1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương Định mức lao Động (huha napa)

48 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định Mức Lao Động
Thể loại Đề Cương
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 71,54 KB

Cấu trúc

  • Chương 2. CƠ SỞ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG (34)
    • 2.3.3. Tỷ lệ tăng hoặc giảm mức thời gian/mức sản lượng (36)
    • 2.3.4. Tỷ lệ hoàn thành mức (36)
  • Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG (37)
  • Chương 4. KHẢO SÁT THỜI GIAN LÀM VIỆC (43)
    • 1. Chụp ảnh thời gian làm việc (43)
    • 2. Bấm giờ (43)

Nội dung

Câu 1. Nêu khái niệm, phân loại mức lao động? a. Khái niệm * Mức lao động Mức lao động là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) theo đúng tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Ví dụ: Hoàn thành 1 sản phẩm trong 30 phút. * Định mức lao động Định mức lao động là việc quy định mức độ tiêu hao lao động sống cho một hay một số người lao động có nghề nghiệp và trình độ chuyên môn thích hợp, để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị khối lượng công việc đúng với yêu cầu chất lượng, trong những điều kiện tổ chức nhất định. Ví dụ: Ở công ty A yêu cầu trong vòng 1 ngày một người lao động phải đóng hộp 30 sản phẩm, b. Phân loại mức lao động - Theo phương pháp định mức lao động: Theo phương pháp định mức lao động, mức lao động được chia thành: Mức phân tích khảo sát, mức phân tích tính toán, mức thống kê, mức kinh nghiệm, mức so sánh điển hình; mức dân chủ bình nghị. + Mức phân tích khảo sát: Là mức được xác định dựa vào tài liệu nghiên cứu khảo sát tại nơi làm việc bằng việc chụp ảnh/ bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ về kết quả làm việc của người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. + Mức phân tích tính toán: Là mức được tính toán dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn hoặc chứng từ kỹ thuật các công thức tính toán thời gian hao phí, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí. + Mức thống kê: Là mức được tính dựa vào kết quả thống kê thực tiễn kết quả thực hiện công việc của người lao động. + Mức kinh nghiệm: Là mức được xác định dựa vào mức năng suất lao động của người lao động ở những kỳ trước đó kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ định mức, đốc công và công nhân kỹ thuật có thâm niên trong sản xuất. + Mức so sánh điển hình: Là mức được xây dựng theo phương pháp phân tích khảo sát, có căn cứ kỹ thuật đại diện cho nhóm công việc điển hình(nếu các công việc khác nhau phải xây dựng Hqđi cháu bước công việc điển hình) + Mức dân chủ bình nghị: Là mức lao động được xác định bằng các cán bộ định mức dự tính bằng thống kê hoặc kinh nghiệm. - Theo đối tượng định mức lao động: Mức lao động được chia thành mức chi tiết; Mức mở rộng; Mức lao động cho một đơn vị sản phẩm. + Mức chi tiết: Là bước xây dựng cho bước công việc (1 nguyên công). + Mức mở rộng: Là mức được xây dựng cho 1 quá trình sản xuất tổng hợp dồm nhiều bước (nhiều nguyên công). + Mức cho 1 đơn vị sản phẩm: Là mức được tính theo tổng mức hao phí lao động cần và đủ để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 khối lượng công việc theo tiêu chuẩn chất lượng, trong điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. - Theo hình thức tổ chức lao động: Mức lao động cá nhân; Mức lao động tập thể. + Mức lao động cá nhân: Là mức lao động cho 1 bước công việc (1 nguyên công) được giao cho từng cá nhân thực hiện trong điều kiện kinh tế kĩ thuật nhất định. + Mức lao động tập thể: Là mức lao động xác định cho các sản phẩm, các công việc, các nhiệm vụ được giao cho 1 tập thể người lao động thực hiện trong điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. - Theo phạm vi áp dụng: Mức lao động cơ sở, mức lao động thống nhất. + Mức lao động cơ sở: là mức do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự xây dựng và áp dụng trong điều kiện kinh tế kỹ thuật đặc thù của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cụ thể. + Mức lao động thống nhất: là bước được xây dựng cho các quá trình sản xuất kinh doanh đã được mẫu hóa hoặc cho các quá trình sản xuất có điều kiện lao động giống nhau. Việc áp dụng mức lao động thống nhất có tính bắt buộc với tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có điều kiện kinh tế kỹ thuật giống nhau với điều kiện kinh tế kỹ thuật của các quá trình. Mức lao động thống nhất được chia ra thành mức lao động thống nhất ngành và mức lao động thống nhất liên ngành: • Mức lao động thống nhất ngành: Là mức thống nhất được xây dựng và áp dụng cho một ngành (hoặc cho những công việc đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh) • Mức lao động thống nhất nhà nước (liên ngành): Là mức lao động thống nhất liên ngành, được xác định và áp dụng cho các công việc có cùng điều kiện kinh tế kỹ thuật ở tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân của tất cả các ngành. - Theo hình thức phản ánh chi phí lao động: Mức thời gian; Mức thời gian phục vụ; Mức sản lượng; Mức phục vụ; Mức biên chế (Số người, số lao động cần thiết). + Mức thời gian là số thời gian quy định để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Ví dụ: MTga = 20 phút/sản phẩm + Mức sản lượng: Là mức sản lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc được quy định cho một hoặc một nhóm người có trình độ chuyên môn kỹ thuật thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian. Ví dụ: Msl = 20 sản phẩm/ ca

CƠ SỞ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Tỷ lệ tăng hoặc giảm mức thời gian/mức sản lượng

Gọi: a là tỷ lệ tăng/giảm mức thời gian b là tỷ lệ tăng/giảm mức sản lượng

TH1: Nếu a>0: Lãng phí a% so với mức thời gian cũ TH2: Nếu a MSL = WTT x T T ca ĐM = 81,9 x 480−35 480 ,3 (sản phẩm/ca)

Bài tập áp dụng phương pháp thống kê - phân tích Doanh nghiệp cần tiến hành thống kê thời gian thực tế sản xuất ra sản phẩm của công nhân để có cơ sở định mức sản phẩm.

Qua khảo sát 15 ca cho thấy: Bình quân trong ca, 1 công nhân đi muộn về sớm 8 phút, làm việc trong ca 12 phút, máy hỏng ngừng việc 15 phút, chờ lấy nguyên vật liệu

22 phút, thời gian không nhiệm vụ 8 phút.

2 Doanh nghiệp dự kiến sửa đổi mức, MTG giảm 25% so với mức đang thực hiện. Tính MTGm; MSLm?

3 Tính mức thời gian tiết kiệm khi áp dụng mức mới nếu công nhân sản xuất được 1000 sản phẩm?

1 TĐM = Tca – TLP = 480 – 8 – 12 – 15 – 22 – 8 = 415 (phút/ca)

2 MTGm giảm 25% => MTGm = 75% x MTGc = 75% x 37,5 = 28(phút/sản phẩm)

3 Số thời gian tiết kiệm khi áp dụng mức mới

* Quy trình Nhóm phân tích – tính toán: Bao gồm 3 bước:

Bước 1: Tạo ra kết cấu bước công việc hợp lý (Phải chia nhỏ bước công việc thành các bộ phận hợp thành như: thao tác, động tác Rà soát loại bỏ thao tác, động tác thừa )

- Chia nhỏ bước công việc thành các bộ phận hợp thành như: thao tác, động tác, cử động.

- Loại bỏ những thao tác thừa, cũ thay bằng những thao tác mới, hiện đại, khoa học hơn

Bước 2: Tạo ra 1 quy trình hợp lý cho bước công việc

Bước 3: Kết hợp tài liệu chứng từ kỹ thuật (tiêu chuẩn các loại thời gian, số lượng) cùng với các công thức tính toán để tính mức lao động cho các bước công việc.

* Quy trình Phương pháp phân tích khảo sát

Bước 1: Tạo ra kết cấu bước công việc hợp lý (Phải chia nhỏ bước công việc thành các bộ phận hợp thành như: thao tác, động tác Rà soát loại bỏ thao tác, động tác thừa )

- Chia nhỏ bước công việc thành các bộ phận hợp thành như: thao tác, động tác, cử động.

- Loại bỏ những thao tác thừa, cũ thay bằng những thao tác mới, hiện đại, khoa học hơn

Bước 2: Tạo ra 1 quy trình hợp lý cho bước công việc

Bước 3: Tiến hành khảo sát hao phí thời gian làm việc của người lao động

- Cho người lao động làm thử cho đến khi quen việc

- Lựa chọn đối tượng khảo sát.

- Lựa chọn phương pháp khảo sát.

Bước 4: Tính mức lao động cho bước công việc theo công thức:

* Quy trình phương pháp so sánh điển hình

Bước 1: Xác định bước công việc điển hình

- Nhóm các bước công việc có đặc điểm về kết cấu, quy trình tương đối giống nhau

- Chọn ra bước công việc điển hình (bước công việc điển hình là bước công việc có tần số suất hiện nhiều nhất hoặc có khối lượng sản xuất lớn nhất)

Ví dụ: May tay áo (2 lần)

Bước 2: Xây dựng mức cho bước công việc điển hình (M SLA ; M TGA ) bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát

Bước 3: Xác định hệ số quy đổi K i

- Nếu bước công việc cần xây dựng có điều kiện thực hiện tương tự bước công việc điển hình  K i = 1 (Với i = 2, 3, …n; với n là số bước công việc của nhóm).

- Điều kiện thực hiện của bước công việc cần xây dựng khó khăn hơn bước công việc điển hình  K i > 1 (i = 2, 3…, n).

- Điều kiện thực hiện bước công việc cần xây dựng thuận lợi hơn bước công việc điển hình  K i < 1 (i = 2, 3…, n).

Bước 4: Xây dựng mức cho các bước công việc khác.

Ví dụ: M TGA = 20 phút/sản phẩm; M SLA = 24 sản phẩm/ca

Doanh nghiệp có bước công việc cần xây dựng mức, bước công việc B có điều kiện thực hiện khó khăn hơn bước công việc A K i = 1,25.

=> MTGB = MTGA x 1,25 = 20 x 1,25 = 25 phút/sản phẩm

=> MSLB = MSLA/ 1,25 = 24/1,25 = 19 sản phẩm/phút

KHẢO SÁT THỜI GIAN LÀM VIỆC

Chụp ảnh thời gian làm việc

T PVđm = (T ca - T CKđm - T NNđm ) x d pv

T TNđm = T ca - T ckđm - T NNđm - T Pvđm

Bấm giờ

- Xác định số lần bấm giờ:

+ Số lần bấm giờ sẽ nhiều hơn đối với các thao tác thủ công và nửa cơ khí + Số lần bấm giờ sẽ ít hơn đối với các thao tác hoàn toàn cơ khí.

Bước 3: Giai đoạn xử lý số liệu

- Tính độ dài của mỗi thao tác (Thời gian kéo dài):

- Xử lý dãy số bấm giờ:

Ví dụ: Dãy số: 10 – 9 – 8 – 11 – 12 – 9 – 8 – 7 – 10 – 9 (Hôđtc = 1,1)

+ B1: Kiểm tra độ ổn định của giãy số bấm giờ

 Hệ số ổn định tiêu chuẩn: (Hôđtc) – Đề bài cho sẵn.

 Hệ số ổn định thực tế (Hôđtt)

T min = Số hạng cao nhất trong dãy số bấm giờ

Số hạng thấpnhất trong dãy số bấm giờ

 Nếu hệ số ổn định thực tế ≤ Hôđtc  Dãy số sử dụng được.

=> Thời gian hoàn thành thao tác: t tn = t 1 + t 2 +t 3 + …+t n n

 Nếu Hôđtt > Hôđtc  Dãy số chưa sử dụng được.

=> Loại Tmax or Tmin dựa vào tần số xuất hiện của Tmax or Tmin:

+ Nếu Tmax và Tmin cùng tần số xuất hiện thì loại Tmax

+ Nếu Tmax và Tmin không cùng tần số xuất hiện thì loại số có tần số xuất hiện nhỏ hơn.

 Tính lại hệ số ổn định thực tế (Hôđtt) đến khi Hôđtt ≤ Hệ số ổn định tiêu chuẩn thì thôi (Hôđtc).

+ Tính tỉ lệ các số bị loại (d) ≤ 25% đối với sản xuất CN => Dãy số dùng được d = n x (x là số lượng số bịloại )

=> Thời gian hoàn thành thao tác: t tn = t 1 ' +t 2 '+ t 3 ' +…+t m m (t m ’: số hạng có giá trị)

C/ ÔN TẬP CÂU HỎI ĐÚNG SAI

1 Thao tác là một phần của động tác.

2 Luôn tồn tại mối quan hệ tăng hoặc giảm mức thời gian với tỉ lệ giảm hoặc tăng mức sản lượng.

3 Trước khi tiến hành định mức lao động có căn cứ kỹ thuật cần thiết phải nghiên cứu kết cấu bước công việc.

4 Không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp phân tích khảo sát để xây dựng mức lao động.

5 Đặc trưng của bước công việc là sự cố định ba yếu tố: người lao động, đối tượng lao động và nơi làm việc.

6 Động tác là một phần của thao tác, bao gồm các cử động lao động liên tục có cùng mục đích.

7 Nên chọn bước công việc có tần số xuất hiện nhiều nhất làm bước công việc điển hình.

8 Định mức lao động chỉ nghiên cứu hao phí thời gian lao động

9 Phương pháp phân tích tính toán có thể áp dụng để xây dựng mức ở tất cả các doanh nghiệp.

10 Ưu điểm nổi bật của phương pháp thống kê kinh nghiệm là đơn giản, tốn ít công sức.

11 Định mức lao động có thể khai thác được các khả năng tiềm tàng trong sản xuất.

12 Mục đích của việc phân loại hao phí thời gian không được định mức là nhằm tìm ra biện pháp khắc phục các loại thời gian đó.

13 Ở các tổ chức có đại điện công đoàn, trong Hội đồng định mức lao động nhất thiết phải có đại diện công đoàn.

14 Một động tác có thể bao gồm một hoặc nhiều thao tác.

15 Phòng Nhân sự tiền lượng không có nhiệm vụ trong công tác định mức lao động.

16 Định mức lao động hợp lý sẽ không có tác dụng tăng cường kỷ luật lao động

17 Định mức lao động không liên quan đến tiền công tiền lương.

18 Mức lao động không thể sử dụng làm căn cứ lập kế hoạch lao động

19 Mức trung bình tiên tiến là mức mà mọi người đều có thể đạt và vượt mức

20 Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động khoa học.

Định mức lao động chủ yếu tập trung vào việc thiết lập các mức lao động tiên tiến trung bình để áp dụng cho hoạt động sản xuất Do đó, việc đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tổ chức nơi làm việc không thuộc phạm vi nội dung của định mức lao động.

22 Khảo sát, xác định các loại hao phí thời gian làm việc chỉ có một mục đích là xác định nguyên nhân gây ra lãng phí thời gian làm việc và tìm ra biện pháp để khắc phục chúng.

23 Một trong những nhiệm vụ quan trọng của định mức lao động là xây dựng và áp dụng vào thực tế sản xuất những mức lao động thật sự tiên tiến, đòi hỏi những người thực hiện chúng có kỹ thuật, kỹ năng và kỹ xảo cao mới có thể hoàn thành được.

24 Công việc kiểm tra, xem xét những điều kiện sản xuất cụ thể và quan tâm, chú ý kinh nghiệm sản xuất, công tác của những người tiên tiến không thuộc nhiệm vụ của định mức lao động vì định mức lao động có nhiệm vụ xây dựng những mức lao động trung bình tiên tiến.

Định mức lao động và kế hoạch lao động tuy có mối quan hệ mật thiết nhưng là hai phạm trù khoa học khác nhau Do đó, định mức lao động không thể là cơ sở trực tiếp để xác định kế hoạch lao động, vì kế hoạch lao động phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, như nhu cầu thực tế, khả năng sản xuất và nguồn lực sẵn có.

26 Định mức lao động là biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động nhưng không có tác động hạ giá thành sản phẩm.

27 Một trong những nội dung của định mức lao động là tổ chức áp dụng các mức lao động trung bình tiên tiến vào trong sản xuất, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện mức để có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi mức.

28 Định mức lao động có tác động góp phần nâng cao tính kỷ luật trong lao động.

29 Định mức lao động sẽ không còn quan trọng khi các đơn vị hoàn toàn tự chủ về tài chính

30 Có một số công việc không thể xác định mức thời gian và mức sản lượng.

31 Do việc xây dựng và thực hiện mức lao động trong điều kiện hiện nay trong các doanh nghiệp ở nước ta có thể dẫn đến việc sa thải bớt lao động có thể dẫn đến hiện tượng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nên công tác định mức lao động hiện nay chưa thật sự cần thiết.

32 Phương pháp khảo sát – phân tích là một trong những phương pháp quan trọng của định mức lao động nhưng không phải khi nào cũng cần phải áp dụng các phương pháp này.

33 Sự tham gia của đại diện Công đoàn là không cần thiết trong công tác định mức lao động

34 Khó có thể tách rời khoa học định mức lao động và tổ chức lao động bởi vì hai khoa học này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Định mức lao động và tổ chức lao động là những môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa thời gian lao động và sản lượng lao động, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc để đạt hiệu suất cao nhất.

37 Đối với công nhân phục vụ hoàn toàn có thể áp dụng mức thời gian và mức sản lượng

38 Công tác định mức lao động phải nghiên cứu đầy đủ các khả năng sản xuất, công tác ở nơi làm việc.

39 Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp.

Ngày đăng: 12/05/2024, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w