1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019

111 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 04-2018 đến tháng 03-2019
Tác giả Bùi Thị Yến Nhi
Người hướng dẫn ThS.BS. Lê Quốc Thịnh, ThS. Dương Nhật Linh
Trường học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,86 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. NHIỄM TRÙNG TIỂU (16)
    • 1.1. Giới thiệu chung về nhiễm trùng tiểu (17)
    • 1.2. Căn nguyên gây nhiễm trùng tiểu (18)
    • 1.3. Phân loại (21)
    • 1.4. Triệu chứng (23)
    • 1.5. Chuẩn đoán (23)
    • 2. MỘT SỐ VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRONG NHIỄM TRÙNG TIỂU 15 1. Các trực khuẩn Gram âm (25)
      • 2.2. Các cầu khuẩn Gram dương (37)
    • 3. THUỐC KHÁNG SINH (46)
      • 3.1. Khái niệm (46)
      • 3.2. Phân loại (46)
      • 3.3. Cơ chế tác động của kháng sinh (49)
      • 3.4. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn (51)
      • 3.5. Tình hình vi khuẩn kháng kháng sinh (54)
  • PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. VẬT LIỆU (61)
    • 1.1. Thiết kế nghiên cứu (62)
    • 1.2. Trang thiết bị (62)
    • 1.3. Vật liệu (63)
    • 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (66)
      • 2.1. Khảo sát đặc điểm mẫu (66)
      • 2.2. Quy trình xét nghiệm vi sinh bệnh phẩm (66)
      • 2.3. Phương pháp nuôi cấy xác định số lượng vi khuẩn (dùng phương pháp cấy bán định lượng) (66)
      • 2.4. Phương pháp định danh vi khuẩn (68)
      • 2.5. Kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby – Bauer (74)
      • 2.6. Phương pháp phát hiện vi khuẩn sinh men ESBLs (75)
  • PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (78)
    • 1.1. Kết quả cấy nước tiểu (79)
    • 1.2. Tỷ lệ phân bố vi khuẩn theo giới tính (80)
    • 1.3. Tỷ lệ phân bố vi khuẩn theo nhóm tuổi (80)
    • 1.4. Tỷ lệ vi khuẩn phân bố theo khoa lâm sàng (81)
    • 1.5. Tần suất các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu ở trẻ em (82)
    • 1.6. Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp (84)
    • 1.7. Khảo sát tỷ lệ vi khuẩn sinh men ESBLs (95)
    • 2. BÀN LUẬN (95)
      • 2.1. Đặc điểm mẫu (95)
      • 2.2. Kết quả vi trùng học liên quan đến nhiễm trùng tiểu (96)
  • PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận (100)
    • 2. Đề nghị (102)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (103)
    • I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT (103)
    • II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI (106)
    • III. TÀI LIỆU INTERNET (108)
  • PHỤ LỤC (109)

Nội dung

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRONG NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 04-2018 ĐẾN

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 VẬT LIỆU

Thiết kế nghiên cứu

Mô tả hồi cứu và tiến cứu

Bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm trùng tiểu và có chỉ định xét nghiệm cấy nước tiểu trong thời gian từ tháng 04/2018 đến tháng 03/2019

Thực hiện các chẩn đoán vi sinh vật theo qui trình chuẩn của khoa Xét nghiệm Vi sinh – Bệnh viện Nhi Đồng 1

Nuôi cấy phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm nước tiểu

Thực hiện phản ứng sinh hóa và một số thử nghiệm khác để định danh vi khuẩn

Thực hiện kháng sinh đồ xác định tính nhạy cảm và đề kháng đối với các kháng sinh thông dụng theo kỹ thuật kháng sinh đồ khoanh giấy khuếch tán (Kirby – Bauer).

Trang thiết bị

Vòng cấy định lượng 1/1000ml

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 53

Bộ thuốc nhuộm Ziehl – Neelsen (kháng acid)

Găng tay cao su Đĩa petri

Giá đựng ống nghiệm Đèn cồn

Vật liệu

Tất cả mẫu nước tiểu của bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 được chẩn đoán lâm sàng là nhiễm trùng tiểu và có chỉ định xét nghiệm cấy nước tiểu được gửi tới khoa Vi sinh từ 01/04/2018 đến 31/03/2019

Blood Agar (thạch máu cừu – BA): là môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy phân lập các vi khuẩn từ tất cả các mẫu bệnh phẩm trừ mẫu phân

Mac Conkey Agar (MC): là môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy, phân lập các trực khuẩn Gram âm dễ mọc

Muller Hinton Agar (MHA): là môi trường tốt nhất để thử nghiệm kháng sinh đồ thường qui Thích hợp tăng trưởng cho hầu hết các vi khuẩn dễ mọc

Các môi trường dùng để định danh trực khuẩn Gram âm dễ mọc:

- Kligler Iron Agar (KIA): thử khả năng sử dụng các nguồn cacbonhydrat, sinh hơi

- Simmon citrate: thử khả năng sử dụng nguồn citrate như nguồn cacbon duy nhất

- Sim Medium (SIM): môi trường chuyên biệt để khảo sát khả năng sinh H 2 S, Indol và khả năng di động của vi khuẩn

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 54

Nhóm trực khuẩn Gram [-] dễ mọc: sử dụng các phản ứng sinh hóa kinh điển KIA, Citrate, H2S, Iondol, di động và thử nghiệm Oxidase

Nhóm Staphylococci: định danh sơ bộ bằng các thử nghiệm Catalase,

Coagulase và khả năng kháng Novobiocin

Nhóm Streptococci: định danh bằng các thử nghiệm Catalase, Bile

Esculine, TSB 6,5% NaCl và dựa vào khả năng kháng Optochin + Bacitracin

1.3.4 Đĩa kháng sinh Đĩa kháng sinh là những đĩa giấy có đường kính 6mm, được tẩm dung dịch kháng sinh với nồng độ tiêu chuẩn Các đĩa kháng sinh được đóng gói đảm bảo điều kiện hút ẩm và được lưu giữ ở 2 - 8 0 C hoặc ở -14 0 C

Có rất nhiều loại kháng sinh Tuy nhiên không thể thử nghiệm kháng sinh đồ hết cho tất cả các loại mà cần phải có sự lựa chọn

Các tiêu chuẩn lựa chọn kháng sinh thử nghiệm được hướng dẫn chi tiết bởi Ủy ban Quốc gia về tiêu chuẩn của các phòng thí nghiệm tại Mỹ (Clinical Laboratory Standards Institute, CLSI) Các tiêu chuẩn chính là:

- Chọn kháng sinh đại diện cho nhóm có cùng phổ hoạt động

- Tùy thuộc vào loại vi khuẩn thử nghiệm

- Tùy thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn

- Tùy theo chiến lược và chính sách sử dụng kháng sinh ở từng vùng, từng địa phương

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 55

Bảng 2.1: Bảng hướng dẫn đặt đĩa kháng sinh (CLSI 2018)

(*): kháng sinh được đặt (**): kháng sinh được đặt thêm cho mẫu nước tiểu

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 56

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khảo sát đặc điểm mẫu

Bệnh phẩm là các mẫu nước tiểu được điều dưỡng khoa lâm sàng lấy mẫu theo phương pháp lấy nước tiểu giữa dòng từ bệnh nhi được chẩn đoán là nhiễm trùng tiểu hoặc nghi ngờ nhiễm trùng tiểu

2.2 Quy trình xét nghiệm vi sinh bệnh phẩm

2.3 Phương pháp nuôi cấy xác định số lượng vi khuẩn (dùng phương pháp cấy bán định lượng)

Dùng phương pháp cấy bán định lượng dùng để đếm số khuẩn lạc trong 1ml nước tiểu trên môi trường nuôi cấy

Lắc đều mẫu nước tiểu Dùng khuyên cấy định lượng 0,001 ml (1μl), bằng kỹ thuật vô trùng, đưa theo phương thẳng đứng 90 0 vào lọ chứa nước tiểu để đảm bảo đủ lượng nước tiểu trên vòng khuyên cấy

Cấy bán định lượng trên môi trường BA, MC; ủ ở 35-37 0 C, 18 – 24 giờ

Không mọc hoặc < 10 4 CFU/ml

Thực hiên định danh và thử nghiệm kháng sinh đồ

Kết quả định danh và kháng sinh đồ Âm tính (Không bị nhiễm trùng tiểu)

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 57

Thực hiện phương pháp cấy hàng rào lần lượt trên các đĩa thạch chứa môi trường BA, MC Đem ủ thường các hộp thạch BA và MC ở 35 – 37 0 C từ 18 – 24h

Sau khi ủ, kiểm tra các hộp thạch nếu có vi khuẩn thì đếm số khuẩn lạc Tiến hành định danh vi khuẩn / vi nấm và thực hiện kháng sinh đồ

2.3.3 Kết quả số khuẩn lạc

Sau 18 – 24 giờ đếm tất cả các khóm khuẩn lạc mọc trên môi trường và sau đó nhân với 10 3 ta có được số khóm khuẩn trong 1ml nước tiểu

Bảng 2.2: Kết quả nhiễm trùng tiểu dựa vào số lượng khóm khuẩn

Số lượng khóm khuẩn trong 1ml nước tiểu

< 10 4 CFU/ml Không nhiễm trùng tiểu

Nghi ngờ nhiễm trùng tiểu, tùy trường hợp cụ thể mà báo cáo kết quả

≥ 10 5 CFU/ml Chắc chắn nhiễm trùng tiểu, và kết luận tên vi khuẩn / vi nấm

Hình 2.1: Hình khóm khuẩn cấy trên MC

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 58

2.4 Phương pháp định danh vi khuẩn

2.4.1 Phương pháp định danh trực khuẩn Gram âm dễ mọc

Với vi khuẩn này, tiến hành định danh bằng các phản ứng sinh hóa sau:

- Thực hiện thử nghiệm oxidase : o Dùng để phát hiện men Oxidase Men này có khả năng oxid hóa thuốc thử Tetramethyl paraphenylene diamin dihydroclride 1% (TPDD) tạo thành những phẩm chất đổi màu từ hồng đến đen o Đặt một mảnh giấy lọc vào hộp petri Nhỏ một giọt thuốc thử lên giấy lọc, dùng khuyên cấy chấm vào khúm vi khuẩn nghi ngờ bôi vào chỗ giọt thuốc thử o Đọc kết quả trong vòng 10 giây cho đến 1 phút: Nếu phết vi khuẩn chuyển dần sang màu tím than thì Oxidase [+], còn chỉ ngừng lại ở màu hồng thì Oxidase [-]

- Thực hiện cấy các khóm vi khuẩn điển hình vào các môi trường sinh hóa trong ống nghiệm: KIA, Citrate, SIM Sau đó đem ủ các ống nghiệm ở nhiệt độ 35 – 37 0 C trong vòng 18 – 24 giờ Đọc kết quả:

STT Phản ứng sinh hóa Đọc kết quả

1 Oxidase Tím đen Hồng hoặc không màu

4 Sinh hơi Có khí Không có khí

5 Indol Đỏ lớp trên Vàng lớp trên

6 Di động Đục, mọc lan ra khỏi đường cấy

Trong, không mọc ra khỏi đường cấy

7 Citrate Xanh biển Xanh lá

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 59

2.4.2 Phương pháp định danh cầu khuẩn Gram dương

Vi khuẩn nghi ngờ là những cầu khuẩn Gram dương sẽ không mọc trên

MC, mọc trên BA Tiến hành quan sát qua phết nhuộm Gram thấy hình ảnh đặc trưng là những cầu khuẩn Gram dương có thể xếp thành chùm, chuỗi hoặc thành từng đôi Tiếp tục định danh bằng các phản ứng sinh hóa sau:

❖ Mục đích: chẩn đón phân biệt khóm vi khuẩn Staphylococci với nhóm vi khuẩn Streptococci và Pneumococci

❖ Nguyên tắc: Staphylococci có enzyme catalase sẽ phóng thích O2 từ nước oxi già (H2O 2 ) tạo hiện tượng sủi bọt

❖ Kỹ thuật: Nhỏ một giọt nước H2O2 3% trên mặt lam sạch Dùng khuyên cấy vô khuẩn lấy 1 khóm vi khuẩn rồi chạm khuyên cấy vào giọt H2O 2

Xuất hiện sủi bọt ngay lập tức sau khi H2O 2 tiếp xúc với vi khuẩn  catalase dương

Nếu không có hiện tượng sủi bọt  catalase âm Thử nghiệm Coagulase

❖ Mục đích: dùng để định danh Staphylococcus aureus và phân biệt với các Staphylococci khác

❖ Nguyên tắc: Vi khuẩn Staphylococcus aureus có khả năng sinh enzyme coagulase, enzyme này phản ứng với prothrombin trong huyết tương tạo thành phức hợp Staphylothrombin Staphylothrombin hoạt hóa fibrinogen trong huyết tương thành fibri, tạo nên hiện tượng lợn cợn hoặc đông đặc huyết tương

❖ Kỹ thuật: Cho 0,5 ml huyết tương cừu vào ống nghiệm Dùng khuyên cấy lấy một khón vi khuẩn thuần cho vào ống nghiệm Đặt ống nghiệm vào tủ ấm 37 0 C, trong 4 giờ

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 60

❖ Kết quả: Sau 1 – 4 giờ nếu có hiện tượng đông đặc huyết tương  coagulase dương

❖ Mục đích: dùng để định danh Staphylococcus saprophyticus

❖ Nguyên tắc: Staphylococcus saprophyticus có khả năng đề kháng với Novobiocin

❖ Kỹ thuật: thực hiện đặt đĩa Novobiocin có hàm lượng 5 μg lên trên mặt thạch giống với kỹ thuật kháng sinh đồ phương pháp Kirby – Bauer Đem ủ

Nhạy cảm: đường kính vòng vô khuẩn > 16 mm Đề kháng: đường kính vòng vô khuẩn < 16 mm  Staphylococcus saprophyticus

Thử nghiệm nhạy cảm Optochin

❖ Mục đích: Để phân biệt Pneumococci với các Streptococci tiêu huyết α khác

❖ Nguyên tắc: Pneumococci nhạy cảm với Optochin

❖ Kỹ thuật: dùng khuyên cấy vô trùng lấy 1 quệt vi khuẩn nghi ngờ là

Pneumococci mọc trên mặt thạch BA, cấy 3 chiều với đường cấy dày và sít nhau lên mặt thạch BA Đặt đĩa Optochin lên giữa vùng cấy Đem ủ đĩa BA ở tủ CO2

❖ Kết quả: Vi khuẩn nhạy cảm với Optochin có đường kính vòng vô khuẩn > 13 mm

Thử nghiệm nhạy cảm Bacitracin

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 61

❖ Mục đích: định danh Streptococci tiêu huyết β này là Streptococci tiêu huyết β nhóm A

❖ Nguyên tắc: Streptococci tiêu huyết β nhóm A có khả năng nhạy cảm với Bacitracin

❖ Kỹ thuật: Dùng khuyên cấy vô trùng lấy 1 quệt vi khuẩn mọc trên mặt thạch BA, cấy 3 chiều với đường cấy dày và sít nhau lên mặt thạch BA Đặt đĩa Bacitracin lên trên Đem ủ đĩa BA ở tủ CO2 37 0 C trong 18 – 24 giờ

❖ Kết quả: Vi khuẩn nhạy cảm với Bacitracin có vòng vô khuẩn quanh đĩa Bacitracin  định danh là Streptococci tiêu huyết β nhóm A

❖ Mục đích: định danh Streptococci thử nghiệm này là Streptococci nhóm D

❖ Nguyên tắc: Streptococci nhóm D có khả năng thủy phân Esculin (môi trường chứa 4% muối mật) tạo ra Glucose và Esculetin Esculetin sẽ phản ứng với muối Fe cho ra màu nâu đậm hay đen trên bề mặt môi trường

❖ Kỹ thuật: dùng khuyên cấy lấy vi khuẩn cấy lên mặt ống thạch nghiêng Bile Esculine Đem ủ ở 37 0 C trong 18 – 24 giờ

❖ Kết quả: Môi trường xuất hiện màu nâu đậm hay đen  Bile Esculine dương tính

❖ Mục đích: phân biệt Enterococci và Non enterococci trong Streptococci nhóm D

❖ Nguyên tắc: Enterococci có thể dung nạp NaCl 6,5%

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 62

❖ Kỹ thuật: dùng khuyên cấy vô trùng lấy 1 khóm vi khuẩn cấy vào môi trường TSB bổ sung 6,5% NaCl Đem ủ 37 0 C trong 18 – 24 giờ

❖ Kết quả: dung nạp NaCl 6,5% khi vi khuẩn mọc được trong môi trường

Sơ đồ định danh các cầu khuẩn Gram dương

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 63

Coagulase (-) Coagulase (+) Tiêu huyết α Tiêu huyết γ Tiêu huyết β

Taxo A (+) CAMP (-) Esculin (-) γ hemolytic streptococcus nhóm D

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 64

2.5 Kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby – Bauer

Kháng sinh được tẩm vào đĩa giấy theo nồng độ cho từng loại Kháng sinh sẽ khuếch tán chung quanh mặt thạch môi trường nuôi cấy và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Đường kính vòng vô khuẩn diễn đạt tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh

2.5.2.1 Môi trường cơ bản thực hiện kháng sinh đồ

Thạch Muller Hinton Agar (MHA): là môi trường tốt nhất để thử nghiệm kháng sinh đồ thường qui (đối với vi khuẩn dễ mọc) Các đĩa thạch kháng sinh đồ có bề dày đồng nhất khoảng 4 – 5 mm Môi trường được bảo quản trong tủ lạnh, trước khi dùng đem ủ tủ ấm khoảng 10 – 30 phút

Huyền dịch vi khuẩn thử nghiệm: 1 – 2*10 8 CFU/ml, tương đương với độ đục 0,5 McFarland hoặc đo độ hấp thụ ở bước sóng 625 nm đạt 0,08 – 0,1

Trải huyền dịch vi khuẩn lên mặt thạch

- Dùng que gòn vô khuẩn nhúng vào huyền dịch vi khuẩn rồi ép nhẹ vào thành ống nghiệm nhằm loại bỏ lượng huyền dịch vi khuẩn thừa khỏi que gòn

- Trải đều vi khuẩn lên mặt thạch MHA bằng cách vạch que gòn từ giữa hộp thạch đến vách hộp Sau đó quay 90 0 làm tương tự Làm như vậy cho đến khi đảm bảo trải đầy được vi khuẩn lên mặt thạch

- Để cho khô mặt thạch trước khi đặt đĩa kháng sinh Đặt đĩa kháng sinh lên mặt thạch đã trải vi khuẩn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả cấy nước tiểu

Bảng 3.1: Tỷ lệ cấy nước tiểu

Tổng số mẫu cấy nước tiểu

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mẫu nước tiểu cấy dương tính

Từ 01/04/2018 đến 31/03/2019, khoa Xét nghiệm Vi sinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, đã thu thập được 1330 bệnh phẩm nước tiểu từ các bệnh nhi điều trị tại các khoa lâm sàng có triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng tiểu và có chỉ định cấy nước tiểu Trong 1.330 bệnh phẩm nước tiểu được cấy phân lập vi khuẩn, có

152 mẫu cấy dương tính (tỷ lệ dương tính là 11,43%) và 1.178 mẫu cấy âm tính (tỷ lệ âm tính là 88,57%)

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 70

Tỷ lệ phân bố vi khuẩn theo giới tính

Bảng 3.2: Phân bố vi khuẩn theo giới tính

Giới tính Số lượng (N) Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.2: Phân bố vi khuẩn theo giới tính

Kết quả khảo sát cho thấy trong 152 trường hợp nhiễm trùng tiểu thì có

78 trường hợp ở trẻ nam và 74 trường hợp ở trẻ nữ; tỷ lệ nam : nữ là 1,05 : 1.

Tỷ lệ phân bố vi khuẩn theo nhóm tuổi

Bảng 3.3: Phân bố vi khuẩn theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số lượng (N) Tỷ lệ %

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 71

Biểu đồ 3.3: Phân bố vi khuẩn theo nhóm tuổi

Bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 đã cho chúng ta thấy trong tổng số 152 trường hợp nhiễm trùng tiểu thì nhóm trẻ nhũ nhi (< 1 tuổi ) chiếm 61,84% trong đó có

30 trẻ < 2 tháng tuổi (tỷ lệ 19,74%) Có 25 trường hợp ở nhóm trẻ 1 – 5 tuổi, chiếm tỷ lệ 16,45% và có 33 trường hợp xuất hiện ở nhóm trẻ > 5 tuổi, chiếm tỷ lệ 21,71%.

Tỷ lệ vi khuẩn phân bố theo khoa lâm sàng

Bảng 3.4: Phân bố vi khuẩn theo khoa lâm sàng

Khoa lâm sàng Số lượng (N) Tỷ lệ %

Hồi sức Tăng cường (ICU) 6 3,95

Khoa phỏng – chỉnh hình (2AB) 1 0,66

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 72

Biểu đồ 3.4: Phân bố vi khuẩn theo khoa lâm sàng

Kết quả khảo sát đã cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng tiểu xuất hiện cao nhất ở khoa Thận – Nội tiết, chiếm tỷ lệ 22,37%; tiếp theo sau là các khoa có bệnh nhân nặng phải đặt thông tiểu như các khoa Ngoại bao gồm khoa Hồi sức Ngoại (12,50%) và khoa Ngoại tổng hợp (11,18%); và khoa Nhiễm (9,87%), khoa Sơ sinh (9,21%) Tỷ lệ nhiễm trùng tiểu tại khoa Khám bệnh cho thấy có 11,84% trường hợp là nhiễm trùng tiểu nhẹ đơn thuần.

Tần suất các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu ở trẻ em

Kết quả vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu phân lập được trong thời gian khảo sát được thể hiện trong bảng 9 và biểu đồ 5 Có 18 loài vi khuẩn / vi nấm gây nhiễm trùng tiểu ở trẻ em, đứng đầu là nhóm vi khuẩn đường ruột chiếm tỷ lệ 53,30% trong đó bao gồm các vi khuẩn E coli (32,24%), M morganii

(7,89%), Klebsiella sp (5,92%), E cloacea (0,66%), Proteus mirabilis

(1,97%), Enterobacter sp (1,32%), Acinetobacter sp (1,32%) và Acinetobacter baumannii (0,66%) Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy vi nấm cũng là một trong những tác nhân có vai trò quan trọng trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 25,60%; trong đó nhiều nhất là Candida albicans và Candida tropicalis (7,24%), Candida parapsilosis (3,29%) và Candida famata (0,66%)

Bên cạnh đó, các vi khuẩn Gram dương cũng đã được phân lập như

Enterococcus feacium, Staphylococcus saprophyticus với tỷ lệ theo thứ tự lần

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 73 lượt là 20,39% và 0,66% Ngoài ra, còn có các vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa (3,95%), Stenotrophomonas maltophilia, Enterococcus gallinarum chỉ xuất hiện trong 1 trường hợp, tỷ lệ 0,66%

Bảng 3.5: Tỷ lệ vi khuẩn phân lập được (n = 152) STT Vi khuẩn/nấm Số lượng (N) Tỷ lệ %

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 74

Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp

1.6.1 Kết quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli (n = 49)

Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E coli (n = 49), chúng tôi nhận thấy vi khuẩn này đã đề kháng cao với các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tiểu như Ampicillin (95,90%), Cefuroxime (91,80%), Ceftriaxone (89,80%), Cefotaxime (73,50%), Ciprofloxacin (73,50%), Co-trimoxazole (73,50%), Norfloxacin (69,40%), Levofloxacin (65,00%); ngay cả Cefepime, kháng sinh họ Cephalosporins thế hệ 4, cũng đã bị đề kháng với tỷ lệ là 36,70% Các kháng sinh như Imipenem Meropenem, Ertapenem, Nitrofurantoin, Chloramphhenicol có tỷ lệ đề kháng thấp theo thứ tự lần lượt là 6,10%; 6,20%; 8,20% và 30,60% theo thứ tự lần lượt

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 75

Bảng 3.6: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli

Kháng sinh Kí hiệu Đề kháng (R)

Trung gian (I) Nhạy cảm (S) n Tỷ lệ

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 76

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli

1.6.2 Kết quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterococcus faecium

Bảng 3.7: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

Kháng sinh Kí hiệu Đề kháng (R)

Trung gian (I) Nhạy cảm (S) n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 77

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterococcus faecium

Kết quả của bảng 3.7 và biểu đồ 3.7 cho thấy vi khuẩn Enterococcus faecium (n = 31) còn nhạy cảm 100% đối với kháng sinh Tigecycline và tương đối cao đối với kháng sinh Linezolid (với tỷ lệ 90,30%) Vi khuẩn Enterococcus faecium cũng đã đề kháng đối với kháng sinh Ciprofloxacin (87,10%),

Erythromycin (90,30%) và đề kháng cao 100% đối với các kháng sinh như Penicillin, Norfloxacin Một vấn đề cần lưu ý là có 41,90% vi khuẩn này đã đề kháng với kháng sinh Vancomycin

CHL CIP ERY NIT NOR PEN VAN LNZ TGC

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 78

1.6.3 Kết quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Morganella morganii

Bảng 3.8: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Morganella morganii

Kháng sinh Kí hiệu Đề kháng (R)

Trung gian (I) Nhạy cảm (S) n Tỷ lệ

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 79

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Morganella morganii

Kết quả của bảng 3.8 biểu đồ 3.8 cho thất vi khuẩn Morganella morganii (n = 12) còn nhạy cảm 100% đối với kháng sinh Nitrofurantoin và tương đối cao đối với một số kháng sinh như Chloramphenicol (91,70%), Ertapeneme (83,40%), Cefepime và Meropenem (83,30%), Imipenem (81,80%), Ceftazidime và Ticarcillin (75%) Vi khuẩn Morganella morganii cũng đã đề kháng đối với kháng sinh Ceftriaxone (83,30%) và 75% đối với những kháng sinh như Ciprofloxacin, Co-trimoxazole, Norfloxacin

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 80

1.6.4 Kết quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella sp (n=9)

Bảng 3.9: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella sp

Kháng sinh Kí hiệu Đề kháng (R)

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 81

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella sp

Kết quả của bảng 3.9 biểu đồ 3.9 cho thấy vi khuẩn Klebsiella sp (n = 9) kháng hầu hết các loại kháng sinh Trong đó, vi khuẩn Klebsiella sp kháng khá cao 88,90% đối với Cefuroxime và Ceftriaxone, 77,80% đối với Cefotaxime, Ciprofloxacin và Co-trimoxazole Vi khuẩn Klebsiella sp còn nhạy cảm tương đối đối với kháng sinh Ertapenem (66,70%); Chloramphenicol (62,50%); Levofloxacin (60%); Imppenem, Meropenem và Nitrofurantoin (55,60%)

