công cộng ở Nhật Bản có vẻ như cũng tường tự

những vấn để chúng ta dang gặp phải Vì vậy việc nghiên cứu phương pháp.quản lý chỉ phí và quản lý chất lượng công trình trình xây dựng của Nhật đề

áp dụng tại Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn Quantrọng là chúng ta có quyết tâm làm và vận dụng hay không mà thôi Để cónhững công trình có chất lượng vĩnh cửu, thực sự "sạch” không có việc bôi

trơn không có tham những, tiêu cue.

1.6 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Cong tác quản lý các dự án, đặc biệt là trong công tác quản lý chỉ phí cdự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nói chung và thủy điện nói

riêng còn nhiều tồn tại yếu kém, làm cho nguồn vốn đầu tư chưa đạt hiệu qua,chưa được như kỳ vọng Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư còn xảy rakhá phổ biến ở các dự án Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và yếu.kém nêu trên, nhưng nguyên nhân căn bản và chủ yếu là do công tác quản lý

Trang 29

chỉ phí dự án đầu tư xây dựng công trình của các đơn vị quản lý dự án chưa

đáp ứng được yêu cầu Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm ra những giải pháp nhằmtăng cường công tác quản lý chỉ phí các dự án đầu tư xây dựng công trình tạisắc cơ quan quản lý dự án là vẫn để vô cũng quan trong và ấp thiết

Qua nghiên cứu một số đề có nội dung liên quan của các tác giả

khác như: đề tài “Tang cường công tác quản lý chỉ phí các dự án đầu tư xâydựng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trìnhthủy lợi tỉnh Yên Bái" của tác giá Kim Quyết Thắng; hay đề tài “Đề xuất mot

số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án ĐTXDCT thủy lợi

thuộc Ban QLDA trạm bơm tiêu Yên Nghĩa” của tác giả Trịnh Viết Hồi đã để

xuất các giải pháp quản lý chỉ dự án ĐTXDCT phủ hợp với công trình thủy

lợi quy mô lớn, địa bàn xây dựng ở vùng đồng bằng, hình thức công trình

4p dụng những kiến thức đã được học tập, kinh nghiệm trong thời gian công

tác để nghiên cứu góp phin giải quyết những vẫn đề quan trọng đang đượcthực tiễn đặt ra tại Ban quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La, tác giả đãchọn đề tài nghiên cứu "Nâng cao công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện

cdự án đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Lai Chau tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La”.

Trang 30

có vai trò, ý nghĩa quan trong trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượngcông trình, chủ động phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong.xây dựng, ngăn chặn được các sự cỗ đáng tiếc xảy ra, tạo nên sự On định.chính trị và an sinh xã hội, đóng góp vao sự nghiệp phát triển kinh tế của đất

nước,

Nang cao công tác quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình được:

xem là một trong những nhiệm vụ hang đầu của nén kinh tế, của các cấp, các

ngành và của các nhà đầu tư, là một đồi hoi khách quan của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chương I đã khái quát được Tổng quanchung về chi phí và quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT, chỉ ra các nhân tốảnh hưởng đến công tác quản lý chỉ phí đầu tư XDCT

“Tiếp theo ở chương 2 Luận văn sẽ nêu Các đặc điểm của dự án thủy

điện Cơ sở lý luận về quản lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện

trong giai đoạn thực hiện dy án Nội dung và yêu cầu quản lý chỉ phí đầu tr

xây dựng công trình Thủy điện trong giai đoạn thực hiện dự án Các văn bản

hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án

Trang 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY CHI PHÍ DAU TƯ XÂY.DUNG CONG TRÌNH THỦY ĐIỆN TRONG GIẢI DOAN THỰC HIỆN

DỰ AN

2.1 Đặc điểm của dự án Thủy điện:

3.1.1 Tổng quan về các dự án thủy điện ở Việt Nam

“Lãnh tho Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng mưa trungbình hang năm cao, khoảng 1.800 - 2.000mm Với địa hình miền Bắc và biên.giới miễn Tây đồi núi cao, phía Đông là bờ biển dài trên 3.400km nên nước ta

có hệ thống sông ngồi khá diy đặc với hơn 3.450 hệ thống Với đặc điểm địa

lý nhiều thuận lợi, lại có mưa nhiễu niên hàng năm mạng lưới sông suối vận

chuyển ra biển hơn 870 tỷ m3 nước, tương ứng với lưu lượng trung bình

khoảng 37.500m3/giây, rat thuận lợi cho việc phát triển các dự án thủy điện

‘Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất TD của nước ta vào khoảng35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miễn Bắc, 27% phân bố ở miễn Trung

và 13% thuộc khu vực miễn Nam Tiềm năng kỹ thuật (tiém năng có thể khaithác khả thi) vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quyhoạch, hằng năm có thé sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ

điện nhỏ (TĐN) có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm.

Đến năm 2013, tổng số dự án TD đã đưa vào vận hành là 268, với tổng.công suất 14.240,5 MW Hiện có 205 dự án với tổng công suất 6.1988,8 MWdang xây dựng và dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2015-2017 Như

vậy, theo kế hoạch, đến năm 2017, có 473 dự án sẽ đưa vào khai thác vận

hành, với tổng công suất là 21.229,3 MW, chiếm gần 82% tổng công suất

tiểm nang kỹ thuật của thủy điện Năm 2012, các nhà máy TD đóng góp 48,26% (13.000 MW) và 43,9% (tương ứng 53 tỷ kWh) điện năng cho ngành.

Trang 32

điện" [Đặng Đình Thống, 2016 Thủy điện Việt Nam: ìm năng và thách thức]

Bang 2.1: Các dự án thủy điện lớn ở Việt Nam hiện nay

TT | Tên Công trình | Công suất lắp máy (MW) Tinh

A [Dang van anh

1 [Hoa Bink 1920 Hòa Bình

1 [NyênQuang 342 “Tuyên Quang

2 | Ban Chat 220 Tai Châu

3 | Hugi Quảng 520 Sơn La + [Bin ve 300 Nghệ An

5 [A Vương 210 Quảng Nam.

6 | Kanak-An Khê 13 Gia Lai

7 [Sông Tranh2 190 Quảng Nam

W | Song Ba Ha 220 Phú Yên

9 | Dai Ninh 300

TT | Tên Công trình 'Công suất lắp máy (MW)

10 [PliiKrông 110 Kontum

Trang 33

TT | Tên Công trình | Công suất lắp máy (MW)

2 | Lai Châu 1200 Tai Châu

3 [Nim Chién 210 Son Ta

4 | Trung Son 250 ‘Thanh Hoá

5 | Khe Bố 100 Nghệ An

6 | HaaNa 180 Nghệ An

7 |ASap 150 “Thừa Thiên Huế:

W | Song Bùng2 100 Quảng Nam.

9 [Song Bing 4 145 Quảng Nam

10 | Dakmi I 200 Quang Nam

11 [Đakmi4 140 Quảng Nam

12 |Thượng Kontum 260 Kontum

Trang 34

Hình 2.2: Công trình thủy điện Hòa Bình

Trang 35

27

Trang 36

(Ảnh: Nguyễn Luân)

Trang 37

‘ong trường xây dựng thủy điện Lai Châu.

(Anh: VGP/Công Việt)2.1.2 Đặc điểm các dự án thủy điện

Dy án Thủy điện cũng mang những đặc điểm của một dự án đầu tư xây

dựng công trình như:

a, Căn cứ từ tính chất của sản phẩm xây đựng:

- Việc sản xuất xây đựng luôn luôn biến động, thiếu én định theo thờigian địa điểm xây dựng Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của sản phẩmxây dựng là cố định, dẫn đến khó khăn cho việc tổ chức thi công của các.doanh nghiệp xây lắp, công trình thường hay bị gián đoạn

~ Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng) thường dài, thi công trong điềukiện khó khăn nên thời gian thi công phải kéo dai kéo theo vốn bị ứ đọng, và

hay gặp rủi ro trong thời gian thi công,

~ San xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cụ thé, thông quagiao thầu hay đấu thầu, do đặc điểm công trình xây dựng có tính chất đơn

chiếc

Trang 38

~ Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp Vì công trình có nhiều chỉtiết phức tap nên việc thiết kế phải có nhiều bộ phận tham gia Nhiều đơn vị.thì công cùng tham gia xây dựng một công trình trong điều kiện thời gian vàkhông gian cố định Vì vậy, nó gây khó khăn trong việc tổ chức thi công vàảnh hưởng đến tiến độ thi công.

- Sản xuất xây dựng phải thực hiện ngoài trời, bị ảnh hưởng nhiều bởiđiều kiện thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc, năng suất lao động giảm

~ Lợi nhuận của sản phẩm xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa

điểm xây dụng.

- Tốc độ phát triển của ngành xây dựng chậm hơn nhiều so với các

ngành khác.

b Căn cứ vào điều kiện của mỗi nước:

* Điều kiện tự nhiên: Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, dai và hẹp, điều kiện địa hình địa chất phức tạp nên ảnh hưởng nhiều đến sản xuất xây dựng Công trình thuỷ lợi thường được xây dựng trên các

xông, suối, những nơi rừng sâu, núi cao nên cảng tăng thêm tính chất phức tạp

Bên cạnh những đặc điểm chung của một dự án xây dựng, dự án thủy

điện còn mang những đặc điểm riêng như:

Trang 39

~ Công trình thuỷ điện đòi hỏi chất lượng cao, thi công trong điều kiệnkhô ráo do đó phải xây dựng các công trình dẫn dòng trong thời gian thi công,

làm tăng kinh phí xây dựng công trình.

~ Công trình thuỷ điện có khối lượng xây dựng rit lớn vì vậy đồi hỏi lượng lớn vật liệu, nhân công, máy thỉ công được huy động thường xuyên trong thời gian dài

~ San xuất xây dựng thường được xây dựng trên các sông, suối, trongđiều kiện dia hình, địa chất phức tạp Những công trình được xây dựng trênnên có điều kiện địa chất phức tạp phải được xử lý nén can thận đã làm tăng.thêm khó khăn cho thi công đồng thời kéo theo kinh phí xây dựng tăng thêm

- Ảnh hưởng của dự án thủy điện đến con người, môi trường trong

phạm vi rất rộng lớn vì vậy đòi hỏi những nghiên cứu, khảo sát đánh giá tác

động môi trường mote: 'h quy mô có hệ thống

2.2 Các cơ sở lý luận về quan lý chỉ phí đầu tư xây dựng công trình Thũy

điện trong giai đoạn thực hiện dự án:

2.2.1 Công trình thấy điện

«a, Khái niệm

Công trình thủy điện là công trình xây dựng các nhà máy sản xuấtnguồn điện có được từ năng lượng nước Đa số năng lượng thủy điện có được.tir thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước

và máy phát điện Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc không chỉ vào thể

tích ma cả vào sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dòng chảy ra Sự chênh

lệch lớn về độ cao tạo ra áp suất Lượng năng lượng tiềm tầng trong nước tỷ

lệ với áp suắt Để có được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một turbinenước có thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp

> Yêu cầu cơ bản của mot công trình thủy điện:

Trang 40

~ Thúc đẩy các khả năng kinh tế: Thông thường các công trình thuỷ

điện có lầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn đài mà nói thì không có công nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện Các chỉ phí vận hành và bảo đường hàng năm là

, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nha máy điện khác.

(Cée dự án nhỏ và phân tấn sẽ đồng vai trò quan trọng trong chương trình điện khí hoá nông thôn trên khắp thể giới

Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địaphương va cả nước Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tang khu.vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại với tốc độ rất nhanh

~ Bảo tồn các hệ sinh thái: Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dongnước để phát điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên,

cũng không làm biển đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tuabin.

- Linh hogt: Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng

linh hoạt, bởi khả nang điều chỉnh công suất Nhờ công suất phủ đỉnh của

thủy đi có thể tối wu hóa bi đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh

hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân).

Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trừ khổng lồ bằng

ách tích và xa năng lượng theo nh cầu hệ thống dig

Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suấttối đa chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gasturbine) phải mắt vài giờ hay nhiều hon trong trường hợp điện nguyên tử Do

đó, thủy điện thường dùng dé đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về

tính linh hoạt mang tải

- Vận hành hiệu quả.

~ Góp phần vào phát triên bền vững: Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng,

có tiém năng rat lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế va tăngcường sự công bằng xã hội

Ngày đăng: 14/05/2024, 11:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Công trình thủy điện Hòa Bình - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
Hình 2.2 Công trình thủy điện Hòa Bình (Trang 34)
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Ban QLDA NMTĐ Sơn La. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA NMTĐ Sơn La (Trang 53)
Hình 3.2: Mối liên kết giữa các phòng chức năng Ban QLDA NMTĐ Sơn La. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
Hình 3.2 Mối liên kết giữa các phòng chức năng Ban QLDA NMTĐ Sơn La (Trang 54)
Bảng 3.2: Giá trị giải ngân thanh toán công trình Thủy điện Lai Châu 2015 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
Bảng 3.2 Giá trị giải ngân thanh toán công trình Thủy điện Lai Châu 2015 (Trang 62)
Hình 3.3: Phần mềm dự toán G8 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
Hình 3.3 Phần mềm dự toán G8 (Trang 71)
Hình 3.4: Sơ đồ xử lý hồ sơ trong một phòng chức năng. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
Hình 3.4 Sơ đồ xử lý hồ sơ trong một phòng chức năng (Trang 74)
Hình 3.5: Sơ dé xử lý hồ sơ trong Ban QLDA NMTĐ Sơn La - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
Hình 3.5 Sơ dé xử lý hồ sơ trong Ban QLDA NMTĐ Sơn La (Trang 74)
Hình 3.7: Phần mềm quản lý văn bản điện tử Lizard - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chi phí giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La
Hình 3.7 Phần mềm quản lý văn bản điện tử Lizard (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN