Thí nghiệm 1: Khảo sát giá thể làm từ bã mía, xơ dừa, bã cà phê, mùn cưa ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bào ngư xám Pleurotus sajor-caju.. Thí nghiệm 2: Khảo sát thời gian ủ giá thể
TỔNG QUAN
Giới thiệu về nấm bào ngư
Giới nấm Mycota hay Fungi
Theo Singer (1975) có tất cả 39 loài và chia làm 4 nhóm Trong đó có hai nhóm lớn:
- Nhóm “chịu nhiệt” nấm kết quả thể từ 20 0 C – 30 0 C
- Nhóm “chịu lạnh” nấm kết quả thể từ 15 0 C – 25 0 C
1.1.2 Một số loài nấm bào ngư
• Nấm bào ngư màu hồng đào (Pleurotus salmoneostramineus)
Quả thể lớn vừa phải, màu hồng đào, đường kính mũ nấm khoảng 3 – 14 cm, sau biến thành màu đỏ đất hoặc màu vàng nhạt Cuống nấm rất ngắn hoặc không thấy rõ (dài không quá 1 – 2 cm) [2]
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 4
Hình 1.1: Nấm bào ngư hồng đào [13]
• Nấm bào ngư hoàng bạch (Pleurotus cornucopiae)
Người Trung Quốc còn gọi là nấm sò nhỏ, nấm sò mỹ vị Mũ nấm có đường kính khoảng 5 – 13 cm, lúc đầu có hình bán cầu dẹp, về sau có cuống kéo dài ra khoảng 2 – 5 cm Nấm có màu trắng hay gần trắng, có lúc có màu nâu nhạt, thịt khá dày [2]
Hình 1.2: Nấm bào ngư hoàng bạch [15]
• Nấm bào ngư kim đỉnh (Pleurotus citrinopileatus)
Quả thể to trung bình, mũ nấm có đường kính khoảng 3 – 10 cm, trơn bóng, màu từ vàng tươi đến vàng cỏ Thịt nấm màu trắng Cuống mọc thành nhánh, màu trắng, dài khoảng 2 – 10 cm Loài nấm bào ngư này có thể vừa trồng để ăn, vừa có giá trị dược liệu, ăn khá ngon [2]
Hình 1.3: Nấm bào ngư kim đỉnh [13]
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 5
• Nấm bào ngư A ngụy (Pleurotus ferulae)
Quả thể khá to, đường kính mũ nấm khoảng 5 – 15 cm Lúc đầu nấm có màu nâu, sau biến dần sang màu trắng nâu
Thịt nấm dày, màu trắng Cuống mọc xiên, màu trắng hay gần trắng, dài 2 – 6 cm Nấm có thể vừa trồng để ăn vừa trồng để làm dược liệu [2]
Hình 1.4: Nấm bào ngư A ngụy [15]
• Nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus)
Quả thể vừa hoặc lớn, mũ nấm có đường kính khoảng 5 – 21 cm, màu trắng, màu trắng tro, trắng xanh, nhưng khi mới nở có màu tím hay màu nâu xám Cuống mọc xiên, ngắn hoặc hầu như không có, dài không quá 1 – 3 cm Gốc cuống có lông nhung Nấm vừa ăn ngon, vừa có giá trị dược liệu Loài nấm bào ngư này có nơi còn gọi là nấm sò da thô, nấm sò đông, nấm hương chân ngắn [2]
Hình 1.5: Nấm bào ngư tím [15]
• Nấm bào ngư phiến hồng, nấm bào ngư đỏ pháo (Pleurotus rhodophyllus)
Quả thể cỡ trung bình, mũ nấm có đường kính 3 – 14 cm, bề mặt trơn hoặc có lông nhỏ, màu vàng đất nhạt Thịt nấm khá mỏng, màu hồng Cuống nói chung không rõ, dài không quá 1 – 2 cm, có lông nhung màu trắng [2]
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 6
• Nấm bào ngư cuống dài, nấm bào ngư màu tro (Pleurotus spodoleucus)
Mũ nấm hình phễu, đường kính khoảng 3 – 9 cm, trơn nhẵn, màu trắng, phần giữa có màu vàng Thịt nấm dày, màu trắng Cuống nấm màu trắng, dài khoảng 4 –
• Nấm bào ngư Ɖài Loan hay bào ngư Nhật (Pleurotus cytidiosus)
Quả thể to hoặc khá to, mũ nấm có đường kính khoảng 7 – 12 cm, có khi đến
35 cm, màu nâu pha da cam – tro, trên bề mặt có vảy màu nâu đen, ở giữa có màu nâu khói trắng, ăn ngon [2]
Hình 1.6: Nấm bào ngư nhật [13]
• Nấm bào ngư Viên bào (Pleurotus porrigens)
Quả thể vừa hoặc nhỏ, mũ nấm trơn nhẵn, màu trắng, gốc có lông nhung
Không có cuống nấm Thịt nấm màu trắng, mỏng [2]
Hình 1.7: Nấm bào ngư Viên bào [13]
• Bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju)
Quả thể phẳng, lúc già đi thì cong lại, mũ nấm có hình tròn, hình thận, đường kính 5 – 15 cm hay lớn hơn, màu trắng tro hay nâu xám, thịt nấm chắc vừa phải, màu trắng Cuống trắng muốt, dài 3 – 10 cm, gốc cuống có lông nhung Lúc đầu được nuôi trồng ở Ấn Ɖộ, sau nhập vào Trung Quốc, Việt Nam,… Nấm ăn giòn,
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 7 ngọt, hơi dai Ở nước ta nấm được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất là ở thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Ɖông, miền Tây Nam Bộ [2]
Hình 1.8: Nấm bào ngư xám [13]
• Nấm bào ngư trắng (Pleurotus florodanus) Ở nhiệt độ thấp và đầy đủ ánh sáng quả thể có màu nâu gụ, ở nhiệt độ tương đối cao quả thể có màu trắng sữa Nhiệt độ tốt nhất để quả thể hình thành là 12 – 24 cm Có tính kháng tạp nấm, tạp khuẩn cao, sản lượng trên nguyên liệu đơn vị cao [2]
Hình 1.9: Nấm bào ngư trắng [13]
Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch gồm 3 bộ phận: mũ, phiến và cuống nấm, phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn Tai nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng hành màu trở nên sáng hơn [1] [8]
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 8
Hình 1.10: Cấu tạo nấm bào ngư Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng sơ cấp, thứ cấp và kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh trưởng là tai nấm Bề mặt dưới mũ nấm sinh ra các bào tử, bào tử phóng thích ra ngoài và chu trình sống lại tiếp tục
Hình 1.11: Chu kỳ sinh trưởng nấm bào ngư
1 Mũ nấm, 2 Thân nấm, 3 Cuống nấm, 4 Sợi nấm
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 9
- Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn:
Hình 1.12: Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư
• Dạng san hô: quả thể mới tạo thành dạng sợi mãnh hình chum
• Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dạng khối tròn đường kính cuống và mũ không khác nhau bao nhiêu
• Dạng phễu: mũ mở rộng trong khi cuống còn ở giữa phễu (giống hình cái phễu)
• Dạng phễu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm mũ
• Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng nhưng mũ vẫn tiếp tục phát triển
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng) Vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lựa tai nấm vừa chuyển sang dạng lá
Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm bào ngư thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy [6] a dạng san hô b dạng dùi trống c dạng phễu d dạng phễu lệch e dạng lá lục bình
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 10
Nhiệt độ: Nấm bào ngư mọc nhiều ở nhiệt độ tương đối rộng Ở giai đoạn ủ tơ, một số loài cần nhiệt độ từ 20 – 30 0 C, một số loài khác cần từ 27 – 32 0 C, thậm chí
35 0 C như loài P.tuber-regium Nhiệt độ thích hợp để nấm ra quả thể ở một số loài cần từ 15– 25 0 C, số loài khác cần từ 25 – 32 0 C [6]
Bảng 1.1: Nhiêt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của nấm bào ngư xám
Nhiệt độ thích hợp cho lan tơ
Nhiệt độ thích hợp ra nấm
Nhiệt độ thích hợp sản xuất
P.sajor-caju 25 – 30 0 C 25 0 C 30 0 C ± 5 0 C Ɖộ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm Trong giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu tử 50 – 60 %, còn độ ẩm không khí không được nhỏ hơn 70% Ở giai đoạn tưới nấm ra quả thể, độ ẩm không khí tốt nhất là 70 – 95% Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát triển và chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ nấm Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống [6]
Bảng 1.2: Ɖộ ẩm thích hợp cho sự phát triển của nấm bào ngư xám
Loài nấm Độ ẩm thích hợp của cơ chất (%) Độ ẩm tương đối (%) của không khí
Thích hợp cho sự sinh trưởng của hệ sợi nấm
Thích hợp cho sự phát triển của quả thể nấm
P.sajor-caju 70 70 – 80 80 – 95 pH: Nấm bào ngư có khả năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt Tuy nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5 – 7 [6] Ánh sáng: yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích thích nụ nấm phát triển [6]
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 11
Thông thoáng: Nấm cần có oxy để phát triển vì vậy nhà trồng cần có độ thông thoáng vừa phải, nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp [6]
1.1.5 Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư xám
Dinh dưỡng nấm bào ngư rất cao không thua kém các sản phẩm từ động vật
Sử dụng nấm không những không tăng cân mà còn ngăn ngừa một số bệnh như: giảm cholesterol trong máu, tiểu đường, béo phì, đau bao tử… đồng thời ăn nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tính miễn dịch, dễ tiêu hóa và chống lão hóa [2]
Các giá thể, nguyên liệu trồng nấm bào ngư xám
Mùn cưa là nguyên liệu rất tốt cho sự phát triển của nấm bào ngư cũng như với bào ngư xám Có nhiều loại mùn cưa khác nhau Tuy nhiên, không dùng mùn cưa mốc, mùn cưa của các loại cây có tinh dầu hoặc của các loại cây độc Ở Việt Nam thường trồng nấm bào ngư trên nguyên liệu là mùn cưa Nguồn nguyên liệu cellulose ngoài làm giá thể cho nấm còn cung cấp cho nấm nguồn cacbon cần thiết
Bảng 1.5: Hàm lượng các chất có trong mùn cưa [2]
Mía là cây trồng chủ lực của nước ta, sau khi thu hoạch sản phẩm chính của cây mía là đường saccarose (chiếm khoảng 10% khối lượng cây mía), khối lượng các phụ phế còn lại rất lớn bao gồm: bã mía,váng bọc, mật rỉ Trong đó thành phần bã mía chiếm tỉ khối nhiều nhất (25 ÷ 30% khối lượng cây mía) [10]
Bã mía chứa hàm lượng cenllulose, hydrat cacbon cao cùng với lượng đường còn sót lại rất thích hợp để trồng nấm bào ngư xám là loại nấm“ háo đường” [8]
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 18
Bảng 1.6: Thành phần của bã mía sau khi rửa sạch, phơi khô [2]
Thành phần Tính theo vật chất khô (%)
Xơ dừa là phần của vỏ trái dừa được xé ra, chứa hàm lượng cenllulose và lingin khá cao Là nguyên liệu tự nhiên hiện nay được dùng nhiều cho mục đích trồng trọt
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 19
Bảng 1.7 Thành phần của xơ dừa [2]
Pectin và những hợp chất liên quan Ɖộ hòa tan trong nước
Bã cà phê tươi có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt lượng đạm cao chiếm 2,4%, chất hữu cơ là 62,6% [7]
Là chất bón cây rất hữu hiệu Trong thành phần của nó chứa nhiều canxi, phospho, nitơ cũng như các chất khoáng khác giúp ích cho sự phát triển của cây
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 20
1.2.5 Bột cám và bột bắp
Hình 1.17: Nguyên liệu phối trộn bột bắp (A) và bột cám (B)
Các loại bột cám ngũ cốc được xem là nguồn dinh dưỡng cơ bản cho nấm, hàm lượng bổ sung của chúng khá cao, từ 15 – 20% so với tổng lượng cơ chất Ɖây là nguồn cung cấp vitamin E và đạm hữu cơ quan trọng cho nấm bào ngư, nhất là trong những giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng
Bảng 1.8 Thành phần dinh dưỡng trong cám gạo và bột bắp [2]
Hàm lượng (%) Cám gạo Bột bắp
Cacbon hydrat có thể hòa tan
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 21
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm Ɖịa điểm: Tại cở sở 3 Trường Ɖại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, số 68 đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Thời gian: 01/2016 – 05/2016
2.1.2 Vật liệu và hóa chất
- Meo nấm: chọn lựa các bịch giống có sự đồng nhất, tơ nấm lan đều cả bịch giống Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiễm Meo nấm mua tại công ty nấm Việt 224A Tổ 92B, ấp Phú Bình – xã Phú Hòa Ɖông, Củ Chi
- Mùn cưa, bã mía, xơ dừa, bã cà phê đã qua xử lý
2.1.3 Dụng cụ và thiết bị
- Bịch nilon: kích thước 25 x 35 cm
- Nồi hấp khử trùng: tại phòng thí nghiệm công nghệ tế bào Cơ sở 3 Bình Dương
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 22
Phương pháp nghiên cứu
Chọn nền đất tại khu vực nhà lưới ở cơ sở 3 Bình Dương
Diện tích khoảng 25 m 2 và cao 2 m
Nhà trồng phải sạch sẽ, cao ráo và giữ được độ ẩm, được lợp mái bằng lá dừa, bao phủ xung quanh bằng bạt nilon và lưới đen Hạn chế côn trùng, gió, tạo không gian kín giữ độ ẩm
Xử lý vôi bột trong và ngoài nhà nấm Xông Formaldehyd và trung hòa bằng dung dịch NH 3 trước khi trồng
2.2.2 Quy trình trồng nấm bào ngư xám Ѕơ đồ 2.1: Quy trình trồng nấm bào ngư xám
Chăm sóc và thu hái Nuôi ủ Phối trộn
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 23
Quy trình xử lý cho từng giá thể:
Hình 2.1 Các loại giá thể sử dụng trong thí nghiệm mùn cưa (A), bã mía (B), xơ dừa (C), bã cà phê (D) Ѕơ đồ 2.2: Quy trình xử lý Mùn cưa
Mùn cưa: Mùn cưa được thu mua về đem sàng để loại bỏ những mạt lớn, rác
Khi bắt đầu ủ mùn cưa, cần phun nước vôi với tỉ lệ 1% (1kg vôi /1000 lít nước) để nâng độ ẩm lên 65 – 70% Ѕau đó, ủ đống khoảng 10 ngày
Trộn với nước vôi, 1% Ủ, 10 ngày
Mùn cưa sau khi ủ Ɖảo đống ủ
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 24 Ѕơ đồ 2.3: Quy trình xử lý Bã mía
Bã mía: bã mía được thu gom về phơi nắng cho thật khô để tránh nấm mốc
Tiến hành xay nhuyễn bằng máy tự chế Bã mía đã xay cho vào bồn nhựa ngâm xã với nước 3 lần Ѕau đó, ngâm với nước vôi với tỉ lệ 1% (1kg vôi/1000 lít nước), ngâm trong 24 giờ Rồi vớt ra, đem ủ thành đống cao khoảng 1 m, để 1 ống nhựa vào đống ủ cho thoát khí khoảng 15 ngày Ѕơ đồ 2.4: Quy trình xử lý Xơ dừa
Phơi khô, xay Rửa (2 lần)
Bã mía sau khi ủ Ɖảo đống ủ
Xơ dừa sau khi ủ Ɖảo đống ủ
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 25
Xơ dừa: xơ dừa thu mua về được ngâm nước trong 24 giờ, sau đó xả nước, đem ngâm và xả liên tục trong vòng 2 ngày rồi đem phơi khô nhằm loại bỏ các tạp chất chủ yếu là chất tanin và ligin Xơ dừa sau khi xử lý chất chát, thì cho vào bồn nước vôi có nồng độ 1% ngâm trong vòng 24 giờ Sau đó, vớt ra chất thành đống ủ, ủ khoảng 15 ngày Ѕơ đồ 2.5: Quy trình xử lý Bã cà phê
Bã cà phê: bã cà phê được thu gom về đem phơi nắng cho khô tránh ẩm mốc
Rồi ngâm với nước trong vòng 24 giờ rồi xả nước, tiếp tục ngâm và xả trong vòng 2 ngày Ѕau đó cho vào nước vôi có nồng độ 1% ngâm trong 24 giờ Cuối cùng, vớt ra chất thành đống ủ, ủ khoảng 10 ngày
Lưu ý: tất cả 4 cơ chất khi ủ, cách 3 ngày đảo 1 lần Ɖảo đều từ lớp trong ra ngoài, lớp ngoài vào trong, lớp trên cùng đảo xuống dưới và lớp dưới lên trên
- Xay nhỏ bã mía nhằm giảm kích thước giá thể, hạn chế rách bịch, tạo điều kiện cho meo nấm dễ dàng bám dính và lấy chất dinh dưỡng từ giá thể
- Rửa bã mía nhằm loại bỏ đường, xơ dừa nhằm loại chát, các tạp chất và bụi bẩn bám trên giá thể
Xả, rửa (3 lần) Ngâm vôi, 1% 24 giờ Ủ, 10 ngày
Bã cà phê sau khi ủ Ɖảo đống ủ
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 26
- Ngâm nước vôi (1%) nhằm hạn chế sự phát triển của nấm tạp nhiễm, tạo điều kiện pH kiềm phù hợp
- Ủ tạo điều kiện phân giải cellulose
- Xay nhuyễn bã mía bằng máy tự chế, mùn cưa sàn bằng lưới tự chế
- Phương pháp rửa: xả rửa bằng nước máy sạch
- Phương pháp ngâm nước vôi: nước vôi nồng độ 1% phải khuấy vôi tan đều trong nước tránh vốn cục, ngâm trong vòng 24 giờ
- Mùn cưa: không bị nhiễm các loại nấm mốc, mùi của gỗ, màu nâu sáng
- Bã mía: sau khi xử lý có màu vàng nhạt, sau khi ủ không bị nhiễm các loại nấm mốc, có mùi thơm dễ chịu, có màu vàng sáng
- Xơ dừa: không bị nhiễm các loại nấm, có mùi thơm dễ chịu, màu nâu đất
- Bã cà phê: sau khi xử lý có màu nâu đen đậm, sau khi ủ không bị nhiễm, có mùi thơm dễ chịu
- Bổ sung bột cám, bột bắp nhằm cung cấp dinh dưỡng đường, bột, thành phần đạm cho nấm phát triển
- Bột nhẹ nhằm ổn định pH và giữ ẩm cho giá thể
- Phối trộn 5% bột cám, 5% bột bắp, 1% bột nhẹ với giá thể
• Chỉ tiêu đánh giá: phối trộn đều các thành phần với nhau
- Tạo khối chất nền cho nấm bám và phát triển
- Dễ bố trí trong khu trồng trọt
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 27
- Cho 1,3 kg giá thể vào bịch nilon có kích thước 25 x 35 cm, nén vừa chặt
- Buộc cổ chặt và đậy nắp lại
• Chỉ tiêu đánh giá: bịch đóng xong không bị gấp, nhăn hoặc rách bịch
• Mục tiêu: nhằm khử trùng giá thể trồng nấm
- Các bịch giá thể được chuyển nồi hấp khử trùng Các bịch được xếp gọn, xen kẽ nhau để cho hơi có thể đi hết nồi
- Hấp khử trùng ở 121 0 C, 1atm, 1 giờ
• Chỉ tiêu đánh giá: hấp xong không bị rách bịch, rơi nắp đảm bảo điều kiện vô trùng
• Mục tiêu: đưa meo giống vào bên trong bịch giá thể
- Bịch giá thể phải để nguội trước khi cấy
- Khử trùng xung quanh khu vực cấy meo, dụng cụ cấy bằng cồn 95 0
- Khử trùng tay bằng cồn 70 0
- Cấy meo nằm khoảng 2/3 bịch giá thể, đầu trên của meo bằng với mặt giá thể
• Chỉ tiêu đánh giá: meo được cấy vào bịch không gây rách bịch, meo không bị gãy
• Mục tiêu: tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của tơ nấm
- Các bịch phôi đặt lên kệ cách mặt sàn 20 cm
- Nhà nuôi ủ thoáng mát, sạch sẽ, không cần ánh sáng, tiến hành xả nước sàn, nhiệt độ đạt khoảng 22 – 30 0 C, độ ẩm từ 65 – 80%
• Chỉ tiêu đánh giá: meo lan tốt, không bị nhiễm hay đứng tơ
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 28
2.2.2.5 Chăm sóc và thu hái
• Mục tiêu: tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành quả thể nấm
- Tại nhà chăm sóc, sử dụng béc phun sương, xả sàn, tưới mái, nhiệt độ đạt khoảng 22 – 28 0 C, độ ẩm khoảng 70 – 85%
- Khi tơ nấm lan hết bịch, tiến hành rạch bịch để nấm ra quả thể, kích thước vết rạch khoảng 3 – 4 cm, cách nhau 5 cm
- Cách thu hái quả thể nấm bào ngư: dùng tay nắm vào quả thể nấm và xoay nhẹ để quả thể nấm ra cả phần rễ ở chân nấm, nếu phần rễ bị đứt thì phải lấy sạch phần còn dính lại trong bịch phôi, để cho quả thể đợt sau tiếp tục ra
Lưu ý: Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới bằng béc phun sương Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm Bình quân 2 lần/ ngày, nếu khô thì từ 3 – 4 lần/ ngày, tạo điều kiện môi trường phù hợp cho quả thể nấm phát triển
• Chỉ tiêu đánh giá: quả thể nấm ra đẹp, không nhiễm bệnh, không bị khô hay nhũn
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 29
• Quy trình khảo sát: Ѕơ đồ 2.6: Quy trình khảo sát
Giá thể thô (mùn cưa, bã mía, xơ dừa, bã cà phê)
TN1: Khảo sát giá thể trồng ảnh hưởng tốt nhất đến sự phát triển của nấm bào ngư xám
Giá thể phù hợp nhất trồng bào ngư xám
TN2: Khảo sát thời gian ủ giá thể trồng nấm (5, 10,
TN2: Khảo sát thời gian hấp giá thể trồng nấm (30,
Chăm sóc và thu hái Cấy meo
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 30
2.2.3 Thí nghiệm 1: Khảo sát giá thể làm từ mùn cưa, bã mía, xơ dừa, bã cà phê ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju)
Mục đích: xác định được giá thể thích hợp cho sự phát triển của nấm bào ngư xám
Bố trí thí nghiệm: bố trí thí nghiệm theo kiểu Khối hoàn toàn ngẫu nhiên với
4 nghiệm thức với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 2 bịch
Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm các giá thể trồng nấm bào ngư xám
STT KÝ HIỆU NGHIỆM THỨC
Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:
- Thời gian hình thành tơ: từ thời điểm cấy meo đếm lúc bắt đầu hình thành tơ
- Ɖộ lan tơ: đo chiều dài của hệ sợi tơ lan trong bịch giá thể sau 10 ngày từ lúc cấy meo
2.2.4 Thí nghiệm 2: Khảo sát thời gian ủ giá thể trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) tốt nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm
Mục đích: xác định được thời gian ủ thích hợp cho giá thể trồng nấm bào ngư xám tốt nhất
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu Khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 2 bịch
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 31
Bảng 2.2: Bố trí thí nghiệm thời gian ủ giá thể trồng nấm bào ngư xám tốt nhất
STT KÝ HIỆU NGHIỆM THỨC
1 NT1 Ủ giá thể trong 5 ngày
2 NT2 Ủ giá thể trong 10 ngày
3 NT3 Ủ giá thể trong 15 ngày (đối chứng)
4 NT4 Ủ giá thể trong 20 ngày
5 NT5 Ủ giá thể trong 25 ngày
- Thời gian hình thành tơ: từ thời điểm cấy meo đếm lúc bắt đầu hình thành tơ
- Ɖộ lan tơ: đo chiều dài của hệ sợi tơ lan trong bịch giá thể sau 10 ngày từ lúc cấy meo
2.2.5 Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian hấp giá thể trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) tốt nhất ảnh hưởng đến sự phát triển nấm
Mục đích: Xác định được thời gian hấp thích hợp cho giá thể thích hợp trồng nấm bào ngư xám tốt nhất
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 2 bịch
Bảng 2.3: Bố trí thí nghiệm thời gian hấp giá thể trồng nấm bào ngư xám tốt nhất
STT KÝ KIỆU NGHIỆM THỨC
1 A1 Hấp giá thể trong 30 phút
2 A2 Hấp giá thê trong 60 phút (đối chứng)
3 A3 Hấp giá thể trong 90 phút
4 A4 Hấp giá thể trong 120 phút
- Thời gian hình thành tơ: từ thời điểm cấy meo đếm lúc bắt đầu hình thành tơ
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 32
- Ɖộ lan tơ: đo chiều dài của hệ sợi tơ lan trong bịch giá thể sau 10 ngày từ lúc cấy meo
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê Statgraphic plus 3.0
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Khảo sát thời gian ủ giá thể bã mía ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju)
3.2.1 Kết quả khảo sát thời gian ủ giá thể bã mía đến thời gian hình thành tơ và độ lan tơ của nấm bào ngư xám
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể bã mía đến thời gian hình thành tơ, độ lan tơ của nấm bào ngư xám
STT Nghiệm thức Thời gian hình thành tơ
(ngày) Độ lan tơ (cm)
Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ở mức 0,05 qua phép thử Duncan
• Thời gian hình thành tơ:
Qua kết quả bảng 3.3 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức qua thống kê về thời gian hình thành tơ Ở nghiệm thức 5 ngày ủ và 10 ngày ủ có thời hình thành tơ dài nhất là 8,43 ngày Nghiệm thức 20 ngày ủ cho thấy thời
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 37 gian hình thành tơ là ngắn nhất 3,58 ngày; không khác biệt với nghiệm 15, 25 ngày ủ và có sự khác biệt so với nghiệm thức 5 và 10 ngày ủ qua thống kê
Qua kết quả bảng 3.3 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về độ lan tơ giữa các nghiệm thức qua thống kê Nghiệm thức 5 ngày ủ cho thấy độ lan tơ sau 10 ngày là thấp nhất với 3,7 cm; không khác biệt với nghiệm thức 10 ngày ủ Tiếp đến là nghiệm thức 15 ngày ủ với độ lan tơ là 6,23 cm và không có sự khác biệt với nghiệm thức ủ 20 ngày Nghiệm thức ủ trong 25 ngày có độ lan tơ nhanh nhất là 7,53 cm; có sự khác biệt so với các nghiệm thức 5, 10, 15 ngày ủ và không có sự khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức ủ trong 20 ngày qua thống kê
Hình 3.2: Ɖộ lan tơ nấm của các nghiệm thức ủ 5, 10, 15, 20 và 25 ngày
Theo Nguyễn Hữu Ɖống (2003) bản chất của quá trình ủ là sự gia tăng nhiệt đống ủ nhằm phân hủy các thành phần cấu tạo của nguyên liệu (thường là các đại phân tử) biến đổi thành những hợp chất có cấu trúc phân tử nhỏ hơn Ủ 10 ngày Ủ 5 ngày Ủ 20 ngày Ủ 15 ngày Ủ 25 ngày
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 38
Trong quá trình ủ các vi sinh vật có ích hoạt động giúp tiêu diệt các nấm dại… và phân hủy cấu trúc phức tạp của bã mía thành những đơn phân cho nấm bào ngư sử dụng, ở nghiệm thức 5 và 10 ngày ủ có thời gian hình tơ và độ chậm vì thời gian ủ bã mía quá ngắn, vi sinh vật chỉ phân hủy một phần cấu trúc của bĩa mía nên dinh dưỡng không đủ cho hệ sợi nấm phát triển Do đó, ủ giá thể trong 5 hay 10 ngày là quá ngắn, tơ nấm hình thành và phát triển tơ chậm
Tương tự, nghiệm thức 15 ngày ủ thời gian ủ bã mía tăng dần, vi sinh vật phân hủy các cấu trúc của bã mía nên dinh dưỡng cung cấp cho hệ sợi nấm phát triển tốt hơn Ở nghiệm thức 20, 25 ngày ủ vi sinh vật phân hủy hoàn toàn các cấu trúc của bã mía tạo nguồn dinh dưỡng cung cấp đủ cho hệ sợi nấm phát triển phát triển của hệ sợi tơ khá nhanh và mạnh so với các nghiệm thức có thời gian ủ ngắn hơn
Vậy nghiệm thức ủ trong 20, 25 ngày là tốt nhất cho sự hình thành và phát triển hệ sợi tơ của nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju)
3.2.2 Kết quả khảo sát thời gian ủ giá thể bã mía đến trọng lượng quả thể nấm bào ngư xám
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời gian ủ giá thể bã mía đến trọng lượng quả thể nấm bào ngư xám
STT Nghiệm thức Trọng lượng quả thể
Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ở mức 0,05 qua phép thử Duncan
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 39
Qua bảng kết quả 3.4 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức qua thống kê Nghiệm thức ủ 5 ngày thu được trọng lượng quả thể thấp nhất là
120 g Tiếp đến là các nghiệm thức ủ 10, 15 ngày Nghiệm thức ủ 20 ngày cho trọng lượng quả thể cao nhất là 378,75 g và không khác biệt với nghiệm thức 25 ngày ủ qua thống kê
Theo Nguyễn Hữu Ɖống (2003) sự phân hủy của đống ủ thường làm thay đổi rất nhanh số lượng quần thể vi sinh vật hiện diện trong đó, gồm 3 giai đoạn:
- Ở giai đoạn đầu, nguyên liệu có đầy đủ các nhóm vi sinh vật, bao gồm: vi khuẩn, nấm meo, nấm mốc… Hoạt động của các nhóm vi sinh vật này làm nhiệt độ tăng dần, sẽ ức chế nhóm vi sinh vật ít chịu nhiệt, tạo điều kiện cho nhóm chịu nhiệt phát triển
- Giai đoạn kế tiếp, nhóm chịu nhiệt chiếm ưu thế, trong đó chủ yếu là xạ khẩn Chúng biến đổi các chất phức tạp như cellulose, hemicellulose thành các đường đơn giản
- Giai đoạn cuối cùng, nhiệt độ hạ dần Ở giai đoạn này nếu cấy giống thì tơ nấm sẽ sử dụng các chất đã được chế biến để sinh trưởng và phát triển Còn nếu tiếp tục ủ thì nhóm vi sinh vật chịu nhiệt kém sẽ phát triển và tranh giành thức ăn, làm chất lượng nguyên liệu giảm
Qua kết quả thống kê bảng 3.4 cho thấy nghiệm thức ủ giá thể 5 ngày cho trọng lượng quả thể thấp nhất Vì giá thể bã mía ủ trong thời gian ngắn (5 ngày), vi sinh vật chỉ phân hủy một phần cấu trúc của bã mía nên dinh dưỡng không đủ cho hệ sợi nấm phát triển Do đó, hệ sợi nấm phát triển chậm và yếu, dẫn đến quá trình hình thành quả thể chậm và có năng suất thấp
Thời gian ủ tăng dần (10, 15 ngày) trọng lượng quả thể thu được cũng tăng theo (bảng 3.4) Ở thời gian này trùng với giai đoạn hai của quá trình ủ, vi sinh phân hủy phần lớn cấu trúc của bã mía thành các đơn phân cho nấm sử dụng, tăng dinh dưỡng cho nấm, trọng lượng quả thể thu được cũng cao hơn so với ủ trong 5 ngày Ở giai đoạn cuối của quá trình, lúc thích hợp để cấy giống Vi sinh vật phân hủy hoàn toàn cấu trúc của bã mía tạo dinh dưỡng cho quả thể nấm phát triển Ủ giá
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 40 thể trong 20 ngày thu được trọng lượng quả thể cao nhất và không khác biệt với nghiệm thức ủ trong 25 ngày Do đó, chọn nghiệm thức ủ 20 ngày có ý nghĩa kinh tế hơn
Vậy ủ giá thể bã mía trong 20 ngày là tốt nhất cho sự phát triển của nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) đạt năng suất cao.
Khảo sát thời gian hấp giá bã mía ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju)
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của thời gian hấp giá thể bã mía đến thời gian hình thành tơ, độ lan tơ và trọng lượng quả thể của nấm bào ngư xám
Trong cùng Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt ở mức 0,05 qua phép thử Duncan
• Thời gian hình thành tơ
Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy có sự khác biệt về thời gian hình thành tơ của các nghiệm thức với thời gian hấp giá thể khác nhau Nghiệm thức hấp trong 30 phút có thời gian hình thành tơ dài nhất với 6,6 ngày; tiếp đến là các nghiệm thức hấp 60 và 120 phút Nghiệm thức hấp trong 90 phút có thời gian gian hình thành tơ ngắn nhất là 3,06 ngày và có sự khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức qua thống kê
STT Nghiệm thức Thời gian hình thành tơ (ngày) Độ lan tơ (cm)
Trọng lượng quả thể (g/bịch)
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 41
Hình 3.3: Tơ bắt đầu hình thành của các nghiệm thức hấp trong 30, 60, 90 và 120 phút
• Độ lan tơ sau 10 ngày
Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức qua thống kê Nghiệm thức hấp 30 phút cho thấy độ lan tơ chậm nhất là 8,24 cm và không có sự khác biệt có ý nghĩa qua thống kê so với nghiệm thức hấp 60 phút là 9,02 cm Nghiệm thức hấp trong 90 phút có độ lan tơ nhanh nhất là 12,76 cm, có sự khác biệt với các nghiệm thức 30, 60 phút và không có sự khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức hấp 120 phút qua thống kê
Hình 3.4: Ɖộ lan tơ của các nghiệm thức hấp trong 30, 60, 90 và 120 phút
Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy có sự khác biệt về trọng lượng quả thể giữa các nghiệm thức qua thống kê Nghiệm thức hấp trong 30 phút có trọng lượng quả thể thấp nhất là 162 g Tiếp đến là nghiệm thức hấp 60, 120 phút Nghiệm thức hấp 90 phút có trọng lượng quả thể cao nhất 360 g và không có sự khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức hấp 120 phút qua thống kê
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 42
Quá trình hấp khử trùng không chỉ có vai trò tiêu diệt nấm bệnh trong giá thể mà còn giúp cho quá trình chuyển hóa (nấu chín) các chất dinh dưỡng sử dụng vào giá thể trồng như cám, bắp cho nấm dễ dàng sử dụng
Giá thể hấp trong 30 phút cho kết quả hình thành tơ, độ lan tơ và trọng lượng quả thể thấp nhất Vì giá thể hấp trong thời gian ngắn, hơi nước và áp lực đẩy hơi nóng vào bên trong khối giá thể không đồng đều, dinh dưỡng bên trong (cám, bắp) phân cắt không hoàn toàn, nên tơ nấm phát triển chậm và yếu hơn so với hấp ở thời gian dài hơn
Hình 3.5: Hệ sợi tơ của nghiệm thức hấp 30 và 90 phút Hình 3.4 cho thấy được sự khác biệt về hệ sợi tơ nấm bào ngư xám ở hai khoảng thời gian hấp khác nhau Ở nghiệm thức hấp 30 phút hệ sợi tơ rất mỏng, yếu và khó quan sát, nhận biết Còn nghiệm thức hấp 90 phút hệ sợi tơ dày đặc, mạnh và có màu trắng như bông gòn, dễ quan sát
Hấp trong thời gian càng dài thì hơi nóng truyền vào bên trong khối giá thể càng đồng đều, các chất dinh dưỡng (cám, bắp) được làm chín hoàn toàn Tạo dưỡng chất cho nấm dễ hấp dàng sử dụng
Nghiệm thức hấp trong 90 phút cho trọng lượng quả thể cao nhất và không khác biệt vớí nghiệm thức hấp trong 120 phút Do đó, chọn nghiệm thức hấp 90 phút có ý nghĩa kinh tế hơn
Vậy hấp giá thể trong 90 phút là tốt nhất cho sự phát triển của nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju), đạt năng suất cao
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 43
PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài: “Hoàn thiện quy trình xử lý giá thể trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) ” đã xác định:
- Giá thể bã mía phù hợp nhất để trồng nấm bào ngư xám
- Thời gian ủ và hấp giá thể tốt cho quá trình hình thành tơ và quả thể nấm bào ngư xám là ủ trong 20 ngày và hấp 90 phút
4.2 Đề nghị Ѕơ đồ 4.1: Tóm tắt quy trình xử lý giá thể trồng nấm bào ngư xám
Xử lý, ủ bã mía trong 20 ngày Ɖóng bịch
Chăm sóc và thu hái
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 44
Khảo sát chất dinh dưỡng bổ sung vào giá thể trồng nấm nhằm nâng cao năng suất nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju)
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 45
[1] Ɖường Hồng Dật (2002), Ký thuật nuôi trồng nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm hương và mộc nhĩ, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 40 – 50
[2] Nguyễn Lân Dũng (2008), Công nghệ nuôi trồng nấm tập 2, Nhà xuất bản
[3] Nguyễn Hữu Ɖống (2003), Nuôi trồng và sử dụng nấm ăn- nấm dược liệu, Nhà xuất bản Nghệ An, tr 14 – 43
[4] Nguyễn Hữu Ɖống, Ɖinh Xuân Linh, Nguyễn Thi Ѕơn, Zani Federico (2002),
Nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
[5] Nguyễn Như Hiến và Phạm Văn Dư (2013), Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nấm tại các tỉnh phía Nam, Diễn Ɖàn Khuyến Nông & Nông Thôn, Chuyên đề Phát Triển Nghề Trồng Nấm Hiệu Quả, lần thứ 14: 17 – 25
[6] Trần Văn Mão (2004), Sử dụng vi sinh vật có ích nuôi trồng chế biến nấm ăn và nấm làm thuốc chữa bệnh, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 75 – 78
[7] Nguyễn Khởi Nghĩa, Nguyễn Vũ Bằng, Ɖỗ Hoàng Sang và Lâm Tử Lăng (2015), Hiệu quả sinh học của bón hỗn hợp bã cà phê và vỏ trứng lên năng suất cây đậu bắp (Abelmoschus esculentus Moench) và dinh dưỡng nấm trong điều kiện nhà lưới, Tạp chí Khoa học Ɖại học Cần Thơ, số 39, tr 75 – 84
[8] Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2001), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr 134 – 147
[9] Lê Vĩnh Thúc, Mai Vũ Duy và Nguyễn Thị Ngọc Minh (2015), So sánh một số loại cơ chất tiềm năng trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Ɖại học Cần Thơ, số 39, tr 36 – 43
[10] Nguyễn Minh Tùng (2009), Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía, thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh, Báo cáo tổng kết đề tài KH – CN, Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 46 máy nông nghiệp Hà Nội, tr 8 – 10
[11] Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tp.HCM (2012), Tình hình sản xuất nấm tại thành phố Hồ Chí Minh, Báo Sở Nông nghiệp & PTNT Thành Phố Hồ Chí
[12] Aguilar C.H.M., Barbosa J.R.M.I., Lasalita-Zapico F and R.S Flamiano (2010), Growth and yield performance of oyster mushroom (Pleurotus ostreatus) feeding on different agro-industrial wastes, USM R & D 18(1): 73 – 76
[14] http://phanbo.com/Mun-xo-dua/4
[15] https://vi.wikipedia.org/wiki/Pleurotaceae
[16] http://www.siii.com.vn/vi/san-pham/mun-cua-cao-su-tuoi/374.html
[17] http://www.lehoicaphe.com/3936/10-cong-dung-tuyet-voi-cua-ba-ca-phe-co- the-ban-chua-biet/
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 47
PHỤLỤC 1 KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ Bảng ANOVA
Thời gian bắt đầu hình thành tơ của các nghiệm thức ở thí nghiệm 1 Độ lan tơ của các nghiệm thức ở thí nghiệm 1
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 48
Trọng lượng quả thể của các nghiệm thức ở thí nghiệm 1
Thời gian hình thành tơ của các nghiệm thức ở thí nghiệm 2
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 49 Độ lan tơ của các nghiệm thức ở thí nghiệm 2
Trọng lượng quả thể của các nghiệm thức ở thí nghiệm 2
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 50
Thời thời gian bắt đầu hình thành tơ của các nghiệm thức ở thí nghiệm 3 Độ lan tơ của các nghiệm thức ở thí nghiệm 3
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 51
Trọng lượng quả thể của của các nghiệm thức ở thí nghiệm 3
Hình 1: Độ lan tơ sau 10 ngày của các nghiệm thức mùn cưa, bã mía, mùn cưa
Hình 2: Tơ bắt đầu hình thành của các nghiệm thức ủ 5 ngày (NT1), 10 ngày (NT2),
15 ngày (NT3), 20 ngày (NT4) và 25 ngày (NT5)
SVTH: Nguyễn Thị Bích Thảo Trang 52