Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4.Đối tượng nghiên cứu 4 5.Phạm vi nghiên cứu 4 6.Phương pháp nghiên cứu 4 7.Kết cấu của khóa luận 4 NỘI DUNG 5 Chương 1: TÌM HIỂU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 5 1.1. Khái quát chung về UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 5 1.1.1. Địa vị pháp lý của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 5 1.1.2. Đặc điểm tình hình của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 5 1.2. Hệ thống văn bản của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 6 1.2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; 6 1.2.2. Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; 7 1.2.3. Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; 7 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 8 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 8 1.3.2. Vị trí, chức năng nhiệm vụ của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 9 1.3.2.1 Vị trí, chức năng của UBND Quận Tây Hồ 9 1.3.2.2 Nhiệm vụ,quyền hạn của UBND quận Tây Hồ 10 1.3.2.3 Nguyên tắc hoạt động của UBND Quận Tây Hồ 10 1.3.2.4 Cơ chế phân công công việc của Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND Quận Tây Hồ,thành phố Hà Nội. 11 1.4. Đội ngũ nhân sự của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 13 1.4.1. Số lượng nhân sự 13 1.4.2. Chất lượng nhân sự 14 1.5. Cơ sở vật chất, tài chính của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 15 1.5.1. Công sở UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 15 1.5.2. Nguồn tài chính hoạt động 15 1.5.3. Trang thiết bị làm việc UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 16 Tiểu kết chương 1 17 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 18 2.1. Cơ sở lý luận về giải quyết thủ tục hành chính 18 2.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính 18 2.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính 18 2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính 19 2.1.2 Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 20 2.1.5 Dịch vụ hành chính công 20 2.1.5.1 Khái niệm 20 2.1.5.2 Mức độ dịch vụ công trực tuyến 21 2.2 Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. 21 2.2.1 Công tác xây dựng và ban hành văn bản 21 2.2.2 Công tác chỉ đạo điều hành 24 2.2.3 Công tác tổ chức và nhân sự 25 2.2.4 Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Quận Tây Hồ,thành phố Hà Nội. 29 2.2.4.1 Những thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Quận Tây Hồ,thành phố Hà Nội. 29 2.2.4.2 Số lượng thủ tục hành chính được giải quyết 32 2.2.4.3 Quy trình giải quyết 35 2.3 Đánh giá công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Quận Tây Hồ,thành phố Hà Nội. 36 2.3.1 Những kết quả đạt được 36 2.3.1.1 Trong công tác tổ chức bộ máy. 37 2.3.1.2 Trong công tác giải quyết thủ tục hành chính. 37 2.3.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. 38 2.3.1.4 Trong công tác thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành chính. 38 2.3.1.5 Chất lượng kinh tế- xã hội tại địa phương được nâng cao 39 2.3.2 Những hạn chế 40 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 41 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan. 41 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 42 Tiểu kết chương 2 43 Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 44 3.1. Giải pháp 44 3.1.1 Giải pháp về hoàn thiện thể chế pháp luật 44 3.1.2 Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy,nhân sự 45 3.1.3 Giải pháp về cung ứng trang thiết bị làm việc 46 3.1.4 Giải pháp về tăng cường trách nhiệm trong công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Quận Tây Hồ. 47 3.1.5 Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh 49 3.2. Kiến nghị 49 3.2.1 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương 49 3.2.2 Đối với UBND Thành phố Hà Nội 50 3.2.3 Đối với UBND Quận Tây Hồ. 51 3.2.4 Đối với Cán bộ công chức UBND Quận Tây Hồ 52 Tiểu kết chương 3 53 KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘIKHOA HÀNH CHÍNH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘTCỬA TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Khóa luận tốt nghiệp ngành: Quản lý nhà nước

Người hướng dẫn : Giảng viên Nguyễn Văn PhongSinh viên thực hiện : Hoàng Thị Anh

Khóa : 2018-2022

HÀ NỘI-2022

Trang 2

Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp: “Thực trạng giải quyết thủ tục hànhchính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ, Thành phố HàNội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập Tất cả các số liệu và nội dung đều

là do em tự mình thực hiện tổng hợp phân tích và phát triển quan điểm của chính cánhân em dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Nguyễn văn Phong Các nội dungtrong khóa luận đều có nguồn gốc rõ ràng và được tổng hợp từ chính cá nhân em.Nếu phát hiện có gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày ….tháng…năm 2022

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Hoàng Thị Anh

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả các lãnh đạo Đại học Nội vụ Hà Nội, lãnh đạokhoa và các thầy giáo, cô giáo trong trường đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạtnhững kiến thức bồ ích cho em trong quá trình học tập Đặc biệt em xin chânthành cám ơn sự chỉ báo hưởng dẫn của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Hànhchính học với lòng yêu nghề, sự tận tâm, hết lòng truyền đạt của thây cô đã giúpem tích lũy được rất nhiều kiên thức cũng như kĩ năng trong cuộc sống

Lời đầu tiên cho em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Nguyễn VănPhong, giảng viên khoa Hành chính học đã tận tình hướng dẫn và chinh sửa góp ýcho em hoàn thành bài khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới toàn thể các cô, chú, anh, chị làm việc tạiUBND quận Tây Hồ đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp tài liệu tốt nhất để

Trang 3

em hoàn thành bài khóa luận này

Nguồn kiến thức thì vô tận và thời gian thực hiện khóa luận còn hạn chế nên trongquá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót em xin chân thành cảmơn và mong nhận được sự những đóng góp ý vô cùng quý báu của quý thầy cô

Em xin kính chúc quý thầy cô nhà trường, cùng toàn thể cán bộ, công chức tạiUBND quận Tây Hồ luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trongcông việc

Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức tại UBND Quận Tây

Hồ ,thành phố Hà Nội.

Bảng 2.1 Bảng thống kê số liệu mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công

chức đang làm việc tại UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Bảng 2.2 Bố trí công chức tiếp nhận và trả hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết

quả thủ tục hành chính của UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Bảng 2.3 Số lượng thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế một cửa tại

UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Bảng 2.4 Số lượng thủ tục hành chính không được thực hiện theo cơ chế một cửa

tại UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Bảng 2.5 Kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND

quận Tây Hồ từ 01/01/2018-31/12/2020.

Bảng 2.6 Số lượng hồ sơ được giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến tại UBND

quận Tây Hồ giai đoạn 2018-2020.

Bảng 2.7 Kết quả mức độ đánh giá sự hài lòng của người dân khi đến giải quyết

thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Trang 6

MỤC LỤC

Chương 1: TÌM HIỂU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH

1.1 Khái quát chung về UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội5

1.1.1 Địa vị pháp lý của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 51.1.2 Đặc điểm tình hình của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 5

1.2 Hệ thống văn bản của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội6

1.2.1 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của

1.2.2 Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của UBND Quận Tây Hồ,

1.2.3 Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội8

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 81.3.2 Vị trí, chức năng nhiệm vụ của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

91.3.2.1 Vị trí, chức năng của UBND Quận Tây Hồ 91.3.2.2 Nhiệm vụ,quyền hạn của UBND quận Tây Hồ 101.3.2.3 Nguyên tắc hoạt động của UBND Quận Tây Hồ 101.3.2.4 Cơ chế phân công công việc của Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND

1.4 Đội ngũ nhân sự của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội13

Trang 7

1.4.1 Số lượng nhân sự 13

1.5 Cơ sở vật chất, tài chính của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 15

1.5.1 Công sở UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 15

1.5.3 Trang thiết bị làm việc UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội 16

2.2 Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND

2.2.4 Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND

2.2.4.1 Những thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Quận Tây

2.2.4.2 Số lượng thủ tục hành chính được giải quyết 32

2.3 Đánh giá công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại

Trang 8

2.3.1.2 Trong công tác giải quyết thủ tục hành chính 372.3.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và tăng cường ứng dụng công

3.2.1 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương 49

3.2.4 Đối với Cán bộ công chức UBND Quận Tây Hồ 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hơn 30 năm đổi mới từ đại hội Đảng toàn quốclần thứ VI năm 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã đạt đượcnhững thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực Với quan điểm lấy đổimới kinh tế làm trọng tâm đã đưa đất nước ta sang một hướng đi mới Từ mộtnền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tếkhông ngừng tăng trưởng và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhândân được cải thiện và nâng cao Không chỉ trong phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xãhội mà cả trong nền hành chính cũng có rất nhiều đổi mới, từ một nền hành chínhcồng kềnh, thủ tục rườm rà sang nền hành chính công, thủ tục nhanh gọn, đơngiản, bộ máy hành chính từ Trung Ương đến cơ sở đều tinh giảm gọn nhẹ hơn Vớinhững thành tựu trên Việt Nam đã và đang là quốc gia có tiếng nói và vị trí trêntrường quốc tế, điều đó khẳng định quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng ta làhoàn toàn đúng đắn Có được kết quả trên là có một phần đóng góp không nhỏcủa đội ngũ cán bộ hành chính từ Trung Ương đến cơ sở Để đảm bảo tốt côngviệc hoạt động của cơ quan được thống nhất và đạt hiệu quả cao cần phải đào tạođội ngũ cán bộ hành chính có chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng, có khả năng nắmbắt và ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học công nghệ để đưa đất nước tatiến nhanh, tiến mạnh, sánh vai với những quốc gia phát triển trên thế giới TheoNghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về việc banhành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020,cải cách hành chính được triển khai với nhiều nội dung gồm cải cách thể chế, cảicách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây đựng và nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa

Trang 10

nền hành chính Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giải quyết các thủ tục hànhchính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một khâu quan trọng và đượcđặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiền trình cải cách hành chính Thủ tục hành chínhcó vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước, là công cụ của nhà nước trongviệc quản lý xã hội và phục vụ nhân dân do đó giải quyết thủ tục hành chính khôngchỉ là việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước mà còn là thước đođề đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan công quyền Và để hiệnthực hóa các mục tiêu đặt ra theo Nghị quyết 30c/NQ-CP, ngày 25 tháng 3 năm2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg về banhành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương

Đến năm 2018 Chính phủ ra nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế mộtcửa,một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính nhà nước ở địaphương để thay thế quyết định số 09/2015/QĐ-TTg , giúp các công việc giải quyếtcác thủ tục trong nên hành chính được tinh gọn và giảm thiểu được tối đa côngtác và nhân sự trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục thuộcthẩm quyền của các cấp trong nền hành chính, đi đôi với việc cải cách phươngthức giải quyết thủ tục hành chính còn kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thôngtin trực tuyến theo từng cấp độ điều đó làm nên một bước đột phá quan trọngtrong nền hành chính của đất nước ta Tại Quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nộiđã áp dụng rất sớm việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa để giảiquyết tất cả các lĩnh vực và dịch vụ công thuộc quận quản lý theo cấp độ 3 và cấpđộ 4 theo quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18 tháng 07 năm 2018 ban hành danhmục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để các bộ ngành địa phươngthực hiện trong giai đoạn 2018-2019 , căn cứ theo đó giúp được cho người dânđược biết các dịch vụ thực hiện theo cấp độ nào và thực hiện ra sao cho đúng, tiết

Trang 11

kiệm cả thời gian và đơn giản hóa các thủ tục mà không cần đi lại nhiều lần Thựchiện chủ trương chung của Đảng và nhà nước, trong những năm qua quận Tây Hồvẫn đã và đang đây mạnh công tác cải cách hành chính và khăng định “Đẩy mạnhcải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,đặc biệt quan tâm đến công chức, công vụ trong cái cách hành chính" bước đầumang lại hiệu quả thiết thực tạo bước chuyên biến căn bản trong quan hệ và thủtục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân, tổ chức đạtđược nhiều hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên, thực tiễn cải cách thủ tục hành chính đểgiải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND quận Tây Hồ vẫn cònnhững hạn chế, bất cập cần được đưa ra các phương pháp giải quyết và kiến nghịđể góp phần hoàn thiện nền hành chính của Quận Tây Hồ nói riêng và của cả Việt

Nam nói chung nên tôi chọn đề tài “Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chếmột cửa tại UBND Quận Tây Hồ ,Thành phố Hà Nội”.

2.Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của báo là nghiên cứu công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chếmột cửa tại Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ, từ đó đưa ra được các hạn chế trongviệc giải quyết thủ tục hành chính, giải pháp và phương hướng để hoàn thiện hơnnữa công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cũng như cácchính sách của nhà nước trong việc hướng dẫn thi hành công tác này, do đó đểthực hiện mục tiêu này bài khóa luận sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sauđây:

- Làm rõ để hiểu được những vấn đề về UBND Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.- Làm rõ được thực trạng việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa tại UBNDQuận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội và chỉ ra được ưu, nhược điểm và hạn chế trongcông tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan

Từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp cụ thể để từng bước tăng cường, hoàn

Trang 12

thiện trong công tác giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn và hiệu quả của cácdịch vụ công nói chung tại UBND Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, bài khóa luận phải thực hiện một số nhiệm vụcụ thể sau:

1 Tìm hiểu khái quát chung về UBND Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

2 Tìm hiểu về thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửatại UBND Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, qua đó chỉ ra những điểm đượcvà điểm hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó.

3 Đề xuất một số kiến nghị giải pháp để nâng cao trình độ đội ngũ công chứcđể nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửatại UBND Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

4.Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Quận TâyHồ, Thành phố Hà Nội.

5.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Giai đoạn từ năm 2018-2020.

Không gian: Tại UBND Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

6.Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được báo cáo này tôi đã sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp quan sát thực tế,thông qua quá trình thực tập 02 tháng tại UBNDQuận Tây Hồ,thành phố Hà Nội.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình, tập bài giảng và các bài viết trên cáctạp chí.

- Phương pháp thực hành,trực tiếp hướng dẫn người dân thực hiện một số thủ tụchành chính trong một số lĩnh vực.

- Phương pháp mô tả

- Phương pháp phân tích, thống kê

Trang 13

7.Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Tìm hiểu về ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

Chương 2: Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủyban nhân dân Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

Chương 3 Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hànhchính theo cơ chế một cửa tại UBND Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

NỘI DUNG

Chương 1: TÌM HIỂU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI1.1 Khái quát chung về UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

1.1.1 Địa vị pháp lý của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

UBND Quận Tây Hồ là một đơn vị hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội,được thành lập theo nghị định số 69/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 10 năm1995 Tên quận được đặt theo tên của Hồ Tây, hồ nước tự nhiên lớn nhất của HàNội nằm trên địa bàn quận.

Quận Tây Hồ nằm ở phía bắc phần nội thành của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:- Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng

- Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm

- Phía nam giáp các quận Ba Đình (với ranh giới là khu dân cư An Dương, đườngThanh Niên và đường Hoàng Hoa Thám), Cầu Giấy

- Phía bắc giáp huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.

Dân số năm 2020 là 165.715 người, đến 2021 là hơn 170 nghìn người Quận TâyHồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệcảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội.Diện tích 24,0km2, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An,

Trang 14

Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng

1.1.2 Đặc điểm tình hình của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới Quận,là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía bắc và phía đông làsông Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam Với các công trình di tích lịch sử cógiá trị như Chùa Trấn Quốc,Chùa Võng Thị,Phủ Tây Hồ…Cùng với giữ gìn và duy trìthương hiệu Chè sen Quảng An, Hoa Đào Nhật Tân, quận đón nhận thêm danhhiệu làng nghề truyền thống Quất cảnh Tứ Liên và thương hiệu tập thể Xôi PhúThượng tập trung xung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắngnổi bật nhất của Thủ đô.

UBND Quận Tây Hồ được thành lập năm 1995, sau hơn 20 năm xây dựng vàtrưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh Trong 3 năm 2018-2021 kinh tếtrên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao Cơ cấu kinh tế phát triển theo đúnghướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó ngành thương mại – dịch vụcó tốc độ phát triển nhanh, đạt tỷ trọng 66,14%, công nghiệp ổn định với tỷ trọngđạt 33,53% Mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao (0,33%), nhưng giá trịsản xuất đạt bình quân 235 triệu đồng/ha Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địabàn đạt 3.354,9 tỷ đồng giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tếNhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinhtế ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội V đề ratrong giai đoạn 2015-2020.

Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội, quận Tây Hồ sẽ thuộc khu vựcphát triển của Thành phố trung tâm Quận đã rà soát, rút ngắn 86 thủ tục hành chính(TTHC) cấp quận, rút ngắn 51 TTHC cấp phường, công khai quy trình tiếp nhận,giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tạo thuận lợi cho ngườidân, doanh nghiệp khi tới giải quyết thủ tục hành chính.

Cơ sở vật chất trang thiết bị cũng được nâng cấp và đầu tư,đội ngũ công chức

Trang 15

được cử đi học và tập huấn để nâng cao trình độ trong giải quyết công việc đượcgiao Trong giai đoạn hiện nay do tình hình dịch bệnh phức tạp nên ủy ban cũngđang phối hợp với bên y tế và công an trên địa bàn để kiểm soát dịch bệnh tronggiai đoạn hiện nay.

1.2 Hệ thống văn bản của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

1.2.1 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;

- Quyết định số 2537/QĐ-CTUBND về việc phân công công tác của Chủ tịchvà các Phó Chủ Tịch Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ nhiệm kỳ 2016-2021 - Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của Ủy ban nhân dân

quận Tây Hồ ban hành Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cầu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dânquận Tây Hồ

1.2.2 Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 4428/QĐ-UB ngày 15/12/1995 của Ủy ban nhân dân Thànhphố Hà Nội về việc thành lập các phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy bannhân dân quận Tây Hồ

- Quyết định số 2537/QĐ-CTUBND ngày 16/9/2016 của Ủy ban nhân dânquận Tây Hỗ ban hành về việc phân công công tác của Chủ tịch và các PhóChủ Tịch Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ nhiệm kỳ 2016-2021

1.2.3 Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;

- Quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc củacủa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ được quy định bởi Quyết định số01/2016/QĐ-UBND ngày 25/07/2016 của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

Trang 16

ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ nhiệm kỳ2016 - 2021.

Trang 17

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

UBND QUẬN

CÁC KHỐI PHÒNG BAN THUỘC

CÔNG AN QUẬN

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬNVIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂNBAN CHỈ HUY QUÂN SỰ QUẬNĐỘI GIAO THÔNG CÔNG CHÍNHĐỘI QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG SỐ 11CHI CỤC THUẾ

XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ SỐ 5ĐIỆN LỰC TÂY HỒ

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNGCHI CỤC THỐNG KÊ

CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

ĐỘI QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG- ĐÔ THỊBẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN

KHO BẠC QUẬNVĂN PHÒNG HĐND & UBND QUẬN

PHÒNG TƯ PHÁPPHÒNG NỘI VỤ

THANH TRA NHÀ NƯỚC

PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINNH VÀ XÃ HỘI

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOPHÒNG VĂN HÓA THÔNG TINPHÒNG KINH TẾ QUẬNPHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ HOẠCH

PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRUÒNGPHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

PHÒNG Y TẾ

Trang 18

1.3.2 Vị trí, chức năng nhiệm vụ của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

1.3.2.1 Vị trí, chức năng của UBND Quận Tây Hồ

UBND Quận Tây Hồ là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, quản lý phạmvi lãnh thổ của Quận theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của HĐND Quậnvà Cơ quan cấp trên trong lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, An ninh, quốc phòng cụthể là:

- Về phát triển kinh tế, công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, giáodục, dịch vụ y tế, công nghệ môi trường,

- Về thu chỉ ngân sách của địa phương trên địa bản Quận theo quy định của phápluật đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan đảm bảo việc thu đúng, thuđủ và thu kịp thời các loại thuế cũng như các loại thu khác

- Về tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, cùng vớicác văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp; - Đảm bảo an nính, chính trị, trật tự an toàn quận: thực hiện nhiệm vụ xây dựnglực lượng vũ trang nhân dân và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân,thựchiện chế độ nghĩa vụ quân sự

- UBND Quận Tây Hồ do HĐND Quận Tây Hồ bầu, là cơ quan chấp hành củaHội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

- UBND Quận Tây Hồ chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bảncủa cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấpnhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế quận hội vàthực hiện các chỉnh sách khác trên địa bàn

- UBND Quận Tây Hồ thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, gópphần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thông nhất trong bộ máy hành chính nhà nướctừ Trung ương tới cơ sở

UBNDP.TỨ LIÊN

P.BƯỞI

Trang 19

1.3.2.2 Nhiệm vụ,quyền hạn của UBND quận Tây Hồ

UBND Quận Tây Hồ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo,cá nhân phụ trách UBND Quận Tây Hồ có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực hiệncác nhiệm vụ, chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm đã đề ra, quản lý chỉđạo, hướng dẫn các Quận trong hoạt động quản lý nhà nước UBND Quận Tây Hồthực hiện nhiệm vụ của mình theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm2015, cụ thể:

- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn Quận - Quyết định những vấn đề của Quận trong phạm vi được phân quyền, phân cấp

theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác củapháp luật có liên quan

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủyquyền

- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp quận - Chịu trách nhiệm trước Thành phố về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền

hạn của chính quyền địa phương ở Quận

- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủcủa Nhân dân, huy động các nguồn lực quận hội để xây dựng và phát triển kinhtế quận hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Quận

1.3.2.3 Nguyên tắc hoạt động của UBND Quận Tây Hồ

Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân Quận Tây Hỏ được quy định tại điều 2Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dânquận Tây Hỏ quy định về quy chế làm việc của UBND quận Tây Hỗ nhiệm kỳ 2016-2021 như sau:

- UBND Quận làm việc theo nguyên tắc tập chung dân chủ, tuân thủ các quy định

của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; kết hợp tráchnhiệm của tập thể UBND Quận với việc để cao trách nhiệm cá nhân của Chủ

Trang 20

tịch UBND quận và của mỗi thành viên UBND quận phải tuân thủ sự lãnh đạocủa Quận ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân Quận

- Đề cao trách nhiệm cá nhân, mỗi việc chỉ một người phụ trách và chịu trách

nhiệm xuyên suốt Nếu công việc được giao cho cơ quan thì người đứng đầu cơquan phải chịu trách nhiệm chính

- Giải quyết công việc đúng phạm vi thâm quyền và trách nhiệm được phân công,

đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch côngtác và quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Quận, bảo đảm công khai, minhbạch và hiệu quả

- Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công

việc và trong các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phápluật theo quy định

- Mỗi thành viên UBND Quận chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ công tác

của mình trước UBND Quận và các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể vềhoạt động của UBND Quận trước Quận ủy, HĐND Quận và UBND thành phốHà Nội

1.3.2.4 Cơ chế phân công công việc của Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND Quận Tây Hồ,thành phố Hà Nội.

Các phân công nhiệm vụ các đồng chí lãnh đạo với chức danh theo Quyết định số2537/2016/QĐ- CTUBND ngày 16/9/2016, Quyết định về việc phân công công táccủa Chủ tịch và các phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ nhiệm kỳ 2016 - 2021

a)Việc phân công nhiệm vụ cụ thể của chủ tịch UBND Quận Tây Hồ được quy địnhtại khoản I Điều 3, Quyết định số 2537/2016/QĐ -CTUBND ngày 16/9/2016 nhưsau:

- Chủ tịch UBND là người đứng đầu, lãnh đạo, quản lý, điều hành và chịu tráchnhiệm toàn diện các lĩnh vực công tác của UBND quận trước Thành ủy, Chủ tịchUBND Thành phố, Thường trực Quận ủy và HĐND quận ;

Trang 21

- Chỉ đạo chung việc xây dựng chương trình, kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ,chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận; chỉ đạo chung công tác lập dự toánngân sách, bổ sung ngân sách cho các đơn vị, UBND các quận để thực hiện cácnhiệm vụ phát sinh

- Là chủ tài khoản thu, chỉ ngân sách Quận Tây Hồ; Phụ trách, theo dõi các đơn vị:Văn phòng HĐND và UBND quận, phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Nội vụ, Thanhtra Quận, Công an Quận, Ban chỉ huy Quân sự quận

- Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng các Ban chỉ đạo, Chủ tịch các Hội đồng liên quanđến nhiệm vụ của Chủ tịch

b) Việc phân công nhiệm vụ cụ thể của Phó chủ tịch phụ trách đất đai của UBNDTây Hồ được quy định tại khoản 2 Điều 2, Quyết định số 2537/2016/QĐ-CTUBNDngày 16/9/2016 như sau:

- Được chủ tịch UBND quận ủy nhiệm thay mặt Chủ tịch điều hành công việc củaUBND quận khi chủ tịch vắng mặt;

- Quản lý, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các lĩnh vực công tác thường xuyênmà Chủ tịch ủy quyên;

- Phụ trách, theo dõi các đơn vị: Phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Quản lý đôthị, Ban quản lý đô thị, Ban quản lý dự án, Ban quản lý Hồ Tây, Ban bồi thường giảiphóng mặt bằng quận Đội thanh tra xây dựng quận;

- Trực tiếp là nhiệm vụ Trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch các Hội đồng liên quanđến lĩnh vực Chủ tịch ủy quyền

- Phụ trách, theo dõi các đơn vị: Phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Quản lý đôthị, Ban quản lý đô thị, Ban quản lý đự án, Ban quản lý Hồ Tây, Ban bồi thường-giảiphóng mặt bằng quận, Đội thanh tra xây dựng quận;

- Trực tiếp là nhiệm vụ Trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch các Hội đồng liên quan

Trang 22

đến lĩnh vực Chủ tịch ủy quyền

c) Việc phân công nhiệm vụ cụ thê của Phó chủ tịch phụ trách Kinh tế của UBNDTây Hồ được quy định tại khoản 3 Điều 3, Quyết định số 2537/2016/QĐ-CTUBNDngày 16/09/2016 như sau:

- Quản lý, theo đõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các lĩnh vực công tác thường xuyênmà chủ tịch ủy quyền;

- Phụ trách, theo dõi các đơn vị: Phòng Kinh tế, Phòng Tư pháp, Ban quản lý dự ánXây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây, Ban quản lý chợ quận;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ trưởng các ban chỉ đạo, chủ tịch các Hội đồng liên quanđến lĩnh vực Chủ tịch ủy quyền

d)Việc phân công nhiệm vụ cụ thê của Phó chủ tịch phụ trách Văn xã của UBNDTây Hồ được quy định tại khoản 4 Điều 3, Quyết định số 2537/2016/QÐ-CTUBNDngày 16/9/2016 như sau:

- Quản lý, theo đõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các lĩnh vực công tác thường xuyênmà Chủ tịch ủy quyền;

- Phụ trách, theo đõi các đơn vị: Phòng văn hóa và thông tin, phòng Giáo dục - Đàotạo, phòng Lao động thương bình và xã hội, phòng Y tế, Trung tâm văn hóa, Trungtâm Thể dục thê thao, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa giađình

- Trực tiếp lâm nhiệm vụ trưởng các ban chỉ đạo, chủ tịch các Hội đồng liên quanđến lĩnh vực Chủ tịch ủy quyền.

Các phân công nhiệm vụ các đồng chí phụ trách chuyên môn ban hành kèm theoQuyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 25/07/2016, Quyết định ban hành quy chếlàm việc của UBND Quận Tây Hồ nhiệm kỳ 2016 - 2021

Trang 23

1.4 Đội ngũ nhân sự của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

1.4.1 Số lượng nhân sự

Theo báo cáo của phòng Nội vụ quận Tây Hồ về thực trạng số lượng, cơ cấu ngạchcông chức, nhu cầu công chức chuyên ngành hành chính, cử công chức dự thinâng ngạch lên chuyên viên, chuyên viên chính năm 2020 thì trong khối hànhchính có:170 thành viên bao gồm:

+ 150 cán bộ công chức( 47 cán bộ, 103 công chức); + Lãnh đạo UBND 4 cán bộ( 01 chủ tịch; 3 phó chủ tịch);

+ Bên cạnh đó, quận có 16 hợp đồng lao động thuộc các lĩnh vực: Tổng đài, kếtoán, tư pháp

1.4.2 Chất lượng nhân sự

Trình độ cán bộ công chức đã được nâng cao hơn so với trước song việc thực hiệnmô hình cơ chế mới khiến nhiều cán bộ còn lúng túng khi giải quyết thủ tục hànhchính Nhưng bên cạnh đó, số lượng cán bộ, công chức cơ bản là đã đầy đủ về sốlượng, công việc cũng không phải quá lớn đối với đơn vị , điều này đã góp phầncho chất lượng đội ngũ công chức ngày càng chất lượng trong giải quyết thủ tụchành chính, theo thống kê:

- Về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của CBCC làm việc trong UBND quận Tây Hồ từ năm

2018 - 2020 được thể hiện qua các bậc học như: trung cấp, cao đẳng, đại học, thạcsĩ, tiến sĩ được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC tại UBND quận Tây Hồ

Trang 24

3 Đại học 106 109 104

(Nguồn: Phòng Nội vụ Quận Tây Hồ)

Từ bảng số liệu trên thì ta có thấy được số lượng CBCC có trình độ đại học qua cácnăm là nhiều nhất với số lượng 106 người(2018), 109 người(2019) nhưng đang cóhiện tượng giảm dần, đổi lại thay vào đó là trình độ thạc sĩ có dấu hiệu tăng lên từ1-5 người; trình độ cao đẳng cũng giảm xuống từ 13 người xuống 11 người do quátrình đào tạo và luân chuyển CBCC trong UBND sang cơ quan khác làm việc Khôngcó trình độ trung cấp do đặc thù tính chất làm việc tại UBND quận.

Các công chức đều được qua các lớp huấn luyện bồi dưỡng chuyên viên và bồidưỡng về công tác thuộc chuyên ngành làm việc Trong thời gian hiện nay đội ngũcông chức cũng được đi nhiều các lớp tập huấn để phhujc vụ tốt công tác đượcgiao.

1.5 Cơ sở vật chất, tài chính của UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

1.5.1 Công sở UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ được đặt tại số 657 Lạc Long Quân, Xuân La,Tây Hồ, Hà Nội do trong quá trình sử dụng công trình của trụ sở xuống cấp nênđang được xây dựng lại.

Các phòng ban được phân tán đến các địa điểm tạm thời để phục vụ cho quá trìnhquản lý không bị gián đoạn, trụ sở chính đang được đặt tại 691 Lạc LongQuân,Xuân La,Tây Hồ, Hà Nội với khuôn viên rộng rãi thoáng mát nhiều cây xanh.Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính và bộ phận tiếp dân củaUBND Quận Tây Hồ đang được đặt tạm thời tại địa chỉ 655 Lạc Long Quân, TâyHồ,Hà Nội với khuôn viên gắn liền với nhau thuận tiện cho việc tiếp dân và giảiquyết cả thủ tục liên quan đến giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một

Trang 25

cửa nói chung và Bộ phận tiếp nhận trả kết quả đăng ký kinh doanh nói riêng.

1.5.2 Nguồn tài chính hoạt động

UBND Quận Tây Hồ luôn thực hiện đúng chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên,thực hiện công bố, công khai mức thu chi qua các năm Nguồn tài chính của UBNDhoàn toàn được nhà nước trợ cấp.

Theo báo cáo kinh tế tổng kết hội nghị lần thứ 5 Quận Tây Hồ, thu ngân sách đạt1.580,730 tỷ đồng, đạt 57,25% dự toán toàn khóa Thu điều tiết ngân sách quận,quận đạt 581,579 tỷ đồng, đạt 63,31% dự toán UBND Quận quản lý chi ngân sáchnhà nước đảm bảo tiết kiệm chặt chẽ, hiệu quả Nghiêm túc thực hiện chủ trươngthực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

1.5.3 Trang thiết bị làm việc UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

- Về cơ sở vật chất: Tại tất cả các phòng, ban của UBND quận đều có phòng làmviệc riêng, diện tích khá rộng và thoáng mát Phòng làm việc được trang bị khá đầyđủ các phương tiện làm việc như: máy vi tính, máy in, máy photo, quạt, bàn làmviệc của cán bộ, công chức và ghế cho khách…Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quảcủa Ủy ban nhân dân các quận: được đầu tư đổi mới và nâng cấp các trang thiết bịnhằm phục vụ cho việc tiếp nhận, thụ lý và giải quyết hồ sơ cho nhân dân đượcthuận lợi trong thời kỳ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ theo cấp độ 3 và 4 theo cơchế trực tuyến.

- Về công tác ứng dụng công nghệ thông tin: Ủy ban nhân dân quận đã thực hiệnxong việc nâng cấp hệ thống đường truyền cáp quang Metro Net 10 Mbps, gắnthiết bị đầu nối và đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý hồ sơ, phần mềm quảnlý

Dự án nối mạng cáp quang giữa Ủy ban nhân dân quận và Ủy ban nhân dân 08quận đã thực hiện xong và đưa vào sử dụng, việc trao đổi thông tin trên mạng đãthông suốt Ngoài ra, Ủy ban nhân dân quận còn trang bị thêm thiết bị mạng

Trang 26

không dây phủ sóng trong khuôn viên trụ sở Ủy ban nhân dân quận.

Trang 27

Tiểu kết chương 1

Tại chương một đã tìm hiểu sơ qua 4 nội dung cơ bản thuộc UBND quận Tây Hồbao gồm: Khái quát chung về UBND quận Tây Hồ, cơ cấu tổ chức UBND quận TâyHồ,hệ thống văn bản của UBND quận Tây Hồ và Nhân sự UBND quận Tây Hồ.Trong các nội dung chính cụ thể hóa các mục nhỏ và nêu ra các văn bản để hiểu rõhơn, khái quát chung về UBND quận Tây Hồ lấy đó làm tiền đề, làm cơ sở lý luậnvà pháp lý để tôi có thể lấy đó làm cơ sở giải quyết nội dung các chương tiếp theo.

Trang 28

Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘTCỬA TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Cơ sở lý luận về giải quyết thủ tục hành chính

2.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính

Nhiều nhà khoa học ở Việt Nam đã nêu ra: Thủ tục hành chính là trình tự, trật tựthực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổchức được ủy quyền hành pháp trong việc giải quyết các công việc của nhà nước,các kiến nghị yêu cầu chính đáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩavụ hành chính, đảm bảo công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.

Đến ngày 08/06/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2010/NĐ-CP về Kiểmsoát thủ tục hành chính có quy định :

“Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện

do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việccụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Như vậy đến nay, thủ tục hành chính của ở nước ta đã được quy định cụ thể tạinghị định này.

2.1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính có những đặc điểm sau:

- Thủ tục hành chính được luật hành chính quy định rất chặt chẽ, các hoạtđộng không được quy phạm thủ tục hành chính thì không phải là thủ tục hànhchính.

- Trong thủ tục hành chính thì nguyên tắc chủ thể có quyền xem xét và raquyết định theo trình tự mà luật thủ tục hành chính quy định là cơ quan quản lýhành chính nhà nước (cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo nghĩa rộng).

- Các quy phạm của thủ tục hành chính không chỉ quy định trình tự thựchiện theo quy phạm vật chất của luật hành chính mà còn quy định trình tự nhằm

Trang 29

thực hiện quy phạm vật chất của các ngành luật khác.

- Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp Tính đa dạng, phức tạp của nóđược quy định bởi hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động diễn ratrên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính Hơn nữa nềnhành chính nước ta hiện nay đang chuyển từ nền hành chính kế hoạch hóa tậptrung sang nền hành chính phục vụ; đồng thời với xu hướng hơp tác quốc tế đốitượng quản lý không chỉ là công dân, tổ chức trong nước mà còn có các yếu tốnước ngoài.

2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính

1 Thủ tục hành chính có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nướcvà xã hội.Thủ tục hành chính không chỉ có ý nghĩa lớn trong hoạt động lậppháp,lập quy mà còn hết sức cần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt độngquản lý nhà nước đực biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính.

2 Trước hết nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết thì một quyếtđịnh hành chính sẽ không được đưa vào thực hiện hoặc bị hạn chế tác dụngcũng như một thủ tục hành chính nếu không phù hợp với thực tế thì sẽ rất nhanhchóng bị loại bỏ.

3 Thủ tục hành chính đảm bảo việc thi hành quyết định được thống nhất và có thểkiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do thực hiện các quyếtđịnh hành chính được tạo ra.

4 Thủ tục hành chính được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo ra khảnăng sáng tạo trong việc thực hiện các quản lý, đem lại hiệu quả thiết thực choquản lý nhà nước.

5 Thủ tục hành chính là một bộ phận của pháp luật hành chính, vì vậy việc nắmvững và thực hiện các quy định về thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đốivới quá trình cải cách nền hành chính nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trang 30

2.1.2 Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Theo khoản 1, Điều 3, Nghị quyết 61/2018/NĐ-CP Nghị định của chính phủ về việcthực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chínhcó quy định:

Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồsơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát,đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quancó thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa.

Ta có thể thấy việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đã rútngắn được rất nhiều khoảng cách về mặt địa lý cho cả người dân và các cán bộcông chức Cơ chế một cửa tạo điều kiện cho việc kiểm soát việc người dân giảiquyết tại một cửa dễ dàng hơn và quản lý được chặt chẽ hơn Việc quản lý theo cơchế một cửa giúp giảm bớt khối lượng công việc, tránh sự chồng chéo giữa các bộphận và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan hành chính.

2.1.5 Dịch vụ hành chính công

2.1.5.1 Khái niệm

Theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ,khái niệm về dịch vụ hành chính công, dịch vụ công trực tuyến như sau:

- Dịch vụ hành chính công: Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi

pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trịpháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý Mỗi dịch vụhành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoànchỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

Trang 31

- Dịch vụ công trực tuyến: Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác

của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môitrường mạng.

2.1.5.2 Mức độ dịch vụ công trực tuyến

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: Là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông

tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hànhchính đó Công dân có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính và nhậnkết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho

phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theoyêu cầu Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điệnđến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ sau đó nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả của cơ quan.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho

phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chứccung cấp dịch vụ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụđược thực hiện trên môi trường mạng Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kếtquả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho

phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến Việc trảkết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điệnđến người sử dụng.

2.2 Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

2.2.1 Công tác xây dựng và ban hành văn bản

Thực hiện chủ trường của Đảng và Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính trong

Trang 32

đó bao gồm nhiều vấn đề, khâu quan trọng hơn cả được nhắc đến ở đây là cảicách về giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,một cửa liên thôngtrên toàn bộ các đơn vị hành chính, trong những năm qua lãnh đạo UBND QuậnTây Hồ luôn quan việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính do Trung ương đềxuất, chỉ đạo,bô trí và đề xuất các cán bộ có đủ trình độ năng lực , có tâm huyết đểtrực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính nhằm nâng cao thực hiện đề án mộtcửa, đồng thời rà soát các thủ tục rườm rà phức tạp để loại bỏ điều đó góp phầntinh giảm được nhiều thủ tục không hiệu quả Việc quan tâm đến giải quyết cácthủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là một trong những giải pháp quan trọnggiúp cho Quận tây Hồ phát triển về cả mặt kinh tế lẫn xã hội,để Quận Tây Hồ trởthành một trong các quận Trung tâm bậc nhất của Hà Nội.

Trên cơ sở các văn bản mà Chính phủ ban hành, UBND thành phố Hà Nội đã bắtđầu các bước thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa sau nghị định số61/2018/NĐ-CP của Chính Phủ về thực hiện cơ chế một cửa,một cửa liên thôngtrong giải quyết thủ tục hành chính và ban hành rất nhiều các văn bản liên quanđến lĩnh vực này trong giai đoạn 2018-2020, các văn bản tiêu biểu như:

- Năm 2018:

+ Công văn số 3706/UBND-KSTTHC của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội NguyễnĐức Chung ký ban hành về việc thực hiện triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CPngày 23/4/2018 của Chính phủ trong giải quyết các thủ tục hành chính.

+ Quyết định số 5298/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn ĐứcChung ký ban hành về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Năm 2019:

+ Kế hoạch số 244/KH-UBND Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Trang 33

ký ban hành về công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 trên địa bàn thànhphố Hà Nội ngày 28/12/2018.

+ Kế hoạch số 33/KH-UBND của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơnký ban hành về việc thông tin, tuyên truyền về công tác kiểm soát thủ tục hànhchính, cải cách thủ tục hành chính và việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 29/01/2019.

+ Quyết định số 7130/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chungký ban hành về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giảiquyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày17/12/2019.

- Năm 2020:

+ Kế hoạch số 45/KH-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung kýban hành về việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 trên địa bànthành phố Hà Nội ngày 26/02/2020.

+ Công văn số 1187/UBND-KSTTHC của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn ĐứcChung ký ban hành về việc thực hiện một số giải pháp tiếp nhận và trả kết quả thủtục hành chính để phòng, chống dịch Covid-19 ngày 09/4/2020.

+ Công văn số 1942/UBND-KSTTHC của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn ĐứcChung ký ban hành về việc thực hiện Công văn số 2995/VPCP-KSTT ngày 16/4/2020của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tửngày 25/5/2020.

+ Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn VănSửu ký ban hành về việc ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày

Trang 34

Các văn bản được nêu của UBND Thành phố Hà Nội chỉ là những văn bản có hướngdẫn về triển khai thủ tục hành chính theo mức chung và làm tiền đề cho các thủ tụchành chính khác, ngoài các văn bản mang hình thức chung này sẽ có thêm các vănbản như thêm hoặc loại bỏ các thủ tục hành chính cần thiết ở nhiều lĩnh vực khácnhau như Tư pháp, Kinh tế, Đất đai…Các văn bản này được áp dụng trên toàn thànhphố Hà Nội bao gồm các đơn vị hành chính cấp quận/huyện và xã/phường/thị trấn.Thực hiện triển khai và đưa ra các văn bản phối hợp,UBND Quận Tây Hồ trong cácnăm qua cũng có các văn bản nhằm triển khai công tác giải quyết thủ tục hànhchính theo cơ chế một cửa trên địa bàn quận như:

+ Quyết định 2772/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND quận Tây Hồ về Quyếtđịnh phê duyệt phương án rút ngắn thủ tục hành chính thuộc thẩm quyển giảiquyết của UBND quận Tây Hồ và UBND các phường thuộc Quận.

Theo đó UBND quận đã phê duyệt phương án rút ngắn thời gian giải quyết 86 thủtục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận và 51 thủ tục hànhchính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND phường thuộc quận Qua đó tổngthời gian giải quyết TTHC quận và phường được rút ngắn là: 516,5 ngày (tươngđương với 4.132 giờ làm việc).

+ Quyết định số 1300/QĐ-UBND của UBND quận Tây Hồ về việc phê duyệtphương án tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩmquyền giải quyết của UBND ngày 28/08/2018.

+ Quyết định 1023/QĐ-UBND ngày 28 tháng 09 năm 2019 Về việc ban hành quy chếtổ chức hoạt động và bộ thủ tục hành chính áp dụng tại bộ phận một cửa, một cửaliên thông UBND quận Tây Hồ.

Đồng thời UBND quận Tây Hồ vẫn áp dụng Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 24

Trang 35

tháng 08 năm 2016 của UBND Thành phố về cải cách hành chính Nhà nước củathành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 đê làm tiền đề cho các quyết định để cảicách hành chính qua các năm trên địa bàn quận.

2.2.2 Công tác chỉ đạo điều hành

Căn cứ vào chương trình tổng thể, các kế hoạch, nghị định của Chinh phủ , hướngdẫn của các cơ quan như Sở, ban ngành và cả căn cứ vào tình hình của địa phương,UBND quận Tây Hồ đã áp dụng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,một cửa liên thông theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2018.Để triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ, UBND quận Tây Hồ đã ban hànhQuyết định 2772/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND quận Tây Hồ về Quyếtđịnh phê duyệt phương án rút ngắn thủ tục hành chính thuộc thẩm quyển giảiquyết của UBND quận Tây Hồ và UBND các phường thuộc Quận để rút ngắn các thủtục hành chính, giúp giảm bớt khối lượng công việc rườm rà như trước kia; Quyếtđịnh số 987/QĐ-UBND ngày 14//05/2019 của UBND quận Tây Hồ về ban hành quychế về trình tự, thủ tục theo cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tụchành chính; Quyết định 1023/QĐ-UBND ngày 28 tháng 09 năm 2019 Về việc banhành quy chế tổ chức hoạt động và bộ thủ tục hành chính áp dụng tại bộ phận mộtcửa, một cửa liên thông UBND quận Tây Hồ

Trong thời gian triển khai công tác thực hiện theo cơ chế một cửa, UBND quận TâyHồ luôn quan tâm sát xao tới công tác triển khai tại bộ phận một cửa tại cơ quan,đồng thời luôn cập nhật các văn bản mới của trung ương về hướng dẫn thi hành cácvăn bản cho từng giai đoạn cụ thể Luôn kiểm tra, đôn dốc công tác giải quyết thủtục hành chính và rà soát các thủ tục không còn phù hợp với thực tế Trong năm2018 Quận đã loại bỏ được 86 thủ tục thuộc thẩm quyền cấp huyện, đó là mộtbước tiến lớn trong công cuộc cải cách hành chính của UBND quận Tây Hồ.

Ngày đăng: 14/05/2024, 08:34

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan