Trong những năm gần đây,nhờ vào chính sách được thay đổi theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho doanhnghiệp sản xuất kinh doanh giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta đangdiễn ra sôi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG ĐẦU KARAOKE NGUYÊN CONTAINER TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MTV SOTRANS LOGISTICS TẠI HÀ
Trang 2HẢI PHÒNG - 2024
MỤC LỤC
Trang 3MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO
CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
FCL Full container load - Hàng nguyên container
LCL Less than container load - Hàng lẻ container
THC Terminal Handling Charge - Phụ phí xếp dỡ tại cảng
VAT Thuế giá trị gia tăng
B/L Bill of Lading - Vận đơn đường biển
D/O Delivery Order – Lệnh giao hàng
C/O Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ
A/N Arrival Notice – Thông báo hàng đến
DOC Documentation fee - Phí chứng từ
EIC/CIC Phụ phí mất cân đối vỏ container
CLCO Phí vệ sinh container
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Trách nhiệm của từng bên theo điều kiện DAP 21
Bảng 2.3 Các khoản phí Sinotrans Guangdong International
Freight Forwarding Co., Ltd phải thanh toán
25
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.2 Quy trình chung về giao nhận hàng nhập khẩu 8
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, việc mở rộng quá trình buôn bán, ngoạithương với các quốc gia và tổ chức kinh tế là một mục tiêu quan trọng của cácquốc gia trên thế giới không chỉ của riêng Việt Nam Trong những năm gần đây,nhờ vào chính sách được thay đổi theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho doanhnghiệp sản xuất kinh doanh giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta đangdiễn ra sôi động hơn bao giờ hết
Trong thời gian thực tập chuyên ngành vừa qua, em đã có cơ hội thực tậptại Chi nhánh công ty TNHH MTV Sotrans Logistics tại Hà Nội - doanh nghiệp
có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động cung cấp các dịch vụ vận chuyển hànghoá với nhiều phương thức đa dạng
Trong thời gian thực tập, em đã học hỏi và tiếp cận thực tế các kiến thức vềquy trình giao nhận nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại Chi nhánh công tyTNHH MTV Sotrans Logistics tại Hà Nội Bài báo cáo này sẽ tổng hợp mộtcách đầy đủ các nội dung liên quan đến quy trình giao nhận nhập khẩu hàng hóa,
cụ thể em sẽ trình bày bài báo cáo với chủ đề: “Tìm hiểu quy trình giao nhậnhàng nhập khẩu mặt hàng đầu karaoke nguyên container tại Chi nhánh công tyTNHH MTV Sotrans Logistics tại Hà Nội” Bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằngđường biển
Chương 2: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container tại Chinhánh công ty TNHH MTV Sotrans Logistics tại Hà Nội
Chương 3: Nhận xét và đánh giá về quy trình giao nhận hàng nhập khẩunguyên container tại Chi nhánh công ty TNHH MTV Sotrans Logistics tại HàNội
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh/chị của công tyTNHH Logistics Sinovitrans – chi nhánh Hải Phòng đã tạo cho em cơ hội thựctập và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập Đồng thời, em cũng xintrân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Th.s Phạm Thị Yến đã tận tình hướng dẫn giúp
Trang 6em hoàn thiện bài báo cáo, nhận ra các sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúngkhi em gặp khó khăn, thắc mắc.
Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo này không thể tránh khỏinhững sai sót nên em rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của thầy cô bộmôn để bổ sung kiến thức cho bản thân
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
1.1.Khái quát về dịch vụ logistics và dịch vụ giao nhận
1.1.1 Dịch vụ Logistics
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại
2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa Luật quyđịnh “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chứcthực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhập hàng, vận chuyển, lưu kho,lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đónggói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hànghóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Như vậy, nội dung Điều 233 nói trên vừa định nghĩa thông qua việc liệt kêmột số hoạt động điển hình của logistics, vừa nhấn mạnh vào tính chất dịch vụcủa hoạt động này khi một doanh nghiệp đứng ra nhận làm các công việc đó đểhưởng thù lao từ doanh nghiệp có hàng hóa Định nghĩa như trên là phù hợptrong bối cảnh Luật Thương mại khi Luật này cũng quy định logistics tương tựvới các dịch vụ khác như môi giới, nhượng quyền, giám định, đại lý, gia công
Nguồn: Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
1.1.2 Dịch vụ giao nhận
“Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển,gom hàng, lưu hàng, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cúng như cácdịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tàichính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”(Theo quy tắc mẫu của Hiệp hội Giao nhận Quốc tế - FIATA)
1.1.3 Vai trò của giao nhận
Trang 8 Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và
an toàn và tiết kiệm mà không có sự tham gia của người gửi và ngườinhận vào tác nghiệp
Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu
Giảm bớt các loại chi phí không cần thiết cho khách hàng như lưu kho,bến bãi, …chi phí đào tạo nhân công
1.2.Cơ sở pháp lí liên quan đến hoạt động giao nhận
1.2.1 Luật quốc gia
Hiện nay, Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạmpháp luật liên quan đến vận tài, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như:
- Luật thương mại 2005 (điều 233 đến điều 240): trong đó bao gồm kháiniệm dịch vụ Logistics, điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của người kinhdoanh dịch vụ Logistics,
- Bộ luật Hàng Hải 2005
- Luật giao thông đường bộ 2004
- Luật hải quan 2014
- Các thông tư, nghị định có liên quan:
+ Nghị định số 115/ 2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 07 năm 2007: về điều kiệnkinh doanh dịch vụ vận tải biển
+ Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chitiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan,kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
+ Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu
Trang 9Nguồn: https://luatvietnam.vn/van-ban-luat-viet-nam.html)
1.2.2 Các quy phạm pháp luật quốc tế
- Bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterms do phòng ICC ban hành quyđịnh về trách nhiệm của bên mua bên bán, chi phí hải quan, bảo hiểm hàng hóa,tổn thất và rủi ro
- Công ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế
Nguồn:luatminhkhue.vn/phap-luat-van-chuyen-hang-hoa-quoc-te-bang-duong-bien.aspx
1.3.Khái quát về container, hàng nguyên container
1.3.1 Khái niệm và phân loại container
- Khái niệm: Container là một thùng thép có kích thước lớn hình hộp chữ nhật bêntrong rỗng và có cửa mở thiết kế chốt để đóng kín Container có khả năng chịulực cực kỳ tốt và có nhiều kích thước khác nhau Vỏ của thùng container thường
có màu xanh hoặc màu đỏ tuy nhiên cũng có thể xuất hiện một số màu sắc kháctùy theo yêu cầu của khách hàng hoặc nhà sản xuất
- Phân loại:
Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính như sau:
Container bách hóa (General purpose container)
Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn đượcgọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC) Loại containernày được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển
Container hàng rời (Bulk container)
Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…)bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàngdưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch)
Container chuyên dụng (Named cargo containers)
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súcvật sống
Trang 10Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, khôngcần vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2tầng tùy theo chiều cao xe.
Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc Vách dọc hoặcvách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi Phần dưới của vách dọc bố trí
lỗ thoát bẩn khi dọn vệ sinh
Container bảo ôn (Thermal container)
Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bêntrong container ở mức nhất định
Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh Thực tếthường gặp container lạnh (refer container)
Container hở mái (Open-top container)
Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rúthàng ra qua mái container Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vảidầu Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ cóthân dài
Container mặt bằng (Platform container)
Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc,chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…
Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), váchnày có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời
Container bồn (Tank container)
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồnchứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rótvào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả(Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm
https://www.container-transportation.com/phan-loai-container.html
- Kích thước:
Trang 11Dựa trên việc phân loại container chúng ta sẽ có bảng kích thước containertiêu chuẩn như sau:
Hình 1.1: Kích thước container tiêu chuẩn
và dỡ hàng khỏi container
LCL là viết tắt của chữ Less than container load, nghĩa là vận chuyển hàng
lẻ container Khi gửi hàng, nếu không đủ để đóng nguyên một container, chủhàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ Người gom hàng (người chuyênchở hoặc người giao nhận) có trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào - racontainer
Trang 12Nguồn: Giáo trình Logistics Dịch Vụ - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
1.3 Quy trình chung về giao nhận hàng nhập khẩu
Hình 1.2: Quy trình chung về giao nhận hàng nhập khẩu
Nguồn: bang- duong-bien/, voer, cẩm nang công tác xuất nhập khẩu cần biết - NXB Hồng Đức
https://vantaihangbacnam.com/quy-trinh-giao-nhan-nhap-khau-hang-hoa-1.3.1 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Sau khi hai bên đã thỏa thuận các điều khoản, thống nhất về giá và ký kếthợp đồng giao nhận, bên khách hàng sẽ gửi cho nhân viên chứng từ một bộchứng từ cơ bản gồm: Sales Contract, Packing List, Commercial Invoice, Bill ofLading, kèm với đó là các thông tin quan trọng như ngày tàu dự kiến cập cảng,thông tin
- số hiệu tàu,
Lúc này, nhân viên chứng từ sẽ rà soát kiểm tra xem các thông tin giữa cácloại chứng từ nêu trên có trùng khớp với nhau hay không, đảm bảo mọi thông tincần thiết đều đầy đủ và chính xác Nếu phát hiện thiếu sót hoặc có sự bất nhất
Trang 13không trùng khớp giữa các thông tin của chứng từ, thì nhân viên chứng từ cầnlập tức liên hệ lại với khách hàng điều chỉnh hoặc bổ sung kịp thời.
1.3.2 Lấy lệnh giao hàng
Lệnh giao hàng D/O – là một loại chứng từ quan trọng trong quy trình giaonhận hàng nhập khẩu nguyên container Theo đó, D/O do công ty vận chuyển(có
thể là hãng tàu hoặc forwarder) phát hành dùng để chỉ thị cho đơn vị đang lưukho giữ hàng tại cảng giao hàng cho người chủ hàng đã được chỉ định
Thông thường bạn sẽ nhận được giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice)khoảng 1-2 ngày trước ngày dự kiến hàng đến Để lấy lệnh giao hàng D/O, saukhi tàu cập cảng, nhân viên giao nhân đem theo bộ chứng từ đầy đủ cùng giấygiới thiệu của bên công ty khách hàng, tới hãng tàu để lấy lệnh giao hàng D/O
và phải đóng một số loại phí khi lấy lệnh giao hàng như phí làm D/O, phí THC,phí vệ sinh container, Handling, Nếu là lệnh nối thì có thể bạn phải tới mộtđại lý giao nhận chỉ định khác
1.3.3 Khai hải quan điện tử và đóng thuế
Hiện nay để khai tờ khai hải quan điện tử, người dùng có thể sử dụng phầnmềm ECUS5/VNACCS của cơ quan Hải quan hoặc có thể dùng các phần mềmkhác đã đăng ký với cơ quan chức năng và được cấp phép Khi truyền tờ khaihải quan thành công, thì hệ thống tiếp nhận sẽ thông báo tự động các thông tinnhư: số tiếp nhận, số tờ khai và tình trạng phân luồng hàng hóa (xanh/vàng/đỏ).Nếu được thông báo luồng xanh, xem như đã hoàn tất phần khai báo hảiquan điện tử, mọi thứ suôn sẻ (trong khi luồng vàng cần bổ sung sửa đổi và kiểmtra bộ chứng từ gốc, còn luồng đỏ bên cạnh kiểm tra chứng từ gốc sẽ phải kiểmhóa trực tiếp) Lúc này, sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng nhập Sau đó, in bộ
tờ khai này ra và tiến hành liên hệ với khách hàng nộp thuế
1.3.4 Đăng ký tờ khai tại cảng
Trang 14Khi khai báo hải quan điện tử thành công và in tờ khai, tiếp theo là chuẩn
bị bộ hồ sơ đầy đủ để đăng ký tờ khai tại cảng Cụ thể:
Tờ khai hải quan nhập khẩu
Invoice
Vận đơn (B/L)
C/O
Packing list
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Giấy giới thiệu
Đăng ký kiểm hóa (trường hợp luồng đỏ)
Sau khi đã chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ nên trên, nhân viên giao nhận sẽđem tới hải quan Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra.Nếu không có gì bất thường thì chuyển hồ sơ sang bộ phận tính giá thuế để báomức thuế cần đóng
Lưu ý, trường hợp hàng hóa rơi vào luồng đỏ, thì cần tiến hành kiểm hóa.Lúc này, nhân viên giao nhận cần dựa vào bảng phân công để liên hệ với hảiquan kiểm hóa và thực hiện thủ tục đăng ký chuyển bãi kiểm hóa Khi tới bãi,thì cont được cắt seal, dỡ hàng ra kiểm hóa
1.3.5 Trả tờ khai hải quan
Khi quá trình kiểm tra bộ chứng từ (hoặc kiểm hóa) hoàn tất, bộ chứng từđược đóng dấu, rồi chuyển sang cửa trả tờ khai hải quan Lúc này, nhân viêngiao nhận sẽ mua tem để dán vào tờ khai (tem được xem như là lệ phí hải quan)
Bộ hồ sơ trả về sẽ bao gồm: Tờ khai Hải quan đã đóng dấu, phiếu kết quảnkiểm tra chứng từ, nếu là luồng đỏ thì có thêm phiếu ghi kết quả kiểm tra hànghóa) Nhân viên giao nhận có trách nhiệm kiểm tra xem đã đủ hồ sơ chưa Nếu
đủ thì tiến hành bước tiếp theo
1.3.6 Xuất phiếu EIR
Trang 15Phiếu EIR còn được gọi là phiếu giao nhận container Nó chính là phơiphiếu xác nhận tình trạng của container Đây được xem là một trong những loạigiấy tờ quan trọng hàng đầu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Để xuất phiếu EIR thì nhân viên giao nhận cần tới phòng Thương vụ tạicảng để nộp lệnh giao hàng D/O đã có dấu giao thẳng của hãng tàu Tiếp đónhân viên giao nhận cần đóng tiền nâng/hạ và lưu container
1.3.7 Thanh lý hải quan
Để thực hiện thanh lý hải quan cổng, thì nhân viên giao nhận sẽ mang bộ
hồ sơ gồm Lệnh giao hàng D/O, phiếu EIR, Tờ khai hải quan (gồm cả bản chính
và bản photo), cùng danh sách container nộp cho Hải quan Đơn vị này sẽ lưuthông
tin lô hàng vào sổ hải quan, đồng thời đóng dấu vào tờ khai, phiếu EIR, và xácnhận vào tờ danh sách container Sau đó trả các hồ sơ này lại cho nhân viên giaonhận
1.3.8 Vào cảng lấy hàng
Lúc này quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container về cơ bản làhoàn tất Bây giờ nhân viên giao nhận chỉ cần đưa phiếu EIR, danh sáchcontainer, cùng giấy mượn container cho tài xế container của mình, và lái xechạy vào cảng hoặc ICD để nhận hàng
1.3.9 Trả vỏ container rỗng cho hãng tàu và nhận cược
Sau khi hoàn tất việc rút hàng, dựa trên chỉ định ghi trên giấy mượncontainer, tài xế sẽ mang trả container rỗng về lại cho cảng hoặc ICD Tiếp đónhân viên giao nhận sẽ mang phiếu EIR, giấy cược container cùng phiếu thu tớiđại lý hãng tàu để làm thủ tục nhận lại tiền cược container đã đóng trước đó
1.3.10 Quyết toán và lưu hồ sơ
Bước cuối cùng trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyêncontainer là hoàn thiện hồ sơ Tức sau khi hoàn tất thông quan nhập hàng vàhàng đã được chuyển cho khách, thì nhân viên chứng từ sẽ có trách nhiệm kiểm
Trang 16tra và sắp xếp đầy đủ, cẩn thận các chứng từ thành bộ hoàn chỉnh Một bộ sẽ traotrả lại cho khách hàng, và một bộ sẽ đưa vào lưu trữ Cùng với đó sẽ gửi chokhách hàng một bản Debit Note (Giấy báo nợ).
1.4 Các chứng từ liên quan trong giao nhận
Delivery Order – D/O (Lệnh giao hàng)
Lệnh giao hàng D/O hay còn gọi delivery order là chứng từ trong vận tảiquốc tế Chứng từ này do hãng vận tải phát hành cho chủ hàng hoặc shipper đểtrình lên cơ quan giám sát hàng hóa để có thể lấy hàng khỏi bãi hàng,container…
Arrival Notice – AN (Giấy báo hàng đến)
Giấy báo hàng đến là giấy thông báo chi tiết của hàng tàu, đại lý hãng tàuhay một công ty logistics nào đó thông báo cho bên nhập hàng biết về lịch trình(Hàng hóa khởi hành từ cảng nào và đến cảng nào), thời gian (ngày hàng xuấtphát, ngày hàng đến), số lượng, trọng lượng (trọng lượng hàng hóa, số khốiCBM), chủng loại (là hàng container hay hàng lẻ, số lượng bao nhiêu), chuyếntàu…
Bill of Lading – B/L (Vận đơn đường biển)
Chứng từ do bên vận tải (carrier) hoặc cty giao nhận (fwd) phát hành chongười gửi hàng để làm cơ sở xác định việc giao hàng của người xuất khẩu đồngthời làm căn cứ thanh toán của người nhập khẩu
B/L thể hiện những thông tin về người chuyên chở, thông tin về lô hàng,cảng xếp cảng dỡ, ngày hàng lên tàu, thông tin liên hệ để giải phóng hàng tạicảng đích
Certificate of Quality – C/Q (Giấy chứng nhận chất lượng)
Chứng từ xác nhận chất lượng của hàng hóa được giao và chứng minhphẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng Nếu hợp đồng khôngquy định gì khác, giấy chứng nhận chất lượng có thể do xưởng hoặc nhà máysản xuất hàng hóa hoặc do cơ quan kiểm nghiệm/ giám định hàng xuất khẩu cấp
Trang 171.3.2 Lưu ý:
- Người phát hành: Nhà sản xuất hoặc Cơ quan kiểm định chất lượng
- Thời điểm phát hành: Trước khi giao hàng hoặc sau khi hàng đến
Sale Contract (Hợp đồng ngoại thương)
Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hainước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyểngiao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu đối với hàng hóacho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng cho bên bán
Certificate of Origin – C/O (Giấy chứng nhận xuất)
Certificate of Origin – giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ do nhà sảnxuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (Phòng công thương hoặc VCCI) cấp để xácnhận nơi sản xuất hoăc khai thác hàng hóa
Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
Là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán Nói lên giá trị của hàng hóa và làbằng chứng của sự mua bán trong việc khai báo hải quan Hóa đơn cung cấpnhững chi tiết về hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng
Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)
Packing list giúp cho việc kiểm đếm hàng hóa được thuận lợi hơn Về cơbản sẽ gồm những nội dung liên quan đến hàng hóa như: số lượng, khối lượng,thể tích…
Customs declaration (Tờ khai hải quan)
Là khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục hảiquan khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa Theo điều lệ Hải quan Việt Nam,
tờ khai hải quan phải được nộp cho cơ quan hải quan ngay sau khi hàng đến cửakhẩu Việt Nam
Nguồn: Giáo trình Logistics toàn cầu - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Trang 18CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY TNHH LOGISTICS SINOVITRANS – Chi
nhánh Hải Phòng
2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
Hình 2.1: Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
Nguồn: Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
2.1.1 Thông tin chung
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH LOGISTICS SINOVITRANS
Tên giao dịch SINOVITRANS CO., LTD
Địa chỉ: Số 1A, Đường Nguyễn Văn Quỳ, Phường Phú Thuận, Quận 7,
Trang 19 Địa chỉ: Phòng 616, tầng 6, TD Business Center, lô 20A, đường Lê HồngPhong,
Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Người đại diện: Zhao Junwei
Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế TP Hải Phòng
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần vận chuyển Trung Quốc (gọi tắt là Sinotrans) là nhà cungcấp hàng đầu tại Trung Quốc về lĩnh vực Logictics, và là một trong những doanhnghiệp nòng cốt dưới sự quản lý trực tiếp của tổ chức SASAC quốc gia
Công ty TNHH giao nhận kho vận ngọai thương (gọi tắt là Vietrans) trựcthuộc bộ công thương, là một trong những công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vựcđại lý giao nhận, vận chuyển hàng xuất nhập khẩu, dịch vụ cho thuê kho bãi tạiViệt Nam
Vào tháng 10/2010, Sinovitrans ra đời tại Việt Nam dưới sự hợp tác liêndoanh giữa Sinotrans Trung Quốc và Vietrans Việt Nam Là nhà cung ứng cácdịch vụ tổng hợp lĩnh vực Logistics, hoạt động của công ty bao gồm dịch vụ đại
lý vận tải quốc tế, tập hợp và vận chuyển hàng, dịch vụ đại lý tàu biển…
2.1.3 Các dịch vụ của công ty
Vận tải đường biển:
- Dịch vụ Đại lí Container xuất nhập khẩu đường biển
- Đặt tàu ra vào cảng, sắp xếp dịch vụ hoa tiêu và tàu kéo
- Nộp thông tin về đội tàu và bất kỳ hành khách nào cho cơ quan quản lý xuấtnhập cảnh địa phương
- Hoàn thành tất cả các tài liệu thông quan tàu, hàng hoá có liên quan
Vận tải nội địa:
- Cung cấp dịch vụ báo quan nhập khẩu ô tô, làm thủ tục, vận chuyển nội địa
Trang 20- Cung cấp dịch vụ vận tải nội địa bao gồm đường bộ và đường thủy
Vận chuyển xuyên biên giới
2.1.4 Lợi thế cạnh tranh của Sinovitrans
Sự kết nối
Sinovitrans có nhiều lợi thế về dịch vụ vận tải khi là công ty liên doanhgiữa tập đoàn Sinotrans nổi tiếng của Trung Quốc và Vietrans – một trongnhững công ty dẫn đầu về logistics tại Việt Nam
Tiêu chuẩn quốc tế
Đội nhóm quản lí chuỗi cung ứng quốc tế hóa, có thể cung cấp các giảipháp vận chuyển tiêu chuẩn hóa End-To-End hoàn thiện cho khách hàng, giúpkhách hàng giảm chi phí quản lí chuỗi cung ứng
Đội ngũ giàu kinh nghiệm
Nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, có thể thao tác tất
cả nghiệp vụ vận chuyển đường biển, đường sắt, vận chuyển xuyên quốc gia,phân phối kho bãi, từ đó giảm chi phí vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụvận chuyển
Trang 21 Chi phí tối ưu
Sinovitrans luôn có những giải pháp vận tải tối ưu nhất về chi phí nhưngvẫn đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và tiến độ vận chuyển với các dịch vụ vận tảinội địa hay quốc tế
2.1.5 Văn hóa của Sinovitrans
Tin cậy
Để trở thành đối tác đáng tin cậy, Sinovistran luôn trung thực và minh bạchtrong quá trình trao đổi thông tin hỗ trợ vận chuyển đơn hàng, giảm tải rủi rophát sinh trong quá trình vận tải
Trách nhiệm
Với tinh thần Trách Nhiệm được đặt lên hàng đầu, chúng tôi đảm bảo đơnhàng được vận chuyển đến tận tay người nhận dưới điều kiện tốt nhất
Linh hoạt
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn chuẩn bị kĩ càng
để giải quyết nhanh chóng những rắc rối phát sinh trong quá trình vận tải nhằmđảm bảo đơn
Công nghệ
Sinovitrans luôn luôn chủ động áp dụng công nghệ mới để góp phần nângcao hiệu quả và sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụhàng được xử lí tốt nhất
2.1.4 Bộ máy tổ chức
Trang 22Hình 2.2: Bộ máy tổ chức Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
Nguồn: Công ty TNHH Logistics Sinovitrans
1.3.4 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Bộ phận kinh doanh:
Đứng ra đưa ra những kế hoạch, hướng đi kinh doanh cho cấp trên về lĩnhnhư đi huy động vốn, tìm hiểu các dịch vụ thanh toán quốc tế, khai thác kháchhàng hoặc sẽ đi tìm đồng minh để liên kết với nhau kinh doanh cùng phát triển
Bộ phận kế toán:
Đảm nhận những công việc như kiểm tra quản lý mọi nguồn tài chínhtrong công ty, đảm bảo theo sát các tài sản lưu động và cố định Đưa ra những ýkiến đề xuất để duy trì và đảm bảo nguồn tài chính của công ty duy trì ổn định.Đặc biệt là phòng ban kế toán còn phải phân tích những hiệu quả kinh tế, lỗ hay
là lãi của từng dự án công ty đầu tư
Bên cạnh đó, ban kế toán đưa ra những số liệu cụ thể để có thể chấn chỉnhthái độ làm việc của các nhân viên trong công ty, đồng thời có sự can thiệp trong
Trang 23việc kiểm tra toàn bộ máy kế toán sao cho gọn nhẹ thông mình mà vẫn phải đảmbảo hoạt động kế toán và kinh doanh trong công ty có hiệu quả.
Tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cần thiếtcho nhân sự để phục vụ quá trình làm việc
Tiến hành đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên rồi đưa ra những quyếtđịnh khen thưởng để động viên tinh thần làm việc của nhân viên
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển
- Chào dịch vụ và đàm phán các điều khoản liên quan đến dịch vụ logistics:giá, dịch vụ, lịch tàu, hợp đồng, …
Trang 24- Duy trì, chăm sóc và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp (Hãnghàng không, Đại lý vận chuyển…)
2.1.5 Cơ sở vật chất của công ty
Công ty có trụ sở chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với chi nhánh tạiHải Phòng
Do ra đời với sự hợp tác của 2 doanh nghiệp lớn mạnh nên nguồn lực vềđội xe, hay tuyến tàu vận tải đều vô cùng lớn mạnh Trong thời gian mới đây,ngày 19/2/2022, công ty đã bổ sung thêm 2 đầu kéo vào đội xe vận tải
Ngoài ra công ty còn kí hợp đồng hợp tác quản lí nhiều khu vực kho trênđịa bàn thành phố Diện tích kho dưới sự quản lí của Công ty lên tới hàng nghìnmét vuông
Phương tiện cơ giới:
SPT Hydraulic Modular Trailer – Xe rơ móc mô đun thuỷ lực: Phương tiệnvới 68 axle line, tải trọng trên mỗi axle line là 26 tấn
SPMT Hydraulic Modular Trailer – Xe rơ móc mô đun thuỷ lực: Phươngtiện với 40 axle line, tải trọng trên mỗi axle line là 45 tấn
Heavy Prime Mover – Xe đầu kéo hạng nặng: Với 10 đơn vị xe đầu kéo, sứckéo lên tới 640HP và tải trọng 250 tấn
Blade Adapter: Chuyên trở cánh quạt điện gió trên những cung đường trắctrở và nhiều đồi núi quanh co
Trang 25Dịch vụ hải quan: dịch vụ thông quan tàu lắp đặt hệ thống điện gió ngoàikhơi Xin đơn miễn thuế, đăng ký kiểm tra hải quan, dịch vụ khai báo hải quan
2.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Với hơn 10 năm xây dựng và phát triển trong lĩnh vực logistics, đại lí quốc
tế, chuỗi cung ứng, logistics công trình, logistics hợp đồng, đại lí hãng tàuSinovitrans hướng tới trở thành 1 trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vựcLogistics tại Việt Nam Thương hiệu Sinovitrans qua nhiều năm đã được khẳngđịnh
Sinovitrans đã đạt được nhiều thành tựu trong năm 2021 như sau:
Tổng thu nhập năm 2022 đạt 512 tỷ đồng
Nghiệp vụ hàng cont đạt 20.000 TEU
Nghiệp vụ hàng Air đạt 215.937 kilogram
Hoàn thành 263.450 tấn hàng Logistics công trình, quản lí 5000 m2 kho
Hoàn thành 3200 lượt giao hàng
Ngoài ra, Sinovitrans còn đóng góp xây dựng những công trình tầm cỡquốc gia như: Nhà máy điện gió trên biển miền Nam, Việt Nam được xây dựngtrên diện tích 274715 HA công suất thiết kế 78 MW Tại dự án Sinovitrans đãđảm nhiệm các nhiệm vụ như thông quan hàng hóa, vận chuyển và các dịch vụkhác Sinovitrans cũng đã thực hiện 3 dự án điện gió khác tại khu vực miềntrung Việt Nam và Sóc Trăng, Sinovitans đảm nhận toàn bộ các hạng mục chính
Trang 26trong sự án Nắm bắt được nhu cầu chuyển giao công nghệ của các doanhnghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, Sinovitrans đã cung cấp cácgói sản phầm logistics tích hợp nhằm thu hút khách hàng Đó cũng là tầm nhìnchiếm lược trong
tương lai
2.2 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container thực tế tại công ty
TNHH Logistics Sinovitrans – Chi nhánh Hải Phòng
Dưới đây là quy trình giao nhận hàng nhập khẩu đế giày ngoài giữaSHENZHEN Yeahzhou Imports & Exports Co.,Ltd (bên xuất khẩu) và Công tyTNHH Lợi Tín Lập Thạch (bên nhập khẩu)
Trong hợp đồng đã sử dụng điều kiện DAP: xếp hàng tại cảng SHEKOU,China dỡ hàng tại cảng Hải Phòng, Việt Nam Theo Incoterm 2020, trách nhiệmcủa từng bên như sau:
Bảng 2.1: Trách nhiệm của từng bên theo điều kiện DAP
Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được
hàng đến điểm đích quy định
Trả tiền hàng theo hóa đơn thương
mại của lô hàngĐóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm
hàng
Thông báo cho người bán về thờigian, địa điểm sẵn sàng nhận hàngLàm thủ tục xuất khẩu hàng hóa Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng