1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thẩm quyền của tòa án nhân dân

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Quyền Của Tòa Án Nhân Dân
Tác giả Trần Minh Công, Hà Hải Đăng, Bùi Nguyễn Hải Đăng, Trần Thị Hà
Người hướng dẫn Giảng Viên: Huỳnh Ngọc Tuân
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Khoa Luật
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Trường hợp vụ việc dân sựcó liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việcdân sự đó.- Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án p

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA LUẬT

Đề tài:

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Giảng Viên: Huỳnh Ngọc Tuân

Người thực hiện: Thành viên nhóm 02

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2024

Trang 2

CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

3.1 Thẩm quyền theo vụ việc

3.1.1 Khái niệm và ý nghĩa

- Khái niệm: Thẩm quyền theo vụ việc là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định đểTòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thụ lý và giảiquyết các vụ việc dân sự

- Ý nghĩa: thẩm quyền theo vụ việc có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động áp dụngpháp luật của Tòa án nhân dân và việc bảo vệ quyền của công dân, cơ quan, tổ chức tại

cơ quan tư pháp

 Thứ nhất, là cơ sở pháp lý phân định quyền hạn giữa tòa án nhân dân với các cơquan nhà nước khác trong việc giải quyết các vụ việc dân sự

 Thứ hai, là cơ sở pháp lý xác định quyền hạn giữa các tòa án với nhau trongviệc giải quyết các vụ việc dân sự

 Thứ ba, là cơ sở pháp lý để các đương sự, người yêu cầu thực hiện quyền đượcyêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp bằng con đường tư pháp

3.1.2 Nội dung của Thẩm quyền theo vụ việc

3.1.2.1 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với giải quyết tranh chấp

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp do luật dân sự điều chỉnh.(Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp do luật hôn nhân và gia đìnhđiều chỉnh (Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp do luật kinh doanh, thươngmại điều chỉnh (Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp do luật lao động điều chỉnh.(Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

3.1.2.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với giải quyết yêu cầu

- Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các yêu cầu do luật dân sự điều chỉnh (Điều

27 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

- Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các yêu cầu do luật hôn nhân và gia đìnhđiều chỉnh (Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

- Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các yêu cầu do luật kinh doanh, thương mạiđiều chỉnh (Điều 31 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

2

Trang 3

- Thẩm quyền của tòa án nhân dân đối với các yêu cầu do luật lao động điều chỉnh.(Điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

3.1.2.3 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với quyết định cá biệt của cơ quan,

tổ chức

- Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luậtcủa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp củađương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết

- Quyết định cá biệt này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được

áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể Trường hợp vụ việc dân sự

có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việcdân sự đó

- Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan,

tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tưcách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng

và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy

- Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xétviệc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy địnhtương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện,Tòa án nhân dân cấp tỉnh

3.2 Thẩm quyền theo cấp tòa án

3.2.1 Khái niệm và ý nghĩa.

- Khái niệm: Thẩm quyền của Toà án các cấp là bộ phận của thẩm quyền xét xử, xácđịnh cấp Toà án được tiến hành thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơthẩm Thẩm quyền theo cấp toà án là giới hạn (khả năng) do pháp luật quy định để Tòa

án các cấp thực hiện chức năng giải quyết các vụ việc dân sự

Trang 4

3.2.2.1 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện đối với các tranh chấp

- Được quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành quy định Tòa

án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranhchấp sau đây:

 Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 Bộ luật Tố tụngDân sự hiện hành;

 Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tốtụng Dân sự hiện hành;

 Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành

3.2.2.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện đối với các yêu cầu

- Được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành quy định Tòa

án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

 Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 Bộluật Tố tụng Dân sự hiện hành;

 Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10

và 11 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành;

 Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31

Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành;

 Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 Bộ luật Tố tụngDân sự hiện hành

* Lưu ý:

 Tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành quy định: Những

tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụngDân sự hiện hành mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủythác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ởnước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộcthẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy địnhtại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành

 Tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành quy định: Tòa án

nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn tráipháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ

4

Trang 5

chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữacông dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước lánggiềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định Bộ luật Tốtụng Dân sự hiện hành và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

3.2.2.3 Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Toà án nhân dân cấp huyện

- Được quy định tại Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành quy định Thẩm quyềncủa các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện:

 Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục

sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩmquyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụngDân sự hiện hành

 Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩmquyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đìnhthuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 Bộ luật

Tố tụng Dân sự hiện hành

 Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa

án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết

vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

3.2.2.4 Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm (phần mở rộng)

- Thành phần xét xử sơ thẩm vụ án dân sự:

 Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm

nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này Trong trường

hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội

thẩm nhân dân

 Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhândân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quanquản lý nhà nước về trẻ em

 Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đangcông tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức vềpháp luật lao động

(Điều 63 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

Trang 6

- Thành phần giải quyết việc dân sự

 Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quyđịnh tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 4 và khoản 5 Điều 31, khoản

2, 3 và 4 Điều 33 của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối vớiquyết định giải quyết việc dân sự do tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết

 Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngkhông thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do một Thẩm phán giảiquyết

 Thành phần giải quyết yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2Điều 31 của Bộ luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọngtài thương mại

(Điều 67 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

3.2.3 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

3.2.3.1 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với các tranh chấp, yêu cầu

- Được quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành quy định Tòa án nhândân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

 Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngquy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành, trừnhững tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyệnquy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành;

 Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quyđịnh tại các Điều 27, 29, 31 và 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành, trừ nhữngyêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy địnhtại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành;

 Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiệnhành

- Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩmnhững vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quyđịnh tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tựmình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhândân cấp huyện

6

Trang 7

3.2.3.2 Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Toà án nhân dân cấp tỉnh

- Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

 Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộcthẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụngDân sự hiện hành;

 Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sựchưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, khángnghị theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành

- Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

 Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và giađình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 Bộluật Tố tụng Dân sự hiện hành;

 Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hônnhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bịkháng cáo, kháng nghị theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành

- Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

 Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh,thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều

37 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành;

 Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinhdoanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện

bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành

- Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

 Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộcthẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụngDân sự hiện hành;

 Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định laođộng chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo,kháng nghị theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành

(Điều 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

3.2.3.3 Toà án nhân dân cấp tỉnh trong việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

Trang 8

- Xét xử sơ thẩm: Các tranh chấp, yêu cầu quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân

sự hiện hành Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 63 Bộ luật

Tố tụng Dân sự hiện hành như sau:

 Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩmnhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này 1 Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội

thẩm nhân dân

 Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhândân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quanquản lý nhà nước về trẻ em

 Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đangcông tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức vềpháp luật lao động

- Xét xử phúc thẩm: Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục

phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

doanh, thương mại, lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp

huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật

 Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhândân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quanquản lý nhà nước về trẻ em

1 Điều 65 Xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.

8

Trang 9

 Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đangcông tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức vềpháp luật lao động.

(Điều 63 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

+ Thành phần giải quyết việc dân sự

 Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quyđịnh tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 4 và khoản 5 Điều 31, khoản

2, 3 và 4 Điều 33 của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối vớiquyết định giải quyết việc dân sự do tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết

 Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngkhông thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do một Thẩm phán giảiquyết

 Thành phần giải quyết yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2Điều 31 của Bộ luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọngtài thương mại

(Điều 67 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)

- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 03 Thẩm phán, trừ Xét xử vụ án dân sự

theo thủ tục rút gọn, được quy định tại Điều 64 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành

như sau: “Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trườnghợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này ”2

3.2.4 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao

- Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định Nhiệm

vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao như sau:

 Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa

có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

 Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa ánnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theolãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

2 Điều 65 Xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.

Trang 10

- Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định Nhiệm

vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao như sau: “Tòa chuyêntrách Tòa án nhân dân cấp cao phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa ánnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnhthổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tốtụng.” Theo đó, trường hợp mà Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm thì Toàchuyên trách của Toà án nhân dân cấp cao sẽ thực hiện việc phúc thẩm vụ việc mà3bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộcphạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghịtheo quy định của luật tố tụng

- Trường hợp thực hiện việc giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dânhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyềntheo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng thì việc tổ chức xét xử sẽ

do Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết, căn cứ theo khoản 2 Điều

32 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014.

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong

phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị như sau: (khoản 1 Điều 337 Bộ luật

Tố tụng Dân sự hiện hành)

 Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hộiđồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dâncấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theothủ tục giám đốc thẩm;

 Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đốivới bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm akhoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy banthẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét

xử gồm ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyếtthông qua quyết định về việc giải quyết vụ án

3Điểm b khoản 1 Điều 30 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014

Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên

10

Trang 11

- Thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm: (theo khoản 1Điều 32 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014)

 Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán caocấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh ánTòa án nhân dân cấp cao

 Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới

11 người và không quá 13 người

- Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần

ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửatổng số thành viên biểu quyết tán thành (theo khoản 3 Điều 32 Luật tổ chức Toà ánnhân dân 2014)

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao xem xét, quyết định việc tổ chức xét xử giám đốcthẩm trong trường hợp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩmbản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhândân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo khoản 4Điều 337 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành

- Lưu ý: Những vụ án có tính chất phức tạp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 337 Bộluật Tố tụng Dân sự hiện hành là những vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 Quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất;

 Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau;

 Việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước,bảo vệ quyền con người, quyền công dân được dư luận xã hội đặc biệt quantâm

3.2.5 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao

- Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định Nhiệm vụ,quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao: Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử caonhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tòa án nhân dân tối cao giám đốcthẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị khángnghị theo quy định của luật tố tụng

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w