1.6.5 Kết quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterococcus faecalis

Bảng 3.10: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

Kháng sinh Kí hiệu Đề kháng (R) Trung gian (I) Nhạy cảm (S) n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 82

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterococcus faecalis

Kết quả của bảng 3.10 và biểu đồ 3.10 cho thấy vi khuẩn Enterococcus faecalis (n = 5) còn nhạy cảm 100% đối với các kháng sinh như Ampicillin,

Nitrofurantoin, Penicillin, Vancomycin, Tigecycline và tương đối cao đối với kháng sinh Ciprofloxacin và Levofloxacin (60%) Vi khuẩn Enterococcus faecalis cũng đã đề kháng đối với kháng sinh Linezolid (60%), Tetracyline

(80%) và đề kháng cao (100%) đối với kháng sinh Erythromycin

AMP CIP ERY NIT NOR PEN VAN LVX LNZ TCY TGC

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 83

1.6.6 Kết quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa

Bảng 3.11: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

Kháng sinh Kí hiệu Đề kháng (R) Trung gian (I) Nhạy cảm (S) n Tỷ lệ

Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa

CAZ FEP CIP GEN IPM MEM NIT NOR TCC LVX

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 84

Kết quả của bảng 3.11 và biểu đồ 3.11 cho thấy vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa còn nhạy cảm tương đối cao 83,30% đối với các kháng sinh như

Ceftazidime, Cefepime, Ciprofloxacin, Imipenem, Norfloxacin; 80% đối với kháng sinh Meropenem và Levofloxacin; 66,70% đối với kháng sinh Gentamycin Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa cũng đã đề kháng cao 100% đối với kháng sinh Nitrofurantoin

1.6.7 Kết quả đề kháng kháng sinh của Candida spp (n()

Bảng 3.12: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi nấm Candida spp

Kháng sinh Kí hiệu Đề kháng (R) Trung gian (I) Nhạy cảm (S) n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi nấm Candida spp

AMP FLU FCT CAS MIF VOR

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 85

Kết quả khảo sát cũng đã cho thấy có 28 / 152 trường hợp nhiễm trùng tiểu do vi nấm Candida sp (chiếm tỷ lệ 18,42%) Hầu hết các tác nhân này còn nhạy cảm tốt với các thuốc kháng nấm như Amphoterricin B, Fluconazole, Flucytosine, Caspofungin, Micafungin, Voriconazole.

Khảo sát tỷ lệ vi khuẩn sinh men ESBLs

Bảng 3.13: Kết quả khảo sát tỷ lệ vi khuẩn sinh men ESBLs

Vi khuẩn Tổng số ESBLs [+] (%) ESBLs [-] (%)

Bảng 3.13 đã cho thấy có 61 chủng vi khuẩn (bao gồm 49 chủng vi khuẩn E.coli, 09 chủng vi khuẩn Klebsiella sp và 03 chủng vi khuẩn Proteus mirabilis) trong đó tỷ lệ tiết men ESBLs của vi khuẩn E.coli là 69,4%, của vi khuẩn Klebsiella sp là 55,60% và vi khuẩn Proteus mirabilis không có tiết men ESBLs.

BÀN LUẬN

Vì điều kiện khách quan và thời gian thực hiện đề tài có hạn nên kết quả khảo sát với một số lượng mẫu tương đối thấp (n = 1.330 mẫu nước tiểu) thì có

152 trường hợp cấy dương tính (tỷ lệ 11,43%) và có 1.178 trường hợp cấy âm tính (tỷ lệ 88,57%)

Kết quả khảo sát đã cho chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm trùng tiểu ở bé trai nhiều hơn so với bé gái (tỷ lệ nam : nữ là 1,05 : 1), điều này chưa phù hợp với cấu trúc giải phẫu học là nữ giới có nguy cơ mắc nhiễm trùng tiểu cao hơn so với nam giới, đồng thời khả năng nhiễm khuẩn ngược dòng ở phụ nữ cũng rất cao Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác lứa tuổi, tỷ lệ

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 86 nam : nữ nằm viện tại thời điểm khảo sát, tập quán sinh hoạt, thói quen vệ sinh Hoạt động vui chơi của các trẻ có độ tuổi nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng nhiễm bệnh; trẻ nam có thể tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn trẻ nữ nên khả năng bị nhiễm trùng tiểu cao hơn Đặc biệt, việc cắt bao quy đầu ở trẻ nam rất dễ dẫn đến nhiễm trùng tiểu Ngoài ra, một số nghiên cứu về dịch tễ học đã chỉ ra rằng nếu nữ giới có tập quán sinh hoạt, vệ sinh đúng cách thì tỷ lệ nhiễm trùng tiểu sẽ thấp hơn

Tỷ lệ nhiễm trùng tiểu, trong khảo sát này, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ nhóm tuổi nhũ nhi (< 1 tuổi ) chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,84% trong đó có 19,74% ở trẻ < 2 tháng tuổi và 42,10% ở trẻ từ 2 tháng tuổi – 1 tuổi; và tỷ lệ này giảm dần ở nhóm trẻ từ 1 tuổi – 5 tuổi (16,45%)

Kết quả khảo sát đã cho thấy khoa Thận – Nội tiết là khoa có ca bị nhiễm trùng tiểu cao nhất (22,37%), tiếp theo là các khoa có bệnh nhân nặng phải đặt thông tiểu như các khoa Ngoại bao gồm khoa Hồi sức Ngoại (12,50%) và khoa Ngoại tổng hợp (11,18%) Kết quả này cũng tương đối phù hợp bởi vì bệnh nhân ở các khoa này thường nặng, nằm lâu nên rất dễ mắc nhiễm trùng tiểu và khoa Thận – Tiết niệu là khoa điều trị các bệnh lý về thận – tiết niệu trong đó có nhiễm trùng tiểu Tỷ lệ nhiễm trùng tiểu tại khoa Khám bệnh cho thấy có 11,84% trường hợp là nhiễm trùng tiểu nhẹ đơn thuần

2.2 Kết quả vi trùng học liên quan đến nhiễm trùng tiểu

2.2.1 Kết quả định danh vi khuẩn

Qua kết quả khảo sát trên 152 mẫu nước tiểu dương tại bệnh viện Nhi Đồng 1 ta phân lập được 18 loài vi khuẩn / vi nấm gây nhiễm trùng tiểu Trong đó, các vi khuẩn phân lập được chủ yếu thuộc họ vi khuẩn đường ruột chiếm tỷ lệ 53,3% Trong đó, vi khuẩn E.coli là vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu cao nhất với 49 trường hợp chiếm (32,24%) ; tiếp theo sau là vi khuẩn Enterococcus faecium 31 trường hợp chiếm 20,39%; tiếp đến là Morganella morganii ss Morganii 12 trường hợp chiếm 7,89%; Klebsiella sp 9 trường hợp chiếm 5,92%; Pseudomonas aeruginosa 6 trường hợp chiếm 3,95%; Enterococcus faecalis 5 trường hợp chiếm 3,29%; Proteus mirabilis 3 trường hợp chiếm

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 87

1,97%; Acinetobacter sp và Enterobacter sp 2 trường hợp chiếm 1,32%;

Enterobacter cloacae, Staphylococcus saprophyticus , Stenotrophomonas maltophilia, Acinetobacter baumannii, Enterococcus gallinarum mỗi vi khuẩn xuất hiện 1 trường hợp Kết quả cũng giống với kết quả nghiên cứu vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu của NNIS tại Hoa Kỳ từ 1990 - 1992 là vi khuẩn

Escherichia coli cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, và đứng thứ hai cũng là Enterococci

Ngoài ra, trong khảo sát này thì vi nấm cũng là một trong những tác nhân có vai trò quan trọng trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em và là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu cao hiện nay Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì xuất hiện

4 chủng nấm gây nhiễm trùng tiểu, trong đó nhiều nhất là Candida albicans và

Candida tropicalis (7,34%) với 11 trường hợp; Candida parapsilosis (3,29%) với 5 trường hợp và Candida famata với 1 trường hợp

2.2.2 Mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

Do số lượng vi khuẩn phân lập được không cao nên chúng tôi chỉ nhận xét mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn chính là E coli, E faecium, Morganella morganii, Klebsiella sp., E faecalis và Pseudomonas aeruginosa Hầu hết các vi khuẩn đề kháng cao với các loại kháng sinh; trong đó:

- Vi khuẩn E coli đề kháng cao với các kháng sinh như Ampicillin (95,90%); Cefuroxime (91,80%); Ceftriaxone (89,80%); Cefotaxime (73,50%); Ciprofloxacin (73,50%) và Co-trimoxazole (73,50%); Norfloxacin (69,40%), Levofloxacin (65%), Ceftazidime (55,10%)

- Vi khuẩn Enterococcus faecium đề kháng cao với các kháng sinh như Norfloxacin và Penicillin (100%), Erythromycin (90,30%), Ciprofloxacin (87,10%)

- Vi khuẩn Morganella morganii đề kháng cao với các kháng sinh như Ceftriaxone (83,30%), Ciprofloxacin và Co-trimoxazole (75,00%), Norfloxacin (72,70%)

- Vi khuẩn Klebsiella sp đề kháng hầu hết các loại kháng sinh Trong đó vi khuẩn Klebsiella sp đề kháng cao với một số loại kháng sinh như

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 88

Cefuroxime và Ceftriaxone (88,90%); Cefotaxime, Ciprofloxacin và Co- trimoxazole (77,80%); Gentamycin và Norfloxacin (66,70%)

- Vi khuẩn Enterococcus faecalis đề kháng cao với các kháng sinh như Erythromycin (100%); Tetracyline (80%); Linezolid (60%)

- Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa đề kháng cao với kháng sinh

- Một số vi khuẩn như Proteus mirabilis, Enterobacter cloacae, Acinetobacter baumannii,… vì số lượng vi khuẩn xuất hiện quá thấp (từ 1 – 2 vi khuẩn) nên chúng tôi không thực hiện khảo sát kháng sinh đồ

- Nghiên cứu năm 2011 của các tác giả Trần Quang Bính và Trần Thị Thanh Nga về “Nhiễm trùng tiểu: vi sinh học và tình hình đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2007 – 2011” cũng đã cho thấy tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli là Ceftriaxone (62,4%), Cefotaxime (90%),

Ciprofloxacin (80,7%), Levofloxacin (67,9%), Gentamycin (58,8%), Co- trimoxazole (69,5%), Ceftazidime (48,6%) Kết quả này cũng tương đồng và phù hợp với kết quả khảo sát của chúng tôi với mức độ đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm vi khuẩn

Enterococci có mức độ đề kháng cao với kháng sinh Penicillin (93,8%), Levofloxacin (79,6%) tương đồng và khá phù hợp với kết quả khảo sát của chúng tôi Tuy nhiên, mức độ đề kháng đối với kháng sinh vancomycin thì đã có sự gia tăng so với kết quả nghiên cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy (41,9% so với 4,4%)

- Cũng trong nghiên cứu này, đối với nhóm vi khuẩn Klebsiella sp có mức độ đề kháng cao với các loại kháng sinh như Ciprofloxacin (84,60%), Ceftriaxone (61,10%), Ceftazidime (54,70%) và Ticarcillin (49%) ta thấy tương đồng và khá phù hợp với kết quả khảo sát của chúng tôi

- Tương tự đối với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trong nghiên cứu của chúng tôi có sự chênh lệch khá rõ rệt về mức độ đề kháng kháng sinh giảm đi nhiều so với nghiên cứu của Trần Quang Bính và Trần Thị Thanh Nga của

SVTH: Bùi Thị Yến Nhi - 1553010132 Trang 89 một số kháng sinh như Ciprofloxacin (73%), Ceftazidime (68,20%), Cefepime (67,20%)

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Vi khuẩn Escherichia coli - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Hình 1.1 Vi khuẩn Escherichia coli (Trang 26)
Hình 1.2: Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Hình 1.2 Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae (Trang 32)
Hình 1.4: Vi khuẩn Proteus spp - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Hình 1.4 Vi khuẩn Proteus spp (Trang 36)
Bảng 1.1: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được từ bệnh  phẩm nước tiểu tại khoa Bệnh nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 (Trần - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 1.1 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được từ bệnh phẩm nước tiểu tại khoa Bệnh nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 (Trần (Trang 59)
Bảng 1.2: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus từ bệnh phẩm  nước tiểu tại khoa Bệnh nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy trong các năm 2007, - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 1.2 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus từ bệnh phẩm nước tiểu tại khoa Bệnh nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy trong các năm 2007, (Trang 60)
Bảng 2.1: Bảng hướng dẫn đặt đĩa kháng sinh (CLSI 2018). - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 2.1 Bảng hướng dẫn đặt đĩa kháng sinh (CLSI 2018) (Trang 65)
Bảng 2.2: Kết quả nhiễm trùng tiểu dựa vào số lượng khóm khuẩn  Số lượng khóm khuẩn trong 1ml - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 2.2 Kết quả nhiễm trùng tiểu dựa vào số lượng khóm khuẩn Số lượng khóm khuẩn trong 1ml (Trang 67)
Hình 2.2: Hình ảnh kết quả kháng sinh đồ - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Hình 2.2 Hình ảnh kết quả kháng sinh đồ (Trang 75)
Hình 2.3: Vị trí đặt các đĩa kháng sinh để phát hiện vi khuẩn tiết ESBLs - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Hình 2.3 Vị trí đặt các đĩa kháng sinh để phát hiện vi khuẩn tiết ESBLs (Trang 76)
Hình 2.4: Kết quả kháng sinh đồ phát hiện vi khuẩn tiết ESBLs - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Hình 2.4 Kết quả kháng sinh đồ phát hiện vi khuẩn tiết ESBLs (Trang 77)
Bảng 3.1: Tỷ lệ cấy nước tiểu  Tổng số mẫu cấy nước - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.1 Tỷ lệ cấy nước tiểu Tổng số mẫu cấy nước (Trang 79)
Bảng 3.3: Phân bố vi khuẩn theo nhóm tuổi. - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.3 Phân bố vi khuẩn theo nhóm tuổi (Trang 80)
Bảng 3.2: Phân bố vi khuẩn theo giới tính - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.2 Phân bố vi khuẩn theo giới tính (Trang 80)
Bảng 3.4: Phân bố vi khuẩn theo khoa lâm sàng  Khoa lâm sàng  Số lượng (N)  Tỷ lệ % - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.4 Phân bố vi khuẩn theo khoa lâm sàng Khoa lâm sàng Số lượng (N) Tỷ lệ % (Trang 81)
Bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 đã cho chúng ta thấy trong tổng số 152 trường  hợp nhiễm trùng tiểu thì nhóm trẻ nhũ nhi (&lt; 1 tuổi ) chiếm 61,84% trong đó có  30 trẻ &lt; 2 tháng tuổi (tỷ lệ  19,74%) - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 đã cho chúng ta thấy trong tổng số 152 trường hợp nhiễm trùng tiểu thì nhóm trẻ nhũ nhi (&lt; 1 tuổi ) chiếm 61,84% trong đó có 30 trẻ &lt; 2 tháng tuổi (tỷ lệ 19,74%) (Trang 81)
Bảng 3.5: Tỷ lệ vi khuẩn phân lập được (n = 152)  STT  Vi khuẩn/nấm  Số lượng (N)  Tỷ lệ % - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.5 Tỷ lệ vi khuẩn phân lập được (n = 152) STT Vi khuẩn/nấm Số lượng (N) Tỷ lệ % (Trang 83)
Bảng 3.6: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.6 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli (Trang 85)
Bảng 3.7: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.7 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn (Trang 86)
Bảng 3.9: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.9 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella (Trang 90)
Bảng 3.11: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.11 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn (Trang 93)
Bảng 3.12: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi nấm Candida spp. - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.12 Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi nấm Candida spp (Trang 94)
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát tỷ lệ vi khuẩn sinh men ESBLs  Vi khuẩn  Tổng số  ESBLs [+] (%)  ESBLs [-] (%) - khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thuờng gặp trong nhiễm trùng tiểu ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 04 2018 đến tháng 03 2019
Bảng 3.13 Kết quả khảo sát tỷ lệ vi khuẩn sinh men ESBLs Vi khuẩn Tổng số ESBLs [+] (%) ESBLs [-] (%) (Trang 95)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN