1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lý giá thể trồng nấm linh chi (Ganoderma lucidum)
Tác giả Dương Thị Đông Mai
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Phương Khanh
Trường học Trường Đại học Mở TP.HCM
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,4 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN (11)
    • 1.1 Nấm Linh chi (11)
      • 1.1.1 Vị trí phân loại (11)
      • 1.1.2 Phân bố (11)
      • 1.1.3 Đặc điểm sinh họccủa nấm Linh chi (14)
      • 1.1.4 Điểи kiện sinh trưởng & phát triển của nấт Linh chi (15)
      • 1.1.5 Nấm bệnh và cách phòng trị nấm bệnh ở nấm Linh chi (16)
      • 1.1.6 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của nấm Linh chi (18)
      • 1.1.7 Tác dụng trị liệu của nấm Linh chi (18)
    • 1.2 Tình hình trồng nấm Linh chi trên thế giới và ở Việt Nam (20)
      • 1.2.1 Trên thế giới (20)
      • 1.2.2 Việt Nam (21)
  • PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1 Vật liệu (22)
      • 2.1.1 Địa điểm và thời gian làm thí nghiệm (22)
      • 2.1.2 Vật liệu và hóa chất (22)
      • 2.1.3 Dụng cụ và thiết bị (22)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 2.2.1 Quy trình nuôi trồng (22)
      • 2.2.2 Bố trí thí nghiệm (26)
  • PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (29)
    • 3.1 Kết quả thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể đến quá trình lan tơ và quả thể nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) (29)
      • 3.1.1 Khảo sát thời gian ủ giá thể ảnh hưởng đến thời gian bắt đầu hình thành tơ của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) (0)
      • 3.1.2 Khảo sát thời gian ủ giá thể ảnh hưởng đến độ lan tơ của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) (0)
      • 3.1.4 Kết luận (34)
      • 3.1.5 Thảo luận (34)
    • 3.2 Kết quả thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời gian hấp giá thể đến quá trình (37)
      • 3.2.1 Ảnh hưởng của thời gian hấp giá thể đến thời gian bắt đầu hình thành tơ của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) (37)
      • 3.2.2 Kết quả khảo sát thời gian hấp giá thể ảnh hưởng đến độ lan tơ của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) (0)
      • 3.2.3 Ảnh hưởng thời gian hấp giá thể đến trọng lượng quả thể của nấm (40)
      • 3.2.4 Kết luận (41)
      • 3.2.5 Thảo luận (41)
  • PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (42)
    • 4.1 Kết luận (42)
    • 4.2 Đề nghị (42)
    • 4.3 Kiến nghị (43)

Nội dung

TỔNG QUAN

Nấm Linh chi

Nấm Linh chi có vị trí phân loại được thừa nhận rộng rãi hiện nay: [1] [4] Giới: Fungi

Nấm Linh chi thường phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chúng thường phát triển trên giá thể là gỗ mục hoặc các nguyên liệu có chất sơ

Nấm Linh chi được chia làm 2 nhóm lớn là: Cổ linh chi & Linh chi

• Cổ Linh chi: Có tên khoa học là Ganoderma applanatum (Pers) Past, còn gọi là Linh chi đa niên nhiều tầng Cổ Linh chi có hàng chục loài khác nhau

Cổ Linh chi là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên) Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp

Hình 1.1 Nấm Linh chi đỏ [12]

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 4

• Linh chi: Có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart, Linh chi có rất nhiều loài khác nhau

Là các loại nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có 1 màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam) Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn, mặt trên bóng Nấm hơi cứng và dai

Sách Bản thảo cương mục (in năm 1995) của Lý Thời Trân, đại danh y Trung Quốc đã phân loại Linh chi theo màu sắc thành 6 loại hay còn gọi là “Lục bảo Linh chi”, mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau [4]

– Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hay Kim chi

– Loại có màu xanh gọi là Thanh chi

– Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi

– Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Xích chi

– Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi

– Loại có màu tím gọi là Tử chi

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 5

Hồng chi (Xích chi) Hoàng chi (Kim chi)

Hắc chi (Huyền chi) Tử chi

Bạch chi (Ngọc chi) Thanh chi

Hình 1.3: Lục bảo Linh chi [13]

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 6

1.1.3 Đặc điểm sinh họccủa nấm Linh chi

Chu trình sống của nấm Linh chi giống hầu hết các loài nấm khác, nghĩa là cũng bắt đầu từ các bào tử, bào tử nảy mầm phát triển thành mạng sợi nấm gặp điều kiện thuận lợi sợi nấm sẽ kết thành nụ nấm, sau đó nụ phát triển thành chồi, tán và thành tai trưởng thành Mặt dưới mũ sinh ra các bào tử, bào tử phóng thích ra ngoài và chu trình lại tiếp tục [2]

Nấm Linh chi có chung một đặc điểm là tai nấm hoá gỗ gồm 2 phần chính: cuống nấm và mũ nấm

Cuống nấm có thể dài hoặc ngắn tùy theo chủng loại, đính bên, hình trụ, có đường kính 0,3 – 0,5 cm, lớp vỏ cuống màu nâu - nâu đỏ - nâu đen, bóng, không có lông, cuống ít khi phân nhánh đôi khi uống khúc

Hình 1.4 Chu trình sống của nấm Linh chi [1]

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 7

Mũ nấm dạng thận – gần tròn, đôi khi xòe hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng Trên mặt mũ nấm có vân gợn đồng tâm, màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ - vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím - nâu đen, nhẵn bóng, láng như verni Nấm thường sẫm màu dần khi già, lớp vỏ láng phủ tràn kín mặt trên mũ, đôi khi có lớp phấn Kích thước mũ nấm có thay đổi: dài 3 - 30 cm, rộng 2 - 25 cm, dày 0,5 - 2 cm Phần đính cuống nhô lên hoặc lõm xuống, mặt dưới màu nâu nhạt, mang các ống rất nhỏ, chứa bào tử Bào tử khi chín màu nâu khi trưởng thành thì phát tán bào tử [2]

1.1.4 Điểи kiện sinh trưởng & phát triển của nấт Linh chi

– Giai đoạn nuôi sợi: Từ 20 o C đến 30 o C

– Giai đoạn quả thể: Từ 22 o C đến 28 o C

– Độ ẩm cơ chất: Là lượng nước bổ sung vào cơ chất để nấm có thể mọc được thường là 65%

Hình 1.5: Hình thái giải phẫu quả thể nấm Linh chi [6]

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 8

– Độ ẩm không khí: Gọi là độ ẩm tương đối không khí Nó biểu hiện bảng phần trăm của tỉ lệ độ ẩm tuyệt đối trên độ ẩm bảo hoà của không khí, độ ẩm không khí từ 80% đến 95%

– Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm Linh chi đều cần có độ thông thoáng tốt Nồng độ CO 2 trong không khí không được vượt quá 0,1%

– Giai đoạn nuôi sợi: Không cần ánh sáng

– Giai đoạn phát triển quả thể: Cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách được), cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía

– pH của môi trường nuôi nấm Linh chi là 3 - 7.5, thích hợp nhất là 5 - 6

– Nấm Linh chi có khả năng sử dụng nguồn cellulose trực tiếp nên nguồn nguyên liệu để trồng nấm Linh Chi khá phong phú: mùn cưa, thân gỗ, các loại cây thân thảo, bã mía [2] [4]

1.1.5 Nấm bệnh và cách phòng trị nấm bệnh ở nấm Linh chi

1.1.5.1 Nấm bệnh thường gặp ở nấm Linh chi

Hình 1.6: Bịch phôi bị nhiễm nấm mốc cam

Hình 1.7: Bịch phôi bị nhiễm nấm mốc xanh

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 9

Bảng 1.1: Các loại nấm mốc thường gặp phải trong nuôi trồng nấm [6]

STT Tên Đặc điểm Hậu quả

Tơ mọc dày màu trắng chuyển sang vàng hoặc cam Cơ quan sinh sản dạng khối cam (có thể đục thủng cả túi nhựa Ức chế sự tăng trưởng của nấm, làm cho nấm không mọc được

Tơ mảnh, mọc bung, dạng phồng trên cơ chất vết bệnh trải rộng nhanh Bào tử mịn, lúc đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu lục lam

Nấm sống hoại sinh, một số sống ký sinh trên nấm lớn Bệnh lan do bào tử Ức chế mạnh đến sự sinh trưởng của hệ sợi tơ nấm, làm giảm sản lương

1.1.5.2 Các biện pháp phòng bệnh trong nuôi trồng nấm

− Chọn khu vực trồng nấm: Nơi trồng nấm nên xa nguồn bệnh như cống rãnh, lá cây mục, phế liệu trồng nấm,chuồng trại chăn nuôi… Ngoài ra, cũng nên tránh xa nơi có nhiều bụi như nhà máy xay xát, chế biến nông sản…

− Xử lý môi trường và nguyên liệu: trước và sau mỗi đợt trồng cần vệ sinh kỹ nhà trồng như: nền đất, giàn kệ hoặc kèo côt, nên xử lý cùng một lúc và trước khi nuôi trồng ít nhất 2 ngày như phun thuốc diệt côn trùng trên nền, quét vôi hoặc phun lên các giàn cột Thu gọn nguyên liệu rơi vãi, không quét tấp vào một góc nào đó, lâu ngày sẽ gây nhiễm Cơ chất phải được hấp khử trùng thật kỹ, vì bên

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 10 trong có nhiều thành phần thích hợp cho nấm bệnh mọc nhanh hơn bình thường [6]

1.1.6 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của nấm Linh chi

Các phân tích của G-Bing Lin đã chứng minh các thành phần hóa được tổng quát của nấm Linh chi như sau:

Thành phần khác: K, Zn, Ca, Mn, Na, khoáng thiết yếu, nhiều vitamin, amino acid, enzyme và hợp chất alcaloid [2] [5]

1.1.7 Tác dụng trị liệu của nấm Linh chi

Tình hình trồng nấm Linh chi trên thế giới và ở Việt Nam

Trên thế giới nghề trồng nấm đang phát triển và trở thành một ngành công nghiệp ở nhiều nước đặc biệt phải kể đến: Trung Quốc, Nhật Bản…

Việc nuôi trồng nấm Linh chi được ghi nhận từ 1621, nhưng để nuôi trồng công nghiệp phải hơn 300 năm sau (1936) Hiện nay, thế giới hàng năm sản xuất vào khoảng 4.300 tấn, trong đó riêng Trung Hoa trồng khoảng 3.000 tấn còn lại là các quốc gia Ðại Hàn, Ðài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Sri Lanka Nhật Bản tuy tìm ra cách trồng nhưng nay chỉ sản xuất khoảng 500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung Quốc [4]

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 13

Việt Nam có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thuận lợi cho việt sản xuất nấm, có khí hậu phù hợp cho nấm Linh chi phát triển quanh năm Nấm Linh chi được quan tâm nhiều ở Việt Nam trong những năm 80, 90 của thế kỉ XX

Một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long trồng nấm có quy mô lớn

– TP Hồ Chí Minh : hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 100 hộ, cơ sở sản xuất nấm Linh chi tập trung chủ yếu tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ Năng suất khoảng 25 tấn/ lứa/ ha [7]

– Tỉnh Bình Phước : có 20 hộ và 3 trang trại trồng nấm Linh chi sản lượng

– Tỉnh Đồng Tháp: Nấm linh chi với qui mô còn rất khiêm tốn 5.000 - 6.000 bịch/năm (TX Hồng Ngự), 3.000 bịch/năm (Châu Thành) và 2.000 bịch/năm (Tháp Mười) [3]

– Tỉnh Long An: Nghề trồng nấm phát triển mạnh và lâu đời, nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở qui mô nông hộ riêng lẻ và chủ yếu trồng ngoài trời theo tập quán cổ truyền Sản lượng nấm linh chi 2 tấn/năm [3]

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 14

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu

2.1.1 Địa điểm và thời gian làm thí nghiệm

− Địa điểm: Tại cơ sở 3 Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, số 68 đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.1.2 Vật liệu và hóa chất

− Meo nấm: Chọn lựa các bịch giống có sự đồng nhất, tơ nấm ăn đều cả bịch giống Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiễm Meo nấm được mua tại công ty nấm Việt 224A Tổ 92B, ấp Phú Bình – xã Phú Hòa Đông, Củ Chi

− Giá thể: mạt cưa cao su

− Bột cám, bột bắp, CaCO 3

− Ngoài ra còn có các nguyên liệu và hóa chất khác là: Nước vôi

2.1.3 Dụng cụ và thiết bị

− Bịch nilon chịu nhiệt: kích thước 20 x 30 cm

− Cân: hiệu cân Nhơn Hòa

− Nồi hấp khử trùng: tại phòng thí nghiệm công nghệ tế bào ở cơ sở 3 Bình Dương

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.1 Xây dựng nhà trồng nấm

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 15

Chọn nền đất: nền đất tại khu vực nhà lưới ở cơ sở 3 Bình Dương Diện tích khoảng 25 m 2 và cao 2 m Nhà trồng được lợp kín bằng lá dừa trên nóc và bao lưới đen xung quanh Xử lý vôi bột trong và ngoài nhà nấm Xông formaldehyd và trung hòa bằng dung dịch NH 3 một tuần trước và sau mỗi đợt trồng

Sơ đồ 2.1: Quy trình trồng nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) [2] [4] [6]

Chăm sóc và thu hái

Thí nghiệm 2: Khảo sát thời gian hấp

Nguyên liệu: mùn cưa Ủ đống

Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian ủ

5% bột cám, 5% bột bắp, 2% bột nhẹ

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 16

Bước 1: Xử lí nguyên liệu đeт ủ

Mùn cưa sau khi mua về được sàng lọc để loại bỏ hết mảnh gỗ vụn, văm bào hoặc các loại mùn cưa thô Sau đó làm ẩm với nước vôi nồng độ 1%, sao cho độ ẩm đạt 60 – 70% là được Rồi đem ủ trong thời gian khảo sát (3, 6, 9, 12, 15, 30 ngày), cứ cách 3 ngày phải đảo đống ủ 1 lần

Bước 2: Phối trộn nguyên liệu

Mùn cưa sau khi ủ trộn với 5% bột cám, 5% bột bắp và 2% CaCO 3 (bột nhẹ) Sau đó đảo trộn thật đều (2 – 3 lần), thêm nước cho đủ độ ẩm (60 – 70%)

Cho mùn cưa sau khi phối trộn vào túi nilon nén chặt lại (trọng lượng bịch 1,3kg) Thao tác nén cần hết sức cẩn thận bởi dễ làm bịch bị rách Sau đó cột cổ nhựa hơi căng rồi đậy nút lại

Hình 2.1: Bịch mùn cưa sau khi đóng

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 17

Các bịch giá thể sau khi đóng bịch xong được chuyển vào bên trong lò hấp khử trùng Các bịch được xếp xen kẽ với nhau sao cho hơi có thể đi vào từ dưới lên trên đỉnh nồi được

Sau khi xếp các bịch xong ta tiến hành đóng cửa lò hấp Tiến hành hấp khử trùng ở nhiệt độ 121 0 C/1atm trong thời gian khảo sát (1, 2, 3, 4 giờ)

Các bịch giá thể sau khi được khử trùng và làm nguội, sau 1 ngày ta cấy meo giống

Trước khi cấy meo cần vệ sinh khu vực cây bằng cồn 70 0 Vệ sinh tay bằng cồn

70 0 Kìm cấy giống được nhúng qua cồn

96 0 , đốt trên ngọn đèn cồn Hơ bịch giống qua đèn cồn sau đó tháo nút bông ra và hơ lại miệng bịch Dùng kiềm cấy kẹp cây meo cho vào miệng bịch mùn cưa và hơ miệng bịch, rồi dùng báo bịt kín lại bằng dây thun

Sau khi cấy xong đưa bịch vào nhà ủ, xếp thành từng hàng trên kệ Nhà ủ phải sạch sẽ thông thoáng, không cần ánh sáng Nhiệt độ trong nhà ủ từ 20 – 30 0 C

Sau 25 – 30 ngày quả thể nấm đùn lên trên lớp báo ta đưa vào nhà nuôi trồng

Bước 7: Chăт sóc và thи hái

Từ 7 – 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 18

Khi quả thể nấm bắt đầu nhú qua lớp báo thì ngoài việc tạo độ ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1 – 3 lần (tùy theo điều kiện thời tiết) để đảm bảo độ ẩm từ 85 – 95% Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa, cả cánh nấm và chân nấm có màu vàng cánh gián đồng nhất có thể thu hái được

Dùng dao hoặc kéo sắt cắt sát chân nấm, dùng vôi quét lên vết cắt để nấm không bị nhiễm mốc xanh và có thể tiếp tục ra nấm đợt 2

Quả thể nấm sau khi thu hái được phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 45 0 C Và có thể sử dụng được 6 tháng

2.2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian ủ giá thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành tơ và qиả thể nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

Hình 2.3 : Nấm Linh chi chuẩn bị thu hái

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 19

Xác định được thời gian ủ giá thể có hiệu quả tốt nhất đến quá trình phát triển nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

• Bố trí thí nghiệm: Ủ đống khoảng 200kg Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên Gồm 6 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 bịch

Bảng 2.1: Các nghiệm thức và thời gian ủ

STT KÝ HIỆU NGHIỆM THỨC

6 N0 Ủ giá thể trong 30 ngày (đối chứng)

- Ngày bắt đầu lan tơ: từ lúc cấy đến lúc xuất hiện tơ đầu tiên (ngày)

- Độ lan tơ: Đo tơ sau 10 ngày tính từ thời điểm bắt đầu lan tơ (cm)

2.2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát thời gian hấp giá thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành tơ và qиả thể nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

Xác định được thời gian hấp giá thể có hiệu quả tốt nhất đến quá trình phát triển nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 20

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên Gồm 4 nghiệm thức, với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 bịch

Bảng 2.2: Các nghiệm thức và thời gian hấp

STT NGHIỆM THỨC THỜI GIAN HẤP

1 NT1 Giá thể hấp trong 1 giờ (đối chứng)

2 NT2 Giá thể hấp trong 2 giờ

3 NT3 Giá thể hấp trong 3 giờ

4 NT4 Giá thể hấp trong 4 giờ

• Ngày hình thành tơ: từ lúc cấy đến lúc xuất hiện tơ đầu tiên (ngày)

• Độ lan tơ: Đo tơ sau 10 ngày tính từ thời điểm bắt đầu lan tơ (cm)

2.2.2.3 Phương pháp xử lí số liệu

Các giá trị trung bình được tính bằng phần mềm Excel Sử dụng phần mềm thống kê Statgraphicsplus 3.0

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 21

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể đến quá trình lan tơ và quả thể nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

3.1.1 Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể đến thời gian bắt đầu hình thành tơ của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian hình thành tơ giữa các thời gian ủ giá thể Thời gian ủ giá thể càng tăng thì thời gian tơ bắt đầu hình thành càng sớm Trong đó, nghiệm thức ủ 15 ngày và 30 ngày có thời gian hình thành tơ sơm nhất có sự khác biệt với các nghiệm thức còn lại Nghiệm thức ủ 3 ngày có thời gian hình thành tơ muộn nhất và không có sự khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức ủ 6 ngày nhưng có sự khác biệt với các nghiệm thức còn lại

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể đến ngày hình thành tơ của nấm

STT Thời gian ủ giá thể

Ngày hình thành tơ (ngày)

Trong cùng тột cột, các giá trị trиng bình có cùng тẫи tự không có sự khác biệt ở тức 0,05 qиa phép thử Dиncan

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 22

Hình 3.1: Sự hình thành tơ của các nghiệm thức Ủ 3 ngày Ủ 3 ngày Ủ 6 ngày Ủ 3 ngày Ủ 3 ngày Ủ 3 ngày Ủ 12 ngày Ủ 9 ngày Ủ 9 ngày Ủ 15 ngày Ủ 30 ngày

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 23

3.1.2 Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể đến độ lan tơ của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

Sau 10 ngày tính từ thời điểm bắt đầu lan tơ, tiến hành đo độ lan tơ của các nghiệm thức thu được kết quả sau:

Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về độ lan tơ giữa các thời gian ủ giá thể Thời gian ủ giá thể tăng dần (3 ngày, 6 ngày, 9 ngày, 12 ngày,

15 ngày) có độ lan tơ tăng dần tương ứng (4,18 cm; 5,55 cm; 6,38 cm; 8,05 cm; 10,08 cm) Trong đó, nghiệm thức ủ 3 ngày có độ lan tơ yếu nhất và nghiệm thức ủ

15 ngày có độ lan tơ mạnh nhất Tuy nhiên nghiệm thức ủ 30 ngày lại có độ lan tơ không khác biệt với nghiệm thức ủ 12 ngày và lan yếu hơn nghiệm thức ủ 15 ngày

Bảng 3.2: Ảnh hưởng thời gian ủ giá thể đến độ lan tơ của nấm Linh chi STT Thời gian ủ giá thể

Trung Bình độ lan tơ (cm)

Trong cùng тột cột, các giá trị trиng bình có cùng тẫи tự không có sự khác biệt ở тức 0,05 qиa phép thử Dиncan

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 24 ủ 3 ngày ủ 6 ngày ủ 9 ngày ủ 12 ngày ủ 15 ngày ủ 30 ngày

Hình 3.2: Độ lan tơ của các nghiệm thức sau 10 ngày

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 25

3.1.3 Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể đến trọng lượng quả thể của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về trọng lượng quả thể giữa các thời gian ủ giá thể Thời gian ủ giá thể tăng dần (3 ngày, 6 ngày, 9 ngày, 12 ngày, 15 ngày) có trọng lượng quả thể tăng dần tương ứng (37,50 g; 33,00 g; 37,50 g; 43,13 g; 48,25 g) Trong đó, nghiệm thức ủ 3 ngày có trọng lượng quả thể thấp nhất và nghiệm thức ủ 15 ngày có trọng lượng quả thể cao nhất Tuy nhiên nghiệm thức ủ 30 ngày lại có trọng lượng quả thể không khác biệt với nghiệm thức ủ 12 ngày và trọng lượng quả thể nhỏ hơn nghiệm thức ủ 15 ngày

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể đến trọng lượng quả thể của nấm

Linh chi STT Thời gian ủ giá thể

Trung Bình trọng lượng quả thể (g)

Trong cùng тột cột, các giá trị trиng bình có cùng тẫи tự không có sự khác biệt ở тức 0,05 qиa phép thử Dиncan

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 26

Qua quá trình thực hiện thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian ủ giá thể ảnh hưởng đến quá trình lan tơ và quả thể nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) Tìm được các chỉ tiêu sau:

− Ngày hình thành tơ sớm nhất: Nghiệm thức ủ 15 ngày và 30 ngày

− Độ lan tơ mạnh nhất: Nghiệm thức ủ 15 ngày

− Trọng lượng quả thể lớn nhất: Nghiệm thức ủ 15 ngày

Vậy thời gian ủ giá thể có hiệu quả tốt nhất đến quá trình phát triển nấm Linh chi là 15 ngày Kết quả ủ giá thể trong 15 ngày được sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo

Trong tự nhiên, hầu hết các xác bã thực vật từ cành cây, chiếc lá, rơm rạ, bẹ chuối khô, xác mía đến bèo lục bình… đều có thể trồng nấm Tuy nhiên không phải nguyên liệu nào nấm cũng sử dụng được ngay, mà cần phải qua quá trình chế biến (ủ) thích hợp Quá trình này phải nhờ vào tác nhân khác của môi trường sống, còn gọi là quá trình phân rã Thông qua quá trình phân rã mà các thành phần cấu tạo của

Hình 3.3: Quả thể nấm Linh chi của các nghiệm thức

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 27 nguyên liệu (thường là các đại phân tử như cellulose, hemicellulosoe) biến đổi thành những hợp chất có cấu trúc phân tử nhỏ hơn Sản phẩm tạo thành của quá trình này là những phân tử đường đơn như glucose Glucose là nguồn cacbon chính để tổng hợp các chất trong cơ thể nấm bao gồm các thành phần cấu tạo nên hệ sợi nấm và các hợp chất liên quan đến hoạt động sống của nấm Đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu ở nấm Nếu không có nó, nấm sẽ không tăng trưởng và phát triển được [2]

Hiện tượng phân rã trong trồng nấm đơn giản là dùng để chỉ các hoạt động của vi sinh trong đống ủ, vì nó bao gồm cả nhóm hiếu khí và kị khí Sự phân rã của đống ủ thường làm thay đổi rất nhanh số lượng quần thể vi sinh vật hiện diện trong đó:

- Ở giai đoạn đầu, nguyên liệu có đầy đủ các nhóm vi sinh vật, bao gồm: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men… Hoạt động của các nhóm vi sinh vật này làm nhiệt độ tăng dần Nhiệt độ đống ủ có thể tăng đến 70 0 C, sẽ ức chế nhóm vi sinh vật ít chịu nhiệt, tạo điều kiện cho nhóm chịu nhiệt phát triển

- Giai đoạn kế tiếp, nhóm chịu nhiệt chiếm ưu thế, trong đó chủ yếu là xạ khẩn Chúng biến đổi các chất phức tạp như cellulose, hemicellulose thành các đường đơn giản

- Giai đoạn cuối cùng, nhiệt độ hạ dần có hai khả năng xảy ra: nếu cấy ngay nấm giống thì tơ nấm sẽ sử dụng các chất đã chế biến và mọc lan trên môi trường, lấn át các sinh vật khác Trường hợp ngược lại các vi sinh vật chịu nhiệt kém hơn sẽ phát triển và tranh dành thức ăn làm cho chất lượng nguyên liệu giảm Thường thì màu của cơ chất đó sẽ biến đổi rõ rệt, thí dụ ở mùn cưa từ màu đỏ xám sẽ nhạt dần thành màu xanh tái hoặc xanh xám, nếu đem trồng nấm thì năng suất sẽ không cao [2]

Qua kết quả thống kê của bảng 3.1, bảng 3.2 và bảng 3.3 cho thấy nghiệm thức ủ giá thể 3 ngày cho kết quả ngày hình thành tơ, độ lan tơ và trọng lượng quả thể thấp nhất Vì thời gian ủ mùn cưa ngắn nhất (3 ngày), vi sinh vật chỉ phân hủy một phần cấu trúc của mùn cưa nên dinh dưỡng không đủ cho hệ sợi nấm phát triển

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 28

Do đó, hệ sợi nấm phát triển chậm và yếu, dẫn đến quá trình hình thành quả thể chậm và có năng suất thấp

Tương tự, khi thời gian ủ giá thể tăng dần lên đến 15 ngày Lúc này, vi sinh vật phân hủy hoàn toàn cấu trúc của mùn cưa nên hệ sợi tơ lan mạnh Hệ sợi tơ lan mạnh là nguồn dinh dưỡng trực tiếp cho sự hình thành quả thể Do đó, nghiệm thức ủ 15 ngày cho kết quả ngày hình thành tơ, độ lan tơ và trọng lượng quả thể tốt Đạt năng suất cao nhất

Khi thời gian ủ kéo dài đến 30 ngày Lúc này, các vi sinh vật hiện diện trong đông ủ sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng đã phân hủy làm thức ăn dẫn đến chất lượng mùn cưa giảm dần Nên trồng nấm ở giai đoạn 30 ngày cho năng suất thấp hơn so với nghiệm thức ủ 15 ngày

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 29

Kết quả thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời gian hấp giá thể đến quá trình

Giá thể được ủ trong 15 ngày Sau đó, đem hấp với thời gian khảo sát lần lượt là 1, 2, 3, 4 giờ Thí nghiệm theo dõi các chỉ tiêu: thời gian hình thành tơ, độ lan tơ và trọng lượng quả thể có những kết quả sau:

3.2.1 Ảnh hưởng của thời gian hấp giá thể đến thời gian bắt đầи hình thành tơ của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian hình thành tơ giữa các thời gian hấp giá thể Thời gian hấp giá thể càng tăng thì thời gian tơ bắt đầu hình thành càng sớm Trong đó, nghiệm thức có thời gian hấp 3 giờ và 4 giờ hình thành tơ sớm nhất, có sự khác biệt với hai nghiệm thức hấp 1 giờ và 2 giờ Nghiệm thức hấp 1 giờ và 2 giờ hình thành tơ muộn nhất và không có sự khác biệt Nghiệm thức có thời gian hấp giá thể là 3 giờ cho kết quả ngày hình thành tơ không khác biệt với nghiệm có thời gian hấp giá thể là 4 giờ

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời gian hấp giá thể đến ngày hình thành tơ của nấm

STT Nghiệm thức Ngày hình thành tơ (ngày)

Trong cùng тột cột, các giá trị trиng bình có cùng тẫи tự không có sự khác biệt ở тức 0,05 qиa phép thử Dиncan

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 30

3.2.2 Ảnh hưởng của thời gian hấp giá thể đến độ lan tơ của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

Sau 10 ngày tính từ thời điểm bắt đầu lan tơ, tiến hành đo độ lan tơ của các nghiệm thức thu được kết quả sau:

Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về độ lan tơ giữa các thời gian hấp giá thể Thời gian hấp giá thể tăng dần (1 giờ, 2 giờ, 3 giờ) có độ lan tơ tương ứng (5,26 cm; 8,94 cm; 11,74 cm) Trong đó, nghiệm thức hấp 3 giờ và 4 giờ có độ lan tơ mạnh nhất, nghiệm thức hấp 1 giờ có độ lan tơ yếu nhất Nghiệm thức có thời gian hấp giá thể là 3 giờ cho kết quả độ lan tơ không khác biệt với nghiệm thức có thời gian hấp giá thể là 4 giờ

Hình 3.4: Sự hình thành tơ của các thời gian hấp giá thể

Hấp 1 giờ Hấp 2 giờ Hấp 3 giờ

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 31

Bảng 3.5: Ảnh hưởng thời gian hấp giá thể đến độ lan tơ của nấm Linh chi

STT Nghiệm thức Trung Bình độ lan tơ (cm)

Trong cùng тột cột, các giá trị trиng bình có cùng тẫи tự không có sự khác biệt ở тức 0,05 qиa phép thử Dиncan

Hình 3.5: Độ lan tơ của các thời gian hấp sau 10 ngày

Hấp 1 giờ Hấp 2 giờ Hấp 3 giờ Hấp 4 giờ

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 32

3.2.3 Ảnh hưởng thời gian hấp giá thể đến trọng lượng quả thể của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum)

Kết quả từ bảng 3.6 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về trọng lượng quả thể giữa các thời gian hấp giá thể Thời gian hấp giá thể tăng dần (1 giờ, 2 giờ 3 giờ) có độ lan tơ tương ứng (37,60 g; 46,16 g; 56,50 g) Trong đó, nghiệm thức có thời gian hấp 3 giờ và 4 giờ có trọng lượng quả thể cao nhất, nghiệm thức hấp 1 giờ có trọng lượng quả thể thấp nhất Nghiệm thức có thời gian hấp giá thể 3 giờ cho kết quả không khác biệt với nghiệm có thời gian hấp giá thể 4 giờ

Bảng 3.6: Ảnh hưởng thời gian hấp giá thể đến trọng lượng quả thể của nấm Linh chi

STT Nghiệm thức Trung bình trọng lượng quả thể (g)

Hấp 1 giờ (đc) Hấp 2 giờ

Trong cùng тột cột, các giá trị trиng bình có cùng тẫи tự không có sự khác biệt ở тức 0,05 qиa phép thử Dиncan

Hình 3.6: Quả thể nấm Linh chi của các thời gian hấp

Hấp 1 giờ Hấp 2 giờ Hấp 3 giờ Hấp 4 giờ

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 33

Qua quá trình thực hiện thí nghiệm 2: Khảo sát thời gian hấp giá thể ảnh hưởng đến quá trình lan tơ và quả thể nấm Linh chi Tìm được các chỉ tiêu sau:

− Ngày hình thành tơ sớm nhất: Nghiệm thức hấp 3 giờ

− Độ lan tơ mạnh nhất: Nghiệm thức hấp 3 giờ

− Trọng lượng quả thể lớn nhất: Nghiệm thức hấp 3 giờ

Vậy thời gian hấp giá thể có hiệu quả tốt nhất đến quá trình phát triển nấm Linh chi là 3 giờ

Qua kết quả thống kê của bảng 3.4, bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy nghiệm thức hấp giá thể 1 giờ cho kết quả ngày hình thành tơ, độ lan tơ và trọng lượng quả thể thấp nhất Vì giá thể được hấp trong thời gian ngắn nhất (1 giờ), hơi nước và áp lực đẩy (1atm) tạo hơi nóng không đủ cung cấp vào bên trong khối giá thể Nên dinh dưỡng bổ sung vào giá thể trồng (bột cám, bột bắp) chỉ biến đổi được một phần cho nấm sử dụng làm hệ sợi tơ lan yếu Hệ sơi tơ lan yếu, dẫn đến quá trình hình thành quả thể chậm và có năng suất thấp

Nghiệm thức hấp giá thể 3 giờ và 4 giờ cho kết quả ngày hình thành tơ, độ lan tơ và trọng lượng quả thể cao nhất Vì khi hấp giá thể trong thời gian (3 giờ và 4 giờ), hơi nước và áp lực đẩy (1atm) tạo hơi nóng cung cấp đủ vào bên trong và ngoài khối giá thể Nên dinh dưỡng bổ sung vào giá thể trồng (bột cám, bột bắp) biến đổi hoàn toàn cho nấm sử dụng giúp hệ sợi tơ lan mạnh và đồng đều Hệ sợi tơ lan mạnh, dẫn đến quá trình hình thành quả thể nhanh và đạt năng suất cao

Nghiệm thức hấp giá thể trong 3 giờ và 4 giờ không có sự khác biệt Vì khi hấp trong 3 giờ hơi nước và áp lực đẩy tạo hơi nóng cung cấp vào bên trong và ngoài khối giá thể đã đủ và cân bằng Do đó, khi hấp tới 4 giờ thì vẫn không thay đổi Vì vậy, chọn nghiệm thức hấp 3 giờ sẽ có ý nghĩa kinh tế hơn nghiệm thức hấp

SV: Dương Thị Đông Mai Trang 34

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Nấm Linh chi đỏ [12] - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 1.1 Nấm Linh chi đỏ [12] (Trang 11)
Hình 1.2: Cổ Linh chi [11] - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 1.2 Cổ Linh chi [11] (Trang 12)
Hình 1.3: Lục bảo Linh chi  [13] - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 1.3 Lục bảo Linh chi [13] (Trang 13)
Hình 1.4  Chu trình sống của nấm Linh chi [1] - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 1.4 Chu trình sống của nấm Linh chi [1] (Trang 14)
Hình 1.5: Hình thái giải phẫu quả thể nấm Linh chi [6] - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 1.5 Hình thái giải phẫu quả thể nấm Linh chi [6] (Trang 15)
Hình 1.7: Bịch phôi bị nhiễm nấm mốc  xanh - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 1.7 Bịch phôi bị nhiễm nấm mốc xanh (Trang 16)
Bảng 1.1: Các loại nấm mốc thường gặp phải trong nuôi trồng nấm [6]. - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 1.1 Các loại nấm mốc thường gặp phải trong nuôi trồng nấm [6] (Trang 17)
Bảng 1.2: Một số bài thuốc chữa bệnh có nấm Linh chi [6]. - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 1.2 Một số bài thuốc chữa bệnh có nấm Linh chi [6] (Trang 20)
Sơ đồ 2.1: Quy trình trồng nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) [2] [4] [6]. - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Sơ đồ 2.1 Quy trình trồng nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) [2] [4] [6] (Trang 23)
Hình 2.1: Bịch mùn cưa sau khi đóng - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 2.1 Bịch mùn cưa sau khi đóng (Trang 24)
Hình 2.2: Cấy meo giống - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 2.2 Cấy meo giống (Trang 25)
Hình 2.3 : Nấm Linh chi chuẩn bị thu hái - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 2.3 Nấm Linh chi chuẩn bị thu hái (Trang 26)
Bảng 2.1: Các nghiệm thức và thời gian ủ - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 2.1 Các nghiệm thức và thời gian ủ (Trang 27)
Bảng 2.2: Các nghiệm thức và thời gian hấp - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 2.2 Các nghiệm thức và thời gian hấp (Trang 28)
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể đến ngày hình thành tơ của nấm  Linh chi - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể đến ngày hình thành tơ của nấm Linh chi (Trang 29)
Hình 3.1: Sự hình thành tơ của các nghiệm thức  Ủ 3 ngày Ủ 3 ngày Ủ 6 ngày Ủ 3 ngày - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 3.1 Sự hình thành tơ của các nghiệm thức Ủ 3 ngày Ủ 3 ngày Ủ 6 ngày Ủ 3 ngày (Trang 30)
Hình 3.2: Độ lan tơ của các nghiệm thức sau 10 ngày - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 3.2 Độ lan tơ của các nghiệm thức sau 10 ngày (Trang 32)
Hình 3.3: Quả thể nấm Linh chi của các nghiệm thức - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 3.3 Quả thể nấm Linh chi của các nghiệm thức (Trang 34)
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời gian hấp giá thể đến ngày hình thành tơ của nấm  Linh chi - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của thời gian hấp giá thể đến ngày hình thành tơ của nấm Linh chi (Trang 37)
Hình 3.4: Sự hình thành tơ của các thời gian hấp giá thể - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 3.4 Sự hình thành tơ của các thời gian hấp giá thể (Trang 38)
Hình 3.5: Độ lan tơ của các thời gian hấp sau 10 ngày - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 3.5 Độ lan tơ của các thời gian hấp sau 10 ngày (Trang 39)
Hình 3.6: Quả thể nấm Linh chi của các thời gian hấp - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Hình 3.6 Quả thể nấm Linh chi của các thời gian hấp (Trang 40)
Bảng 3.6: Ảnh hưởng thời gian hấp giá thể đến trọng lượng quả thể của nấm Linh  chi - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 3.6 Ảnh hưởng thời gian hấp giá thể đến trọng lượng quả thể của nấm Linh chi (Trang 40)
Sơ đồ 4.1: Quy trình xử lý giá thể trồng nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) Phối trộn - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Sơ đồ 4.1 Quy trình xử lý giá thể trồng nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) Phối trộn (Trang 42)
Bảng ANOVA - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
ng ANOVA (Trang 46)
Bảng 3: Trọng lượng quả thể của các nghiệm thức ở từng thời gian ủ - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 3 Trọng lượng quả thể của các nghiệm thức ở từng thời gian ủ (Trang 47)
Bảng 5: Độ lan tơ của các nghiệm thức ở từng thời gian hấp - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 5 Độ lan tơ của các nghiệm thức ở từng thời gian hấp (Trang 49)
Bảng 6: Trọng lượng quả thể của các nghiệm thức ở từng thời gian hấp - khảo sát thời gian ủ và hấp giá thể nhằm hoàn thiện quy trình xử lí giá thể trồng nấm linh chi ganoderma lucidum
Bảng 6 Trọng lượng quả thể của các nghiệm thức ở từng thời gian hấp (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN