1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 4,42 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ (9)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN (11)
    • 2.1 Đặc điểm nấm bào ngư xám (11)
      • 2.1.1 Phân loại (11)
      • 2.1.2 Đặc điểm hình thái (11)
      • 2.1.3 Chu trình phát triển của nấm bào ngư xám (12)
    • 2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bào ngư xám (14)
      • 2.2.1 Nhiệt độ (14)
      • 2.2.2 Ẩm độ (14)
      • 2.2.3 Nước (15)
      • 2.2.4 Ánh sáng (15)
      • 2.2.5 Nồng độ CO 2 và O 2 (16)
      • 2.2.6 pH (16)
      • 2.2.7 Các nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nấm bào ngư xám (16)
    • 2.3 Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư xám (21)
    • 2.4 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới và trong nước (23)
      • 2.4.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới (23)
      • 2.4.2 Tình hình sản xuất nấm ăn và những thuận lợi của nghề nuôi trồng nấm ở Việt Nam (25)
    • 2.5 Tình trạng nhiễm bệnh và biện pháp phòng trừ của nấm bào ngư xám (26)
      • 2.5.1 Nấm mốc xanh (26)
      • 2.5.2 Nấm mốc đen (27)
  • CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.1 Vật liệu (29)
      • 3.1.1 Địa điểm và thời gian làm thí nghiệm (29)
      • 3.1.2 Vật liệu và hóa chất (29)
      • 3.1.3 Dụng cụ và thiết bị (30)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (30)
      • 3.2.1 Quy cách xây dựng nhà trồng nấm (30)
      • 3.2.2 Quy trình trồng nấm (31)
      • 3.2.3 Thí nghiệm 1: Khảo sát hàm lượng bột cám bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám (37)
      • 3.2.4 Thí nghiệm 2: Khảo sát hàm lượng bột bắp bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám (38)
      • 3.2.5 Thí nghiệm 3: Khảo sát hàm lượng phân trùn quế bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng kháng nấm bệnh của nấm bào ngư xám trong 1000g giá thể (39)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (40)
    • 4.1 Kết quả thí nghiệm và thảo luận (40)
      • 4.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của hàm lượng bột cám bổ sung vào giá thể bã mía đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám trong (40)
      • 4.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hàm lượng bột bắp bổ sung vào giá thể bã mía đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám trong (46)
      • 4.1.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của hàm lượng phân trùn quế bổ sung vào giá thể bã mía đến sự phát triển và khả năng kháng nấm bệnh của nấm bào ngư xám trong 1000g giá thể (53)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (60)
    • 5.1 Kết luận (60)
    • 5.2 Kiến nghị (60)
  • CHƯƠNG 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO (62)

Nội dung

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG BỔ SUNG VÀO GIÁ THỂ BÃ MÍA ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAI ĐOẠN LAN TƠ VÀ HÌNH THÀNH QUẢ THỂ CỦA NẤM BÀO NGƯ XÁM..

TỔNG QUAN

Đặc điểm nấm bào ngư xám

Nấm bào ngư (còn gọi là nấm sò, nấm hương chân ngắn, nấm bình cô) gồm nhiều loài thuộc chi Pleurotus, phân loại của nấm bào ngư xám như sau [3]:

Quả thể nấm phẳng, lúc già mới cong lại Mũ nấm có hình tròn, hình nửa tròn, hình thận, có đường kính từ 5-15 cm màu trắng tro hay nâu xám Thịt nấm dầy vừa phải, màu trắng Cuống nấm màu trắng, trên to, dưới nhỏ, dài 3-10 cm Gốc cuống có lông nhung [3]

Hình 2-1 Nấm bào ngư xám

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 4

Quả thể nấm có dạng hình phễu lệch, gồm ba phần: mũ, phiến và cuống nấm Chúng thường mọc tập trung thành từng cụm gồm một số quả thể nấm nhóm lại với nhau [2]

Hình 2-2 Đặc điểm hình thái của nấm bào ngư xám [2]

1 Mũ nấm - 2 Phiến nấm - 3 Cuống nấm - 4 Hệ sợi nấm

2.1.3 Chu trình phát triển của nấm bào ngư xám

Khi quả thể nấm trưởng thành thì bào tử nấm chín và được phát tán ra khỏi mũ nấm, khi đó các luồng không khí đưa bào tử rải ra xung quanh, gặp điều kiện môi trường thích hợp thì từ bào tử nấm mọc ra sợi nấm cấp 1 gồm các tế bào có 1 nhân

Hệ sợi nấm cấp 1 (sơ cấp) phát triển thành từng sợi riêng rẽ, sau một thời gian các tế bào ở các sợi nấm khác nhau giao phối với nhau tạo thành hệ sợi nấm cấp 2 (thứ cấp) Hệ sợi nấm cấp 2 gồm các tế bào có hai nhân, sau một thời gian phát triển từ các tế bào hai nhân mọc lên các quả thể nấm và phát triển thành các quả thể nấm hoàn chỉnh [2] Chu trình phát triển của nấm bào ngư xám bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi dinh dưỡng (sợi sơ cấp) và kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là quả thể nấm Quả thể nấm sinh ra các đảm bào tử và chu trình lại tiếp tục [10]

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 5

Hình 2-3 Chu trình phát triển của nấm bào ngư xám [14]

1 Bào tử vô tính - 2 Sợi đơn bào - 3 Sợi đơn bào giao phối - 4 Sợi đa bào

5 Bào tử hữu tính - 6 Quả thể nấm

Quả thể nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng quả thể nấm mà có tên gọi cho từng giai đoạn (Hình 2-4) [6]

− Dạng san hô: quả thể nấm mới tạo thành dạng sợi mảnh hình chùm

− Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn còn cuống phát triển cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính mũ và cuống không khác nhau bao nhiêu

− Dạng phễu: mũ mở rộng, trong khi cuống còn ở giữa (giống cái phễu)

− Dạng bán cầu lệch: cuống phát triển nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm của mũ

− Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục phát triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 6 a Dạng san hô - b Dạng dùi trống - c Dạng phễu - d Dạng bán cầu lệch e Dạng lá lục bình

Hình 2-4 Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư xám [6]

Nấm từ giai đoạn dạng phễu sang dạng bán cầu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng) giai đoạn dạng bán cầu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng), sau đó giảm dần Vì vậy, thu hái nấm nên thu hoạch lúc quả thể nấm vừa chuyển sang dạng lá [10].

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bào ngư xám

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng sinh hóa tăng dẫn đến sinh trưởng nhanh hơn Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao, protein và acid nucleic bị phá hủy, dẫn đến giảm sinh trưởng và có thể gây chết nấm Ngược lại, nhiệt độ quá thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và tỷ lệ nảy mầm thấp nhưng không làm chết sợi nấm Đối với nấm bào ngư xám ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 10-35 độ C, tối ưu là 23-28 độ C còn nhiệt độ tối ưu cho phát triển quả thể là 20-30 độ C Nhiệt độ cao tới 35 độ C trong thời gian ngắn cũng không ảnh hưởng đáng kể đến nấm bào ngư xám.

2.2.2 Ẩm độ Độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của quả thể nấm Trong thời kỳ tưới đón nấm độ ẩm không khí không được dưới 70%, tốt nhất là 70-95% Độ ẩm thấp hơn 70% quả thể nấm bị vàng và khô mép, ở 50% nấm ngưng phát triển và chết

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 7

Ngược lại, độ ẩm cao hơn 95% chưa hẳn đã tốt cho nấm, quả thể nấm dễ bị nhũn và rũ xuống [10] Nấm phát triển thuận lợi khi độ ẩm của túi phôi 65-70%, độ ẩm của không khí từ 80% trở lên [2]

Nước là một trong những yếu tố chi phối toàn bộ hoạt động sống của nấm, nấm chỉ mọc và hấp thu dinh dưỡng là nhờ nước, không có nước nấm sẽ chết vì thiếu thức ăn Ngoài ra, nước tham gia các phản ứng hóa học như thủy phân, oxy hóa Đồng thời nước làm trương nở và mềm nhanh cơ chất cứng giúp cho tơ nấm dễ dàng hấp thụ Lượng nước trong nguyên liệu không cần cao lắm khoảng 40–60% [9] Nếu không đủ nước sợi nấm sẽ sinh trưởng chậm, nếu quá nhiều thì dễ bị nấm mốc, quả thể nấm bị thối Giai đoạn hình thành quả thể nấm là giai đoạn cần nước liên tục để xúc tiến phân hóa quả thể nấm Ngoài vấn đề dư nước hoặc thiếu nước, tính chất của các loại nước cũng rất quan trọng, đối với nấm bào ngư xám thì pH thích hợp từ 5-9, tối thích 5,5-6,5 Tơ nấm bị nước phèn sẽ mọc chậm, thưa và đầu sợi tơ bị cong lại Quả thể nấm tưới bằng nước phèn sẽ bị dị hình, tạo dạng bông cải hoặc chết non Nước nhiễm mặn còn làm cho sự tăng trưởng và phát triển của tơ nấm khó khăn hơn, tơ nấm đổi màu, rối bông và quả thể nấm không hình thành được [6]

Nấm không có khả năng quang hợp như thực vật, nên nhu cầu ánh sáng không cần nhiều Nấm bào ngư xám cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng trong phòng) để hình thành quả thể nấm, nếu không sẽ không mọc quả thể nấm, nếu thiếu ánh sáng lượng gốc nấm ít, cuống dài, tán trắng, hình dạng không bình thường [6] Ánh sáng chỉ cần thiết cho tạo quả thể nấm, ánh sáng tốt nhất là 200 lux, cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ ngăn cản việc hình thành nụ nấm, còn ánh sáng yếu sẽ làm chân nấm dài ra và mũ hẹp [10]

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 8

Quá trình nẩy mầm của bào tử và tăng trưởng của tơ nấm bào ngư có liên quan đến nồng độ CO 2 cao (22%) nhưng khi cần ra nấm thì nồng độ CO 2 phải giảm và lượng O2 tăng lên Nếu không mũ nấm sẽ hẹp lại trong khi chân nấm dài ra, dẫn đến quả thể nấm bị dị dạng Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của yếu tố này là không lớn mặt khác kiểm soát yếu tố này là rất khó nên trong thực tế sản xuất chúng ta không chú trọng lắm [10]

Nấm bào ngư có khả năng chịu đựng sự dao động pH tương đối tốt Tuy nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5-7

Nếu pH thấp thì quả thể nấm không hình thành được và ngược lại, pH quá kiềm thì quả thể nấm bị dị hình [12]

2.2.7 Các nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nấm bào ngư xám

Nấm bào ngư xám cũng như các loại nấm khác đều không có dịp lục tố nên không có khả năng quang hợp tạo ra carbohydrat từ nước và CO2 Nấm sống bằng cách lấy các chất dinh dưỡng từ động vật hoặc thực vật thông qua màng tế bào của sợi nấm và dự trữ chúng dưới dạng glucogen [9] Nấm ăn cũng như các loại sinh vật khác không ngừng cần chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bản thân Các chất dinh dưỡng bao gồm đường, muối khoáng và các chất kích thích sinh trưởng [6] Sự phát triển của nấm đòi hỏi chúng được cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết: dinh dưỡng này là glucose, đạm, vitamin B1 và khoáng [3]

2.2.7.1 Bã mía, bột bắp, bột cám: là nguồn cung cấp carbohydrat và nitơ

Nấm sử dụng tốt nhất là đường đơn (glucose), nhưng trong thiên nhiên đường trong nguyên liệu nuôi trồng nấm thường ở dạng đường đôi (đường ăn, đường mía) hoặc đường đa (tinh bột, chất xơ) Vì vậy, chúng ta phải biến đổi đường này thành đường đơn giản thì tơ nấm mới có thể hấp thụ được qua màng tế bào vào nội cơ thể Các chất có kích thước phân tử lớn (chất xơ, tinh bột) khi bị phân giải sẽ cho ra thành phần đơn giản hoặc nhỏ hơn Sản phẩm cuối cùng là D-glucose, D-glucose là

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 9 một loại đường đơn mà hầu như tất cả các loại nấm đều cần đến Nó là nguồn carbon chính trong việc tổng hợp các chất trong cơ thể nấm, bao gồm các thành phần cấu tạo nên sợi nấm và các chất liên quan đến hoạt động sống Nhiều loại nấm cũng mọc tốt trên các đường khác nhau như D-fructose, D-galactose, D-mantose Nói chung, nấm cần nguồn cung cấp carbon hay đường là một yếu tố bắt buộc, không có nó nấm không thể tăng trưởng hay phát triển [9]

Hình 2-5 Hình ảnh bã mía Mía là cây trồng phổ biến tại Việt Nam để sản xuất đường Thân mía sau khi ép lấy nước dùng thu được phụ phẩm là bã mía Tùy theo loại mía và đặc điểm nơi trồng mía mà thành phần hoá học các chất có trong bã mía khô (xơ) có thể biến đổi

Bảng 2.1 Thành phần của bã mía sau khi rửa sạch và sấy khô [3]

Hydratcacbon có thể hòa tan 42,0

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 10

Hình 2-6 Bột cám và bột bắp Các loại bột cám ngũ cốc được xem là nguồn dinh dưỡng cơ bản cho nấm Đây là nguồn cung cấp vitamin E và đạm hữu cơ quan trọng cho nấm bào ngư xám, nhất là trong những giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng

Cám gạo thường có dạng bột, mềm và mịn chiếm khoảng 10-12% khối lượng lúa chưa xay xát Cám được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, những hạt gạo bị gãy vỡ, cũng như một phần từ tấm

Hiện nay có nhiều giống bắp đang được trồng ở nước ta, các giống này cho hạt với màu sắc khác nhau như màu vàng, đỏ, trắng Bắp chứa nhiều tinh bột và hàm lượng xơ thấp, giá trị năng lượng trao đổi cao Bên cạnh đó hàm lượng protein trong bắp biến động lớn từ 80-120 g/kg phụ thuộc vào giống Tỉ lệ chất béo trong hạt bắp tương đối cao (4-6%) chủ yếu tập trung trong mầm bắp

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng trong cám gạo và bột bắp [3]

Hàm lượng (%) Cám gạo Bột bắp

Hydratcarbon có thể hòa tan 45,00 69,6

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 11

2.2.7.2 Phân trùn quế: là nguồn cung cấp chất khoáng

Các chất khoáng là những chất không thể thiếu được trong hoạt động sống của nấm [11] Nấm cần khoảng 17 nguyên tố cần thiết để tăng trưởng [16] Đặc biệt là

N, P, K để phân hóa quả thể nấm, nhất là trong giai đoạn nụ nấm Chất khoáng ngoài việc đáp ứng các yêu cầu biến dưỡng còn giúp tăng năng suất cho nấm [13]

Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư xám

Nấm giàu vitamin như B, C, K, A, D, E với hàm lượng vitamin B cao nhất, bao gồm B1, B2 và các acid nicotinic, pantothenic Protein trong nấm cũng rất cao, đặc biệt chứa các acid amin thiết yếu: isoleucin, leucin, methionin, phenylalanin, threonin, valin và lysine Hơn nữa, nấm còn có hàm lượng khoáng chất dồi dào, khiến nấm trở thành một thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp nhiều protein, khoáng chất và vitamin.

Bảng 2.3 Thành phần một số vitamin trong nấm bào ngư xám [3]

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 14

Bảng 2.4 Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm [10]

Thành phần Nấm bào ngư xám Nấm rơm Nấm mỡ Độ ẩm (*) 90.8 90.1 88.9

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 15

Bảng 2.5 Thành phần acid amin trong nấm bào ngư xám, nấm bào ngư hoàng bạch và nấm bào ngư tím [3]

Nấm bào ngư xám Nấm bào ngư Nấm bào ngư tím

(P sajor –caju) hoàng bạch (P.ostreatus)

Tình hình sản xuất nấm trên thế giới và trong nước

2.4.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới

Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm Ngày nay, giá trị của các loại sản phẩm này càng tăng lên nhờ những chứng minh khoa học về dinh dưỡng và khả năng trị bệnh của chúng Vì vậy nấm bào ngư xám trở thành thức ăn phổ biến rộng rãi ở nhiều nước [10]

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 16 Ở Châu Á, trồng nấm mang tính chất thủ công, năng suất không cao nhưng sản xuất ở quy mô gia đình với số lượng đông nên tổng sản lượng rất lớn Chỉ trong 10 năm diện tích trồng nấm của Đài Loan tăng hơn 900 lần từ 13.200 m 2 năm 1957 đến hơn 12 triệu m 2 năm 1967 Trung Quốc bắt đầu trồng nấm trắng năm 1973 nhưng đến năm 1980 diện tích đã đạt 20 triệu m 2 sản lượng đứng hàng thứ ba trên thế giới Ở Châu Âu, trồng nấm trở thành một ngành công nghiệp lớn được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao Năm 1983 Pháp sản xuất 200.000 tấn nấm trắng tươi nhưng chỉ có hơn 6.000 người nuôi trồng Tổng sản lượng nấm bào ngư trên thế giới phát triển ngày càng tăng: Năm 1975 là 12.000 tấn nấm tươi, năm

1979 là 32.000 tấn nấm tươi và năm 1986 là 169.000 tấn nấm tươi (Bảng 2.6) Nấm bào ngư được trồng rộng rãi trên thế giới Ở Châu Âu, nấm bào ngư được trồng ở Hungari, Đức, Ý, Pháp, Hà Lan Ở Nhật Bản năm 1990 sản xuất được 33,5 nghìn tấn nấm bào ngư (gấp 7 lần so với năm 1975) Ngoài ra, nấm bào ngư còn được trồng ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Singapo, Indonesia, Philippin, Pakistan Trung Quốc là nước có sản lượng nấm bào ngư rất cao (khoảng 12 nghìn tấn mỗi năm) [3]

Bảng 2.6 Sản lượng nấm ăn trên thế giới (Số tấn tươi/năm)

STT Tên nấm Năm 1975 Năm 1979 Năm 1986

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 17

2.4.2 Tình hình sản xuất nấm ăn và những thuận lợi của nghề nuôi trồng nấm ở

❖ Tình hình sản xuất nấm ăn ở Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu và phát triển nấm ăn ở Việt Nam bắt đầu từ những năm

Ngành trồng nấm ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 1970 với việc thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu và sản xuất meo giống Đến năm 2005, sản lượng nấm đạt 170.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 50.000-60.000 tấn Sự phát triển mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi thị trường xuất khẩu đang mở rộng, đặc biệt là sang Đài Loan, Nhật Bản và các nước Đông Âu.

❖ Những thuận lợi của nghề trồng nấm ở Việt Nam:

Nuôi trồng nấm cần ít vốn yêu cầu kỹ thuật trồng không phức tạp, diện tích nhỏ vẫn có thể sản xuất Thời gian trồng nấm ngắn, nấm rơm khoảng 25-30 ngày, nấm bào ngư từ 45-60 ngày Vì vậy, khi gặp thiên tai hay biến động của thị trường vẫn kịp thời dừng sản xuất hoặc chuyển hướng canh tác, điều này không đơn giản ở các loại cây trồng khác [1] Điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhất là các tỉnh miền Nam Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh không lớn lắm nên có thể trồng nấm quanh năm Vị trí gần biển lại có nhiều sông và kênh rạch nên độ ẩm không khí tương đối cao, rất thích hợp cho việc trồng nấm Độ ẩm thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh trung bình không dưới 80% [10]

Nguồn nguyên liệu dồi dào, trên 60 triệu tấn rơm rạ (nếu lấy trung bình tối thiểu 1 tấn rơm rạ/1ha) Lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm là 3,5 triệu m 2 , nếu chế biến sản phẩm sẽ cung cấp một lượng mạt cưa khổng lồ cho trồng nấm, chưa kể các phế liệu khác cũng chiếm số lượng rất lớn như cùi và thân cây bắp, bã mía, bông vải

Lực lượng lao động trong nông nghiệp nước ta chiếm 80% dân số, lực lượng lao động này thường nhàn rỗi sau những vụ mùa cây lương thực Nếu tham gia vào

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 18 trồng nấm, thì sản lượng nấm tất nhiên sẽ tăng lên rất nhiều và mang lại nguồn thu nhập có thể thoát nghèo cho người nông dân

Nhiều nơi có truyền thống trồng nấm lâu đời như Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh), Long An hoặc đang phát triển như Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long Khánh, Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh) và một đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày càng nhiều, sẽ là hạt nhân đẩy phong trào trồng nấm lan rộng

Ngành chế biến và xuất khẩu nấm tươi hoặc nấm muối đang bước đầu thuận lợi, đặc biệt với ngành công nghiệp sản xuất nấm muối xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Trung Quốc [10].

Tình trạng nhiễm bệnh và biện pháp phòng trừ của nấm bào ngư xám

+ Mốc xanh có hệ sợi mảnh, mọc sát vào cơ chất Vết bệnh trải rộng nhanh, bào tử tạo thành dề, mịn, ban đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu xanh lục hoặc xanh lam

+ Chúng cạnh tranh dinh dưỡng với nấm bào ngư xám, đồng thời tiết ra độc tố ức chế và tiêu diệt sợi nấm bào ngư xám

Hình 2-8 Túi nấm bị nhiễm mốc xanh [14]

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 19

+ Khử trùng giá thể chưa đạt yêu cầu

+ Quá trình cấy giống bị nhiễm bào tử mốc từ không khí

+ Phòng nuôi sợi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu

+ Thực hiện hấp khử trùng các túi giá thể đúng yêu cầu

+ Kiểm tra độ ẩm cơ chất cẩn thận trước khi đóng túi

+ Vệ sinh nhà cấy giống sạch sẽ, che chắn để tránh gió

+ Kiểm tra lại điều kiện của nhà nuôi sợi nấm

+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng

+ Giống như mốc xanh, hệ sợi mốc đen mọc sát vào cơ chất Bào tử ban đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu đen hoặc màu nâu

+ Chúng cạnh tranh dinh dưỡng và nguồn oxy với nấm bào ngư xám, đồng thời tiết ra độc tố ức chế và tiêu diệt sợi nấm bào ngư xám

Hình 2-9 Túi nấm bị nhiễm mốc đen [14]

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 20

+ Khử trùng giá thể chưa đạt yêu cầu

+ Giá thể quá ẩm ướt

+ Quá trình cấy giống bị nhiễm bào tử mốc từ không khí

+ Phòng nuôi sợi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu

+ Thực hiện hấp khử trùng các túi giá thể đúng yêu cầu

+ Kiểm tra độ ẩm cơ chất cẩn thận trước khi đóng túi

+ Vệ sinh nhà cấy giống sạch sẽ, che chắn để tránh gió

+ Kiểm tra lại điều kiện của nhà nuôi sợi nấm

+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 21

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu

3.1.1 Địa điểm và thời gian làm thí nghiệm Địa điểm: Tại cơ sở 3 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 68 đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

3.1.2 Vật liệu và hóa chất

− Meo nấm bào ngư xám: Lựa các bịch giống có sự đồng nhất, tơ nấm ăn đều cả bịch giống Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiễm Mua meo nấm tại trại nấm Việt 224A, Tổ 92B, ấp Phú Bình, xã Phú Hòa Đông, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

− Phân trùn quế: Mua tại công ty TNHH TM-SX-XD Quản Đạt 143A Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 22

3.1.3 Dụng cụ và thiết bị

− Bịch nilon: kích thước 25 x 35 cm

− Cân: hiệu cân Nhơn Hòa

− Nồi hấp khử trùng: tại phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào ở cơ sở 3 Bình Dương.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Quy cách xây dựng nhà trồng nấm

Chọn nền đất: nền đất tại khu vực nhà lưới ở cơ sở 3 Bình Dương Diện tích khoảng 25 m 2 và cao 2 m Nhà trồng được lợp kín bằng lá dừa trên nóc, xung quanh bịt kín bằng bao nilon, lưới để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt

Xử lý vôi bột trong và ngoài nhà nấm Xông Formaldehyd và trung hòa bằng dung dịch NH 3 một tuần trước và sau mỗi đợt trồng

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 23

Sơ đồ 3.1 Quy trình trồng nấm Đóng bịch

Mở miệng và rạch túi phôi để tưới nước

Phối trộn thành phần các chất dinh dưỡng

Thí nghiệm: Khảo sát các yếu tố dinh dưỡng (bột cám, bột bắp, phân trùn quế) bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám

Nguyên liệu đã xử lý

Xử lý nguyên liệu Nguyên liệu bã mía thô

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 24

3.2.2.1 Quy trình xử lý bã mía

Sơ đồ 3.2 Quy trình xử lý bã mía Ủ đống

Hình 3-3 Đống ủ bã mía Ủ bã mía

Ngâm vôi Tỷ lệ nước vôi 1%, 24h

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 25

Bã mía sau khi tạo ẩm sẽ ủ thành đống 150-200kg, chính giữa là một cột thông để hơi nước thoát ra Trong quá trình ủ, nhiệt độ tăng cao (60°-80°C), góp phần diệt nhiều vi sinh vật có hại trong đống ủ Quá trình ủ cũng làm nguyên liệu hút ẩm đồng đều hơn, cũng tạo nhiều thuận lợi cho việc khử trùng Thời gian ủ 20 ngày Đảo đống ủ: đảo đều từ lớp trong ra ngoài, lớp ngoài vào trong, lớp trên cùng đảo xuống dưới và lớp dưới đảo lên trên Cách 3 ngày đảo 1 lần Đảo để nguyên liệu được ủ đều, sinh nhiệt tốt và diệt các mầm bệnh tối đa

⮚ Mục tiêu của quy trình xử lý bã mía:

- Xay nhỏ nhằm giảm kích thước giá thể, hạn chế rách bịch, tạo điều kiện cho meo nấm dễ dàng bám dính và lấy chất dinh dưỡng từ giá thể

- Rửa nhằm loại bỏ đường, các tạp chất và bụi bẩn bám trên bã mía

- Ngâm vôi nhằm hạn chế sự phát triển của nấm tạp nhiễm, tạo điều kiện pH kiềm phù hợp

- Ủ tạo điều kiện phân giải cellulose, diệt nhiều vi sinh vật có hại trong đống ủ

- Xay bã mía bằng máy tự chế

- Phương pháp rửa: xả rửa 2 lần bằng nước máy sạch

- Phương pháp ngâm vôi: nước vôi nồng độ 1%, ngâm trong vòng 24 giờ

⮚ Chỉ tiêu đánh giá: bã mía sau khi xử lý có màu vàng nhạt, không bị nhiễm các loại nấm mốc và không có mùi hôi

Hình 3-4 Máy xay tự chế

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 26

3.2.2.2 Bổ sung dinh dưỡng, đóng túi

− Sau khi đã ủ đủ thời gian, đống ủ đã sinh nhiệt, phối trộn chất dinh dưỡng: hàm lượng bột cám, hàm lượng bột bắp, hàm lượng phân trùn quế cần khảo sát với giá thể bã mía đã ủ

− Đóng túi: cho 1,1kg giá thể vào bịch nilon có kích thước 25 x 35 cm, nén vừa bịch

− Bổ sung bột cám, bột bắp và phân trùn quế: nhằm cung cấp dinh dưỡng, đường, các chất khoáng và thành phần đạm cho nấm phát triển

− Đóng túi: tạo điều kiện cho nấm phát triển tốt, dễ bố trí trong khu trồng trọt, tránh nhiễm nấm dại

− Phối trộn đều các thành phần với nhau

− Túi phôi không bị rách, không có hiện tượng nứt khối giá thể

Hình 3-5 Túi phôi đã đóng

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 27

3.2.2.3 Hấp khử trùng, cấy giống

⮚ Mục tiêu: hấp nhằm khử trùng giá thể trồng nấm

− Các bịch giá thể sau khi đóng bịch xong được chuyển vào bên trong lò hấp khử trùng Các bịch được xếp xen kẽ với nhau sao cho hơi có thể đi vào từ dưới lên trên đỉnh nồi được

− Sau khi xếp các bịch xong ta tiến hành đóng cửa lò hấp Tiến hành hấp khử trùng ở nhiệt độ 121 0 C, 1atm trong vòng 1 giờ

⮚ Chỉ tiêu đánh giá: hấp xong không bị rách bịch, rơi nắp

Hình 3-6 Nồi hấp khử trùng

❖ Sau khi thời gian hấp khử trùng đã hết ta chuyển các bịch phôi sang nhà lưới trồng nấm, để nguội bịch Rồi tiến hành cấy giống

− Các bịch giá thể sau khi được khử trùng và làm nguội, sau 1 ngày ta cấy meo giống

− Khử trùng xung quanh khu vực cấy meo và dụng cụ cấy bằng cồn 70 o

− Khử trùng tay bằng cồn 70 o

− Cấy meo nằm khoảng 2/3 túi phôi, đầu trên của meo bằng với mặt của giá thể

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 28

⮚ Mục tiêu: đưa meo giống vào bên trong bịch giá thể

⮚ Chỉ tiêu đánh giá: meo không bị gãy, meo được cấy vào bịch không gây rách bịch

⮚ Mục tiêu: tạo điều kiện thuận lợi để tơ nấm phát triển

− Túi phôi được cấy xong, chuyển vào phòng ươm, thời gian ươm kéo dài 20-

30 ngày Trong thời gian ươm sợi nên kiểm tra độ ẩm trong phòng, chỉ nên tưới nước nền tạo ẩm

⮚ Chỉ tiêu đánh giá: tơ lan tốt không bị đứng tơ hay nhiễm nấm bệnh

⮚ Mục tiêu: tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển quả thể nấm

− Chọn các bịch có sợi tơ nấm mọc trắng đều bịch, sau đó tiến hành tháo giấy báo phía trên miệng bịch phôi và dùng dao lam rạch từ 4-5 đường dài khoảng 3-4 cm trên bịch phôi, sau khi rạch bịch để ngày hôm sau mới có thể phun tưới nước

Để quá trình tưới nước cho nấm hiệu quả, bà con cần đảm bảo nguồn nước sạch, không chứa phèn hay chất độc hại Phương pháp tưới hợp lý nhất là phun sương hoặc sử dụng vòi phun với hạt nước mịn Lượng nước tưới phụ thuộc vào độ ẩm không khí trong nhà nuôi, thường dao động từ 3-4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút.

− Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 70-80% Nhiệt độ thích hợp 25-32 o C, nhiệt độ tối ưu 27-28 o C Ánh sáng khuếch tán (có thể đọc sách được) đây là điều kiện thích hợp nhất để tạo quả thể nấm phát triển

− Việc thu hái nấm bào ngư nên tiến hành ở giai đoạn trưởng thành, đó là lúc quả thể nấm chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình (mũ nấm mỏng lại và căng rộng ra, mép hơi quằn xuống – nếu mép cong lên là nấm già) Nấm thu ở giai đoạn này, chất lượng dinh dưỡng cao, ít bị hư hỏng (không gãy bìa mép khi thu hái) và dễ bảo quản (giữ được lâu ở dạng tươi)

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 29

− Khi hái nên hái từng chùm (nếu dạng chùm), không nên tách tai lẽ và vì vậy cần tính toán sao cho có lợi nhất Lưu ý, cần làm vệ sinh sạch sẽ gốc nấm còn sót lại trong bịch Nấm hái xong, nên cắt gốc cho sạch và cho vào túi nilon

⮚ Chỉ tiêu đánh giá: quả thể nấm ra đẹp, không nhiễm bệnh, không bị khô hay nhũn

3.2.3 Thí nghiệm 1: Khảo sát hàm lượng bột cám bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám trong 1000g giá thể

Xác định được hàm lượng thích hợp nhất của yếu tố dinh dưỡng bột cám khi bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám trong 1000g giá thể

Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên Gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 1 bịch với 5 lần lặp lại

Các nghiệm thức được bổ sung như nhau thành phần các chất dinh dưỡng: 50g bột bắp, 10g bột nhẹ, giá thể bã mía 1000g

Bảng 3.1 Các nghiệm thức thí nghiệm và hàm lượng phối trộn

STT Nghiệm thức Hàm lượng bột cám (gam)

− Thời gian bắt đầu lan tơ và thời gian lan tơ của nấm bào ngư xám (giờ)

− Trọng lượng quả thể nấm (gam)

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 30

3.2.3.4 Phương pháp xử lí số liệu

Các giá trị trung bình được tính bằng phần mềm Excel Sử dụng phần mềm thống kê statgraphics 3.0

3.2.4 Thí nghiệm 2: Khảo sát hàm lượng bột bắp bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám trong 1000g giá thể

Xác định được hàm lượng thích hợp nhất của yếu tố dinh dưỡng bột bắp khi bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám trong 1000g giá thể

Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên Gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 1 bịch với 5 lần lặp lại

Các nghiệm thức được bổ sung như nhau thành phần các chất dinh dưỡng: 50g bột cám, 10g bột nhẹ, giá thể bã mía 1000g

Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm và hàm lượng phối trộn

STT Nghiệm thức Hàm lượng bột bắp (gam)

− Thời gian bắt đầu lan tơ và thời gian lan tơ của nấm bào ngư xám (giờ)

− Trọng lượng quả thể nấm (gam)

3.2.4.4 Phương pháp xử lí số liệu

Các giá trị trung bình được tính bằng phần mềm Excel Sử dụng phần mềm thống kê statgraphics 3.0

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 31

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả thí nghiệm và thảo luận

4.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của hàm lượng bột cám bổ sung vào giá thể bã mía đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám trong 1000g giá thể

Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên

Bảng 4.1 Kết quả thời gian tơ bắt đầu lan STT Nghiệm thức Thời gian (giờ)

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

C0: 0g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

C1: 25g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

C2: 50g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

C3: 75g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 33

Hình 4-1 Tơ bắt đầu lan của các nghiệm thức C0, C1, C2 và C3

• Các nghiệm thức có thời gian bắt đầu lan tơ không khác biệt nhau qua kết quả thống kê

• Thời gian bắt đầu lan tơ của nấm bào ngư xám phụ thuộc vào hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong giá thể để tơ nấm từ meo giống cấp 3 (trên lõi khoai mì) tăng sinh qua giá thể trồng Hàm lượng sẵn có trong bã mía (đường và cellulose), và hàm lượng bột bắp đã được bổ sung vào giá thể đủ dinh dưỡng cho sự tăng sinh tơ nấm ban đầu từ meo giống cấp 3 sang giá thể trồng Do đó các nghiệm thức không khác biệt về thống kê đối với thời gian tơ bắt đầu lan

• Hàm lượng bột cám bổ sung vào giá thể bã mía không ảnh hưởng đến giai đoạn bắt đầu lan tơ của nấm bào ngư xám

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 34

Bảng 4.2 Kết quả thời gian tơ lan của nấm bào ngư xám Độ lan tơ

Thời gian tơ lan 1/3 bịch

Thời gian tơ lan 1/2 bịch

Thời gian tơ lan 3/4 bịch

Thời gian tơ lan đầy bịch

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

C0: 0g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

C1: 25g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

C2: 50g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

C3: 75g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

Hình 4-2 Tơ lan 1/3 bịch của các nghiệm thức C0, C1, C2 và C3

Hình 4-3 Tơ lan 1/2 bịch của các nghiệm thức co, Cl, C2 và C3

Hình 4-4 Tơ lan 3/4 bịch của các nghiệm thức co, Cl, C2 và C3 Đầy bịch

Hình 4-5 Tơ lan đầy bịch của các nghiệm thức C0, C1, C2 và C3

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 35

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 36

• Nghiệm thức C0 (0g bột cám), C1 (25g bột cám) không có sự khác biệt về thống kê, có thời gian tơ lan ngắn hơn 2 nghiệm thức còn lại

• Nghiệm thức C2 (50g bột cám), C3 (75g bột cám) không có sự khác biệt về thống kê, có thời gian tơ lan lâu hơn nghiệm thức C0, C1

• Theo tính chất hồ hóa của tinh bột, phần lớn tinh bột bị hồ hóa khi nấu và trạng thái trương nở được sử dụng nhiều hơn ở trạng thái tự nhiên Các biến đổi hóa lí khi hồ hóa như sau: hạt tinh bột trương lên, tăng độ trong suốt và độ nhớt, các phân tử mạch thẳng và nhỏ thì hòa tan và sau đó tự liên hợp với nhau để tạo thành gel [5] Do đó khi hấp khử trùng, tinh bột bị hồ hóa làm giảm độ thông thoáng bên trong giá thể Khi lan tơ thì cần độ thông thoáng cần thiết cho tơ nấm lan nhanh, nếu thiếu độ thông thoáng vì lý do nén bịch quá chặt hoặc do hàm lượng tinh bột biến tính nhiều sẽ ức chế quá trình phát triển của tơ nấm

• Nghiệm thức C0 (0g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía), C1 (25g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía) có thời gian lan tơ ngắn

4.1.1.2 Khối lượng nấm bào ngư xám thu được

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của hàm lượng bột cám đến khối lượng sau thu hoạch của nấm bào ngư xám (20 ngày) STT Nghiệm thức Khối lượng (g)

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 37

C0: 0g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

C1: 25g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

C2: 50g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

C3: 75g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

Hình 4-6 Nấm bào ngư xám thu hoạch được Nhận xét:

• Nghiệm thức C0 (0g bột cám) có khối lượng thấp nhất, khác biệt so với các nghiệm thức còn lại qua thống kê

• Nghiệm thức C1 (25g bột cám), C2 (50g bột cám) không có sự khác biệt về thống kê

• Nghiệm thức C3 (75g bột cám) cho kết quả khối lượng cao nhất, khác biệt so với các nghiệm thức khác qua thống kê

Trong giai đoạn tạo quả thể, giá thể cung cấp dinh dưỡng tối đa cho nấm sinh trưởng Nghiên cứu cho thấy công thức C3 (75g bột cám) cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất, hỗ trợ quá trình phát triển mạnh mẽ của nấm và cho năng suất cao nhất.

• Nghiệm thức C3 (75g bột cám + 50g bột bắp + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía) cho kết quả khối lượng cao nhất

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 38

4.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hàm lượng bột bắp bổ sung vào giá thể bã mía đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám trong 1000g giá thể

Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên

Bảng 4.4 Kết quả thời gian tơ bắt đầu lan STT Nghiệm thức Thời gian (giờ)

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

B0: 0g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B1: 25g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B2: 50g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B3: 75g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

Hình 4-7 Tơ bắt đầu lan của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3

• Các nghiệm thức có thời gian bắt đầu lan tơ không khác biệt nhau qua kết quả thống kê

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 39

• Thời gian bắt đầu lan tơ của nấm bào ngư xám phụ thuộc vào hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong giá thể để tơ nấm từ meo giống cấp 3 (trên lõi khoai mì) tăng sinh qua giá thể trồng Hàm lượng sẵn có trong bã mía (đường và cellulose), và hàm lượng bột cám đã được bổ sung vào giá thể đủ dinh dưỡng cho sự tăng sinh tơ nấm ban đầu từ meo giống cấp 3 sang giá thể trồng Do đó các nghiệm thức không khác biệt về thống kê đối với thời gian tơ bắt đầu lan

• Hàm lượng bột bắp bổ sung vào giá thể bã mía không ảnh hưởng đến giai đoạn bắt đầu lan tơ của nấm bào ngư xám

Bảng 4.5 Kết quả thời gian tơ lan 1/3 túi phôi STT Nghiệm thức Thời gian (giờ)

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

B0: 0g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B1: 25g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B2: 50g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B3: 75g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 40

Hình 4-8 Tơ lan 1/3 bịch của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3

• Nghiệm thức B0 (0g bột bắp), B1 (25g bột bắp) và B2 (50g bột bắp) không có sự khác biệt về thống kê, có thời gian tơ lan ngắn hơn nghiệm thức B3

• Nghiệm thức B3 (75g bột bắp) có thời gian tơ lan lâu hơn các nghiệm thức còn lại qua kết quả thống kê

• Ở giai đoạn này, tơ của các nghiệm thức B0, B1, B2 dùng hết chất dinh dưỡng có sẵn và tạo enzyme để phân hủy một phần dinh dưỡng của chất bổ sung tạo sự thông thoáng hơn đối với nghiệm thức B3 nên tốc độ tơ lan nhanh hơn

• Nghiệm thức B3 (75g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía) có thời gian lan tơ lâu nhất

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 41

Bảng 4.6 Thời gian tơ lan 1/2 và 3/4 túi phôi STT Nghiệm thức Thời gian tơ lan 1/2 (giờ) Thời gian tơ lan 3/4 (giờ)

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

B0: 0g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B1: 25g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B2: 50g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B3: 75g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

Hình 4-9 Tơ lan 1/2 bịch của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 42

Hình 4-10 Tơ lan 3/4 bịch của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3

• Nghiệm thức B0 (0g bột bắp) có thời gian tơ lan ngắn nhất, không khác biệt với nghiệm thức B1 (25g bột bắp) qua kết quả thống kê

• Nghiệm thức B2 (50g bột bắp) không có sự khác biệt với nghiệm thức B1 nhưng khác biệt với nghiệm thức B0 qua kết quả thống kê

• Nghiệm thức B3 (75g bột bắp) có thời gian tơ lan lâu nhất, khác biệt với các nghiệm thức còn lại qua kết quả thống kê

• Với độ thông thoáng ở giai đoạn trước, tơ nấm tiếp tục lan nhanh ở nghiệm thức B0 và B1 Nghiệm thức B2 bắt đầu chậm hơn do nguồn dinh dưỡng được bổ sung vào nhiều hơn 2 nghiệm thức B0 và B1, enzyme phân hủy khó khăn hơn Và nghiệm thức B3 có nguồn dinh dưỡng cao nhất làm độ thông thoáng bên trong giá thể thấp nhất nên tơ lan chậm nhất

• Nghiệm thức B0 (0g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía) và B1 (25g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía) có thời gian lan tơ ngắn nhất

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 43

Bảng 4.7 Kết quả thời gian tơ lan đầy túi phôi STT Nghiệm thức Thời gian (giờ)

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

B0: 0g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B1: 25g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B2: 50g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B3: 75g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

Hình 4-11 Tơ lan đầy bịch của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3

• Nghiệm thức B0 (0g bột bắp) có thời gian tơ lan ngắn nhất, khác biệt với các nghiệm thức còn lại qua thống kê Đầy bịch

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 44

• Nghiệm thức B1 (25g bột bắp), B2 (50g bột bắp) không có sự khác biệt qua thống kê

• Nghiệm thức B3 (75g bột bắp) có thời gian tơ lan lâu nhất khác biệt với các nghiệm thức khác qua thống kê

• Với việc sử dụng nhanh các nguồn dinh dưỡng có sẵn, nghiệm thức B0 mau chóng tạo ra enzyme để phân hủy các nguồn dinh dưỡng bổ sung giúp tạo ra sự thông thoáng bên trong giá thể như trước đó giúp tơ nấm lan nhanh Nghiệm thức B3 được bổ sung nhiều nhất hàm lượng bột bắp nên enzyme khó phân hủy hơn làm tơ nấm lan chậm hơn so với các nghiệm thức khác Kết luận:

• Nghiệm thức B0 (0g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía) có thời gian lan tơ ngắn nhất

4.1.2.2 Khối lượng nấm sau thu hoạch

Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của hàm lượng bột bắp đến khối lượng sau thu hoạch của nấm bào ngư xám (20 ngày) STT Nghiệm thức Khối lượng (g)

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

B0: 0g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B1: 25g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B2: 50g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

B3: 75g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 45

• Nghiệm thức B0 (0g bột bắp) có khối lượng thấp nhất, khác biệt với các nghiệm thức còn lại qua kết quả thống kê

• Nghiệm thức B1 (25g bột bắp) có khối lượng cao hơn nghiệm thức B0 và thấp hơn các nghiệm thức còn lại, có sự khác biệt qua thống kê

• Nghiệm thức B2 (50g bột bắp) có khối lượng cao hơn nghiệm thức B0 và B1 nhưng thấp hơn nghiệm thức B3 (75g bột bắp) khác biệt qua kết quả thống kê

• Nghiệm thức B3 (75g bột bắp) có khối lượng cao nhất, khác biệt với các nghiệm thức còn lại qua kết quả thống kê

• Trong giai đoạn tạo quả thể, nguồn dinh dưỡng trong giá thể được sử dụng một cách tối đa để nấm sinh trưởng và phát triển Do đó, nghiệm thức B3 (75g bột bắp) được bổ sung nhiều nhất các nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nấm phát triển mạnh và cho khối lượng cao nhất

• Nghiệm thức B3 (75g bột bắp + 50g bột cám + 10g bột nhẹ + 1000g bã mía) có khối lượng nấm bào ngư xám sau thu hoạch cao nhất

4.1.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của hàm lượng phân trùn quế bổ sung vào giá thể bã mía đến sự phát triển và khả năng kháng nấm bệnh của nấm bào ngư xám trong 1000g giá thể

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 46

Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên

Bảng 4.9 Kết quả thời gian lan tơ của nấm bào ngư xám Độ lan tơ

Thời gian tơ bắt đầu lan

Thời gian tơ lan 1/3 bịch

Thời gian tơ lan 1/2 bịch

Thời gian tơ lan 3/4 bịch

Thời gian tơ lan đầy bịch

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

H0: 0g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía

H1: 30g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía

H2: 60g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía

H3: 90g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía

Hình 4-12 Tơ bắt đầu lan của nghiệm thức H0 và H3

Hình 4-13 Tơ lan 1/3 bịch của nghiệm thức HO và H3

Hình 4-14 Tơ lan 1/2 bịch của nghiệm thức HO và H3

Hình 4-15 Tơ lan 3/4 bịch của nghiệm thức H0 và H3

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 47

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 48

Hình 4-16 Tơ lan đầy bịch của nghiệm thức H0 và H3 Nhận xét:

• Nghiệm thức H0 (0g phân trùn quế) có thời gian tơ lan dài nhất, có sự khác biệt về thống kê với các nghiệm thức còn lại

• Nghiệm thức H1 (30g phân trùn quế), H2 (60g phân trùn quế) không có sự khác biệt về thống kê, có thời gian tơ lan lâu hơn nghiệm thức H3

• Nghiệm thức H3 (90g phân trùn quế) có thời gian tơ lan ngắn nhất khác biệt so với các nghiệm thức khác qua thống kê

• Nghiệm thức H3 (90g phân trùn quế + 50g bột cám + 50g bột bắp + 1000g bã mía) có thời gian lan tơ ngắn nhất

Trong quá trình nuôi trồng, tình hình nhiễm bệnh của các nghiệm thức được trình bày trong bảng sau

Bảng 4.10 Kết quả tỉ lệ nhiễm bệnh Nghiệm thức Tỉ lệ nhiễm bệnh (%)

H0: 0g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía.

H1: 30g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía.

H2: 60g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía.

H3: 90g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía.

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 49

Hình 4-17 Nghiệm thức HO và HI

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 50

Trong khảo sát thí nghiệm, tất cả các nghiệm thức đều bị nhiễm nấm bệnh (nấm mốc xanh, đen) Nghiệm thức H0 (không dùng phân trùn quế) bị nhiễm nặng nhất, trong khi nghiệm thức H3 (90g phân) nhiễm ít nhất Hai nghiệm thức H1 (30g phân) và H2 (60g phân) nhiễm ở mức độ tương đương nhau.

• Nghiệm thức H3 (90g phân trùn quế + 50g bột cám + 50g bột bắp + 1000g bã mía) có khả năng ức chế nấm bệnh tốt nhất

4.1.3.3 Khối lượng nấm bào ngư xám thu được Đây là thí nghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của hàm lượng phân trùn quế đến khối lượng sau thu hoạch của nấm bào ngư xám (20 ngày) STT Nghiệm thức Khối lượng (g)

Trong cùng một cột các số có cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa

H0: 0g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía

H1: 30g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía

H2: 60g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía

H3: 90g phân trùn quế + 50g bột bắp + 50g bột cám + 1000g bã mía

• Nghiệm thức H0 (0g phân trùn quế) có khối lượng thấp nhất, khác biệt so với các nghiệm thức còn lại qua thống kê

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 51

• Nghiệm thức H1 (30g phân trùn quế) và H2 (60g phân trùn quế) không có sự khác biệt về thống kê

• Nghiệm thức H3 (90g phân trùn quế) cho kết quả khối lượng cao nhất khác biệt so với các nghiệm thức khác qua thống kê

• Nghiệm thức H3 (90g phân trùn quế + 50g bột cám + 50g bột bắp + 1000g bã mía) cho kết quả khối lượng cao nhất

❖ Trong giai đoạn ươm tơ phân trùn quế có tác dụng:

− Phân trùn tăng khả năng giữ nước của đất vì phân trùn có dạng hình khối, nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như khả năng giữ nước, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm được lâu Nghiệm thức H3 có hàm lượng phối trộn phân trùn quế cao nhất (90g) nên giá thể có độ tơi xốp cao giúp tơ lan nhanh

Sự phối trộn giữa bã mía (1000g), bột cám (50g), bột bắp (50g) và phân trùn quế (90g) thể hiện hiệu quả ức chế nấm bệnh tối ưu Nhờ vào hàm lượng chất mùn dồi dào trong phân trùn quế, các độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất được loại bỏ Tính chất này giúp phân trùn quế hạn chế được khả năng gây hại của các bệnh đối với cây trồng, bảo vệ sức khỏe cây hiệu quả.

− Phân trùn quế cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tơ nấm phát triển mạnh

❖ Trong giai đoạn tạo quả thể:

− Nghiệm thức H3 (90g phân trùn quế + 50g bột cám + 50g bột bắp + 1000g bã mía) có tốc độ lan tơ nhanh và mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển hình thành quả thể tốt với năng suất cao Phân trùn quế trong giai đoạn này phát huy tác dụng qua việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng Nghiệm thức H3 cho khối lượng nấm bào ngư sau thu hoạch là cao nhất

SV: LÊ NGỌC HUỲNH Trang 52

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2-1. Nấm bào ngư xám - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 2 1. Nấm bào ngư xám (Trang 11)
Hình 2-2. Đặc điểm hình thái của nấm bào ngư xám [2] - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 2 2. Đặc điểm hình thái của nấm bào ngư xám [2] (Trang 12)
Hình 2-6. Bột cám và bột bắp - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 2 6. Bột cám và bột bắp (Trang 18)
Hình 2-7. Phân trùn quế - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 2 7. Phân trùn quế (Trang 19)
Bảng 2.6 Sản lượng nấm ăn trên thế giới (Số tấn tươi/năm). - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Bảng 2.6 Sản lượng nấm ăn trên thế giới (Số tấn tươi/năm) (Trang 24)
Hình 2-8. Túi nấm bị nhiễm mốc xanh [14] - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 2 8. Túi nấm bị nhiễm mốc xanh [14] (Trang 26)
Hình 3-1. Meo nấm - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 3 1. Meo nấm (Trang 29)
Hình 3-2. Nhà trồng nấm - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 3 2. Nhà trồng nấm (Trang 30)
Sơ đồ 3.1 Quy trình trồng nấm Đóng bịch - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Sơ đồ 3.1 Quy trình trồng nấm Đóng bịch (Trang 31)
Hình 3-3. Đống ủ bã mía Ủ bã mía - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 3 3. Đống ủ bã mía Ủ bã mía (Trang 32)
Sơ đồ 3.2 Quy trình xử lý bã mía - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Sơ đồ 3.2 Quy trình xử lý bã mía (Trang 32)
Hình 3-4. Máy xay tự chế - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 3 4. Máy xay tự chế (Trang 33)
Hình 3-5. Túi phôi đã đóng - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 3 5. Túi phôi đã đóng (Trang 34)
Hình 4-2. Tơ lan 1/3 bịch của các nghiệm thức C0, C1, C2 và C3 1/3 - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 2. Tơ lan 1/3 bịch của các nghiệm thức C0, C1, C2 và C3 1/3 (Trang 42)
Hình 4-3. Tơ lan 1/2 bịch của các nghiệm thức co, Cl, C2 và C3 - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 3. Tơ lan 1/2 bịch của các nghiệm thức co, Cl, C2 và C3 (Trang 43)
Hình 4-4. Tơ lan 3/4 bịch của các nghiệm thức co, Cl, C2 và C3 - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 4. Tơ lan 3/4 bịch của các nghiệm thức co, Cl, C2 và C3 (Trang 43)
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của hàm lượng bột cám đến khối lượng sau thu hoạch của  nấm bào ngư xám (20 ngày) - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của hàm lượng bột cám đến khối lượng sau thu hoạch của nấm bào ngư xám (20 ngày) (Trang 44)
Hình 4-6. Nấm bào ngư xám thu hoạch được  Nhận xét: - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 6. Nấm bào ngư xám thu hoạch được Nhận xét: (Trang 45)
Hình 4-7. Tơ bắt đầu lan của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3  Nhận xét: - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 7. Tơ bắt đầu lan của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3 Nhận xét: (Trang 46)
Bảng 4.5 Kết quả thời gian tơ lan 1/3 túi phôi  STT  Nghiệm thức  Thời gian (giờ) - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Bảng 4.5 Kết quả thời gian tơ lan 1/3 túi phôi STT Nghiệm thức Thời gian (giờ) (Trang 47)
Hình 4-8. Tơ lan 1/3 bịch của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3  Nhận xét: - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 8. Tơ lan 1/3 bịch của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3 Nhận xét: (Trang 48)
Hình 4-10. Tơ lan 3/4 bịch của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3 - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 10. Tơ lan 3/4 bịch của các nghiệm thức B0, B1, B2 và B3 (Trang 50)
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của hàm lượng bột bắp đến khối lượng sau thu hoạch của  nấm bào ngư xám (20 ngày) - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của hàm lượng bột bắp đến khối lượng sau thu hoạch của nấm bào ngư xám (20 ngày) (Trang 52)
Bảng 4.9 Kết quả thời gian lan tơ của nấm bào ngư xám  Độ lan tơ - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Bảng 4.9 Kết quả thời gian lan tơ của nấm bào ngư xám Độ lan tơ (Trang 54)
Hình 4-13. Tơ lan 1/3 bịch của nghiệm thức HO và H3 - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 13. Tơ lan 1/3 bịch của nghiệm thức HO và H3 (Trang 55)
Hình 4-16. Tơ lan đầy bịch của nghiệm thức H0 và H3  Nhận xét: - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 16. Tơ lan đầy bịch của nghiệm thức H0 và H3 Nhận xét: (Trang 56)
Hình 4-18. Nghiệm thức H2 và H3 - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
Hình 4 18. Nghiệm thức H2 và H3 (Trang 57)
Bảng ANOVA - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
ng ANOVA (Trang 64)
Bảng ANOVA - khảo sát hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào giá thể bã mía ảnh hưởng đến giai đoạn lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư xám pleurotus sajor caju
ng ANOVA (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN